Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM (Bình UM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.44 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động nhóm nhỏ trong dạy học nếu thực hiện tốt sẽ làm tăng không khí
học tập gắn bó. Trong từng nhóm, các ý kiến của mỗi cá nhân được đánh giá và
chấp nhận, có sự thông cảm, chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa học sinh với nhau,
giúp các em hình thành và phát triển khả năng hợp tác. Đây là một số kĩ năng quan
trọng của người lao động trong tương lai. Học theo nhóm học sinh có cơ hội thể
hiện sự hiểu biết, những kĩ năng, những quan điểm, thái độ trước một vấn đề nêu
ra. Tính cách cá nhân được bộc lộ, phát triển tình bạn bè, ý thức cộng đồng.
Dạy học theo nhóm giúp giáo viên thu nhận những kinh nghiệm, sự sáng tạo
của học sinh.
Dạy học theo nhóm là phương pháp công hiệu tạo điều kiện để học sinh
tham gia vào quá trình dạy học, giúp phát triển hành vi ứng xử xã hội và phát triển
tư duy.
Dạy học theo nhóm còn giúp thay đổi không khí lớp học, tạo sự hứng thú
học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên hơn.Tạo
được sự gần gũi giữa thầy và trò.
Vì những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu về việc tổ chức hoạt động
theo nhóm nhỏ trong dạy học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Theo tôi để thực hiện thành công việc tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ cần
phải làm các khâu cần thiết sau:
1. Xác định cách thành lập nhóm:
Khi tổ chức hoạt động nhóm, người giáo viên cần phải quan tâm đến số
nhóm và số học sinh trong nhóm. Số học sinh trong nhóm phải đủ để trao đổi, giải
quyết các vấn đề được giao, nếu quá đông sẽ không sử dụng hết nguồn lực, nếu
quá ít sẽ không đủ để giải quyết nhiệm vụ. Số học sinh trong một nhóm và số
nhóm phụ thuộc vào bài tập và số học sinh trong lớp, mỗi nhóm trung bình từ 4- 6
học sinh. Mỗi nhóm có một thư kí và một nhóm trưởng để điều khiển cuộc thảo
luận.


Có thể thành lập nhóm theo các hình thức sau:
a.Chia nhóm theo quy mô:
- Nhóm nhỏ nhất gồm hai thành viên.Trong giờ học có thể thực hiện nhóm
hai thành viên theo chỗ ngồi. Nhóm loại này thích hợp với nhiệm vụ trao đổi để trả
lời câu hỏi, giải quyết một vấn đề, bày tỏ thái độ.
- Nhóm nhỏ thông thường (từ 3 đến 5 thành viên) thích hợp thảo luận vấn đề
cụ thể và nhanh chóng (khoảng 10 phút) đưa ra câu trả lời hoặc làm bài tập rèn
luyện kỹ năng.
- Nhóm lớn thường (từ 6 đến 8 thành viên) thích hợp với việc thực hành
ngoài trời.
b. Chia nhóm theo đặc điểm HS:
Trang 1


- Nhóm theo đặc điểm giới tính
- Nhóm theo trình độ học lực. Nhóm có nhiều trình độ phát huy được khả
năng giúp đỡ giữa các học sinh trong nhóm.
c. Chia nhóm theo nội dung học tập:
- Nhóm được thiết lập theo nhiệm vụ bộ phận của nhiệm vụ chung (chẳng
hạn GV giao mỗi nhóm thực hiện ôn tập và trình bày trước lớp một phần của bài
ôn tập chương).
- Nhóm thiết lập theo tiến trình học tập: Thực hành ghi chép, thực hiện hay
kiểm tra giám sát.
d. Chia nhóm theo điều kiện, phương tiện học tập:
- Nhóm theo khu vực ngồi (hai bàn liền nhau ngồi quay mặt vào nhau).
- Nhóm theo trang thiết bị học tập (chung máy tính, chung bộ thực hành).
Tuy nhiên trong điều kiện lớp học của chúng ta hiện nay, thường giáo viên
chia nhóm theo khu vực ngồi (học sinh bàn trước và bàn sau quay mặt vào nhau).
Cách chia nhóm này cũng cần chú ý: Các nhóm thay đổi theo mỗi buổi học
để tạo ra sự mới mẻ và tăng cường hoạt động giao tiếp của các thành viên trong

