Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Vấn đề phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 64 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

PHÙNG THỊ NGÀ

VẤN ĐỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS.HOÀNG THANH SƠN

Hµ néi - 2012

Phùng Thị Ngà

1

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị
LỜI CẢM ƠN



Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Vấn đề phát huy vai trò của người phụ nữ
trong gia đình ở Việt Nam hiện nay” đã được hoàn thành tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ – Giảng viên Hoàng
Thanh Sơn, thầy đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình xây dựng và hoàn
thiện đề tài này.
Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các quý thầy cô trong tổ
Chủ nghĩa xã hội khoa học, các quý thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên đã có những đóng góp giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 05, năm 2012
Ngƣời thực hiện
Sinh viên

Phùng Thị Ngà

Phùng Thị Ngà

2

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị
LỜI CAM ĐOAN

Tôi khẳng định đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, do chính

sức lực của bản thân tôi đã nghiên cứu và hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 hoàn toàn không trùng lặp hoặc sao chép kết quả của người khác. Các số
liệu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất
kì công trình nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05, năm 2012
Ngƣời thực hiện
Sinh viên

Phùng Thị Ngà

Phùng Thị Ngà

3

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................. 11
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA
ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG
GIA ĐÌNH ....................................................................................................... 11
1.1. Một số vấn đề lý luận về vai trò của người phụ nữ trong gia đình ...... 11
1.2. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình qua các thời kì lịch sử Việt
Nam ................................................................................................................. 20

Chương 2. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................. 28
............................................................................................................ 28
h .......... 32
2.3. Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động cộng đồng ......................... 36
2.4. Những vấn đề đặt ra với việc phát huy vai trò người phụ nữ trong gia
đình Việt Nam hiện nay .................................................................................. 39
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HIỆN NAY ...................................................................................................... 45
3.1. Bồi dưỡng nâng cao tri thức làm mẹ, làm vợ cho phụ nữ ................... 45
3.2. Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý kinh tế, sự hiểu
biết về pháp luật cho phụ nữ ........................................................................... 51
3.3. Khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình nhằm bảo
vệ và nâng cao vai trò của người phụ nữ ........................................................ 59
KẾT LUẬN ................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 63

Phùng Thị Ngà

4

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong mấy chục năm qua, cùng với cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất
đất nước, vai trò của người phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định trong gia đình và
ngoài xã hội. Cùng với việc xây dựng chính sách mới, việc xây dựng gia đình văn
hóa mới cũng đạt được những kết quả đáng kể. Từ mô hình gia đình truyền thống
trong chế độ phong kiến, gia đình ngày nay đang từng bước biến đổi để hình thành
một kiểu gia đình mới - gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ, hòa thuận, tiến bộ.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình Việt Nam gồm nhiều thế hệ sống
chung trong một mái nhà mà người ta thường gọi là “Tứ đại đồng đường”. Người
phụ nữ trong gia đình chịu nhiều ràng buộc khắt khe bởi các lễ giáo phong kiến.
Theo giáo điều phong kiến, người phụ nữ phải tuân theo lời dạy của “tam tòng, tứ
đức”, họ không thể tự quyết định vận mệnh của mình, hết phụ thuộc vào cha, vào
chồng rồi phụ thuộc vào con trai - khái niệm bình đẳng, ước mơ tự do, giải phóng
chỉ là xa vời.
Ngày nay, bộ mặt gia đình Việt Nam đã khác trước rất nhiều. Cho nên địa vị
người phụ nữ cũng thay đổi về cơ bản. Gia đình nhiều thế hệ giảm dần, gia đình hạt
nhân đã và đang tăng nhanh chóng. Địa vị người phụ nữ đã được nâng cao, một mặt
do nhà nước ban hành nhiều chính sách, luật, chế độ đảm bảo quyền bình đẳng
trong mọi mặt của đời sống xã hội và gia đình. Mặt khác, do bản thân người phụ nữ
đã có nhiều nỗ lực vươn lên, tự khẳng định mình và làm chủ cuộc sống. Luật hôn
nhân ra đời là cơ sở pháp lí đã góp phần giải phóng phụ nữ. Phụ nữ đã có mọi điều
kiện để có quyền học tập, làm việc, đóng góp tài năng, trí tuệ cho xã hội và có điều
kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của xã hội, nhất là khi có chính sách mở
cửa đến nay, sự biến đổi của gia đình cũng nhanh chóng. Nhiều quan điểm về hôn

Phùng Thị Ngà

5


K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

nhân và gia đình, về lối sống thực dụng ích kỉ, tự do phương Tây đang tác động
mạnh mẽ đến đời sống gia đình, nhất là ở thành phố. Điều đó đòi hỏi phải đi sâu
nghiên cứu, lí giải cả lí luận và thực tiễn vấn đề gia đình, đặc biệt là vai trò của
người phụ nữ trong gia đình như là một chiến lược về con người. Chăm lo phát triển
nguồn nhân lực con người bao hàm cả nghĩa khẳng định vị trí vai trò to lớn của
người phụ nữ bởi phụ nữ không chỉ là đa số, là mẹ của lớp lớp người Việt Nam mà
họ còn là người lao động, người nông dân kiểu mẫu, có vai trò to lớn trong gia đình
cũng như ngoài xã hội.
Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc ấm no sẽ là nền tảng tốt
cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói, trong gia đình thì người phụ nữ luôn
có một vai trò quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục con cái, tất cả đều cần
đến bàn tay của người phụ nữ. Ngày xưa, vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ,
nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có chồng là
“trụ cột gia đình” lo. Còn ngày nay, khi mà đất nước trong thời kì CNH, HĐH thì
họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người phụ
nữ ngày nay không chỉ lo nội trợ, giáo dục con cái mà còn lao động sản xuất, có mặt
trong các hoạt động xã hội. Chính vì vậy mà vai trò của người phụ nữ ngày càng
được nâng cao cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Từ đó nhiệm vụ của luận văn là làm rõ vai trò của người phụ nữ trong gia đình
ngày nay. Gia đình là tế bào của xã hội, còn xã hội thì còn gia đình. Trong gia đình
có người phụ nữ là ngọn lửa, là trung tâm đang ngày càng phát huy vai trò của
mình. Nghiên cứu thấu đáo thực trạng vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện
nay góp phần khẳng định và tìm ra những điều kiện, giải pháp nhằm phát huy vai

trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình trong thời kì CNH, HĐH đất nước với
nhiều biến động. Đó là nhiệm

nghĩa cấp bách, đòi hỏi

sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là các ngành, các cấp, các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu vấn đề này.

