Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Sự vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa mác lênin vào việc xây dựng đạo đức con người việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.68 KB, 100 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
**************
NGUYỄN THU GIANG

SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀO VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.s: Nguyễn Thị Giang

HÀ NỘI – 2012
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa giáo dục
chính trị, các thầy cô giáo trong tổ Triết học, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths: Nguyễn Thị Giang –
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận.
Do đây là lần đầu tiên làm quen với nghiên cứu khoa học nên đề tài
khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận đƣợc sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để
đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thu Giang

SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận này chƣa từng đƣợc công bố
trong bất ký công trình nào. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chụi trách nhiệm !

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thu Giang

SV: NguyÔn Thu Giang


Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HSSV:

Học sinh sinh viên

HS:

Học sinh

SV:

Sinh viên

THPT:

Trung học phổ thông

SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bản thân sự tồn tại của mỗi cá nhân trong xã hội, ấy là sự dung hòa của hai
mặt đạo đức và tài năng. Mỗi con ngƣời đƣợc khẳng định là đã phát triển toàn
diện trong xã hội mới ngày nay thì bản thân mỗi cá nhân con ngƣời không thể
thiếu đƣợc một trong hai nhân tố đó. Chỉ một khi đạo đức đƣợc vun đắp và
bồi dƣỡng đúng cách thì khi đó tài năng mới có thể đƣợc xây dựng và phát
triển đúng hƣớng. Chính vì thế, vấn đề đạo đức và xây dựng đạo đức luôn
luôn là
một trong hai mặt mà đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi bản thể con ngƣời phải luôn
xem trọng để từ đó phát triển toàn diện và hoàn thiện bản thân mình.
Con ngƣời sống có đạo đức, có tình ngƣời , có trên, có dƣới_ đó là nguyên
tắc sống của con ngƣời và cũng chính là truyền thống hàng ngàn đời của dân
tộc ta. Tƣ tƣởng đó luôn ăn sâu và ghim chặt trong trái tim mỗi ngƣời con đất
Việt. Nhƣ vậy, để chúng ta có thể hiểu rõ rằng việc xây dựng đạo đức đó
không phải là việc làm cá nhân của một ai mà đó là trách nhiệm gìn giữ và
phát triển cả một nền văn hóa dân tộc nhân nghĩa mà cha ông ta đã để lại.
Hàng nghìn năm máu lửa đã đi qua, hàng nghìn năm vất vả cũng đã rời xa
chúng ta, đã và đang có rất nhiều minh chứng cho nhân cách đạo đức sống
của một con ngƣời đã làm rạng danh lịch sử con ngƣời Việt mà chúng ta có
thể liệt kê một cách đầy tự hào nhƣ: Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Nhân
Tông,…. một trong những minh chứng về nhân cách đạo đức tiêu biểu và cốt
cách nhất ấy chính là tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh với tƣ tƣởng đạo đức
cốt lõi ấy chính là nhân nghĩa và tình yêu thƣơng con ngƣời.
Trong thời đại ngày nay, với xu thế mở cửa hội nhập nền kinh tế thế
giới, Việt Nam đang có những bƣớc chuyển mình đáng kể. Những thành tựu
mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD



Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
một Việt Nam đang đi lên theo hƣớng tích cực trong con mắt bạn bè quốc tế.
Song, cùng với những phát triển nhanh chóng về kinh tế thì cũng kéo
theo những biến đổi về mặt đạo đức của cả cộng đồng ngƣời trong xã hội Việt
Nam. Sự biến đổi về tƣu duy đạo đức và lối sống của mối con ngƣời dù là
theo chiều hƣớng tiêu cực hay tích cực trong giai đoạn hiện nay cũng là một
vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm nhằm có phƣơng hƣớng xây
dựng đạo đức cho đúng đắn và phù hợp.
Xuất phát từ thực tế đất nƣớc và chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và
Nhà nƣớc ta đề ra. Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hôi nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất cho việc xây dựng Chủ Nghĩa
Cộng Sản tƣơng lai. Để hoàn thiện và có thể thực hiện đƣợc sự nghiệp đó thì
không thể không nhắc tới nhân tố con ngƣời_ nhân tố quan trọng nhất trong
toàn bộ sự phát triển của toàn bộ sự phát triển của xã hội con ngƣời. Việc xây
dựng hình tƣợng con ngƣời theo nguyên mẫu con ngƣời mới xã hội chủ
nghĩa; vừ hồng, vừa chuyên mang đầy đủ những phẩm chất đạo đức của con
ngƣời xã hội chủ nghĩa là một trong những đòi hỏi phù hợp với nhu cầu lịch
sử. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc ta cần phải chú trọng xây dựng đạo đức con
ngƣời sao cho phù hợp với thực tế xây dựng đất nƣớc trong thời đại mới
Xuất phát từ thực tế đòi hỏi sự phát triển của kinh tế phải đi đôi với sự
phát triển văn hóa, khoa học nghệ thuật và đạo đức con ngƣời. Điều đó lại một
lần nữa đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc ta cần phải chú ý đến đạo đức và vấn đề xây
dựng nâng cao chất lƣợng đạo đức để đáp ứng đƣợc nhu cấu phát triển thực tế
của đất nƣớc. Biến Việt Nam trong tƣơng lai trở thành một đất nƣớc phát triển
bền vững và toàn diện theo kịp bƣớc phát triển của văn minh nhân loại.
Xuất phát từ những lý do trên, tựu chung lại đó là lý do tôi chọn và
nghiên cứu đề tài: “ Sự vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác –

SV: NguyÔn Thu Giang


Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Lênin vào việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đạo đức và xây dựng đạo đức cho con ngƣời trong giai đoạn hiện
nay đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận thể hiện ở nhiều đề tài
khác nhau ở cả trong và ngoài nƣớc, đề cập đƣợc đến những vấn đề cấp thiết
nhất của xã hội về vấn đề đạo đức và xây dựng đạo đức con ngƣời.
Cuốn sách “ Những vấn đề đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị
trƣờng – Từ góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc” do Viện thông tin
khoa học xã hội thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia dịch
thuật ( Thông tin khoa học xã hội – chuyên đề, 1996). Có nhiều ý kiến khác
nhau về quan hệ giữa đạo đức và kinh tế thị trƣờng nói chung và kinh tế thị
trƣờng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc nói riêng. Nhìn chung,
các quan điểm trình bày, phân tích sâu sắc và tranh luận, phản biện trên tinh
thần khoa học đã làm rõ những khía cạnh khác nhau của đạo đức trong nền
kinh tế thị trƣờng và nêu những phƣơng hƣớng cho việc xây dựng đạo đức
trong điều kiện mới.
Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ( từ năm 1986 đến nay) sự biến
đổi của điêu kiện kinh tế xã hội đã dẫn tới sự biến đổi các giá trị, sự suy thoái
các giá trị đạo đức trong gia đình, cán bộ đảng viên, nhất là đạo đức của thanh
niên ngày càng nhiêm trọng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã nghiên
cứu giải quyết vấn đề này.
Trong đó, quyển sách “ Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ
đảng viên hiện nay: thực trạng và giải pháp” do Nhà xuất bản chính trị Quốc
gia Hà Nội, năm 2004 đã đề cập đến một cách chân thực thực trạng đạo đức
mà chủ yếu là đạo đức cách mạng cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực trong

giới cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đồng thời từ đó đƣa ra những biện pháp phù
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
hợp cho việc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, xây dựng
Đảng Cộng Sản lành mạnh và vững mạnh.
Quyển sách “ Đạo đức xã hội ở nƣớc ta hiện nay – Vấn đề và giải
pháp” do Nguyễn Duy Qúy chủ biên ( Nxb. Chính trị Quốc gia, 2006) tìm
hiểu về vấn đề đề đạo đức xã hội dƣới sự tác động, ảnh hƣởng của kinh tế,
chính trị của nƣớc ta hiện nay và phân tích đạo đức của từng nhóm đối tƣợng,
hoàn cảnh cụ thể đạo đức của cán bộ, đảng viên và công chức, đạo đức của
thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp, đạo đức trong gia đình.
Quyển sách “ Định hƣớng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện
nay” do tập thể thƣờng trực Trung ƣơng Hội sinh viên Việt Nam biên soạn (
Nxb, Thanh niên, 2007). Quyển sách bàn về cơ sở lý luận về giá trị và định
hƣớng giá trị, phân tích thực trạng tình hình thanh niên và giáo dục định
hƣớng giá trị cho thanh niên sinh viên của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
trong việc giáo dục định hƣớng giá trị cho thanh niên sinh viên.
Đề tài “ Xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” của Diệp Minh Giang ( Luận án tiến
sĩ triết học, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trƣờng Đại học
khoa học xã hội và nhân văn).Đã đề cập sâu đến sự ảnh hƣởng của nền kinh tế
thị trƣờng tới đạo đức thanh niên hiện nay bao gồm cả việc nghiên cứu thực
trạng và giải pháp cho việc xây dựng đạo đức cho thanh niên trong nền kinh
tế thị trƣờng một cách hệ thống.
Tuy nhiên, nội dung của các đề tài, các cuốn sách đã nêu trên chỉ mới
nghiên cứu một khía cạnh hay một mặt vấn đề đạo đức tồn tại trong một bộ

