Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Luận văn xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.98 KB, 128 trang )

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................... Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................. Error: Reference source not found
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN....Error: Reference
source not found
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản...................Error: Reference source not found

1.1.
1.1.1.

Khái niệm thủy sản........................................................ Error: Reference source not found

1.1.2.

Đặc điểm của mặt hàng thủy sản..................................Error: Reference source not found

1.1.3.

Khái niệm xuất khẩu..................................................... Error: Reference source not found

1.1.4.

Đặc điểm hoạt động xuất khẩu thủy sản......................Error: Reference source not found

1.2.

Khái quát về thị trường thủy sản Nhật Bản........................Error: Reference source not found


1.2.1.
found

Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản. .Error: Reference source not

1.2.2.

Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản.............Error: Reference source not found

1.2.3.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản.....................Error: Reference source not found

1.2.4.

Đặc điểm thị hiếu tiêu dùng thủy sản của Nhật Bản...Error: Reference source not found

1.2.5.

Hệ thống phân phối thủy sản Nhật Bản.......................Error: Reference source not found

1.2.6.

Quy định của Nhật Bản về nhập khẩu hàng thủy sản Error: Reference source not found

1.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản............................................................................................ Error: Reference source not found
1.3.1.


Nhóm các yếu tố bên trong............................................ Error: Reference source not found

1.3.2.

Nhóm các yếu tố bên ngoài........................................... Error: Reference source not found

1.4.
Bản

Sự cần thiết của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật
................................................................................................ Error: Reference source not found

1.4.1.

Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.............Error: Reference source not found

1.4.2.
Phát huy lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản..Error: Reference
source not found
1.4.3.

Nhật Bản là một thị trường tiềm năng.........................Error: Reference source not found


1.4.4.
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước......Error:
Reference source not found
1.4.5.
Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. .Error:
Reference source not found

1.5.
Kinh nghiệm của các nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật
Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................... Error: Reference source not found
1.5.1.

Kinh nghiệm của Trung Quốc...................................... Error: Reference source not found

1.5.2.

Kinh nghiệm của Thái Lan........................................... Error: Reference source not found

1.5.3.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..............................Error: Reference source not found

SƠ KẾT CHƯƠNG 1...................................................................... Error: Reference source not found
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013....................Error: Reference source not found
2.1.
Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản....Error: Reference
source not found
2.1.1.

Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng...............Error: Reference source not found

2.1.2.

Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu..........................Error: Reference source not found

2.1.3.


Chất lượng thủy sản xuất khẩu.................................... Error: Reference source not found

2.1.4.

Giá thủy sản xuất khẩu................................................. Error: Reference source not found

2.1.5.

Phương thức vận chuyển và thanh toán......................Error: Reference source not found

2.1.6.

Quy trình kiểm dịch và thủ tục hải quan.....................Error: Reference source not found

2.1.7.

Kênh phân phối xuất khẩu........................................... Error: Reference source not found

2.1.8.

Quảng bá xúc tiến thương mại..................................... Error: Reference source not found

2.2.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản.......................................................................... Error: Reference source not found
2.2.1.

Nhóm các yếu tố bên trong........................................... Error: Reference source not found


2.2.2.

Nhóm các yếu tố bên ngoài........................................... Error: Reference source not found

2.3.

Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
.......................................................................................................................................................
Error: Reference source not found

2.3.1.

Thành tựu đạt được....................................................... Error: Reference source not found

2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân............................................... Error: Reference source not found

2.3.2.1.

Hạn chế....................................................................... Error: Reference source not found

2.3.2.2.

Nguyên nhân.............................................................. Error: Reference source not found

SƠ KẾT CHƯƠNG 2............................................................................ Error: Reference source not found


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020 Error: Reference
source not found
3.1.

Dự báo nhu cầu, xu hướng tiêu dùng về xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản
Error: Reference source not found

3.1.1.

Dự báo về nhu cầu thủy sản của Nhật Bản..................Error: Reference source not found

3.1.2.

Xu hướng tiêu dùng thủy sản của Nhật Bản...............Error: Reference source not found

3.2.

Mục tiêu và định hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020
Error: Reference source not found

3.2.1.

Mục tiêu phát triển........................................................ Error: Reference source not found

3.2.2.
Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Error:
Reference source not found
3.3.
Triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020.Error:
Reference source not found

3.3.1.

Cơ hội............................................................................. Error: Reference source not found

3.3.2.

Thách thức..................................................................... Error: Reference source not found

3.4.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn
2015 – 2020........................................................................................ Error: Reference source not found
3.4.1.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước........................Error: Reference source not found

3.4.2.
found

Về phía Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt NamError: Reference source not

3.4.3.

Về phía các doanh nghiệp............................................. Error: Reference source not found

3.4.4.

