Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học rất phù hợp với đổi mới mục tiêu của chương trình môn Thể Dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.97 KB, 11 trang )

I đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Trong nhà trờng hiện nay các môn học đang đợc đổi mới phơng pháp
dạy học theo hớng tích cực hoá ngời học. Đây là phơng pháp theo nghĩa
rộng, trong đó cần có các phơng pháp dạy học (PPDH) và cách tổ chức cụ
thể, phù hợp. PPDH thầy giảng trò nghe đợc xếp vào phơng pháp cũ phơng
pháp này làm cho học sinh thụ động. Vì vậy để tích cực hoá ngời học ngời ta
sử dụng hàng loạt các phơng pháp khác nhau trong đó có phơng pháp nêu
vấn đề, gợi mở vấn đề để học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu, khám phá những
kiến thức kỹ năng cần thiết. Để dạy học tích cực hoá bài học giáo viên phải
tổ chức lớp học, chia học sinh trong lớp thành nhiều tổ nhóm và chuẩn bị sẵn
các câu hỏi, phơng tiện để học sinh thảo luận, thực hiện thí ngiệm dới sự
giúp đỡ của giáo viên, sau đó từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trớc lớp.
Đây là một hình thức tích cực hoá ngời học vì sau khi trình bày sẽ xuất hiện
sự tranh luận, Đánh giá kết quả của các nhóm trong lớp với nhau rồi cùng đi
đến một kết luận .
Phơng pháp dạy học theo hớng tích cực hoá ngời học rất phù hợp với đổi
mới mục tiêu của chơng trình môn Thể Dục mới và có thể nói là một phần
quan trọng quyết định đến sự thành công hay không của chơng trình .
Mục tiêu của chơng trình cũ thiên về kiến thức, nên phơng pháp dạy học chú
ý nhiều đến giảng giải, phân tích, làm mẫu còn rất ít thời gian cho học sinh
tập luyện, PPDH này không còn phù hợp nữa ,bởi vì tập luyện ít thì không
thể thực hiện đợc mục tiêu kiến thức, mục tiêu sức khoẻ, thể lực học sinh .
Từ đó ta có thể hiểu PPDH mới chính là các phơng pháp trò chơi , Thi đấu
nhằm khai thác tính tự giác tích cực của học sinh và đó chính là các phơng
pháp đa học sinh vào hoạt động theo hớng tích cực hoá ngời học . Phơng
pháp trò chơi ở đây không đơn thuần là những trò chơi vận động cụ thể nào
đó, hay các trò chơi theo nghĩa rộng nh các môn bóng đá, bóng chuyền, cầu
lông , đá cầu... Mà kể cả những động tác đơn lẻ nào đó cũng có thể dạy dới
các hình thức trò chơi . Phơng pháp này rất phù hợp với lứa tuổi học sinh đặc
biệt là học sinh THCS .


Theo mục tiêu mới của chơng trình có sự chú ý nhiều hơn so với trớc về
sức khoẻ thể lực học sinh vì vậy bản thân ngời giáo viên cần suy nghĩ , chuẩn
bị trớc mỗi giờ lên lớp cách áp dụng tích cực hơn 2 phơng pháp trò chơi và
thi đấu .
áp dung phơng pháp dạy học tích cực hoá học sinh chắc chắn giờ học sẽ
sinh động sôi nổi hơn , hiệu quả giờ học cũng cao hơn .
II. Nội dung, phạm vi nghiên cứu
1, Đặc điểm của trò chơi đối với các lứa tuổi.


