Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.49 KB, 63 trang )

Chương III DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC TỈNH BA
NƯỚC
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỦA
KHU VỰC BIÊN GIỚI BA NƯỚC
1- Bối cảnh quốc tế
Trong những thập kỷ qua, tình hình thế giới đã có những biến đổi hết sức nhanh chóng
và không thể lường trước được đã ảnh hưởng tới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các
nước đang phát triển. Tất cả các nước đều tìm kiếm lợi ích theo điều kiện của mình. Tình trạng
tranh giành lẫn nhau để nắm lấy công nghệ mới, kể cả việc tranh giành thị trường tiêu thụ hàng
hoá giữa các nước siêu cường về kinh tế đang diễn ra gay gắt. Việc kết hợp giữa cạnh tranh và
hợp tác để bảo vệ lợi ích của nhóm nước và của mỗi quốc gia cũng đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu. Xu thế hội nhập quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn với sự phát triển kinh
tế trong vùng. Đông Nam Á sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang bước vào
thời kỳ phục hồi, có bước phát triển khá nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần sức cạnh
tranh. Đây là một trong những yếu tố làm tăng áp lực đối với các nền kinh tế còn yếu.
Mặc dù ở một số khu vực của thế giới mâu thuẫn sắc tộc và mâu thuẫn về thương mại,
kinh tế vẫn còn diễn ra, song xu thế hợp tác để phát triển ở trong từng khu vực, giữa các khu vực
với nhau và giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau vẫn ngày một phát triển và trở thành xu
thế chung đối với các quốc gia.
Tác động của khoa học công nghệ nhất là công nghệ tin học là một trong những yếu tố
quan trọng làm thay đổi về kinh tế và quan hệ quốc tế. Đây là một trong những yếu tố biến vùng
biên giới ba nước còn yếu về cơ sở hạ tầng có thể tiếp xúc nhanh và rẻ với thế giới bên ngoài.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã tác động trên tất cả các mặt của đời
sống xã hội. Các nước trong các khu vực khác nhau đã hình thành những liên minh tạo nên sự
hợp tác và cạnh tranh mang tính quốc tế. Trong tương lai mối quan hệ Á - Âu sẽ ngày càng phát
triển. Châu Á cần tiếp thu những thành quả công nghệ tiến bộ của EU và EU cần thị trường để
tiêu thụ sản phẩm và nhập hàng hoá của Châu Á. Sự hợp tác giữa hai khối nói trên sẽ đảm bảo
cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Các quốc gia Đông Nam Á với 11 quốc gia thành viên, trước năm 2010 sẽ trở thành khu
vực thương mại tự do (AFTA) nhằm mở rộng hợp tác phát triển kinh tế, bảo vệ hoà bình và sự ổn
định trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời mở rộng hợp tác thương mại với các nước có tiềm


năng lớn ở Châu Á như Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Các nước ASEAN đã và đang quan
tâm nhiều đến sự phát triển của khu vực Nam Lào - Đông Bắc Cămpuchia và vùng Trung Bộ của
Việt Nam với việc mở đường xuyên các hành lang Đông – Tây.
Các tổ chức ngân hàng và tài chính quốc tế có những cam kết tích cực hỗ trợ phát triển
cơ sở hạ tầng cho các nước chậm phát triển. Đây là một trong những cơ hội khá phù hợp với
vùng 3 biên giới, nơi có cơ sở hạ tầng đang ở trong tình trạng yếu kém.


Thị trường nói chung bị chi phối nhiều bởi yếu tố kinh tế và chính trị, ngày càng khắt khe
về chất lượng và chủng loại sản phẩm, điều đó tác động rất mạnh đến các nước sản xuất sản
phẩm xuất khẩu. Đối với khu vực biên giới ba nước, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông lâm
sản, giá cả thường không ổn định trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, khu vực biên giới
ba nước vừa có thời cơ thuận lợi và triển vọng mở rộng hợp tác hội nhập với thế giới và khu vực
tạo ra sự phát triển cao, đồng thời cũng vừa đặt ra những thách thức lớn trong quá trình hội nhập
vào thị trường thế giới và khu vực.
1.1- Các xu thế trên toàn cầu
Toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau và tự do hoá thương mại. Tiến trình toàn cầu hoá
các quá trình sản xuất và các thị trường tài chính cùng với những tiến bộ trong công nghệ giao
thông và viễn thông đang làm thay đổi bản chất của hoạt động kinh doanh - làm cho các nền kinh
tế trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Quá trình tự do hoá thương mại cũng đã có những
bước tiến đáng kể, như đã được phản ánh trong các thoả thuận tham gia WTO và Khu vực Mậu
dịch Tự do ASEAN.
Cũng như toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau và tự do hoá thương mại cũng mang lại
những rủi ro, cả về kinh tế lẫn chính trị. Có thể thấy điều này qua cuộc khủng hoảng tài chính và
kinh tế châu Á năm 1997, sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế có thể gây ra một hiệu ứng
dây chuyền. Việc quản lý kinh tế một cách thoả đáng và việc phối hợp các chính sách đang ngày
càng trở nên vô cùng quan trọng.
Các xu thế về đầu tư. Trong giai đoạn 2000-2003, dòng FDI giảm mạnh với tốc độ 23,4%
bình quân năm. Tỷ lệ FDI vào các nước đang phát triển hiện nay đạt chưa tới 20% tổng đầu tư
toàn thế giới, so với mức 40% vào giữa những năm 1990. Để cạnh tranh thu hút FDI, ba nước

Cămpuchia, Lào và Việt Nam sẽ phải thích nghi với những yếu tố quyết định đầu tư mới; sự tiến
bộ công nghệ trong giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin... Nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công thấp không còn là điều kiện đủ nữa. Khả năng thu
hút FDI sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi mà ba nước có thể cung cấp các nguồn lực bổ sung,
các dịch vụ cơ sở hạ tầng thoả đáng, các nhà cung ứng giỏi và khai thác công nghệ một cách
hiệu quả. Trong dài hạn, dự báo luồng FDI sẽ tăng và có xu hướng chuyển từ sản xuất sang
dịch vụ nhiều hơn. Dòng đầu tư gián tiếp có xu hướng tăng trở lại.
Mạng lưới cung ứng, sản xuất và phân phối toàn cầu. Một xu thế nữa là sự tăng cường
liên kết thông qua các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) như là một bộ phận của mạng lưới cung
ứng, sản xuất và phân phối toàn cầu.
Sản xuất và công nghệ. Hai trong số những xu thế quan trọng nhất của sản xuất và công
nghệ là việc thu ngắn vòng đời sản phẩm và sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin
(IT).
1.2- Các xu thế trong khu vực


Trong tương lai việc thiết lập các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôxtraylia và Niu Di lân sẽ xác định rõ vai trò của ASEAN và mang
lại cơ hội và thách thức cho các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là Cămpuchia, Lào và VIệt
Nam. Ba nước cần xây dựng các chương trình hợp tác và phát triển đặc biệt với sự chia sẻ
nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ và tài nguyên để mang lại nhiều lợi ích trong sự hợp tác của
ASEAN với các đối tác kể trên. Việc giảm thuế và các hàng rào thương mại phi thuế quan là các
nhân tố quan trọng để thúc đẩy thương mại giữa 3 nước và đối phó với các yêu cầu cạnh tranh.
Mở rộng ASEAN. Việc mở rộng tư cách thành viên ASEAN tạo ra những cơ hội và thách
thức đối với các nước GMS - đặc biệt là đối với những nước thành viên mới (Campuchia, Lào,
Myanma và Việt Nam). Khả năng ASEAN cộng ba (Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc) có thể
sẽ xác định lại một cách căn bản vai trò của ASEAN, đưa ra những gợi ý quan trọng cho Chương
trình hợp tác phát triển ba nước Cămpuchia - Lào – Việt Nam. Ba nước phải có khả năng tận
dụng lợi thế của việc mở rộng này như tiết kiệm nhờ quy mô, chia sẻ nguồn lực, và những sáng
kiến khác để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc giảm bớt những rào cản vật chất và

phi vật chất đối với thương mại và chia sẻ nguồn lực sẽ là điều quan trọng để có thể đáp ứng
yêu cầu cạnh tranh.
Tư cách thành viên WTO và vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực của Trung Quốc:
Ba nước Cămpuchia, Lào và Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và nghiên
cứu bổ sung những liên kết với các công ty trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Trung
Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực.
Những thị trường mới trỗi dậy ở Nam Á. Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ, có những lợi thế
quan trọng - trong đó có lợi thế về công nghệ tiên tiến và một lượng lớn nhân công có trình độ
đại học. Trong tương lai gần ba nước Cămpuchia - Lào - Việt Nam sẽ là cầu nối giữa Trung
Quốc, khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
2. Những vấn đề và thách thức
Dưới đây sẽ trình bày 5 vấn đề và thách thức lớn cần phải được đưa vào khuôn khổ
chiến lược về hợp tác kinh tế của Tam giác phát triển.
Tạo ra một môi trường thuận lợi cho thương mại, đầu tư và phát triển của khu vực tư
nhân. Cần tiếp tục và đẩy nhanh cải cách thể chế, bao gồm việc củng cố các thị trường tài chính,
cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tự do hoá thương mại và các chế độ đầu tư. Những
trở ngại đối với thương mại qua biên giới phải được giải quyết, đáng chú ý nhất là vấn đề thủ tục
giấy phép hải quan thiếu hiệu quả, chưa có những quy chế - quy trình minh bạch và cơ sở hạ
tầng chưa thoả đáng.
Đẩy nhanh tốc độ hội nhập khu vực. Để sớm triển khai các nội dung hợp tác trong Tam
giác phát triển cần tập trung vào các biện pháp thực tế ở cấp địa phương, bao gồm cả việc nâng
cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải - viễn thông và những thoả thuận xuyên biên giới nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu chuyển người và hàng hoá.


