Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.45 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------------------

ĐÀO THỊ LIỄU

SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VÀO VIỆC GIẢNG DẠY MÔN
GDCD TRONG TRƯỜNG THPT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học
TS. VI THÁI LANG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Vi Thái Lang đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Với những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên
khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận



ĐÀO THỊ LIỄU


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Công trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Vi Thái Lang.
Các kết quả nêu trong khóa luận chưa công bố trong bất kì công trình
nào và cũng không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ một tác giả nào.
Tác giả khóa luận
ĐÀO THỊ LIỄU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. GDCD

: Giáo dục công dân

2. GV

: Giáo viên

3. THPT

: Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................. 5
1.1. Khái niệm và kết cấu của lý luận và thực tiễn .......................................... 5
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ................................. 16
1.3. Sự cần thiết phải vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................... 23
1.4. Nội dung của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................... 27
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀO VIỆC
GIẢNG DẠY MÔN GDCD TRONG TRƯỜNG THPT Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ....................................................................................... 38
2.1. Thành tựu của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở Việt Nam hiện
nay………………………………………………………………………….38
2.2. Hạn chế của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD ở Việt Nam hiện nay.................... 42
2.3. Nguyên nhân của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận
và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................... 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GDCD TRONG TRƯỜNG
THPT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............. 53
3.1. Nâng cao đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD ........................................ 54
3.2. Nâng cao nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò của môn GDCD
trong trường THPT hiện nay ........................................................................ 58
3.3. Đáp ứng tốt các điều kiện phục vụ quá trình dạy học, nội dung

chương trình sách giáo khoa phù hợp ........................................................... 59
3.4. Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã
hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ............................................... 63
KẾT LUẬN ................................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 68


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy và học, ta thấy rằng vấn đề quan hệ giữa lý luận và
thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong tất cả các môn học nói chung và
môn GDCD nói riêng. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho
học sinh được tất cả các môn học, tất cả các hình thức giáo dục của nhà
trường thực hiện. Nhưng chỉ có môn GDCD mới có thể giáo dục trực tiếp cho
học sinh những tri thức theo một hệ thống xác định, toàn diện về thế giới quan
và nhân sinh quan, mới giúp học sinh hiểu được quy luật phát triển tất yếu,
khách quan của xã hội loài người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông” [14, tr.496] . Do đó, nếu chỉ học lý luận suông mà không liên hệ
với thực tiễn thì cũng không có kết quả gì, chỉ hiểu bề ngoài mà chưa đi sâu
vào bản chất của sự vật.
Là môn khoa học xã hội, với những đặc thù tri thức môn học, môn
GDCD trong trường THPT có nhiệm vụ góp phần đào tạo học sinh thành
những người lao động mới, hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp
của người công dân trong tương lai. Có thể nói, không một môn học nào lại
sát với đời sống thực tế như môn GDCD.
Để cho việc giảng dạy môn GDCD có hiệu quả thì giáo viên không chỉ
có dạy lý thuyết mà phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Do đó việc giảng
dạy lý luận môn GDCD nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn. Tầm quan trọng

đó được Lênin thể hiện ở chỗ: “Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là
quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”[8,tr.167].

1


Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn là cần thiết. Đặc biệt là trong việc dạy và học môn GDCD ở trường
THPT hiện nay, cần phải nâng cao tính sinh động, hấp dẫn của mọi giờ giảng.
Đây chính là sự đảm bảo được tính thống nhất gắn kết gắn kết một cách hài
hòa giữa lý luận và thực tiễn.
Vì thế, một trong những vấn đề để nâng cao chất lượng dạy và học môn
GDCD ở trường THPT là phải chú trọng liên hệ lý luận với thực tiễn. Với lý
do trên, tôi chọn đề tài: “Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý
luận và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở
Việt Nam hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu sự vận dụng lý luận và thực tiễn vào việc giảng dạy
môn GDCD trong trường THPT hiện nay là vấn đề mới mẻ. Có một số bài
viết đề cập, xoay quanh vấn đề này nhưng rất sơ lược hoặc nghiên cứu một
phương diện nào đó mà thôi.
Ví dụ như: “Dạy và học môn GDCD ở trường THPT những vấn đề lý
luận và thực tiễn” do Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Duy Nhiên (đồng chủ biên).
“Về việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy Lý luận chính trị” (Th.s
Phạm Thị Thanh Giang), “Vài suy nghĩ về việc gắn lý luận với thực tiễn trong
giảng dạy Chính trị hiện nay” (Th.s Nguyễn Thái Sơn, Trưởng bộ môn Triết
học, khoa Giáo dục Chính trị) hay Phùng Văn Bộ: “Lý luận giảng dạy môn
GDCD”. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Nâng cao hiệu quả gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy tại các
trường Chính trị hiện nay”(Bùi Văn Nam - Giảng viên khoa Lý luận MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh).