Về phía người nuôi trồng và đánh bắt thủy sản..........Error: Reference source not found

SƠ KẾT CHƯƠNG 3...................................................................... Error: Reference source not found
KẾT LUẬN..................................................................................... Error: Reference source not found

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................... Error: Reference source not found


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ hai mốt mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế toàn cầu với xu

hướng đa phương hoá và quốc tế hoá. Cùng với công cuộc xây dựng đất nước theo
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã và đang hội nhập
vào nền kinh tế thế giới trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khác
nhau, trong đó xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế là một con đường thiết
yếu, đem lại nguồn ngoại tệ chủ lực cho việc nhập khẩu và phát triển nền kinh tế
nước nhà.
Trong mười năm trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng
mạnh, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15%-18%/ năm, trở thành một
trong ba ngành hàng thu về nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Tuy nhiên, nếu nhìn
vào thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay và những bài học kinh
nghiệm sàng lọc được trong thời gian qua thì việc khẳng định vị trí của ngành thuỷ
sản Việt Nam trên trường quốc tế là việc không hề đơn giản. Ngoài những mặt hạn
chế về vốn, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, nguồn lực… trong nước, vấn đề sống
còn đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam là thị trường, chất lượng sản phẩm và tiêu
chuẩn vệ sinh công nghiệp.
Mỗi thị trường xuất khẩu đó tuy có những tương đồng về chất lượng sản
phẩm, vệ sinh công nghiệp nhưng lại có những nét đặc thù riêng, đòi hỏi các nhà
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải đi sâu nghiên cứu và tìm ra một hướng đi thích
hợp. Bên cạnh việc thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường

tiềm năng, ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng củng cố và gia
tăng mối quan hệ làm ăn với các thị trường nhập khẩu thuỷ sản truyền thống, mà
tiêu biểu là thị trường Nhật Bản. Với những đặc điểm về kinh tế, về văn hoá tiêu
dùng và thực trạng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới, Nhật Bản hiện là một trong


2
những bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta. Nhờ có xuất khẩu thuỷ
sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội giao thương, hợp tác
quốc tế, phát triển và xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế, mang lại nhiều
công ăn việc làm cho nhiều công dân Việt Nam, đem lại nguồn thu rất lớn cho
kinh tế Việt Nam.
Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm
qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của
chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản
lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Trong khi đó, trước
sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác
đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá
thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.
Trước tình hình đó, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam rất đáng
được coi trọng và đầu tư phát triển để có thể tận dụng được lợi thế của nước nhà.
Đặc biệt, đối với thị trường Nhật Bản, một thị trường cực kì quan trọng trong xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam, lại càng không thể bỏ qua. Chính vì thế, tôi đã lựa
chọn đề tài: "Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản"
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.


Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường

Nhật Bản.
 Đánh giá sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động thủy sản sang thị trường Nhật
Bản giai đoạn 2008 – 2013.
 Tìm hiểu quy mô, đặc điểm và nhu cầu của thị trường thủy sản Nhật Bản.
 Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản
sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản.
 Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
giai đoạn 2008 - 2013.


3


Đánh giá những cơ hội, thách thức, ưu điểm và nhược điểm đối với hoạt

động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2013.
 Đề xuất các giải pháp nhằm giúp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản đến 2020.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật
Bản.
 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt
Nam, thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam là Nhật Bản.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn
2008 – 2013, đề ra giải pháp từ nay đến năm 2020.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tác giả sử dụng các phương pháp
so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống kê,… các báo cáo, tài liệu của các
tổ chức có uy tín có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
5.

Tính mới của đề tài
Mặc dù đề tài được thực hiện chỉ trong một thời gian ngắn, song tác giả đã

đầu tư tìm kiếm các số liệu thật, giúp cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng
xuất khẩu thủy sản, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất khẩu thủy sản sang
thị trường Nhật Bản và đề ra giải pháp một cách khách quan nhất. Bên cạnh đó,
các giải pháp mà tác giả đưa ra cho đề tài cũng có lộ trình thực hiện rõ ràng và cụ
thể. Việc tiếp cận một đề tài không mới với sự chặt chẽ và hợp lí giữa 3 chương,
sự đầu tư nghiêm túc của tác giả hy vọng sẽ giúp cho đề tài mang tính thuyết phục
và thực tiễn cao.
6.

Kết cấu của đề tài
Luận văn được triển khai thành ba chương dưới đây:


4
Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết đẩy mạnh xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Chương 2: Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2013
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN
THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản
1.1.1. Khái niệm thủy sản
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại
cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu
hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong
các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác
các loại cá. Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá
hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên
quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi
trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500
triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy
sản.
Sự phân loại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo loài, tính ăn,
môi trường sống và khí hậu:
Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể
là cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,…
Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân,
trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm
sú,tôm thẻ, tôm đất, cua biển.
Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là
nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....) và
một số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc).



6
Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có
loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella,
Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria…
Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát là các động
vật bốn chân có màng ối(ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên
cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn…) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực
phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu
(lấy da).
1.1.2. Đặc điểm của mặt hàng thủy sản

Tiềm năng:
Việt Nam là một nước có một bờ biển dài 3260 km, cùng với hàng trăm con
sông lớn nhỏ và hàng chục vạn ao, hồ, đầm và có rất nhiều đảo và quần đảo ở
ngoài biển Đông. Đồng thời với đó là điều kiện về khí hậu nhiệt đới cũng là một
yếu tố đóng góp vào tiềm năng phát triển và khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ
sảnVùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam rộng tới trên 1 triệu km, ngoài khơi
có trên 4000 dảo lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi hải
sản.Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, sản lượng khai thác hải sản hàng năm của
Việt Nam khoảng 1, 2-1, 4 triệu tấn trong đó ngoài cá là sản phẩm chính còn có
khoảng 50-60 nghìn tấn tôm biển và 40 nghìn tấn mực và nhiều loại đặc sản có giá
trị kinh tế cao.
Ngành thủy sản Việt Nam thu hút hơn 4 triệu lao động, chưa kể số lao động
gián tiếp qua các khâu trung gian như: công nghiệp chế biến, các dịch vụ xuất
khẩu, hệ thống thương mại, nhà hàng, khách sạn và nghề đóng tàu thuyền đánh cá.
Giá trị sản lượng hàng năm đạt 120.000 tỷ đồng, xuất khẩu qua 130 quốc gia và
vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 4,5 tỷ USD, năm 2009 dù bị
ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn đạt 4,2 tỷ
USD. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt từ 4,5-5 tỷ USD.



