Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Văn hóa Nhật Bản quản trị đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.76 KB, 38 trang )

Phần 1: Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay
ít lao động, tài nguyên thiên nhiên… mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy đến
mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng
sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực,
tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ
của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Quá trình phát triển văn hóa là một tất yếu,
và quá trình này luôn thay đổi. Để có thể phát triển văn hóa cần phải biết tiếp thu
chọn lọc đồng thời phải biết phát huy bản sắc dân tộc. Trong xu thế hiện nay,
Nhật Bản nói riêng và các quốc gia khác nói chung đều nhận thức rõ tầm quan
trọng của văn hóa nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng quốc gia ra thế giới, phục vụ lợi
ích dân tộc. Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá
của nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình
hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu
hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào
đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu
đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là
những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề
phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới
nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế
mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc
Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu về nền văn hóa Nhật Bản, nhóm đã chọn
đề tài “Nghiên cứu văn hóa của đất nướt Nhật Bản” và trong bài có các nội dung
như sau

Phần 2: Nội dung
A – TỔNG QUAN VỀ NỀN VĂN HÓA:
1, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA:
a, Khái niệm văn hóa
 Hiểu theo nghĩa hẹp



“Văn hóa là hệ tư tưởng, các hệ thống và các thể chế đi cùng với nó như văn học,
nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo đức học…”
 Hiểu theo nghĩa rộng
“Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm các kiến thức, niềm tin, nghệ thuật,
đạo đức, phong tục, và các năng lực, thói quen khác mà một con người đạt được
với tư cách là một thành viên trong xã hội”. Edward Tylor, 1871
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các
cộng đồng trong quá khứ, hiện tại qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và cách thể hiện, đó là những yếu
tố xác định đặc tính riêng có của mỗi dân tộc”. UNESCO, 1986
Tổng hòa tất cả các khái niệm của các nhà nghiên cứu đưa ra như trên , chúng ta có
khái niệm sau đây có thể nói là khá cụ thể, bao hàm hết tất cả các nội dung cần
thiết để phân tích các vấn đề liên quan đến văn hóa kinh doanh:
“Văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn
vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thng giá trị, truyền thống và đức tin” UNESCO, 2001
b, Đặc điểm của văn hóa
+ Văn hóa là kết quả do con người sáng tạo ra. Văn hóa thể hiện cách nghĩ,
cảm xúc, và cách hành động là kết quả sau rất nhiều năm tích lũy kinh
nghiệm và được truyền lại từ đời này qua đời khác. Mỗi một thế hệ bổ sung
thêm những cái mới vào di sản văn hóa cha ông để lại. Những khuôn mẫu
văn hóa được truyền lại thông qua giá trị, thái độ, niềm tin, phong tục và
biểu tượng.
+ Văn hóa có thể học hỏi được. Văn hóa không phải được di truyền từ đời này
qua đời khác mà có được thông qua quá trình tiếp thu, học hỏi và trải
nghiệm. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của văn hóa nơi mình sinh ra và lớn
lên, có thể học hỏi từ những nơi khác với nền văn hóa khác. Việc học hỏi
tiếp thu văn hóa được tiến hành dưới hai dạng là truyền đạt lại với những

khuôn mẫu và tiếp thu thông qua bắt chước.


+ Văn hóa mang tính cộng đồng. Văn hóa như là một sự quy ước chung cho
các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề thói, tập tục mà một cộng
đồng người cùng tuân theo một cách tự nhiên, không phải ép buộc. Văn hóa
có được là do sự chia sẻ. Con người là thành viên của một nhóm, một tổ
chức hay xã hội cùng chia sẻ một nền văn hóa, nó không có tính cụ thể trong
từng cá thể riêng lẻ.
+ Văn hóa mang tính dân tộc. Văn hóa tạp nên nếp suy nghĩ và cảm nhận
chung của từng dân tộc mà những người ở dân tộc khác không dễ gì có thể
hiểu được.
+ Văn hóa có tính chủ quan. Con người ở nền văn hóa khác nhau co cách suy
nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự kiện hiện tượng. Cùng một sự kiện
hiện tượng có thể được hiểu theo cách khác nhau ở nền văn hóa khác nhau.
+ Văn hóa có tính khách quan. Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng
dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội
được chia sẻ và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của mỗi người. Văn hóa tồn tại một cách khách quan ngay
cả với các thành viên trong cộng đồng.
+ Văn hóa có tính kế thừa. Văn hóa là sự tích lũy, được truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Văn hóa là sự tích tụ các giá trị theo dòng thời gian. Qua
từng thế hệ, những cái cũ không còn phù hợp trong mỗi nền văn hóa có thể
dần bị loại trừ để thay thế cho những cái mới phù hợp hơn. Chính sự sàng
lọc và tích tụ như vậy giúp cho vốn văn hóa của mỗi dân tộc trở nên phong
phú, đa dạng và nhiều màu sắc.
+ Văn hóa luôn có sự biến động để thích ứng. Văn hóa dựa trên khả năng của
con người trong việc thay đổi để thích ứng với môi trường sống, nó trái
ngược với quá trình thay đổi mang tính di truyền của động vật. Văn hóa luôn
có sự điều chỉnh để thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội và tình hình mới.

+ Văn hóa có sự tương đồng mà khác biệt. Một số yếu tố cấu thành nên nền
văn hóa bất kỳ có thể bao gồm các định chế xã hội như gia đình, hôn nhân,
nghi lễ, trường học, chính phủ, tôn giáo,…và đây là các yếu tố thường thấy


trong bất kỳ nền văn hóa nào.Tuy nhiên sự khác biệt được thể hiện ở chỗ
cách thức những thành tố này thể hiện và kết hợp với nhau.

c, Các yếu tố cấu thành văn hóa
+ Ngôn ngữ. Văn hóa và ngôn ngữ là hai yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ và
không thể tách rời.Văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ và ngôn ngữ là
phương tiện để truyền tải văn hóa. Ngôn ngữ và văn tự chính là sự kết tinh
tinh hoa văn hóa dân tộc. Nếu coi ngôn ngữ và hành vi là cái vỏ bên ngoài
của văn hóa thì ngôn ngữ là yếu tố văn hóa cực kỳ quan trọng. Ngôn ngữ
thường thể hiện thông qua nói, viết, hoặc ký hiệu. Ngôn ngữ không chỉ là
những lời nói viết ra mà bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, nó bao gồm ngôn
ngữ có lời và ngôn ngữ không lời. Tất cả các hình thức như giao tiếp phi
ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt,.. đều chuyển tải thông điệp nhất định. Nếu không
đặt mình vào bối cảnh văn hóa trong đó những cuộc giao tiếp phi ngôn ngữ
dạng này xảy ra chúng ta có thể không hiểu thông điệp người đối diện.
+ Tôn giáo và tín ngưỡng. Tôn giáo về nguyên gốc mang hai hàm ý là sự tồn
tại của một quyền năng hay thế lực siêu nhiên nào đó mà con người tuân
theo và sự thể hiện lòng mộ đạo của con người vào quyền năng đó. Còn tín
ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới
và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.Tín ngưỡng đôi khi
được hiểu là tôn giáo. Thực tế cho thấy tôn giáo và tín ngưỡng nuôi dưỡng
văn hóa và đem lại ý nghĩa cho văn hóa. Văn hóa khác nhau làm cho tôn
giáo có sắc thái khác nhau và ngược lại. Người ta có thể chia ảnh hưởng tôn
giáo đến văn hóa theo các vùng khác nhau: văn hóa Thiên chúa giáo, văn
hóa phật giáo, văn hóa Hồi giáo,… Tôn giáo là một thành tố của văn hóa,