con ngƣời mà chƣa đi tìm hiểu chung và toàn diện vấn đề đạo đức con ngƣời.
Chính vì vậy, đề tài: “Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xây dựng
đạo đức con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là một đề tài hoàn toàn
mới. Nội dung đề tài là cái nhìn tổng quan và toàn diện về vấn đề đạo đức của
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
con ngƣời Việt Nam từ 1986 đến nay bao gồm cả thực trạng và giải pháp cho
việc xây dựng đạo đức con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.Mục đích nghiên cứu
Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc
xây dựng đạo đức con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận về quan điểm toàn diện theo chủ
nghĩa Mác – Lênin, con ngƣời và đạo đức con ngƣời
- Phân tích thực trạng đạo đức của con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay trên các lĩnh vực.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp để xây dựng đạo đức cho con
ngƣời Việt nam đáp ứng nhu cấu phát triển của nền kinh tế hội nhập hiên nay
của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1.Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu vấn đề đạo đức và xây
dựng đạo đức ở Việt Nam theo quan điểm toàn diện của triết học Mác –
Lênin.
4.2. Phạm vi nghiên cứu : con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
5.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghía Mác –
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đạo
đức, về con ngƣời, về quan điểm toàn diện, về Việt Nam sau thời ký đổi mới
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ yếu.
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
- Ngoài ra, luận văn kết hợp và vận dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp lôgic và lịch sử;
phƣơng pháp thống kê, so sánh để thực hiện đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về những biểu hiện đặc thù của
con ngƣời Việt Nam, thực trạng đạo đức của con ngƣời Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay và những phƣơng hƣớng, giải pháp để xây dựng đạo đức mới
cho con ngƣời Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nội dung luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán
bộ, các tổ chức làm công tác Đoàn, công tác xã hội giáo dục ý thức đạo đức
cho con ngƣời và cho những ai quan tâm tới vấn đề đạo đức con ngƣời trong
giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn gồm 3 chƣơng và 8 tiết.


SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.Lý luận của triết học Mác – Lênin về quan điểm toàn diện
1.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ _ cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Để hiểu đƣợc nội dung quan điểm toàn diện thì chúng ta tìm hiểu
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến_ nguyên lý này đƣợc coi là cơ sở lý luận
quan trọng của quan điểm toàn diện theo triết học Mác – Lênin.
Bàn về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới,
lịch sử triết học luôn luôn là sự băn khoăn về hai câu hỏi lớn sau:
+ Thứ nhất, các sự vật, hiện tƣợng và các quá trình khác nhau của thế
giới có mối liên hệ, tác động ảnh hƣởng lẫn nhau hay chúng ta tồn tại biệt lập,
tách rời nhau?
+ Thứ hai, nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên
hệ đó?
Trả lời cho hai câu hỏi đó, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã phủ nhận
hoàn toàn sự tồn tại của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng trong thế
giới. Họ cho rằng, mọi sự vật, hiện tƣợng trong thế giới tồn tại biệt lập, tách
rời nhau, không cố mối quan hệ gì với nhau và dĩ nhên không có cái gì quy
định hay ảnh hƣởng đến cái gì cả.
Để trả lời cho hai câu hỏi đó, chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ
nghĩa duy tâm chủ quan cũng đƣa ra quan điểm của mình. Một mặt, họ thừa
nhận mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng. Mặt khác, họ lại rơi vào duy tâm

chủ nghĩa khi cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tƣợng là một lực lƣợng siêu nhiên ( nhƣ trời) hay ở ý
thức, cảm giác của con ngƣời.
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Khẳng định tính thống nhất tính vật chất của thế giới là cơ sở của mối
liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng những ngƣời theo quan điểm duy vật biện
chứng đã đinh nghĩa về mối liên hệ nhƣ sau:
“ Liên hệ” là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng hay giữa các mặt
của sự vật, của một hiện tƣợng trong thế giới”.
Đồng thời, triết học Mác – Lênin cũng khẳng định ba tính chất cơ bản
của mối liên hệ, bao gồm:
+ Tính khách quan của mối liên hệ: tức các mối liên hệ là vốn có của
mọi sự vật, hiện tƣợng; nó không phụ thuộc vào ý thức, hay ý muốn chủ quan
của con ngƣời.
+ Tính phổ biến của mối liên hệ: bất kỳ sự vật, hiện tƣợng nào, ở bất kỳ
không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự
vật, hiện tƣợng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tƣợng bất kỳ một
thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần,
những yếu tố khác.
+ Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: sự vật khác nhau, hiện
tƣợng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên
hệ biểu hiện khác nhau; mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên
hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu,… Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác
nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tƣợng,…

Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính chất tƣơng đối, vì mỗi
loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên
hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau
tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát
triển của chính các sự vật.

SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Nội dung khái lƣợc trên về mối liên hệ phổ biến chính là cơ sở lý luận
để chúng ta tìm hiểu về quan điểm toàn diện _ một quan điểm biện chứng
theo chủ nghĩa Mác – Lênin và những ngƣời mácxit cộng sản.
1.1.2.Nội dung quan điểm toàn diện
Trên cơ sở lý luận về mối liên hệ phổ biến đƣợc trình bày ở trên chúng
ta có thể đi tìm hiểu một cách chung nhất về nội dung quan điểm toàn diện
theo chủ nghĩa Mác – Lênin
Vì các mối liên hệ sự tác động qua lại, chuyển hóa quy định lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tƣợng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang
tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con ngƣời
phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiếm diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối
liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác kể cả
mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới nhận thức
đúng đắn về sự vật.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đói hỏi chúng ta phải biết phân biệt
từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản

chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên và lƣu ý đến sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phƣơng
pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của
bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự
vật, chúng ta không phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn
phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời,
chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phƣơng tiện khác nhau
để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
1.2.Quan điểm về con ngƣời
1.2.1.Quan điểm của triết học trước Mác về con người
* Quan điểm của triết học phương Đông về con người
Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này
hay vấn đề kia. Đồng thời, tùy theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trƣờng
phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp
khác nhau trong việc lý giải về con ngƣời.
- Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn
năm Cổ
- Trung đại, vấn đề bản tính con ngƣời là vấn đề đƣợc quan tâm hàng
đầu
+ Giải quyết vấn đề này, các nhà tƣ tƣởng Nho gia và Pháp gia đã tiếp
cận từ giác độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết
luận bản tính con ngƣời là “ Thiện” ( Nho gia) và bản tính ngƣời là “ Bất
thiện” ( Pháp gia)

+ Các nhà tƣ tƣởng Đạo gia, ngay từ Lão tử tời Xuân thu lại tiếp cận
giải quyết vấn đề bản tính con ngƣời từ giác độ khác và đi tới kết luận bản
tính ngƣời từ giác độ khác và đi tới kết luận bản tính Tự Nhiên của con ngƣời.
Sự khác nhau về giác độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính
con ngƣời đã là tiền đề xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các
trƣờng phái triết học này trong việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính
trị, đạo đức và nhận sinh của họ.
- Khác với nền triết học Trung Hoa, các nhà tƣ tƣởng của các trƣờng
phái triết học Ấn Độ mà tiêu biểu là Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ khác,
giác độ suy tƣ về con ngƣời và đời ngƣời ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình đối
với những vấn đề nhân sinh quan . Kết luận về bản tính Vô ngã, Vô thƣờng và

SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
tính hƣớng thiện của con ngƣời trên con đƣờng truy tìm sự giác ngộ là một
trong những kết luận độc đáo của triết học Đạo Phật.
* Quan điểm của triết học phương Tây về con người
Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phƣơng Tây từ thời Cổ đại Hy
Lạp trải qua giai đoạn Trung cổ, Phục Hƣng và Cận đại đến nay, những vấn
đề triết học về con ngƣời vẫn là một đề tài tranh luận chƣa chấm dứt.
Thực tế lịch sử đã cho thấy giác độ tiếp cận giải quyết các vấn đề triết
học về con ngƣời trong nền triết học phƣơng Tây có nhiều điểm khác nhau
với nền triết học phƣơng Đông. Nhìn chung, các nhà triết học theo lập trƣờng
triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lý giải về bản chất
con ngƣời và các vấn đề có liên quan khác.
- Thời kỳ Cổ đại

Talet ( 629 – 547 TCN): cho rằng khởi nguyên của mọi sự vật đều phát
sinh từ nƣớc và chết đi cũng trở về với nƣớc vì thế con ngƣời cũng đƣợc cấu
tạo nên từ nƣớc.
- Thời kỳ triết học Phục Hưng và Cận đại:
Khái niệm triết học về con ngƣời đƣợc dùng để chỉ các trào lƣu triết
học lấy con ngƣời và các giá trị nhân bản làm đối tƣợng. Theo các học giả
phƣơng Tây, con ngƣời ở đây phải đƣợc xem xét nhƣ một đối tƣợng của triết
học chứ không phải của khoa học, do vậy đời sống tinh thần, tâm linh là bản
chất của con ngƣời.
Chủ nghĩa hiện sinh đầu thế kỷ 20: có cội nguồn tƣ tƣởng sâu xa mà
trực tiếp nhất là triết học phi duy lý ở thế kỷ 19. Đại biểu chủ yếu của chủ
nghĩa hiện sinh là các nhà triết học: Haydơgơ, Xactơrơ, Giaxpo,
Macxen,…Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm: Hữu thể và hiện hữu (
hữu sinh). Hữu thể là khái niệm chỉ một cái gì đó ( một vật, một ngƣời) đang
tồn tại, đang có mặt, nhƣng chƣa là một cái gì đó cụ thể cả, chƣa có diện mạo,
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
chƣa có cá tính. Đó là một tồn tại chƣa sống đích thực với hồn, tức là chƣa
hiện hữu. Còn hiện hữu là một khái niệm chỉ một cái gì đó không những đang
có mặt ( tồn tại) mà còn đang sống đích thực với diện mạo riêng.
Do đó, hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật mà là con
ngƣời. Bởi vì, chỉ có con ngƣời mới thể hiện đƣợc sự tồn tại của bản thân và
của sự vật khác, chỉ có con ngƣời mới có thể hiểu đƣợc sự tồn tại của bản thân
và của sự vật khác , chỉ có con ngƣời mới hiện sinh. Do đó, nhiệm vụ hàng
đầu của của triết học là phân tích về một bản thể luận đối với hiện sinh, tức là
mô tả sự tồn tại bản chất của con ngƣời trong hoạt động ý thức phi duy lý của