7
Riêng xuất khẩu cá basa và cá tra của ĐBSCL đạt 1,453 tỷ USD (chiếm 32,2%
tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành).
Tiềm năng nghề nuôi thuỷ sản ở Việt Nam cũng rất lớn, Việt Nam có
khoảng 1,4 triệu ha các loại hình mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản trong đó, có
30 vạn ha bãi triều và gần 40 vạn ha ao, hồ, sông, suối, 60 vạn ha ao hồ nhỏ ruộng
trũng và hơn 80 vạn ha là vùng vịnh, đầm phá. Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp
cho Việt Nam có thể đạt sản lượng nuôi trồng hàng năm khoảng 500 vạn tấn gồm
cá nước ngọt và các loại hải sản khác. Hiện nay ở Việt Nam đã hình thành các
vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền
Trung. Việt Nam đã đầu tư xây dựng 115 cơ sở sản xuất tôm con giống. Hình thức
nuôi quản canh năng suất thấp, phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên vẫn là phổ biến
do các hình thức nuôi trồng khác đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Nhìn chung hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản mới chỉ được triển khai trên một diện tích chưa đáng kể,
khoảng 600 ngàn ha mặt nước.Việt Nam là một trong những nước sản xuất cá là
chủ yếu, đứng thứ 2 Châu Á - Thái Bình Dương về sản lượng cá nội địa tính trên
diện tích đất đạt năng xuất 4,2 kg/ha.Tính về tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Việt Nam đứng thứ 11 trong các nước Châu Á với sản lượng nuôi trồng tính theo
đầu người 2,3 kg/ng. Mức bình quân đầu người này so với các nước khác trong
khu vực chỉ bằng 1/4 của Philiphin, Nhật và Đài Loan bằng 1/10 sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản theo đầu người của Nam Triều Tiên


Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu:
Nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trong nhóm hàng thủy sản đang có

xu hướng sụt giảm liên tiếp trong những tháng qua. Bên cạnh yếu tố thị trường thì
nguồn nguyên liệu không ổn định cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cơ cấu
xuất khẩu một số mặt hàng bị thay đổi.

Tôm đang chiếm 43% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản, luôn đạt mức tăng
trưởng 2 con số, từ 20-66% mỗi tháng. Dự báo những tháng cuối năm, mặt hàng


8
này vẫn còn rất đắt hàng bởi nhu cầu tiêu thụ tôm vào dịp giáng sinh và năm mới
ở nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh.
Trong khi đó, cá tra, cá ngừ qua thời hoàng kim. Hiệp hội Chế biến xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý IV
vẫn chủ yếu dựa vào tôm, tổng kim ngạch 3 tháng cuối năm có thể đạt khoảng 1,7
tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói năm 2013, tôm là mặt
hàng chủ lực giúp ngành thủy sản đạt mục tiêu xuất khẩu của năm nay là trên 6,5
tỷ USD trong khi một số mặt hàng chủ lực khác đang có sự sụt giảm đáng kể về cả
lượng và giá.
Nếu như những năm trước cá tra hay các loại nhuyễn thể, cá ngừ, mực,
bạch tuộc luôn chiếm tỷ trọng cân đối trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản thì năm
nay đã chứng kiến sự thay đổi khá rõ cơ cấu trong nhóm hàng này. Con số được
Vasep đưa ra cho thấy, mặt hàng chủ lực là cá tra chỉ “bật” lên được trong khoảng
từ tháng 3 -5/2013 do có các hội chợ lớn tại Mỹ và Bỉ. Có tới 4 tháng xuất khẩu cá
tra bị sụt giảm kim ngạch từ 1,4- 39,2% so với cùng kỳ năm, do nhu cầu tiêu thụ ở
những thị trường lớn như EU giảm mạnh. VASEP dự báo xuất khẩu cá tra khó duy
trì được mức ổn định như năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ và cá biển năm nay cũng có xu hướng chững
lại. Nguyên nhân chính là do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ở một số thị trường
lớn như EU, Nhật Bản giảm mạnh do vẫn còn hàng tồn kho. Ngoài ra, các thị
trường nhập khẩu cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. VASEP lo
ngại mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cá ngừ 600 triệu USD trong năm nay khó hoàn
thành khi đến hết quý III, kim ngạch mới đạt 415 triệu USD, giảm 4,5% so với
cùng kỳ. (VASEP, 2014)
Còn nhuyễn thể xuống mức “âm”. Nếu so với con số vài tỷ USD mà tôm

hay cá tra mang về cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản thì vài trăm triệu USD của
mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hay cua, ghẹ không phải là nhiều. Tuy nhiên, những


