Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 68 trang )

Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH
CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC XÂY DỰNG
CON NGƢỜI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ HỒNG LOAN

HÀ NỘI - 2012

Nguyễn Thị Duyên

1

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị



Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.S Trần Thị Hồng
Loan - Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho
em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong trƣờng ĐHSP Hà Nội 2,
đặc biệt là các thầy cô khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy em trong suốt
thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, thƣ viện trƣờng
ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Do đây là lần đầu tiên làm quen với phƣơng pháp nghiên cứu khoa học,
cùng với sự hạn hẹp về thời gian và hạn hẹp về kiến thức của bản thân nên em
không tránh khỏi những thiếu sót khi làm bài khóa luận. Vì vậy, em rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề
tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Duyên

Nguyễn Thị Duyên

2

Lớp K34 GDCD - GDQP



Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của Th.S Trần
Thị Hồng Loan, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Duyên

Nguyễn Thị Duyên

3

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
1. CNH, HĐH....................: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. CNTB.............................: Chủ nghĩa tƣ bản
3. CNXH............................: Chủ nghĩa xã hội
4. TBCN.............................: Tƣ bản chủ nghĩa

5. XHCN............................: Xã hội chủ nghĩa

Nguyễn Thị Duyên

4

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...................................... 12
1.1. Nội dung quy luật phủ định của phủ định............................................. 12
1.2. Những đặc trƣng chủ yếu về con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay ...... 20
1.3. Nội dung của sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây
dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay .................................................. 22
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CỦA SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH
CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƢỜI MỚI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ........................................................................................... 32
2.1. Những ƣu điểm của việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................ 32
2.2. Những nhƣợc điểm của việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................ 40
2.3. Nguyên nhân của những nhƣợc điểm trong việc xây dựng con ngƣời
mới ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 46
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CON NGƢỜI MỚI Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH
CỦA PHỦ ĐỊNH ............................................................................................ 48
3.1. Chúng ta cần phải tích cự
............................................................................. 48
3.2. Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp còn phù hợp với sự
phát triển của đất nƣớc và thời đại cho con ngƣời Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................ 52
3.3. Xây dựng những phẩm chất mới ở con ngƣời Việt Nam hôm nay phù
hợp với sự phát triển của đất nƣớc và thời đại............................................. 57
KẾT LUẬN

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 67

Nguyễn Thị Duyên

5

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tƣ cách là một trong ba nội dung cơ bản của phép biện chứng duy
vật, quy luật phủ định của phủ dịnh luôn là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam

cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của những ngƣời Mácxit. Phủ
định của phủ định theo quan điểm của biện chứng duy vật không chỉ giúp cho
những ngƣời Mácxit hiểu đúng và trúng về bản chất, về đặc điểm của quá
trình phủ định biện chứng - một quá trình đã, đang và sẽ diễn ra thƣờng xuyên
trong thế giới xung quanh ta. Nó còn giúp cho Đảng của họ có đƣợc cơ sở lý
luận và phƣơng pháp luận để đƣa ra và thực hiện có hiệu quả những đƣờng
lối, chủ trƣơng, chính sách của mình nhằm để xây dựng một xã hội mới về
chất trên nền vốn có của xã hội cũ. Về thực chất, đó là quá trình vận dụng và
thực hiện quan điểm phủ định biện chứng trong thực tế.
Phủ định biện chứng là quá trình phủ định bao hàm trong nó những
nhân tố tích cực của cái bị phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng mang tính
kế thừa những yếu tố tích cực và gạt bỏ những yếu tố không phù hợp với sự
phát triển của cái mới. Song, khi vận dụng quan điểm phủ định của phủ định
vào đời sống thực tiễn để xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng đã có những
quan điểm xem xét sự vật và hiện tƣợng một cách cứng nhắc, siêu hình hoặc
là xóa bỏ tất cả hoặc là kế thừa một cách nguyên xi. Đã có một thời chúng ta
mắc phải cách nhìn và đánh giá siêu hình về sự vật, đã vận dụng một cách
máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu
trƣớc đây mà không đứng trên quan điểm phủ định biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin… Hơn bất cứ nhiệm vụ nào, nhiệm vụ xây dựng con ngƣời mới
ở Việt Nam đã có những quan điểm chỉ đạo và cách làm chƣa đúng và hệ quả
là nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đƣợc xây dựng từ ngàn đời đã
bị xâm phạm và phá hỏng. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này. Song,