Phùng Thị Ngà

6

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Đề tài “Vấn đề phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt
Nam hiện nay” mong muốn góp một phần công sức vào nỗ lực chung đó của toàn
xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phụ nữ và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, từ lâu đã được
nhiều nhà tư tưởng và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu.
Bác Hồ và Đảng ta ngay từ những ngày đầu cách mạng cũng đã dành sự quan tâm
thích đáng trong việc đề ra đường lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy
vai trò tối đa của họ trong gia đình và trong sự nghiệp cách mạng. Trên thực tế
người phụ nữ Việt Nam với truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
đang” đã đóng vai trò cực kì to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt là

trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước và trong công cuộc
CNH, HĐH hiện nay. Vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
thật lớn lao, song nghiên cứu khoa học về phụ nữ ở nước ta chỉ mới thật sự được
đẩy mạnh trong thời gian gần đây và chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách
cơ bản có hệ thống về vấn đề này.
Gần đây, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta quan tâm
hơn đến khoa học công nghệ, đến việc phát huy nguồn lực con người trong quá
trình CNH, HĐH đất nước. Trong bối cảnh chung đó, công tác nghiên cứu khoa học
về phụ nữ cũng có bước phát triển mới. Hiện nay chúng ta có 5 trung tâm nghiên
cứu về phụ nữ là: Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ và gia đình thuộc
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Trung tâm nghiên cứu giới, gia
đình và môi trường trong phát triển, Trung tâm nghiên cứu lao động nữ thuộc Bộ
lao động thương binh xã hội, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ Đại học
quốc gia Việt Nam, Khoa phụ nữ học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trung tâm nghiên cứu về phụ nữ của
các nhà khoa học nữ trong những năm qua đã thu được nhiều thành tích đáng ghi
nhận. Nhiều cuộc hội thảo khoa học ở các trung tâm đã đi vào các khía cạnh khác
nhau về vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở nước ta đã được tổ chức như:

Phùng Thị Ngà

7

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị


“Thực trạng gia đình Việt Nam và vai trò phụ nữ trong gia đình” (1993), “Gia đình
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước và vấn đề xây dựng con người” (1995),
“Đánh giá sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985 - 1995” (1995).
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về gia đình và vai trò
người phụ nữ trong gia đình đã được triển khai như: “Vai trò của gia đình trong sự
hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam” do giáo sư Lê Thi Tổng biên tập Tạp chí khoa học về phụ nữ là chủ đề tài. “Luận cứ khoa học cho việc
đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình” do phó Tiến sĩ Trần Thị Vân
Anh - ở Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ làm chủ đề tài. Kết quả các cuộc
hội thảo và công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng tải trên các tạp chí khoa
học đã phản ánh
ý nghĩa tham khảo, những tư liệu quý.
Cống hiến của các nhà khoa học nghiên cứu về phụ nữ trước hết phải kể đến
sự đóng góp của giáo sư Lê Thi –Tổng biên tập Tạp chí khoa học về phụ nữ, Bà đã
có nhiều công trình nghiên cứu về phụ nữ có

nghĩa như: “Thực trạng gia đình

Việt Nam và vai trò phụ nữ trong gia đình”, “Gia đình người phụ nữ và giáo dục
gia đình”, “Phụ nữ mục tiêu và sự phát triển ở Việt Nam”… Các bài viết của giáo
sư đã chỉ ra thực trạng vai trò của phụ nữ trong gia đình ở nước ta, nêu những kiến
nghị, thay đổi và bổ sung những chính sách đối với phụ nữ để họ phát huy vai trò
của mình trong sự nghiệp đổi mới. Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết với“Phụ nữ Việt
Nam qua các thời đại” đã làm nổi bật vai trò của người phụ nữ trong suốt chiều dài
lịch sử dân tộc. Các phó tiến sĩ Đỗ Thúy Bình, Trần Thị Vân Anh, Lê Thị Qúy, giáo
sư Đặng Thanh Lê… là những nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu về phụ
nữ.
Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu phong phú cho việc thực hiện đề tài
này nhằm tìm kiếm những giải pháp tốt hơn cho việc phát huy vai trò phụ nữ trong
gia đình ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận

* Mục đích

Phùng Thị Ngà

8

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Trên cơ sở, làm rõ thực trạng vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình ở nước ta
hiện nay, đề tài rút ra được những giải pháp khả thi nhằm phát huy vai trò to lớn của
phụ nữ trong gia đình, đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH đất nước.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên khóa luận cần làm những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đưa ra được những quan điểm về vai trò của người phụ nữ trong giai
đoạn trong lịch sử Việt Nam.
Thứ hai, làm rõ thực trạng vai trò người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện
nay.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
trong gia đình ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò người phụ nữ trong gia đình
Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sơ lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
í luận
Khóa luận dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về gia đình, vai
trò người phụ nữ trong gia đình.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử trong nghiên cứu vấn đề phát huy vai trò người phụ nữ trong gia đình ở Việt
Nam hiện nay.
Phương pháp cụ thể: logic - lịch sử, phân tích tổng hợp, khảo sát thực tiễn,
điều tra, so sánh…
Ý nghĩa khóa luận
Với những đóng góp mới về mặt khoa học trên đây, khóa luận góp một phần
vào việc nghiên cứu những đề tài lí luận về vai trò người phụ nữ trong gia đình ở

Phùng Thị Ngà

9

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

nước ta, cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đưa ra những giải pháp tối ưu góp
phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu của sinh
viên khoa GDCT và các khoa, ngành khác có liên quan.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết
cấu bao gồm:

Chương 1: Lý luận về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và vai trò của
người phụ nữ Việt Nam trong gia đình.
Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò người phụ nữ
trong gia đình ở nước ta hiện nay.

Phùng Thị Ngà

10

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị
NỘI DUNG
Chƣơng 1

LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
VÀ VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG GIA ĐÌNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình
1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-xít về vai trò của người phụ nữ trong gia
đình
Trước khi học thuyết Mác ra đời, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng
có những tư tưởng quan tâm nghiên cứu, bởi họ không những được tôn vinh là phái
đẹp mà với thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm người công dân hữu ích, họ còn có vai
trò to lớn trong gia đình và ngoài xã hội.
Tuy nhiên, dưới chế độ tư hữu, đối với phụ nữ luôn tồn tại một nghịch lí: vai
trò to lớn, nhưng địa vị thấp hèn cả trong gia đình và ngoài xã hội. Họ luôn chịu

cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột thậm tệ, tha hóa. Các hình thức bất bình
đẳng và áp bức phụ nữ tuy có thay đổi trong từng thời kì lịch sử, nhưng bản chất
của sự bất bình đẳng không hề thay đổi. Để bảo vệ nhà nước thống trị, các nhà tư
tưởng của giai cấp bóc lột cố biện hộ điều đó bằng cách viện đến “giá trị không đầy
đủ” của người phụ nữ, viện đến chức năng làm mẹ vốn có của người phụ nữ.
Trái lại với quan điểm lấy con người làm xuất phát điểm, khi tạo lập hệ thống
lý luận của mình về xã hội, các nhà triết học Khai sáng như: Điđơrô, J.Rút-xô đã
phê phán quyền độc đoán của giai cấp phong kiến những phong tục bất bình đẳng,
những tệ nạn xã hội đã xô đẩy người phụ nữ đến những sinh hoạt phóng túng, còn
thực chất, phẩm hạnh của người phụ nữ nói chung là đúng đắn. Phuriê nhà XHCN
không tưởng nổi tiếng ở Pháp thế kỷ thứ XIX cho rằng “Làm ô nhục người phụ nữ
là nét căn bản và tiêu biểu của thời đại văn minh cũng như thời đại dã man”. Rằng,
“Giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng xã hội”. Vấn đề đặt ra là: làm
thế nào để giải phóng người phụ nữ thoát khỏi thân phận nô lệ và địa vị thấp hèn, để
họ làm tròn thiên chức của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Do hạn chế về thế
giới quan và bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử, các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời,

Phùng Thị Ngà

11

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

dù có nỗ lực vượt bậc, cũng không thể vượt qua được những hạn chế mà chính thời
đại họ chưa cho phép.

Chỉ đến thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, do kết quả của sự phát triển lực
lượng sản xuất, với thiên tài trí tuệ của mình, Mác – Ăngghen đã thực hiện được
một cuộc cách mạng trong địa hạc lý luận về vấn đề vai trò của người phụ nữ trong
gia đình gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp vô sản chống lại ách nô dịch của CNTB và các thế lực phản động.
Nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, Mác – Ăngghen đã chỉ ra rằng: trong xã
hội có giai cấp đối kháng, phụ nữ là nạn nhân trực tiếp của sự áp bức giai cấp và của
sự bất bình đẳng trong gia đình và trong xã hội.
Ở thời tiền sử, do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, cuộc sống cộng
đồng nguyên thủy đã tạo nên một hình thức gia đình theo chế độ quần hôn. Trong
kiểu gia đình này, vì quần hôn, nên dòng dõi chỉ được xác định theo mẹ, mọi thành
viên trong gia đình đều bình đẳng. Song, do phụ nữ nắm quyền quản lý kinh tế
trong gia đình nên họ được tôn vinh và chế độ mẫu quyền đã tồn tại trong một thời
gian dài.
Sản xuất ngày càng phát triển, của cải ngày một dồi dào, chế độ tư hữu ra đời,
đó là “thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự
phát” [24, tr.105]. Sự thắng lợi của chế độ tư hữu cũng chính là sự thất bại của chế
độ mẫu quyền. Ăngghen cho rằng: “đây là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế
giới của phụ nữ”. Bởi thế, trong nhà, quyền cai quản đã thuộc về đàn ông, người
đàn bà bị biến thành nô lệ, thành công cụ sinh đẻ đơn thuần. Cũng từ thất bại lịch sử
này, gia đình trở thành đơn vị kinh tế riêng lẻ, kết cấu, quy mô thu hẹp hơn.
Sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn đến tình trạng áp bức, nô dịch của giai cấp có
của đối với giai cấp không có của. Sự nô dịch ấy trùng với sự nô dịch của đàn ông
với đàn bà. Ăngghen đã chỉ rõ “sự áp bức giai cấp đầu tiên trùng với sự nô dịch
của đàn ông với đàn bà” [24, tr.106], từ đây trong gia đình người phụ nữ trở nên
phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế, về người chồng, người cha, phải phục tùng tuyệt đối
quyền lực của người chồng “thậm chí người chồng có giết vợ cũng chỉ là để thực

Phùng Thị Ngà


12

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

hiện quyền lực của mình mà thôi” [24, tr.96]. Họ trở thành đầy tớ chính trong gia
đình, không được tham gia vào nền sản xuất xã hội. Như vậy, người phụ nữ bị tha
hóa cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Tất nhiên, theo sự phát triển của lịch sử xã hội, trong các xã hội dựa trên chế
độ tư hữu, với sự biến đổi của các hình thức hôn nhân, hình thức phụ thuộc của
người phụ nữ vào chồng có sự thay đổi. Ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn,
thời đại dã man có hôn nhân cặp đôi, ở thời đại văn minh có chế độ hôn nhân một
vợ một chồng được bổ sung bằng tệ ngoại tình và mại dâm. Từ chế độ quần hôn
chuyển sang hôn nhân cặp đôi thực hiện chủ yếu là nhờ phụ nữ. Chế độ CSNT tan
rã, dân số tăng nhanh, những quan hệ tính giao lúc này đã mất hết tính ngây thơ
nguyên thủy. Vì vậy, phụ nữ thiết tha mong muốn “được giữ trinh tiết để kết hôn
nhất thời hay lâu dài với một người đàn ông, coi đây là được giải phóng” [24,
tr.890].
Sự thay đổi các hình thức hôn nhân trong xã hội thể hiện sự tiến bộ của nhân
loại, nhưng đồng thời cũng nói lên một thực tế là đàn bà ngày càng mất đi quyền tự
do tính giao kiểu chế độ quần hôn, trái lại, đối với đàn ông quyền này vẫn được đảm
bảo và tăng cường. Trong chế độ gia trưởng và chế độ TBCN, người đàn ông có
quyền lấy nhiều vợ, có quyền ly dị vợ và có quyền ngoại tình. Luật pháp đã tạo mọi
điều kiện cho đàn ông thả sức sử dụng “những xa xỉ phẩm của lịch sử”, miễn là
người đó không dắt tình nhân về nhà mình. Trong xã hội TBCN thì quyền này của
đàn ông được sử dụng dưới nhiều hình thức. Với quan niệm coi vợ “chẳng qua chỉ

là một công cụ sản xuất đơn thuần, nên nếu phụ nữ mắc tội danh này họ sẽ bị trừng
phạt nghiêm khắc hơn bất cứ thời đại nào trước kia, còn các ông chủ tư bản thỏa
sức dâm đãng với vợ và con gái GCVS và lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm thú vui”
[24, tr.102]. “Các ngài tư sản chưa thỏa mãn là sẵn có vợ, con của giai cấp vô sản,
đó là chưa kể chế độ mại dâm công khai”, các ngài còn lấy việc “cắm sừng lẫn
nhau làm thú vui đặc biệt” [22, tr.564]. Tình trạng này đã làm bại hoại đạo đức xã
hội, “làm trụy lạc những người phụ nữ nào không may rơi vào đó” và “làm bại
hoại nhân cách toàn thế giới đàn ông”.
Phùng Thị Ngà