9
mặt hàng này cũng đã làm phong phú hơn cho thủy sản xuất khẩu và góp phần
đáng kể để tăng thu ngoại tệ. Thế nhưng, hơn 1 năm qua, từ tháng 7/2012 6/2013, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đã giảm đáng kể, từng tháng
giảm từ 16-30% so với cùng kỳ. Đến quý III, mức sụt giảm được rút ngắn xuống 1
con số, cụ thể, tháng 7 giảm 1,6%, tháng 8 giảm 6,2% và tháng 9 giảm 7,6%. Do
bị cạnh tranh mạnh từ các nước khác như Trung Quốc, Senegal hay Mauritania..
và nguồn nguyên liệu chế biến ngày càng thiếu đã khiến xuất khẩu mực bạch tuộc
giảm kim ngạch. Tính chung 3 quý đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm
17,2% và chỉ đạt 309,5 triệu USD.
Xuất khẩu hải sản đang bước vào giai đoạn tăng trưởng đầy khó khăn,
không chỉ do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp mà nguồn nguyên liệu trong nước cũng
không đáp ứng đủ cho các đơn hàng. Theo đánh giá của VASEP, xuất khẩu mực,
bạch tuộc đã có mức sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây; xuất khẩu cua,
ghẹ cũng giảm 12,3%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 4% so với cùng kỳ năm
2012. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu nhuyễn thể sẽ tiếp tục giảm thêm và là năm
thứ 5 mặt hàng này chìm dưới mức tăng trưởng âm.
1.1.3. Khái niệm xuất khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước
thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của
mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những
người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô
hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ
có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền
dùng thanh toán quốc tế). (doanhnhanhanoi.net)
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động xuất khẩu là

hoạt động rất cần thiết. Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia tham gia vào


10
hoạt động này phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Dựa trên cơ sở về lợi thế so sánh
giữa các quốc gia từ đó mà tính chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sản
xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành. Mục đích của các quốc gia khi
tham gia xuất khẩu là thu được một lượng ngoạI tệ lớn để có thể nhập khẩu các
trang thiết bị máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại… tạo ra công ăn việc làm, tăng
thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế
phát triển và rút ngắn được khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các nước. Trong
nền kinh tế thị trường các quốc gia không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu
cầu mà nếu có đáp ứng thì chi phí quá cao, vì vậy bắt buộc các quốc gia phải tham
gia vào hoạt động xuất khẩu, để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn các
quốc gia khác để nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản
xuất được thì chi phí quá cao. Do đó các nước khi tham gia vào hoạt động xuất
nhập rất có lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm được
các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất
phát triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
1.1.4. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu thủy sản

Hàng hoá xuất khẩu là các loại thuỷ sản:
Đối tượng xuất khẩu của hoạt động này là những cơ thể sống trong nước,
chủ yếu là môi trường nước mặn. Thuỷ sản cũng là mặt hàng thế mạnh của Việt
Nam do Việt Nam có nhiều điều kiện để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, phục vụ
cho xuất khẩu.
 Thời gian lưu chuyển thuỷ sản xuất khẩu:
Vì là thứ hàng hoá cần độ tươi sống nhất định, nên thời gian vận chuyển
thuỷ sản cần phải nhanh hơn các thứ hàng hoá khác. Mặc dù là phải vận chuyển từ
nước này qua nước khác, nhưng thuỷ sản xuất khẩu vẫn cần giữ được độ tươi ngon

bằng các biện pháp bảo quản thích hợp.

Thời điểm thanh toán:
Hiện nay, khi cơ chế thị trường đã thay đổi, các doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản phải giao hàng trước, sau khi nhận hàng và kiểm tra, đối tác mới
thanh toán tiền.


11
Nếu như trước đây, các nước nhập khẩu sau khi ký hợp đồng là chuyển tiền
ngay cho các doanh nghiệp xuất khẩu, còn các doanh nghiệp xuất khẩu sau khi
nhận được tiền mới chuyển hàng, thì nay hình thức thanh toán này đã ngược lại.
Đó là doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển hàng trước rồi mới được thanh toán
tiền. Sau khi nhận hàng và kiểm tra, các doanh nghiệp nước ngoài mới thanh toán.
Hình thức thanh toán này đã đẩy doanh nghiệp xuất khẩu vào cảnh khó khăn và
luôn phập phồng trước các đối tác nhập khẩu.
Nếu các đối tác nước ngoài nhận được hàng thanh toán ngay thì không có
vấn đề gì. Ngược lại, nếu họ cố tình làm khó, có ý đồ chiếm dụng vốn thì doanh
nghiệp khó tránh khỏi nguy cơ nợ nần, thậm chí phá sản. Đơn cử như khi nhận
được hàng thì đối tác nhận hàng cố tình làm khó bằng việc đánh giá chất lượng
kém, chưa đạt yêu cầu, và đòi trả hàng, buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải nhượng
bộ, hoặc giảm giá bán. Việc làm này đẩy doanh nghiệp vào cảnh “ngồi lên lưng
cọp” nên phải bóp bụng chấp nhận, còn không thì phải nhận lại hàng. Bên cạnh
đó, phải tốn thêm những khoản chi phí phát sinh như: phí vận chuyển, lưu kho, thủ
tục nhận lại hàng, tốn thời gian tái chế... Nếu kiện tụng các đối tác vi phạm hợp
đồng thì chẳng doanh nghiệp nào lại muốn, vì vừa mất tiền, lại thêm mất thời gian
nhưng chưa chắc đã thắng.
Hình thức thanh toán trên không chỉ đẩy doanh nghiệp vào cảnh khó khăn,
mà còn làm cho đồng vốn đầu tư từ các ngân hàng bị ách tắc. Trước đây, doanh
nghiệp chỉ cần cầm hợp đồng đi vay là được giải ngân ngay, vì tiền sẽ được