Nguyễn Thị Duyên

6

Lớp K34 GDCD - GDQP



Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

trong đó cần nhấn mạnh rằng: trong cách nghĩ và cách làm của chúng ta còn
thiếu tƣ duy và cách nhìn của phủ định biện chứng. Nói một cách khác, mặc
dù chúng ta vẫn nói về phủ định biện chứng nhƣng chƣa hiểu và chƣa nắm
đƣợc thực chất của nó.
Vì vậy, việc làm rõ quan điểm phủ định biện chứng và vận dụng một
cách đúng đắn, thích hợp vào hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta là điều hết sức cần
thiết.
Hiện nay đất nƣớc ta đang phát triển đi lên con đƣờng XHCN. Bác Hồ
kính yêu của chúng ta đã từng nói “Muốn xây dựng CNXH, trƣớc hết cần có
những con ngƣời XHCN” [14, tr.320]. Con ngƣời mới XHCN vừa phải mang
trong mình những nét đẹp của con ngƣời Việt Nam truyền thống; đồng thời,
phát huy những nét đẹp truyền thống đó lên cao nữa và cùng với nó là việc
hình thành và phát triển nhiều thuộc tính, phẩm chất mới đáp ứng nhu cầu của
xã hội hiện đại. Để xây dựng đƣợc những con ngƣời Việt Nam nhƣ thế cần
phải thấm nhuần và quán triệt quy luật phủ định của phủ định.
Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay cùng với quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trƣờng và tham gia hội nhập quốc tế. Một mặt, đã tạo cho nền kinh
tế Việt Nam có bƣớc phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân đƣợc cải thiện, có mặt đƣợc nâng cao, làm bộc lộ nhiều phẩm chất,
tính cách mới trong con ngƣời Việt Nam; nhƣng mặt khác, những mặt trái,
tiêu cực của kinh tế thị trƣờng, của toàn cầu hóa đã và đang làm chao đảo
nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách con ngƣời nói riêng. Đặc biệt một
số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng có nguy cơ bị mai một và tha hóa.
Đồng thời ở nƣớc ta vẫn còn tồn tại nhiều tàn dƣ của xã hội cũ để lại,
đó là những hủ tục lạc hậu, bảo thủ, mê tín, dị đoan,… kìm hãm sự phát triển

của con ngƣời. Chính vì vậy, việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện
nay trên cơ sở quán triệt quy luật phủ định của phủ định đƣợc đặt ra nhƣ một

Nguyễn Thị Duyên

7

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

yêu cầu bức thiết để con ngƣời Việt Nam thực sự trở thành nhân tố quyết định
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, “là yếu tố cơ bản của sự
phát triển bền vững”.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sự vận dụng quy luật
phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trƣớc những yêu cầu, đòi hỏi mới của đất nƣớc và thời đại thì vấn đề
xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên
cứu khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, có thể kể đến
một số công trình tiêu biểu nhƣ:
- “Đề tài khoa học cấp Nhà nước về con người thuộc chương trình
nghiên cứu KHXH - 04” của tập thể giáo sƣ, phó giáo sƣ thuộc viện nghiên
cứu giáo dục. Đã bổ sung, làm rõ, hoàn thiện quan điểm của triết học Mác Lênin về con ngƣời. Vai trò của nhân tố con ngƣời đối với sự phát triển của
đất nƣớc. Quá trình xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam thời gian qua. Trên
cơ sở đó, các tác giả đã nêu lên những giải pháp nhằm phát triển con ngƣời

mới ở Việt Nam hiện nay.
- Cuốn sách “Về phát triển con người toàn diện thời kỳ CNH - HĐH”
do giáo sƣ Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên tính cấp thiết của việc xây dựng và
phát triển con ngƣời toàn diện phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, các tiêu chí
của một con ngƣời toàn diện và đề ra một số biện pháp xây dựng và phát triển
con ngƣời toàn diện thời kỳ CNH - HĐH ở nƣớc ta hiện nay.
- Công trình nghiên cứu của Vũ Thị Kiều Phƣơng: “Phủ định biện
chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển” (luận văn thạc sĩ - Viện Triết
học). Đã phân tích khá sâu sắc quan điểm triết học biện chứ