13

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Như vậy, sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn đến sự thống trị của đàn ông trong
gia đình. Trên cơ sở sự thống trị của người đàn ông về kinh tế, tất cả mọi đau đớn,
nhục nhã bất bình đẳng trong gia đình đều trút lên đầu người phụ nữ.
Trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ănngghen đã chỉ ra
rằng. Lao động của phụ nữ và trẻ em dưới chủ nghĩa tư bản là thứ lao động rẻ mạt.
Sử dụng nguồn lao động này nhà tư bản luôn thu được món lợi kếch xù. Vì vậy, các
ông chủ tư bản tìm mọi biện pháp để thải hồi nam công nhân và thu hút lao động
của phụ nữ và trẻ em thế chân họ. Trong các công xưởng tư bản “Phụ nữ và trẻ em
khối việc làm, nhưng lại không có việc cho đàn ông” [23, tr.488]. Kết quả là:
“trong gia đình người vô sản, người vợ kiếm tiền nuôi sống cả nhà, người chồng thì
trông con, quyét dọn nấu nướng”.

Như vậy, chế độ TBCN, phụ nữ luôn ở trong tình trạng mâu thuẫn không lối
thoát “Nếu làm tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình thì phải đứng ngoài nền
sản xuất xã hội và không có một thu nhập nào cả, ngược lại, nếu muốn tham gia
công việc xã hội để kiếm sống một cách độc lập thì họ lại không có điều kiện làm
tròn nhiệm vụ gia đình” [24, tr.118].
Mặt khác, do môi trường làm việc hỗn tạp, trình độ trí dục và đức dục thấp,
nên hành vi thiếu văn hóa nhân cách là không tránh khỏi. Sự tha hóa nhân cách của
người mẹ đã ảnh hưởng xấu đến thiên chức làm mẹ, làm vợ trong gia đình. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để giải phóng và phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và
xã hội?
Chính Mác và Ăngghen đã xem vấn đề giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ, nội
dung của cách mạng XHCN. Theo Mác và Ăngghen, mọi sự bất bình đẳng, áp bức
với phụ nữ suy đến cùng là do chế độ tư hữu. Để giải phóng phụ nữ, vấn đề cơ bản
là phải xóa bỏ cơ sở kinh tế của sự áp bức, đó là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Đồng thời phải xóa bỏ cơ sở xã hội của sự áp bức, đó là xóa bỏ sự đối kháng về giai
cấp và sự phân chia xã hội thành giai cấp. Từ đó, tình trạng “vợ phụ thuộc chồng,
con phụ thuộc vào cha mẹ” [22, tr.462], tệ nạn mại dâm công khai, cộng thê, những
tệ nạn làm nhục mạ phẩm hạnh người phụ nữ cũng bị thủ tiêu.

Phùng Thị Ngà

14

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị


Trong tác phẩm “Những nguyên lý của CNCS” Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Việc
thủ tiêu chế độ tư hữu diễn ra một cách dần dần và chỉ khi nào tạo ra được một
khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó (cải tạo xã hội TBCN) thì
khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu” [22, tr.455]. Đó là quá trình cách mạng
XHCN nhằm xây dựng nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với
nền sản xuất hiện đại, nền công nghiệp lớn.
Khi tư liệu sản xuất đã trở thành của chung thì “Sự thống trị của người đàn
ông trong gia đình và tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân không còn nữa, điều
này sẽ tạo nên cơ sở để xây dựng một kiểu gia đình mới: gia đình bình đẳng giữa vợ
và chồng, là gia đình mà hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, không bị lợi ích
kinh tế của dòng họ chi phối”. Khi đó, đúng như Ăngghen dự đoán “một thế hệ đàn
ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực xã hội
khác để mua sự hiến thân của người đàn bà và một thế hệ những người đàn bà
không bao giờ phải hiến thân cho đàn ông vì một lí do nào khác ngoài tình yêu
chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người mình yêu vì những
hậu quả kinh tế của sự hiến thân đó” [24, tr.131]. Đó là gia đình mà hạnh phúc cá
nhân gắn chặt với hạnh phúc gia đình và “khi hôn nhân đã chết” sự “tồn tại của nó
chỉ là bề ngoài giả dối” thì li hôn là điều tốt cho cả đôi bên và xã hội. Đó là gia
đình hiểu theo nguyên nghĩa chứ không phải ý nghĩa lịch sử của danh từ đó.
Chính cuộc cách mạng XHCN mới tạo ra điều kiện và đặt ra yêu cầu giải
phóng phụ nữ và lôi cuốn toàn bộ phụ nữ tham gia vào nền sản xuất xã hội “Chỉ có
thể là giải phóng phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy
mô xã hội rộng lớn và chỉ làm việc nhà rất ít” [24, tr.208], khi tư liệu sản xuất đã
trở thành của chung thì gia đình không còn là đơn vị kinh tế riêng lẻ nữa. Vì vậy,
công việc nuôi dạy con cái là công việc của xã hội, công việc nội trợ gia đình trở
nên công nghiệp cho xã hội, do vậy người phụ nữ được giải phóng. Đương nhiên,
vai trò phụ nữ trong gia đình không hề giảm đi, trái lại với vai trò ấy được nhân lên
cùng với việc hoàn thành chức năng công dân của người phụ nữ.

Phùng Thị Ngà


15

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Là học trò xuất sắc của Mác và Ăngghen, Lênin đã phát triển học thuyết của
Mác và Ăngghen trong gia đoạn lịch sử mới: giai đoạn CNTB chuyển từ tự do cạnh
tranh sang giai đoạn CNĐQ và giai đoạn XHCN từ lý luận thành hiện thực.
Cũng như trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, ở giai đoạn ĐQCN, địa vị
của người phụ nữ cũng không thay đổi, thậm chí còn tồi tệ hơn. Đối lập với bên kia
là một ít gia đình tư sản giàu có, lấy việc tăng lên của lợi nhuận làm mục tiêu là sự
nghèo khổ bao trùm lên mọi tầng lớp xã hội. Trong những gia đình khốn khó này,
phụ nữ là người sống đau khổ nhất. Vì muốn cả nhà được ăn no, mặc ấm, bằng một
số tiền hết sức ít ỏi, nên chị em hàng ngày phải tính toán chi li, phải đầu tắt mặt tối
với công việc “chỉ có sức lao động của mình là không hề tiếc”. “Họ sẵn sàng chấp
nhận số tiền công hết sức rẻ mạt, để kiếm thêm cho bản thân hoặc gia đình một mẩu
bánh mì”. Cùng quẫn, nhiều chị em rơi vào con đường cùng, nhục nhã họ phải bán
thân nuôi miệng. Trước cảnh cùng quẫn đó, theo Lênin, phụ nữ vô sản không thể
thụ động ngồi nhìn giai cấp tư sản có vũ trang đầy đủ bắn giết công nhân kém vũ
trang. Ngày nay, để giải phóng mình, chỉ có một con đường duy nhất phụ nữ đứng
lên cầm vũ khí, thủ tiêu sự áp bức nô dịch của CNTB, để tiến hành công cuộc xây
dựng CNXH. Với sự tham gia nhiệt tình của quần chúng lao động, trong đó có phụ
nữ đóng vai trò không nhỏ, cách mạng tháng Muời Nga thành công, nền chuyên
chính Công Nông được xác lập. Điều kiện chính trị để giải phóng người lao động,
giải phóng phụ nữ đã xuất hiện. Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng Bôn sê vích và

