Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Một số biện pháp phòng chống ma tuý trong học sinh trường THPT xuân hoà, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.04 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thƣợng tá - Th.S Phan Xuân
Dũng người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em
trong suốt thời gian qua để em hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thấy cô trong Trường ĐHSP Hà Nội
2; đặc biệt là các thầy cô trong Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà nội 2 và
gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh của Trường
THPT Xuân Hòa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do điều kiện hạn hẹp về thời
gian và do sự hạn chế về kiến thức nên khóa luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Vƣơng Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân em, có tham khảo các tài liệu liên quan dưới sự
hướng dẫn của Thƣợng tá – Th.S Phan Xuân Dũng.
Khóa luận không trùng với đề tài nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu
sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Vƣơng Thị Lan



DANH MỤC VIẾT TẮT

THPT: Trung học phổ thông
HSSV - GV: Học sinh sinh viên – Giáo viên
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TB&XH: Thương binh và xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 4
1.1. Một số hiểu biết về ma túy ......................................................................... 4
1.2. Tác hại của ma túy ................................................................................... 10
1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy ....................................................... 14
1.4. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy ............................................. 18
1.5. Các con đường dẫn đến nghiện ma tuý trong học sinh hiện nay ............. 19
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
MA TÚY TRONG HỌC SINH TRƢỜNG THPT XUÂN HÒA .............. 20
2.1. Đặc điểm tình hình khu vực phường Xuân Hòa ...................................... 20
2.2. Đặc điểm tình hình Trường THPT Xuân Hòa ......................................... 22
2.3.Thực trạng nghiện ma tuý hiện nay .......................................................... 24
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MA TÚY
TRONG HỌC SINH TRƢỜNG THPT XUÂN HÒA ............................... 30
3.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của
ma túy và cách phòng chống……………………………… ………………...30

3.2. Phối hợp với các cơ quan chức năng làm trong sạch môi trường trong và
xung quanh trường học, ngăn chặn nguồn ma túy xâm nhập vào trường học 35
3.3. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý giáo
dục học sinh………………………………………………… ………………38
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hoàn cảnh gia đình các em học sinh Trường THPT Xuân Hoà........ 24
Bảng 2: Số liệu người nghiện ma tuý qua các năm ........................................ 25


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam. Lúc đương
thời Người đã căn dặn các cháu nhi đồng, các em học sinh: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Lời dặn của Người là kết tinh những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại,
là quy luật cho sự tồn tại và phát triển của một dân tộc, một đất nước. Lời dặn
của Người không chỉ thôi thúc, kêu gọi các cháu nhi đồng, các em học sinh,
sinh viên trong mọi thế hệ ra sức học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước
mà còn giao trách nhiệm cho các bậc cha, anh đối với việc chăm nom, nuôi
dưỡng, giáo dục con em: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta đã xác định:
“Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nhất là trong
tình hình hiện nay, khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão,

nếu như không có chính sách đầu tư cho giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ thì đất
nước ta không tránh khỏi: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước
trong khu vực và trên thế giới”. Vì vậy hơn lúc nào hết: “Đảng và Nhà nước
ta tập trung mọi cố gắng dành ưu tiên cao nhất cho sự phát triển giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ, thể hiện trên các mặt chính sách, đội ngũ
cán bộ và tổ chức quản lý”. Song hiện nay trong quá trình thực hiện Đảng và
Nhà nước ta đang vấp phải một thách thức lớn kìm hãm sự phát triển của giáo
dục, đào tạo, đó là tình trạng học sinh sử dụng ma túy trong các trường học
ngày càng phát triển và gia tăng. Năm 2006 cả nước ta phát hiện 1.600 học
sinh sinh viên, giáo viên sử dụng ma túy, ảnh hưởng của ma túy không chỉ đối
1


với nền giáo dục mà đó còn là hiểm họa của toàn xã hội, hủy hoại sự phát
triển của lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một
trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm và các tệ nạn xã hội khác,
nó tác động và đe dọa nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh
quốc gia.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng học sinh sử dụng ma túy
ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề hết sức lo ngại, đòi hỏi phải có sự phân tích
đánh giá tình hình thực tế, tìm ra những thiếu sót trong công tác quản lý, giáo
dục. Việc phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác là công việc thường
xuyên, liên tục của toàn xã hội. Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường
phổ thông Xuân Hòa, em chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp
phòng chống ma túy cho học sinh Trƣờng THPT Xuân Hòa, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm tìm ra những nguyên nhân hạn chế kết quả
phòng chống ma túy trong học đường, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động phòng chống ma túy.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ nhận thức cơ bản về ma túy, hoạt động phòng chống ma
túy trong trường học và thực trạng công tác này tại phổ thông Xuân Hòa từ đó

đưa ra các biện pháp phòng chống ma túy trong học đường.
3. Đối tƣợng
Một số biện pháp phòng chống ma túy cho học sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu công tác phòng chống ma túy trong
trường THPT Xuân Hòa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, khóa luận sử dụng các phương pháp như nghiên cứu lý thuyết, điều
tra, khảo sát, phương pháp chuyên gia.