Phát triển nguồn nhân lực. Phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ của lực lượng lao
động nói chung là mục tiêu vô cùng quan trọng để xoá giảm đói nghèo và biến tiềm năng của
Tam giác phát triển thành hiện thực. Các sáng kiến của từng nước sẽ là phương tiện chiếm ưu
thế để đạt được những mục tiêu này, thêm vào đó sự hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển có
thể có những đóng góp quan trọng vào các lĩnh vực khác. Mạng lưới giáo dục - đào tạo cần

được củng cố để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển giao công nghệ. Những vấn
đề y tế chung, như chương trình y tế cộng đồng..., cũng phải được đề cập đến.
Bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển công bằng. Để Khu vực biên giới ba nước phát
triển bền vững, cần phải dự báo một cách đầy đủ những tác động môi trường và xã hội từ các dự
án đầu tư, thực hiện các biện pháp bảo vệ, đảm bảo sự cố gắng cao nhất nhằm giảm nhẹ những
hiệu ứng không mong muốn. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững vì người nghèo đòi hỏi phải có
một chiến lược môi trường bao quát, một chiến lược được lồng ghép hoàn toàn vào quá trình
phát triển và thu hút được sự tham gia của mọi tầng lớp vào quá trình ra quyết định. Sự tăng
trưởng kinh tế bền vững vì người nghèo cũng đòi hỏi rằng lợi ích của những người bị các quyết
định đầu tư ảnh hưởng nhiều nhất phải được tôn trọng đầy đủ.
Huy động các nguồn lực. Phải có cơ chế để huy động các nguồn lực. Khu vực tư nhân
cũng cần tham gia nhiều hơn nữa, thực hiện vai trò của mình trong công tác tài trợ và thu hút
nguồn tài trợ này.
3- Tác động của từng quốc gia đến phát triển kinh tế - xã hội của Tam giác phát triển
3.1 - Campuchia trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế – xã hội ổn định,
nhiều lĩnh vực kinh tế đã có bước tăng trưởng cao trở lại như du lịch, đầu tư nước ngoài. Một số
tổ chức nước ngoài cùng giúp đỡ để hoàn thành quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Chính phủ đã tiến hành nhiều cải cách trong hệ thống tài chính như luật thuế vào tháng 2 năm
1997,…đã tác động tốt đến sự phát triển của Cămpuchia nói chung và 2 tỉnh biên giới nói riêng.
Từ năm 2004 Cămpuchia chính thức trở thành thành viên WTO. Với sự hỗ trợ của ADB,
Cămpuchia đã hoàn thành qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đất nước, là tiền đề quan
trọng để xem xét các nội dung hợp tác phát triển trong Tam giác phát triển.
3.2 - CHDCND Lào đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hôị đất nước cho giai
đoạn đến 2020. Trong mấy năm gần đây kinh tế của Lào đang đứng trước tình hình lạm phát phi
mã (đến 140%/năm), gây khó khăn cho việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế đã đề ra.
Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp kiên quyết nên tình trạng lạm phát phi mã được kìm chế và
đang có xu thế giảm xuống, có lợi cho phát triển trong cả nước và hai tỉnh vùng biên giới Sekong
và Attapư. Đường lối đối nội và đối ngoại của Lào rõ ràng làm người dân và các nhà đầu tư tin
tưởng vào chính sách phát triển và công cuộc hưng thịnh đất nước.
3.3- Việt Nam với chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ với bên ngoài,

quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng. Tiếp theo việc tham gia chính thức ASEAN
(7/1995) và khu vực mậu dịch tự do AFTA, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
APEC tại Hội nghị cấp cao tháng 11/ 1998 ở Malaixia là một bước mới trong quá trình hội nhập
quốc tế, thể hiện vai trò và vị trí ngày càng được nâng cao của Việt Nam ở khu vực và trên thế
giới.


Việt Nam cũng đang hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đưa ra
nhiều biện pháp thúc đẩy tiến trình liên kết giữa các tỉnh, từng bước thúc đẩy việc gắn kết các
vùng chuyên canh với thị trường. Nhiều chủ trương về phát triển kinh kế Tây Nguyên đang được
Chính phủ Việt Nam quan tâm đầu tư.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ HỢP TÁC
1. Mục tiêu phát triển và hợp tác
Mục tiêu phát triển và hợp tác của Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước
Cămpuchia - Lào - Việt Nam như sau:
1. Phối hợp các kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) của cả ba nước nhằm hỗ trợ
các nhu cầu của những hoạt động kinh tế then chốt trong Tam giác phát triển như phát
triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, điện. du lịch và thương mại.
2. Khai thác tiềm năng về nông, lâm nghiệp, du lịch để phục vụ sự tăng trưởng của toàn bộ
Tam giác phát triển ngay từ đầu.
3. Tạo dựng nguồn nhân lực ở các ngành kinh tế có nhiều tiềm năng nhất trong Tam giác
phát triển, như nông nghiệp, dịch vụ du lịch và các ngành hỗ trợ có liên quan và nghề
tiểu thủ công.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng hoá, con người và
vốn đầu tư trong phạm vi Tam giác phát triển thông qua sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
thủ tục hải quan và nhập cảnh, bãi bỏ những trở ngại đối với sự đi lại của người dân như
yêu cầu về visa, và đảm bảo việc áp dụng một cách nhất quán các văn bản pháp luật và
các quy chế về thương mại.
Mục tiêu trước mắt: Hợp tác xây dựng một số trục giao thông quan trọng giữa các tỉnh
trong Tam giác phát triển tạo cú hích cho các ngành, lĩnh vực khác có điều kiện hợp tác phát

triển; triển khai có hiệu quả một một số hợp tác song phương ở qui mô nhỏ ở các lĩnh vực du
lịch, thương mại, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế... tạo tiền đề và đúc rút kinh nghiệm cho
các hợp tác tiếp theo.
Những lĩnh vực hoạt động chính đối với Tam giác phát triển bao gồm:
Xúc tiến đầu tư: Tìm cách thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Tam giác
phát triển thông qua việc marketing về: những điều kiện tài nguyên bổ sung trong vùng, dòng lưu
chuyển của các yếu tố sản xuất qua biên giới và khả năng thành lập các khu kinh tế đặc biệt
được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích. Những hoạt động có thể làm vì một Tam
giác phát triển gồm: thiết lập các thị trường vùng biên, phối hợp các chiến lược marketing; nâng
cao năng lực thể chế cho các tổ chức đầu tư địa phương; các biện pháp hợp tác liên cơ quan ở
cấp Trung ương và Địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại: xem xét các phương pháp tiếp cận để nâng cao
hiệu quả và hiệu lực của các thủ tục thương mại, các loại giấy tờ và trao đổi dữ liệu trong phạm
vi Tam giác phát triển. Những hoạt động có thể làm gồm: làm cho các thủ tục hải quan - kiểm tra
và các yêu cầu về giấy tờ được hài hoà, phát triển một hệ thống phân loại hàng hoá nhất quán;
những hệ thống thông tin có liên quan đến thương mại; cùng nhau tiến hành các hoạt động xúc
tiến thương mại; đẩy nhanh thực hiện AFTA; thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đối với
nông sản.


Hợp tác với doanh nghiệp: Đưa cơ chế hợp tác vào các ngành kinh doanh trong Tam
giác phát triển nhằm hỗ trợ các hoạt động khác và tạo ra một động lực bền vững cho hoạt động
kinh tế. Những hoạt động có thể tiến hành gồm: tạo ra một Diễn đàn kinh doanh ở Tam giác phát
triển, tổ chức các phiên họp có liên kết với nhau, đặc biệt trong ngành du lịch và nông nghiệp, và
trao đổi thông tin về công việc làm ăn tại địa phương.
Quy hoạch công nghiệp: Phối hợp quy hoạch công nghiệp giữa các thành viên trên cơ
sở những bổ sung vào nguồn lực tiềm tàng. Xúc tiến kế hoạch Hợp tác Công nghiệp ASEAN
(AICO) trong các công ty ở Tam giác phát triển để tận dụng lợi thế của các ưu đãi thuế quan và
phi thuế quan. Điều này sẽ khuyến khích sản xuất xuyên quốc gia.
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đóng góp nguồn lực và kinh nghiệm cho các

chương trình SME đặc biệt trong Tam giác phát triển. Những chương trình này có thể bao gồm
những khoản tài trợ trọn gói đặc biệt cho SME trong vùng, cùng nhau đào tạo, cùng nhau thực
hiện các nỗ lực marketing, kết nối với những địa điểm xuất khẩu được lựa chọn và các hãng
nước ngoài cần các nhà cung ứng (tức là hoạt động môi giới).
Phát triển nguồn nhân lực: Bám vào các chương trình phát triển nguồn nhân lực xuyên
biên giới dành cho nông dân, người lao động và các doanh nhân.
Phát triển nông thôn: Nghiên cứu các hình thái phát triển nông thôn theo hướng hội
nhập. Do Tam giác phát triển hầu hết là nông thôn, thiếu kết cấu hạ tầng cơ bản như điện, nước,
mạng lưới giao thông, hệ thống vệ sinh, giáo dục và y tế, cần áp dụng những bài học được rút ra
từ chương trình hợp tác GMS của ADB, tiến hành các chiến lược phối hợp và sự trợ giúp đa
phương cho phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế.
2. Quan điểm phát triển và quan điểm hợp tác
(1) Tranh thủ tối đa những mặt tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại không khí hoà bình,
hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và 3 bên đều có lợi. Tích cực khai thác triệt để, có
hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của Tam giác phát triển. Đẩy nhanh quá trình hợp tác và
giao lưu kinh tế. Xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế lâu dài và ổn định. Đảm bảo đồng bộ,
ăn khớp giữa kế hoạch của từng nước với kế hoạch phát triển trong Tam giác phát triển và
với sự phát triển của các vùng liên quan.
(2) Phát huy ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao
lưu kinh tế, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế đẩy mạnh hợp tác phát triển để hỗ trợ lẫn nhau
cùng lợi thế bổ sung và phối hợp để có sự phát triển tốt hơn cho khu vực và đảm bảo cho cả
khu vực có được sự an ninh và phát triển. Tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế giữa
các tỉnh của Việt Nam với các tỉnh của Cămpuchia và Lào theo các chương trình phát triển
cây công nghiệp, khai thác chế biến lâm sản và một số chương trình khác. Có chính sách
phù hợp với đặc thù mỗi tỉnh của mỗi nước Campuchia, Lào, Việt Nam.
(3) Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh trong
khu vực vào phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Phát huy và sử dụng có hiệu quả
(trước mắt và lâu dài) mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với
tốc độ nhanh, bền vững. Cân bằng lợi ích đầu tư trong Vùng, nước nào bỏ ra nhiều thì thu lợi
nhiều.



(4) Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội bộ vùng, thông qua các chương trình hợp tác
phát triển giữa các tỉnh trong vùng và cùng hợp tác mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Đồng thời làm
cho các địa phương trong Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước gắn bó chặt chẽ
với xung quanh trong quá trình phát triển của mỗi nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của khu vực. Đảm bảo môi trường, điều
kiện sống của nhân dân trong Vùng trong tương lai.
(5) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của
Tam giác phát triển. Phát triển chọn lọc và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Coi trọng phát
triển vững chắc nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn; cơ bản hình thành "vành đai kinh tế xã
hội" dọc tuyến biên giới. Hình thành các "khu kinh tế cửa khẩu”.
(6) Hiệp tác phát triển giữa các địa phương trong khu vực được coi là biện pháp quan trọng
hàng đầu để phát triển tốt Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước có tính tới thu hút
sự tham gia của nước thứ ba.
(7) Phát triển kinh tế xã hội phải coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là vùng sinh
thái đầu nguồn.
(8) -

Tăng cường thực hiện các hiệp định hợp tác kinh tế hiện có

(9) Tạo ra khuôn khổ pháp lý và các chính sách hợp lý về thỏa thuận hàng hóa quá cảnh
trong khu vực Tam giác phát triển; đơn giản hóa, lược bớt và trung hòa các thủ tục hải quanthương mại; và thủ tục đầu tư cho khu vực Tam giác phát triển.
(10) - Thiết lập cơ chế hoạt động và quản lý nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi bản Quy
hoạch.
III. DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CHÍNH CỦA KHU VỰC
Đánh giá nhu cầu thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa ra định hướng
phát triển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Nhu cầu thị
trường một số mặt hàng nông sản có giá trị và có tiềm năng phát triển của khu vực như sau:

1. Cà phê: Những tháng cuối năm 2002 giá cà phê trên thế giới đã có dấu hiệu phục hồi,
là tín hiệu tốt cho người sản xuất và xuất khẩu. Hiện tại sản lượng sản xuất cà phê thế giới đã
vượt cầu. Xu hướng chung là mức tiêu thụ cà phê Rubusta có thể giảm hoặc tăng chậm, ngược
lại xu hướng tiêu thụ cà phê Arabica tăng trung bình khoảng 3 - 3,5% trong những năm tới. Dự
báo nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng trung bình chỉ khoảng 1 - 1,3%/năm. Tuy nhiên tình
hình thị trường cà phê đang diễn biến phức tạp, giá cả chưa ổn định. Việc gia nhập Hiệp hội các
nước trồng cà phê (ACPC) và có những chiến lược phát triển cà phê dài hạn là rất cần thiết.