ở các trờng THCS trò chơi có tính chất hoạt động đợc sử dụng để nâng
cao động tác kỹ năng cơ bản đã học trong giờ thể dục nh đi, chạy, ném, vợt
chớng ngại vật vv.. Nội dung trò chơi ở lứa tuổi cấp 1 khác với ở lứa tuổi trớc
khi đi học là nó đợc nâng cao rõ rệt mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
ngày càng đợc gắn bó . Do đó mà phần thi đua tập thể đợc phát triển .Sự phối
hợp những động tác trò chơi cũng ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn
hơn .
Đối với lứa tuổi học sinh cấp 2 yêu cầu của trò chơi cao hơn , tính chất
nội dung phức tạp hơn , thời gian chơi đợc kéo dài hơn , cự ly chạy, nhảy,
ném cũng dài hơn . Nội dung trò chơi chủ yếu thờng là các trò chơi có tính
bổ trợ cho các môn chạy, nhảy, và các môn thể thao tự chọn khác....
2, ý nghĩa tác dụng của trò chơi
a , ý nghĩa của trò chơi
Trò chơi không phải là một thứ mua vui đơn thuần giải trí trong chốc
lát mà có ý nghĩa giáo dục giáo dỡng rất quan trọng, góp phần tích cực vào
việc giáo dục học sinh về mặt đạo đức , trí dục và sức khoẻ.
Nh ta thờng thấy trong thời gian chơi các em học sinh luôn luôn biểu hiện
tính tích cực sáng tạo và tính tự giác, mọi hành động của những ngời tham
gia trò chơi thờng chịu sự chỉ đạo và ràng buộc bởi những quy tắc nhất định .
Do dó có thể rèn luyện cho học sinh biết giữ kỷ luật làm cho các em thân

nhau, tôn trọng và giúp đỡ nhau , nhờ vậy các em tăng thêm đợc tính đoàn
kết , thơng yêu đùm bọc lẫn nhau , cũng từ đó tình bạn chân thành đợc nảy
nở , trò chơi còn bồi dỡng cho các em rất nhiều đức tốt nh gan dạ , dũng cảm
, mu trí, nhanh nhẹn, tháo vát ...
b. Tác dụng của trò chơi
Trò chơi có tác dụng phát triển thân thể tăng cờng sức khoẻ cho các
em học sinh , ngoài những hình thức luyễn tập thể dục thể thao , trò chơi
cũng là biện pháp rèn luyện thân thể
Trò chơi không những có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức , làm
cho thể lực tăng cờng . Mà còn có thể thúc đẩy việc phát triển trí lực nữa ,
khi chơi trò chơi các em thờng thấy đợc vui vẻ ,sảng khoái, trò chơi giúp các
em hiểu biết nhanh chóng ,và sâu sắc những hoàn cảnh xung quanh , tiếp thu
đợc những cái hay, cái mới một cách nhanh chóng , nhạy bén , trong khi chơi
đòi hỏi các em phải suy nghĩ , phân tích tổng hợp tình hình để có phản ứng
mau lẹ , xử lý tình huống đúng đắn kịp thời .Trò chơi còn có tác động đến
việc bồi dỡng học sinh tham gia lao động.
Vậy để thực hiện tốt trò chơi trong quá trình giảng dạy . Chúng ta
phải đa ra những trò chơi hợp lý phù hợp với lứa tuổi và từng nội dung học.


III, Phân loại trò chơi
Trong tròng THCS các loại trò chơi đều đợc thể hiện nhng có 3 loại
trò chơi. trí tuệ, vận động, s phạm đựoc phổ biến . Nhng đối với bộ môn thể
dục thì trò chơi vận động bổ trỡ cho từng nội dung trong từng tiết học là phổ
biến . Nhng trong các trò chơi đó ngòi ta lại chia thành hai loại trò chơi đó là
trò chơi không chia thành đội và trò chơi chia thành đội.
1, Trò chơi không chia thành đội
Đây là những trò chơi mang tính cá nhân . muốn thể hiện mình trớc
lớp hoặc muốn thi với một ai đó cùng giới hay khác giới v..... Nhng những trò
chơi này cũng phai có quy tắc và kỷ luật , loại trò chơi này ít thể hiện đợc

