Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

hướng dẫn một số hoạt động ngoại khoá Địa lí ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.85 KB, 8 trang )

I. Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài:

Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học góp phần tích cực vào việc nâng
cao, mở rộng vốn tri thức của học sinh, rèn luyện kĩ năng địa lí, tăng cờng hứng
thú học tập bộ môn và lòng giáo dục yêu quê hơng đất nớc Đó là một trong
những con đờng để thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học địa lí theo định hớng
Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dỡng phơng pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui
hứng thú học tập cho học sinh ( Điều 24.2. Luật giáo dục).
Trong thực tế ở trờng cơ sở hiện nay do có nhiều lý do khác nhau nên
ngoại khoá cha đợc pháp huy tác dụng nó vốn có. Tuy vậy ngoại khoá cha đợc
phát huy tác dụng nó vốn có. Tuy vậy, ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy
học có nhiều tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiện quả dạy học địa lí cần
phát triển, đặc biệt trong tình hình đổi mới phơng pháp dạy học hiện nay.
Từ những vấn đề nêu trên cùng các kiến thức của bản thân tích luỹ trong
quá trình học tập và kinh nghiệm trong quá trình công tác, tôi mạnh dạn soạn và
hớng dẫn một số hoạt động ngoại khoá Địa lí ở trờng THCS để các bạn đồng
nghiệp tham khảo và góp ý .
2, Mục tiêu cần đạt.

a, Mục tiêu :
- Đối với giáo viên: biết tổ chức hoạt động ngoại khoá một cách thuần
thục . Nội dụng ngoại khoá phải kết hợp một cách chặt chẽ với nội khoá, cũng cố
vận dụng kiến thức nội khoá trong thực tiễn, có tác dụng gây hứng thú học tập ở
học sinh.
- Đối với học sinh: Thích thú với môn học , pháp huy các năng lực sở trờng vốn có của mình. Chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng phơng pháp mới.
- Kiến thức địa lý:
- Chơng trình địa lí THCS.
- Phơng pháp:


+ Theo dõi trong một thời gian dài .
+ Pháp huy điều tra theo đơn vị lớp, khối
+ Sơ kết, tổng kết.
b, Nhiệm vụ đề tài:
1


Qua thực tiển về tình hình học tập môn địa lí THCS, đề tài này giúp học
sinh biết cách học, cách khai thác kiến thức qua hoạt động ngoại khoá, từ đó
nắm vững kiến thức một cách chủ động, tăng cờng hứng thú học tập bộ môn và
giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hơng , đất nơc.
c, Đối tợng nghiên cứu:
Học sinh trờng THCS Triệu Thành- Tiệu Sơn- Thanh Hoá.
d, Phơng pháp làm đề tài .
- Tham khoả tài liệu, từ đó đa ra các quy trình và hình thức tổ chức hoạt
động ngoại khoá phù hợp với đối tợng học sinh.
- Trực tiếp áp dụng vào công tác giảng dạy để rút kinh nghiệm, rút ra kết
luận chung và thực tiễn đề tài .
e, Thời gian thực hiện:
Qua năm học 2005 2006, tổng kết vào tháng 4/2006.

II. Nội dung
Chơng I:

Cơ sở lí luận

Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt
buộc trong chơng trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số
hay số động học sinh có hứng thú , yêu thích bộ môn và ham muốn tím tòi, sáng
tạo các nội dung học tập địa lí, dới sự hớng dẫn của giáo viên.

Hoạt động ngoại khoá địa lí ở trờng THCS có một vị trí quan trọng bởi vì:
Khối lợng tri thức nhân loại , trong đó có tri thức địa lí ngày càng tăng
nhanh chóng. Trong nhà trờng không thể học hết tất cả, mà chỉ đa voà những
kiến thức cơ bản nhất của khoa học địa lí. Và ngay trong từng bài học lên lớp,
học sinh cũng chỉ học kiến thức cơ bản, vạch ra đợc bản chất của sự vật, hiện tợng địa lí. Còn rất nhiều kiến thức học sinh cần nắm, phải hiếu phải vận dụng
trong cuộc sống của mình cha đợc đua voà trong chơng trình địa lí THCS. ngoại
khoá là một trong những con đờng để học sinh bổ sung, mổ rộng thêm nhuẽng
2


kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm thiên nhiên, con ngời của địa phơng
mình, khám phá thêm những hiện tợng địa lí.
Mỗi học sinh là chủ thể của quá trinhd học tập của mình, mang trong
mình tiềm năng cá nhân về chí nhớ, lập luận, quánát, giao tiếp Ngoại khoá tạo
ra khả năng tài năng đa dạng của mình.
Trong ngoại khoá địa lí tính độc lập và sự sáng tạo của của học sinh rất đợc tôn trọng. Nhờ vậy các kĩ năng của công tác độc lập đợc rèn luyện, tạo cơ sở
thuận lợi cho việc đổi mới phơng pháp dạy địa lí ở trờng THCS theo định hớng
pháp huy tính tích cực, tự giáo, tự chủ, sáng tạo của học sinh, bồi dỡng phơng
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
Với quan điểm học tập suốt đời và xã hội học tập, bài học trên lớp không còn
giữ vai trò độc quyền nữa. Ngày càng xuất hiện nhiều phơng tiện và cách thức học
tập mới. Nhiều cơ hội học tập mới xuất hiện ngay chính trong đời sống văn hoá,
kinh tế, xã hội. Ngoại khoá địa lí cũng chính là một trong những cơ hội đó, đã có
sẳn, tạo điều kiện rộng rãi góp phần vào việc tiến hành một xã hội học tập.
Chơng II: Thực trạng
Một trong những nguyên tắc của hoạt động ngoại khoá là: Tổ chức hoạt
động ngoại khoá phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức và hoàn
cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và thời gian học sinh
có thể thu xếp đợc, phù hợp với đặc điểm của nhà trờng và đặc điểm địa lí địa
phơng.

Nhng trong thực tế hiện nay thì giáo viên còn lúng túng khi tổ chức các
hình thức hoạt động ngoại khoá theo đúng nguyên tắc.
Học sinh: Còn bỡ ngỡ, mới lạ khi tiếp cận với hình thức học tập hoạt động
ngoại khoá.
- Tình hình sách giáo khoa: Tơng đối đầy đủ, tài liệu tham khảo, băng
hình còn hạn chế.
- Đợc sự quan tâm của BGH, sự quan tâm của địa phơng, phụ huynh và
đặc biệt là sự hăng hái của chính các em học sinh.
Chơng III: Những biện pháp đề xuất thực hiện

Các hoạt động ngoại khoá địa lí ở trờng THCS rất đa dạng, có thể xếp vào
các hệ thống phân loại khác nhau, tuỳ vào cơ sở phân loại. Ví dụ: Nếu dựa vào
quy mô số học sinh tham gia hoạt động, có thể xếp các hoạt động ngoại khoá
vào 3 loại: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể (toàn lớp);
3


hay: nếu dựa vào loại hình hoạt động, có thể chia các hoạt động ngoại khoá
thành: tổ địa lí, câu lạc bộ địa lí, đố vui địa lí, dạ hội địa lí
Mỗi loại hoạt động ngoại khoá địa lí có nội dung riêng, đợc đặc trng bởi
phơng pháp tiến hành các cách thức tổ chức thích hợp. Xét về tình hình và điều
kiện của trờng THCS Triệu Thành, tôi thấy tổ chức hoạt động ngoại khoá đố vui
địa lí là thích hợp nhất nên tôi quyết định chọn hoạt động ngoại khoá này.

1. Đố vui địa lí:
Là một hình thức trò chơi trí tuệ đơn giản nhằm tăng cờng sự hiểu biết
kiến thức địa lí ở học sinh , khả năng suy luận, óc sáng tạo và kĩ năng tiến hành
các kiến thức địa lí vào giải thích một số vấn đề trong thực tế môi trờng sống của
các em. Đây là hình thức dễ vận dụng ở mọi nơi, mọi lúc và kích thích đợc hứng
thú học tập của học sinh.