Các bài viết trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về lý luận và
thực tiễn. Tuy nhiên nghiên cứu vấn đề vận dụng mối quan hệ biện chứng

2


giữa lý luận và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT
các tác giả còn ít đề cập. Vì vậy, trong phạm vi khóa luận này, tôi xin nghiên
cứu đề tài trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Từ việc làm rõ nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn; và phân tích thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý
luận và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở Việt
Nam hiện nay; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
môn GDCD trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng
giữa lý luận và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT
ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lý luận
và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở Việt Nam
hiện nay.
- Từ đó đưa ra những giải pháp của sự vận dụng lý luận và thực tiễn
vào việc giảng dạy môn GDCD.
4. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa
lý luận và thực tiễn vào việc giảng dạy môn GDCD trong trường THPT ở
Việt Nam hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp biện chứng duy vật và các phương pháp
nghiên cứu khoa học khác: phân tích, so sánh, tổng hợp.

3


6. Ý nghĩa đề tài
Khóa luận làm tư liệu tham khảo cho những người dạy môn GDCD
trong trường THPT hiện nay.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương 11tiết.

4


Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.

Khái niệm và kết cấu của lý luận và thực tiễn.

1.1.1. Khái niệm và kết cấu của lý luận.
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của
con người. Khi con người bắt đầu nhận thức thì khi đó cũng bắt đầu có tri
thức. Những tri thức lý luận có được là do con người tiếp thu từ thế hệ trước
và là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của mình, đó không phải là quá trình

sao chép y nguyên tri thức của thế hệ trước mà còn là quá trình tiếp nhận một
cách sáng tạo. Đó là quá trình đi từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết
nhiều, từ nông đến sâu, từ không đầy đủ, chính xác trở thành đầy đủ, chính
xác hơn.
Trong quá trình suy nghĩ, con người thường xuyên phải sử dụng các
khái niệm nhất định như “người”, “động vật”. Những khái niệm đó là hình
thức của tư duy phản ánh những mặt , những thuộc tính quan trọng nhất của
một lớp sự vật, hiện tượng nhất định. Tùy thuộc vào số lượng của sự vật, hiện
tượng được khái niệm phản ánh mà ta có các khái niệm rộng, hẹp khác nhau.
Khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên
hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định
gọi là phạm trù. Các phạm trù của phép biện chứng duy vật như: vật chất, ý
thức, nguyên nhân…. là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ giới
tự nhiên, xã hội, tư duy. Các phạm trù không có sẵn trong bản thân con người
một cách bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức
và thực tiễn. Nó là kết quả của giai đoạn nhận thức trước đó, đồng thời là

5


điểm tựa của giai đoạn nhận thức kế tiếp của con người trong quá trình tìm
hiểu bản chất của sự vật.
Bên cạnh khái niệm, phạm trù, lý luận còn được thể hiện thông qua các
quy luật. Theo Lênin: “khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của
sự nhận thức, của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc
lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”[10,tr.159 – 160]. Với tư
cách là cái tồn tại ngay trong hiện thực, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất
nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các thuộc tính của
cùng một sự vật, hiện tượng.

Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của
lý luận. Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời
thể hiện như là trình độ cao của nhận thức. Vậy lý luận là một hệ thống
những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản ánh mối liên hệ
bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù.
Qúa trình hình thành lý luận của con người đi từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém sâu sắc đến sâu sắc, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn. Nhận thức không phải là sự phản ánh tức thời giản đơn máy móc
và thụ động mà là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, sáng tạo hiện thực
khách quan. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường: Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá
trình nhận thức. Đó là giai đoạn thông qua hoạt động thực tiễn, bằng các giác
quan con người phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào đầu
óc mình. Nhận thức cảm tính bao gồm ba hình thức: cảm giác, tri giác, biểu
tượng. Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật hiện
tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Tri

6


giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác
động vào các giác quan. Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức
tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động. Đó là hình ảnh cảm tính và tương
đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không
còn trực tiếp tác động vào giác quan. Như vậy cảm giác, tri giác, biểu tượng
là những giai đoạn kế tiếp nhau của hình thức nhận thức cảm tính. Vì vậy
nhận thức cảm tính chưa sâu sắc, chưa đầy đủ đòi hỏi tư duy phải có bước
phát triển cao hơn.

Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): muốn nhận thức được bản chất,
quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, con người phải
từ nhận thức cảm tính tiến lên nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là giai
đoạn tiếp theo và cao hơn về chất so với nhận thức cảm tính, nó xuất hiện là
do yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Có thể lấy ví dụ: Con người bằng cảm giác
mà hiểu được tốc độ vận động của ánh sáng, sự bay của thiên thể, không thể
hiểu được giá trị của hàng hóa, quan hệ giai cấp, hình thái kinh tế xã hội,…
mà phải bằng nhận thức lý tính bằng tư duy lý luận mới hiểu được. Nhận
thức lý tính được biểu hiện ở những hình thức: khái niệm, phán đoán, suy
luận. Nếu nhận cảm tính chỉ là sự phản ánh những mặt, những mối liên hệ bề
ngoài của sự vật, hiện tượng thì nhận thức lý tính là sự phản ánh khái quát
và gián tiếp hiện thực khách quan. Nhận thức lý tính đáng tin cậy vì nó phản
ánh thế giới khách quan một cách sâu sắc, đầy đủ hơn.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về
chất, có đặc điểm và vai trò khác nhau trong việc nhận thức hiện thực khách
quan. Tuy nhiên giữa chúng có sự thống nhất biện chứng với nhau, bổ sung
hỗ trợ và không tách rời nhau. Chúng đều phản ánh thế giới vật chất và chịu
sự chi phối của thực tiễn lịch sử - xã hội. Nhận thức cảm tính là cơ sở của
nhận thức lý tính. Trái lại, nếu không có nhận thức lý tính không thể nắm

7


bắt được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Vì vậy cần phát triển nhận
thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính sẽ giúp cho nhận thức
cảm tính trở nên chính xác và đầy đủ hơn. Mặc dù đây là hai giai đoạn của
quá trình nhận thức nhưng trên thực tế chúng thường diễn ra đan xen vào nhau.
Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn: Con đường nhận thức chân lý còn
phải đi từ nhận thức lý tính đến thực tiễn, bởi vì: Nhận thức không chỉ là giải
thích thế giới mà mục đích của nhận thức là khái quát thành lý luận để phục

vụ và cải tạo thế giới. Vì vậy, mọi lý luận đều phải được kiểm nghiệm trong
thực tiễn, một mặt góp phần hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, mặt khác chịu sự
giám sát, đánh giá tính xác thực của thực tiễn, để từ đó khẳng định, bổ sung,
hoàn thiện, phát triển kết quả nhận thức thu được.
Trước hết, chúng ta cần phân biệt nhận thức kinh nghiệm và nhận thức
lý luận. Đây là hai bậc thang nhận thức khác nhau về đối tượng, tính chất,
chức năng cũng như hình thức và trình tự phản ánh. Nhận thức kinh nghiệm là
loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức
kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có hai loại là tri thức
kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh
nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành từ sự quan sát trực tiếp
hàng ngày về cuộc sống và lao động sản xuất. Còn tri thức kinh nghiệm khoa
học là loại tri thức thu được từ sự khảo sát các thí nghiệm khoa học. Hai loại
tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau để tạo nên tính
phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận (gọi tắt
là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và
quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có chức năng gián tiếp
vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh

8


cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý
luận - kết quả của nhận thức lý luận - thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác
hơn và có hệ thống hơn.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức
khác nhau, nhưng có quan hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó thì
nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nó cung cấp cho nhận

thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Nó gắn chặt trực tiếp với thực
tiễn tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận đã có
và tổng kết, khái quát thành lý luận mới. Tuy nhiên, nhận thức kinh nghiệm
còn hạn chế ở chỗ nó chỉ dừng lại ở sự miêu tả, phân loại các sự kiện, các dữ
kiệu thu được từ sự quan sát và thí nghiệm trực tiếp. Do đó, nó chỉ đem lại sự
hiểu biết về các mặt riêng rẽ, bề ngoài, rời rạc, chưa phản ánh được cái bản
chất, những mối quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Cho nên,
nhận thức kinh nghiệm “tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ
tính tất yếu”[13, tr.718]. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ sự tổng kết
những kinh nghiệm, nhưng nhận thức lý luận không xuất hiện một cách tự
phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước
những dữ kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành những tri thức kinh
nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vị cho hoạt
động thực tiễn, góp phần làm biến đổi đời sống của con người. Thông qua đó
mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở
thành cái khái quát, phổ biến.
Việc nắm vững bản chất, chức năng của từng loại nhận thức đó cũng
như mối quan hệ biện chứng giữa chúng có ý nghĩa phương pháp luận quan
trọng trong việc đấu tranh khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh
giáo điều. Bởi vì, trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực
tiễn, nếu tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức kinh nghiệm, coi thường nhận

9


thức lý luận sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một
mắt sáng, một mắt mờ”[15, tr.234]. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai trò của
nhận thức lý luận, hạ thấp kinh nghiệm, không quan tâm đến nhận thức kinh
nghiệm sẽ dẫn đến căn bệnh giáo điều.

Kinh nghiệm và lý luận đều là tri thức, những hiểu biết của con người
về sự vật, hiện tượng nhưng ở trình độ khác nhau. Kinh nghiệm được nảy sinh
trực tiếp từ cuộc sống và thực tiễn. Nó không chỉ là kết quả của hoạt động
trực quan cảm tính mà còn có sự tham gia của các yếu tố lý tính. Kinh nghiệm
do đó mang tính trừu tượng và khái quát, song mới là bước đầu và còn hạn
chế. Nó chỉ đem lại sự hiểu biết riêng lẻ về các mối liên hệ bên ngoài của các
sự vật, hiện tượng. Vì vậy trong hoạt động nhận thức không nên cường điệu
kinh nghiệm cũng không nên coi thường kinh nghiệm, không nên dừng lại ở
kinh nghiệm mà cần nâng lên trình độ lý luận.
Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm, nó được hình
thành và phát triển trên cơ sở kinh nghiệm và thực tiễn. Quá trình phát triển
của thực tiễn đặt ra những vấn đề đòi hỏi lý luận phải giải quyết. Lý luận phản
ánh gián tiếp hiện thực khách quan song lại đáng tin cậy hơn kinh nghiệm. Lý
luận thông qua hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật, chính xác hơn, hệ
thống hơn. Do đó phạm vi ứng dụng nó mang tính phổ biến hơn so với tri
thức kinh nghiệm.
Ví dụ: Thời đại ngày nay, công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn
và phổ biến. Trên cơ sở phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, bằng
những kiến thức và hiểu biết của con người kết hợp với thực tiễn đang diễn ra
đã nâng nó lên thành lý luận. Qua quá trình nghiên cứu, khái quát thực tiễn
phát triển của công nghệ thông tin chúng ta có thể hiểu khái niệm “công nghệ
thông tin” là hệ thống các tri thức và phương pháp khoa học, công cụ, kỹ

10


thuật hiện đại và các giải pháp công nghệ được sử dụng để thu thập, lưu trữ,
xử lý và truyền bá thông tin, giúp con người sử dụng hiệu quả, nó như nguồn
tài nguyên quan trọng nhất. Như vậy trên cơ sở tổng kết thực tiễn, con người
đưa ra được khái niệm đầy đủ về công nghệ thông tin để phân biệt với các