được sinh ra từ văn hóa và thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của văn hóa.
+ Giá trị và thái độ. Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực làm căn cứ để các
thành viên của một nền văn hóa xác định, phân biệt đúng sai, tốt và không
tốt, đẹp và xấu, quan trọng và không quan trọng, đáng mong muốn và không
đáng mong muốn. Đối với mỗi nền văn hóa thì giá trị chính là nền móng và
trụ cột. Thái độ là sự suy ngẫm, cảm nhận, nhìn nhận, cảm xúc và sự phản


ứng trước sự vật dựa trên các giá trị. Thái đô bắt nguồn từ những giá trị và
có ảnh hưởng trực tiếp đến con người
+ Các phong tục tập quán. Phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói
quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Phong tục tập quán có mặt ở
khắp các lĩnh vực của đời sống con người. Phong tục tập quán là đặc trưng
văn hóa của cộng đồng, là nếp sống phong tục do những người sống trong xã
hội đó tự đặt ra. Phong tục tập quán có tính ổn định, bền vững được hình
thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử.
+ Thói quen và cách cư xử. Thói quen là những hành động, nếp sống xu thế xã
hội,…được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống. Cách ứng xử là những
hành vi được xem là đúng đắn trong xã hội riêng biệt. Thói quen thể hiện
cách sự vật được làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng. Ở nhiều
nước trên thế giới, thói quen và cách cư xử hoàn toàn khác nhau.
+ Thẩm mỹ. Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên
quan đến sự cảm thụ về nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh
hưởng đến thái độ và giá trị của con người ở quốc gia dân tộc khác
nhau.Văn hóa thẩm mỹ quyết định cách nhìn nhận về cái đẹp, hướng tới
thiện mỹ. Thẩm mỹ của các nền văn hóa luôn có sự khác biệt.
+ Giáo dục. Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch nhằm bồi dưỡng con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức
cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết

trong cuộc sống. Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng giúp con
người hiểu về văn hóa cũng như để các giá trị văn hóa được truyền đạt từ
người này qua người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác hay từ thế
hệ này qua thế hệ khác. Cách thức và trình độ giáo dục khác nhau cũng góp
phần ảnh hưởng đến sự nhìn nhận và tiếp thu về văn hóa.
+ Khía cạnh vật chất của văn hóa. Khía cạnh vật chất của văn hóa là toàn bộ
những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong cuộc sống của cải
vật chất do con người tạo ra. Khía cạnh vật chất của văn hóa có nghĩa là văn
hóa được biểu hiện trong các giá trị vật chất, văn hóa bao gồm tất cả những
sáng tạo hữu hình được biểu hiện trong các giá trị vật chất của con người.


Các giá trị văn hóa luôn gắn chặt với mọi hoạt động vật chất nhưng nó
không chỉ là cái đạt được mà còn là khởi nguyên mọi hoạt động của con
người, trong sản xuất của cải vật chất cũng như trong sáng tạo văn hóa. Khía
cạnh vật chất của văn hóa được thể hiện qua đời sống vật chất của một quốc
gia, ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong
nền kinh tế đó.

2. CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA THEO HOFSTEDE
- Khoảng cách quyền lực: thể hiện mức độ mà những thành viên của tổ chức ít
quyền lực hơn chấp nhận và cho được phân phối quyền lực không công bằng.
- Chủ nghĩa cá nhân/ Chủ nghĩa tập thể: là mức độ mà các cá nhân chỉ quan tâm
chính họ thay vì các thành viên trong nhóm (thường là gia đình).
- Né tránh bất định: là mức độ mà ở đó con người cảm thấy không thoải mái với
những điều không chắc chắn, mơ hồ.
- Nam tính/ Nữ tính: Nam tính/ Nữ tính: thể hiện sự phân phối vai trò cảm xúc
giữa những giới tính, trong đó, vai trò nam tính được nhìn nhận là ‘khó khăn’ trong
khi nữ tính lại là ‘mềm mỏng’. Văn hóa nam tính có xu hướng nhấn mạnh vào
những thành tích và hiệu suất kĩ thuật, trong khi văn hóa nữ tính nhấn mạnh vào

các mối quan hệ cá nhân và khả năng giao tiếp.
- Hướng tương lai: Mức độ các thành viên trong nền văn hóa cảm thấy thoải mái
với việc đáp ứng ngay lập tức hay có thể được trì hoãn của các nhu cầu về vật chất,
xã hội và cảm xúc.
- Tận hưởng/ kiềm chế: Mức độ các thành viên trong nền văn hóa cảm thấy thoải
mái với việc đáp ứng ngay lập tức hay có thể được trì hoãn của các nhu cầu về vật
chất, xã hội và cảm xúc.
B. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN.
I. Đôi nét về con người và đặc điểm khí hậu, thời tiết ở Nhật Bản.
 Vị rí địa lý: Đất nước Nhật Bản có 47 tỉnh nhưng dựa trên địa lý và lịch sử
đất nước thì các tỉnh này lại được chia thành 9 vùng khác nhau, gồm :


Hokkaido,Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu và
Okinawa. Mỗi vùng có phương ngữ, tập quán và truyền thống văn hóa riêng
biệt. Chẳng hạn như vùng Kanto, bao gồm cả Tokyo, và vùng Kansai, bao
gồm cả Osaka, mang đến cho du khách niềm say mê và thích thú khi so
sánh mọi thứ tương phản từ thực phẩm cho đến nghệ thuật biểu diễn truyền
thống.
Nhật Bản, cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng
cung, có diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm soải theo bên sườn phía đông lục
địa châu Á. Nó nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển
Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng
ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.
 Dân số: đất nước hoa đào hơn 128 triệu người đứng thứ 10 trên thế giới. Có
khoảng 343 người /km2, con số này cao hơn so với Hoa Kỳ (31 người
/km2), Pháp ( 110 người/km2), Bỉ ( 341người /km2).
 Đặc điểm khí hậu Nhật Bản:
Đặc điểm lớn nhất của khí hậu Nhật Bản là có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ
rệt. Mùa xuân từ tháng Ba tới tháng Năm. Mùa hạ từ tháng Sáu tới tháng Tám.

Mùa thu từ tháng Chín tới tháng Mười Một. Mùa đông từ tháng Mười Hai tới tháng
Hai.
Nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Vào mùa hạ, với nhiệt độ
và độ ẩm cao làm cho những người từ đại lục thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa
thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi. Vào đầu
mùa hạ, ngoại trừ Hokkaido ra, có mưa nhiều từ tháng Sáu đến giữa tháng Bảỵ
Mùa thu cũng tương đối có nhiều mưa. Hơn nữa từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu,
có nhiều bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật
Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hạị Ngoài ra các dãy núi chạy dọc chiều dài Nhật
Bản phân chia đất nước thành hai phần: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái
Bình Dương. Vào mùa đông phần biển Nhật Bản có nhiều tuyết rơi cũng là một
đặc điểm của khí hậu Nhật BảnNhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài
dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao
gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao
gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó
thường được biết đến với tên gọi “Quần đảo Nhật Bản”.


Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông
nghiệp, công nghiệp và cư trú. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30
trên thế giới.

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm
địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu: Hokkaidō: vùng
cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa
không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào
mùa đông.
- Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū’, gió Tây Bắc vào thời điểm
mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái
Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện

tượng gió Phơn.
- Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn
về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ..
- Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng
khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùaQuần đảo Tây Nam: Quần đảo
Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa
nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.
- Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm
2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū,
mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu,
các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
- Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý
của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và
Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa
của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía
Bắc các đảo. đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây
Nam.


- Trừ vùng á nhiệt đới Okinawa, hầu hết các vùng của Nhật Bản có tuyết rơi vào
mùa đông. Gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á tới bị chắn bởi hệ thống núi
đồi chạy dọc nước Nhật gây ra tuyết rơi nhiều từ Hokkaido tới trung tâm Honshu.
Ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Niigata và Fukushima hay vùng núi của khu vực
Hokuriku (Bắc Lục), chuyện tuyết rơi dày 3 mét là bình thường. Tỉnh Niigata là
một trong những nơi có nhiều tuyết nhất thế giới với kỉ lục tuyết dày 8 mét.
- Mùa nào đẹp nhất ở Nhật Bản: Như Sei Shonagon, một tác giả nữ thế kỉ thứ 10
đã viết trong tùy bút ‘Makura no shoshi’, mỗi mùa có cái thú riêng của nó. Bà viết
“Bình minh đẹp nhất trong mùa xuân, đêm đẹp nhất trong mùa hạ, hoàng hôn đẹp

nhất trong mùa thu và buổi sớm ban mai đẹp nhất trong mùa đông.” Mặc dầu vậy,
phần lớn người Nhật nói rằng mùa đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu. Đặc biệt là
đầu tháng Năm khi cây lá xanh tươi và khoảng từ cuối tháng Chín tới giữa tháng
11 – mùa lá đỏ. Họ thích những khoảng thời gian này vì thời tiết ổn định, lý tưởng
cho việc đi du lịch.

II - Nghiên cứu nền văn hóa nhật bản
1, Các yếu tố cấu thành văn hóa nhật bản
a, Ngôn ngữ
- Về nguồn gốc, khó xác định được chắc chắn nguồn gốc của ngôn ngữ Nhật Bản.
Phần đông học giả lập luận rằng tiếng Nhật có quan hệ với tiếng Triều Tiên và các
ngôn ngữ thuộc nhóm Altaic ở vùng Trung Á kéo đến phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Sự
giống nhau trong cách cấu tạo các động từ cho thấy chúng có chung nguồn gốc.
Nếu chỉ hạn chế trong phạm vi cú pháp thì tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên giống
nhau như hai ngôn ngữ anh em. Nhưng về từ vựng thì người ta thấy có nhiều điểm
khác nhau giữa hai ngôn ngữ này. Hệ thống phát âm cũng có những khác biệt:
tiếng Triều Tiên cho phép tập hợp các phụ âm và tạo ra những khác biệt giữa một
số âm nhất định. điều này không hề có trong tiếng Nhật.
Hiện nay nhiều ý kiến cho rằng tiếng Nhật có sự lai tạp (một thứ pha trộn phức tạp)
giữa ngữ pháp và cú pháp của ngôn ngữ Altaic với từ vựng của ngôn ngữ châu Úc.
Ngoài ra, một số học giả lại khẳng định rằng nó là một thành viên của họ Tây
Tạng-Miến Điện hoặc Mã lai-Polynexia ở phương Nam. Nói một cách ngắn gọn,


nguồn gốc của tiếng Nhật vẫn là một vấn đề đang được tranh cãi. Tuy thế, đa số
học giả cho rằng tiếng Nhật có nguồn gốc từ tiếng Triều tiên. Mặt khác, nhìn bề
ngoài, nhiều người cho rằng tiếng Nhật "giống" tiếng Trung Quốc. Quả thật, tiếng
Nhật có quan hệ chặt chẽ với tiếng Trung Quốc vì qua nhiều thế kỷ, tiếng Nhật đã
mượn rất nhiều từ của tiếng Trung Quốc. Nhưng những từ vay mượn này đơn giản
chỉ là sự giao lưu văn hoá còn về ngôn ngữ thì đây lại là hai thứ tiếng rất khác

nhau.
Tiếng Trung Quốc là tiếng đơn âm (hay phần lớn là song âm tiết biệt lập) với trật
tự Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ (SVO) trong khi tiếng Nhật lại là tiếng đa âm tiết
với sự cấu thành từ ngữ quá phức tạp và một trật tự Chủ ngữ - Tân ngữ - Động từ
(SOV). Sự khác biệt lớn này đã gây nhiều khó khăn khi người Nhật, vào thế kỷ
VIII và IX, cố gắng biến chữ viết Trung Quốc thành chữ viết riêng của mình. Nếu
cú pháp tiếng Nhật hướng người ta lên phía bắc và tây bắc lục địa châu Á thì
những khía cạnh trong bảng từ vựng và hệ thống phát âm (đặc biệt tiếng Nhật có
hệ thống âm tiết mở và cho phép lặp lại các từ đơn giản để tạo ra số nhiều) đã
hướng người ta xuống phía nam, nơi có nhóm ngôn ngữ châu Úc hoặc nhóm ngôn
ngữ Dravidian ở phía nam Ấn Độ.
Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tuỳ
theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính
trọng, tuỳ thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các
dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc
một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong
xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ. Điều này
cũng phần nào thể hiện sự phân cấp thứ bậc traong xã hội Nhật Bản. Một đặc
điểm cuối cùng nổi bật của tiếng Nhật là sự biểu hiện không rõ ràng. Có nhiều từ
có thể hiểu theo hai nghĩa.
 Nói tóm lại, tiếng Nhật bao gồm bốn thứ chữ viết và hệ thống ngữ pháp
không phức tạp nhưng lại phức tạp trong cách biểu hiện. Do đó, có thể
nói là một trong những thứ tiếng khó nhất thế giới.
b, Tôn giáo – tín ngưỡng
Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo. Người ta thờ cúng các anh hùng, các thủ
lĩnh xuất chúng của cộng đồng qua nhiều thế hệ, thờ cúng tổ tiên các vật linh


thiêng trong thiên nhiên như mặt trời, mặt trăng…Sau cải cách Minh Trị, đặc biệt
trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Thần đạo trở thành quốc giáo. Nhưng sau Chiến