Nguyễn Thị Duyên

8

ß của

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

phủ định biện chứng đối với sự phát triển, phủ định biện chứng đƣợc xem nhƣ
một phƣơng thức tất yếu của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới.
Nhƣ vậy, qua các công trình nêu trên, các tác giả, học giả Việt Nam đã
đề cập và nghiên cứu đến việc xây dựng và phát triển con ngƣời Việt Nam
mới phục vụ yêu cầu của xã hội hiện đại cũng nhƣ đã đề cập đến quy luật phủ
định của phủ định và vai trò của nó trong xã hội.

Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đề cập đến sự vận dụng quy luật phủ
định của phủ định vào việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay. Do
vậy, đề tài khóa luận của tôi không có sự trùng lặp với các công trình nghiên
cứu trƣớc đây. Các công trình trên chỉ có tác dụng tham khảo cho
khóa luận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam
trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định của phủ định.
+ Phạm vi nghiên cứu: Để xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện
nay đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài và phải có sự vận dụng một hệ
thống những nguyên lý, quy luật khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, tác giả
chỉ nghiên cứu việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng
quy luật phủ định của phủ định ở giai đoạn hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống quy luật phủ định của phủ định
và nội dung của sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng con ngƣời mới ở
Việt Nam; trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng con ngƣời mới ở
Việt Nam thời gian qua, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhằm xây dựng
con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định
của phủ định.

Nguyễn Thị Duyên

9

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị


Khóa luận tốt nghiệp

4.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ nội dung của sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào
việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam.
- Chỉ ra thực trạng (ƣu điểm, nhƣợc điểm) của sự vận dụng quy luât
phủ định của phủ định vào việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam
hiện nay.
- Đƣa ra một số giải pháp cơ bản để xây dựng đƣợc những con ngƣời
Việt Nam mới trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định của phủ định.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Khóa luận lấy phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng làm cơ
sở phƣơng pháp luận của mình.
+ Nhóm các phƣơng pháp cụ thể:
- Phƣơng pháp lôgic và lịch sử
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
- Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu,...
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài tiếp tục bổ sung, làm rõ, hoàn thiện thêm nội dung của quy luật
phủ định của phủ định. Từ đó, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự vận
dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt
Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc đánh giá thực trạng của việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt
Nam hiện nay, đề tài đã đƣa ra một số giải pháp cơ bản, có hệ thống và tính
khả thi nhằm xây dựng đƣợc con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở
vận dụng quy luật phủ định của phủ định.


Nguyễn Thị Duyên

10

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo
khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng 9 tiết.

Nguyễn Thị Duyên

11

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Nội dung quy luật phủ định của phủ định

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phủ định của
phủ định
Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng. Một dạng nào
đó của vật chất đƣợc sinh ra, tồn tại rồi mất đi và đƣợc thay thế bằng một
dạng khác. Triết học gọi sự thay thế đó là sự phủ định. Sự phủ định nhƣ thế là
một yếu tố nhất thiết phải có của quá trình vận động và phát triển.
Phép biện chứng duy vật không đề cập đến sự phủ định nói chung mà
chỉ nói đến sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển, cho cái
mới ra đời thay thế cái cũ. Đó là sự phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là sự tự phủ định diễn ra do những mâu thuẫn bên
trong sự vật, hiện tƣợng quy định. Sự phủ định này đã đƣợc các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại phát hiện và trình bày dƣới dạng rất sơ khai và mộc mạc. Hẳn
chúng ta không bao giờ quên luận điểm bất hủ của Hêraclit (554-583 TCN):
“Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Mọi cái chỉ xảy
ra có một lần, không lặp lại dù giữa các sự vật có sự kế thừa nhất định. Hay
nhƣ Talét cho rằng, mọi sự vật không ngừng biến đổi, sinh ra và chết đi. Toàn
bộ thế giới tồn tại nhƣ một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng. Tuy nhiên,
quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại mới chỉ thể hiện dƣới hình
thức ngây thơ và mang tính duy vật tự phát. (Hêraclit cho rằng nguồn gốc của
thế giới là lửa, Talét cho rằng nguồn gốc của thế giới là nƣớc… ).
Ngƣời đầu tiên trong lịch sử đã đƣa ra tƣ tƣởng rõ ràng về phủ định
biện chứng là Hêghen. Hêghen không những đã đƣa ra những tƣ tƣởng rõ
ràng về phủ định biện chứng mà còn vận dụng nhận thức đó vào việc thực