2


6. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận được kết cấu gồm phần mở đầu, 03 chương, kết luận
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng phòng chống ma túy cho học sinh Trường THPT
Xuân Hòa.
Chương3: Đề xuất một số biện pháp phòng chống ma túy cho học sinh
Trường THPT Xuân Hòa.

3


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số hiểu biết về ma túy
1.1.1. Khái niệm ma túy

Giữa thế kỷ XVII, thuốc phiện đã thâm nhập vào Việt Nam. Dưới triều
vua Minh Mạng, vua Tự Đức một số đạo luật đầu tiên về cấm trồng, hút và
buôn lậu thuốc phiện đã được ban hành, nhưng trong luật pháp Việt Nam cụm
từ “chất ma túy” xuất hiện khá muộn. Sau khi đất nước thống nhất, vẫn chỉ
duy nhất thuốc phiện bị đặt dưới sự kiểm soát, các chất ma túy khác như cần
sa, cocain vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh. Cụm từ “chất ma túy” chỉ
được chính thức sử dụng lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam tại Bộ luật
Hình sự năm 1985 với việc quy định tội danh “Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy” (Điều 203). Sau khi được Bộ luật Hình sự năm 1985 sử dụng,
cụm từ này tiếp tục được dùng rộng rãi trong các văn bản pháp luật khác như
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Nghị định số 141/HĐBT năm
1991 của Hội đồng Bộ trưởng về xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Ma túy là bất cứ
chất nào khi đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi một số chức
năng của cơ thể”.
Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc: “Ma túy là những chất có nguồn
gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người có tác dụng
làm thay đổi ý thức và trí tuệ, làm cho con người lệ thuộc vào nó”.
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
đã xác định rõ: “Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca; lá,
hoa, quả cây cần sa; lá cây côca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi,
heroine, cocaine; chất ma túy khác ở thể lỏng hoặc thể rắn”.

4


Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy bao
gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng, chống
ma túy cung cấp thêm định nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”.

Theo đó, “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây
tình trạng nghiện đối với người sử dụng”, và “chất hướng thần là chất kích
thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới
tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Định nghĩa này cho thấy chất gây
nghiện và chất hướng thần có một số đặc điểm chung: chúng đều là những
chất có tác động lên hệ thần kinh, chúng có thể gây ra tình trạng nghiện đối
với người sử dụng. Mặt khác, các chất này khác nhau ở khả năng gây nghiện.
Chất gây nghiện - như tên gọi của nó - có khả năng gây nghiện cao hơn chất
hướng thần.
Khái niệm chất ma túy có ý nghĩa quan trọng và phù hợp với yêu cầu
đấu tranh với tệ nạn ma túy của đất nước. Mọi cá nhân, gia đình, tổ chức đều
có trách nhiệm tham gia vào phòng, chống ma túy.
1.1.2. Phân loại ma túy
Hiện nay có nhiều cách phân loại ma túy, tuy nhiên có một số cách
phân loại cơ bản như sau:
* Phân loại dựa theo nguồn gốc sản xuất ra chất ma túy
Theo cách phân loại này, người ta dựa vào nguồn gốc nguyên liệu dùng
để sản xuất và nguồn gốc của sản phẩm tạo thành các chất ma túy. Trong
phương pháp này người ta chia ra làm ba nhóm chất ma túy:
- Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Là chất ma túy có sẵn trong tự
nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như cây thuốc phiện, cây cần
sa, cây côca... Điển hình cho chất ma túy thuộc nhóm này là: nhựa thuốc
phiện, thảo mộc cần sa, tinh dầu cần sa, v.v…
- Chất ma túy bán tổng hợp: Là chất ma túy mà một phần nguyên liệu
dùng để sản xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên. Từ những nguyên liệu này,

5


người ta cho phản ứng với các chất hóa học (tiền chất) để tổng hợp ra chất ma

túy mới. Những chất ma túy mới này được gọi là chất ma túy bán tổng hợp,
có độc tính cao hơn, có tác dụng tâm lý mạnh mẽ hơn so với chất ma túy ban
đầu.
- Chất ma túy tổng hợp: Là các chất ma túy mà nguyên liệu dùng để
điều chế và các sản phẩm đều được tổng hợp trong phòng thí nghiệm như
Amphetamine, Metamphetamine...