khái niệm khác. Ngày nay công nghệ thông tin có mặt ở khắp mọi nơi, mọi
lĩnh vực. Nó là động lực đổi mới, tăng năng suất lao động, giảm nhẹ lao động
tới mức tối thiểu, làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt, chuyển từ
nền sản xuất dựa vào nguồn lực vật chất là chủ yếu sang nền sản xuất dựa vào
tri thức là chủ yếu. Công nghệ thông tin là mũi nhọn đột phá đưa con người
vào nền văn minh mới - văn minh trí tuệ.
Do đó, chủ nghĩa Mác đã nhấn để nhận thức, lý luận không phải để lý
luận, khoa học không phải vì khoa học, tự bản thân chúng không thể cải tạo
được thế giới, xã , chỉ đạo thực tiễn. Như vậy, lý luận được hình thành từ thực
tiễn thông qua hoạt động cụ thể của con người. Có nhiều quan niệm khác
nhau về lý luận nhưng theo Cung Kim Tiến thì : “Lý luận là hệ thống những
tri thức đã được khái quát, tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật
và mối liên hệ cơ bản của hiện thực. Hay lý luận theo tiếng Hi Lạp, có nghĩa
là sự quan sát, nghiên cứu, nhận ra thảo luận.
Chúng ta thấy rằng: để đưa ra lý luận “Lao động sáng tạo ra con người
và xã hội loài người”, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã quan sát, phân
tích vai trò của lao động đối với con người và xã hội. Các ông cho rằng: hoạt
động lao động đem lại những kết quả có tính chất quyết định làm cho cơ thể
con người không ngừng hoàn thiện và phát triển, đứng thẳng, phân hóa chức
năng tay - chân, óc và các giác quan phát triển, thể lực phát triển thoát khỏi
loài vật, xã hội và phát triển ngôn ngữ - phương tiện trao đổi, tích lũy truyền
đạt kinh nghiệm lao động xã hội, hình thành quan hệ xã hội vật chất và tinh thần

11


Trong hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển nâng cao
cho đến lúc thành lý luận khoa học. Đây là loại lý luận có vai trò ngày càng to
lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ
hiện đại.

1.1.2. Khái niệm và kết cấu của thực tiễn
Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học
Mác - Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói riêng. Ngay từ
buổi đầu sáng lập ra thế giới quan khoa học, C.Mác và Ăngghen đã đặc biệt
quan tâm tới vấn đề này.
Bàn về vấn đề thực tiễn, các trào lưu triết học trước Mác, kể cả triết học
của Phơbach cũng xem xét nhận thức tách rời hoạt động thực tiễn của con
người. Khuyết điểm chủ yếu của chủ nghĩa duy vật trước Mác là thiếu quan
điểm thực tiễn. Chủ nghĩa duy tâm đã đề cập đến vai trò tích cực, sáng tạo của
con người, nhưng lại chỉ giới hạn tính tích cực, sáng tạo đó trong lĩnh vực
thực tiễn, chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động thực tiễn và như vậy thực chất
đã gạt bỏ vai trò của thực tiễn trong lịch sử triết học. Mác là người đầu tiên
nêu rõ vai trò quyết định của thực tiễn đối với nhận thức. Đưa phạm trù thực
tiễn vào lý luận nhận thức là một bước chuyển cách mạng trong lý luận về
nhận thức nói riêng và trong triết học nói chung.
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, hoạt động thực tiễn chỉ có
thể có được ở xã hội loài người, nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và
phát triển của xã hội loài người. Trong Luận cương của Phơbach, Mác đã
khẳng định rằng: “Đời sống xã hội, về thực chất là có tính thực tiễn.Tất cả
những sự thần bí đưa lý luận đến chỗ thần bí, đều được giải đáp một cách hợp
lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết của thực tiễn ấy. Lênin
cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn là quan điểm thứ nhất và cơ
bản của lý luận và nhận thức”[9, tr.167]. Qua ý kiến của các nhà kinh điển, ta

12


có thể hiểu một cách cơ bản nhất về phạm trù thực tiễn như sau: “Thực tiễn là
toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội” [2, tr.295]. Khác với hoạt động tư

duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác
động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo những mục đích
của mình. Những hoạt động ấy là những hoạt động đặc trưng và bản chất của
con người. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng
được phát triển bởi con người qua các thời kì lịch sử. Chính vì vậy mà thực
tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích và mang tính lịch sử - xã hội.
Hoạt động thực tiễn có tính năng động, sáng tạo, là quá trình chuyển
hóa cái thực tiễn thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác
giữa chủ thể và khách thể nhận thức, trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo
khách thể, trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Do vậy, thực tiễn mắt khâu
trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài. Thông qua hoạt
động thực tiễn, con người làm biến đổi giới tự nhiên, biến đổi hình ảnh sự vật
trong nhận thức và đồng thời làm biến đổi chính bản thân mình.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Chỉ có con
người mới có hoạt động thực tiễn, còn con vật chỉ có hoạt động theo bản
năng. Theo Ăngghen lịch sử xã hội loài người chẳng qua là lịch sử con người
theo đuổi các mục đích khác nhau tác động có mục đích, có ý thức chính là
hoạt động đặc trưng, là cái để phân biệt sự khác nhau về chất giữa người và
động vật. Con người thông qua hoạt động lao động sản xuất không những
khai thác cái sẵn trong tự nhiên, mà còn tạo ra những cái không có sẵn, những
cái “nhân tạo” để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Do vậy thực tiễn
chính là phương thức tồn tại của con người và của xã hội, là phương thức đầu
tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. Còn đối với quá
trình nhận thức, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là
tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

13


Các giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội có các trình độ phát triển

khác nhau của hoạt động thực tiễn. Do đó, thực tiễn mang tính lịch sử xã hội.
Vì hoạt động thực tiễn là dạng hoạt động cơ bản của loài người. Đó là hình
thức đặc thù của con người, luôn diễn ra trong bối cảnh văn hóa xã hội nhất
định. Là sản phẩm lịch sử, hoạt động thực tiễn luôn vận động và phát triển
không ngừng theo các giai đoạn lịch sử. Trình độ phát triển của thực tiễn
được đánh giá ở trình độ, khả năng chinh phục, khai thác, tái tạo tự nhiên,
trình độ làm chủ xã hội của con người. Hoạt động thực tiễn không phải là hoạt
động của cá nhân, con người riêng lẻ mà là hoạt động của loài người, trước
hết là của đông đảo quần chúng nhân dân - những người tích cực tham gia
hoạt động sản xuất ra của cải vật chất.
Mặt khác, thực tiễn là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người.
Hoạt động thực tiễn nhằm mục đích cao nhất là cải tạo hiện thực và tích cực
tác động một cách có mục đích để cải tạo nó. Trên cơ sở đó, thế giới đã bộc lộ
những đặc trưng ,bản chất, nội dung,… nhờ đó con người mới có thể cải tạo
hiện thực theo điều kiện của sự phát triển tự nhiên và xã hội.
Nếu xem thực tiễn tồn tại dưới dạng một chỉnh thể thì nó bao gồm
nhiều yếu tố như: nhu cầu. lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả. Các yếu
tố góp phần tạo nên hoạt động thực tiễn của con người. Nếu con người không
có nhu cầu vật chất, tinh thần , không theo đuổi các mục đích khác nhau, gắn
liền lợi ích với các hoạt động của mình, không có công cụ và phương tiện
vật chất để thực hiện các hoạt động và hoạt động không có kết quả thì đương
nhiên không có hoạt động thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, có nhiều hình thức phong phú, song có
ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội
và hoạt động thực nghiệm khoa học.

14


Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên cơ bản nền tảng của

đời sống xã hội. Để tồn tại và phát triển trước hết con người phải chế tạo và
sử dụng công cụ lao động , tác động vào tự nhiên nhằm cải biến tự nhiên, tạo
ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người như ăn,
mặc, ở,… Hoạt động này có ý nghĩa quyết định đối với tất cả các dạng hoạt
động khác, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội. Như Mác
cho rằng: “Theo quan điểm duy vật lich sử, nhân tố quyết định trong xã hội,
xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực”.
Ví dụ như: Người nông dân tiến hành cấy lúa để tạo ra hạt thóc, giải
quyết nhu cầu về cơm ăn của con người.
Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động nhằm cải biến xã hội, phát triển
các quan hệ xã hội, chế độ xã hội, lật đổ ách thống trị của giai cấp này thay
vào đó sự thống trị của giai cấp khác đại diện cho phương thức sản xuất mới,
tiến bộ, là hoạt động chính trị xã hội mang tính cơ bản phổ biến. Hoạt động
chính trị xã hội là một dạng đặc biệt, dạng cao nhất của hoạt động thực tiễn.Ví
dụ như: những hoạt động bầu cử của nhà nước ta.
Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động được tiến hành trong
những điều kiện do con người tạo ra gần giống hoặc lặp lại những trạng thái
của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của
đối tượng nghiên cứu. Nhờ có hoạt động thực nghiệm khoa học mà con người
ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về thế giới. Thời đại ngày nay - thời đại
của kinh tế tri thức thì hoạt động thực nghiệm khoa học ngày càng có vai trò
triết học lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ví dụ: con người nghiên cứu tạo
ra giống lúa cho năng suất cao.
Ba dạng hoạt động thực tiễn trên có vai trò, chức năng khác nhau song
có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong đó hoạt động
sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.