tranh, Thần đạo không còn được hưởng bất kì một đặc quyền nào nữa mặc dù nghi
thức của nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Nhật Bản.
Ngày nay, Thần đạo tồn tại song song và đôi khi hoà quyện với đạo Phật trong ý
thức quần chúng. Trong khi Phật giáo hay đề cập đến kiếp sau thì Thần đạo lại
nhắc nhở người ta hướng tới cuộc sống hiện tại. Đa số người Nhật kết hôn theo
nghi thức Thần đạo nhung lại chôn cất theo nghi lễ đạo Phật.
Đạo Phật ở Nhật Bản hoàn toàn khác so với các dạng thường gặp ở Đông Nam
Á. Hơn 100 giáo phái khác nhau của đạo Phật đều thuộc về hoặc có nguồn gốc từ
một trong những giáo phái lớn được du nhập vào và phát triển tại Nhật Bản lúc ban
đầu như: Jodo, Jodo Shin, Nichiren Singon, Tendai và Zen. Năm 1947, Hội nghị
Hoà bình liên tôn giáo họp ở Hiroshima, chỉ trích những thái độ tiêu cực trong
chiến tranh và nguyện hành động vì hoà bình. Những giáo phái Phật cổ truyền gia
nhập Liên đoàn Phật giáo thế giới (1963). Nói chung, các tôn giáo truyền thống
của Nhật Bản không muốn có lập trường kiên định mà đi theo một đường lối hoà
bình chủ nghĩa chung chung, tránh gợi lên đấu tranh giai cấp, cố gắng duy trì hoà
bình và sự nhất trí cộng đồng kiểu làng xã mở rộng ra cho cả quốc gia.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một vài trào lưu tôn giáo mới có đà phát
triển trên cơ sở Thần đạo, số khác dựa trên đạo Phật và một số khác nữa dựa trên
cơ sở pha trộn các tôn giáo.
Năm 1549, đạo Cơ đốc giáo du nhập vào Nhật Bản. Khi Chiến tranh thế giới thứ
hai kết thúc, các nhà truyền đạo ngoại quốc quay trở lại Nhật Bản hoạt động. Lúc
này, do nhiều người dân mất lòng tin vào nước Nhật và tin tưởng vào nước Mĩ nên
đạo Cơ đốc giáo đã gây được sự chú ý. Hiến pháp sau chiến tranh đảm bảo tự do
tín ngưỡng và đã tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Các nhóm Cơ đốc giáo tích cực
hoạt động cho phong trào hoà bình. Những Lễ giáng sinh, đám cưới theo kiểu
Thiên chúa giáo trở thành một bộ phận của văn hoá đại chúng và hình ảnh của Cơ
đốc giáo đã trở nên thân thiện hơn với mỗi người dân Nhật Bản. Hiện nay, trong số
tín đồ Cơ đốc giáo ở Nhật Bản, số tín đồ Tin lành đông hơn (981000) số tín đồ
Thiên chúa (457000). Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện đạo Cơ đốc giáo chiếm
chưa tới 1% dân số. Từ đó có thể thấy rằng, đạo Cơ đốc có ảnh hưởng nhưng chỉ là

ảnh hưởng rất nhỏ trên đất nước Nhật Bản.


Ngoài những tín ngưỡng truyền thống, từ năm 1945 trở lại đây, ở Nhật Bản
xuất hiện rất nhiều tín ngưỡng mới hay những tổ chức tôn giáo mới.Về học thuyết,
chúng là sự hỗn dung của đạo Phật, đạo Kito, đạo Shinto và các tín ngưỡng hoàn
toàn mới. Hiện nay, số lượng tín ngưỡng mới đã lên đến hơn 3000 với khoảng 3040 triệu tín đồ. Nhật Bản có khoảng 15 tín ngưỡng lớn và có thế lực. Mỗi tín
ngưỡng lớn có trên 3 triệu tín đồ, những tín ngưỡng nhỏ có số lượng tín đồ ít hơn.
Tín ngưỡng lớn có mạng lưới đền chùa trên khắp nước Nhật và thu phục được
nhiều tín đồ trên thế giới. Các tín ngưỡng mới này đặc biệt quan tâm đến việc giải
quyết khó khăn của nữ giới và đề ra một số biện pháp sử dụng tài năng sức lực của
nữ giới.
Tính chất chung của các tôn giáo truyền thống Nhật Bản vô cùng phức tạp.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, các tôn giáo ngoại lai đều thay đổi, biến dạng và bị Nhật
hóa đi rất nhiều. Cả ba tôn giáo chính Phật giáo, Thần đạo, Cơ đốc giáo đều thể
hiện được hệ thống tổng hợp giải thích về tự nhiên, con người, xã hội và lịch sử nói
chung; là nơi gửi gắm tình cảm tôn giáo của người dân Nhật Bản. Trong Phật giáo
có “ cuộc đời của Phật”, trong Cơ đốc giáo có Chúa, trong Thần đạo có “con
đường của các vị thần”.
c, Lễ hội.
1. Lễ hội ném đậu đuổi quỷ.
Được tổ chức vào ngày mồng 3-4/2 là ngày đánh dấu sự kết thúc mùa đông
theo lịch âm dương cũ của Nhật, mọi người ném đậu xung quanh nhà để ngăn chặn
vận sui vừa cầu khấn …. Quỷ cút ra, may mắn mời vào ( oni wa soto, fuku wa
uchi)
2. Lễ hội búp bê
Diễn ra vào ngày 3 tháng 3
Lễ hội búp bê còn có những tên gọi đáng yêu khác là Sangatsu Sekku (lễ hội
tháng 3), Momo Sekku (lễ trái đào), Joshi no Sekku (Lễ hội của những bé gái).
Đây là ngày những gia đình Nhật cầu mong sự hạnh phúc và giàu có cho những

bé gái và giúp đảm bảo rằng chúng sẽ lớn lên khoẻ mạnh và xinh đẹp. Lễ hội được


tổ chức cả ờ trong nhà lẫn ngoài bãi biển. Cả hai phần đều có ý nghĩa bảo vệ tâm
hồn những bé gái khỏi tà ma. Những bé gái sẽ mặc những bộ kimono đẹp nhất và
đến thăm nhà bạn bè. Những bậc thang để trưng bày hina ningyō (búp bê hina, một
chuỗi những con búp bê được phân vai vế từ hoàng đế, hoàng hậu, người hầu, nhạc
công trong trang phục truyền thống cổ) được đặt trong nhà và các gia đình tổ chức
lễ hội với bữa ăn đặc biệt với hishimochi (bánh cả hình kim cương) và shirozake
(gạo ủ với sake).
3. Lễ thanh minh
Là ngày lễ kéo dài cả tuần vào ngày cuối tháng 3 trong 3 ngày trước và sau
xuân phân. Ở Nhật Bản thời kì trước và sau xuân phân, thu phân là cơ hội quan
trọng để đi viếng mộ và tổ chức các hoạt động tưởng niệm thân nhân và tổ tiên đã
qua đời. mọi người thường ăn bánh nếp được phủ bằng một lớp đậu đỏ đánh
nhuyễn và ngọt
4. Hanami-花見
Lễ hội Hanami được diễn ra trong khoảng tháng 4
Người ta thường gọi hanami là lễ hội ngắm hoa hay lễ hội hoa Anh Đào. Có
rất nhiều các lễ hội hoa được tổ chức ở đền Shinto trong suốt tháng 4. Tham quan
và dã ngoại để thưởng thức hoa, đặc biệt là hoa anh đào rất được ưa chuộng. Ở một
vài nơi, tiệc thưởng hoa được tổ chức vào một ngày truyền thống cố định. Đây là
một trong những hoạt động quan trọng nhất trong suốt mùa xuân. Nghệ thuật
thưởng hoa này đã có một tầm quan trọng lâu dài trong văn học, ca múa và nghệ
thuật của người Nhật. Ikebana -生花 (nghệ thuật cắm hoa) cũng là một phần thiết
yếu trong văn hoá Nhật và được phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện nay. Một vài
hoạt động chính trong thời gian lễ hội này là chơi trò chơi, nghe dân ca, trình diễn
hoa, diễu hành, nhạc hội, kimono, những sạp bán thức ăn và những thứ khác,
những đám rước tuyệt đẹp và các nghi thức tôn giáo. Những gia đình thường đi ra
ngoài để ngắm hoa anh đào.