các cá nhân. Theo chủ nghĩa hiện sinh, đó mới là bản thể luận duy nhất đúng.
Thực chất đây là bản thể luận triết học duy tâm chủ quan
1.2.2.Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con ngƣời trong lịch sử triết
học đồng thời khẳng định con ngƣời hiện thực là sự thống nhất giữa các yếu
tố sinh học và các yếu tố xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con ngƣời là giới tự
nhiên. Cũng do đó bản tính tự nhiên của con ngƣời bao hàm trong đó tất cả
bản tính sinh học, tính loài của nó. Yếu tố sinh học trong con ngƣời là điều
kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con ngƣời. Vì vậy, có thể nói: giới tự
nhiên là “ thân thể vô cơ của con ngƣời”, con ngƣời là một bộ phận của tự
nhiên, là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của môi trƣờng tự
nhiên.
Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu
tố duy nhất quy định bản chất của con ngƣời. Đặc trƣng quy định sự khác biệt
giữa con ngƣời với thế giới loài vật là phƣơng tiện xã hội của nó. Trong lịch
sử đã có những quan điểm khác nhau phân biệt con ngƣời với loài vật nhƣ con
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
ngƣời là động vật sử dụng công cụ lao động, là “ một động vật coa tính xã
hội”, hay con ngƣời là động vật có tƣ duy…. Những quan điểm trên đều phiến
diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con
ngƣời mà chƣa nêu lên đƣợc nguồn gốc của bản chất xã hội ấy.
Với phƣơng pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề
con ngƣời một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của

nó, mà trƣớc hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất: “ Có thể phân biệt
con ngƣời với sức vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái
gì cũng đƣợc. Bản thân con ngƣời bắt đầu bằng sự tự phân biệt với sức vật
ngay khi con ngƣời bắt đầu sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình_ đó
là một bƣớc tiến do tổ chức cơ thể của con ngƣời quy định. Sản xuất ra những
tƣ liệu sinh hoạt của mình, nhƣ thế con ngƣời đã gián tiếp sản xuất ra chính
đời sống vật chất của mình”.
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con ngƣời đã làm thay đổi, cải
biến giới tự nhiên: “ Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con ngƣời thì tái
sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”.
Tính xã hội của con ngƣời biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất;
hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con
ngƣời Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con ngƣời sản xuất ra của cải
vật chất và tinh thần phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển
ngôn ngữ và tƣ duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết
định hình thành bản chất xã hội của con ngƣời; đồng thời hình thành nhân
cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát
triển của con ngƣời luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác
nhau, nhƣng thống nhất với nhau:

SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
+ Hệ thống các quy luật tự nhiên nhƣ quy luật về sự phù hợp cơ thể với
môi trƣờng. Quy luật về sự trao đổi chất, về duy truyền, biến dị, tiến hóa, …
quy định phƣơng tiện sinh học của con ngƣời.

+ Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thánh và vận động trên nền tảng
sinh học của cọn ngƣời nhƣ hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí
+ Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời
Ba hệ thống quy luật trên cũng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn
chỉnh trong đời sống con ngƣời bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối
quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học
và nhu cầu xã hội trong đời sống của con ngƣời nhƣ nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu
cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hƣởng thụ các
giá trị tinh thần.
Với phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ
giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng nhƣ nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội
trong mỗi con ngƣời là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu, tự nhiên của
con ngƣời, còn mặt xã hội là đặc trƣng bản chất để phân biệt con ngƣời với
loài vật. Nhu cầu sinh học phải đƣợc “ nhân hóa” để mang giá trị văn minh
con ngƣời, và đến lƣợt nó nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của
nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để
tạo thành con ngƣời viết hoa, con ngƣời tự nhiên xã hội
* Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Từ những quan điểm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con ngƣời
vƣợt lên thế giới loài vật trên cả ba phƣơng diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con ngƣời. Cả ba mối
quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa
ngƣời với ngƣời là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và
mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con ngƣời.
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con ngƣời, C.Mác đã nêu
lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm “ Luận cƣơng về Phoiơbắc” : “ Bản chất
con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng, cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó bản chất con ngƣời là tổng hòa những quan hệ xã
hội”[3,11].
Luận đề trên khẳng định rằng không có con ngƣời trừu tƣợng, thoát ly
mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con ngƣời luôn luôn cụ thể, xác định,
sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.
Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con ngƣời tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tƣ
duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (quan hệ giai cấp,
quan hệ dân tộc, quan hệ chính trị,..) con ngƣời mới bộc lộ toàn bộ bản chất
xã hội của mình.
Điều cần lƣu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có
nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống của con ngƣời. Song, ở con
ngƣời, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội, ngay cả việc
thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con ngƣời cũng đã mang tính xã hội.
Quan niệm bản chất con ngƣời là tổng hào những quan hệ xã hội mới giúp
cho chúng ta nhận thức đứng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự
nhiên, cái sinh vật của con ngƣời.
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại
con ngƣời. Bởi vậy, con ngƣời là sản phẩm của lịch sử, của sự biến hóa lâu
dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là, con ngƣời luôn luôn là
chủ thể của lịch sử xã hội.
C. Mác đã khẳng định: “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con
ngƣời là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD



Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
quên rằng chính những con ngƣời làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà
giáo dục cũng cần phải đƣợc giáo dục”.
Trong tác phẩm “ Biện chứng của tự nhiên”, Ăngghen cũng cho rằng:
“ Thú vật cũng có một lịch sử chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch
sửphát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhƣng
lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực nhất định mà
chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không
hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngƣợc lại, con ngƣời càng cách
xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con ngƣời lại càng tự
mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” [ 3, 20].
Nhƣ vậy, với tƣ cách là thực thể xã hội, con ngƣời hoạt động thực tiễn,
tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động
phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn
của tự nhiên. Con ngƣời thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình
để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên,ái tạo lại một tự nhiên thứ 2 theo
mục đích của mình.
Trong quá trình cái biến tự nhiên, con ngƣời cũng làm ra lịch sử của
mình. Con ngƣời là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử của chính bản thân con ngƣời. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều
kiện cho sự tồn tại của con ngƣời, vừa là phƣơng thức để làm biến đổi đời
sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con
ngƣời thoongq ua hoạt động vật chất và tinh thần, thức đẩy xã hội phát triển
từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con ngƣời đặt ra. Không
có hoạt độngc ủa con ngƣời thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó,
không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài ngƣời.
Không có con ngƣời trừu tƣợng, chỉ có con ngƣời cụ thể trong mỗi giai
đoạn phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất của con ngƣời trong

SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng
phải thay đổi cho phù hợp.
Bản chất con ngƣời không phải là một hệ thống đóng kín mà là hệ
thống mở, tƣơng ứng với điều kiện tồn tại của con ngƣời. Mặc dù là “ tổng
hòa các quan hệ xã hội” , con ngƣời có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử
với tƣ cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con ngƣời cũng vận
động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiên sleen
của lịch sử sẽ quy định tƣơng ứng ( mặc dù không trùng khớp) với sự vận
động và biến đổi của bản chất con ngƣời.
Vì vậy, để phát triển bản chất con ngƣời theo hƣớng tích cực, cần phải
làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính ngƣời nhiều hơn. Hoàn cảnh đó
chính là toàn bộ môi trƣờng tự nhiên và xã hội tác động đến con ngƣời theo
khuynh hƣớng phát triển nhằm đạt tới cái giái trị có tính mục đích, tự giác, có
ý nghĩa định hƣớng giáo dục. Thông qua đó, con ngƣời tiếp nhận hoàn cảnh
một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phƣơng diện khác
nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con ngƣời, sự phát triển
của phẩm chất trí tuệ và năng lực tƣ duy, các quy luật nhận thức hƣớng con
ngƣời tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con
ngƣời và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài ngƣời.
1.3. Quan điểm về đạo đức
1.3.1.Một số quan điểm về đạo đức
* Quan điểm của các nhà triết học phương Đông về đạo đức
- Tư tưởng của Nho gia
Nho học về thực chất là một học thuyết chính trị đạo đức mà biểu hiện