(Ma túy tổng hợp)
* Phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa học của chất ma túy
Đây là sự phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa học của chất ma
túy. Cách phân loại này ít được sử dụng trong đời sống xã hội, nhưng lại được
các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu để chuyển hóa từ chất này thành chất
khác và đặc biệt là tìm ra các phương pháp giám định chúng hoặc nghiên cứu
các loại thuốc để cai nghiện.
* Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng
Theo phương pháp phân loại này người ta chia chất ma túy ra làm hai
nhóm cơ bản:

6


- Nhóm chất ma túy có hiệu lực cao: Là những chất ma túy có độc tính
cao, hoạt tính sinh học mạnh, gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng như
heroin, cocaine, ecstasy...
- Nhóm chất ma túy có hiệu lực thấp: Là những chất ma túy có độc tính
thấp hơn, mức độ hoạt tính sinh học của chúng cũng thấp, thường là những
chất an thần như: Diazepam, clordiazepam...
* Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lý
người sử dụng
Theo cách phân loại này, chất ma túy được chia ra các nhóm sau:

- Nhóm chất ma túy an thần (thuốc phiện, morphine, heroine).
- Nhóm chất ma túy gây kích thích (cocaine, amphetamine).
- Nhóm chất ma túy gây ảo giác (cần sa, lyergide).
1.1.3. Các chất ma túy thường gặp
* Nhóm chất ma túy an thần
- Thuốc phiện
Theo phân loại của phòng thí nghiệm ma túy của Liên hợp quốc thì thuốc
phiện có các dạng sau:
+ Thuốc phiện sống (còn gọi là thuốc phiện tươi): Là nhựa thuốc phiện
đông đặc, màu đen sẫm, không tan trong nước, được lấy từ vỏ quả thuốc
phiện, chưa qua một quá trình chế biến nào nên còn gọi là thuốc phiện thô.
+ Thuốc phiện chín (còn gọi là thuốc phiện khô): Là thuốc phiện đã
được bào chế từ thuốc phiện sống, bằng phương pháp sấy khô. Thuốc phiện
khô được sử dụng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á dùng để hút và sử dụng
để điều chế ra morphine và heroine.
+ Xái thuốc phiện: Là phần sản phẩm cháy còn lại trong tẩu sau khi
thuốc phiện đã được hút.
+ Thuốc phiện y tế (còn gọi là thuốc phiện bột): Được chiết xuất và sấy khô
trong điều kiện nhiệt độ ổn định, thường có hàm lượng morphine từ 9,5% - 10,5%.

7


Hậu quả của việc sử dụng thuốc phiện là tạo tạo ra cảm giác êm dịu, đê
mê kéo dài từ 3 - 6 giờ. Khi đã nghiện thuốc phiện thì suy sụp về sức khỏe, da
xám dần, không muốn ăn, ăn không ngon, tiêu hóa kém, người gầy yếu, hốc
hác, sợ nước, sợ rượu, đi không vững, thân hình tiều tụy. Người nghiện có thể
chết do suy tim mạch và kiệt sức.

(Quả của cây thuốc phiện)

- Morphine
Morphine là một ancaloit chính của thuốc phiện. Trong điều kiện bình
thường morphine kết tinh dạng bột tinh thể màu trắng, không mùi có vị đắng.
Người nghiện sử dụng morphine nhiều lần thì morphine sẽ tích lũy ở
các tế bào sừng như: Tóc, móng tay, móng chân. Nếu sử dụng morphine nhiều
lần sẽ dẫn tới ngộ độc.
- Heroine
Bình thường heroine tinh khiết tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, nếu có
lẫn tạp chất thì có các màu sắc khác nhau, từ màu trắng đến màu xám, không
mùi có vị đắng.
Heroine có tác dụng giảm đau mạnh, nhưng độc hơn và gây nguy hiểm
nhiều hơn so với morphine. Heroine là một trong những chất nguy hiểm và
phổ biến nhất hiện nay.