Đố vui địa lí có thể kết cấu thành một bộ phận nội dung sinh hoạt tổ địa lí,
câu lạc bộ địa lí và dạ hội địa lí để tăng thêm phần sinh động, thu hút sự quan
tâm của tất cả mọi ngời tham gia.
2. Các câu hỏi đố vui:
Do chính một số học sinh có khả năng hoặc giáo viên địa lí căn cứ vào chơng trình và trình độ học tập của học sinh mà đặt ra. Nội dung câu hỏi liên quan
đến tất cả các phần trong chơng trình đã học, có chú trọng nhiều đến địa lí địa
phơng, đặc biệt yêu cầu các em vận dụng kiến thức vào thực tế.
Ví dụ:
+ Trong số những loài thực vật sau đây ở nớc ta, loài nào thuộc vào ấn độ
Mianma:
a. Dẻ
c. Gụ
b. Samu
d. Săng lẻ
(Đáp án: d)
+ Đại dơng nào lớn nhất thế giới? Do ai đặt tên? Đặt trong hoàn cảnh nào?
Năm nào? Lí giải tại sao đặt tên nh vậy? (Thái Bình Dơng, do Magienlan đặt tên
vào năm 1620. Trong chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới khi đi từ cực nam
sang lục địa Nam Mĩ đến Philippin, gió lặng nên đã đặt tên cho đại dơng đó là
Thái Bình Dơng.
+ Vào lúc 12 giờ ngày 26/1 và ngày 22/12 hàng năm bóng của cột cờ Huế
quay về các hớng nào? Bóng hớng nào dài hơn so với chiều dài thực? (12 giờ
4


ngày 26/1 hớng nam; 12 giờ ngày 22/12 hớng Bắc. Bóng quay về hớng Bắc
dài hơn bóng quay về hớng nam và dài hơn so với chiều dài thực ).
+ Một ngời đang đứng ở cực Bắc. Họ sẽ định hớng Bắc, Nam, Đông, Tây
nh thế nào? (Xung quanh đều là hớng nam).
+ Phía Đông kinh tuyến đổi ngày là ngày thứ mấy, trong khi phía Tây của

nó là ngày chủ nhật (ngày thứ bảy).
Các câu hỏi đố vui địa lí yêu cầu trả lời đơn giản, nhanh. Đòi đó làm cho
tất cả các em đều khẩn trơng suy nghĩ và nhanh chóng thi đua nhau giành vị trí
trả lời trớc, tạo ra không khí vui vẻ.
3. Hàng năm giáo viên địa lí tích cực su tầm hoặc suy nghĩ, soạn thảo các
câu hỏi, hoặc động viên học sinh khá - giỏi đề xuất các câu hỏi, tập hợp thành
ngân hàng câu hỏi đố vui địa lí, sử dụng trong nhiều dịp khác nhau của các năm
học. Các câu hỏi đố vui có thể có nhiều dạng khác nhau:
+ Hỏi - Đáp:
VD: Câu thơ
Trờng Sơn đông nắng, tây ma
Ai cha đến đó, nh cha rõ mình
(Tố Hữu)
Nói về sự khác biệt khí hậu của tây Trờng Sơn và đông Trờng Sơn. Sự khác
biệt đó cụ thể nh thế nào? và tại sao có sự khác biệt đó?
Hay: Tục ngữ có câu Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hớng nam. ở miền
Trung Việt Nam, làm nhà hớng Nam có phải là hớng thuận lợi nhất về tự nhiên
không? Tại sao?
+ Trắc nghiệm: Có thể có 2 hoặc 4 phơng án trả lời , trong đó chỉ có 1 phơng án đúng.
VD:
A. Trên trái đất có các lục địa sau:
a/ á - Âu, Bắc Mĩ, Phi, Nam Cực, Nam Mĩ, Oxtraylia
b/ Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dơng, Châu Nam cực.
c/ á - Âu, Châu Phi, Nam Cực, Nam Mĩ, Bắc Mĩ
d/ Châu á, Châu Âu, Châu Mĩ, Phi, Nam cực
(Đáp án: a)
Hay: Con sông có chiều dài rộng phần hạ lu lớn nhất thế giới là:
a/ Sông Amazôn
b. Sông Công gô
(Đáp án: a)

