Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Sử dụng vật liệu từ thực vật trong xử lý mặt đứng công trình nhà ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 36 trang )

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XIV NĂM 2012

TÊN CÔNG TRÌNH : SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG XỬ LÝ MẶT
ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH : KIẾN TRÚC

Mã số công trình : …………………………….
(Phần này do BTC cấp thành ghi)


2
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Đầu tiên ở chương 1, chúng tôi nghiên cứu xu hướng sử dụng vật liệu từ thực vật
trong việc xử lý mặt đứng công trình trên thế giới và nước ta, bao gồm tác động của việc
sử dụng vật liệu xây dựng đến môi trường để nhấn mạnh đến tính tất yếu của xu hướng
phát triển vật liệu xanh trên thế giới. Qua việc tìm hiểu truyền thống sử dụng vật liệu từ
thực vật trong mặt đứng công trình kiến trúc Việt Nam từ kiến trúc dân gian ở nước ta
đến thực trạng hiện nay, đánh giá sơ bộ tầm quan trọng của việc sử dụng mảng vật liệu
xây dựng xanh trong lĩnh vực xây dựng.
Chương 2 nêu ra các cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sử dụng vật liệu xây
dựng từ thực vật: từ định hướng trong việc phát triển vật liệu xanh trong kiến trúc Việt
Nam, lợi thế trong sự dồi dào tài nguyên thực vật của đất nước cho đến ưu của một số
vật liệu từ thực vật hiện có chủ yếu (gỗ, tre, trấu, rơm rạ, thực vật sống,…).


Chương 3 là giải pháp của chúng tôi cho các sản phẩm từ thực vật áp dụng trong
xử lý mặt đứng công trình, mà cụ thể là cho khu vực khí hậu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bằng cách sử dụng các bộ phận sử dụng có thể sản xuất từ thực vật, một mặt tiền nhà phố
hay dãy phố cụ thể có thể được áp dụng bằng nhiều phương án để mang lại các hiệu quả
khác nhau. Từ đó ta đánh giá được các mặt lợi về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường
cũng như giá trị nhân rộng của việc áp dụng vật liệu từ thực vật trong xử lý mặt đứng
công trình nhà ở.
Và cuối cùng chương 4 là những đúc kết sau quá trình nghiên cứu khoa học,
những ý kiến cùng suy nghĩ của chúng tôi về sản phẩm của mình, tầm quan trọng của
việc áp dụng giải pháp này vào đời sống cũng như các kiến nghị mà chúng tôi hy vọng sẽ
được các cá nhân, ban ngành và đoàn thể xem xét và chấp thuận.


3
NỘI DUNG CÔNG TRÌNH
MỤC LỤC
PHẦN I - MỞ ĐẦU
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA......................
LẦN THỨ XIV NĂM 2012...........................................................................................
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................7
CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG VIỆC XỬ
LÝ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ NƯỚC TA.................................7
1.1. Xu hướng phát triển công nghệ vật liệu trên Thế giới...............................................
1.1.1. Tác động của việc sử dụng vật liệu xây dựng đến môi trường............................
1.1.2. Vật liệu thực vật – xu hướng phát triển xanh tất yếu trên thế giới......................
1.1.3. Tiểu kết.................................................................................................................
1.2. Sử dụng vật liệu từ thực vật trong mặt đứng công trình kiến trúc Việt Nam............
1.2.1. Truyền thống sử dụng vật liệu xây dựng từ thực vật trong kiến trúc dân
gian ở nước ta.................................................................................................................

1.2.2. Thực trạng hiện nay – Xu hướng thiết kế kiến trúc xanh tại Việt Nam............
1.2.3. Tiểu kết...............................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẬT LIỆU
XÂY DỰNG TỪ THỰC VẬT............................................................................................12
2.1. Định hướng trong việc phát triển vật liệu xanh trong kiến trúc Việt Nam..............
2.2. Sự phân bố nguyên vật liệu tự nhiên ở nước ta........................................................
2.3. Đặc điểm một số loại vật liệu từ thực vật chủ yếu...................................................
2.3.1. Vật liệu từ thực vật đang thịnh hành..................................................................
2.3.2. Vật liệu từ phế phẩm nông nghiệp.....................................................................
2.3.3. Thực vật sống - Một xu hướng sử dụng vật liệu xanh đang và sẽ thịnh
hành...............................................................................................................................
2.4. Tiểu kết......................................................................................................................
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC SẢN PHẨM TỪ THỰC VẬT TRONG
XỬ LÝ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH................................................................................22
3.1. Đề xuất sản phẩm......................................................................................................
3.1.1. Vật liệu sử dụng áp dụng cho khí hậu thành phố Hồ Chí Minh........................
3.1.2. Bộ phận sử dụng.................................................................................................


4
3.2. Một số cách có thể áp dụng trong việc xử lý mặt tiền nhà phố từ thực vật
trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................
3.2.1. Hiện trạng...........................................................................................................
3.2.2. Phương án 1........................................................................................................
3.2.3. Phương án 2........................................................................................................
3.2.4. Phương án 3........................................................................................................
3.2.5. Tiểu kết...............................................................................................................
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................35
4.1. Kết luận.....................................................................................................................
4.2. Kiến nghị...................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

PHẦN I - MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thế kỉ 21, dân cư thế giới đang tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là xu
hướng đô thị hóa. Hệ quả tiêu cực của đô thị hóa ào ạt là bộ mặt thẩm mĩ đô thị đi xuống,
giảm chất lượng cuộc sống, ô nhiễm phát sinh từ quá trình xây dựng và đặc biệt là tình
trạng biến đổi khí hậu. Một trong những thủ phạm của biến đổi khí hậu là việc xây
dựng các công trình. Ngành xây dựng sử dụng đến 30%-40% năng lượng, thải ra
khoảng 25% lượng khí CO2 trên toàn cầu. Các công trình xanh hoàn toàn có thể làm
giảm tới 35% lượng khí thải CO2, giảm 30%-50% lượng điện tiêu thụ…Từ đó, công
trình xanh là một trong những loại hình được khuyến khích phát triển tại nhiều quốc
gia trên thế giới và được dự báo sẽ trở thành một xu hướng tất yếu trong tương lai.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng công trình xanh còn rất ít, chủ yếu là các công
trình được xây mới, do khi xây dựng cần có đội ngũ chuyên gia có năng lực, nhận thức
về công trình xanh cũng như các chính sách liên quan và quan trọng hơn cả là chi phí
đầu tư... Trong khi nhà ở dân dụng hiện nay chiếm tỉ lệ hơn 80%, một loại hình tiềm
năng để áp dụng giải pháp xanh lại chưa được người dân quan tâm đúng mức, dẫn đến
những hậu quả về mỹ quan đô thị cũng như môi trường sống bị giảm thiểu...