chuyển vào tài khoản các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước nhập khẩu. Còn
nay, dù doanh nghiệp có hợp đồng, thế chấp kho hàng, các ngân hàng vẫn chưa an
tâm cho vay. Bởi, dù các doanh nghiệp có xuất được hàng, nhưng vẫn chưa chắc
sẽ nhận được thanh toán.
Theo ông Hồ Văn Bạch, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty
TNHH thực phẩm thủy sản Minh Bạch (huyện Giá Rai): “Với hình thức thanh
toán đưa hàng trước trả tiền sau, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiều
khó khăn và rủi ro. Song, nếu không chấp nhận thanh toán theo kiểu này, doanh
nghiệp khó xuất khẩu được hàng. Giải pháp mà các doanh nghiệp thực hiện chủ


12
yếu là lựa các đối tác truyền thống, có uy tín và có khả năng tài chính để hạn chế
rủi ro”. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là giải pháp tối ưu vì thông tin về đối tác
nhập khẩu thì doanh nghiệp nắm bắt chưa nhiều.

Phương thức thanh toán hàng xuất khẩu thuỷ sản:
Các doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản có thể thanh toán bằng nhiều hình
hthuwcs khác nhau. Trong đó, có 2 hình thức phổ biến là chuyển tiền (TTR) người mua nhận hàng rồi mới thanh toán tiền hàng cho NCC theo tổng trị giá phải
thanh toán ghi trên hóa đơn (invoice); và thanh toán qua thư tín dụng (L/C) - tín
dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng phát hành, theo yêu
cầu của người yêu cầu (người nhập khẩu) cam kết thanh toán một số tiền nhất định
cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu do người hưởng
lợi kí phát khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với qui định của Thư tín
dụng.
1.2. Khái quát về thị trường thủy sản Nhật Bản
Là quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thủy
sản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thủy sản là nguồn thực phẩm chính của họ.
Vì vậy, nghề cá Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, quản lý và
tái thiết nguồn lợi thủy sản, đảm bảo sự ổn định bền vững nguồn thực phẩm trong

nước.
1.2.1. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản
Nhật Bản là quốc đảo thuộc Đông Á, nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương,
(phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Bình Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp biển
Nhật Bản, phía Tây Nam giáp Biển Hoa Đông). Nhật Bản có 4 đảo lớn là Hô-kaiđô, Hôn-su, Si-kô-ku và Ky-su-siu và trên 3900 đảo nhỏ, đa số rất nhỏ (có 340 đảo
có diện tích lớn hơn 1 km2). Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt và còn
có đường bờ biển dài 37.000km nên nguồn tài nguyên thủy hải sản rất phong phú,
đa dạng. (lasec.com.vn, thongtinnhatban.wordpress.com) Nhật Bản là một quốc
gia có ngành ngư nghiệp đánh cá phát triển. (Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng
lớn cá và các loại hải sản khác. Thời kỳ hoàng kim của ngư nghiệp Nhật Bản rơi


13
vào những năm 1972-1988, đã từng đáp ứng trên 80% nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản
của nuớc này.
Gần đây, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Nhật Bản đang sụt
giảm dần, hiện chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng thủy sản, tương đương với
sản lượng của tàu khai thác ven biển. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản chiếm
hơn 30% tổng giá trị thủy sản. Sản xuất NTTS thế giới chiếm 49% tổng giá trị
thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, cá chép chiếm 28% khối lượng, tảo và
tảo bẹ chiếm 14% và 9%, ngao và hàu 6% và 5%, cá rô phi và tôm 5% và 4% cá
hồi. Nhật Bản chỉ chiếm chưa đến 1% sản lượng thủy sản trên toàn thế giới so với
60% của Trung Quốc, Inđônêxia 11%, Ấn Độ 5% và Việt Nam 4%. Trong số các
loài cá nuôi chính được tiêu thụ tại Nhật Bản trong năm 2012, 100% cá cam, 97%
cá tráp đang được đánh bắt hoặc nuôi trong nước. Nhật Bản tự cung cấp chỉ
khoảng 28% lượng tiêu thụ cá hồi, trong đó 62% tổng lượng tiêu thụ là cá nuôi
nhưng chỉ có 3% được nuôi nội địa và 38% được đánh bắt tự nhiên (25% trong số
đó là khai thác trong nước). (Vietfish.org)
Trong suốt nhiều năm qua, sản lượng khai thác, đánh bắt của Nhật Bản lớn
hơn bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Theo Tổ chức Lương thực và Nông

nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), trong số các quốc gia có dân số trên 100 triệu
người thì lượng cung cấp các loại hải sản bình quân đầu người của Nhật Bản cao
nhất thế giới 56,9 kg/người/năm. ( FAO, 2008)
Tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên và việc các nước ven biển
công bố vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vị trí thống lĩnh trong ngành thủy
sản của Nhật Bản dần bị thu hẹp. Trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như
các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều gặp phải tình trạng cạn kiệt
nguồn thủy hải sản tại các ngư trường ven biển và xa bờ. Sản lượng thủy sản của
Nhật Bản ngày càng tuột dốc do trữ lượng cá ở các khu vực ven biển dần cạn kiệt.
Hiện nay, ngành ngư nghiệp nước này chỉ xếp thứ ba trên thế giới. Nhằm đáp ứng