15



Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói
riêng. Mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức khoa học và
hoạt động thực tiễn.
1.2.1. Vai trò của thực tiễn đối với lý luận.
Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát
từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế
giới khách quan. Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà
trong mối liên hệ thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ bản chất
với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định.
Vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở,
động lực và mục đích của nhận thức. Ăngghen khẳng định: Chính việc người
ta biến đổi tự nhiên chứ không phải một mình giới tự nhiên, với tính cách giới
tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí
tuệ con người phát triển song việc người ta đã học cải biến tự nhiên. Như vậy
thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức để hình thành lý luận. Mọi tri thức
xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức. Nó đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.
Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế
giới, buộc con người phải tác động trực tiếp vào sự vật, hiện tượng bằng hoạt
động thực tiễn của mình. Sư tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc
lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng,
đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản
chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình
thành nên các lý thuyết khoa học. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
của con người cần phải “đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những

16



cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” mà toán học ra đời và
phát triển. Ngay cả những thành tựu khoa học mới đây nhất là khám phá và
giải mã bản đồ gen người cũng ra đời từ chính hoạt động thực tiễn, từ nhu cầu
đòi hỏi phải chữa trị những căn bệnh nan y và từ nhu cầu tìm hiểu, khai thác
những tiềm năng bí ẩn của con người… Có thể nói, suy cho cùng không có
một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào
việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do đó, nếu thoát ly thực tiễn, không dựa
vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh,
tồn tại, và phát triển của mình.
Con người phải cải tạo thế giới bằng các hoạt động thực tiễn của mình
và chính trong quá trình biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả
bản thân mình. Nhờ đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới,
khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú thêm tri thức của mình
và thế giới. Chẳng hạn, chính nhờ việc thêu ren mà bàn tay của người lao
động trở lên khéo léo hơn, khả năng phân biệt màu sắc và ánh sáng của thị
giác trở lên tinh xảo hơn. Hoặc từ công việc điều hành, tổ chức quản lý sản
xuất, tính toán hiệu quả lao động…. mà đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp
phải có tư duy nhạy bén, năng động hơn.
Thực tiễn còn đề ra nhu cầu nhiệm vụ và phương hướng phát triển của
nhận thức lý luận. Ví dụ: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã làm ảnh
hưởng đến nền kinh tế đất nước. Từ thực tế đó Đảng ta đã đổi mới đất nước
chuyển sang cơ chế thị trường. Nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức
mới, phải tổng kết kinh nghiệm khái quát lý luận, thúc đẩy sự ra đời và phát
triển của các ngành khoa học.
Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được
phát triển, nâng cao dần cho đến lúc có lý luận khoa học. Song bản thân lý
luận không có mục đích tự thân. Lý luận khoa học ra đời chính vì chúng cần


17


thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Vì thực tiễn luôn luôn vận động,
luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất
cần thiết, thúc đẩy nhận thức phát triển.
Ví dụ: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bác
sĩ Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967) đã điều chế được thuốc Pê - nê -xi - lin từ
giống nấm Pê- ni- xi - lin mà ông đưa từ Nhật về. Lúc đó, thứ thuốc này được
coi là thần dược, đã làm lành vết thương cứu sống bao người, nhưng lại không
chữa được vết thương mãn tính đã mưng mủ. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu y
học phải nghiên cứu tìm ra loại kháng sinh mới. Năm 1952,Wát - man tìm ra
Strép - tô - mi - xin. Là người luôn theo dõi tình hình y học thế giới, bác sĩ
Ngữ bắt tay nghiên cứu loại nấm mới này trong các mẫu đất. Sau ba tháng
ông đã tìm ra 18 loại Strép-tô-mi- xin. Trong đó có nhiều loại điều trị được
vết thương mãn tính đã mưng mủ.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Các tri thức khoa học chỉ
có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Nhận thức sau khi ra đời phải
quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hoạt
động thực tiễn của quần chúng. Lý luận khoa học chỉ có nghĩa thực sự khi
chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, phục vụ mục tiêu phát
triển nói chung.
Ví dụ: Trong thời kì hiện nay, công cuộc đổi mới theo định hướng xã
hôi chủ nghĩa ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ phức tạp. Đòi hỏi
lý luận phải đi sâu nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu đó. Như vấn đề về chủ
nghĩa xã hội, và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà
nó còn đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Bởi vì, thực tiễn là hoạt
động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập với nhận thức. Nó
luôn vận động và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó mà thúc đẩy nhận thức