Nguyễn Thị Duyên

12

Lớp K34 GDCD - GDQP



Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

hiện những mục đích triết học của ông. Phạm trù phủ định đƣợc hình thành từ
những tƣ tƣởng của ông về mối liên hệ biện chứng giữa “sự quy định khẳng
định” và “sự quy định phủ định”. Mối liên hệ biện chứng này đƣợc xây dựng
trên cơ sở xuất phát điểm của triết học Hêghen là sự thống nhất (và cũng là sự
đồng nhất). Sự thống nhất trong triết học Hêghen không phải là một thể thống
nhất chết. Với vai trò là “căn cứ”, nó là một thể thống nhất sống.
“Một thể thống nhất sống” là một thể thống nhất hàm chứa mâu thuẫn
biện chứng giữa “sự quy định khẳng định” và “sự quy định phủ định” cùng sự
chuyển hóa của chúng. Sự chuyển hóa này khiến cho “thể thống nhất sống” bị
phá vỡ. Khi đó, “sự quy định phủ định” tồn tại “một cách che giấu” trong “sự
quy định khẳng định” sẽ chuyển sang “sự tồn tại của nó”. Tức là “sự quy định
phủ định” sẽ trở thành “một sự quy định khẳng định” mới trong một thể thống
nhất mới của quá trình “tƣ duy đang phản tƣ”.
Mối quan hệ biện chứng giữa “sự quy định khẳng định” và “sự quy
định phủ định” cũng là cơ chế hoạt động của bộ ba (tam đoạn thức). Hêghen
trình bày phép biện chứng của sự phủ định qua cơ chế của bộ ba ở nhiều nơi
trong hệ thống triết học của ông. Hệ thống bộ ba gồm: chính đề, phản đề và
hợp đề. Trong đó, chính đề là “sự quy định khẳng định”, còn phản đề là “sự
quy định phủ định”. Giữa những sự quy định này không có sự phân biệt tuyệt
đối. Trong quá trình tƣ duy phản tƣ, phản đề luôn luôn có khuynh hƣớng phủ
định chính đề - là cái khẳng định đầu tiên - để tự chuyển hóa thành một chính
đề mới và hình thành nên một tƣơng quan phủ định - khẳng định mới. Đây là
một quá trình liên tục trong mối quan hệ biện chứng giữa chính đề và
phản đề.
Tƣ tƣởng của Hêghen về mối quan hệ biện chứng giữa chính đề và

phản đề, sự phủ định của phản đề với chính đề là một sự phủ định biện chứng.
Chỉ sự phủ định biện chứng mới có khả năng dẫn đến một “thể thống nhất