8


* Nhóm chất ma túy gây kích thích
Các chất gây kích thích hệ thần kinh trung ương còn gọi là các chất
“doping”. Đây là những chất độc mạnh thuộc bảng A, rất nguy hiểm và khả
năng gây nghiện cao. Phổ biến là các loại ma túy tổng hợp MDMA, estasy.
* Nhóm chất ma túy gây ảo giác
- Cần sa và các sản phẩm của nó
Cây cần sa có tên khoa học là: Cannabis - Sativa L., còn có các tên gọi
khác như: Cây gai dầu, cây lanh mèo, cây đại ma, cây bồ đà, cây hỏa ma...
Sản phẩm của cây cần sa bao gồm: Thảo mộc cần sa, nhựa cần sa, tinh dầu
cây cần sa.
Hiện nay, cần sa là một trong những chất được sử dụng phổ biến. Tác
dụng nguy hiểm nhất của cần sa là gây ảo giác, làm cho người sử dụng có
nhận thức và hành động sai lệch. Tùy thuộc vào thần kinh của từng người

nghiện mà cần sa gây những ảo giác khác nhau.
- Lysergide (LSD)
LSD tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng, là một trong những loại
ma túy gây ảo giác mạnh nhất mà loài người biết đến. LSD là một chất bán
tổng hợp, gây ảo giác rất mạnh và rất nguy hiểm. Chỉ cần dùng một liều từ 20
- 50 microgam là đủ gây ra những hoang tưởng.
1.1.4. Cách phân biệt các chất ma túy
Trong thời gian gần đây, tình hình sản xuất tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy tổng hợp tăng rất nhanh trên phạm vi toàn quốc.
Các loại ma túy tổng hợp dần thay thế các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên
do số người sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng cao. Các chất ma túy tổng
hợp như Amphetamine, Mathaphetamin, Ecstasy là những loại ma túy tổng
hợp khá phổ biến trên thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Do
đó để phân biệt các chất ma túy cần phải dựa vào tính chất hóa học, màu sắc,
mùi vị, tồn tại dưới dạng nào, kích thước, hình thức sử dụng.

9


Phương pháp nhận biết đa dạng, có thể nhận biết các chất ma túy bằng
giác quan, nhận biết bằng thuốc thử.
1.2. Tác hại của ma túy
Ma túy và tác hại của ma túy luôn được coi là vấn đề mang tính toàn
cầu. Tội phạm ma túy và các đối tượng sử dụng ma túy đã, đang và sẽ gây tác
hại nghiêm trọng trên mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn thế giới.
Ngày 26/6/2003 Tổng thư ký Liên hợp quốc KOFI.ANNAN đã đọc bản
thông điệp có đoạn ghi: “... Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 200
nghìn người sử dụng ma túy bất hợp pháp, tương đương với khoảng 4,7% dân
số toàn cầu với độ tuổi trên 14. Con số này đã đủ thể hiện tính nguy hiểm và
đáng báo động của vấn đề. Tuy nhiên những tác động của vấn đề lạm dụng

ma túy còn vượt quá những gì con người có thể lo lắng và gây ra nhiều ảnh
hưởng xấu không thể tính nổi đối với các lĩnh vực y tế, xã hội và kinh tế trong
đó bao gồm cả việc lan tràn của HIV”.
Ma túy được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hút thuốc
phiện, cần sa; hít tiêm chích heroine, morphine, dung dịch thuốc phiện; uống,
ngậm các loại ma túy tổng hợp.
Chất ma túy khi được đưa vào cơ thể cùng với những tác dụng của nó
thì đều gây hại nguy hiểm đối với cơ thể con người. Ma túy chính là nguyên
nhân gây phát sinh nhiều bệnh tật, gây hủy hoại sức khỏe của con người mà
còn gây tác hại nghiêm trọng đến toàn xã hội.
1.2.1. Gây tổn hại về sức khỏe
Ma túy được đưa vào cơ thể theo đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường
máu, đường tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da, niêm mạc và gây tổn hại trực
tiếp cho các cơ quan này.
- Hệ tiêu hóa: Người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không
muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm; họ thường có cảm giác buồn nôn, đau
bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.

