Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bai tuyen truyen phat trien tinh cam xa hoi cho tre mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.99 KB, 5 trang )

Bài tuyên truyền:
_ _ _    _ _ _

Các bậc phụ huynh hãy quan
tâm hơn đến vấn đề phát triển
tình cảm xã hội cho con

Tổ 3
Lớp: 09 CĐCQMN E


Bài tuyên truyền: Các bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn đến vấn đề

phát triển tình cảm xã hội cho con
Phát triển tình cảm xã hội_ nền tảng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Con bạn có thể chưa có nhiều điều kiện được phát triển tình cảm xã hội ở trường.
Trường học và các thầy, cô giáo chỉ đóng vai trò trợ giúp chứ không thể thay thế sự tác
động của gia đình tới lĩnh vực tình cảm xã hội cho con bạn. Do đó, là những người cha,
những người mẹ, các bạn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề phát triển tình cảm xã
hội cho con, để con bạn được phát triển một cách toàn diện.
Dưới đây là một số ý kiến mà chúng tôi đưa ra, các bạn có thể tham khảo thêm để tạo
điều kiện cho con bạn được phát triển tốt nhất.

 Điều đầu tiên, mọi người hãy tạo điều kiện tốt để giúp con vững bước vào đời!
Sự phát triển tình cảm xã hội bắt đầu từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Do đó, theo
chúng tôi, bạn hãy đưa cháu tới những sân chơi hay những lớp học dành cho mẹ và bé_
nơi mà chắc chắn trẻ sẽ có cơ hội được gặp các bạn cùng trang lứa, trẻ được thoả sức vui
đùa, vui chơi với các bạn.

Hơn nữa, khi đó, người mẹ còn hiểu hơn về tâm lý, về sự phát triển của con và từ đó có
những cách tác động giúp con được phát triển tốt nhất. Bạn đừng quá dành nhiều thời


gian về việc cho con đi học thêm. Những lớp học thêm luyện chữ, hay học tiếng Anh…
dĩ nhiên rất tuyệt vời nhưng cũng nên cân bằng chúng với những hoạt động thể thao và
những kinh nghiệm tập thể. Bạn hãy xác định tình cảm xã hội là gì và nói cho con bạn
biết vì sao nó lại rất quan trọng? Khi đó, trẻ sẽ học cách hiểu người khác và ý thức được
rằng điều chúng làm tác động đến người khác như thế nào? Từ đó giúp trẻ học cách cảm
thông, chia sẻ với mọi người.


 Điều thứ hai, mọi người hãy giúp con học lễ phép ngay từ trong gia đình
Thưa các bạn, câu nói: “Tiên học lễ” không phải đợi khi cắp sách tới trường trẻ mới
được học mà bạn hãy đem điều đó đến với trẻ ngay từ trong gia đình khi trẻ còn bé. Đó là
những thể hiện trong cách ứng xử hằng ngày của mọi người quanh trẻ. Cha mẹ là những
người dạy trẻ các bài học đầu tiên về lễ phép, về các mối quan hệ và là người có ảnh
hưởng lớn nhất tới nhận thức và nhân cách sau này của trẻ.

Do đó, cách nói chuyện, giọng nói, những biểu hiện về cảm xúc… của cha, mẹ khi nói
chuyện với ông bà hay những người xung quanh như thế nào thì trẻ cũng có những biểu
hiện tương tự khi tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, mọi hành động, lời nói, cử chỉ,
biểu hiện về cảm xúc… của người lớn cần là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

 Điều tiếp theo, hãy để trẻ thử đương đầu với thất bại !
Rất nhiều cha mẹ thường quan niệm rằng con cái chúng ta còn nhỏ, khờ dại, luôn cần
phải được chăm sóc trong những điều kiện tốt nhất. Cũng chính từ tình yêu thương mà
không cha mẹ nào muốn con mình rơi vào tình thế thất bại, hoặc mang tâm trạng của một
người thua cuộc. Chính vì vậy, cha mẹ thường đứng ra gánh vác, đỡ đần, thậm chí làm
thay con, không muốn con phải làm rồi rơi vào tình huống khó khăn. Nhưng xin nhớ rằng
trẻ cần cơ hội để học cách tự mình làm việc đó. Phần lớn những lần mà trẻ ở vào tình
huống buộc phải giải quyết, chúng đều có thể làm được một cách độc lập.
Ví dụ như khi bé đang chơi bóng nhưng quả bóng lại lăn vào gầm giường, trẻ không thể
bò vào hay không thể nhờ ai lấy hộ được, trẻ có thể tự lấy gậy để đẩy quả bóng ra.