Một dãy phố ở đường Trần Quang Diệu, TP.HCM
Làm thế nào để cải thiện được bộ mặt đô thị như TP.HCM theo xu hướng phát
triển xanh, thân thiện với môi trường, bảo vệ được nét kiến trúc dân tộc, cũng như đảm
bảo chất lượng cuộc sống người dân và bài toán kinh tế? Phải chăng cần có thêm những
giải pháp xanh “bình dân” hơn? Từ đó đề tài “SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT
TRONG XỬ LÝ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” đã được chúng tôi lựa chọn để làm đề tài dự thi.



6
Mục tiêu của đề tài:
- Chứng minh ưu thế của việc ứng dụng các giải pháp kiến trúc xanh vào kiến trúc,
đặc biệt là sử dụng vật liệu xanh từ thực vật vào công trình kiến trúc nhà ở.
- Đề xuất một số phương án thiết kế mặt đứng nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh sử
dụng vật liệu từ thực vật.
- Kiến nghị tới các cơ quan, ban ngành liên quan về vấn đề sử dụng vật liệu thực
vật, cũng như những chính sách pháp lý, khuyến khích cụ thể có liên quan.
- Nâng cao hiểu biết chung về kiến trúc xanh, thân thiện môi trường cho người
dân
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: các loại vật liệu thực vật được sử dụng rộng rãi tại Việt
Nam và cách xử lý các dạng vật liệu từ thực vật nhằm ứng dụng trong công trình
nhà ở.
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp tiến hành:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp phân tích:
- Tham khảo các tài liệu có liên quan, đưa ra phân tích và đánh giá – từ đó đúc kết
kinh nghiệm phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu về các giải pháp trên thực tế đề ra các giải pháp về mặt kiến trúc và kỹ
thuật ở Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.
Phương pháp tổng hợp:
- Thu thập điều tra, khảo sát thực tế để có những đánh giá chính xác về tình hình sử
dụng vật liệu tự nhiên tại Việt Nam hiện nay.
- Thu thập số liệu thực tế và tham khảo các loại vật liệu thân thiện môi trường, phù
hợp nhu cầu khai thác, sử dụng.
- Tổng hợp số liệu và xử lý số liệu.

Phương pháp khảo sát:
- Khảo sát thực trang sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam và thế giới
- Phương pháp hệ thống:
- Tổng hợp tài liệu và số liệu, phân tích và rút gọn các thông tin.
Đề xuất sản phẩm khoa học:
Với những ý kiến, mục đích nêu trên, chúng tôi dự định sẽ đạt được những kết quả
sau đây:
- Hoàn thành bản báo cáo và tóm tắt kết quả nghiên cứu.
- Đề xuất các mặt đứng sử dụng vật liệu từ thực vật, từ đó phát triển ứng dụng cho
thể loại công trình khác.
- Minh chứng bằng cách áp dụng các mặt đứng sử dụng vật liệu thực vật vào công
trình thực tế.


7

PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG
VIỆC XỬ LÝ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ NƯỚC
TA
1.1. Xu hướng phát triển công nghệ vật liệu trên Thế giới
1.1.1. Tác động của việc sử dụng vật liệu xây dựng đến môi trường
Trong quá trình xây dựng và phát triển của các quốc gia,các công trình kiến trúc
chiếm một vị thế rất quan trọng. Công trình càng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế và văn
hóa bao nhiêu thì lại càng tùy thuộc vào việc lựa chọn hợp lý các vật liệu có tính bền
vững và mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc bấy nhiêu. Tuy nhiên, việc chỉ chú ý đến hình
thức bên ngoài của công trình đang kéo theo vô số hệ lụy tác động xấu đên môi trường.
Theo số liệu của các nước tiên tiến, chỉ riêng tổng năng lượng tiêu thụ cho các công trình
xây dựng đã chiếm đến 40% - 70% tổng năng lượng cung cấp cho một đô thị.


Bảng đồ năng lượng tiêu thụ để sản xuất một số vật liệu xây dựng
Kiến trúc xây dựng là một trong những ngành sử dụng lượng nguyên vật liệu
nhiều nhất. Từ bảng thống kê, năng lượng tiêu tốn để sản xuất vật liệu bê tông xi măng là
nhiều nhất trong các vật liệu xây dựng hiện nay.Hiện nay ngành xây dựng sử dụng đến
17% lượng nước sạch trên thế giới, 28% lượng gỗ xẻ, 30%-40% năng lượng và 40%-50%
các nguyên, nhiên vật liệu xây dựng khác. Hoạt động xây dựng cũng làm thải ra khoảng
25% lượng khí CO2 trên toàn cầu – loại khí gây hiệu ứng nhà kính phổ biến nhất …
Chính vì thế, phát triển đô thị xanh, công trình kiến trúc xanh là xu hướng tất yếu trong
bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt. Phải chăng đã đến lúc con người nên
tìm kiếm những loại vật liệu thân thiện hơn với môi trường?