10


- Hệ hô hấp: Những đối tượng hít ma túy thường bị viêm mũi, viêm
xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới. Các chất ma túy kích thích hô hấp
gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là
khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp gây ngưng thở nếu không được cấp cứu
kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi
dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi,
tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm phổi...
- Hệ tuần hoàn: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh
hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau co thắt ngực,

nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân gây rối
loạn nhịp tim đe dọa tính mạng người nghiện ma túy, ngoài ra còn gây nên
tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. Do việc tiêm chích thường không vô
trùng nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch.
- Các bệnh về da: Người nghiện ma túy bị rối loạn cảm giác da nên
không cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước và vì vậy họ rất ngại tắm
rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như bệnh ghẻ lở,
hắc lào, viêm da...
- Làm suy giảm chức năng giải độc: Trong cơ thể, gan và thận là cơ
quan chủ yếu đào thải các chất độc. Khi nghiện ma túy, nhất là heroine hai cơ
quan này suy yếu ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ
trong cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, người nghiện
thường bị các bệnh như: Viêm xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận... dẫn đến
tử vong.
- Đối với hệ thần kinh: Khi đưa ma túy vào cơ thể, ma túy sẽ tác động
trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng kích thích hoặc ức
chế từng phần ở bán cầu đại não.
- Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức
lao động: Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma túy mãn tính, suy

11


nhược toàn thân, người gầy gò, mắt trắng môi thâm, nước da tái xám, dáng đi
xiêu vẹo, thức đêm ngủ ngày sức khỏe suy giảm rõ rệt.

(Một người nghiện ma túy bị sốc thuốc)
1.2.2. Gây tổn hại về tinh thần
Các công trình nghiên cứu về ma túy khẳng định rằng, nghiện ma túy là
một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội

chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng
loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, tâm lý, các biến đổi
về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy. Ở trạng thái loạn thần kinh
sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi gây nguy hiểm cho bản
thân và người xung quanh.
Ở trạng thái loạn thần kinh muộn, người nghiện ma túy bị méo mó về
nhân cách tạo nên sự ích kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tính cách, trách
nhiệm của cá nhân trong đời sống. Họ dần trở thành những con người liều
lĩnh và bất cần.
Sử dụng ma túy làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút
về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người
thân và bạn bè tốt. Khi bị lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất của người
nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong đời sống
thường ngày. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách của bản thân về ma túy,

12


họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí là cả
giết người... miễn là có tiền mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Hành vi, lối
sống của họ sai lệch với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật, họ là những
người bị tha hóa về nhân cách.
1.2.3. Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình
Việc duy trì các dịch vụ có liên quan tới ma túy vừa tốn kém về tiền
của, vừa tiêu phí nguồn nhân lực quý giá cần thiết cho các nhu cầu và mối
quan tâm khác của xã hội. Hàng năm, nước ta phải chịu chi phí rất lớn cho
việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng
chống, cai nghiện ma túy.
Sử dụng ma túy còn làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và
xã hội cả về chất lượng và số lượng, làm cho thu nhập quốc dân giảm, chi phí

dự phòng và chăm sóc y tế tăng.
Người nghiện ma túy hầu hết ở trong độ tuổi lao động, vì vậy vấn đề đào
tạo cán bộ, công nhân có tay nghề để thay thế họ là cả một vấn đề khó khăn.
Nghiện ma túy làm tiêu tốn tài sản, đây cũng là hậu quả dễ nhận thấy
nhất đối với những gia đình có người nghiện ma túy. Thiệt hại về kinh tế do
sử dụng ma túy là một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ mối quan hệ tốt
đẹp giữa những người trong gia đình với người nghiện. Mặt khác, người
nghiện có xu hướng sống “thu mình”, ngại tiếp xúc, lẩn tránh những người
thân. Do quá trình sử dụng ma túy làm cho người nghiện ma túy thay đổi tính
cách như hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối... Đến một lúc nào đó bản thân họ
không còn hòa hợp với những người trong gia đình. Khi lên cơn nghiện thì
người nghiện thường mất hết lý trí không còn điều khiển được hành vi của
mình, họ xoay sở và tìm mọi cách mua chất ma túy thỏa mãn cơn nghiện.
Nhưng khi không có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đó, người nghiện trở
nên liều lĩnh, hung bạo, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: hành

13


hạ người thân, cha mẹ, vợ con, anh em, đập phá tài sản gia đình... Từ đó, hạnh
phúc gia đình bị tan vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cộng đồng.
1.2.4. Tác hại của ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội
Tệ nạn ma túy đã gây ra những tác hại nặng nề cho nền kinh tế, xã hội,
gây thiệt hại lớn về lối sống, đạo đức của cả cộng đồng, đặc biệt là học sinh
thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Theo số liệu của Ủy ban quốc gia
phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thì đến năm
2003 cả nước có 60.700 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát trong đó có
9.790 học sinh, sinh viên. Với số lượng lớn như vậy đã và đang làm ảnh
hưởng rất lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội đất nước, làm thâm hụt
nguồn ngân sách quốc gia. Ma túy còn tạo điều kiện cho các loại tệ nạn xã hội

phát triển như cờ bạc, mại dâm.