nhóm.
2. Biện pháp quản lí hoạt động nhóm:
Cần thực hiện lần lượt các bước sau:
a.Bước 1: Làm việc chung cả lớp và giao việc cho nhóm:
- Giáo viên căn cứ vào đặc điểm nội dung dạy học để lựa chọn cách chia
nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm.
- Giúp mỗi nhóm xác định trưởng nhóm, thư kí.
- Cung cấp thông tin về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm. Nơi làm
việc của nhóm, bao nhiêu thời gian, kết quả cuối cùng, ai sẽ chỉ đạo nhóm, tiến
hành ra sao, bài tập, dụng cụ, phương tiện …
- Dành thời gian để hỏi đáp lẫn nhau.
b. Bước 2: Hoạt động theo nhóm:
- Từng nhóm làm việc riêng. Các thành viên trong nhóm trao đổi ý kiến,
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân và thực hiện trong bầu không khí thi
đua tích cực.
- Giáo viên giám sát hoạt động chung của tất cả các nhóm trong lớp và có sự
hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
c. Bước3: Thảo luận và tổng kết chung cả lớp:
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận
xét, đánh giá và nêu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm.
- Giáo viên kết luận, tổng kết - học sinh tiếp thu.
- Giáo viên đánh giá rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ tham gia hoạt
động của từng nhóm, từng cá nhân.
Ví dụ:
Khi dạy bài “Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau”.Toán 9tập 1, khi đến hoạt động củng cố luyện tập giáo viên cho học sinh hoạt động theo
nhóm: Thực hiện 3 bước cụ thể sau:
* Bước 1: Làm việc chung cả lớp và giao việc cho nhóm:
Trang 2



Dựa vào kết luận về đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau. Hãy xác
định các cặp đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau trong bài tập sau:
Điền dấu (X) vào ô mà em cho là đúng :
Stt
1
2
3
4
5

Các cặp đường thẳng
y = 1,5x + 2 và y = 1,5x - 1
y = 2x + 3 và y = 3 + 2x
y = 1 - 0,5x và y = 0,5x + 1
y=x-1
và y = 2 + x
y = -1 - 2x và y = -2,5x + 1

Song song

Trùng nhau Cắt nhau

Giáo viên hướng dẫn tiến hành:
- Học sinh thảo luận theo nhóm: Chọn các cặp đường thẳng song song, trùng
nhau, cắt nhau để đánh dấu (X) vào câu đúng nhất.
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm theo khu vực ngồi ( Học sinh bàn trước
và bàn sau quay mặt vào nhau).
- Giáo viên phát bảng nhóm đã ghi sẵn bài tập và bút viết bảng cho các
nhóm.

- Sau khi chia nhóm, học sinh ngồi theo nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
- Giáo viên thông báo thời gian hoạt động cho các nhóm.(9 phút)
* Bước 2: Hoạt động theo nhóm:
- Bắt đầu thảo luận theo nhiệm vụ được giao.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn và tiến hành làm bài tập. Các thành viên
tham gia đóng góp ý kiến và giải thích tại sao chọn như thế ?(Thư kí ghi kết quả
vào bảng phụ). Cử đại diện nhóm mang bài lên trình bày.
- Giáo viên quan sát hỗ trợ các nhóm (nhắc nhở các em cách ghi kết quả vào
bảng nhóm ).
- Đại diện của các nhóm mang bài lên bảng dán và cho các nhóm so sánh đối
chiếu kết quả với nhau và đối chiếu kết quả đáp án.
* Bước3: Thảo luận và tổng kết chung cả lớp:
- Đại diện hai nhóm mang kết quả lên bảng dán, các nhóm còn lại theo dõi
đối chiếu kết quả với bài làm của nhóm mình.
- Qua kết quả hoạt động của các nhóm giáo viên đưa đáp án để học sinh các
nhóm so sánh kết quả.
Stt
1
2
3
4
5

Các cặp đường thẳng
y = 1,5x + 2 và y = 1,5x - 1
y = 2x + 3
và y = 3 + 2x
y = 1 - 0,5 x và y = 0,5x + 1
y = x -1
và y = 2 + x

y = -1 - 2,5x và y = -2,5x + 1

Song song
X

Trùng nhau Cắt nhau
X
X

X
X

- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm. Đánh giá tinh thần thái
độ làm việc của từng nhóm.
Trang 3