8
1.1.2. Vật liệu thực vật – xu hướng phát triển xanh tất yếu trên thế giới
Gần đây, cụm từ “kiến trúc xanh” đã quen
thuộc hơn với người sử dụng. Đây là một trào
lưu xây dựng mới mà ở đó con người đã ý thức
được tác động của việc xây dựng đến môi trường
tự nhiên. Kiến trúc xanh không những mang lại
lợi ích kinh tế, môi trường, sức khoẻ cho người
dân mà còn đóng góp tích cực làm giảm sự biến
đổi khí hậu.Nhiều nước phát triển đã đi theo xu
hướng xây dựng này từ khoảng vài chục năm
nay. Các tòa nhà sử dụng vật liệu xanh giúp cải
thiện môi trường sống, giảm đáng kể lượng khí
Tòa nhà xanh Fusionopolis ở
thải, lượng nước và năng lượng tiêu thụ mỗi
Singapre do KTS. Ken Yang thiết kế
ngày. Hiện nay hàng loạt công trình sử dụng vật
sử dụng kính tiết kiệm năng lượng

liệu xanh ra đời chỉ tiêu tốn năng lượng thấp mà
bên cạnh các giải pháp cây xanh và
vẫn có tính bền vững với môi trường và xã hội.
thông gió toàn nhà
Tuy nhiên, vật liệu xây dựng xanh thường
có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt. Ví dụ như kính 2
lớp để giảm bức xạ nhiệt, sử dụng cảm ứng để điều chỉnh ánh sáng đèn thích hợp… đều
có giá thành sản xuất cao, không thể sử dụng rộng rãi ở các nước nghèo và đang phát
triển. Đây là một trong những “vướng mắc” hiện nay trong việc nhân rộng mô hình kiến
trúc xanh.
Khắc phục nhược điểm trên, vật liệu có nguồn gốc từ
thực vật đang phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế
vượt trội như:
- Giá thành rẻ hơn vật liệu nhân tạo thông thường.
- Giảm chất thải, nguồn phát sinh chất thải vào môi
trường.
- Tái sử dụng nguồn nguyên liệu thô.
- Loại trừ các chất độc hại.
- Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người sử dụng.
Vật liệu tận dụng từ sản
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân địa phương.
phẩm nông nghiệp tại Mỹ
1.1.3. Tiểu kết
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đã và sẽ tác động đến mọi mặt của tự
nhiên và xã hội, tiết kiệm năng lượng là vấn đề cực kì cấp thiết. Nhiệm vụ người kiến
trúc sư là tìm ra phương pháp hợp lý nhất để sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng để vừa
giúp cho con người có không gian hoạt động thoải mái, đồng thời đảm bảo mối liên hệ tốt
nhất với môi trường. Vật liệu có nguồn gốc từ thực vật được đưa ra trong khuôn khổ đề
tài nghiên cứu này là lời giải hợp lý cho chúng ta.



9

1.2. Sử dụng vật liệu từ thực vật trong mặt đứng công trình kiến trúc Việt Nam
1.2.1. Truyền thống sử dụng vật liệu xây dựng từ thực vật trong kiến trúc dân
gian ở nước ta
Nếu nghiên cứu kiến trúc dân gian truyền thống thì chúng ta không thể không đặt
ra các câu hỏi: Tại sao ở trên vùng cao, đồng bào rất nghèo nhưng không gian sống của
họ vẫn tạo lập cho họ đủ ấm vào mùa đông và đủ mát vào mùa hè? Tại sao ở những vùng
miền Trung nắng nóng, người dân vẫn chịu đựng được sự khắc nghiệt mà làm lên những
trang sử thắm đượm vinh quang?

Nhà sàn truyền thống vùng cao phía
Bắc

Nhà truyền thống đồng bằng Bắc bộ

Nhà rường ở Huế
Nhà truyền thống Nam bộ
Rõ khi thế giới chưa có các phát minh về năng lượng để sử dụng các trang thiết bị
hiện đại..thì từ xa xưa cha ông ta đó biết sử dụng một cách tài tình các loại vật liệu để tạo
dựng cho mình một không gian ở hòa hợp với thiên nhiên. Kiến trúc nhà ở truyền thống
người Việt vô cùng sáng tạo. Trong điều kiện khắc nghiệt của xứ nhiệt đới ẩm, của cuộc
sống nông nghiệp đầy rủi ro, cha ông ta tìm hiểu kỹ về thiên nhiên xung quanh, để có
những giải pháp ứng phó với môi trường mà vẫn tiết kiệm:tường trình bằng đất chống
nắng mùa hè, lạnh mùa đông.Mái tranh dày chống mưa chống nắng.Tấm che trước hiên
nhà vừa tạo không gian kín đáo, riêng tư vừa chắn nắng nóng trực tiếp vào nhà… Những
vật liệu xây dựng nhà ở được trực tiếp sử dụng từ chính nguồn nguyên liệu thiên nhiên
địa phương. Đây là những kinh nghiệm quý báu mà chúng ta cần phải học tập và gìn giữ.



10
1.2.2. Thực trạng hiện nay – Xu hướng thiết kế kiến trúc xanh tại Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng
Hiện nay tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa quá nhanh (năm 2011 tỷ lệ đô thị hóa
>30%) đang đặt thêm gánh nặng lên sự phát triển của đất nước.Riêng về lĩnh vực kiến
trúc, Việt Nam cũng đang trên đà hòa nhập với thế giới, xu hướng kiến trúc trở nên đa
dạng hóa là việc không thể tránh khỏi.Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực, các
giá trị kiến trúc truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là sự bắt chước rập khuôn, thiếu
bản sắc. Một sự thay đổi trong việc xây dựng và phát triển kiến trúc nước nhà là điều cấp
thiết.