tính tập thể và tinh thần thi đua giữa các tổ nhóm ...
2, Trò chơi có chia đội
Loại trò chơi này đợc tiến hành với điều kiện chia ngời chơi thành
những đội có số ngòi và sức lực ngang nhau , mội đội phải hành động với
một sự phối hợp đồng đều và có thứ tự nhất định . Loại trò chơi này đề cao đợc tính tập thể , tính hợp đồng trong khi chơi do đó thích hợp với lứa tuổi học
sinh đặc biệt là học sinh THCS.
IV. áp dụng các phơng pháp trò chơi thi đấu nh thế
nào để mang lại hiệu quả giờ học cao nhất
Bản thân tôi thiết nghĩ việc áp dụng trò chơi thi đấu một cách hợp lý
theo từng nội dung vào trong từng tiết dạy là việc làm hết sức cần thiết , bởi
vì sẽ không chỉ làm cho tiết học vui tơi , sôi nổi mà lúc này các em thể hiện
đợc tính tự giác một cách triệt để , muốn thể hiện mình trớc lớp , sự kích
thích này là hết sức cần thiết , đặc biệt trong lĩnh vực thể thao.
Tuy vậy nếu ngời giáo viên chỉ sử dụng các trò chơi vận động một cách
thụ động , lặp đi lặp lại thì chỉ tránh đợc sự nhàm chán trong tiết học hay
trong nội dung đó , nhng với thời gian một học kỳ hay cả năm học thì sẽ dễ
gây nên sự nhàm chán . Chính vì vậy việc áp dụng các trò chơi thi đấu vào
giảng dạy bộ môn cũng đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên . Phải biết chọn trò
chơi nh thế nào là hợp lý . Phải căn cứ vào mục đích yêu cầu , căn cứ vào đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh , địa điểm sân bãi thời gian thi đấu v...
1, Cách chọn trò chơi nh thế nào cho phù hợp
Trò chơi có rất nhiều loại vì thế không thể áp dụng trò chơi một cách tuỳ
tiện . Mà phải chon trò chơi cho phù hợp với từng nội dung trong tiết học hay
từng nội dung học , vừa làm cho giờ học vui tơi , học sinh tự giác mà còn bổ
trợ cho nội dung đó và tăng cờng thể lực cho học sinh .
Trong quá trình chon trò chơi ngời giáo viên phải biết đợc đặc điểm tâm
sinh lý học sinh thì khi hớng dẫn mới có tác dụng .


Bên cạnh đó giáo viên khi chọn trò chơi phải tuỳ thuộc vào địa điểm , dụng

cụ , sân bãi có thể tiến hành dợc hay không? số ngời chơi nhiều hay ít thời
gian để chơi là bao nhiêu?
Muốn trò chơi có hiệu quả có tác dụng ngòi giáo viên cũng phải chú ý
đến vấn đề thời gian . Nếu thời gian ít nên chọn trò chơi đơn giản còn thời
gian dài thì trò chơi phức tạp hơn nhng hiệu quả và tác dụng phải chính xác
với mục đích mình đa ra cho trò chơi.
2, Hớng dẫn thực hiện trò chơi
a, Tổ chức
Muốn thực hiện trò chơi có kết quả đầu tiên giáo viên phải chú ý đến
khâu tổ chức , làm tốt khâu này trò chơi mới đợc tổ chức dễ dàng. Các em
chơi mới hào hứng , tích cực , tự giác trong quá trìng chơi .
Tuỳ theo trò chơi mà tổ chức đội hình hàng dọc , hàng ngang hay vòng
tròn.
Khi chia đội cần chú ý chia số nguời cho đều nhau, về số lợng , về sức
khoẻ , các em lớn hoặc nhỏ , trai hay gái cho đồng đều . Làm đợc điều đó trò
chơi mới có tác dụng tốt , các em chơi nhiệt tình , hào hứng mục đích sẽ đạt
cao hơn
b, Thực hiện trò chơi
-Trớc khi chơi giáo viên phải nêu tên trò chơi , phổ biến nội dung và
cách tiến hành trò chơi,, mục đích , tác dụng của trò chơi . Nếu trò chơi mới
giáo viên phải giải thích và làm mẫu rõ cách chơi, luật chơi cho học sinh
hiểu để hạn chế đợc những trờng hợp phạm quy , phạm luật trong quá trình
chơi.
Một số trò chơi cần trọng tài thì có thể do giáo viên điêù khiển hoặc
chỉ định các em học sinh có uy tín đợc tập thể tin cậy ra làm .Khi kết thúc trò
chơi phải đúng lúc căn cứ vào thời gian , hay căn cứ vào các hiệp đấu để
phân ra đội thắng , đội thua.
c, Nhận xét tổng kết trò chơi
Sau khi kết thúc trò chơi nhiệm vụ của giáo viên là phải nhận xét đánh
giá kết quả của trò chơi , nhận xét tinh thần thái độ , nếu có hiện tợng xấu ,