18


cũng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy đến cùng không
thể vượt qua mọi sự kiểm tra của thực tiễn. Nó thường xuyên chịu sự kiểm
nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Chính thực tiễn có vai trò là thước đo giá trị
của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, điều
chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mác đã viết: “Vấn đề
tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt đến chân lý khách quan hay không,
hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính trong
thực tiễn của con người phải chứng minh chân lý”.[12,tr.10]
Ví dụ: Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-nic cho rằng, Trái đất quay xung
quanh Mặt trời. Nhờ có kính viễn vọng tự sáng chế và kiên trì quan sát bầu
trời, Ga-li-lê(1564-1642) đã khẳng định Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-nic là
đúng và còn bổ sung: Mặt trời còn tự quay xung quanh trục của nó.
Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là
yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận
thức, mà còn là nơi nhận thức luôn hướng tới để thử nghiệm tính đúng đắn
của mình. Vì thế thực tiễn vừa là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức,
vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
1.2.2. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn.
Mặc dù thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức lý luận
nhưng lý luận cũng có tác động tích cực trở lại thực tiễn. Lý luận là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, nó được biểu hiện bằng
ngôn ngữ “các vỏ vật chất của tư duy”. Lý luận có tính năng động, sáng tạo,
có thể phản ánh sự vật sâu sắc, đầy đủ hơn. Lý luận được hình thành trong
mối liên hệ với thực tiễn. Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ
con người phát triển được nâng cao dần cho đến khi có lý luận, có khoa học.
Nhận thức lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn. Thông qua


19


các khái niệm, phạm trù, quy luật mà tư duy con người có thể phản ánh được
đặc điểm, bản chất bên trong của sự vật hiện tượng.
Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của
lý luận. Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức. Xét về bản
chất, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh
mối liên hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan. Lý luận được
hình thành trong mối liên hệ với thực tiễn.
Như vậy, quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát
triển, được nâng cao dần cho đến khi quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn
hoạt động của con người, cải tạo thực tiễn.
Lý luận đóng vai trò quan trọng trong tư duy khoa học. Những phát
minh khoa học, những công trình nghiên cứu trước khi đưa ra kiểm nghiệm
trong thực tiễn thì chúng sẽ được trình bày bằng hệ thống lý luận. Thông qua
lý luận giúp con người tích lũy thông tin, suy nghĩ và tri thức với nhau. Nhờ
có vai trò này của lý luận mà các tư tưởng, quan điểm của thế hệ trước có thể
bước cao hơn.
Lý luận không phải là bất biến mà mang tính sáng tạo vì hiện thực luôn
thay đổi vì thế lý luận phải chuyển hóa linh hoạt, mềm dẻo cùng với sự vận
động của thực tiễn. Nó không phản ánh một cách y nguyên mà trên cơ sở thực
tiễn đã có, lý luận đưa ra dự báo trước cho con người cái xảy ra tong tương lai.
Lý luận khoa học hướng dẫn, soi đường dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn, giúp
cho thực tiễn hoạt động đúng hướng có hiệu quả tránh mò mẫm tự phát. Nếu
không có lý luận đúng đắn và khoa học dẫn đường, chỉ đạo thì hoạt động của
con người sẽ kém hiệu quả. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã ví: “Không có lý luận thì
lung tung như nhắm mắt mà đi”. Tuy nhiên do tính gián tiếp, tính trừu tượng
cao trong phản ánh hiện thực nên lý luận có thể bị xa rời thực tiễn và trở

thành ảo tưởng. Vậy phải coi trọng lý luận nhưng không cường điệu vai trò

20


×