tập trung ở đƣờng lối "Đức Trị". Đối với các xã hội phong kiến Châu Á,
đƣờng lối "Đức Trị" luôn luôn là đƣờng lối trị nƣớc duy nhất trong hơn hai
nghìn năm lịch sử.
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
+ Quan điểm về “ Đức trị” của Khổng Tử
Với Khổng Tử cho rằng "Đạo Đức" là gốc của con ngƣời, nói đến con
ngƣời trƣớc hết là nói đến "Đạo Đức” . "Đức" với Khổng Tử là lời nói đi đôi
với việc làm trên cơ sở cái thiện: "Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ
nếu nói mà không làm được" Chính trên cơ sở đó, Khổng Tử đã đề xuất
đƣờng lối "Đức Trị" - đƣờng lối trị nƣớc bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc
đáo của ông. Khổng Tử quan niệm: "Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để
cảm hoá dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về
cả (tức thiên hạ về theo)"
+ Quan điểm của Mạnh Tử
Thời đại của Mạnh Tử là thời đại Chiến quốc, một thời đại mà mọi tƣ
tƣởng đƣợc giải phóng mạnh mẽ, cho nên, ông phải đảm đƣơng sứ mệnh ngƣời
thừa kế, bảo vệ và phát triển tƣ tƣởng của Khổng Tử trong thời đại mới. Có thể
khẳng định với Mạnh Tử, học thuyết của Nho gia do Khổng Tử sáng lập đã
đƣợc phát triển nâng lên một tầm mức mới trở thành Nho giáo Khổng Mạnh.
Mạnh Tử cũng đã kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Khổng Tử về
"Tính tương cận, tập tương viễn" và đi đến luận điểm nổi tiếng: "Nhân tính
chi thiện giã" (cái bản tính của ngƣời ta khi sinh ra vốn lƣơng thiện). Từ đó
ông khẳng định sức mạnh vô địch của tính nhân nghĩa: "Đối với người nhân
dẫu kẻ địch có đông cũng chẳng làm gì được mình. Này, nếu một vị Quốc
quân thích làm "Nhân chính" thì trong thiên hạ chẳng ai địch nổi". Không ai

địch nổi ngƣời nhân đức là ý niệm chính trị mà Mạnh Tử suốt đời tin tƣởng
theo đuổi.
* Quan điểm của Đạo Phật
Đạo Phật có thể xem nhƣ một con đƣờng hoàn thiện đạo đức. Toàn bộ
con đƣờng này bao gồm từng bƣớc thanh lọc đạo đức, đây là lý do tại sao nó
đƣợc miêu tả rõ ràng trong Thanh Tịnh Đạo Luận. Mục đích của đạo Phật là
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
thay đổi tƣ cách đạo đức, biến đổi những xúc cảm và thể chất của con ngƣời,
kết quả của sự biến đổi này là con ngƣời có thể khắc phục đƣợc những nỗi
khổ đau đang hiện hữu và hóa giải những nỗi khổ đau mang lại cho ngƣời
khác. Mục đích của đạo Phật là vạch rõ hoàn toàn dƣới dạng tâm lý. Nó
không thể hợp nhất với Thần hay Bà-la-môn hoặc là những vị cứu tinh nhƣ
trong một vài cảnh giới khó hiểu của sinh vật tồn tại, trở thành thế giới của sự
đoạn tận tham, sân, si.
Đạo đức Phật giáo ủng hộ ý tƣởng cho nền đạo đức hoàn thiện nhƣ mục
đích tối hậu của chính nó. Nền đạo đức hoàn thiện đạt đƣợc khi gốc rễ tâm bất
thiện nhƣ Tham, Sân, Si bị trừ diệt, chúng đƣợc gọi là bất thiện bởi vì xuyên
qua sự ảnh hƣởng của nó con ngƣời bị thúc giục để tạo nên những điều trái
luân thƣờng đạo lý nhƣ sát sanh, tạo ra nguyên nhân đoạn mạng sống hoặc
làm tổn thƣơng mạng sống ngƣời khác, tham ô trộm cắp, tà dâm và tham đắm
những dục lạc, những lời nói xấu, nói lời thô ác, nói phù phiếm, nói lời thêu
dệt phỉ báng ngƣời khác, v.v…
1.3.2.Quan điểm của các nhà triết học phương Tây về đạo đức
* Triết học thời Hy Lạp Cổ đại
- Đêmôcrit ( 460 – 370 TCN): cho rằng đối tƣợng nghiên cứu của đạo