hay phạm luật cần nêu lên nhắc nhở để các em rút kinh ngiệm ...
Tóm lại muốn hớng dẫn tốt trò chơi cần phải biết cách chọn trò chơi cho
phù hợp để đạt đợc mục đích , yêu cầu của tiết học , nội dung học. Phải
chuẩn bị sân bãi, dụng cụ thật chu đáo và khi hớng dẫn phải đầy đủ , rõ ràng
, tổ chức trò chơi một cách khoa học thì chắc chắn sẽ đạt kết quả cao trong
quá trình gỉảng dạy .


V. trong chơng trình giảng dạy nên đa dang hoá
các trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy
Bên cạnh việc áp dụng những trò chơi thông thờng trong sách giáo
khoa , ngời giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác phù hợp với
từng nội dung tiết học và có tác dụng thiết thực đến giờ học.
Để hoàn thành mục tiêu môn học và để chứng minh đợc phơng pháp trò
chơi thi đấu đợc áp dụng thờng xuyên trong giờ dạy môn thể dục sẽ đem lại
hiệu quả cao .
Trong quá trình giảng dạy tại trờng THCS học kỳ I năm học 20072008, Tôi đã không ngừng sáng tạo và áp dụng nhiều trò chơi thi đấu vào
trong chơng trình dạy.
*Một số ít trong nhiều trò chơi đã đợc tôi áp dụng vào giảng
dạy nh sau:
1. Trò chơi : Thi đi nhanh- chạy nhanh.
a) Mục đích của trò chơi .
- Phát triển sức nhanh , sức mạnh của chân và đặc biệt ở phần đi bộ
yêu cầu học sinh đạp sau một cách tích cực.
b) Dụng cụ rất đơn giản:
Một số cờ nhỏ cắm vạch xuất phát và đích cũng nh để học sinh trao
tay nhau .
c) Nội dung và phơng pháp thi đấu :
Giáo viên chia lớp thành hai hoặc bốn nhóm ( có số ngời , số nam,
số nữ, bằng nhau ) các nhóm tập hợp thành hàng dọc . Khi có lệnh xuất phát

ngời đầu hàng sẽ đi bộ (nhanh)ở một nửa quãng đờng và chạy nhanh về ở
một nửa quãng đờng còn lại (sau khi vòng qua cờ ) . Sau khi trao cờ (khăn
quàng) hoặc chạm nhẹ vào tay ngời thứ hai rồi đi ra khỏi hàng , ngời thứ hai
tiếp tục đi nhanh (1/2 quãng đờng ) vòng qua cờ thì chạy nhanh về trao
cờ(hoặc chạm tay) cho ngời thứ ba. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến ngời cuối
cùng . Đội nào có ngời cuối cùng về đích trớc là đội đó thắng Trò chơi có thể
đợc tổ chức 1 hiệp hoặc 3 hiệp tuỳ vào giáo viên hoặc thời gian.