chính quyền Xô Viết mà đứng đầu là Lênin đã thực hiện từng bước sự nghiệp giải
phóng phụ nữ với những nội dung sau:
Một là, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ, Đảng Bôn sê vích và chính
quyền Xô Viết chủ trương “Phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt” [10,
tr.283]. Để thực hiện sự bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đòi hỏi nhà nước phải thủ tiêu chế độ đẳng cấp, thực hiện quyền bình đẳng cho
mọi công dân, không phân biệt trai gái trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lênin
cho rằng: “Trong các đạo luật của chính quyền Xô Viết, người ta không thấy có
chút dấu vết gì về việc phụ nữ bị đối đãi bất bình đẳng” [20, tr.230].
Phùng Thị Ngà

16

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Chính quyền Xô viết không những thực hiện quyền bình đẳng của người phụ
nữ ở ngoài xã hội mà ngay cả ở trong gia đình, đồng thời với việc hủy bỏ đặc
quyền, sự nô dịch của đàn ông với vợ và con gái, tất cả những pháp luật cũ kĩ của
giai cấp tư sản đặt phụ nữ ở thế bất bình đẳng với nam giới đều bị chính quyền Xô
viết thủ tiêu. Những đạo luật về quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn, về quyền lợi của
con ngoài giá thú và quyền đòi người cha phải chịu tiền nuôi nấng đứa con, đã từng
bước được thực hiện.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia
đình và ngoài xã hội được nhà nước ghi nhận bằng pháp luật và được thực hiện trên
thực tế. Bình đẳng về chính trị là diều kiện tiên quyết, song suy đến cùng bình đẳng

về kinh tế là quan trọng nhất. Muốn có bình đẳng về kinh tế, theo Lênin phải: “Phải
thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, công xưởng, nhà máy, chỉ có như vậy mới có
thể chuyển từ lối làm ăn riêng lẻ sang lối làm ăn chung” [19, tr.221], chuyển nền
kinh tế nhỏ thành nền kinh tế lớn XHCN trên quy mô rộng lớn. Có như vậy, trình
độ năng lực và sự giác ngộ của phụ nữ được nâng lên, địa vị của người phụ nữ
ngoài xã hội được củng cố, vai trò của họ trong gia đình được phát huy.
Hai là, tạo điều kiện để phụ nữ được giải phóng, Lênin cho rằng: “Ngay trong
điều kiện hoàn toàn bình đẳng, phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia
đình đều trút lên vai họ. Trong phần lớn trường hợp lao động gia đình do phụ nữ
gánh vác, là loại lao động hết sức vụn vặt, nặng nhọc, không giúp ích chút nào cho
sự tiến bộ của phụ nữ cả” [25, tr.231].
Sau cách mạng tháng Mười, mặc dù phải đương đầu với thù trong giặc ngoài
bề bộn công việc để bảo vệ chính quyền Xô viết non trẻ nhưng nhà nước Xô viết
dưới sự lãnh đạo của Lênin vẫn rất quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Lênin
yêu cầu các cơ quan, các cơ sở sản xuất “phải lập ra một số cơ quan kiểu mẫu như:
nhà ăn, nhà trẻ để phụ nữ thoát khỏi công việc gia đình” [20, tr.231]. Việc lập ra
các cơ quan đó, trước hết phải do chính phụ nữ đảm nhận. Nhà nước Xô viết còn
đưa ra chính sách: “Tất cả phụ nữ lao động có con nhỏ đều được dành thời gian cho
con bú vào các khoảng cách nhau không quá 3 giờ, được nhận một số tiền phụ cấp
và chỉ làm việc 6 giờ một ngày, cấm dùng phụ nữ lao động ban đêm, phụ nữ được

Phùng Thị Ngà

17

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Giáo dục Chính trị

nghỉ lao động 8 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh mà vẫn được hưởng
lương như thường lệ, không phải trả tiền chữa bệnh và tiền thuốc” [18, tr.195].
Lênin đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng XHCN,
Người viết: “Kinh nghiệm của tất cả các phong trào giải phóng chứng tỏ rằng,
thắng lợi của cách mạng là tùy thuộc vào mức độ tham gia của phụ nữ” [19,
tr.102]. Bởi vậy, không chỉ trong cương lĩnh mà trên thực tế Lênin và chính quyền
Xô viết đã làm hết sức mình để lôi cuốn phụ nữ tham gia vào công việc quản lý nhà
nước, quản lý xã hội nhằm từng bước giải phóng phụ nữ. Song, Lênin cũng chỉ ra
rằng, phụ nữ chỉ được giải phóng, chỉ được phát triển khi họ tự nhận thức được vị
trí, vai trò của mình và có quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy “Việc giải
phóng lao động nữ phải là việc của bản thân phụ nữ” [20, tr.232]. Để thực hiện sự
nghiệp giải phóng, phụ nữ phải học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để nhanh
chóng đuổi kịp nam giới. “Học, học nữa, học mãi”, lời dặn của Lênin không chỉ là
với thanh niên nói chung mà đó cũng là lời khuyên đối với phụ nữ. Chỉ có học tập
với trình độ học vấn cao, phụ nữ mới thực hiện tốt vai trò của mình với gia đình và
xã hội.
1.1.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam với vai trò của
người phụ nữ trong gia đình
Trong những năm đầu thế kỉ XX, vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến,
nhân dân Việt Nam chịu một cổ hai tròng áp bức. Mang trong mình nỗi đau dân tộc
mất nước, Bác đã quyết ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bôn ba khắp năm châu,
Người có dịp tìm hiểu đời sống phụ nữ các nơi, so sánh đời sống khổ cực của phụ
nữ các nước thuộc địa nghèo, lạc hậu phương Đông với đời sống phụ nữ các nước
phương Tây, Người càng hiểu sâu sắc hơn những căn nguyên gây nên tình trạng đau
khổ, bất bình đẳng mà người phụ nữ phải chịu. Khi tìm thấy chủ nghĩa yêu nước
chân chính, giành độc lập cho dân tộc, với CNXH, đấu tranh cho tự do hạnh phúc
của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: giải phóng phụ nữ là một bộ
phận của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Và trên phương diện

này, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ mang tính dân tộc và quốc tế
sâu sắc.