2. Cao su: Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, sự tăng cung vượt cầu của cao su
trên thị trường đã gây ra sụt giá mặt hàng xuất khẩu chiến lược này. Xuất khẩu và nhập khẩu cao
su trên thế giới hiện nay đang ở mức cân bằng (từ 4500 - 4800 nghìn tấn/năm). Thị trường cao
su lớn nhất của khu vực là thị trường Trung quốc. Việc Malaisia, nước xuất khẩu cao su lớn trong
khu vực, đang có chiến lược nâng cao diện tích cao su sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh về xuất
khẩu cao su. Cao su của Việt Nam, Cămpuchia nói chung giá xuất khẩu thường thấp hơn sản
phẩm cao su cùng loại của Thái lan và Malaisia khoảng 7 - 8% vì hạn chế về số lượng, cơ cấu
sản phẩm và khách hàng. Tuy nhiên khu vực biên giới ba nước có lợi thế về giá thành sản xuất
do có điều kiện thuận lợi về đất đai và giá lao động rẻ hơn. Điều quan trọng để phát triển được
cao su là cần tạo lập thị trường cao su ổn định, giữ vững và mở rộng thị trường đã có và xúc tiến
mở lại thị trường những năm trước đây như Nga và các nước Đông Âu...
3. Điều: Thị trường điều chủ yếu của Việt Nam hiện nay là Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á,
Australia, đặc biệt là chiếm lĩnh hầu hết thị trường Trung quốc. Việt Nam là một trong 50 quốc gia
có sản lượng điều lớn. Nhân điều của Việt Nam được xếp vào hàng có chất lượng được thị
trường ưa chuộng, chi phí đầu tư trồng và khai thác không cao, công nghệ chế biến hiệu quả cao
hơn các nước châu Phi, Ấn Độ... nên có sức cạnh tranh cao. Với tiềm năng đất đai, khí hậu thời
tiết rất phù hợp với cây điều, với tiềm năng về thị trường và sức cạnh tranh, cây điều khu vực
biên giới ba nước có điều kiện phát triển, cần có kế hoạch đầu tư mở rộng diện tích nhằm tăng
khả năng cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến đã có và mở thêm cơ sở chế biến ở các
vùng nguyên liệu tập trung (như Rattanakiri...).
4. Tiêu: Trong thời gia qua hồ tiêu được giá, người dân vùng Tây Nguyên đã tự phát

trồng hồ tiêu với diện tích lớn. Tuy nhiên theo đánh giá thì nhu cầu tiêu thụ của thế giới là có hạn,
chỉ ở mức 210 - 220 nghìn tấn. Do đó thị trường tiêu thụ trong tương lai vẫn còn nhưng cần bố trí
phát triển hợp lí, tránh tình trạng sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ.
5. Ca cao: Thị trường ca cao thế giới hiện nay đang tiếp tục thiếu cung (tiêu thụ vượt quá
khả năng sản xuất). Theo dự báo của tổ chức ca cao thế giới (ICCO) mức tiêu thụ ca cao thế giới
trong những năm tới tăng trung bình khoảng 5 - 7%/năm. Khả năng phát triển cây ca cao trở
thành cây công nghiệp hàng hoá của khu vực Tam giác phát triển là có triển vọng. Tuy nhiên cần
có chiến lược phát triển vững chắc, ổn định để từng bước chiếm lĩnh thị trường.
6. Bông: Hiện nay sản lượng bông của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu
cầu của ngành dệt may. Mức tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành này khoảng 14%/năm,
do vậy thị trường bông xơ còn rất lớn, ổn định lâu dài... Ngoài ra nhu cầu tiêu thụ bông của các
nước trong khu vực khá lớn, nhất là thị trường Trung quốc và một số nước Đông Nam Á khác...
Tóm lại, khu vực biên giới 3 nước có nhiều mặt hàng nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế
cao, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường như cao su, điều, cà phê, tiêu... Với xu thế hội nhập
kinh tế thế giới ngày nay, việc phát triển nông sản xuất khẩu là một hướng đi đúng đắn và phù
hợp của khu vực này. Tuy nhiên việc không ngừng xúc tiến tìm kiếm và mở rộng thị trường,
không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh cũng
như xác định cơ cấu sản phẩm, chủng loại sản phẩm và có kế hoạch phát triển hợp lí là vô cùng
cần thiết đối với các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia trong khu vực.
IV. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN


Để đạt được các mục tiêu chung mang tính dài hạn nêu trên, trong những năm trước mắt
cần hợp tác triển khai một số dự án tạo đà cho các tỉnh trong Tam giác phát triển vượt qua trạng
thái kém phát triển hiện nay, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, ổn định an sinh xã hội. Các
dự án hợp tác phải trên cơ sở đồng thuận của cả ba nước; ưu tiên các lĩnh vực về hạ tầng kinh
tế - xã hội; phát triển nông, lâm nghiệp; du lịch; thương mại; giáo dục đào tạo; và có tính khả thi
cao.
Tam giác phát triển Cămpuchia - Lào - Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển song

chủ yếu ở dạng tiềm năng. Những khó khăn chính hạn chế sự phát triển là cơ sở hạ tầng yếu
kém, thiếu vốn, trình độ dân trí thấp. Do điều kiện giao thông vận tải khó khăn, khu vực tương đối
biệt lập với bên ngoài nên hạn chế sự tiếp xúc với thị trường, khoa học và công nghệ. Khu vực
biên giới là nơi sinh sống của các dân tộc ít người, tập quán canh tác nông nghiệp đốt rừng làm
rẫy, việc khai thác rừng bừa bãi đã làm giảm nhanh chóng diện tích rừng, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sinh thái.
Kinh tế của Tam giác phát triển chủ yếu là thuần nông-lâm, trình độ phát triển giữa các
tỉnh khá chênh lệch song nhìn chung vẫn ở mức thấp. Các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam mức
phát triển có cao hơn, tuy nhiên tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP năm 2002 vẫn chiếm
khoảng 63,5%, GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt trên 215 USD. Thực tế những năm vừa
qua cho thấy, các tỉnh nằm trong Tam giác phát triển chỉ có thể phát triển được nếu được sự hỗ
trợ từ bên ngoài. Để tạo đà phát triển, sự hỗ trợ này cần liên tục, đủ mức để các tỉnh trong khu
vực phát huy được nội lực của mình, chủ động hợp tác cùng phát triển.
Trong tương lai, toàn khu vực sẽ có hai khả năng phát triển đặc trưng cho hai xu hướng:
tiệm tiến và có yếu tố đột biến. Xu hướng tiệm tiến tương ứng với giả thiết các tỉnh trong Tam
giác phát triển chủ yếu dựa trên chính sách của mỗi quốc gia và từ nội lực của mỗi quốc gia là
chính. Theo xu hướng này, tổng sản phẩm của các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn
trong một thời gian dài nữa, quyết định mức tăng trưởng bình quân của toàn Tam giác phát triển,
theo ước tính sơ bộ khoảng trên 8%/năm.
Trong điều kiện chủ trương hợp tác của ba nước được hiện thực hoá, tạo nên những
yếu tố mang tính đột biến, mức tăng trưởng bình quân của toàn Tam giác phát triển sẽ cao hơn
nhất là khi điểm xuất phát còn thấp. Tuy nhiên trong những năm đầu mức tăng trưởng bình quân
chung của Tam giác phát triển không vượt quá nhiều so với mức 9%.

1. Kịch bản phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tương lai của Tam giác phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải tính đến sự
cố gắng của từng địa phương trong Tam giác phát triển và sự năng động trong hợp tác phát triển.
Để có được những đánh giá định lượng về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các
địa phương trong Tam giác phát triển, nhóm yếu tố sau đây được xem xét để xây dựng các kịch
bản phát triển:

Các yếu tố ngoại lực: bao gồm các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (các nhà tài trợ
quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài) và các nguồn vốn mà chính phủ ba nước Cămpuchia, Lào,
Việt Nam đầu tư cho khu vực Tam giác phát triển; các cơ chế chính sách của ba nước nhằm tăng
cường, thúc đẩy việc khai thác các nguồn lực như chính sách về đầu tư, về tín dụng, về điều
kiện qua lại biên giới…


Các yếu tố nội lực: bao gồm tiềm năng phát triển, lợi thế so sánh của các địa phương,
điều kiện về tài nguyên, lao động, nguồn vốn của các tỉnh.
Căn cứ lượng hoá các yếu tố nội và ngoại lực dựa trên những tài liệu sau:
- Đối với các tỉnh Đông Bắc Campuchia:
Dựa trên tư liệu do tỉnh Rattanakiri và StungTreng, các Bộ ngành Trung Ương của
Vương quốc Campuchia; số liệu của các tổ chức quốc tế.
- Đối với các tỉnh Nam Lào:
Dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của CHDCND Lào đến 2020; quy hoạch
của tỉnh Attapư và Sekông và các tài liệu do phía Lào cung cấp.
- Đối với các tỉnh Tây Nguyên:
Căn cứ theo định hướng phát triển trong văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam (Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-1010); các mục tiêu phát triển đã được Đại hội
Tỉnh Đảng bộ Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum thông qua; Đề án phát triển kinh tế – xã hội
Tây Nguyên đến năm 2010; Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội (đã bổ sung, rà soát) của các
tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum; và thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của Tây
Nguyên trong những năm vừa qua.