đức học là cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi con ngƣời riêng biệt, nó phải
giải quyết vấn đề hành vi của con ngƣời và thái độ của con ngƣời đối với bản
thân. Hạt nhân trung tâm trong đạo đức của ông là lƣơng tâm, là sự lành mạnh
về tinh thần của từng cá nhân. Mỗi ngƣời phải sống đúng mực, ôn hòa, không
vô độ mà gây hại cho ngƣời khác.
- Platôn ( 427 – 347 TCN): Trên cơ sở thuyết linh hồn, Platôn xem xét
và lí giải những vấn đề đạo đức trong xã hội. Theo ông, linh hồn gồm ba bộ
phận: trí tuệ hay lý tính, xúc cảm và cảm tính; tƣơng ứng với ba bộ phận của
linh hồn con ngƣời, xã hội có ba hạng ngƣời tùy thuộc vào bộ phận linh hồn
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
nào giữ vai trò chủ đạo trong họ. Những ngƣời mà lý tính đóng vai trò chủ
đạo trong hoạt động là những nhà triết học, nhà thông thái; họ luôn hƣớng tới
trật tự của các ý niệm, ở họ thể hiện đạo đức cao cả, hƣớng vào ý niệm tối cao
của cái thiện. Những ngƣời mà linh hồn của họ tràn đầy cảm xúc, gan dạ và
dũng cảm là những ngƣời lính. Còn những ngƣời thuộc tầng lớp nông dân,
thợ thủ công có linh hồn cảm tính.
- Aritxtốt ( 384 – 322 TCN) : ông viết tác phẩm “ Đạo đức học” gốm
10 quyển do con trai của ông là Nicomaco xuất bản sau khi ông qua đời. Đối
lập với Platôn, Aritxtốt cho rằng ý nghĩa cuộc sống của con ngƣời, hạnh phúc
của con ngƣời là ở trần gian, ở cuộc sống hiện thực, ở năng lực lý tính và hoạt
động của nó và nhấn mạnh rằng đạo đức không tách rời chính trị. Nhà nƣớc
đòi hỏi mỗi công dân những phẩm hạnh có lợi cho quyền lực chính trị của nhà
nƣớc và có ích cho xã hội
* Triết học Tây Âu hiện đại
- Đại diện tiêu biểu là:Đavit Hium ( 1711 – 1776) : ông cho rằng con

ngƣời có bản tính tự nhiên hay thay đổi, là một thực thể yếu, hay phạm sai
lầm và có quan hệ không ổn định. Do vậy, cần giáo dục cho con ngƣời thói
quen chứ không phải tri thức . Gía trị đạo đức cần xuất phát từ sự khoái cảm,
nhƣng những khoái cảm đó là những nhu câu cầu đời sống, những khoái cảm
xã hội để tránh chủ nghĩa cá nhân.
* Triết học Cổ điển Đức
- I. Cantơ ( 1724 – 1804) : Triết học thực tiễn ( đạo đức học) trình bày
những tƣ tƣởng đạo đức học nhằm giải quyết vấn đề “ Tôi cần phải làm gì?”
đƣợc đề cập trong “ Phê phán lí tính thực tiễn” Thực tiễn đƣợc Canto hiểu
theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa hẹp, đó là các loại hoạt động đạo đức, còn theo
nghĩa rộng, nó bao hàm toàn bộ các hoạt động chính trị, lịch sử, pháp quyền,
văn hóa của con ngƣời. I.Canto ít bàn đến các hoạt động kinh tế, sản xuất vật
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
chất của con ngƣời, nhƣng dù vậy, triết học thực tiễn của ông cũng chứa đựng
nhiều tƣ tƣởng quý báu.
Trong đạo đức học, I.Canto đúng trên lập trƣờng duy lí. Ông cho rằng,
các nguyên lý đạo đức độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động khác của con
ngƣời. Ở đây lí tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lí và chuẩn mực
đạo đức.. Theo ông, các khát vọng cảm tính chỉ đƣa con ngƣời tới chỗ hƣởng
thụ cá nhân, ích kỷ, phi đạo đức. Vì vậy, “ các nguyên lý cảm tính nói chung
không thích hợp để có thể xây dựng các quy luật đạo đức dựa vào chúng”.
Theo ông, đối với nhân cách, đạo đức con ngƣời chỉ cần “ lý tính thuần túy
kiềm chế tính tự ái, hạn chế nó là đủ”. Nguyên lí đạo đức cơ bản của I.Canto
là tuân theo lí trí mà ông gọi là “ mệnh lệnh tuyệt đối”. Nó đòi hỏi ngƣời ta
phải hành động phù hợp với một pháp chế phổ biến. Hành động phù hợp với

mệnh lệnh tuyệt đối đƣợc coi là hành động có đạo đức. Mọi ngƣời bình đẳng
trƣớc quy luật và chuẩn mực đạo đức. Phạm trù trung tâm của đạo đức học
I.Cantơ là “tự do”. Tự do là lý tƣởng đạo đức cao cả nhất của nhân loại. Nhìn
chung, đạo đức học của I.Cantơ có nhiều điểm khƣởng vì tính phi lịch sử , phi
giai cấp và thiếu cơ sở hiện thực nhƣng chứa đựng nhiều tƣ tƣởng nhân đạo
sâu sắc.
1.3.3.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đạo đức
Với việc phát hiện chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác không chỉ tạo ra
bƣớc ngoặt cách mạng trong quan niệm về sự phát triển xã hội nói chung mà
còn đặt cơ sở khoa học cho tất cả các lĩnh vực khoa học xã hội, trong đó có
đạo đức học.
Trong “Lời tựa” viết cho “Góp phần phê phán khoa kinh tế – chính
trị”, C.Mác đã viết: “Phƣơng thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá
trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của
con ngƣời quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, sự tồn tại xã hội của họ quyết
SV: NguyÔn Thu Giang

Líp: K34A - GDCD


×