(Bắt tội phạm ma túy)
1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
1.3.1. Nguyên nhân từ môi trường xung quanh
Môi trường xã hội xung quanh có thể coi là nguyên nhân gần nhất làm
nảy sinh tâm lý, ý thức lệch chuẩn. Đó là sự tác động của các đối tượng xấu,
tiêu cực lạc hậu, không phù hợp với nền nếp của đạo đức tới các em như mồi

14


chài, lôi kéo của bọn buôn bán ma túy, bắt buộc, đặt bẫy của những kẻ tổ
chức sử dụng ma túy. Thực tế cho thấy tình hình tội phạm ma túy ở địa bàn,
nhất là bọn tổ chức trái phép chất ma túy còn diễn biến phức tạp tạo nên môi
trường không lành mạnh cho các em học sinh, tác động đến việc sử dụng ma
túy của các em theo cơ chế sau:
Môi trường
xã hội



Nhóm xã hội




nhân




Môi trường
xã hội

(Tức là từ môi trường xã hội do những nhân tố xấu tác động đến cá
nhân thông qua nhóm xã hội, nhóm bạn bè, qua đó tác động trực tiếp đến các
cá nhân, đến môi trường xã hội).
1.3.2. Nguyên nhân từ nhóm bạn bè
Đó là những nhóm không chính thức, nó tự phát và hình thành trên cơ
sở hòa hợp về mặt tâm lý giữa các cá nhân, việc các em tham gia vào nhóm
này nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, giải tỏa những nhu cầu bức xúc tâm lý
hoặc theo phong trào ăn chơi đua đòi, a dua theo những bạn cùng sở thích hay
những thành phần mà các em tôn sùng, họ đặt ra các quy ước và điều kiện để
vào được “nhóm”, các em bị chi phối bởi các đầu nhóm có ý thức tuân thủ
cao các quy định của nhóm từ đó sẽ làm cho họ hình thành những thói quen
xấu, hứng thú, nhu cầu thấp hèn trái với đạo đức xã hội. Đây là điều kiện
thuận lợi để ma túy tiếp xúc với họ.
Có thể phân tích nguyên nhân các em học sinh sử dụng ma túy từ nhóm
bạn bè theo cơ chế sau:
Nhóm bạn bè

→ Hành vi lệch chuẩn

→ Hành vi nghiện ma túy

(Tức là hình thành từ nhóm không chính thức tác động đến từng thành
viên học sinh trong nhóm dẫn đến họ có suy nghĩ và hành động tiêu cực dẫn
đến sử dụng ma túy và nghiện ma túy).

15



1.3.3. Nguyên nhân từ chính bản thân học sinh
Tính tích cực xã hội của cá nhân và khả năng chống lại các yếu tố tiêu cực
ở mỗi học sinh là khác nhau, do đó trong cùng hoàn cảnh có em đi vào con
đường nghiện ma túy, có em thì không. Đối với những em sử dụng ma túy có
những đặc điểm tâm lý tiêu cực do bị chi phối bởi tác động xấu từ môi trường xã
hội, nhóm bạn bè, đặc điểm tâm lý của họ được thể hiện trên các mặt:
* Về năng lực nhận thức: Sống trong môi trường nhà trường, học sinh
có đủ khả năng tiếp thu những tri thức phổ thông và sự hướng dẫn chỉ bảo của
cô giáo, cha mẹ, đặc biệt là sự tiếp thu xã hội rất nhanh, tuy nhiên các em
đánh giá và nhận xét còn chứa đựng yếu tố chủ quan, non nớt, ngộ nhận, thiếu
hệ thống, đặc biệt là sự ngang bướng được các em cho là thẳng thắn, tự trọng,
ngang tàng, sĩ diện cá nhân, và có thể sử dụng ma túy được coi là “hảo hán”.
* Về mặt hoạt động: Đa số các em tỏ ra nổi trội về hoạt động, phù hợp
với lứa tuổi học trò như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các hoạt
động trò chơi.
* Về mặt cảm xúc tình cảm: Một số học sinh cá biệt có tâm trạng xấu
như khủng hoảng niềm tin, luôn mặc cảm và có cảm giác cô đơn, lo sợ, tình
cảm của các em đối với người thân không thân thiết gần gũi. Do các em có
tâm lý liều lĩnh, bất cần, thù tức cá nhân đối với những người có tác động
nghiêm khắc cứng nhắc đến các em, các em có xu hướng thiên về sự dịu dàng
bao dung hơn là sự trừng phạt cấm đoán. Nếu các em được khơi gợi yêu
thương chăm sóc các em dễ cảm kích tin tưởng và nghe theo.
Qua phân tích các mặt trên cho thấy nguyên nhân cá nhân dẫn các em
đến với ma túy theo cơ chế sau:
Đặc điểm tâm lý tiêu cực → Hành vi lệch chuẩn