Kịch bản I:
- Các tỉnh trong Tam giác phát triển ngoài nguồn vốn đầu tư của mỗi quốc gia còn thu hút
được thêm từ nguồn bên ngoài để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (chủ yếu cho các tỉnh của
Cămpuchia và Lào) trong giai đoạn đến năm 2010.
- Các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển thực hiện các quy hoạch đề ra cho địa
phương cũng như các định hướng đã được dự kiến trong các kế hoạch mỗi nước. Mức hợp tác

còn mang tính tự phát giữa các tỉnh.
Kịch bản II:
- Về các yếu tố ngoại lực như kịch bản I;
- Các yếu tố nội lực tương tự như kịch bản I, song hợp tác phát triển ở mức cao hơn
trong các ngành công nghiệp chế biến, hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu, khai khoáng, sản
xuất nông nghiệp, thương mại, du lịch.
Căn cứ trên hai kịch bản này, xu thế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các địa phương
ba nước như sau:
Về tăng trưởng:
Đơn vị: %/năm


Kịch bản I
20032005

20062010

Kịch bản II
20032010

20032005

20062010

20032010

Các tỉnh của Cămpuchia

6,7


8,0

7,4

7,4

8,7

8,1

Các tỉnh của Lào

7,0

7,5

7,3

8,0

8,5

8,3

Các tỉnh của Việt Nam

8,0

8,5


8,3

8,5

9,4

9,0

Tam giác phát triển

7,9

8,3

8,1

8,4

9,4

9,0

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Đơn vị: %
Kịch bản I
2002

Kịch bản II

2010


2002

2010

Các tỉnh của Cămpuchia

100

100

100

100

- Nông lâm thuỷ sản

68,6

55,6

68,6

53,6

- Công nghiệp, xây dựng

17,3

27,1


17,3

29,0

- Dịch vụ

14,1

17,3

14,1

17,4

Các tỉnh của Lào

100

100

100

100

- Nông lâm thuỷ sản

67,2

53,9


67,2

50,6

- Công nghiệp, xây dựng

19,8

30,0

19,8

31,6

- Dịch vụ

13,1

16,1

13,1

17,8

Các tỉnh của Việt Nam

100

100


100

100

- Nông lâm thuỷ sản

63,5

51,9

63,5

49,5

- Công nghiệp, xây dựng

13,4

23,1

13,4

24,2

- Dịch vụ

23,1

25,0


23,1

26,3


2- Định hướng phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Tập trung phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng kết nối các địa phương trong Tam giác
phát triển khu vực biên giới ba nước và liên kết khu vực Tam giác phát triển khu vực biên giới ba
nước với bên ngoài.
2.1- Phát triển mạng lưới giao thông
Tập trung đầu tư xây dựng các trục giao thông chính nối Tam giác phát triển khu vực
biên giới ba nước với trung tâm kinh tế, chính trị của mỗi nước như:
-

Các tuyến trục nối khu vực Tam giác phát triển với trung tâm chính trị và kinh tế của
mỗi nước và các quốc gia khác trong khu vực như quốc lộ 13S, quốc lộ 18B (Lào); quốc lộ 7
(Cămpuchia); quốc lộ 14, 1A (Việt Nam).

-

Các tuyến trục nối Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước với các cảng biển
Việt Nam như các quốc lộ 78 nối với quốc lộ 19 ra cảng Quy Nhơn, quốc lộ 25 ra cảng Vũng
Rô; quốc lộ 18B nối với quốc lộ 40, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14B, quốc lộ 24 ra cảng Đà
Nẵng và Dung Quất.

-

Các tuyến trục liên kết giữa các địa phương khác trong vùng và từ các trục giao
thông chính đến các trung tâm phát triển kinh tế và phát triển dân cư đô thị của vùng.


-

Phát triển mạng lưới đường nông thôn, đường dân sinh.
a)- Các tỉnh Campuchia:

- Xây dựng tuyến đường 78 xuất phát từ ngã ba Ô Pong Maon, thuộc tỉnh Stung Treng
qua Bưng Lung (tỉnh Rattanakiri) đến biên giới Campuchia – Việt Nam, dài 198 km. Giai đoạn 1
xây dựng đoạn từ Bưng Lung đến biên giới Campuchia – Việt Nam dài 70 km. Giai đoạn II sẽ
hoàn thành xây dựng toàn tuyến.
- Nâng cấp tuyến đường 7 từ Kratie qua Stung Treng đến biên giới Cămpuchia - Lào dài
198 km, sau này tuyến tiếp tục đi về phía Phnôm Pênh và nối vào đường Xuyên á đi Băng Cốc
(Thái Lan).
- Xây đựng tuyến đường 78A xuất phát từ tuyến đường Bưng Lung-Voeun Sai-biên giới
với Lào nối vào đường 1J của Lào dài 93 km, hiện đang được nghiên cứu để nâng cấp đi đôi với
việc bảo vệ rừng của khu vực này.
- Xây đựng tuyến đường 76 xuất phát từ Bưng Lung đến tỉnh lỵ tỉnh Mondolkiri, dài 75
km.
- Xây đựng tuyến đường 76A xuất phát từ Bưng Lung qua Ta Veng, qua Phum Chang
đến Ocheng nối tiếp đến ngã ba biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia, dài 160km. Hiện nay đã có
40 km là đường đất (Bưng Lung - Ta Veng). Đoạn còn lại là đường mòn.
Dự kiến sẽ xây dựng sân bay mới ở Rattanakiri tại một địa điểm ở "Ka Le" trên quốc lộ
78A cách xa 14km về phía Tây thị xã Bưng Lung hoặc một địa điểm khác ở "Ô Chông" cách thị
xã Bưng Lung 14 km về phía Nam. Nâng cấp sân bay ở Strung Treng.
b)- Các tỉnh của Lào:


Tập trung hoàn chỉnh xây dựng các tuyến đường 13, 18B đạt đường cấp III đồng bằng
và Cấp IV miền núi, đã khởi công xây dựng từ 27 tháng 11 năm 2002 dự kiến hoàn thành vào
năm 2005.

Tuyến đường 18A đi qua 2 tỉnh Attapư và Champasak. Tuyến đi từ Phia Phay (quốc lộ
13) tỉnh Champasak qua Sanamxai đến tỉnh lỵ Attapư, nối với đường 18B và đường 16, dài 115
km. Tuyến đường này đang được Chính phủ Nhật Bản đưa vào kế hoạch tài trợ để đầu tư.
Tuyến đường 16 đi qua 2 tỉnh Attapư và SêKông nối từ tỉnh lỵ Attapư đến tỉnh lỵ Sekong
dài 76 km dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2004.
Tuyến đường 16A đi qua 2 tỉnh Champasak và Sekong. Tuyến từ U Bon (Đông Bắc Thái
Lan) qua Paske (quốc lộ 13), Thateng đến Sekong, (Lào), đoạn Pakse – Sekong dài 139 km.
Tuyến đường 16B từ Sekong đến biên giới Việt Nam. Tuyến từ tỉnh lỵ Sekong qua Đak
Trưng đến biên giới Lào - Việt Nam (cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Nam), dài 115 km. Tuyến này
đã được Malaixia đầu tư với số vốn 33 triệu USD và hoàn thành vào năm 2006, sẽ nối với quốc
lộ 14D, 14B của Việt Nam ra cảng Đà Nẵng.
Tuyến đường 13 phần thuộc tỉnh Champaksak. Tuyến từ Paske đến biên giới tỉnh
Champasak (Lào) với tỉnh Stung Treng (Campuchia), dài 160 km, sẽ nối với đường 7 tỉnh Stung
Treng và tỉnh Kratie (Campuchia).
Tuyến đường 1J từ Mường Mây đến biên giới Cămpuchia (Rattanakiri) dài 90 km.
c)- Các tỉnh của Việt Nam:
Việt Nam đang tập trung cải tạo nâng cấp các tuyến trục, từng bước phát triển đường
giao thông vào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, trong đó công trình quan trọng nhất là đường
Hồ Chí Minh Bắc- Nam cùng với các tuyến đường nhánh, các tuyến nối với các tỉnh Duyên hải
Nam Trung bộ, các tuyến nhánh nối các trục chính với các điểm dân cư và vùng sản xuất hàng
hoá, tạo điều kiện để phát triển các vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến và vùng có vị trí chiến
lược trọng yếu.
Trong những năm trước mắt xây dựng giai đoạn I đường Hồ Chí Minh (đoạn qua phía
Tây vùng Tây Nguyên), nâng cấp quốc lộ 20, 24, 25. Thông xe 2 mùa toàn tuyến quốc lộ 14C;
quốc lộ 40 theo tiêu chuẩn cấp 3 miền núi (đã hoàn thành năm 2003), nối với quốc lộ 18B của
Lào... Nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, phấn đấu 80% hệ thống tỉnh lộ được rải mặt thảm nhựa theo
tiêu chuẩn cấp 5 miền núi; vĩnh cửu hoá 100% các cầu cống trên tuyến tỉnh lộ. Nhựa hoá 70%
các tuyến giao thông liên huyện được đầu tư theo tiêu chuẩn cấp 4 miền núi. Các tuyến giao
thông liên xã được đầu tư theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, trong đó nhựa hoá
30%, trải cấp phối đá dăm 70%. Phấn đấu 100% xã có đường ô tô vào trung tâm cụm xã vào

cuối năm 2005. Nâng cấp 2 sân bay Buôn Mê Thuột và PleiKu đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển
của vùng.
2.2- Phát triển viễn thông
Đẩy nhanh tốc độ phát triển bưu chính viễn thông của toàn bộ các tỉnh trong khu vực
Tam giác phát triển với công nghệ hiện đại: Số hoá, cáp quang hoá, tự động hoá, tin học hoá,
bằng kỹ thuật số quang học với những công nghệ tiên tiến để có những dung lượng lớn, tốc độ
cao đồng thời cập nhật kịp thời những công nghệ mới đang trên đà phát triển nhanh chóng.


Phát triển mạng bưu chính viễn thông từ tỉnh lỵ đến các huyện, đảm bảo thông tin liên lạc
thông suốt từ tỉnh đến huyện và các bản làng. Xây dựng mạng bưu chính ở tất cả các huyện
trong các tỉnh, đảm bảo có các đường liên lạc từ huyện đến xã. Phát triển mạng thuê bao đến
các xã, phát triển mạng thông tin di động trên toàn lãnh thổ các tỉnh của Việt Nam và các đô thị
của các tỉnh của Cămpuchia và Lào.


Về bưu chính

Tăng cường phát triển mạng bưu cục, đại lý và điểm bưu điện - văn hoá chất lượng cao
và rộng khắp trên địa bàn các tỉnh trong Tam giác phát triển. Xây dựng, mở rộng các bưu cục tại
các huyện, nâng cấp các điểm bưu điện xã để đưa nhiều loại hình dịch vụ vào phục vụ. Tăng
cường trang bị máy móc, thiết bị khai thác tự động bưu chính, thực hiện tin học hoá mạng bưu
chính đến cấp huyện được nối mạng. Tăng cường trang bị phương tiện vận chuyển để chuyên
ngành hoá đường thư cấp 2 và cấp 3. Mở rộng phát hành báo chí kể cả về phạm vi, danh mục
và sản lượng báo, phát chuyển báo với thời gian ngắn nhất. Triển khai các dịch vụ mới như tài
chính bưu chính (séc bưu chính, bảo hiểm bưu chính, mua hàng qua bưu điện...) thanh toán qua
bưu chính (các dịch vụ viễn thông, truyền hình cáp,...).