Sơ đồ tổ chức trò chơi :

..... .


.....
20 25m

d) Một số điều cần lu ý :
- ở nửa quãng đờng ban đầu ngời chơi phải đi bộ không đợc chạy
- Ngời thứ hai trở đi chỉ đợc xuất phát sau khi đã nhận cờ (hoặc đã chạm đợc
tay) của ngời chạy về.
2 . Trò chơi Chạy dích dắc tiếp sức
a)Mục đích : Trò chơi nhằm phát triển tố chất nhanh và tính khéo léo ở
học sinh (Đặc biệt đối với học sinh khối lớp lớp 8 ) khi học nội dung chạy đờng vòng của kỹ thuật chạy bền
b). Đồ dùng : -10-12 cái cờ , cao 0,8m 1 m và một số cờ nhỏ dùng
để cắm ở vạch xuất phát và trao tay.
c) Nội dung , phơng pháp tổ chức :
- Giáo viên chia lớp thành 2 (hoặc 4 nhóm)có số ngời số nam, số nữ tơng đơng nhau . Các đội đứng xếp thành hàng dọc .
- Khi có lệnh của trọng tài ngời đầu hàng cầm cờ nhỏ (hoặc khăn quàng )
nhanh chóng chạy dích dắc qua một số cờ đợc cắm sẵn , sau khi vòng qua cờ
cuối cùng thí chạy nhanh thẳng về và trao cờ (khăn quàng) cho ngời thứ hai,

ngời thứ hai cầm cờ tiếp tục chạy dích dắc qua một số cờ và vòng về trao cho
ngời thứ ba..... trò chơi cứ tiếp tục nh vậy cho đến hết . Đội nào có ngời cuối
cùng về trớc mà không phạm luật là đội đó thắng .

sơ đồ trò chơi thi đấu:

..... .
..... .

20 25m

d) Một số điều luật cần lu ý khi chơi :


- Ngời chơi khi chạy đi phải chạy dích dắc qua từng cờ khi chạy về mới đợc
chạy thẳng .
- Ngời chạy thứ hai trở đi chỉ đợc xuất phát khi đã nhận đợc cờ (hoặc khăn
quàng ) của ngời chạy về . Ngời chạy về trao cờ xong đi ra khỏi hàng và về
đứng sau cùng của hàng mình.
- Ngời chạy phải xuất phát sau vạch
3. Trò chơi chạy tiếp sức :
a) Mục đích:
-phát huy sức nhanh, sức mạnh và sức bền tốc độ của học sinh.
b)Đồ dùng :
-Một số cờ cắm góc và điểm đã định trớc cho các tốp , một số cờ nhỏ dùng
để trao tay (4-5 cái ), có thể dùng khăn quàng .
c) Nội dung và phơng pháp tổ chức :
- Giáo viên chia lớp thành 2,3 hoặc 4 nhóm (tuỳ vào sĩ số của lớp.)
- Khi có lệnh xuất phát , tốp thứ nhất nhanh chóng cầm cờ (hoặc khăn quàng
)chạy đến địa điểm đã định (có tốp thứ hai chờ sẵn) thì trao cờ cho tôp thứ

hai . tốp thứ hai nhận cờ và tiếp tục chạy đến địa điểm mà tốp thứ 3 đang chờ
sẵn và trao cờ cho tốp thứ 3 . tốp thứ 3 cầm cờ và tiếp tục chạy ...... Trò chơi
cứ tiếp tục cho đến hết tốp cuối cùng của các nhóm . Nhóm nào có ngời cuối
cùng của nhóm cầm đợc cờ chạy về đích trớc là nhóm đó thắng cuộc .
*sơ đồ trò chơi

d) Một số điều cần chú ý :
- Xuất phát đúng hiệu lệnh
- Ngời thứ 2 trở đi khi nhận đợc cờ thì mới đợc chạy tiếp.(Giao cờ đúng địa
điểm quy định )