14
nhu cầu tiêu thụ của người dân, Nhật Bản phải phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản và tăng cường nhập khẩu thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Biểu đồ 1.1: Sản lượng thủy sản của Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2012

Nguồn : Tổng hợp từ FAO
Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản bắt đầu giảm sút. Năm 1990, tổng sản
lượng thuỷ sản của Nhật Bản đạt 11,18 triệu tấn, đến năm 1993 giảm xuống 8,71
triệu tấn. Đến năm 2007, tổng sản lượng thủy sản chỉ còn 5 triệu tấn. Dựa trên biểu
đồ 1.1, ta thấy rằng sản lượng thủy sản Nhật Bản ngày càng giảm sút qua các năm.
Cụ thể như sau : năm 2008 là 5,59 triệu tấn, năm 2009 giảm còn 4,42 triệu tấn,
năm 2010 là 5,32 triệu tấn và đến năm 2011 chỉ còn 4,48 triệu tấn, sang năm 2012
có chiều hướng tăng lên 4,82 triệu tấn nhưng vẫn giảm mạnh so với các năm
trước. Phần lớn thủy sản sản xuất nội địa của Nhật Bản có được chủ yếu là do hoạt
động khai thác, đánh bắt thủy sản. Trong khi đó, do thiếu diện tích nuôi trồng nên
sản lượng thủy sản từ hoạt động nuôi trồng chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng sản
lượng thủy sản mà nước này sản xuất ra.
Nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản

của Nhật Bản trong những năm gần đây chủ yếu do các nguồn lợi thủy sản của


15
nước này đã bị cạn kiệt dần vì khai thác quá mức dẫn đến mất cân bằng hệ sinh
thái.
1.2.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản

Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu:
Dưới đây là sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giai
đoạn 2008 – 2013:
Biểu đồ 1.2 : Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật
Bản giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn tổng hợp : International Trade Centre và Japan Fish Trades Association
Từ biểu đồ trên ta thấy, sản lượng và kim ngạch thuỷ sản nhập khẩu của
Nhật Bản có mức dao động không quá lớn trong giai đoạn 2008 – 2013. Chênh
lệch sản lượng giữa năm thấp nhất là năm 2009 và năm cao nhất là năm 2011 ở
mức 1.14 triệu tấn. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu cao nhất lại là năm 2012, ở
mức 13,94 tỷ USD, chênh lệch với năm thấp nhất là 13,42 tỷ đô năm 2009 (10,52
tỷ USD). Nhìn chung, Nhật Bản là nước phải nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới,
trong đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản.
• Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
Những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chính của Nhật Bản năm 2013 được
trình bày trong biểu đồ dưới đây:


16
Biểu đồ 1.3 : Cơ cấu mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản năm 2013




Cá: rất quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật

được hấp thụ của người Nhật, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.
Người Nhật tiêu thụ cá bình quân 70,6kg/người (trọng lượng tịnh). Bình quân hộ
gia đình Nhật Bản chi khoảng 2520$ cho cá và hải sản trong năm 2010. Tổng số
cá và hải sản tại Nhật Bản năm 2010 ước tính là 141,8 98 tỷ USD, năm 2013 tăng
lên 170,5tỷ USD, chiếm 30% trong tổng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào
Nhật Bản.

Cá và hải sản giống: Cá tươi, ướp lạnh và đông lạnh chiếm khoảng 60%
tổng số cá Nhật Bản, đạt 93,8 tỷ USD năm 2010. Doanh số của hải sản có vỏ
tăng nhanh hơn từ 10,5 tỷ USD năm 2008 lên 13,8 tỷ USD năm 2013, chiếm 20%
trong tổng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản. Bán hàng cá và
thủy sản đóng hộp chiếm khoảng 55% tổng số thực phẩm đóng hộp bán trong năm
2008, với tổng doanh thu là 4,6 tỷ USD. Trong những năm gần đây, tiêu thụ của
Nhật về tôm và Yellowtail đã giảm một phần do thiếu hụt nguồn cung. Trong khi
đó tiêu thụ cua, cá hồi lại tăng mạnh mẽ.

Tôm: Về mặt giá trị, tôm và cá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng
thủy sản ở Nhật. Tôm đông lạnh và tôm nguyên liệu chiếm 20,9% tổng nhập khẩu


17
thủy sản năm 2008. Tới năm 2013, mặt hàng tôm chiếm tới 30% trong tổng cơ cấu
mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản. Một số nhà cung cấp tôm hàng đầu
của Nhật như Nga, Canada, Greenland, Argentina, và Việt Nam.

Cá ngừ: Nhật Bản là nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 mức

tiêu thụ cá ngừ trên toàn thế giới, cá ngừ tươi, đông lạnh. Trung bình một hộ gia
đình Nhật dành ra 77 USD chi tiêu cho cá ngừ mỗi năm (70USD - năm 2008).
Người tiêu dùng chi tiêu cho cá ngừ đang tăng mạnh với giá cao tới khoảng 22
USD cho 120-150g. Cá hồi tạo ra doanh thu cao thứ ba, sau tôm và cá. Năm 2013,
mặt hàng này chiếm 15% trong tổng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào
Nhật Bản.