Về viễn thông


Phát triển hiện đại hoá mạng lưới viễn thông: Tiếp tục đầu tư phát triển và hiện đại hoá
mạng lưới viễn thông, nâng cao chất lượng truyền dẫn và chuyển mạch, đảm bảo thông tin liên
lạc thông suốt phục vụ tốt công tác an ninh quốc phòng, đáp ứng thông tin liên lạc của các ngành
kinh tế - xã hội và nhu cầu giao lưu tình cảm của nhân dân. Xây dựng và phát triển mạng viễn
thông theo hướng hiện đại, đồng bộ và rộng khắp. Cung cấp đa dạng các dịch vụ chất lượng cao
đạt tiêu chuẩn quốc tế đến mọi khu vực có nhu cầu, phổ cập dịch vụ internet. Về các mạng dịch
vụ viễn thông khác: Mở rộng vùng phủ sóng mạng điện thoại di động tại các thành phố đến các
khu vực lân cận. Mở rộng mạng nhắn tin phục vụ rộng khắp trong toàn vùng. Tăng thêm điện
thoại công cộng. Tiếp nhận, quản lý, khai thác mạng thông tin vệ tinh (VINASAT) phục vụ viễn
thông, phát thanh, truyền hình, khí tượng thuỷ văn cho toàn bộ khu vực Tam giác phát triển.
2.3- Phát triển công nghiệp điện và mạng lưới điện
Nghiên cứu khả thi lưới điện trung thế từ biên giới Việt Nam tới Bưng Lung, tỉnh
Rattanakiri và từ biên giới Lào tới tỉnh Stung Treng. Hợp tác xây dựng lưới điện trung thế được
kết nối giữa 3 quốc gia dọc theo đường 18 của Lào, đường 78 của Campuchia, và đường 19, 40
của Việt Nam (2006-2010).
Khảo sát, nghiên cứu và xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ tại các tỉnh
trong Tam giác phát triển (2006-2010). Nghiên cứu khả thi chương trình hợp tác năng lượng,
điện và thuỷ điện ở lưu vực sông Sesan, thúc đẩy Uỷ ban quản lý sông Sesan tiếp tục nghiên
cứu phạm vi chiều dài, chiều rộng của sông Sesan và chỉ đạo nghiên cứu đánh giá tác động môi
trường (EIA) cho vùng hạ lưu sông phía Campuchia (2004-2005). Khảo sát cơ bản về địa chất và
khoáng sản nhằm xây dựng bản đồ địa chất và khoáng sản cho các vùng biên giới trong Tam
giác phát triển (2004-2005). Cải tạo hồ chứa nước của nhà máy thuỷ điện O Chum, tỉnh
Rattanakiri (2004-2005).


Xây dựng đập thuỷ điện Nam Kong 1 có công suất 240 MW để phục vụ nội tỉnh và xuất đi
Campuchia, Việt Nam. Xây dựng đập thuỷ điện Phu Của để phục vụ trong tỉnh và khu vực cửa
khẩu Lào - Việt Nam. Xây dựng thuỷ điện Sekaman 3 có công suất 240 MW; thuỷ điện Sekong 5
có công suất 253 MW; thuỷ điện Sekong 4 có công suất 440 MW; thuỷ điện suối Lămphănnhây có

công suất 65 MW.
Xây dựng các công trình thủy điện tại Việt Nam: D’ray H’ling II, Đắk R’Tih, Ea Súp, Buôn
kốp, Chư pông krông, Sêrêpôk III... (Đắk Lắk); thuỷ điện PlêiKrong, Thượng Kon Tum và hệ
thống thuỷ điện vừa và nhỏ như thuỷ điện Sa Thầy, ĐăkAKôi, Măng Bút, Đăk Ne... (Kon Tum);
thuỷ điện Ry Ninh II sụng suất 8.100 KW; thuỷ điện Sờ San 3 cụng suất lắp đặt 273 MW; Sờ San
3A cụng suất 100 MW; Sờ San 4 cụng suất lắp đặt: 330 MW; Iađrăng I cụng suất 600 KW;
H'chan sụng suất 10 MW; Ayunpa giữa cụng suất 3.600 KW (Gia Lai). Triển vọng liên kết hệ
thống điện Việt Nam hợp nhất với hệ thống điện các nước Lào, Cămpuchia và Thái Lan thông
qua hợp tác quy hoạch thuỷ điện sông Mê Kông.
2.4- Phương hướng phát triển thuỷ lợi
Vùng các tỉnh Đông Bắc Cămpuchia: So với các tỉnh khác trong khu vực, công tác thuỷ
lợi ở các tỉnh đông bắc Cămpuchia hiện tại rất yếu kém. Phần lớn diện tích canh tác hiện nay phụ
thuộc hoàn toàn vào nước trời nên năng suất cây trồng rất thấp (nhất là lúa nước) và không ổn
định. Do vậy phát triển thuỷ lợi ổn định nước tưới là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu để đẩy
mạnh sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp và giải quyết nhu cầu sử dụng nước, phòng
chống lũ... của các ngành kinh tế xã hội. Phương hướng phát triển thuỷ lợi từ nay đến 2010 là:
Tập trung đầu tư khôi phục các công trình hiện có để đưa vào sử dụng có hiệu quả (hầu hết các
công trình hiện có không còn khả năng tưới). Triển khai công tác nghiên cứu điều tra cơ bản về
nguồn nước và xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ lợi trên địa bàn các tỉnh làm cơ sở lập kế
hoạch đầu tư những năm tiếp theo. Hỗ trợ và khuyến khích các hộ gia đình, các bản cùng tham
gia đầu tư phát triển hệ thống các công trình thuỷ lợi nhỏ (nhất là ở các vùng miền núi vùng sâu
vùng xa). Tập trung đầu tư một số công trình thuỷ lợi trọng điểm (sau khi có quy hoạch) để mở
rộng diện tích được tưới để thâm canh tăng vụ nâng cao sản lượng lương thực hàng hoá cung
cấp cho vùng thiếu lương thực. Tăng cường và hướng dẫn các biện pháp khai thác nguồn nước
ngầm để cung cấp thêm nước tưới cho cây công nghiệp, nhất là vùng cao nguyên Rattanakiri.
Vùng các tỉnh Nam Lào: Đầu tư phát triển thuỷ lợi có ý nghĩa quyết định để mở rộng diện
tích, thâm canh tăng vụ đảm bảo an ninh lương thực và tạo địa bàn sản xuất cho công tác định
canh định cư ổn định cuộc sống cho đồng bào vùng cao. Tuy vậy công tác thuỷ lợi cho đến nay
vẫn chưa được đầu tư thoả đáng, diện tích được tưới còn rất ít và hiệu quả sử dụng thấp, đặc
biệt là tỉnh Sekong còn chưa có điều tra cơ bản về nguồn nước và khả năng phát triển thuỷ lợi để

chuẩn bị kế hoạch đầu tư.
Riêng tỉnh Attapư theo quy hoạch thuỷ lợi năm 1998 (Viện Quy hoạch thuỷ lợi Việt Nam
xây dựng), tổng số công trình thuỷ lợi dự kiến theo quy hoạch là 38 công trình, gồm 28 trạm
bơm, 6 đập dâng và 4 hồ chứa. Ngoài ra còn dự kiến phát triển 3218 giếng khoan phục vụ cho
nhu cầu nước sinh hoạt và tưới một phần cho cây trồng cạn.


Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Trong những năm tới cần chuyển hướng đầu tư ưu tiên các
công trình tưới cây công nghiệp nhất là cây cà phê và hồ tiêu. Tu bổ các công trình hiện có đưa
công suất huy động từ 50% hiện nay lên 70 - 80% năng lực thiết kế, tiết kiệm nước và mở rộng
diện tích tưới. Chuẩn bị tốt về kỹ thuật một số công trình ở vùng khó khăn vừa phục vụ dân cư tại
chỗ vừa phục vụ đón dân từ các tỉnh ngoài đến theo dự án ổn định dân xây dựng vùng kinh tế
mới. Nghiên cứu khai thác nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt và chương trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi. Song song với việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới trực tiếp
cần nghiên cứu các hình thức và giải pháp tưới tiết kiệm nước như tưới ẩm, tưới phun... để hạn
chế tác hại của thiên tai, hạn hán. Nâng cấp và hoàn thiện các công trình đã xuống cấp, nhất là
hệ thống kênh mương cấp I, II. Tăng cường công tác kiên cố hoá kênh mương nhằm hạn chế tổn
thất nước, cần xem đây là biện pháp quan trọng vì trong mùa khô trên vùng đất bazan sự mất
nước trên kênh là rất lớn. Phương hướng quy hoạch phát triển thuỷ lợi ba tỉnh này gồm 478 công
trình, trong đó có 327 hồ chứa, 120 đập dâng và 31 trạm bơm. Năng lực thiết kế tưới tổng số
khoảng gần 400 nghìn ha.
3- Định hướng phát triển về Giáo dục - đào tạo
Tăng cường nguồn lực của mỗi nước cho phát triển giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao
trình độ dân trí. Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước là vùng nghèo, kém phát triển của
mỗi quốc gia nên các quốc gia cần ưu tiên chi ngân sách Nhà nước để phát triển mạnh lĩnh vực
đào tạo.
Mở rộng quy mô đào tạo giáo viên, trước hết là giáo viên tiểu học và chuẩn bị số lượng
cần thiết cho cấp trung học cơ sở. Có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ, giáo viên nhận
công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc.
Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục có chọn lọc. Nhằm phát huy truyền thống, sử

dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ thày giáo sẵn có và để tạo điều kiện thuận lợi và mở
rộng cơ hội cho nhân dân được đi học, hỗ trợ và khuyến khích nhà chùa ở Cămpuchia và Lào
mở trường/lớp dạy chữ và đạo đức cho học sinh.
Chú trọng phát triển giáo dục dân tộc, mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống trường
dân tộc nội trú tỉnh/huyện, các loại hình bán trú dân nuôi ở các xã, thôn bản và phum sóc nhằm
duy trì và thu hút trẻ em nghèo, con em dân tộc đi học nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ ở các cấp
cao hơn. Có chính sách ưu đãi (học bổng) đủ sức thu hút học sinh người dân tộc vào học các
trường dạy nghề Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học.
Kết hợp xây dựng trường/lớp học với thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã
(đối với Việt Nam), tại thôn bản, phum sóc hoặc cụm thôn bản/phum sóc (tại Cămpuchia và Lào).


