Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tổ chức hoạt động nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.17 KB, 26 trang )

Module 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Module 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
33
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua module này học viên phải
- Trình bày được khái niệm, đặc trưng, vai trò của dạy học theo nhóm
- Phân biệt các hình thức học tập theo nhóm: Nhóm 2 học sinh, nhóm 4-5
học sinh, nhóm kim tự tháp, nhóm chuyên gia và nhóm hoạt động trà trộn.
- Phân tích các bước tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình giảng dạy
2. Kỹ năng:
- Học viên vận dụng để lựa chọn nội dung, thiết kế và tổ chức được các bài
học sinh học theo hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Học viên thấy được giá trị, vai trò của hoạt động nhóm trong
quá trinh học tập từ đó có ý thức áp dụng trong dạy học sinh học ở trường phổ
thông
II. GIỚI THIỆU MODULE
- Đây là module thứ hai trong tài liệu bồi dưỡng đổi mới PPHD sinh học ở
trường THPT với nội dung giới thiệu về vai trò, các kiểu học tập theo nhóm và
một số ví dụ minh họa xem như là các "mẫu" được chúng tôi nghiên cứu và áp
dụng trong thời gian gần đậy tại trường Đại học Sư phạm Huế.
- Nội dung chính của module:
 Đặc trưng và vai trò của hoạt động nhóm
 Các hình thức học tập theo nhóm
 Các bước tổ chức hoạt động nhóm
 Phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động nhóm
 Một số kiến thức sinh học được tổ chức theo hoạt động nhóm
III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN MODULE
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu đa chức năng, giấy croquy, bút, băng dính,


kéo...
- Tài liệu tham khảo:
• Nguyễn Thị Hồng Nam (2003). Tổ chức hoạt động hợp tác trong
học tập theo hình thức thảo luận nhóm. Đại học Cần Thơ.
• Trần Thị Lệ Quyên ( 2004). Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm tại lớp
trong quá trình dạy học sinh học lớp 10 ban khoa học tự nhiên, luận văn thạc
sĩ khoa học giáo dục. Trường ĐHSP Huế
IV. HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Trao đổi, thời gian 1 tiết
 Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo từng cặp
 Thông tin:
34
Xem phụ lục số 2.1: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng
cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, gồm các mục:
1. Khái niệm dạy học theo nhóm
2. Đặc điểm dạy học theo nhóm
3. Đặc trưng của hình thức học tập theo nhóm
4. Vai trò của hình thức học tập theo nhóm
Hoạt động 2:Nghe giảng viên trình bày,thảo luận theo nhóm,thời gian 2tiết
 Nhiệm vụ: Học viên nghe giảng viên trình bày trước lớp, nghiên cứu tài
liệu và trao đổi theo nhóm hoàn thành các câu hỏi:
- Nghiên cứu các hình thức học tập nhóm để hoàn thành Phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
STT Hình thức nhóm Đặc điểm Ví dụ
1 Nhóm 2 học sinh
2 Nhóm 4-5 học sinh
3 Nhóm chuyên gia
4 Nhóm kim tự tháp
5 Nhóm hoạt động trà
trộn

- Trình bày các đặc điểm của hoạt động theo nhóm.
 Thông tin:
Xem phụ lục số 2.1: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng
cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, gồm các mục:
5. Các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
6. Các hoạt động theo nhóm
Hoạt động3 : Trao đổi theo nhóm ( 3-5 học viên), thời gian 4 tiết
 Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo nhóm nhằm:
- Trình bày quy trình tổ chức hoạt động theo nhóm
35
- Vận dụng để thiết kế một số kiến thức trong chương trình sinh học được
tổ chức theo các hình thức học tập nhóm khác nhau ( Mỗi hình thức 1 ví dụ)
- Vận dụng để soạn 1 bài học hoàn chỉnh được tổ chức dạy học theo nhóm
 Thông tin:
Xem phụ lục số 2.1: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng
cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, mục:
7. Một số kiến thức thuộc chương trình sinh học 10 ban KHTN được thiết
kế dạy học theo nhóm
Xem phụ lục 2.2: Một số kiến thức thuộc chương trình sinh học 10 ban
khtn được thiết kế dạy học theo nhóm
Xem phụ lục 2.3: Bài giảng minh họa
Xem phụ lục 2.4: Phương pháp và biện pháp tổ chức dạy học theo
nhóm để nâng cao hiệu quả nhận thức cho học sinh
V. ĐÁNH GIÁ:
Sau khi kết thúc 2 buổi học, học viên phải trả lời được các cẩu hỏi sau:
Câu 1: Trong dạy học sinh học ở trường THPT việc tổ chức dạy học theo
nhóm có những thuận lợi và khó khăn nào? Cho ví dụ.
Câu 2: Hãy nêu các điều kiện cần và có để tổ chức học tập theo nhóm đạt
hiệu quả.
Câu 3: Anh ( chị) dự định áp dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong

quá trình đổi mới PPDH bộ môn như thế nào?
36
Phụ lục 2.1
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH
1.Khái niệm dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo
từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng,
một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng
thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn
có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm.
2.Đặc điểm dạy học theo nhóm
- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình
giờ học truyền thống.
- Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý-nhận thức
của học sinh vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giải quyết.
- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợp
tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm.
- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ
học tập được đặt ra cho mỗi nhóm.
- Trong các giờ học tổ chức theo nhóm giáo viên phải là người tổ chức,
hướng dẫn hoạt động cho học sinh chứ không phải làm thay, không áp đặt. Nhiệm
vụ quan trọng nhất của giáo viên trong các giờ học này là phải căn cứ vào nhiệm
vụ của giờ học mà thiết kế các nhiệm vụ học tập cụ thể và các hoạt động để học
sinh giải quyết trong mỗi nhóm, đồng thời thiết kế các yêu cầu cụ thể cho mỗi
nhóm, thiết kế các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra lại mức độ hiểu, kỹ năng thực
hành, hành vi thái độ cần hình thành ở học sinh.
- Có thể hiểu tổ chức giờ học theo nhóm là một kiểu tổ chức giờ học trên
lớp. Tuy nhiên, tuỳ từng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn giờ học, nếu thoả mãn một số
điều kiện, có thể tổ chức học sinh thành các nhóm, tiến hành các hình thức học tập

khác nhau để giải quyết bài tập của nhóm mình, qua đó đạt mục tiêu giờ học.
3. Đặc trưng của hình thức học tập theo nhóm
*Trò- chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập: Dạy học theo
nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, sự cùng phối hợp hoạt động
của họ. Với hình thức học tập theo nhóm không diễn ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa
giáo viên với học sinh mà chỉ trong trường hợp cần thiết người giáo viên mới tham
gia vào công việc của nhóm riêng rẽ. Vai trò của người giáo viên thông qua sự chỉ
dẫn bằng ngôn từ được đề ra trước khi tiến hành công tác của nhóm. Trong trường
hợp giáo viên tham gia vào công tác của nhóm nhỏ đó thì sự giao tiếp mang tính
chất cá nhân hơn là tính chất công việc như trong hình thức dạy học chung toàn
lớp.
37
Công tác với toàn lớp trong điều kiện học tập nhóm tại tiết học có tính chất hoàn
toàn khác. Nhóm báo cáo trước toàn lớp công việc của mình. Nội dung từng báo
cáo đó đối với những học sinh của nhóm khác có thể là những thông tin mới. Điều
đó có nghĩa là những nhóm khác và từng học sinh riêng rẽ nắm tốt tài liệu đến
mức nào phụ thuộc vào chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm. Với sự thảo
luận các báo cáo, cả tính chất tác động lẫn nhau trong lớp cũng biến đổi. Nếu với
công tác dạy học toàn lớp như thường lệ sự tiếp xúc trực tiếp giữa học sinh ít, thì
bây giờ khả năng tiếp xúc như vậy tăng lên đáng kể. Và sự đánh giá lẫn nhau trong
công tác với toàn lớp nay có vai trò rất lớn.
Từ đó có thể nói công tác với toàn lớp trong điều kiện học tập nhóm tại lớp
là công tác có tính tập thể như là hình thức công tác độc lập
* Giáo viên – “ người thức tỉnh” tổ chức và đạo diễn: Trong giờ học theo
nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước. Các
nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động , qua đó có thể rút ra các tri thức cần
thiết cho mình. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành các
hoạt động. Tuy nhiên, để giúp học sinh tránh những sai lầm, trong tổ chức giờ học
theo nhóm, cần có một khoảng thời gian để giáo viên tổ chức cho học sinh làm
việc, thảo luận chung cả lớp.