Nguyễn Thị Duyên

13

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

sống” vì chính đề không bị phản đề trong sự phủ định. Qua đây cho thấy tƣ
tƣởng cách mạng của Hêghen về biện chứng của sự phủ định và vai trò của nó
trong cách thức phát triển của khái niệm. Hêghen đã xây dựng nền móng cho
khái niệm phủ định biện chứng. Song, hạn chế của ông là ở chỗ chỉ quan tâm
đến sự phát triển của tinh thần và cho rằng sự phát triển của “tinh thần tuyệt
đối” hay sự tha hóa của “tinh thần tuyệt đối” sẽ quy định tất cả những sự phát
triển còn lại. Nhƣ vậy, sự phủ định của phủ định trong tƣ tƣởng triết học của
Hêghen đã vạch ra khuynh hƣớng của sự vận động, phát triển của sự vật, chỉ
ra mối liên hệ lôgic - lịch sử của sự phát triển, nhƣng nó lại mang một “lớp vỏ
thần bí” duy tâm khách quan, bởi nó chỉ mô tả sự vận động của tinh thần, của
khái niệm.
Tuy hệ thống triết học của Hêghen là thần bí, tƣ biện, trừu tƣợng, ông
đã sử dụng phƣơng pháp triết học có tính cách mạng của ông để xây dựng lên
một hệ thống triết học bảo thủ, nhƣng không thể phủ nhận đƣợc Hêghen là
một nhà biện chứng thiên tài. Phủ định trong triết học biện chứng của Hêghen
không chỉ là phủ định có bảo tồn và giữ lại nguyên vẹn những yếu tố chân lý

trong cái bị phủ định mà còn là sự lọc bỏ những yếu tố không còn giá trị,
đồng thời cải tạo và nâng cao các yếu tố đã đƣợc giữ lại.
Đúng nhƣ nhận thức của C.Mác và Ph. Ăngghen, chúng ta không nên
dừng lại ở bộ khung và tòa nhà triết học của Hêghen để chỉ thấy mặt hạn chế,
bảo thủ, phản động mà phải đi sâu vào bên trong bộ khung đó để có thể thấy
đƣợc những đóng góp triết học to lớn của Hêghen.
ựng chủ nghĩa duy vật hiện đại, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã cải tạo phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen,
“dựng” nó lại và xây dựng một phép biện chứng mới (phép biện chứng duy
vật) và coi đó là nhiệm vụ triết học quan trọng của mình. Các ông đã kế thừa,

Nguyễn Thị Duyên

14

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

tiếp thu có phê phán phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đã tìm ra những
quy luật chi phối sự vận động và phát triển của lịch sử.
Nguồn gốc duy vật của các quy luật và các phạm trù đƣợc C.Mác và
Ph.Ăngghen chỉ ra và khẳng định trong những luận điểm mang tính chất
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật hiện đại: …Hiển nhiên là những quá trình tự
nhiên và lịch sử,… đƣợc phản ánh trong bộ não tƣ duy và tồn tại trong đó. Do
vậy, ngƣời ta không thể đƣa ra những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào
giới tự nhiên mà phải: phát hiện ra chúng trong giới tự nhiên và rút ra từ trong

giới tự nhiên.
Theo những tƣ tƣởng đó, phạm trù phủ định là sản phẩm của tƣ duy, là
kết quả nhận thức thế giới khách quan của con ngƣời. Nội dung của phạm trù
phủ định là sự phản ánh, là hình ảnh của sự phủ định diễn ra trong tự nhiên và
trong lịch sử. Trái lại, nội dung phủ định trong tự nhiên và lịch sử sẽ quy định
nội dung phủ định trong tƣ duy.
Về phạm trù phủ định trong triết học duy vật biện chứng, trƣớc hết
chúng ta phải kể đến luận điểm sau đây của Ph.Ăngghen: “Phủ định, trong
phép biện chứng, không chỉ có nghĩa giản đơn là nói: không, hoặc giả là tuyên
bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá hủy sự vật ấy bằng một cách nào
đó” [1, tr.239].
Về một phƣơng diện nhất định, luận điểm trên là một định nghĩa của
triết học duy vật biện chứng, với tƣ cách là một phạm trù triết học
Ph.Ăngghen đã định nghĩa phủ định “trong phép biện chứng” bằng cách đƣa
ra nội dung của một loại phủ định khác đối với phủ định “trong phép biện
chứng”. Xét theo nội dung, đó là sự phủ định hoàn toàn, tuyệt đối một cách
siêu hình. Đó là loại phủ định không căn cứ vào quá trình phát triển của sự
vật, hiện tƣợng mà chỉ là một ý kiến từ bên ngoài áp đặt vào quá trình đó, nên
sự phủ định này không có khả năng dẫn đến bất kỳ một sự phủ định nào. Từ