3. Xác định vai trò của giáo viên và học sinh trong - dạy học theo nhóm:
a. Vai trò của giáo viên:
- Là người tổ chức, hướng dẫn, động viên, khích lệ học sinh.
- Là người cố vấn, trọng tài, đảm bảo hoạt động nhóm đi đúng hướng, đảm
bảo sự công bằng khi đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
- Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ kinh nghiệm. Suy nghĩ cá nhân với nhóm.
- Tạo không khí thoải mái, bình đẳng, dân chủ, tạo mối quan hệ hòa đồng.
- Mềm dẻo trong việc giải quyết các ý kiến trái ngược nhau, khi vấn đề gây
cấn nên đưa những giải pháp cho học sinh giải quyết vấn đề.
b. Vai trò của học sinh:
Là người chủ động tham gia vào các hoạt động nhóm, thực hiện các nhiệm
vụ của nhóm. Tích cực đóng góp ý kiến, làm theo yêu cầu và chia sẻ công việc với
nhóm. Các học sinh tác động qua lại với nhau trong khuôn khổ hợp tác giải quyết

nhiện vụ của nhóm và cần phải hợp tác với nhóm trưởng. Mỗi học sinh đều có thể
giữ vai trò điều khiển nhóm, khi cần thiết luôn phiên làm nhóm trưởng và thư kí
nhóm hoặc lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm trước lớp, giải thích hoặc trả
lời câu hỏi của giáo viên và học sinh khác trong lớp.
4. Xác định những điều kiện bảo đảm cho hoạt động nhóm có hiệu quả:
- Phải có mục tiêu cụ thể: Mỗi học sinh tham gia phải hiểu rõ mục tiêu cần
thảo luận.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đường thẳng song song và đường thẳng cắt
nhau”.Toán 9- tập 1, khi đến hoạt động củng cố luyện tập, giáo viên cho học sinh
hoạt động nhóm. Mục tiêu là sau khi kết thúc hoạt động học sinh phải biết phân
biệt được các cặp đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau.
- Nhiệm vụ (bài tập, câu hỏi,…) của nhóm phải rõ ràng, không gây thắc
mắc. Bài tập không quá khó cũng không quá dễ, nếu quá khó việc thảo luận sẽ trở
nên bế tắc, nếu quá dễ sẽ làm cho học sinh các nhóm nhàm chán mất tập trung.
- Giáo viên phải chọn thời điểm diễn ra hoạt động nhóm sao cho phù hợp
với từng nội dung của bài học. Thông thường giáo viên nên cho học hoạt động
nhóm vào khoảng

2
thời gian của tiết học, để thay đổi không khí lớp học, tạo được
3

hứng thú học tập cho học sinh.
- Phải lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động nhóm: Chia thành bao nhiêu nhóm,
có kế hoạch thời gian hoạt động cụ thể cho hoạt động là bao nhiêu để chủ động
trong kế hoạch bài học.
- Người điều khiển phải có kinh nghiệm trong việc quản lí hoạt động nhóm.
+ Giáo viên có trình độ chuyên môn, có khả năng tổ chức, thiết kế, quản lí,
điều hành và có khả năng giao tiếp tốt… Học sinh phải có kinh nghiệm, vốn kiến
thức về vấn đề thảo luận.

+ Có sự đánh giá về sự tham gia của các thành viên trong thảo luận.
5. Lập kế hoạch cho tổ chức hoạt động nhóm:
a. Chọn chủ đề:
Chủ đề (bài tập, câu hỏi …) chọn có liên quan đến kiến thức và kĩ năng của
học sinh . Sau đó viết ra giấy khổ lớn ( hoặc bảng phụ) dạng câu hỏi, hoặc bài tập.
b.Xác định mục tiêu:
Trang 4