* Nhóm học tập – môi trường, phương tiện để lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ
và nhân cách của học sinh: Nhóm học tập là nơi hội tụ và phát huy tiềm năng trí
tuệ của tập thể, trong các nhóm học tập, việc học tập cá nhân cũng có những nét
mới. Đó không còn là sự lĩnh hội tài liệu học tập xuất phát từ hứng thú cá nhân,
hoặc do sợ kiểm tra, mà lĩnh hội có tính tới công tác phối hợp sau này. Vì vậy mà
phương hướng học tập cá nhân thay đổi, nó có phương hướng xã hội nhiều hơn.
4. Vai trò của hình thức học tập theo nhóm
- Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, bởi học tập
theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi. Nó tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phương
pháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ. Các học sinh nhút nhát, thường là ít phát biểu
trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa, hầu
hết các các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy
lẫn nhau, theo đó các lỗi sai đều được giải đáp, mà thường là trong bầu không khí
rất thoải mái. Với việc thảo luận cùng với các thành viên khác trong lớp và nhóm,
nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn. Thông qua trao đổi trong nhóm kết
hợp được sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học
tập. Trên cơ sở những hoạt động chung sẽ khơi dậy tinh thần tập thể, vì lợi ích của
nhóm, của cộng đồng và xã hội.
- Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huy
động được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, điều này rất có ý
nghĩa đối với việc tăng tích tích cực và tính năng động của người học. Dạy học
theo nhóm còn rất thuận lợi cho tổ chức trong các trường hợp thiếu đồ dùng dạy
học (hoạt động theo kiểu gánh xiếc).
- Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề tài cụ thể.
Hoạt động này không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi.
Người học sẽ phải xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó. Phương pháp
38
học theo nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được bài sang cho người học. Khi
làm việc trong nhóm sẽ có sự so sánh thường xuyên các kết quả của từng cá nhân,
học sinh sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá trị chân thực của chính mình, lòng tự

trọng, chính đó là điều kiện đầu tiên của sự trưởng thành về mặt nhân cách xã hội.
- Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố “dạy lẫn nhau”, hoạt động
nhóm bao gồm tất cả những gì học sinh cần. Học sinh có cơ hội thực hành các kỹ
năng trí tuệ bậc cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp và phân tích. Các em
cũng thực hành các “kỹ năng thông thường” như khả năng cùng làm việc và giao
tiếp với nhau.
- Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làm
quen với nhau. Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diện
yếu tố cạnh tranh, sẽ là một động cơ học tập rất mạnh.
5. Các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
 Làm việc theo cặp 2 học sinh (Pairwork)
Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình
huống do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ
thu nhận kiến thức một cách tích cực. Nhóm này thường được sử dụng khi giao c
ho HS chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọn
trong sách giáo khoa...).Ưu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thời gian
tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng nhau.

 Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh (Group work)
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình
huống do giáo viên nêu ra.
Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt
động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau
(nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình
đối với nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một
vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Hoạt động trao
đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải giải quyết
trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có
dung lượng không lớn.
Mô hình nhóm 4-5 học sinh

 Nhóm chuyên gia hay nhóm chuyên sâu (JigsawII)
Ở đây, tổ chức các nhóm có tính luân chuyển. Trước hết, giáo viên chia lớp
thành nhiều nhóm (nhóm xuất phát hay nhóm gốc). Nhóm gốc gồm những học
39
Mô hình nhóm 2 học sinh
sinh có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đó mỗi
học sinh được phân công tìm hiểu một phần của các thông tin đó. Sau đó lập nhóm
chuyên sâu (nhóm chuyên gia). Nhóm chuyên gia tập hợp những học sinh ở trong
những nhóm xuất phát khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểu sâu một
phần thông tin.
Như vậy, một học sinh sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làm
việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên sâu và sau đó lại trở về nhóm xuất phát để trình
bày kết quả về các thông tin mình đã thu thập được.
Nhóm chuyên sâu Nhóm chuyên sâu

Nhóm xuất phát


Nhóm chuyên sâu Nhóm chuyên sâu
Ưu điểm của nhóm chuyên gia là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ
do tất cả các thành viên của nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do một học sinh
khá giỏi đảm nhận. Mỗi học sinh sẽ nắm một mảng thông tin để lắp ghép thành
một thông tin hoàn chỉnh và sẽ không có một học sinh nào đứng ngoài hoạt động
của lớp học.
 Nhóm kim tự tháp (Pyramid)
Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài học.
Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó ghép
2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến các cặp
sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16…Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ý
kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Như vậy, bất kỳ ý kiến

các nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đông.
Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương
hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định
nghĩa, khái niệm, công thức…đã học trong một chương.