Phùng Thị Ngà

18

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Tìm hiểu cuộc sống của người phụ nữ lao động khắp năm châu, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã rút ra kết luận: “Không chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành
động bạo ngược của thực dân” [22, tr.435]. Chế độ thực dân đã xúc phạm nhân
phẩm của người phụ nữ cực kì vô liêm sỉ. Để cứu nước giải phóng dân tộc, giải
phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh cho rằng: chỉ có con đường duy nhất là cách mạng vô
sản. Cuộc cách mạng này muốn giành được thắng lợi phải “có nữ giới tham gia,
cách mạng mới thành công” [12, tr.219]. Vì vậy, vận động, tổ chức, giáo dục phụ
nữ là nhiệm vụ của chính Đảng của giai cấp công nhân. Một trong mười nhiệm vụ
cốt yếu của cách mạng Việt Nam mà Bác đưa ra là: “nam nữ bình quyền”.
Cùng với sức mạnh của cả dân tộc, sự đóng góp to lớn của phụ nữ đã góp phần
làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám, đem lại hạnh phúc cho nhân dân lao
động và quyền bình đẳng cho phụ nữ ở nước ta.
Không chỉ vươn lên hoàn thành nhiệm vụ xã hội, với thiên chức làm vợ, làm
mẹ, phụ nữ phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc thế hệ trẻ “hết
sức chăm lo đến sức khỏe của con cái và thiếu nhi vì đó là tương lai của dân tộc”
[11, tr.498].

Trong quan niệm của Hồ Chủ Tịch, khái niệm gia đình cần được hiểu theo
nghĩa mới, vượt ra ngoài những định kiến lạc hậu. Đó là “Gia đình rộng rãi, tốt đẹp
hơn những người cùng lao động trong nhà máy, hợp tác xã cơ quan đều đoàn kết,
thương yêu nhau như anh em một gia đình, rộng nữa là đồng bào cả nước đều là
anh em trong một đại gia đình” [12, tr.709].
Chăm lo xây dựng gia đình mới cũng là phương thức tích cực để giải phóng
phụ nữ khỏi những công việc nặng nhọc, tạo điều kiện cho chị em tham gia tích cực
phong trào cách mạng, hoàn thành tốt chức năng của người công dân. Do đó, sự
giúp đỡ của các cấp, các ngành đối với phụ nữ rất quan trọng. Nhận thức sâu sắc
vấn đề đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp, các ngành: phải hết lòng
giúp đỡ phụ nữ để chị em tiến bộ về mọi mặt. Việc phát triển phong trào phụ nữ gắn
liền với việc cất nhắc cán bộ nữ vào các cơ quan cấp cao, nhất là ngành thích hợp
với phụ nữ. Khi làm lãnh đạo, phụ nữ “ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè
chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam” [13, tr.489].

Phùng Thị Ngà

19

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, để tiếp
tục khẳng định vai trò của phụ nữ, để tạo ccho chị em phụ nữ có điều kiện phát huy
khả năng của mình, Nghị quyết 04 của Bộ chính trị (1993) và chỉ thị 37 của Chính
phủ đã nêu rõ mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là: “Cải thiện đời sống vật chất

và tinh thần, nâng cao địa vị xã hội và quyền bình đẳng của phụ nữ, đẩy mạnh sự
nghiệp giải phóng phụ nữ” [3, tr.19].
Dưới ánh sáng của những chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, với sự
đóng góp to lớn của Hội liên hiệp phụ nữ, của các tổ chức và các đoàn thể nhân dân,
thông qua công cuộc cải tạo, xây dựng và đổi mới vì CNXH, phong trào giải phóng
phụ nữ ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt, địa vị, vai trò của
người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã được khẳng định trên thực tế.
1.2. Vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình qua các thời kì lịch sử Việt Nam
1.2.1. Trong xã hội thời cổ
Trong xã hội thời cổ, gia đình Việt Nam theo chế độ mẫu quyền, người phụ nữ
giữ vai trò quan trọng: sinh đẻ, nuôi con, giữ lửa, làm nhà, sản xuất nông nghiệp,
đứng đầu các gia tộc, thị tộc, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ thị tộc và làm công
việc “đối ngoại”. Từ đảm trách và thực hiện xuất sắc các công việc, nên người phụ
nữ đã giữ lấy quyền lực phân phối tài sản của tập thể. Ngày nay, trong các đền đài
còn lưu truyền các nữ thần như: chùa Bà Dâu, chùa Bà Giản… Điều đó chứng tỏ đa
số những người đứng đầu gia tộc, thị tộc là phụ nữ.
Thời kì gia đình cổ truyền, đặc biệt là ở 53 dân tộc thiểu số thì ảnh hưởng của
Nho giáo rất mờ nhạt và ở nhiều dân tộc người ta không biết đến “tam tòng tứ đức”
là cái gì hết. Ở những dân tộc đang còn trong thời kì chế độ mẫu hệ, các gia đình
nhỏ không được công nhận. Ở đó chỉ có những gia đình lớn bao gồm 3-4 thế hệ trở
lên, trong đó bà mẹ gốc làm chủ và cai quản mọi mặt trong gia đình lớn, sống trong
một căn nhà có khi dài hàng trăm mét. Thành viên của gia đình lớn là những gia
đình nhỏ. Gia đình lớn là đơn vị kinh tế của làng. Nhiều làng chỉ gồm 2 -3 gia đình
lớn - mọi phụ nữ trong gia đình lớn đều phụ thuộc vào mẹ gốc và có chút “quyền
mẫu hệ với chồng và với con”. Người chồng ở vị trí phụ thuộc - người phụ nữ
chiếm địa vị độc tôn của một gia trưởng.