Kiến trúc hiện đại ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh:
Chung cư The Manor, Cao ốc công viên phần mềm Đà Nẵng, Tháp Bitexco
,

Một số hình ảnh của nông thôn ngày nay
1.2.2.2. Vấn đề sử dụng vật liệu từ thực vật trong kiến trúc Việt Nam đương đại
Trong xu thế sử dụng vật liệu xanh trên thế giới, Việt Nam chỉ mới bước vào giai
đoạn khởi đầu. Kiến trúc xanh là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với các nước thuộc
khu vực nhiệt đới có nền kinh tế đang phát triển như nước ta.Với lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên sẵn có, vật liệu xây dựng xanh từ thực vật đang được nói đến ngày càng nhiều
hơn tại Việt Nam, bắt đầu từ xu hướng quay về với thiên nhiên của kiến trúc Việt hiện
đại. Tiêu biểu cho xu hướng này,có thể kể đến những kiến trúc sư như KTS Võ Trọng
Nghĩa, Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Xuân Minh,…


11

Quán Bar Gió và Nước, Bình Dương. KTS Võ Trọng Nghĩa


Nhà cộng đồng thôn Suối Rè, Hoà Bình. KTS Hoàng Thúc Hào
Những công trình được sử dụng vật liệu từ thực vật không chỉ đánh dấu cho sự
phát triển của kiến trúc Việt Nam mà có được các ưu điểm vượt trội:
- Thích ứng biến đổi khí hậu: giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên, không ô
nhiễm môi trường (giảm thải, xử lý chất thải).
- Mang tính nhân văn: Bảo tồn, kết nối hài hoà không gian kiến trúc của di tích, di
sản; phù hợp văn hoá, nếp sống, tập quán truyền thống của địa phương.
- Kiến trúc vừa có tính hiện đại, vừa đậm đà bản sắc.
1.2.3. Tiểu kết
Trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững, chúng ta luôn trăn trở tìm kiếm
bản sắc dân tộc. Việc lựa chọn vật liệu bền vững với môi trường và đậm tính truyền
thống dân tộclà điều cần thiết để tạo nét riêng biệt cho kiến trúc Việt Nam.Vật liệu thực
vật nếu được nghiên cứu đầy đủ, bài bản và khoa học sẽ có đóng góp đáng kể cho việc
xây dựng nên kiến trúc xanh ngay trong lòng các đô thị Việt Nam, và việc khai thác đó
cũng sẽ góp phần cho bản sắc kiến trúc Việt Nam thực sự hình thành rõ nét từ đô thị đến
nông thôn.


12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG
VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỪ THỰC VẬT
2.1. Định hướng trong việc phát triển vật liệu xanh trong kiến trúc Việt Nam
Nhằm sử dụng năng lượng tíêt kiệm và hiệu quả, mô hình kiến trúc xanh cần được
ứng dụng rộng rãi.Bên cạnh việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của
cộng đồng, luôn luôn cần có một cơ chế, chính sách hợp lý, thiết thực của Nhà nước.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã hoàn thiện một số khung quy chuẩn về an toàn tiết
kiệm năng lượng đối với công trình xây dựng như: Nghị định 102/2003/NĐ-CP về “Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, Quyết định số 40/QĐ-BXD ban hành Quy

chuẩn Xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả,
Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...Ngày 1/1/2008 Hội đồng Công trình xanh Việt
nam đã phối hợp với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội triển khai xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá các Công trình xanh tại Việt Nam - trong đó tiêu chí quan trọng đầu tiên cần
quan tâm là tiêu chí tiết kiệm năng lượng.Dấu hiệu này cho thấy một bước tiến đáng kể
của kiến trúc xanh Việt Nam.Riêng đối với thiết kế mặt đứng công trình, để có một ngôi
nhà sử dụng năng lượng có hiệu quả, chúng ta phải xem xét đến khả năng tiêu hao năng
lượng thấp nhất. Ví dụ: tường bao che phải đảm bảo có giá trị cách nhiệt (nhiệt trở)
phép thấp hơn giá trị cho không nhỏ hơn giá trị đã được quy định trong Quy chuẩn
QCXDVN 09: 2005 “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”.
Trong danh mục tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay, các tiêu chuẩn về vật liệu xây
dựng cơ bản đã đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây
dựng. Tuy nhiên, vấn đề hòan chỉnh hệ thống tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng theo
hướng “tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường” vẫn chưa được nghiên cứu
đúng với vai trò của nó trong kiến trúc xây dựng. Theo Tiến sĩ KTS Nguyễn Trọng
Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, một trong những nguyên nhân
làm kiến trúc xanh chưa thể phổ biến rộng rãi là thiếu cơ chế để thực hiện. Ví dụ: Chính
phủ đã có yêu cầu một số công trình xây dựng bằng vốn ngân sách phải sử dụng một
phần gạch không nung thay cho gạch nung để bảo vệ môi trường. Thế nhưng, một loạt
cơ chế chính sách đi theo để thực hiện chủ trương này lại chưa có đặc biệt là cơ chế về
giá. Thành Phố Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng nhiều quy định về kiến trúc xanh
nhưng cơ chế, đặc biệt là cơ chế tài chính để đưa vào thực tế cũng chưa thấy quy định rõ.
Có thể nói cơ chế tài chính cùng các cơ chế khuyến khích đầu tư khác liên quan đến tài
chính có vai trò quyết định đến sự phổ biến của xu hướng kiến trúc xanh.
Do đó, nếu muốn lối kiến trúc xanh được thực hiện rộng rãi, Nhà nước cần có
hệ thống chính sách tài chính hỗ trợ phù hợp.


13


2.2. Sự phân bố nguyên vật liệu tự nhiên ở nước ta
Nước ta có nguồn tài nguyên thực vật phong phú: Gần 12.000 loàithực vật bậc
cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57%
tổng số họ thực vật trên thế giới).Trong đó phần lớn phải kể đến tài nguyên gỗ với 81 loài
cây gỗ chiếm khoảng 6 triệu ha, còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm
khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra trong đó có khoảng 10%
là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... Tài nguyên thiên nhiên sẵn có là lợi thế lớn
trong việc phát triển việc sử dụng thực vật làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam.