Trong những năm trước mắt, định hướng chung cho tất cả các tỉnh trong Tam giác phát
triển là tập trung đào tạo lao động kỹ thụât phục vụ phát triển nông-lâm nghiệp và công nghiệp
chế biến nông-lâm sản. Do cơ cấu cây trồng, vật nuôi tương đối giống nhau nên cùng với đào
tạo theo những hình thức và phương pháp truyền thống của mỗi địa phương, sự hợp tác dựa
trên tiềm năng sẵn có và rất thuận lợi. Mục tiêu của đào tạo là trang bị kiến thức và chuyển giao
công nghệ về đầu tư thâm canh, thực hiện sự kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và những kiến
thức, kỹ năng về công nghệ chế biến sản phẩm của các loại cây công nghiệp dài ngày như cà
phê, cao su, điều, dược liệu (sa nhân), và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như bông, mía...
và chế biến lâm sản (chế biến đồ gỗ gia dụng, trồng nguyên liệu và sản xuất bột giấy...). Đào tạo,
tập huấn và chuyển giao công nghệ, kỹ năng về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... trên cơ
sở lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, da... phục vụ công nghiệp chế
biến.
Đối với các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, nội dung đào tạo trước hết là hướng
cho người dân thuộc Cămpuchia, CHDCND Lào và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam làm quen và
thích nghi với kinh tế thị trường và sản xuất hàng hoá. Đồng thời, từng bước hình thành các cơ
sở và mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên ngành nghề sản xuất vật liệu xây
dựng, cơ khí sửa chữa các tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải, điện dân dụng,
mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (dệt thổ cẩm) ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Chú trọng phát triển đào tạo các nghề xây dựng giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, dân dụng...
Nhanh chóng phát triển và mở rộng đào tạo lao động phục vụ thương mại, du lịch và dịch vụ cá
nhân, cộng đồng.
4. Định hướng phát triển nông nghiệp và thuỷ sản
4.1. Định hướng phát triển
(1). Phát triển nông nghiệp đảm bảo tính ổn định và vững chắc trên cơ sở khai thác có hiệu quả
các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái. Trước hết cần đảm bảo an ninh lương thực để ổn định định canh định cư và
nâng cao đời sống cho nhân dân.
(2). Phát triển nông nghiệp đặt trong mối quan hệ liên vùng hỗ trợ lẫn nhau và đảm bảo lợi ích
chung và lợi ích mỗi vùng lãnh thổ của mỗi nước. Tập trung khai thác ở những tiểu vùng có
nhiều lợi thế nhất (vùng động lực) và các sản phẩm đã hội đủ các điều kiện cần thiết, có chỗ
đứng tương đối vững chắc trên thị trường để hỗ trợ phát triển ở các vùng khác, các sản phẩm
khác phát triển.
(3). Phát triển sản xuất nông nghiệp hướng tới phát triển sản xuất hàng hoá, phát huy cao nhất
các lợi thế so sánh từng vùng, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến nhằm tạo ra sản phẩm
hàng hoá giá trị gia tăng cao, chất lượng và hiệu quả.
Vùng các tỉnh Đông Bắc Cămpuchia: Sản xuất nông nghiệp trọng tâm là cải thiện và đảm
bảo ổn định an ninh lương thực. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh,
nhất là sản xuất lương thực. Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến đáp ứng đủ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Kết hợp khai thác nguồn
lợi tài nguyên thiên nhiên hợp lí (nguồn cá tự nhiên, nguồn lâm sản...) với bảo tồn, phát triển
rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.


Vùng các tỉnh Nam Lào: Phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung thực hiện 6 chương
trình ưu tiên của Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là sản xuất đủ lương thực, sản
xuất sản phẩm hàng hoá, định canh định cư hạn chế canh tác nương rẫy, phát triển thuỷ lợi,
nghiên cứu nông nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Trong thời gian tới ưu tiên giải quyết được
cơ bản về an ninh lương thực, đặc biệt ở các huyện miền núi để hạn chế phá rừng làm nương

rẫy. Kết hợp khai thác hợp lí nguồn lâm sản với công tác bảo vệ rừng, trồng thêm rừng đặc biêt
là rừng đầu nguồn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển mạnh sản xuất sản phẩm hàng
hoá nhất là cây công nghiệp, gắn sản xuất hàng hoá với phát triển trang trại nông lâm nghiệp,
gắn sản xuất nông lâm nghiệp với công nghiệp chế biến để thay thế nhập khẩu đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng và cho xuất khẩu.
Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Phát triển nông nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh là
chính, nhất là đối với cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê, cao su, điều, tiêu...), phát triển chăn
nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản. Xây dựng nền nông nghiệp
hàng hoá tăng trưởng nhanh và bền vững, kết hợp nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng
bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đạt hiệu quả
cao, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng các dân tộc.
4.2 - Phương hướng phát triển ngành trồng trọt
(1) - Cây lương thực
Vùng các tỉnh Đông Bắc Cămpchia: Tập trung đầu tư thâm canh trên diện tích đã có. Hạn
chế canh tác nương rẫy, chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp có khả năng che phủ tốt và
áp dụng phương thức nông lâm kết hợp để bảo vệ môi trường sinh thái (đặc biệt là khu vực miền
núi tỉnh Rattanakiri).
Phát triển và mở rộng diện tích trồng ngô lai cung cấp một phần lương thực và đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi.
Dự kiến đến năm 2005 đạt bình quân thóc 300kg/người và 377kg/người vào năm 2010.
Vùng các tỉnh Nam Lào: Tập trung mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất lúa, ngô
và chuyển đổi mùa vụ tránh ngập úng ở đồng bằng Attapư nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu trong
tỉnh và tham gia điều phối lương thực hàng hoá cho chương trình an ninh lương thực quốc gia.
Đối với các huyện miền núi, ưu tiên phát triển lúa nước ở các vùng có khả năng nguồn nước
nhằm giải quyết một phần lương thực tại chỗ.
Bình quân lương thực (riêng thóc) năm 2005 đạt 380 kg/người và đạt 587 kg vào năm
2010 (Attapư 780 kg/người, Sekong 334 kg/người).
Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Sản xuất lương thực chỉ đảm bảo ở mức an ninh lương thực,
với hai cây lương thực chính là lúa và ngô. Diện tích lúa nước chỉ mở rộng ở những nơi có điều
kiện nước tưới, chuyển một phần đất lúa không được tưới sang cây trồng khác và giảm diện tích

nương rẫy, thâm canh cây lúa trên diện tích có tưới và diện tích không thể trồng các cây khác.
Hạn chế diện tích trồng màu lương thực trên đất dốc, chuyển sang trồng cây công nghiệp
có độ che phủ tốt. Đưa nhanh tiến bộ về giống cây trồng (lúa, ngô lai, cây công nghiệp...), bảo vệ
thực vật, sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh
thái.


Dự kiến sản xuất lương thực có hạt đảm bảo đủ an ninh lương thực (bình quân
307kg/người, riêng thóc 168kg).
(2) - Cây công nghiệp ngắn ngày
Vùng các tỉnh Đông Bắc Cămpuchia: Khai thác các vùng đất bãi ven sông và vùng cao
nguyên Rattanakiri để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày trong đó tập trung phát triển đậu
tương, mía, lạc... Trước mắt cần đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ, đủ nguyên liệu cho các cơ sở
chế biến nhỏ nội vùng và cung cấp một phần nguyên liệu cho vùng khác (đặc biệt là các vùng
biên giới với Tây nguyên). Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày dự kiến
sẽ phát triển mạnh sau năm 2010.
Vùng các tỉnh Nam Lào: Phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày đáp ứng cho nhu cầu
tại chỗ và các cơ sở chế biến nhỏ như mía, đậu tương, lạc..., đồng thời chú trọng phát triển cây
bông cung cấp nguyên liệu cho phát triển ngành dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc. Xúc
tiến hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày cung cấp cho công nghiệp chế
biến dự kiến sẽ xây dựng sau năm 2010.
Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Các cây công nghiệp ngắn ngày chú trọng phát triển là bông,
mía, lạc và đậu tương nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Chuyển
một số diện tích lúa, màu năng suất thấp không ổn định sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày
như lạc, đậu tương.
(3) - Cây công nghiệp lâu năm
Vùng các tỉnh Đông bắc Campuchia: Các cây công nghiệp lâu năm chủ lực dự kiến phát
triển mạnh là cây cao su và cây điều. Từng bước nâng cao diện tích một số cây công nghiệp lâu
năm khác có triển vọng phát triển ở những nơi có điều kiện phù hợp như hồ tiêu, ca cao... (đặc
biệt ở cao nguyên Rattanakiri).

Vùng các tỉnh Nam Lào: Trong điều kiện đa số nhân dân chưa có tập quán sản xuất hàng
hoá, trình độ kỹ thuật còn thấp, do đó trong thời gian trước mắt chú trọng phát triển một số cây
trồng đã có điều kiện phát triển và có chỗ đứng trên thị trường (cà phê, sa nhân). Dự kiến các
cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu hàng hoá chủ lực của vùng là cà phê, sa nhân, điều, hồ
tiêu.
Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm dự kiến phát triển
đến 2010 khoảng 488 nghìn ha, trong đó một số cây trồng chủ lực là cao su 157 nghìn ha, cà
phê ổn định ở mức 260 nghìn ha, điều 47 nghìn ha, hồ tiêu 12,8 nghìn ha...
(4) - Rau đậu thực phẩm và cây ăn quả
Vùng các tỉnh Đông Bắc Cămpuchia: Sản xuất rau quả phấn đấu cân đối cho nhu cầu tại
chỗ và phục vụ khách du lịch. Từng bước nâng diện tích trồng cây ăn quả phục vụ nhu cầu tiêu
thụ, khách du lịch và công nghiệp chế biến rau quả. Chú trọng phát triển một số cây ăn quả có
triển vọng như sầu riêng, nhãn, dứa, chuối, xoài...
Vùng các tỉnh Nam Lào: Phát triển rau quả chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội
vùng và cung cấp một phần cho các đô thị vùng Nam Lào (vùng rau cao nguyên Boloven). Phát
triển cây ăn quả trước hết phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội vùng.


Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Vùng các tỉnh Tây Nguyên bố trí sản xuất rau chủ yếu cung
cấp cho nhu cầu tại chỗ. Phát triển các loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ và phù hợp với điều
kiện đất đai khí hậu của từng tiểu vùng. Hình thành các vườn quả như bơ, chuối, sầu riêng theo
hướng cải tạo các vườn tạp ở các vùng quanh thành phố, thị xã, dọc các quốc lộ hình thành
vườn quả kết hợp với bố trí khu dân cư trong giai đoạn tới.
4.3 – Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi - Thuỷ sản
(1)- Chăn nuôi
Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi trong thời gian tới là không ngừng nâng cao cả về số
lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cho xuất khẩu (nhất là chăn nuôi bò),
mở rộng phương thức bán thâm canh, khai thác phát triển có hiệu quả chăn nuôi bò, thúc đẩy
chăn nuôi lợn, gia cầm... từng bước đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
Vùng các tỉnh Đông bắc Cămpuchia: Khai thác tiềm năng thế mạnh vùng đồi núi cao