Nguyễn Thị Duyên

15

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp


đó Ph. Ăngghen đã chỉ rõ những đặc điểm của phủ định “trong phép biện
chứng”. Đó là loại phủ định căn cứ vào quá trình phát triển hiện thực của sự
vật, hiện tƣợng. Ph.Ăngghen nói về phƣơng thức phủ định nhƣ sau: “Không
những tôi phải phủ định, mà còn phải xóa bỏ sự phủ định ấy một lần nữa. Cho
nên phải thiết lập sự phủ định thứ nhất nhƣ thế nào cho sự phủ định thứ hai
vẫn sẽ còn hay có thể có đƣợc” [1, tr.239 - 240].
Nhƣ vậy, theo Ph.Ăngghen phƣơng thức phủ định gồm hai bƣớc là phủ
định và phủ định của phủ định đó. Trong đó, bƣớc phủ định thứ hai (phủ định
của phủ định) diễn ra trên cơ sở kết quả của bƣớc phủ định thứ nhất. Để cho
bƣớc phủ định thứ hai có thể diễn ra và để cho sự vật, hiện tƣợng tiếp tục quá
trình vận động của nó thì bƣớc phủ định thứ nhất không thể là phủ định sạch
trơn (phủ định hoàn toàn) mà phải là phủ định biện chứng, tức là sự phủ định
trên cơ sở kế thừa. Chính sự kế thừa này sẽ khiến cho sự phủ định không dẫn
đến sự diệt vong mà làm cho sự vật, hiện tƣợng phát triển.
Ph.Ăngghen chia sự phủ định làm hai loại: “sự phủ định chân chính” và
“sự phủ định xấu, không có kết quả”, “sự phủ định xấu không có kết quả”
chính là sự phủ định thuần túy, chủ quan, cá nhân, là một ý kiến từ ngoài áp
đặt vào trong quá trình phát triển. Còn “sự phủ định chân chính” là sự phủ
định có tính tất yếu và khách quan. Ph.Ăngghen viết: “sự phủ định chân chính
- phủ định tự nhiên, phủ định lịch sử và phủ định biện chứng, đúng là động
lực (xét về mặt hình thức) của mọi sự phát triển. Sự phân ra thành những mặt
đối lập, sự đấu tranh và giải quyết những mặt đối lập đó, đồng thời trên cơ sở
kinh nghiệm đã thu đƣợc, lại đi đến một luận điểm xuất phát ban đầu, nhƣng
ở một trình độ cao hơn” [1, tr.883].
Tƣ tƣởng về phủ định biện chứng cũng là một vấn đề mà Lênin rất
quan tâm, vì nó liên quan đến những vấn đề của lý luận nhận thức chân lý.
Trong “Bút ký triết học”, V.I Lênin đã phân biệt khá rõ phủ định siêu hình và

Nguyễn Thị Duyên


16

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

phủ định biện chứng. V.I Lênin viết: “Không phải sự phủ định thuần túy,
không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi,
không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trƣng và bản
chất trong phép biện chứng - dĩ nhiên phép biện chứng bao hàm trong nó nhân
tố của sự phủ định và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của
nó, - không, mà là sự phủ định coi nhƣ là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu
của sự phát triển, nó duy trì cái khẳng định, tức là không có một sự do dự nào,
không có một chủ nghĩa triết chung nào” [10, tr.251].
Từ một số lập luận trên, chúng ta có thể hiểu nội dung cơ bản của quy
luật phủ định của phủ định nhƣ sau: Quy luật phủ định của phủ định nêu lên
mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định
biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, nó bảo tồn nội dung tích cực của
giai đoạn trƣớc và bổ sung thêm nhiều những thuộc tính mới làm cho sự vật
phát triển không phải theo đƣờng thẳng mà theo đƣờng “xoáy ốc”.
Phủ định biện chứng có hai đặc trƣng cơ bản sau đây. Thứ nhất, nó
mang tính khách quan, là điều kiện của sự phát triển. Thứ hai, nó mang tính
kế thừa, là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
Phủ định biện chứng là quá trình mang tính khách quan do mâu thuẫn
của bản thân sự vật quy định. Hơn nữa phƣơng thức phủ định của sự vật cũng
không tùy thuộc ý muốn của con ngƣời. Mỗi sự vật có phƣơng thức phủ định

riêng, do đó mà có sự phát triển.
Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn
cái bị phủ định. Trái lại, để dẫn đến sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định
biện chứng bao hàm trong nó nhân tố tích cực của cái bị phủ định, phủ định
biện chứng do vậy là phủ định có tính kế thừa. Với ý nghĩa nhƣ vậy, phủ định
đồng thời cũng là khẳng định.