Ngoài một số lễ hội trên thì Nhật bản còn một số lễ hội khác đó là..lễ hội sao-ngưu
lang chức nữ, lễ vu lan, lễ obon, lễ hội vận động, lễ giáng sinh, lễ Phật Đản….
d, Giáo dục.


Nhật Bản rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục nước nhà, là
một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới.
Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại
học, điển hình là các kỳ thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto.
Người Nhật Bản luôn coi trọng đến bằng cấp.
Chương trình đánh giá sinh viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới về kĩ năng và kiến thức của học
sinh mười sáu tuổi.
Tỷ lệ người mù chữ ở Nhật Bản bằng 0 và có 72,5% học sinh theo học lên
bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Theo thống kê năm 2001 thì tỷ lệ học sinh vào
đại học ở Nhật Bản là 48,6%, cao thứ 2 thế giới. Tỷ lệ học cấp 3 là 96.9%, do vậy
nhiều người có chủ trương đưa giáo dục cấp 3 thành giáo dục bắt buộc.
Nhật Bản với khoảng hơn 1.000 trường Đại học và Cao đẳng, chính phủ
Nhật Bản còn chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp,
trung học chuyên tu và các trường chuyên môn với mạng lưới dày đặc hơn 3.000
trường.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện nay được biết đến ở “Hệ thống 6 – 3 – 3 –
4″, nghĩa là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và
4 năm Đại học được xây dựng trên nền tảng Luật giáo dục cơ bản xây dựng từ năm
1947. Luật quy định giáo dục nghĩa vụ là 9 năm cho nên nhà nước miễn phí tiền
học và mua sách giáo khoa và cấp phát miễn phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9,
giáo dục từ cấp 3 trở lên là không bắt buộc. Còn bậc Đại học, quy định chung là 4
năm, nhưng với những ngành học như y khoa, thú y… thì hệ Đại học có thể kéo
dài đến 6 năm, hệ Cao đẳng thì từ 2 đến 3 năm.
Sau khi hết trung học cơ sở, nếu không vào trường trung học phổ thông thì

học sinh vẫn có thể chọn lựa trường trung học chuyên tu, chuyên nghiệp để sớm có
được kỹ thuật chuyên môn, đây cũng là sự lựa chọn của không ít giới trẻ Nhật Bản.
Để đáp ứng nhu cầu học ở bậc Đại học ngày càng tăng nhanh, kể từ những
năm 50 (thế kỷ XX), Ở Nhật Bản đã hình thành các trường Đại học Dân lập. Tuy
nhiên từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể để


hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của các loại hình dân lập này, bảo đảm chất lượng
của sinh viên đại học khi ra trường.
Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước
ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập cho sinh viên nước ngoài như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka…
Chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng
như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở… Ngoài ra, để
hỗ trợ cho các chi phí như học phí, phụ phí và các khoản sinh hoạt phí, sinh viên
được phép làm việc bán thời gian và vay từ Tổ chức học bổng của chính phủ, ngoài
ra còn có nhiều tổ chức khác từ chính quyền địa phương, cơ quan phi lợi nhuận
cũng góp phần không nhỏ về mặt tài chính hỗ trợ cho sinh viên.
Nhật Bản là một trong những đất nước có chất lượng học tập và chất lượng
giảng dạy tốt nhất thế giới, thành tích và năng lực của sinh viên các trường khác
nhau không chênh lệch nhiều, hầu hết sinh viên đều nắm rõ và làm chủ chương
trình học tập. Chính phủ Nhật đang định hướng phương pháp giảng dạy hiệu quả,
phù hợp nhất cho các giáo viên, giảng viên. Nhật Bản đang cố gắng từng bước để
tiêu chuẩn hóa trình độ giáo viên. Người dân Nhật rất không thích áp dụng phương
pháp giảng dạy của nước ngoài mà muốn đưa ra phương pháp của chính mình
nhằm phù hợp nhất với lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, lối sống, con người Nhật
Bản. Điều này đã tạo ra một nền giáo dục mang đặc trưng riêng của đất nước mặt
trời mọc.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật
Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường

học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.
e, Ẩm thực:
Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi
bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật
thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Do vị trí địa lý
bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu
phần ăn của người Nhật. Lương thực chính của người Nhật là gạo; người Nhật
cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi, được xem là
quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, các món ăn chế biến từ đậu nành cũng có tầm
quan trọng đặc biệt trong ẩm thực Nhật. Về thức uống, người Nhật nổi tiếng với


mạt trà, loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến; đây là loại trà chính
cho nghi lễ trà đạo, nghi lễ này tuân theo 4 nguyên tắc chính “hòa, kính, thanh,
tịnh”. Rượu gạo sakamai có nồng độ cao tên là sake, xuất phát từ các nghi lễ của
Thần đạo cũng rất phổ biến. Ngoài ra, các món ăn Nhật cũng thể hiện tư duy thẩm
mĩ tinh tế và sự khéo léo của người nấu khi được bày biện với chỉ vài miếng ở một
góc chén dĩa, để thực khách còn có thể thấy nét đẹp của vật dụng đựng món ăn.
 Triết lý ẩm thực
Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc,
ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng,
vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.So với
những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng
đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của
các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
 Ý nghĩa văn hóa
Nhiều món ăn Nhật tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi
người trong dịp năm mới: rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, món
đậu phụ chúc mạnh khỏe, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông
vui, món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc

trường thọ. Tôm biểu trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng
trường thọ.
 Dinh dưỡng
Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là ichi ju san sai: “một súp, ba
món”, ăn với cơm (do các võ sĩ thời kỳ Muromochi đặt ra). Nhiều thành
phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe. Bữa ăn
không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như
miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình trạng tắc
nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của não, mơ
chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol,
chè tươi giúp chống lão hóa tế bào.
 Phép lịch sự trên bàn ăn
• Xin phép trước khi ăn: dùng thành ngữ: “Itadakimasu”.
• Cảm ơn sau khi ăn xong: dùng thành ngữ: “Gochiso sama deshita”.
• Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác, chỉ có khi dốc cạn chai thì
mới được rót cho chính mình.
 Tính thiên nhiên trong ẩm thực Nhật Bản
Món ăn tươi sống
Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên. Đó là những
lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm ăn cùng


mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương
ngọt Nhật Bản và tương ớt.
Món ăn theo mùa
Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món
cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào. Mùa
hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành như món lươn, cà tím nướng, đậu
edamame, các loại mì lạnh như: mì sợi mỏng somen, mỳ tôm lạnh, các món đậu hũ
như: tào phớ Nhật Bản và khổ qua xào đậu hũ của vùng Okinawa. Tháng 5 là mùa

cá ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu. Mùa thu, người Nhật ăn khoai lang nướng, món
lăn bột chiên tempura và loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch
quả. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa
chuộng như bào ngư, dưa chuột và măng. Để xua tan cái lạnh của mùa đông, người
Nhật ăn lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn nóng shiruko. Ngoài ra,
người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết. Vào mùa đông, người Nhật cũng
chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới.
Món ăn ngày lễ


Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món không
thể thiếu là bánh giầy ozoni.
 Sushi



Mùa xuân (dấu hiệu: hoa anh đào nở): người Nhật thường ăn 5 món
Sushi hải sản: Hama-guri(làm từ trai biển vỏ cứng), sayori (làm từ cá biển), tori-gai
(làm từ sò trứng Nhật Bản), miru-gai(làm từ tôm, cua, trai, sò, vẹm) và kisu(làm từ
cá biển đen Nhật Bản).



Mùa hè (dấu hiệu: lá phong xanh tươi): người Nhật làm 4 món sushi hải sản:
awabi (làm từ bào ngư), uzuki (làm từ cá vược biển), anago (làm từ cá chình biển
Nhật Bản) và aji (làm từ cá ngừ Nhật Bản).



Mùa thu (dấu hiệu: lá phong đỏ): người Nhật ăn 3 món sushi là: Kampachi

(loài cá thường thay đổi khi chúng lớn lên, từ hiramasa – khi chúng còn nhỏ vào
mùa hè đến kampachi -mùa thu và sau cùng là buri -mùa đông), Kohada (làm từ cá
trích, cá mòi có chấm) và saba (làm từ Cá thu).




Mùa đông (dấu hiệu: tuyết): người Nhật ăn các món sushi hải sản: ika (làm
từ cá mực), aka-gai (làm từ trai biển lớn), hirame (làm từ cá bơn) và tako (làm từ
bạch tuộc).
Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển), maguro
(làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), và kampyomaki (bí cuộn tròn).
f, Thời trang:
 Thời trang truyền thống:

Khi nhắc đến trang phục Nhật, mọi người thường nghĩ ngay đến Kimono.
Trang phục truyền thống này là một trong những nét nổi bật nhất của văn hóa Nhật
Bản. Dù trang phục này không còn được sử dụng phổ biến nhưng thỉnh thoảng vẫn
có thể bắt gặp một vài cô gái Nhật trong trang phục Kimono vào các dịp lễ trang
trọng chẳng hạn như đám cưới… Kimono có rất nhiều loại. Kimono sẽ khác nhau
tùy theo mùa, độ tuổi, tình trạng hôn nhân người mặc và tuỳ theo sự kiện.
Furisode là loại kimono truyền thống dành cho các thiếu nữ độc thân.
Trang phục này có màu sắc tươi sáng, sặc sỡ, hoa văn đa dạng và thường được may
bằng lụa cao cấp. Furisode rất được ưa chuộng trong các sự kiện xã hội như trà
đạo, lớp học cắm hoa ikebana và tiệc cưới.
Một loại kimono truyền thống khác là Tomesode. Cũng giống như
Furisode, Tomesode thường cũng được mặc trong các sự kiện xã hội giống như
Furisode, chỉ khác là Tomesode dành cho phữ nữ đã lập gia đình. Loại kimono này
có phần tay áo ngắn, màu sắc và kiểu dáng có phần trầm hơn. Tomesode về cơ bản
có thể chia thành nhiều loại khác nhau phù hợp với từng sự kiện xã hội.

Yukata là một dạng khác của kimono truyền thống. Trang phục này dành
cho cả nam lẫn nữ và thường được mặc vào mùa hè. Đối với những dịp long trọng
hơn, kimono này sẽ được mặc kèm với dép gỗ geta và thắt lưng obi quấn quanh eo.
Yukata thường được may bằng chất liệu cotton nhẹ với kiểu dáng và màu sắc sặc
sỡ. Trang phục này được mặc nhiều trong các dịp lễ, hội hè và các nghi lễ tôn giáo
như Bon-Odori.
 Thời trang hiện đại


Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với thời trang đường phố. Một trong
những phong cách thời trang Nhật phổ biến nhất chính là Cosplay, một nét đẹp văn
hóa hội tụ trong cách mặc thật giống với nhân vật yêu thích trong manga, anime,
trò chơi và những bộ phim thần thoại. Từ cosplay được tạo thành bằng cách ghép
phần đầu của từ tiếng Anh 'costume' (trang phục) với từ 'play' (chơi), giải thích ý
nghĩa của toàn bộ ý tưởng cho phong trào thời trang. Những fan của cosplay rất
thích diện trang phục cosplay và thường tham gia nhiều cuộc thi trang phục
cosplay.
Một xu hướng thời trang khác rất nổi tiếng của Nhật đó là phong cách
Lolita. Phong cách này được lấy cảm hứng từ trang phục của trẻ em và người lớn
từ thời Vitoria. Phong cách này được chia thành nhiều biến thể nhỏ khác. Phong
cách phổ biến nhất là Gothic Lolita, sự pha trộn giữa hai phong cách dễ thương,
ngọt ngào như búp bê với phong cách hoang dã như goth và punk. Một ví dụ khác
cho phong cách Lolita chính là Sweet Lolita với những trang phục trẻ trung, nhí
nhảnh với gam màu dịu nhẹ, có nhiều ren và ruy băng. Classic Lolita mang nhiều
nét truyền thống hơn cả, gồm các trang phục trông đằm thắm, chững chạc hơn với
những gam màu sáng.
Một phong cách thời trang nổi tiếng khác của Nhật là Kogal. Người chọn
phong cách này thường là những thiếu nữ Nhật sống ở các đô thị lớn, muốn thể
hiện sự giàu có và am hiểu về các xu hướng thời trang và văn hóa mới nhất. Nét
đặc trưng nhất của phong cách này, ngoài cách ăn diện thời trang chính là làn da

rám nắng.
Phong cách thời trang cuối cùng nhưng thời thượng nhất là Ganguro, nghĩa
đen có nghĩa là 'khuôn mặt đen'. Tên này lý giải cho việc vì sao phong cách này
luôn gắn liền với làn da rám nắng. Những nét đặc trưng khác của phong cách này
là tóc nhuộm trắng, lông mi giả, son môi trắng, mí mắt đánh màu đen và trắng,
giày đế thô và quần áo sặc sỡ. Xu hướng này bắt nguồn từ giữa những năm 90 thời
của nữ ca sĩ nổi tiếng Amuro Namie.
g, Trò chơi truyền thống tại Nhật:
 Kendama.