→ Sử dụng ma túy


(Tức là từ sự nhận thức yếu kém đến hình thành những giá trị định
hướng sai lệch có hành vi lệch chuẩn từ đó dẫn đến sử dụng ma túy của học
sinh).
16


Ngoài ba nhóm nguyên nhân trên còn có các yếu tố điều kiện chủ quan
và khách quan tác động khiến các em đi đến con đường sử dụng ma túy như:
- Nguyên nhân từ hoàn cảnh gia đình: Gia đình là một tổ ấm, là chỗ dựa
vững chắc cho các em học sinh. Những gia đình không hoàn hảo, các thành
viên trong gia đình thiếu gương mẫu về nhân cách đạo đức, vi phạm pháp
luật, gia đình không hòa thuận ly thân, ly hôn... đã ảnh hưởng một phần đến
các em. Nếu các em phải ở xa bố mẹ thì việc các em thiếu đi người mẹ là
thiếu đi sự thương cảm bao dung dịu hiền và sự chăm lo trong cuộc sống hàng
ngày, thiếu đi người bố là thiếu tính cứng rắn, tính nguyên tắc, tính nghiêm
khắc dũng cảm, lối sống có tính tổ chức, vì vậy các em thiếu đi hài hòa trong
giáo dục, mất đi chỗ dựa vô cùng quan trọng. Nếu bố mẹ ly hôn các em cảm
thấy hụt hẫng về tâm lý cảm thấy xấu hổ với bạn bè dẫn đến chán nản, bỏ học,
bỏ nhà đi chơi giải tỏa tâm lý và cảm thấy chán ghét gia đình, mất lòng tin
vào cuộc sống. Một số bậc cha mẹ do mải làm ăn kinh tế hoặc do công việc
mà thờ ơ bỏ mặc, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý con cái hoặc chưa
có phương pháp giáo dục hợp lý, phó thác việc giáo dục quản lý cho nhà
trường để các em tự do tiếp xúc với các đối tượng xấu đã đưa các em đến với
ma túy. Đáng chú ý hơn là có gia đình, các bậc cha mẹ vì đồng tiền mà có
hành vi phạm pháp trái với đạo đức như cờ bạc, chứa gái mại dâm và buôn
bán ma túy thậm chí đưa các em vào làm công cụ cho việc phạm tội được
thuận lợi để trốn tránh pháp luật, từ điều kiện này đã đưa các em tiếp xúc và
sử dụng ma túy.
- Môi trường nhà trường: Nhà trường là chiếc nôi, là nơi thỏa mãn ngày
một tốt hơn những nhu cầu muôn hình muôn vẻ của học sinh, là chỗ dựa tinh

thần vững chắc cho các em. Vì vậy nhà trường là môi trường rất quan trọng
để giúp các em học sinh tránh khỏi hiểm họa ma túy. Nhà trường là nơi diễn
ra các hoạt động nhóm bạn, đồng thời có nhiều yếu tố của môi trường xã hội
xâm nhập vào học đường. Trong khi đó hiện nay một số nhà trường vẫn còn