nguyên đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt hàng hoá cung cấp
cho nhu cầu thị trường các thành phố lớn, nhất là thủ đô Pnông Pênh. Từng bước phát triển hợp
lí chăn nuôi lợn gia cầm, nhất là các vùng có điều kiện sản xuất lương thực. Trong chăn nuôi,
vấn đề quan trọng hàng đầu là cải thiện được khâu giống gia súc gia cầm và nâng cao kỹ thuật
chăn nuôi cho nhân dân. Tăng cường công tác chọn lọc cải tạo giống địa phương và đưa thêm
vào vùng một số giống gia súc gia cầm mới có khả năng tăng trọng nhanh và phù hợp với điều
kiện của vùng.
Vùng các tỉnh Nam Lào: Phát triển chăn nuôi gia súc (trâu bò) là thế mạnh và là truyền
thống lâu đời của nhân dân trong vùng. Đối với vùng miền núi khó khăn về sản xuất lương thực,
chăn nuôi trâu bò là biện pháp có hiệu quả nhất hiện nay để tăng thêm nguồn thu nhập cải thiện
an ninh lương thực hộ gia đình. Phát triển chăn nuôi trâu thịt đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ (nhân
dân có tập quán thích ăn thịt trâu hơn thịt bò) và cung cấp một phần sức kéo cho sản xuất (vùng
sản xuất lương thực), đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt hàng hoá cung cấp cho nhu cầu các
đô thị vùng nam Lào và xuất khẩu. Mặt khác cần chú trọng chăn nuôi lợn, gia cầm ở các vùng
trong điểm sản xuất lương thực để tận dụng tốt các sản phẩm phụ và cung cấp nguồn phân bón
cho sản xuất. Phần lớn các giống gia súc gia cầm hiện nay là giống địa phương tuy có khả năng
thích nghi với điều kiện sinh thái, phù hợp tập quán chăn nuôi của nhân dân song khả năng tăng
trọng chậm và trọng lượng xuất chuồng thấp. Do vậy trong thời gian tới cần triển khai công tác
chọn lọc các giống địa phương có triển vọng kết hợp với nhập thêm một số giống gia súc gia
cầm mới phù hợp với điều kiện của vùng để lai tạo và phát triển, đặc biệt là các giống bò. Tăng
cường các hình thức khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh, đặc biệt là xây dựng hệ thống tủ thuốc
thú y thôn bản, vận động chăn nuôi nhốt chuồng và xây dựng các mô hình chăn nuôi phù hợp với
điều kiện, tập quán từng vùng để nhân dân học tập và làm theo.
Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Tây Nguyên có điều kiện phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc
biệt nuôi bò thịt và bò sữa. Cần triển khai các dự án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở
Đắk Lắk cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp. Nâng cao năng lực cung cấp đực giống lai,
hình thành mạng lưới truyền giống. áp dụng kỹ thuật bảo quản phụ phẩm cung cấp thức ăn về
mùa khô. Bố trí dành đất để cải tạo thành bãi chăn thả, xây dựng 2 - 3 vùng có đủ năng lực sản
xuất giống và cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo nuôi vỗ béo, chế biến...



Chăn nuôi lợn: Mỗi tỉnh cần có mạng lưới sản xuất và cung cấp giống, hệ thống cung cấp
nguồn thức ăn giàu đạm để bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn. Phát triển mô hình chăn nuôi lợn
hướng nạc ở các vùng ven đô thị. Đối với vùng sâu vùng xa cần vận động chăn nuôi lợn nhốt
chuồng, phòng trừ dịch bệnh.
(2)- Thuỷ sản
Về thuỷ sản, phương hướng chung về phát triển thuỷ sản trong thời gian tới là sử dụng
hợp lí các loại hình mặt nước nuôi bán thâm canh các giống thuỷ sản có năng suất cao và khai
thác hợp lí nguồn lợi cá tự nhiên đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trong vùng.
Vùng các tỉnh Đông bắc Cămpuchia: Nằm ở hạ lưu của các sông lớn với nhiều hồ tự
nhiên, nguồn nước khá dồi dào, do vậy phát triển thuỷ sản là một trong những thế mạnh của khu
vực hiện tại cũng như tương lai, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhân dân
trong vùng. Trong thời gian tới cần kết hợp khai thác có hiệu quả nguồn lợi cá tự nhiên hợp lí và
phát triển nuôi thuỷ sản dưới nhiều hình thức như nuôi cá ao, nuôi thả ở các hồ tự nhiên, nuôi cá
lồng... nhằm khai thác tối ưu tiềm năng của vùng theo hướng phát triển bền vững cũng như bảo
tồn các loài cá quý hiếm.
Vùng các tỉnh Nam Lào: Cá là thực phẩm ưa thích và chiếm vị trí quan trọng trong khẩu
phần ăn của đa số nhân dân trong vùng. Hướng phát triển chính là ưu tiên khai thác nuôi thả cá
ở các hồ tự nhiên nhỏ và phát triển nghề nuôi cá ao ở những vùng có điều kiện nguồn nước kết
hợp với khai thác nguồn lợi cá tự nhiên hợp lí, nuôi cá lồng trên sông Sekong, Sekaman, Se Xụ...
Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Tuy tiềm năng phát triển thuỷ sản không lớn nhưng có ý
nghĩa rất lớn đối với kinh tế xã hội của vùng. Do vậy cần gắn quy hoạch phát triển thuỷ sản với
các chương trình kinh tế xã hội, đồng thời nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các dự án
thuỷ sản mang tính khả thi cao và diện người được hưởng lợi rộng.
5. Phương hướng phát triển lâm nghiệp
Đối với khu vực biên giới ba nước, phát triển ngành lâm nghiệp là hướng đi quan trọng
để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc. Phương hướng
chung về phát triển lâm nghiệp là chuyển từ kinh doanh lâm nghiệp lấy khai thác làm trọng sang
phát triển lâm nghiệp xã hội lấy lâm sinh làm gốc. Chú trọng công tác bảo vệ và phát triển vốn
rừng kết hợp với khai thác hợp lí, có hiệu quả tài nguyên rừng.

Bảo vệ diện tích rừng hiện có kết hợp với khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng, đặc
biệt là ở các khu vực phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ cho các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi...
Thực hiện tốt chủ trương đóng cửa rừng, giảm khai thác, tăng cường trồng rừng nguyên liệu và
đổi mới công nghệ chế biến gỗ, chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu và nhu cầu của nhân dân.
Vùng các tỉnh Đông Bắc Cămpuchia: Việc suy giảm nhanh chóng diện tích rừng những
năm gần đây đã gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sinh thái cũng như đời sống của
nhân dân trong vùng. Do vậy phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp trong những năm tới
trước hết cần có các biện pháp ngăn chặn được tình trạng phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, bảo
vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện còn kết hợp với tăng cường bảo vệ tái sinh rừng tự nhiên,
đặc biệt là các khu vực phòng hộ đầu nguồn và trồng thêm rừng. Phấn đấu đến năm 2010 đưa
diện tích rừng đạt khoảng 1,6 triệu ha (độ che phủ của đất rừng đạt 70%).


Vùng các tỉnh Nam Lào: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của vùng. Hướng phát triển trong thời gian tới tập
trung bảo vệ diện tích rừng hiện có kết hợp với bảo vệ để rừng tái sinh tự nhiên và đẩy mạnh
công tác trồng rừng, đặc biệt với khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn đưa diện tích rừng lên
khoảng 1,35 triệu ha vào năm 2010 đảm bảo độ che phủ khoảng 75%. Đối với các khu vực cần
được bảo vệ nghiêm ngặt nên chuyển sang các khu bảo tồn thiên nhiên để tiện quản lí.
Vùng các tỉnh Tây Nguyên: Bảo vệ diện tích rừng hiện có bằng các biện pháp lâm sinh,
trồng rừng, nông lâm kết hợp đảm bảo cho vùng các tỉnh Tây Nguyên có khoảng 2,855 triệu ha
rừng vào năm 2010 đưa độ che phủ bình quân lên khoảng 65%.
6. Phương hướng phát triển công nghiệp
Phương hướng phát triển công nghiệp chung của Tam giác phát triển là ưu tiên phát triển
công nghiệp chế biến nông lâm sản là ngành giữ vị trí quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp phát
triển sản xuất sản phẩm hàng hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát triển công nghiệp chế
biến nông lâm sản cần gắn liền với tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đẩy việc đổi mới
cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, tạo mối liên kết khăng khít giữa công nghiệp với
nông lâm nghiệp.
Phát triển với quy mô vừa và nhỏ, đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để tạo ra sản phẩm

có giá trị cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp
chế biến có thể phân bố phân tán hoặc trong các khu công nghiệp tập trung và cả ở các địa
phương với quy mô thích hợp.
a)- Các tỉnh của Cămpuchia. Phát triển tiểu thủ công nghiệp sản xuất các công cụ cơ khí
đơn giảm phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. Từng bước phát triển công nghiệp chế biến nông
lâm sản gắn liền với các chương trình đầu tư phát triển ngành nông lâm nghiệp theo hướng tạo
lập các cơ sở cung cấp nguyên liệu tập trung, nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và
ngoài vùng, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ, giấy...Phát triển công nghiệp năng lượng (thủy
điện) trên cơ sở tăng cường hợp tác tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ năng lượng (thị trường
ngoài khu vực) giải quyết đầu ra nhằm kêu gọi đầu tư phát triển các công trình thủy điện quy mô
vừa và lớn, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế trong vùng và cung cấp cho các
thị trường ngoài vùng. Phát triển một số ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội trên địa bàn.
Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, các
ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ cho phát triển của các ngành kinh tế khác
trong vùng.
Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản tập trung phát triển cơ sở
chế biến sản phẩm hàng hoá chủ lực truyền thống của vùng như cao su, điều, cá, lâm sản....
theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và từng bước nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với các vùng có điều kiện hình thành các vùng
chuyên canh cây nguyên liệu tập trung (như cao nguyên Rattanakiri) cần gắn đầu tư đồng bộ
vừa quản lí nhà máy chế biến vừa đầu tư quản lí sản xuất nguyên liệu (như mô hình công ty cao
su Xai Xinh) để đảm bảo cung cấp ổn định nguyên liệu và thu mua một phần nguyên liệu của các
hộ gia đình sản xuất phân tán.