4. Trò chơi : Nhảy bao bố
a, Mục đích của trò chơi
Phát huy sức mạnh của đôi chân , tính khéo léo, nhanh nhẹn cho học sinh
b, Đồ dùng day hoc :
4 cái cờ nhỏ cao 0,8- 1mét và một số cờ nhỏ cắm ở vạch xuất phát và trao
tay.
c, Nội dung và phơng pháp tổ chức
- Giáo viên chia lớp thành hai hoặc 4 nhóm (có số ngời bằng nhau , số nam ,
số nữ tơng đơng nhau) các nhóm tập hợp thành hàng dọc. Ngời đầu hàng
lồng hai chân vào bao chờ sẵn .
Khi có lệnh xuất phát ngời đầu hàng bật nhảy bằng hai chân lên vòng qua
cờ và nhảy về trao bao cho ngời thứ 2, ngời thứ hai nhanh chóng bỏ chân vào
bao bật nhảy lên vòng qua cờ bật nhảy về trao bao cho ngời thứ 3 ngời thứ 3
cứ thế cho đến hết . Đội nào có ngời cuối cùng về trớc là đội đó thắng . Trò
chơi có thể chơi 1 hiệp hay 3 hiệp tuỳ thuộc vào giáo viên.
Sơ đồ tổ chức trò chơi.

..... .

..... .
..... .
..... .

* Đối với môn tự chọn bóng chuyền tôi đã đa vào trò chơi:
5, Trò chơi :
Chuyền và bắt bóng tiếp sức
a, Mục đích và ý nghĩa :
- Phát triển sức mạnh của các ngón tay và cả cánh tay.
b , Dụng cụ rất đơn giản :


Chỉ cần 4 6 quả bóng chuyền tuỳ thuộc vào số học sinh hai vạch vôi
giới hạn kẻ sẵn .
c , Nội dung và phơng pháp thi đấu.
Giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm có số ngời bằng nhau . Các nhóm
tập hợp thành hàng dọc .mỗi nhóm cử một đại diện của nhóm mình lên đứng
ở vạch vôi thứ hai quay mặt về phải đội của mình .
Khi có lệnh của trọng tài ngời đầu hàng nhanh chóng chuyền bóng cho
ngời đứng trên và chuyển nhanh ra khỏi hàng . ngời đứng trên nhanh chóng
chuyền bóng cho ngời thứ hai ngời thứ hai cứ nh thế cho đến ngời cuối
cùng .Đội nào có ngời cuối cùng chuyền bóng đi nhanh hơn ít để bóng rơi
hơn đội đó thắng .
d , Sơ đồ trò chơi :

xxxxxxx
xxxxxxx
xxxxxxx

x

x
x

e , Một số điều cần lu ý khi chơi :
- Phải thực hiện khi có lệnh của trọng tài .
- Phải chuyền bóng phía sau vạch vôi.
6 , Một số trò chơi thể hiện tính đơn lẻ :
+ Khi cho học sinh lớp 7 học động tác giậm nhảy giáo viên cũng cho các
tổ nhóm thi với nhau xem tổ nào có số ngời đúng nhiều hơn ..
+ Khi cho học sinh lớp 8 ôn động tác tại chỗ dang tay trong kỹ thuật
chạy cự ly ngắn giáo viên cũng cho các tổ nhóm thi với nhau xem tổ , nhóm
nào đúng nhiều hơn .
Bên cạnh các đông tác đơn lẻ giáo viên có thể tìm ra những hoc sinh
thực hiện đợc động tác nhanh sau một thời gian ngắn khi giáo viên đã giải
thích và làm mẫu lên thực hiên . vừa là để cho các em học sinh cả lớp quan
sát vừa để giáo viên nhận xét đúng sai nếu đúng nên động viên , khích lệ
những em học sinh đó từ đó trong quá trình học cac em sẽ hứng thú tập luyễn
hơn. Từ đó học sinh mới thể hiện đợc hết khả năng của mình về sự tiếp thu
bài của giáo viên.
VI . kết quả đạt đợc :