Tuy vậy, bạn vẫn phải luôn quan tâm tới các hoạt động của con nhưng hãy làm hộ con
một cách hạn chế. Bạn hãy quan sát khi trẻ chơi đùa, và chỉ nên can thiệp khi mọi việc đã
nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng. Hãy dành cho con nhiều cơ hội nhất để có thể
tự giải quyết, xử lý các vấn đề cũng như mạnh dạn gặp gỡ mọi người. Như vậy, trẻ sẽ trở
nên mạnh dạn, tự tin hơn.




Một điều không thể thiếu đó là bạn hãy dạy trẻ lòng biết ơn.

Khi trẻ gặp tình huống khó khăn mà không tự giải quyết được, bạn nên khuyến khích
để trẻ nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Nhưng bạn đừng can thiệp ngay, bạn hãy để trẻ tự
xử lý vấn đề của mình dưới sự quan sát của bạn. Khi có sự gợi ý của bạn, trẻ làm được,
trẻ sẽ rất thích, rất hạnh phúc và biết ơn bạn rất nhiều. Nhưng nếu trẻ vẫn chưa làm được,
lúc này nếu thấy việc đó là cần thiết, bạn hãy làm giúp trẻ. Hãy để trẻ thấy nhờ ai đó giúp
mình khi gặp khó khăn cũng là một cách tốt để xử ký khi mình không thể tự giải quyết
được vấn đề. Khi vấn đề đã được giải quyết, trẻ sẽ cảm thấy rất vui và biết ơn người đã
giúp đỡ mình.



Bạn đừng để con thiếu tự tin trong cuộc sống !

Khi trẻ làm việc gì đó không đúng, cha mẹ thường nhanh chóng buông những lời trách
móc. Và thường thì những lời trách mắng của người lớn dành cho con là hoàn toàn mang
ý tốt nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng như ý muốn. Mỗi trẻ là khác nhau và sự
chịu đựng trước những lời mắng mỏ đều có giới hạn nhất định. Khi nhiều lần trẻ làm sai,
bạn luôn trách mắng như vậy, trẻ sẽ cảm thấy thực sự rất buồn, rất tủi thân, có cảm giác
bố mẹ không yêu mình, mình làm gì cũng không đúng.


Và dần dần, trẻ sẽ không dám chủ động làm bất kì việc gì. Vô hình dung, bạn đã làm trẻ
cảm thấy thiếu tự tin trong cuộc sống. Vì vậy khi trẻ làm việc gì không đúng, bạn nên
khuyến khích, nhắc nhở nhẹ nhàng. Và lần sau, khi trẻ làm được, bạn nên khen ngợi,
động viên, hay thưởng cho trẻ điều gì đó. Sau những lần như vậy, trẻ sẽ thấy mạnh dạn,
tự tin hơn.



Và điều cuối cùng, mọi người hãy luôn gắn kết với con để thấu hiểu con.

Bạn hãy tận dụng thời gian để trò chuyện cùng con. Dù con bạn còn nhỏ, chưa biết
nói hay đang ở độ tuổi tâm lý bướng bỉnh không muốn trả lời thì điều đó cũng không
quan trọng. Vấn đề là bạn đã cố gắng, dù con bạn có phản ứng ra sao thì điều đó cũng
được chúng trân trọng. Mỗi khi trò chuyện cùng con, bạn hãy tỏ thái độ nhẹ nhàng, gần


gũi với con, hỏi con hôm nay cô giáo dạy những gì, ở lớp có chuyện gì vui kể cho bố mẹ
nghe với….

Những cuộc trò chuyện như vậy sẽ làm gắn kết hơn tình cảm gia đình, và đặc biệt, sẽ tạo
cho con niềm tin rằng: “Với cha mẹ thì những cuộc trò chuyện cởi mở với con lúc nào
cũng được cha mẹ hoan nghênh”. Như vậy, dù trẻ có vui hay buồn thì cũng không cảm
thấy cô đơn, và trẻ sẽ thấy hạnh phúc vì luôn có người để chia sẻ với mình.
Bạn đừng cho rằng khi con không nói chuyện với bạn thì bạn cũng chẳng có gì để nói vơi
chúng. Và nếu bạn không chia sẻ, không trò chuyện với con thì dần dần sẽ tạo ra một
khoảng cách rất lớn giữa cha mẹ và con. Trẻ sẽ cảm thấy cha mẹ không gần gũi với mình,
không là nơi để mình có thể chia sẻ niền vui, nỗi buồn…
Bạn cần thể hiện niềm tin lớn lao vào con, khi đó, con sẽ thấu hiểu và sẽ cố gắng để làm
bạn vui lòng.

Phát triển tình cảm xã hội là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Do vậy, là
phụ huynh, bạn hãy lưu tâm nhiều hơn đến khả năng ứng xử của trẻ với các mối quan hệ
xã hội, hãy tạo điều kiện để trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Và đặc biệt, bạn hãy
tin tưởng vào con, hãy giữ vững niềm tin vào con và… bạn sẽ thành công !

_ The end _



×