Hải đớm (nhím biển): một sản phẩm truyền thống, Nhật là thị trường lớn
nhất thế giới về tiêu thụ sản phẩm này, với 6000 tấn mỗi năm, chiếm 75% sản
lượng toàn cầu. Nhím biển được để tươi, đông lạnh, hấp, muối. Trong năm 2013,
mặt hàng này chiếm 5% trong tổng số cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào
Nhật Bản.
• Cơ cấu thị trường nhập khẩu:
Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản, Liên Bang Nga
là quốc gia dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Năm
2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Nga đã đạt 119,78 tỷ Yên, chiếm đến
10,4% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. Theo sau Nga là Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Chi Lê và Na Uy với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị
trường này năm 2013 lần lượt là 110,56 tỷ Yên; 110,20 tỷ Yên; 106,56 tỷ Yên;
77,22 tỷ Yên. Hiện nay, tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của những nước
này chiếm trên dưới 8% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. Việt
Nam cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản mạnh sang thị trường
Nhật Bản bên cạnh những thị trường như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… với
kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 58,47 tỷ Yên, chiếm 5,1% trong cơ cấu thị
trường nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu thủy


18
sản cụ thể của những thị trường nhập khẩu thủy sản chính vào Nhật Bản thể hiện
rõ thông qua bảng số liệu 1.1 sau đây:

Bảng 1.1: Một số quốc gia nhập khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản năm
2013

Quốc gia

Kim ngạch nhập khẩu

Tỷ trọng (%)

( Tỷ yên)
Thế giới

1.147,88

100

Hoa Kì

110,56

9,6

Liên Bang Nga

119,78

10,4

Trung Quốc


110,20

9,6

Chi Le

106,56

9,3

Na Uy

77,22

6,7

Hàn Quốc

61,20

5,3

Indonesia

65,26

5,7

Thái Lan


49,26

4,3

Việt Nam

58,47

5,1

Canada

37,47

3,3

“NNguồn : Tổng hợp từ số liệu của Trademap


19
Ta có thể thấy được, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu
thủy sản hết sức hấp dẫn nên sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu thủy sản
vào thị trường này diễn ra rất quyết liệt. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế và tiềm
năng riêng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản. Do vậy, để có thể cạnh
tranh và tăng tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập
khẩu thủy sản của Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn về việc
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thủy sản, cải tiến mẫu mã bao bì
sản phẩm cũng như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá
thương hiệu cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Bảng 1.2: NK tôm nguyên liệu đông lạnh vào Nhật, 8 tháng đầu năm 2010

NK tôm nguyên liệu đông lạnh (raw frozen) vào Nhật Bản, T1 – T8/2010
Tháng 8/2010
Tháng 1-8/2010
Xuất xứ
GT (nghìn
Giá
GT (nghìn
Giá
KL (kg)
KL (kg)
yên)
(yên/kg)
yên)
(yên/kg)
Việt Nam
4.707.206
4.162.614
884
25.199.700
22.196.549
881
Inđônêxia
2.748.644
2.611.959
950
21.423.841
19.904.740
929
Thái Lan
3.243.072

2.313.537
713
24.665.287
17.007.477
690
Ấn Độ
4.261.417
3.576.772
839
15.953.187
12.693.409
796
Nga
264.156
319.089
1.208
5.156.962
5.190.284
1.006
Trung Quốc 1.028.122
653
602
671.546
7.347.680
4.420.596
Canađa
Malaixya
Greenland
Mianma
Philipin

Bănglađét
Áchentina
24 nước
khác
Tổng

772.546
771.221
483.207
746.239
315.737
154.878
159.886

831.956
539.454
337.467
572.216
318.634
90.103
130.915

758.229

781.993

20.414.560

17.258.255


1.077
767
698
582
1.009
582
819
1.031
845

4.999.143
4.420.408
3.150.510
3.454.151
1.955.335
1.686.819
1.181.424

4.379.255
2.719.199
2.460.374
2.370.604
1.999.190
1.012.747
997.498

4.800.993

5.053.327


125.395.440

102.405.249

876
686
781
600
1.022
600
844
1.053
817

Nguồn: Hải Quan Nhật Bản, năm 2010
Bảng 1.3: NK các sản phẩm tôm chế biến vào Nhật 8 tháng đầu năm 2010


20
Nhập khẩu các sản phẩm tôm chế biến, GTGT vào Nhật Bản, tháng 1-8/2010
Xuất xứ
Tháng 8/2010
Tháng 1-8/2010
GT (nghìn
Giá
GT (nghìn
Giá
KL (kg)
KL (kg)
yên)

(yên/kg)
yên)
(yên/kg)
Thái Lan
1.326.468 1.354.011
1.021
9.005.609
9.408.567
1.045
Việt Nam
348.499
350.664
1.006
2.195.019
2.337.937
1.065
Trung Quốc
219.280
215.822
984
1.289.743
1.319.532
1.023
Inđônêxia
43.740
38.849
888
562.953
533.312
947

Canađa
21.099
14.597
692
249.899
177.366
710
Greenland
36.000
20.808
578
160.220
93.944
586
Mianma
18.489
18.379
994
66.064
62.406
945
Malaixia
2.786
2.578
925
24.616
21.269
864
Na Uy
14.224