Trớc khi đa ra kết quả cuối học kỳ I năm học 2007- 2008 tôi đa ra kết
quả khảo sát đầu năm với 4 lớp 9 cụ thể nh sau :
Tổng số học sinh đợc khảo sát là 126 em :
Trong đó giỏi là : 13 em đạt tỷ lệ
10.3%
Khá là
:79 em đạt tỷ lệ
62.7%

Đạt là
: 24 em đạt tỷ lệ 19.0%
Cha đạt là
:10 em đạt tỷ lệ
8,0%
Sau khi áp dụng trò chơi thi đấu với mức độ khác nhau ở các lớp khác
nhau trong cùng độ tuổi , đã cho thấy kết quả đánh giá xếp loại ở cuối học kỳ
I của các khối lớp 9 năm học 2007- 2008 có sự chênh lệch rất đáng kể .
Cụ thể nh sau:
+ ở lớp 9A và lớp 9C tôi đã áp dụng thờng xuyên và đa dạng các hình
thức trò chơi vào trong các tiết học .
+ ở lớp 9B và 9D tôi áp dụng hình thức trò chơi thi đấu nhng không thờng xuyên, không đa dạng .
Kết quả cụ thể nh sau :
+ Lớp 9A( sĩ số 27) +lớp 9C (sĩ số 33) =60 em .
- Trong đó đạt rèn luyện thân thể là 60
em . Đạt tỷ lệ là
100 %
- Trong đó xếp loai giỏi là :
22 em . Đạt tỷ lệ là
36.6 %
- Xếp loại khá là
:
38 em . Đạt tỷ lệ là
63.4 %
- Xếp loại đat và cha đạt là không có.
+ Lớp 9B (sĩ số 36) +lớp 9D (Sĩ Số 30) =66 em.
- Trong đó đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể là 60 em . đạt tỷ lệ 100 %
- Tuy nhiên xếp loại giỏi là 12 em đat tỷ lễ 18.2 %
- Xếp loại khá
là 41 em đạt tỷ lệ 62.1 %

- Xếp loại đạt
là 13 em đạt tỷ lễ 19.7 %
VII , kết luận chung
Thông qua kết quả cho thấy : việc áp dụng phơng pháp mới vào giả ng
dạy bộ môn Thể Dục , nếu giáo viên áp dụng một cách thụ động , không chịu
khó sáng tạo để áp dụng hình thức trò chơi thi đấu một cách đa dạng và hợp
lý thì hiệu quả giờ dạy sẽ không cao . Nh vậy có thể kết luận : Để hoàn thành
tốt mục tiêu học ,cũng nh mục tiêu chung của môn học thì ngời giáo viên
không chỉ đơn thuần áp dụng phơng pháp mới một cách thụ động , mà cần
phải sáng tạo sử dụng một cách hợp lý nhất các dạng trò chơi thi đấu vào
trong từng tiết dạy , theo từng nội dung bài học , không để giờ học nặng nề ,
căng thẳng , mà làm cho giờ học phải vui tơi, hấp dẫn ,nhẹ nhàng nhng đạt
hiệu quả cao...


-

VIII , tài liệu tham khảo :
Sách GV thể duc lớp 6 nhà xuất bản bộ giáo dục
Sách GV thể dục lớp 7 nhà xuât bản bộ giáo dục
Sách GV thể dục lớp 8 nhà xuất bản bộ giáo dục
Sách GV thể dục lớp 9 nhà xuất bản bộ giáo dục
- Tài liêu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III 2004 - 2007

quyển 1.
-

Tai liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III 2004 - 2007

quyển 2

Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở



×