40
AA
AA
BB
BB
CC
CC
A B
C D
DD
DD
Mô hình nhóm kim tự tháp
 Hoạt động trà trộn (Mingling Activities)
Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di
chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển
khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn.
Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng
một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ. Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng
có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho
cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà trộn là bảng “trưng cầu ý kiến” và
“khảo sát ý kiến” của tập thể. Hoạt động này thường được dùng trong phần mở
đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học sinh trước
khi học bài mới.



Mô hình hoạt động trà trộn
6. Các hoạt động theo nhóm
 Các hoạt động đơn lẻ
Yêu cầu các nhóm tiến hành giải một bài tập, ví dụ: Thiết kế một thí
nghiệm, trả lời một câu hỏi; phân tích đánh giá; tiến hành nghiên cứu một bài học,
một quyển sách để tìm thông tin cụ thể.
Bài tập này cần phải hết sức rõ ràng và nếu cần thì nên chia nhỏ. Nếu có thể
ta vừa ra đề bài cho cả nhóm vừa yêu cầu nhiệm vụ cho từng cá nhân. Ví dụ Yêu
cầu mỗi học sinh ghi chép lại các phát hiện của cả nhóm. Nếu sau phần hoạt động
nhóm ta có chuẩn bị phần bài tập cho cá nhân, làm như vậy từng cá nhân học sinh
sẽ nắm bài tốt hơn.
 Bài tập giống nhau, tuỳ chọn khác nhau
Bài tập các nhóm có thể giống nhau hoặc giáo viên cho một số lựa chọn để
các nhóm tự quyết định. Mỗi nhóm có thể làm các bài tập khác nhau, sau đó, kết
quả nghiên cứu của nhóm sẽ được trình bày lại trước lớp. Ta thường có thể sử
dụng các bài tập tự do.
 Cạnh tranh thi đua giữa các nhóm
Các nhóm cùng làm một bài tập, mục đích là để thi đua giữa các nhóm. Bài
tập ở đây có thể là đưa ra một cách giải quyết một vấn đề , thiết kế một thí
nghiệm… hay chỉ đơn giản là trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Sau khi bài tập đã
hoàn tất, giáo viên hay cả lớp có thể đứng ra làm giám khảo; đơn giản hơn và ít
41
cạnh tranh hơn là mỗi nhóm trình bày công việc của nhóm mình, chúng ta nên cẩn
thận đối với các bài tập có tính cạnh tranh.
 Gánh xiếc
Mỗi nhóm sẽ tiến hành cùng một sêri bài tập nhưng theo thứ tự khác nhau,
vì thế vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt động khác
nhau; nhưng đến cuối giờ các nhóm đều thực hiện xong phần việc của mình.
Phương pháp này cho phép tiến hành được các bài tập có đòi hỏi giáo cụ và đồ
dùng thí nghiệm nhưng không đủ cho cả lớp.

Ví dụ: Có 3 nhóm A, B, C. Trong ma trận thứ nhất có 3 bài tập và thời lượng
như nhau; ma trận thứ 2 có thể dùng 5 bài tập trong đó có bài tập 1 có thời gian dài
gấp đôi các bài tập khác.
Nhóm Bài tập
A 1 2 3
B 2 3 1
C 3 1 2
Ma trận 1: 3 bài tập có cùng thời lượng và thời gian quay vòng là sau 10

phút
Nhóm Bài tập
A 1 1 2 3 4 5
B 2 3 4 5 1 1
C 4 5 1 1 2 3
Ma trận 2: Bài tập1 kéo dài 10 phút,các bài tập khác kéo dài 5

phút. Thời gian quay vòng
cũng sau 10

phút
7. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm
Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản:
- Điểm xuất phát: Giáo viên Học sinh Đối tượng học tập
- Bước 1: Hướng dẫn Tự nghiên cứu Kinh nghiệm cá nhân
- Bước 2: Tổ chức HS HS Kinh nghiệm cá nhân
(hợp tác, thảo luận)
- Bước 3: Tổ chức Nhóm Nhóm Nội dung học tập
(hợp tác, thảo luận)
- Bước 4: Trọng tài, Tự điều chỉnh kiến Tri thức cá nhân,
cố vấn thức thu nhận được

42

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×