Bản đồ phân bố các loại thực vật chủ yếu


14
PHÂN BỐ MỘT SỐ LOẠI NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT
VẬT
LIỆU
TRE

GỖ

PHÂN LOẠI
Vầu đắng
Lồ ô
Tre gai
Luồng
Mạy sang
Nứa
Trúc sào
Diễn trứng

Mai
Mạnh tông
Keo
Sồi
Bạch đàn

PHÂN BỐ

Trung tâm Đông Bắc: Thanh Hoá, Lào Cai…
Đông Nam bộ: Tây Ninh, Lâm Đồng, Gia Lai…
Đông Bắc, đồng bằng, Bắc Bộ, Tây Bắc, Trung Tâm.
Bắc Trung Bộ.
Tây Bắc.
Trung tâm, Bắc Trung Bộ.
Đông Bắc.
Trung tâm, Đông Bắc.
Trung tâm, Đông Bắc.
Đông Nam Bộ.
Đông Nam Bộ, Bắc Bộ, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ.
Bắc Bộ, Tây Bắc.
Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và nhiều nơi ở Việt
Nam...
Giáng hương ấn
Đồng Nai, đảo Phú Quốc,...
Giáng hương trái Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai, Tây
to
Ninh...
Đinh tùng
Hà Tây, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng...

Bách xanh
Lào Cai, Hòa Bình, Hà Tây, Đắc Lắc, Lâm Đồng,
Khánh Hòa, Ninh Thuận...
Gỗ Trắc
Phú Yên, Khánh Hòa...
Gỗ Nghiến
Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, Hoà Bình…
Gỗ Gụ
Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa
Chiêu lieu
Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Kiên Giang.
Huê mộc
Gia Lai, Kon Tum.
Gụ lau
các tỉnh miền Bắc, như Quảng Ninh, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh
Cây Trai
Gia Lai - Kong Tum, Tây Ninh, Kiên Giang, Côn Đảo.
Cây trắc
Gia Lai - Kong Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Sông Bé,
Thuận Hải...
Cây cao su
được gây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long: Sông Bé,
Đồng Nai, Tây Ninh…


15


2.3. Đặc điểm một số loại vật liệu từ thực vật chủ yếu
2.3.1. Vật liệu từ thực vật đang thịnh hành
2.3.1.1. Gỗ
Gỗ được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng
như: làm nhà, lát sàn, đóng đồ gỗ gia dụng. Gỗ là
nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và
rộng rãi, là một trong những vật tư chủ yếu của
nền kinh tế quốc dân.
liệu thống
từ gỗ
Tre trong Đặc
mặt tính
đứngvật
truyền
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
Ván gỗ sau khi sấy
Đặc
Cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt Dễ mục, dễ mối mọt, dễ cháy
tính
dãn nở thấp
Đàn hồi thấp
Mềm nên dễ dàng cưa xẻ, bào, khoan
Khi phơi sấy thường dễ nứt nẻ, cong
vênh, biến hình.
Tạo
Dễ nối ghép bằng đinh, mộng keo dán.
Trong thân có chất chiết xuất, khó
hình
Có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang trang trí bề mặt

trí bề mặt.
Kinh tế Dễ trồng, chăm sóc, kĩ thuật đơn giản
Sinh trưởng chậm, đường kính có
hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên.
Xử lý vật liệu gỗ tự nhiên thành gỗ công nghiệp
Bao gồm hai phương pháp thường gặp:
- Ngâm tẩm gỗ: tráng phủ các vách ngăn với hóa chất bảo quản để bảo vệ gỗ khỏi
mục nát bị các loại nấm mục và côn trùng gây hại.
- Xử lý hóa nhiệt: gỗ đã tẩm nhựa được sấy khô ở nhiệt độ trung bình để loại bỏ
nước, sau đó được gia nhiệt phản ứng để đóng rắn nhựa.Thông qua các phản ứng hóa học
biến tính hóa học cho gỗ,tạo những liên kết bền trong khi gỗ đã được xử lý vẫn giữ lại
được các đặc tính mong muốn của gỗ tự nhiên.
Một số mặt đứng sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp

Ngôi nhà xanh Nieuw
Leyden, Hà Lan – 24H>
Architects

Văn phòng của Damiani
-Holz & ko, Ý - Modus
Architects

Khách sạn Alpine Celjska
koča, Slovenia - Arhitektura
Krusec

2.3.1.2. Tre
Tre và những họ hàng liên quan đến tre như nứa, vầu… hiện nay đang được đánh giá
là vật liệu rất thân thiện với môi trường do tính chất tái sinh nhanh và tính dẻo dai bền



16
chắc, được coi là “thép của thế kỷ 21″. Đây còn là nguồn nguyên vật liệu có thể tái chế vì
tre là một trong những loài có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Vòng đời của nó ngắn hơn
rất nhiều so với các loại cây gỗ, vì vậy nó có thể tiếp tục sinh sôi nhanh chóng.
Đặc tính vật liệu từ tre
Đặc tính
Tạo
hình
Kinh tế

ƯU ĐIỂM
Bền, nhẹ, có thể tái sử dụng được.
Khi cháy không phát sinh khí độc
Dễ dàng tạo hình thiết kế
Rẻ
Phân bố rộng, mọc rất nhanh

NHƯỢC ĐIỂM
Độ chịu lửa của công trình rất kém.
Nhanh xuống cấp, dễ mối mọt
Ứng dụng cho công trình vừa và nhỏ.
Khi chịu lực uốn cao sẽ dễ bị tách dọc.
Chi phí xử lý cao

Phương pháp xử lí lí tre công nghiệp
Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất, tre phải được xử lý qua hóa chất để biến nó
thành vật liệu chống thấm nước và chống mối mọt.
- Sấy khô: Sau khi thu hoạch, tre cần dược sấy khô. Có 2 giải pháp để sấy khô tre
bao gồm sấy khí thủ công trong môi trường tối kéo dài từ 6-12 tuần và sấy dùng lò nung

chỉ cần 2-3 tuần. Phương pháp này làm tăng tính chống côn trùng nhờ sự thay đổi cấu
trúc bên ngoài của tre.
- Ngâm nước: ngâm tre mới thu hoạch dưới nước trong khoảng 1-3 tháng. Nước sẽ
làm trôi đường (chất dinh dưỡng của côn trùng) , do đó tre sẽ không bị côn trùng tấn
công.
Một số mặt đứng sử dụng vật liệu tre:

Nhà tre, Haiti - Laurent Khu nghỉ dưỡng suối khoáng, Great Bamboo Wall House,
Saint-Val
Nha Trang - a21 studio
Nhật Bản - Kengo Kuma
2.3.2. Vật liệu từ phế phẩm nông nghiệp
2.3.2.1. Rơm
Những kiện rơm được nén chặt được dùng
như những khối để xây dựng kết cấu nhà, hay dùng
như lớp cách nhiệt. Những bức tường dày xây bằng
rơm này có tác dụng cách nhiệt tuyệt vời, mang lại
hiệu quả năng lượng cao hơn khoảng 75% so với
tường xây dựng kiểu truyền thống. Trái với suy
nghĩ những căn nhà rơm dễ cháy, chúng có khả
năng chống chọi với lửa cao gấp 2 lần so với các
Rơm rạ được ép chặt vào nhau
bằng gỗ và khung sắt.(Ảnh: CNN)


17
loại nhà thông thường vì những kiện rơm được nén rất chặt không chừa chỗ cho khí oxy
lọt vào trong, và vì thế đây là loại vật liệu rất khó bốc cháy.
Đặc tính vật liệu từ trấu
ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM
Vật liệu sạch, tái chế.
Nhanh xuống cấp, dễ mối mọt.
Đặc
Cách nhiệt tốt, chống ẩm, chống lửa tốt hơn
tính
gỗ.
Tạo Dễ uốn cong tăng thẩm mỹ công trình.
Ứng dụng cho công trình vừa và
hình
nhỏ.
Vận chuyển dễ dàng.
Hàm lượng silic cao gây làm
Kinh Thích hợp cho những vùng hiếm vật liệu xây mòn thiết bị.
tế
dựng, khu vực hay bị động đất.
Khó tách nước ra khỏi xơ sợi
Giá thành rẻ so với vật liệu thông thường.
trong quá trình xử lý.
Phương pháp xử lí lí rơm thành tấm hay khối rơm
Rơm được bó thật chặt thành những bó tròn dài để ứng dụng làm nhiều thứ trong
xây dựng như làm rui mè, tường nội thất… Sợi dùng để quấn quanh các bó rơm được làm
hoàn toàn từ vật liệu bỏ đi. Không có bất kỳ một loại keo, nhựa hay hóa chất nào được
dùng để cuộn chặt các bó rơm ngoài những sợi trên.
Một số mặt đứng sử dụng vật liệu từ rơm rạ

Felix Jerusalem House, Nhà bằng kiện rơm, Mỹ - Nhà
hát
bằng
Thụy Sĩ – Stroh Haus

Quantum Builders
NO99,Estonia - Salto AB

rơm

2.3.2.2. Trấu

Vỏ trấu
Đặc tính vật liệu từ trấu
ƯU ĐIỂM

Trấu được sử dụng như là một nguồn vật
liệu xanh thay thế bê tông và gỗ thông thường
trong sản xuất với giá rất rẻ. Với nguồn nguyên
liệu trấu dồi dào của một nước nông nghiệp như
Việt Nam, vật liệu trấu có thể chế biến thành vật
liệu xây dựng sạch, tấm vách ngăn, tấm cách
nhiệt, làm gỗ gia dụng... Đây là vật liệu thích hợp
với các vùng bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu
(đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông
Hồng, miền Trung).

NHƯỢC ĐIỂM


18
Đặc tính

Tạo
hình

Kinh tế

Độ bền như gỗ, Chịu uốn, nén
cao, chịu nhiệt, chịu nước.
Nhẹ bằng một nửa gạch xây
Có thể ứng dụng cho kết cấu
ngoài trời (mái nhà, vách ngăn)
Giá thành tương đương gỗ công
nghiệp và rẻ hơn gỗ tự nhiên
Thích hợp với các vùng bị ngập
úng, lũ lụt và nền đất yếu

Dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt,...) phá
hoại
Khả năng chống chịu thời tiết không cao
Khó trang trí bề mặt, màu sắc
Chỉ sử dụng như vật liệu trang trí
Công nghệ chế biến phức tạp,giá thành
công nghệ cao, chưa phổ biến rộng rãi

Phương pháp xử lí vỏ trấu
- Phụ gia cho bê tông: Cho vỏ trấu vào lò đốt, đốt ở nhiệt độ 800 oC, cuối cùng chỉ
còn lại những hạt SiO2 thành xi măng có độ tinh khiết cao. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, trong bê tông nếu thêm tro vỏ trấu sẽ cứng chắc hơn và có khả năng chống xâm
thực cao hơn.
- Gỗ trấu: trấu được loại bỏ mày cám, sau đó nghiền ra thành hạt nhỏ kết cấu
xenlulo. Các hạt xenlulo được trộn keo và phụ gia để đưa vào ép 2 lần, loại bỏ hơi nước
và đưa vào máy đùn để cho ra đời các loại gỗ định hình theo ý muốn. Các phụ phẩm như
vỏ điều, hạt cafe, cói… cũng có thể xử lý bằng công nghệ này.
Một số mặt đứng sử dụng vật liệu trấu:


Lake House Winter Haven, Florida

Nhà sinh thái Thái Lan

2.3.2.3. Sợi thực vật
Có thể kể đến hai loại sợi từ thực vật chủ yếu ở nước ta là xơ
dừa và xơ chuối. Chúng đều là sản phẩm phụ của ngành công
nghiệp chế biến sau đó được bện thành các sợi khô và được nén
thành khối.Sản phẩm tạo thành hoàn toàn thân thiện với môi
trường và có khả năng chống phân rã. Điều này là đặc tính tốt
hỗ trợ cho các loại vật liệu bền, nhẹ trong tương lai.
Xơ Chuối
Đặc tính vật liệu từ sợi thực vật
Đặc tính

Tạo

ƯU ĐIỂM
Cách nhiệt, giữ nhiệt, chống
ồn, chịu lửa, co giãn tốt.
Trọng lượng nhẹ và độ bền
cao.
Lắp đặt và trang trí như gạch