Sau hoạt động của học sinh -> các em có đạt được những kiến thức và kĩ
năng nào?
c. Xác định loại hoạt động:
Giáo viên cần xác định loại hoạt động đó là gì ( Bài tập, câu hỏi, thực hành
ngoài trời…).
* Xác định thời gian:
Xác định hoạt động diễn ra trong thời gian là bao nhiêu phút.
Cụ thể đối với ví dụ trên thời gian hoạt động toàn bộ nhóm là 09 phút ->
Giáo viên chia khoảng thời gian này cho những công việc cụ thể sau:
- Chuẩn bị: Thời gian dùng để học sinh di chuyển về nhóm của mình, nhận
bảng nhóm, bút …( khoảng 1 phút)
- Làm việc thực tế của nhóm: Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất, học
sinh thảo luận, viết báo cáo, chuẩn bị trình bày.( khoảng 5 phút).
- Báo cáo kết quả: Các nhóm trình bày kết quả của mỗi nhóm (các nhóm
khoảng 2 phút)
- Rút kinh nghiệm về hoạt động: Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm (ý thức
hoạt động của mỗi nhóm, kết quả đạt được… thời gian khoảng 1 phút).
d. Thực hiện hoạt động nhóm:
Giáo viên nêu chi tiết học sinh phải thực hiện như thế nào.
Cụ thể đối với ví dụ trên giáo viên nêu một số yêu cầu sau.
- Áp dụng công thức, xác định các hệ số a, b, a’, b’.

- Dựa vào kết luận SGK xác định cho đúng.
- Viết kết quả vào bảng phụ hoặc theo mẫu trên phiếu học tập.
- Cử đại diện nhóm lên trình bày.
e. Xác định thiết bị, câu hỏi, bài tập :
Giáo viên cần những gì cho hoạt động này: Bảng phụ, bút dạ, đèn chiếu giấy
trong…
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
* Kết quả đạt được:
Trong giảng dạy môn Toán khi áp dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm
như trên bản thân tôi thấy được một số hiệu quả như sau:
- Phát huy được tính tích cực và hợp tác của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi,
chia sẻ và có cơ hội để sử dụng phương pháp, kiến thức và kĩ năng cần thiết.
- Tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập với sự
giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
- Huy động được đa số các học sinh tham gia hoạt động học tập.
- Không khí lớp học sôi nổi, tạo được tâm lí thoải mái, gần gũi giữa thầy và
trò.
- Học sinh không chỉ học tập được kiến thức mà còn thu nhận được kết quả
về cách làm việc hợp tác cùng nhau. Điều này rất cần cho các em trong tương lai.
Cụ thể : Đối với các lớp 9A , 9B tôi đang giảng dạy năm học 2010 - 2011,
các tiết học có tổ chức hoạt theo nhóm thì có khoảng 96% HS hào hứng tham gia.
Các tiết học như thế đạt được hiệu quả tương đối cao. Dưới đây là bảng đối chiếu
Trang 5


so sánh kết quả đạt được sau một năm thực hiện phương pháp giảng dạy có tổ chức
hoạt động nhóm trong một số các tiết học.

Đầu

năm

Cuối
HKI

Lớp Số lượng
HS

Giỏi
SL
%

SL

%

9A

39

09

23.1

11

28.2

9B


37

02

5.4

11

29.7

9A

39

13

33.3

12

30.8

9B

37

8.1

15


40.6

03

Khá

Trung bình
SL
%

SL

%

14

35.9

05

12.8

51.4

05

13.5

28.2


03

7.7

45.9

02

5.4

19
11
17

Yếu

* Phạm vi áp dụng đề tài:
Đây là đề tài mang tính phổ thông nhằm cung cấp một trong số những kĩ
năng cơ bản cho học sinh nên phạm vi mở rộng đề tài là hoàn toàn có thể. Đề tài
này có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Đề tài này
có tính khả thi ở mọi thời điểm áp dụng. Việc áp dụng một cách thường xuyên sẽ
dần tạo ra cho học sinh một năng lực tự học, tự phát hiện kiến thức mới và lĩnh hội
kiến thức mới một cách tự nhiên. Đề tài này đồng thời có thể áp dụng cho tất cả
mọi học sinh có học lực khác nhau từ giỏi, khá, trung bình, yếu các em đều có thể
tiếp thu được. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học môn toán để
đạt được kết quả cao thì còn tùy thuộc vào trình độ và năng lực tổ chức của mỗi
giáo viên .
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy. Tuy
nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để tôi hoàn thiện hơn về vấn đề này trong hoạt động giảng dạy.

Trần Hợi ngày 10 tháng 04 năm2011
Người viết

Ngô Thị Bình

Trang 6


Trang 7



×