- Kendama là một đồ chơi làm bằng gỗ, được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật
Bản cách đây khoảng hơn 200 năm. Hất trái cầu gỗ lên để nó rơi xuống cái đĩa nhỏ
nhất, rồi cái lớn nhất, tiếp theo là cái trung bình. Sau đó tung trái cầu gỗ sao cho lỗ


của nó vượt qua đầu cây trục nhọn. Kế tiếp, thi xem ai là người chơi nhanh nhất.
Để thêm hấp dẫn, giữ trái cầu gỗ với lỗ ngửa mặt lên, rồi ném cái cán lên cao để
đầu cây trục nhọn rơi vào lỗ. Có rất nhiều câu lạc bộ kendama ở Nhật.
Kendama là một loại đồ chơi đã được phổ biến tại Nhật Bản với cả trẻ em và người
lớn. Khi mới nhìn kendama lần đầu tiên ai cũng nghĩ đây là một trò chơi đơn giản
nhưng thực ra kendama là một trò chơi với hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau và người
chơi phải làm chủ được nó.
Đây là trò chơi được chơi ở bất cứ nơi nào và bởi bất cứ ai, cả nam giới và và nữ
giới, trẻ em và người già. Trò chơi này được cho là hữu ích trong việc tập trung và
kiên trì.
Ngày này, đồ chơi truyền thống này không chỉ là trò chơi giải trí mà nó còn là một
môn thể thao cạnh tranh với các cuộc thi đấu diễn ra trên khắp Nhật Bản.
 Origami

Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: ori là gấp hay xếp

và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng
chữ orikata.
Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ
nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều),
không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại.
Không giống như người ta thường nghĩ, các qui tắc origami truyền thống của Nhật
Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn origami hiện
đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.
Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta
thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng. Những
mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể
giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường
được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người
Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình
thức nghệ thuật.
Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc.
Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai
gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé


gái Nhật Sadako Sasaki năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu
tượng của hoà bình.
 Fukuwarai

Lễ hội mừng xuân ở Nhật sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi trò chơi
Fukuwarai, đó là một trò chơi tương tự trò gắn-đuôi-cho-chú-lừa Những người
chơi bị bịt mắt được đặt phía trước một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả.
Mục tiêu của trò chơi là phải đặt những mảnh giấy cắt theo hình đôi mắt, mũi và
mồm vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt.
Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868), và mọi người bắt

đầu coi đó như một trò chơi mừng xuân vào thời Taisho (1912-1926). Cho tới
khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, mới bắt đầu
chơi trò này ở nhà.
Ban đầu người ta chỉ dùng một dáng mặt duy nhất trong trò chơi này: khuôn
mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm, những
khuôn mặt khác, phản ánh từng thời kì người ta tạo ra nó, cũng được sử dụng rộng
rãi: các diễn viên nổi tiếng, các anh hùng truyện tranh,...
h, Văn hóa tình dục tại Nhật:
Ngày nay, người ta nhớ đến Nhật Bản không phải vì võ thuật, cũng chẳng phải vì
ẩm thực, mà bởi “cơn bão sex” đang hoành hành mạnh mẽ ở đất nước này. Một
điều đặc biệt, Nhật Bản là đất nước châu Á hiếm hoi, nơi người dân có tư tưởng rất
cởi mở và tự do về tình dục, thậm chí còn “thoáng” hơn nhiều nước phương Tây.
Đến Nhật Bản, người ta có thề bắt gặp đủ loại dịch vụ mua bán thân xác từ công
khai đến trá hình, với những thông tin quảng cáo giăng mắc khắp các ga tàu điện
ngầm hay tràn ngập trên mạng internet. Đối tượng “mua bán” dịch vụ đặc biệt
cũng rất phong phú, với đủ mọi độ tuổi và ngành nghề, từ học sinh, sinh viên, đến
những bà nội trợ, nhân viên văn phòng hay thậm chí cả những ông lão bảy, tám
mươi tuổi.
Làm thế nào để phân biệt được các giá trị đạo đức và tinh thần ở Nhật Bản?
Quan hệ với gái mại dâm không bị đánh giá vào đạo đức
Theo một nghiên cứu thì trong 100 nữ sinh THCS, có 13 em thường xuyên bán
dâm để lấy tiền tiêu. Khi lên bậc THPT, con số này đã tăng lên gấp đôi là 26 em và
cho đến bậc đại học, con số,này còn cao gấp nhiều lần. Ngoài lý do kiếm tiền để
thỏa mãn nhu cầu chưng diện của bản thân, một trong những lý do khiến nhiều nữ
sinh Nhật Bản lao vào con đường bán thân chính là cách nhìn nhận rất thoáng về
tình dục của người dân nước này. Họ không quy chụp những quan hệ liên quan đến
tình dục vào vấn đề đạo đức, mà coi đó như một nhu cầu tất yếu của con người,


như việc ăn và chơi vậy. Thậm chí, nhiều cô gái còn coi thân xác của mình là

những món hàng và phải tranh thủ tận dụng để kiếm tiền, làm lợi cho bản thân
trước khi bị “mất giá”, tức là bị già nua và xấu xí.
Đối với người Nhật Bản, tình dục và tình yêu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Tình dục là nhu cầu sinh lý, để kiếm tiền và không đòi hỏi tình yêu.
Đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành công nghiệp tình dục trong nước
phải kể đến lực lượng khách hàng hùng hậu, chính là đàn ông Nhật Bản. “Trăng
hoa” được coi là một đặc quyền cùa nam giới nước này. Đàn ông Nhật Bản cũng
cho rằng mình may mắn hơn đàn ông phương Tây, bởi không phải chịu trách
nhiệm trong những mối quan hệ với phụ nữ.
Một trong số đó là việc đến những nhà hàng để thưởng thức món “sushi khỏa
thân”, món ăn đã có lịch sử 1 ngàn năm. Thực khách sẽ được thưởng thức món
sushi được đặt trên cơ thể một người mẫu nữ nằm khỏa thân trên bàn ăn. Trong khi
đó, một số lượng dân văn phòng khác lại tìm đến những nhà hàng cung cấp những
tiếp viên để hầu rượu và ôm ấp. Một loại hình cũng rất được đàn ông Nhật Bản ưa
thích là tranh thủ những “chuyến tàu nhanh” với gái mại dâm trong những nhà thổ
chật chội và tăm tối. Đàn ông Nhật Bản coi đây là cách thư giãn sau những giờ làm
việc căng thẳng. Đối với họ, đó đơn giản là một trải nghiệm tình dục mới lạ ở một
địa điềm khác. Nó cũng gần giống với việc đưa vợ của mình đến “những khách sạn
tình yêu”, một loại hình nhà nghỉ dành cho những cặp vợ chồng. Đàn ông Nhật
Bản cho biết những ngôi nhà ở các thành phố lớn thường rất chật chội và có con
nhỏ, vì vậy họ thường đưa vợ đến khách sạn đề tìm cảm hứng mới lạ.
Tiếp cận với đời sống tình dục của người Nhật Bản, mới thấy nó khác xa so với vẻ
ngoài lạnh lùng và tác phong công nghiệp của người dân nước này. Bỏ qua những
đánh giá, quy chụp đạo đức và hệ lụy, người dân Nhật Bản vẫn tự hào thừa nhận
tình dục là một phần không thể thiếu trong đời sống. Chính nó đã góp phần tạo nên
nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ sở hoa anh đào.