Phùng Thị Ngà

20


K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

1.2.2. Thời kì cận hiện đại
Vào thời kì cận hiện đại, do tác động của kinh tế hàng hóa, đã và đang xảy ra
sự tan rã của các gia đình lớn thành các gia đình hạt nhân, nhưng vị trí gia trưởng
của người đàn bà cũng vẫn không hề bị suy giảm. Tình hình này còn tồn tại ở một
số dân tộc Tây Nguyên. Ở những dân tộc còn đang trong chế độ mẫu quyền, nơi mà
cô gái đi hỏi chồng, con trai đi ở rể, con đẻ ra lấy họ mẹ mà nói nêu khẩu hiệu giải
phóng phụ nữ thì quả là không hợp lí.
Sự hình thành những truyền thống qúy báu đầu tiên của người phụ nữ ở thời kì
chế độ mẫu quyền đã có nhiều ý nghĩa quan trọng. Đó là những bằng cớ chứng tỏ
khả năng và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định ngay từ
buổi đầu của lịch sử.
Đến thời đại xã hội có giai cấp, đầy rẫy những biến động, đặc biệt là chuyển từ
chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền, nhưng Việt Nam có đặc điểm là thời gian
quá độ kéo dài nên vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình còn khá cao. Nhìn
vào gia đình những nhân vật kiệt xuất những buổi đầu công nguyên như Hai Bà
Trưng, Bà Triệu. Vai trò nổi bật của người mẹ là săn sóc, nuôi dạy con cái, khuyến
khích con gái đánh giặc như Bà Man Thiện mẹ của hai vị anh hùng dân tộc hai Bà
Trưng.
1.2.3. Chế độ phong kiến
Du nhập vào Việt Nam, Nho giáo được giai cấp phong kiến tiếp thu và dùng
nó như một vũ khí lợi hại để củng cố địa vị thống trị và nô dịch nhân dân, đè nén,
áp bức phụ nữ.

Dưới chế độ phong kiến, quyền hành quốc gia tập trung ở vua, ở gia đình thì
tập trung vào người đàn ông gia trưởng. Sách Việt Nam văn hóa sử cương có viết:
“Theo nguyên lý thì trong chế độ phụ quyền, người gia trưởng có uy quyền tuyệt đối
trong nhà. Họ có những quyền như: Gia trưởng có quyền sở hữu và quản lý tài sản
của gia đình, vợ con phải làm lụng cho gia trưởng, chứ không ai được định lợi về
phần riêng…” [1, tr.116].

Phùng Thị Ngà

21

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, được coi là tài sản của chồng. Luật
nhà Trần cho phép: đàn ông nếu có vợ ngoại tình được coi vợ như nô tỳ và được
phép cầm bán. Phép nhà Hồ quy định, nếu binh sĩ ra trận mà nhút nhát thì vợ con,
điền sản phải xung công. Triều đình phong kiến nhà Lý còn có tục bắt cung nữ chết
theo vua hoặc hoàng hậu, bằng cách đưa họ lên dàn hỏa thiêu.
Dưới thời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông đã ban 24 điều, trong đó có 9 điều
bắt buộc đàn bà, con gái phải theo. Đến thời Lê Mạt đời Cảnh Trị thứ XVII, vua Lê
lại định 47 điều giáo hóa, trong đó có nhiều điều giành riêng cho phụ nữ. Đến thời
Nguyễn - đời Minh Mạng, nhà vua lại ban bố “Thập điều” và hàng tháng bắt già
trẻ, gái trai tập trung ở các đình làng để nghe xã quan giảng giải. Cũng trong thời
gian này, nhà nước phong kiến đã dùng các sách “Nữ huấn”, “Nữ tắc” để giáo
huấn, trói buộc phụ nữ trong trật tự phong kiến.

Bên cạnh việc giáo hóa, ở triều nhà Trần, giai cấp phong kiến đã cố gắng tìm
tòi, biểu dương những điển hình phụ nữ tỏ ra thực hiện đúng đắn và tích cực những
điều giáo hóa. Sách Việt sử thông giám cương mục chép: “Chồng Lê Thị Ta là
Phạm Mưu sang xứ bên Nguyên bị bệnh mất, Thị Ta nghe tin chồng, khóc ba ngày
không ăn gì rồi chết. Sự đó tâu về triều, nhà vua ban cho bạc và lụa để biểu dương
tiết nghĩa của Lê Thị Ta. Từ ấy trở đi khi thì khen ngợi, khi thì ban cho tấm biểu
màu vàng treo ở cổng và đến thời Nguyễn thì phổ biến hình thức cấp bằng sắc và
ban thưởng cho bốn chữ “Tiết hạnh khả phong”. “Các triều đại phong kiến nối
nhau tích cực khuyến khích, ép buộc phụ nữ tuân thủ theo các tín điều của chúng”
[27, tr.136]. Để thực thi triệt để chủ trương này, triều đình còn quy định: các địa
phương, nếu quan lại lơ là, bỏ sót, không tích cực phát hiện những trường hợp phụ
nữ cần được biểu dương thì bị coi là biếng nhác việc công, bị khiển trách và giáng
chức.
Tệ hại hơn, giai cấp phong kiến đã sử dụng quyền chuyên chính dã man như:
đánh đập, thích chữ vào mặt, lưu đầy hoặc tử hình để đe dọa, trừng trị những phụ nữ
muốn thoát ra khỏi vòng trói buộc của Nho giáo hoặc vẫn giữ nếp sống không phù
hợp với đạo Nho.

Phùng Thị Ngà

22

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Vào những giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến, đã xuất hiện các biện

pháp nhục hình và cực hình chỉ áp dụng riêng đối với phụ nữ như: gọt gáy, bôi vôi,
thả bè trôi sông và cho voi dày. Những hình phạt dã man này đã được miêu tả tỉ mỉ
trong nhiều chuyện Nôm ở thế kỉ XVIII như chuyện thơ “Lý Công”, chuyện “Vũ
vôi dày”.
Áp dụng mọi cực hình đối với phụ nữ, giai cấp phong kiến còn thực hiện triệt
để thuyết “Nam ngoại nữ nội” nhằm biến biến phụ nữ thành nô lệ trong gia đình
“Gái trong cửa kín như bưng
Khác nào chim chích vào rừng biết chi”
Hơn thế nữa, giai cấp phong kiến còn duy trì đạo “tam tòng” mà cơ sở kinh
tế của nó là quyền thừa kế tài sản, để tăng cường giám sát phụ nữ trong gia đình.
Nếu thời hậu Lê, luật Hồng Đức đã phản ánh một thực tế là từ thế kỉ XV trở về
trước, nếu gia đình không có con trai, người phụ nữ được kế thừa tài sản, được thờ
tự thì đến thời Lê Mạt, điều này không được thừa nhận. Phạm Đình Hổ - một nho
sỹ, tác giả của “Vũ trung tùy bút” cho rằng: “Người quân tử ai cũng đau lòng khi
phải nghe chuyện ấy”, “Cổ nhân phải ân cần về sự nối dõi, nếu chi trưởng không
có con nối dõi thì chi thứ kế tự chứ không để cho con gái kế tự”. Vì vậy, đối với
người phụ nữ dù có giỏi giang làm ra của đến đâu, vẫn chỉ ở vị trí phụ thuộc vào
chồng: “Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng”.
Cùng với đạo “tam tòng”, người phụ nữ còn bị trói buộc bởi đạo “tứ đức”.
Công bằng mà nói, những giá trị đạo đức này cũng có tính tích cực nhất định đối
với việc tu dưỡng, rèn luyện, để lầm tốt chức năng người mẹ, người vợ trong gia
đình. Song, dưới chế độ phong kiến, “tam tòng”, “tứ đức” thực sự là công cụ của
giai cấp thống trị, của người đàn ông để áp bức về tinh thần của người phụ nữ theo
chuẩn mực “phu xướng, phụ tùy”.
Pháp luật phong kiến đã tạo điều kiện cho đàn ông có thể bỏ vợ bất cứ lúc
nào. Điều 108, luật Gia Long cho phép người chồng và gia đình nhà chồng được tự
tiện bỏ vợ không cần phải ra trước công môn, chỉ cần làm giấy tờ bỏ vợ là đủ, nếu
người vợ có tội thất xuất, nghĩa là phụ nữ mắc một trong bảy tội sau: 1- Không có
con trai, 2- Lẳng lơ, 3- Không thờ phụng cha mẹ, 4- Lắm điều, 5- Ăn trộm, 6- Ghen