NHƯỢC ĐIỂM
Khả năng chống chịu thời tiết không cao
Dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt,...) phá
hoại
Chưa đa dạng trong thiết kế bề mặt



19
hình
Kinh tế

ốp ngoài
Có thể sử dụng trong cả xây
dựng công nghiệp và dân sự.
Chi phí vật liêu thấp

Chỉ sử dụng như vật liệu trang trí
Công nghệ chế biến phức tạp, qui trình công
nghệ có giá thành cao, chưa phổ biến rộng
rãi

Phương pháp xử lí sợi thực vật
Sợi thực vật như xơ chuối, xơ dừa được trộn với xi măng thông qua hút chân
không, chịu ẩm tạo thành những sợi xi măng. Chúng được nén lại tạo thành các tấm ốp
ngoài trang trí
Một số mặt đứng sử dụng vật liệu sợi thực vật
Do đặc tính của vật liệu và hạn chế công nghệ nên hiện nay sợi thực vật chỉ mới
ứng dụng cho một số mẫu tường trang trí nội ngoại thất

Một số mặt đứng nội thất sử dụng vật liệu từ sợi thực vật


20
2.3.2.4.Tiểu kết
Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp phần lớn được khai thác làm lương thực,

thực phẩm là chủ yếu. Các phụ phẩm của sản phẩm nông nghiệp không được khai thác
triệt để và bị bỏ đi một cách lãng phí. Mặt khác, các phụ phẩm này phân hủy nhanh và
gây ô nhiễm môi trường. Việc tái chế phụ phẩm nông nghiệp làm vật liệu xây dựng giúp
tận dụng một nguồn lớn vật liệu, đảm bảo bền vững môi trường và mang lại hiệu quả
kinh tế.
2.3.3. Thực vật sống - Một xu hướng sử dụng vật liệu xanh đang và sẽ thịnh hành
Vật liệu từ thực vật sống không phải mới xuất hiện gần đây mà đã có từ xa xưa.
Cụ thể là vườn treo Babylon, một thành tựu của nghệ thuật làm vườn cổ đại. Để giảm
thiểu sự ảnh hưởng của những yếu tố gây hại do bùng nổ đô thị hóa thì việc sử dụng
“tường xanh”,” mái xanh” vào xử lí mặt đứng là một giải pháp rất hiệu quả.
Xu hướng phát triển của việc thiết kế mặt tiền xantron kiến trúc
Đơn giản và rẻ tiền nhất là việc sử dụng hệ
thống tường cây leo hay cây phủ bề mặt được trồng
để làm vỏ bao che. Loại vật liệu này có thể trồng ở
dưới đất nền, qua trung gian hay trên mái nhà. Nó có
thể được gắn vào mặt tiền hoặc xây dựng thành cấu
trúc riêng rẽ và nó đơn giản là những gì thấy được ở
ban công với chi phí bảo trì thấp.
Nhà ống tiết kiệm năng lượng sử
dụng Double skin ở TP HCM
Xu hướng tiếp theo là hệ thống các tấm thảm
thực vật được tích hợp hệ thống vải được gắn liền với
một bức tường hay khung cấu trúc được gọi là bức
tường sinh học. Các panel module có thể là các
container, nhựa polypropylene, lưới dây thừng, việc tưới
tiêu, và thảm thực vật. Hệ thống này hỗ trợ đa dạng các
loài thực ví dụ như dương xỉ, cây bụi thấp, hoa màu và
cây ăn trái. Trong hệ thống cây được xếp chồng lên nhau
theo chiều dọc bằng cách sử dụng hệ thống túi hoặc
chậu. Tuy nhiên, hệ thống này phức tạp và đòi hỏi rất

nhiều bảo trì.
Hiện nay thế giới đang phát triển hệ thống
Farm Facde hay còn gọi “trang trại mặt đứng”: xu
hướng sản xuất thức ăn thủy canh tích hợp trên mặt
dựng hai lớp của những công trình tiếp xúc thường
xuyên với năng lượng mặt trời.


21
Đặc tính vật liệu từ thực vật
Đặc
tính

ƯU ĐIỂM
Cải thiện vi khí hậu xứ nhiệt đới,làm
sạch không khí
Cải thiện tâm lý, cung cấp thực phẩm
cũng như vị thuốc.
Giảm bớt ô nhiễm tiếng ồn
Tạo hình đa dạng, phong phú

Tạo
hình
Kinh tế Tiết kiệm năng lượng
chi phí vận chuyển và vật liệu rẻ

NHƯỢC ĐIỂM
Độ bền tùy thuộc rất nhiều đặc tính
cây trồng, thời tiết
Dễ ảnh hưởng bởi côn trùng, vi sinh

vật
Chỉ sử dụng như vật liệu trang trí
Công nghệ phức tạp, chưa phổ biến
Chi phí duy trì

Một số mặt đứng sử dụng thực vật sống:

Bảo tàng CaixaForum - Bảo tàng Musee du quai Pont Max Juvenal Aix en
Herzog & de Meuron
Branly - Patrick Blanc
Provenve - Patrick Blanc

2.4. Tiểu kết
Thiên nhiên luôn là một nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước. Nhờ những vật liệu từ thiên nhiên đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho các công
trình kiến trúc ở những nơi khác nhau. Dù là những ngôi nhà nhỏ dân gian hay là những
cung đình lớn đồ sộ thì vật liệu để xây dựng nên chúng luôn có nguồn gốc chính là từ
thiên nhiên và thực vật. Qua đó thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc
sống con người. Nhưng trong thực tế hiện nay, chúng ta đang lãng quên dần giá trị của
những vật liệu thân thuộc mà cha ông ta đã sử dụng qua bao thế hệ, nên việc hệ thống
hóa các giải pháp xử dụng vật liệu thiên nhiên trong xử lí mặt đứng công trình từ những
nghiên cứu trên một cách cụ thể, trực quan sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các kiến
trúc sư trẻ để áp dụng vào các công trình thực tế sau này