2, Các khía cạnh văn hóa (theo Hofstede) tại Nhật
Biểu đồ điểm số các khía cạnh văn hóa theo mô hình Hofstede tại Nhật Bản:



1. Khoảng cách quyền lực cao:
Với một nền tảng văn hoá nhấn mạnh sự hoà hợp xã hội, người Nhật thường áp
dụng cách lãnh đạo đặt trọng tâm vào con người chứ không phải vào công việc.
Những người theo chủ nghĩa tập thể như người Nhật tin rằng nếu mọi người ít chú
ý đến lợi ích cá nhân và quan tâm tới mối quan hệ giữa người với người hơn thì
chắc chắn sẽ đạt được lợi ích tập thể. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của người Nhật là là
duy trì bầu không khí hoà thuận tại nơi làm việc. Không dựa nhiều vào các quy
định hay luật lệ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản thường sử dụng chuẩn mực văn hoá để
quản lý nhân viên và điều hành doanh nghiệp. Trong đời sống xã hội, sự tử tế,
trách nhiệm và áp lực đạo đức là những giá trị cơ bản quan trọng nhất nhằm duy trì
sự hoà hợp xã hội. Những yếu tố này cũng được áp dụng đầy đủ trong môi trường
kinh doanh. Chúng còn được sử dụng làm thước đo để đánh giá mối quan hệ giữa
lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Trong các công ty Nhật Bản, lãnh đạo thường
đóng vai trò là người bảo vệ nhân viên. Họ rất quan tâm đến lợi ích của nhân viên
(cả lợi ích vật chất và tinh thần), luôn thông cảm và tìm cách hỗ trợ nhân
viên trong công việc
 VD:
+ Tự xin giảm lương trong tình hình kinh tế khó khăn: Bên cạnh Haruka
Nishimatsu đến từ hãng hàng không Japan Air Lines, nhiều CEO khác đến từ đất


nước mặt trời mọc đều tuyên bố rằng họ sẽ chia sẻ gánh nặng của sự khủng khoảng
kinh tế bằng cách tự xin giảm lương. Satoru Iwata đến từ công ty sản xuất video
game Nintendo đã phát biểu rằng ông chấp nhận mức lương thấp hơn giống như
lãnh đạo của Toyata đã làm và từ chối nhận tiền thưởng trong 2 năm liên tiếp.
Tổng cộng, đã có rất nhiều lãnh đạo đến từ hơn 200 công ty Nhật Bản đã
xin cắt giảm lương của họ kể từ năm 2009 đến nay.
+ Đi làm bằng phương tiện công cộng: Haruka Nishimatsu, CEO của Japan Air
Lines đã từng phát biểu rằng một tổ chức không thể có người có mức chênh lệch

cao thấp kẻ trên cao, người dưới thấp được. Ông đã có nhiều việc làm để thể hiện
quan điểm đó của mình. Ví dụ, dù là CEO của một tập đoàn hàng không lớn, ông
thường xuyên đi xe buýt đi làm và ông cũng cắt mỗi đặc quyền điều hành của mình
khi ông phải sau thải nhân viên của mình. Các CEO khác luôn ngưỡng mộ ông và
đã lấy ông làm bài học để đời.
2. Mang chủ nghĩa tập thể cao:
Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay
thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành
viên trong nhóm, bất kể anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay
vinh quang mà nhóm đã đạt được tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường học
hay hội đoàn…
 VD:

Vài ngày sau thảm họa động đất và sóng thần, sự cố hạt nhân xuất hiện tại nhà máy
Fukushima I. Việc một trong các lò phản ứng của nhà máy này phát nổ, gây ra rò rỉ
chất phóng xạ đã làm cho cả một vùng dân cư rộng lớn phải di tản, người dân trong
vùng lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy. Tuy nhiên, nhiều công nhân trong
nhà máy điện Fukushima I và II vẫn làm việc miệt mài với nỗ lực làm mát lò phản
ứng. Phần lớn họ đều là cư dân tại các địa phương hứng chịu thiệt hại, nhiều người
trong số họ đã biết chắc người thân và nhà cửa bị sóng cuốn trôi hay vùi lấp trong
đống đổ nát, nhưng họ không vì thế mà bỏ vị trí, vẫn kiên trì bám trụ trong khu vực
khẩn cấp của nhà máy. Điều gì giữ họ ở lại với công việc trong khi đã hứng chịu
những mất mát to lớn như vậy? Đó chính là tinh thần trách nhiệm với tập thể công ty mà họ thuộc vào, và sau nữa là sự hy sinh bản thân vì lợi ích cộng đồng.
Còn những nhà lãnh đạo Nhật Bản? Ngay sau trận động đất, Thủ tướng Nhật Bản
Naoto Kan và Chánh văn phòng nội các Edano đã mặc quần áo bảo hộ trong tình
trạng khẩn lên truyền hình để trấn an người dân. Và sau đó, bộ quần áo bảo hộ màu
xanh nước biển đã trở thành hình ảnh quen thuộc của toàn bộ nội các Nhật Bản


trong các cuộc họp và khi đi công cán đến hiện trường vùng bị thiệt hại. Không

diễn đạt bằng lời nói sáo rỗng, nhưng tất cả các quan chức chính phủ trên từng vị
trí của mình đã hành động quyết liệt nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại cho dân
chúng và mau chóng đưa đất nước đi vào quỹ đạo ổn định.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị chủ quản nhà máy Fukushima I vừa qua
cũng đã bán các tài sản của mình bao gồm bất động sản và cổ phần tại Tập đoàn
KDDI, ước tính khoảng 100 tỉ yên để đền bù thiệt hại cho người dân. Trong hoàn
cảnh khó khăn do tổng thiệt hại đã lên tới 10.000 tỉ yên, số phận công ty không biết
sẽ ra sao, nhưng công ty này vẫn cố gắng chịu trách nhiệm ở mức cao nhất có thể.
3.Lẩn tránh rủi ro:

Biểu đồ điểm số lẩn tránh rủi ro của một số quốc gia trên thế giới
Nhìn vào biểu đồ ta thấy Nhật Bản là một quốc gia có điểm số tránh rủi ro khá cao
(khoảng 92) so với các quốc gia phát triển khác.Quốc gia có điểm số cao này sẽ
không sẵn sàng chấp nhận những điều mới lạ,những thay đổi mà họ chưa từng trải
nghiệm.Xã hội này thường sống bằng phong tục,truyền thống bằng những luật định
và suy nghĩ do người xưa để lại.Các tư tưởng mới thường khó xâm nhập vào Nhật
Bản
- Vì Nhật Bản là nước có chỉ số UAI cao nên họ cũng thích nhận người qua giới
thiệu hay tuyển dụng những người có thâm niên làm việc lâu dài là nhân tố đảm
bảo sự trung thành với tổ chức,điều này giúp giảm thiểu rủi ro về lãng phí trong
đào tạo,sự thay đổi nhân viên làm tiệt lộ nội bộ trong công ty.


×