11.258
791
Bănglađét
18.000
11.101
617
Philipin
4.989
7.006
1.404
Tổng
2.016.361 2.015.708
1.000
13.591.336 13.983.698
1.029
Nguồn: Hải Quan Nhật Bản, năm 2010
Nguồn tài nguyên thủy sản Nhật Bản đang nhanh chóng cạn kiệt, nguồn
cung ứng trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trong nước (năm
2008) và phải dựa vào nguồn nhập khẩu rất nhiều.
1.2.3. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới về cá và hải sản. Trong
đó nhập khẩu chiếm 40% tổng số cá và thủy sản tiêu dùng năm 2010. Mấy năm
gần đây, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người giảm nhẹ, trong khi đó, khả
năng cung ứng trong nước lại giảm mạnh( khoảng 65% khối lượng tự cung tự cấp
trong năm 2008 xuống 60% năm 2010) khiến Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào
thủy sản nhập khẩu. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp
Quốc (FAO), trong số các quốc gia có dân số trên 100 triệu người thì lượng cung
cấp các loại hải sản bình quân đầu người của Nhật Bản là 56,9 kg/người/năm, cao
nhất thế giới đây được xem là lượng tiêu thụ hải sản bình quân theo đầu người ở
Nhật). Người Nhật ăn khoảng 80% số lượng cá ngừ bắt được. (FAO, 2008)



21


Xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của Nhật Bản:
Tại Nhật Bản, khi người tiêu dùng chấp nhận một chế độ ăn uống Tây hóa

nhiều hơn thì việc tiêu thụ của cá, thủy sản cũng giảm đi. Người tiêu dùng mua ít
cá tươi và các sản phẩm thủy sản trực tiếp từ các nhà bán lẻ. Một phần cũng là do
việc giảm dân số và sự gia tăng các hộ gia đình có 1-2 thành viên, khiến họ lựa
chọn các giải pháp ăn uống nhanh chóng, tiện lợi. Người Nhật lớn tuổi thường có
xu hướng mua cá và hải sản nhiều hơn so với người Nhật trẻ tuổi, thường ăn
ngoài. Trong khi đó, dân số Nhật Bản đang ngày một già đi. Các mặt hàng được
tiêu thụ nhiều nhất là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi.
Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản,
nhất là cá biển (cá nổi), nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác. Loại
sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, các
sản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn.
Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải
dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhu
cầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cá
song hay tôm, mực, bạch tuộc. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm
“shushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới, các món ăn truyền thống được ưa
thích nhất của người Nhật Bản. Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở
Nhật Bản phải kể đến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, được chế
biến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua,
chả cá hay các loại bánh cá khác…

Chi tiêu sụt giảm do suy thoái kinh tế:

Năm 2009, lần đầu tiên sau 21 năm, mức chi tiêu giảm xuống dưới 3,5 triệu
yên. Chi tiêu cho thực phẩm năm 2009 chỉ đạt 900.403 yên, gần chạm mức thấp
nhất kể từ năm 2005. Tổng chi tiêu trung bình cho thuỷ sản của các hộ gia đình
Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2009 giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái
xuống còn 66.777 yên. Tổng chi tiêu trong cả năm giảm 2,4% so với năm 2008
xuống còn 86.347 yên, mức thấp nhất sau 35 năm, từ năm 1975. Trong khi đó,
tổng chi tiêu của hộ gia đình năm 2009 đạt 3.499.958 yên, giảm 1,8% so với năm


22
trước. Tuy nhiên, đến năm 2013, tổng chi tiêu đã có dấu hiệu tăng lên đến
5.987.320 yên. Điều này cho thấy Nhật Bản tiếp tục là một thị trường tiềm năng
của Việt Nam trong những năm tiếp theo.


Mức tiêu thụ:
Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân một người của Nhật Bản luôn đứng đầu

thế giới. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thuỷ sản Nhật Bản giảm rõ rệt, do nền kinh tế
suy yếu, thu nhập giảm và sản lượng trong nước hạn chế bởi sự thu hẹp phạm vi
và quy mô hoạt động khai thác thuỷ sản.

Bảng 1.4: Tiêu thụ bình quân đầu người ở một số quốc gia trên thế giới
(Đơn vị: kg)

Các nước
Oxtraylia
Bangladet
Colombia
Trung Quốc

Ấn Độ
Indonexia
Iran
Nhật Bản
Hàn Quốc
Philippin
Thái Lan
Việt Nam

Thủy sản
khai thác
10,5
7,9
30,3
12,8
3,4
19,3
5,1
36,1
23,1
24,7
43,0
19,9

Thủy sản
nuôi
1,9
5,9
1,5
22,1

2,0
4,1
1,3
6,7
0,9
5,2
11,8
11,2

Tổng thủy
sản
12,4
13,8
31,9
34,9
5,5
23,4
6,5
42,8
24,0
29,9
54,9
31,2

Tiêu thụ BQ
đầu người
10,9
14,0
1,6
36,2

8
23,6
5
70,6
52,0
36
32-35

Nguồn: Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc
Nhật là một trong những nước tiêu thụ thủy hải sản nhiều nhất thế giới, với
trung bình khoảng 70,6 kg/người mỗi năm, so với mức trung bình thế giới là 15,9


×