17


tồn tại thiếu sót như chưa chủ động tích cực tuyên truyền phòng ngừa học
sinh sử dụng ma túy. Xây dựng nếp sống lành mạnh ở một số trường còn bị
xem nhẹ và buông lỏng, cách giáo dục học sinh vi phạm còn nhiều ý chủ
quan, không giúp đỡ động viên các em kịp thời mà liệt kê các em vào dạng
“gây rắc rối” và các em trở thành mục tiêu phê bình trong các giờ sinh hoạt,
tạo cho các em tâm trạng bi quan, chán học và bỏ học. Ngược lại một số
trường hợp vì thành tích, sợ trách nhiệm đã bao che, dung túng, tạo cho các
em suy nghĩ được đà và ngày càng vi phạm trầm trọng.
- Môi trường sinh sống nơi cư trú: Ngoài thời gian ở trường và gia đình
các em còn dành nhiều thời gian cho mối quan hệ bạn bè, xóm, tổ. Các tổ chức,
đoàn thể ở địa phương hoạt động giáo dục còn ít, chưa có tác dụng kiểm soát,
ngăn chặn những hành vi lệch lạc của các em, hoặc có quan tâm nhưng chưa có
phương pháp phù hợp, qua loa đại khái theo phong trào hoặc theo yêu cầu của
cấp trên.
Tình trạng thiếu sự kết hợp giáo dục giữa gia đình nhà trường và các
lực lượng xã hội như chính quyền, đoàn thể nơi các em sinh sống, thiếu các
hoạt động sinh hoạt vui chơi bổ ích dành cho các em, thiếu sự thông tin giữa
các lực lượng nhất là trong các dịp hè hàng năm. Điều kiện này đã tạo ra các
kẽ hở cho các em đến với ma túy.
1.4. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy
bạc.

- Thường xuyên xin ra ngoài vệ sinh trong thời gian học tập.
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.
- Thường xuyên xin tiền bố mẹ.
- Lực học giảm sút.

18


- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái,
ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm...
1.5. Các con đƣờng dẫn đến nghiện ma túy trong học sinh hiện nay
Qua tìm hiểu con đường dẫn đến nghiện ma túy trong học sinh hiện nay
là do:
- Một là: Các em được nuôi dưỡng trong gia đình khá giả quen được bố
mẹ nuông chiều nên cái gì cũng muốn thử, thích tìm cảm giác lạ, đua đòi lối
sống ích kỷ, ăn chơi, thích tìm khoái lạc, chơi trội.
- Hai là: Các em bị lôi kéo, dụ dỗ bởi thanh niên xấu, bọn đạo chích bên
ngoài hay chính những học sinh chậm tiến trong lớp trong trường.
- Ba là: Do cha mẹ, gia đình không quan tâm đến những sự thay đổi tâm
sinh lý của các em, không chú ý quan tâm tới con cái.
- Bốn là: Do công tác truyền thông chưa được sâu rộng.
- Năm là: Do các đoàn thể, tổ chức xã hội chưa thu hút được thanh thiếu
niên vào các hoạt động của địa phương, xã hội.

19


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY
TRONG HỌC SINH TRƢỜNG THPT XUÂN HÒA

2.1. Đặc điểm tình hình khu vực phƣờng Xuân Hòa
Phường Xuân Hòa thuộc Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí rất
thuận lợi như: gần với thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp, sân bay quốc tế
Nội Bài; có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hóa, có hệ thống
giao thông thuận tiện. Phường Xuân Hòa có 763,66 ha diện tích tự nhiên, có
17.333 nhân khẩu. Phường Xuân Hòa có tuyến đường từ trung tâm thị xã
Phúc Yên vào khu du lịch Đại Lải và là nơi tập trung nhiều trường đại học,
cao đẳng, THCN của trung ương và địa phương như: Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, Trường cao đẳng nghề Việt Xô, Trường Cao đẳng nghề Cơ
Điện, trường Trung cấp Kỹ thuật Xây dựng số 4. Hằng năm có hơn 7.000 sinh
viên từ khắp các địa phương về cư trú tại phường để tham gia học tập tại các
trường.
Điều kiện tự nhiên: Phường Xuân Hòa có địa hình đa dạng, có cả nông
thôn và đô thị, có vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng. Xuân Hòa là
địa bàn giáp ranh với Hà Nội ở phía Đông, phía Tây giáp với Cao Minh, phía
Nam giáp với Nam Viêm và Hà Nội, phía Bắc giáp với Ngọc Thanh. Phường
có Hồ Đại Lải diện tích 525 ha bước đầu đã định hình là khu du lịch vui chơi
giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Kinh tế - xã hội: Phát huy lợi thế có tuyến đường từ trung tâm thị xã
Phúc Yên vào khu du lịch Đại Lải và là nơi tập trung nhiều trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của trung ương và địa phương, Đảng uỷ,
UBND phường khuyến khích người dân phát triển mở rộng các ngành nghề
kinh doanh thương mại, dịch vụ buôn bán. UBND phường đã tạo nhiều điều

20


×