22

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC SẢN PHẨM TỪ THỰC
VẬT TRONG XỬ LÝ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH
3.1. Đề xuất sản phẩm

3.1.1. Vật liệu sử dụng áp dụng cho khí hậu thành phố Hồ Chí Minh
Vỏ bao che nói riêng và mặt đứng công trình nói chung phải tạo ra các điều kiện
tiện nghi sinh khí hậu thích nghi với khí hậu miền Nam.
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU HỒ CHÍ MINH
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa điển hình
- Có một nền nhiệt độ cao gần như ít thay đổi quanh năm
- Một năm có hai mùa theo mưa ẩm: mùa khô trùng với mùa Đông, mùa mưa trùng với
mùa hạ
CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ SINH KHÍ HẬU THÍCH HỢP CHO MẶT ĐỨNG
- Quan trọng nhất là đặc tính thông thoáng, che nắng cần rất cao cho cả năm ở hướng Tây
- Thông gió tự nhiên qua kết cấu.
- Giảm thiểu nhận nhiệt bức xạ mặt trời trên bề mặt.
- Tăng cường khả năng cách nhiệt.
-Tăng cường bức xạ toả nhiệt bề mặt.
- Vỏ bao che có đặc tính chống nóng ban ngày,tính thông thoáng, che nắng rất cao cho cả
mùa đông và mùa hè; nhất là mùa nóng, góc cao mặt trời thấp.
VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỦ YẾU TẠI HỒ CHÍ MINH
- Vật liệu địa phương chủ yếu là gỗ.
Đề xuất sử dụng vật liệu từ thực vật sống để giảm ô nhiễm môi trường.
- Vật liệu xây dựng từ ngành nông nghiệp:
- Sợi thực vật: xơ chuối, xơ dừa, xơ lục bình...
- Phế phẩm nông nghiệp: rơm rạ, vỏ trấu, vỏ dừa...
3.1.2. Bộ phận sử dụng
Kỹ thuật sử dụng vật liệu truyền thống trong xây dựng ở mỗi bộ phận có khác biệt,
nó thể hiện đặc tính của vật liệu. Vậy nên, có thể sử dụng những vật liệu sẵn có ở địa
phương, tận dụng vật liệu thô sơ hoặc qua công đoạn chế tác đơn giản hay phức tạp để
tạo nên loại các bộ phận kiến trúc có được những ưu điểm tốt nhất cho công trình.
Các bộ phận kết cấu có thể áp dụng:



23

3.1.2.1. Lam che nắng
Các hình thức chủ yếu thường là lam ngang hoặc đứng loại cố định hay di động
được, hoặc các cửa sổ chớp. Bên cạnh đó cần chú ý đến màu sắc để hấp thụ hay bức xạ
nhiệt tùy theo mục đích.
Vật liệu sử dụng
Các loại thực vật có đặc tính độ bền cao và chịu nhiệt cũng như cũng chịu ẩm tốt
như các loại tre, gỗ chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông, lim,...
Hình ảnh minh họa 1 số phương pháp ứng dụng vật liệu từ thực vật
LAM DỌC

CỬA LÁ SÁCH

LAM NGANG

3.1.2.2. Lan can, tay vịn
Khi các vật liệu được xử lý bề mặt tốt, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài 2-3 năm
và khi hư hỏng thì rất dễ dàng thay thế.
Vật liệu sử dụng
Vật liệu sử dụng ngoài những đặc tính cần có như của lam che nắng cần thêm tính
mềm dẻo dễ tạo hình các loại tre, gỗ chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông, lim,...
Hình ảnh minh họa 1 số phương pháp ứng dụng vật liệu từ thực vật
LAN CAN TRE KẾT HỢP GỖ


24
3.1.2.3. Tường
Kết cấu tường đơn thuần hoặc sử dụng hệ tường 2 lớp
- Tường bao che bằng 2 lớp kính - chớp cố định hoặc quay

- Tường bao che bằng 2 lớp kính có lớp đệm không khí ở giữa, kết hợp với các
tấm chắn nằm ngang hoặc đứng
- Tường bao che bằng 2 lớp, tường ngoài mỏng di động được (mành che di động)
Vật liệu sử dụng
- Thực vật sống: hình thức các panel thực vật tạo mặt đứng, thay thế cho tường
gạch hoặc là một lớp trong cấu trúc mặt tiền hai lớp.
- Tường 2 lớp: lớp bên ngoài bằng tre hoặc gỗ với hoa văn trang trí nhằm giảm
bức xạ mặt trời.
Hình ảnh minh họa 1 số phương pháp ứng dụng vật liệu từ thực vật
PA NÔ THỰC VẬT XEN KẼ CỐ ĐỊNH

TƯỜNG HAI LỚP: HOA VĂN
GỖ

PA NÔ THỰC VẬT DỌC XOAY
QUANH TRỤC ĐỨNG

TƯỜNG HAI LỚP: LAM TRE
NGANG

MÀNH TRE DI
ĐỘNG


25
3.1.2.4. Lớp ốp lát trang trí
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc tạo hình các chi tiết kiến trúc mang bản
sắc Việt như ứng dụng hoa văn trên Trống Đồng, hình tượng hoa sen, hoa gió, các chi tiết
chặm khắc cũng như các phương pháp lắp dựng, liên kết như khớp, chốt nối, mộng....
Vật liệu sử dụng

- Sợi thực vật có nguồn gốc xơ chuối, xơ dừa hay vỏ cứng quả thực vật, vỏ dừa
- Gỗ có nguồn gốc từ rơm rạ, vỏ trấu, vỏ dừa...
Hình ảnh minh họa 1 số phương pháp ứng dụng vật liệu từ thực vật
PA NÔ TỪ VỎ DỪA
CẮT
NGANG

PA NÔ TỪ VỎ DỪA
ĐẬP VỤN

PA NÔ GỖ ÉP TỪ SƠ THỰC
VẬT

CÁC LOẠI PA NO TỪ VỎ QUẢ CỨNG


×