Trước hết cần tập trung đầu tư nâng cấp, đổi mới dây chuyền công nghệ mở rộng quy
mô sản xuất các cơ sở, nhà máy hiện có như nhà máy chế biến cao su Xai Xinh (ở bản Lung Rattanakiri), các cơ sở chế biến cá, chế biến gỗ, chế biến lâm sản... Một số sản phẩm như hạt
điều, lạc, đậu tương, lâm sản.... trong khi chưa có cơ sở chế biến cần tổ chức thu mua và xúc
tiến thương mại cung cấp nguyên liệu ra các cơ sở ngoài vùng, nhất là cung cấp nguyên liệu cho

các cơ sở chế biến vùng Tây Nguyên. Xây dựng cơ sở chế biến tinh bột sắn, ngô ở Stung Treng
(công ty Phiepimex) công suất 5 - 10 nghìn tấn/năm; xây dựng 2 nhà máy chế biến hạt điều ở
Rattanakiri tổng công suất 4 - 6 nghìn tấn/năm; nhà máy phân vi sinh ở Stung Treng, công suất
50 nghìn tấn/năm; nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở 2 tỉnh, tổng công suất 4 - 5 nghìn
tấn/năm; nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu (song mây, tre...) ở 2 tỉnh; nhà máy chế biến rau
quả ở 2 tỉnh (nước hoa quả, ngô hộp thực phẩm, dưa chuột bao tử...); nhà máy ép dầu thực vật
ở 2 tỉnh công suất từ 1,5 - 2 nghìn tấn/năm; nhà máy mía đường ở Stung Treng khi mở thêm
vùng nguyên liệu sau năm 2010 công suất 1 - 2 nghìn tấn mía/ngày.
Tăng cường phát triển các hình thức chế biến quy mô hộ gia đình, đặc biệt là đối với chế
biến cá (cá khô, bò hóc, nước mắm, làm mắm...), thịt khô, chế biến mía đường, chế biến bánh,
bún... Ngoài ra cần hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất các biện pháp sơ chế, bảo
quản sản phẩm để đảm bảo chất lượng cung cấp cho các cơ sở chế biến.
b)- Các tỉnh của Lào: Ngành công nghiệp chế biến ở các tỉnh của Lào hầu như chưa phát
triển, do vậy để hỗ trợ cho chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sản phẩm hàng hoá, cần tổ
chức tốt khâu thu mua nông lâm sản cung cấp nguyên liệu thô cho các cơ sở chế biến ngoài
vùng, đặc biệt là xúc tiến thương mại cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vùng Tây
Nguyên của Việt Nam. Hiện tại các cơ cở chế biến còn ít, sản xuất nguyên liệu còn phân tán,
nhiều loại sản phẩm chưa có cơ sở chế biến. Trong giai đoạn trước mắt cần tập trung nâng cấp,
hoàn thành các cơ sở chế biến nông lâm sản hiện có để nâng cao chất lượng và khối lượng chế
biến cung cấp cho nhu cầu nội vùng và xuất khẩu..
Dự kiến xúc tiến xây dựng một số cơ sở, nhà máy chế biến như sau: khai thác mỏ than
đá huyện Ca Lưm; hoàn thành nhà máy phân vi sinh ở Attapư (công suất 50 nghìn tấn/năm); nhà
máy chế biến thức ăn gia súc ở 2 tỉnh tổng công suất 4 nghìn tấn/năm; nhà máy chế biến cà phê
ở tỉnh Sekong công suất 5 nghìn tấn/năm; xí nghiệp sản xuất đũa, chế biến lâm sản (song mây...)
xuất khẩu ở 2 tỉnh; nhà máy chế biến hạt điều ở 2 tỉnh tổng công suất 2 - 3 nghìn tấn/năm; cơ sở
ép dầu thực vật (lạc, đậu tương, vừng...) ở 2 tỉnh, công suất 1,5 - 2 nghìn tấn/năm; nhà máy chế
biến tinh bột sắn, ngô ở 2 tỉnh với tổng công suất 5 - 10 nghìn tấn/năm; xây dựng xây dựng nhà
máy bột giấy ở 2 tỉnh công suất 20 - 30 nghìn tấn/năm; nhà máy chế biến rau quả (nước hoa
quả, ngô hộp thực phẩm, dưa chuột bao tử...).
Ngoài ra cần hỗ trợ khuyến khích hướng dẫn phát triển các hình thức sơ chế, bảo quản

sản phẩm quy mô hộ gia đình đảm bảo chất lượng sản phẩm (cà phê, điều, tiêu...) để các cơ sở
chế biến thu mua, chế biến phân loại và xuất khẩu. Đồng thời phát triển các cơ sở chế biến nhỏ
quy mô hộ gia đình cung cấp cho nhu cầu nội vùng như mía đường, bánh phở, cá khô, thịt khô,
mắm...


Khuyến khích sản xuất đồ gốm ở Bản Thà Him huyện Xamakhixay; tổ chức hiệp hội thủ
công dệt vải ở huyện Xamakhixay và huyện Xanamxay; tổ chức hiệp hội thủ công đan lát mây
tre, nứa ở huyện Xayxetha và huyện Xanamxay; phát triển nghề thủ công đan lát ở 3 huyện (La
Man, Ca Lưm và Đắc Trưng); phát triển nghề dệt vải, nhuộm bằng nguyên liệu thiên nhiên ở ba
huyện (La Man, Ca Lưm, Đăc Trưng); sản xuất đồ dùng gia đình, đồ dùng bằng tre nứa, xí
nghiệp chế biến đồ dùng bằng gỗ.
c)- Các tỉnh của Việt Nam: Phương hướng chung cho công nghiệp chế biến là đẩy mạnh
chế biến cà phê, cao su, điều, bông, chế biến gỗ, lâm sản... bằng các thiết bị hiện đại với công
suất phù hợp gắn với các vùng nguyên liệu đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành để đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Vừa phát triển công nghiệp thuỷ điện, khai thác
và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản (bột giấy, ván ép, chế biến bông,
kéo sợi, chế biến cao su, cà phê...), nhưng đồng thời cũng phải chú ý phát triển các công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống (đồ dùng gia đình, dụng cụ sản xuất, thổ
cẩm...) để đáp ứng như cầu tiêu dùng tại chỗ và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc.
Nhà nước tập trung đầu tư các công trình công nghiệp quan trọng, những công trình
then chốt về kết cấu hạ tầng, tạo thế và lực để lôi kéo sự phát triển chung và làm cho nền kinh tế
phát triển nhanh.
- Công nghiệp khai khoáng: Thời kỳ 2005-2006 triển khai xây dựng công nghiệp khai
thác và chế biến bôxit và luyện nhôm ở Đắc Nông.
Các địa phương dự kiến xây dựng kết cấu hạ tầng để hình thành một số khu công
nghiệp như Tâm Thắng (Đắk Lắk), Trà Đa (Gia Lai) và Hoà Bình (Kon Tum) nhưng trước mắt
hình thành các cụm công nghiệp; khi có điều kiện và nhu cầu mới nên xây dựng các khu công
nghiệp.
- Xây dựng các nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu công suất 40 - 50 nghìn tấn/năm, nhà

máy xay xát cà phê (2000 tấn/năm), nhà máy cà phê đóng gói 500 tấn/năm. Từng bước đa dạng
các sản phẩm cà phê tinh như cà phê hoà tan, cà phê lỏng đóng hộp...
Đầu tư nâng cấp 11 nhà máy chế biến cao su hiện có (71,5 nghìn tấn/năm). Xây dựng 3
nhà máy chế biến cao su công suất 10-15 vạn tấn mủ cao su/năm; xây thêm một số nhà máy chế
biến cà phê xuất khẩu công suất 40-50 nghìn tấn/năm. Đến năm 2010 trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai
và Đắk Lắk xây dựng 4 nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu (tổng công suất 20 nghìn tấn/năm)
khi có đủ nguyên liệu. Khi có đủ nguyên liệu xây dựng nhà máy chế biến bột ca cao tại Đắk Lắk
công suất 3 nghìn tấn/năm. Xây dựng 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, ngô ở Đắk Lắk tổng công
suất 25 nghìn tấn/năm và mở rộng nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Đắk Lắk công suất 20
nghìn tấn/năm.
- Hiện nay công suất các nhà máy cán bông của Việt Nam chỉ đạt 30 nghìn tấn/năm chỉ
bằng 22% và 10% so với công suất yêu cầu trong 5 và 10 năm tới. Để đáp ứng nhu cầu cán
bông cần đầu tư xây dựng thêm nhà máy với tiêu chí cứ 10 nghìn ha bông cần 1 nhà máy công
suất 20 nghìn tấn/năm. Dự kiến tại Đắk Lắk xây dựng 2 nhà máy: nhà máy cán bông Tâm Thắng
(Đắk Lắk 2) đặt tại huyện Cư Jút công suất 15 nghìn tấn/năm, nhà máy Đắk Lắk 3 công suất 15
nghìn tấn/năm (sau 2005) tại Buôn Ma Thuột. Tại Gia Lai xây dựng 2 cụm chế biến bông xơ ở
Chư Sê và An Khê có công suất tương ứng là 12 và 6 nghìn tấn/năm. Bên cạnh đó đầu tư đồng
bộ nhà máy ép dầu bông Đắk Lắk tại Buôn Ma Thuột công suất 40 nghìn tấn.


- Rau quả: Xây dựng nhà máy chế biến rau quả ở Plei Ku - Gia Lai (chủ yếu là nước dứa)
với vùng nguyên liệu 5000 ha. Xây dựng nhà máy chế biến hoa quả ở thị trấn Đăk Hà hoặc thị xã
Kon Tum có công suất 1.500 tấn/năm và nâng cấp nhà máy lên 3.000 tấn sản phẩm/năm vào
năm 2010.
- Chế biến gỗ, lâm sản: Nhà máy ván ép cường độ trung bình (MDF) công suất 54 nghìn
m3/năm tại Gia Lai đã hoàn thành năm 2002. Xây dựng 3 nhà máy chế biến gỗ ở 3 tỉnh, công
suất 30-120 nghìn m3 gỗ tròn/năm. Xây dựng 2 nhà máy dăm bã mía (ở Kon Tum và Đắk Lắk)
công suất mỗi nhà máy 2 nghìn m3/năm, xây dựng 2 nhà máy ván dăm ở Đắk Lắk và Kon Tum
công suất 30 nghìn m3/năm/nhà máy và 2 xưởng đồ gỗ ván nhân tạo (Đắk Lắk và Kon Tum) công
suất 10 nghìn m3/ năm/xưởng.

- Công nghiệp dệt may: Giai đoạn 2006 - 2010: đầu tư mở rộng thêm 5 dây chuyền may
tại xí nghiệp may Kon Tum đưa công suất lên 1 triệu sản phẩm/ năm;
- Công nghiệp da giầy: Giai đoạn 2006- 2010: đầu tư xây dựng một xí nghiệp sản xuất
giầy vải tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, công suất 1 triệu đôi/năm.
- Công nghiệp rượu bia, nước giải khát: Xây dựng xí nghiệp nước khoáng ở Đăk Tô với
công suất 1,5 triệu lít/năm, …
- Phân bón: giai đoạn 2001- 2005: xây dựng giai đoạn I nhà máy NPK cao cấp tại Kon
Tum, công suất 30.000 tấn/năm và dây chuyền sản xuất phân vi sinh công suất 5.000 tấn/năm;
giai đoạn 2006 - 2010: mở rộng công suất, xây dựng giai đoạn II nhà máy NPK Kon Tum đạt
50.000 tấn/năm, phân hữu cơ đạt 10.000 tấn/năm. Dự kiến khi cửa khẩu Bờ Y - Giang Giơn đi
vào hoạt động có thể nâng công suất nhà máy phân bón lên thêm 100.000 tấn/năm để đáp ứng
nhu cầu phân bón cho các tỉnh Nam Lào.
- Định hướng phát triển khu công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp Hoà Bình (Kon
Tum); khu cụng nghiệp Trà Đa (Gia Lai), khu công nghiệp Tâm Thắng (Đắk Lắk).
Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống như nghề dệt thổ cẩm đan lát nhằm
khôi phục lại nền văn hóa, bản sắc dân tộc của đồng bào. Trước mắt tập trung ở các buôn, làng
lân cận các đô thị, các thị tứ, thị trấn.
7 - Phát triển nông thôn
Khu vực biên giới ba nước là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đời sống
nói chung còn gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán sản xuất lạc hậu, tình trạng du canh còn
diễn ra nhiều nơi. Do vậy phát triển nông thôn tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, cải
thiện điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định dân cư góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.


×