+ Câu hỏi trống, yêu cầu điền thêm:
5


VD: Hãy hoàn thành câu trong ngoặc kép một cách đúng nhất: Phát
triển bền vững là
( sự phát triển thoả mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm
phạm đến khả năng làm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tơng lai).
+ Câu hỏi có đáp án đòi hỏi theo thứ tự: Loại này có nhiều câu trả lời
đúng khác nhau, học sinh phải xét từng câu hỏi và sắp xếp theo thứ tự hợp lí từ
cao đến thấp.
VD: Hãy đánh số thứ tự các con sông theo độ dài của nó từ dài đến ngắn:
- Amazon
- Côn gô
- Mê Kông
- Nin
- Mixixipi
- Hoàng Hà
(Đáp án: Sông Nin: 6500km, Amazôn: 6400km, Hoàng Hà: 5464km,
Công Gô: 4700 km, MêKông: 4500km, Mixixipi: 3950km)
+ Câu hỏi có đáp án đối chiếu theo cặp: Câu có hai cột ghi các dữ kiện
không ăn khớp giữa các đối chiếu thẳng hàng. Ngời trả lời phải nối các cặp có
quan hệ với nhau.
VD: Hãy nối tên nớc nào đúng chữ ghi tỉ lệ tăng GDP (%) trung bình thời
kì 1981 1988 của nớc đó:
Hàn Quốc
6,1
Xingapo
3,0
Đài Loan

0,0
Brazin
10,1
Achentina
7,9
4. Ngoài đố vui bằng câu hỏi, có thẻ tổ chức hoạt động đố vui bằng cách
ghép mảnh bản đồ, tìm điểm sai trên một bản đồ, một bức ảnh, một tranh vẽ (do
giáo viên chuẩn bị sẳn sàng, có cố ý làm sai một số điểm) tìm đờng đi ngắn nhất
trên bản đồ
VD: Dùng 2 bản đồ khung Việt Nam, cắt thành các mảnh có hình thù lộn
xộn khác nhau. Sau đó yêu cầu học sinh ở 2 đội trong thời gian quy định phải
ghép đúng bản đồ Việt Nam. Đội thắng cuộc là đội hoàn thành đúng thời gian và
trớc đội kia.
Hay: Yêu cầu duìng các mảnh giấy tròn có ghi địa danh du lịch gắn lên
bản đồ câm Việt Nam. Hai đội có hai bản đồ câm. Trong một thời gian quy định,
đội nào dán đợc nhiều địa danh du lịch, đúng trên bản đồ là đội thắng cuộc.

6


5. Tổ chức đố vui có thể dành cho nhóm , đội đại diện cho lớp, nhng cũng
có thể có những câu hỏi dành cho toàn thể. Ai trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ
đạt giải. Hình thức này cuốn hút tất cả mọi ngời tham gia hào hứng vào cuộc thi
đố vui.
VD: Hỏi toàn thể: Hãy kể tên các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam
Hay: Tỉnh nào nớc ta có diện tích lớn nhất? bé nhất? số dân đông nhất? ít
nhất? , Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm những tỉnh nào? Hãy kể tên các
tỉnh Tây Nguyên,
III. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:


Trong công tác giảng dạy, sự thành công của mỗi giáo viên phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến lòng say mê nghề nghiệp và yêu trẻ.
Lòng yêu nghề giúp ta luôn học hỏi trau dồi kiến thức và nâng cao nghiệp
vụ. Có nh vậy chúng ta mới tìm ra những cách thức hiệu quả nhất để làm tốt
công tác giảng dạy.
Trên đây tôi đã nêu lên phơng hớng tổ chức hoạt động ngoại khoá trong
dạy học địa lí ở trờng THCS. Học sinh rất hào hứng với việc học tập dới hình
thức ngoại khoá này vì các em đợc tự do thảo luận, tự mình khám phá tri thức
mới, các trò chơi, các câu hỏi Sau một quá trình thử nghiệm, qua kiểm tra đánh
giá chất lợng học sinh , tỉ lệ học sinh giỏi đã nâng lên 3%, khá 7%, TB 10%.

II. Kiến nghị:

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá nói chung và việc tổ chức các hoạt
động ngoại khoá địa lí nói riêng là một quá trình cần sự đầu t về thời gian, về
không gian (phòng ngoại khóa), về điều kiện vật chất cũng nh sự giúp đỡ của
BGH nhà trờng, của các giáo viên trong hội đồng s phạm. Bởi vậy để tổ chức đợc
các buổi hoạt động ngoại khoá đạt kết quả tốt, tôi xin đề nghị đợc sự giúp đỡ
nhiệt tình của BGH nhà trờng và các đồng nghiệp.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của bản thân xin đợc trình bày cho
các đồng nghiệp tham khảo. Rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!
Triệu Thành, ngày 08 tháng 04 năm 2006
Ngời Viết

7


§inh ThÞ H¬ng


8



×