Phùng Thị Ngà

23

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

tuông, 7- Có bệnh đặc biệt. Song, độc ác hơn, luật Gia Long còn quy định: nếu
người vợ đã phạm tội thất xuất mà người chồng không đuổi hoặc bỏ vợ thì chính
người chồng bị đánh 80 trượng. Với luật lệ hà khắc này, người phụ nữ buộc phải
tìm đến cái chết để giải thoát.
Nếu như trong gia đình một vợ, một chồng, người phụ nữ đã phải chịu baao
nhiêu đau khổ, thì trong gia đình một chồng, nhiều vợ, nỗi khổ của người phụ nữ
còn tăng lên gấp bội. Kiếp lẽ mọn là nỗi đau, nỗi nhục của người phụ nữ. Thi sĩ Hồ
Xuân Hương, bằng thể nghiệm của bản thân và sự thông cảm sâu sắc với những
người cùng cảnh ngộ, đã phải thốt lên “Chém cha cái kiếp chồng chung”. Nhà thơ
còn “Yêu cầu bảo vệ hạnh phúc chân chính trọn vẹn, đấu tranh cho quyền sống,
đặc biệt là quyền hạnh phúc của người phụ nữ” [15, tr.36].
Trước những lễ giáo phản động, thái độ khinh miệt, hành vi dã man đối với
phụ nữ, giai cấp phong kiến luôn vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người phụ nữ.
Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết nhận xét: “Từ thế kỉ XV trở đi đã dấy lên phong trào
phản kháng của phụ nữ chống phong kiến bằng đủ mọi hình thức, càng về sau càng
dữ dội sâu sắc” [27, tr.149].
Phản bác lễ giáo: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là câu ví sâu sắc:
“Một trăm con trai không bằng lỗ tai con gái”. Hay, thông qua văn hóa dân gian,
sự phản kháng chống phong kiến của phụ nữ được diễn tả dưới hình thức hạ thấp

địa vị đàn ông, chế diễu, phủ định vai trò của họ như hàng loạt chuyện về đề tài
“chồng ngốc vợ khôn”.
Như vậy, trong thời kì phong kiến, người phụ nữ luôn bị khinh miệt và coi
thường dù là trong gia đình hay ngoài xã hội. Tất cả mọi công lao hay cố gắng của
họ đều không được công nhận. Hay nói cách khác là địa vị và vai trò của người phụ
nữ trong gia đình và ngoài xã hội bị hạ thấp.
1.2.4. Phụ nữ Việt Nam trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc
Đến giữa thế kỉ XIX, từ sự đình đốn của chế độ phong kiến Việt Nam, thực
dân Pháp ồ ạt xâm lược nước ta. Lịch sử đất nước bước sang một thời kì mới, ách
thống trị đè trĩu lên dân tộc Việt Nam trong đó có hơn một nửa là phụ nữ.

Phùng Thị Ngà

24

K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Giáo dục Chính trị

Đế quốc Pháp duy trì chế độ phong kiến bóc lột theo lối Tư bản chủ nghĩa
nặng nề hơn. Thời kì này, người phụ nữ trở thành những nạn nhân đau thương nhất
của những chính sách dã man vô nhân đạo của bọn cướp nước. Giai cấp địa chủ
nông thôn phát triển, ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân, người phụ nữ chỉ có
cách đi làm thuê cho người nhưng lại chịu sưu cao thuế nặng. Biết bao hình ảnh chị
Dậu, anh Pha trong tác phẩm “Tắt đèn” và “Bước đường cùng”. Khi nghe tiếng
trống thúc thuế sợ hãi đến kinh hoàng phải chạy vạy đủ cách để khỏi bị tra khảo, bị
cùm trói ở đình và nhà cửa bị vơ vét, tịch thu.

Từ thành thị đến nông thôn, từ vùng mỏ đến đồn điền chưa bao giờ trong lịch
sử hàng ngàn năm của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam lại bị điêu đứng như thế.
“Người ta nói chế độ thực dân là chế độ ăn cướp”, chúng tôi nói thêm “là chế độ
hãm hiếp và giết người”. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ thực chất của tất cả
những nguyên nhân khổ nhục của người phụ nữ Việt Nam như thế vào năm 1925
trong tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Trước những áp bức đó, người phụ nữ đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng và
giải phóng cho dân tộc. Nhiều phụ nữ tiêu biểu như: Bà Trần Thị Khuynh – lãnh tụ
nghĩa quân Bãi Sậy, bà Nguyễn Thị Nho cộng sự đắc lực của chồng là Đề Thám, bà
nhận án đày biệt xứ chứ không chịu hàng giặc...
Chính vào lúc này, đảng của giai cấp công nhân ra đời và ngay từ đầu đã chú ý
đến những người phụ nữ bị đọa đầy khổ nhục. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân
tộc Việt Nam người phụ nữ được Đảng Cộng sản đánh giá là một lực lượng bị áp
bức nhiều nhất, với ba tầng áp bức: thực dân, phong kiến và giới, vì vậy phụ nữ có
tâm hồn cách mạng sâu sắc nhất, nếu phụ nữ chưa tham gia cách mạng thì cách
mạng chưa thể thành công triệt để được.
Trong cuốn “Đường cách mệnh”, Hồ Chủ Tịch đã nhấn mạnh “cách mạng
Việt Nam cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”. Ca ngợi công lao to lớn
của phụ nữ nước ta Hồ Chủ Tịch đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [10, tr.148]. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam đã cùng toàn dân làm cách mạng tháng Tám

Phùng Thị Ngà

25

K34B - GDCD



×