Nguyễn Thị Duyên

17

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

Giá trị của sự kế thừa biện chứng đƣợc quy định bởi vai trò của nó
trong sự ra đời của cái mới. Không có cái mới nào lại ra đời từ hƣ vô. Nhờ
việc giữ lại nhân tố tích cực của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự
xuất hiện của mình.
Nhƣ vậy, đặc trƣng cơ bản của phủ định biện chứng là sự phủ định có
khẳng định chứ không phải là sự phủ định sạch trơn và không hàm chứa bất
kỳ một sự khẳng định nào nhƣ sự phủ định trong phép siêu hình. Mối liên hệ
biện chứng giữa phủ định và khẳng định làm nên mối liên hệ giữa các giai
đoạn phát triển. Đây là sự khác biệt căn bản giữa phủ định trong phép biện
chứng và phủ định trong phép siêu hình.
1.1.2. Những nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định
của phủ định

Từ việc phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra các nguyên tắc phƣơng
pháp luận của quy luật phủ định của phủ định, đó là:


. Quá
ế

.
.

Nguyễn Thị Duyên

18

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp



,

,
ận thứ

.


(
).



ải biế

ế

.
Trong thực tế sự phát triển có cả bƣớc tiến lẫn thụt lùi, cả tiến bộ lẫn
thoái hóa. Sự phát triển cũng không phải là một đƣờng thẳng tắp mà đôi khi
có những bƣớc quanh co, thụt lùi tạm thời. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh
đến sự ra đời của cái mới trên cơ sở cái cũ, nhƣng cái mới sẽ có trình độ phát
Nguyễn Thị Duyên

19

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

triển cao hơn trình độ phát triển của cái cũ đạt đƣợc và quá trình cái mới phủ
định cái cũ để khẳng định sự tồn tại của nó không phải là quá trình đơn giản
và mau chóng. Mức độ ảnh hƣởng của cái cũ trong hiện thực, quá trình ra đời
cái mới, điều kiện chủ quan và khách quan để cái mới ra đời thay thế cái
cũ,… Tất cả các điều kiện đó sẽ quy định quá trình tự phủ định cái cũ và

khẳng định cái mới là quá trình lâu dài hay mau chóng, đơn giản hay phức
tạp.
1.2. Những đặc trƣng chủ yếu về con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay
Thấm nhuần những tƣ tƣởng về con ngƣời và xây dựng con ngƣời mới
của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng xuất phát từ truyền thống “lấy dân
làm gốc” của dân tộc ta, trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc cách mạng lâu dài,
gian khổ để giải phóng dân tộc, giành độc lập cho tổ quốc, thống nhất đất
nƣớc trƣớc đây và xây dựng CNXH hiện nay, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định và nhất quán với quan điểm cho rằng:
con ngƣời là vốn quý nhất và giữ vai trò quyết định sự thành bại của mọi hoạt
động, đặc biệt khi mà nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác còn khó
khăn, hạn hẹp thì con ngƣời đƣợc xem là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt
Nam. Chính nhờ sức mạnh đó mà chúng ta đã vƣợt qua muôn vàn khó khăn,
thử thách của những năm tháng đen tối bị thực dân đô hộ, của những thiếu
thốn và thử thách cam go trong cuộc đấu tranh lâu dài và vô cùng tàn khốc, để
tạo nên những kỳ tích mang tầm vóc lịch sử và đƣa đất nƣớc bƣớc sang một
thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng hòa bình, độc lập, tự do và phát triển, thời kỳ
đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc,… Thời kỳ ấy đòi hỏi Đảng và Nhà
nƣớc phải có định hƣớng chung, xác định đƣợc những đặc trƣng bản chất của
con ngƣời Việt Nam mới tƣơng xứng với vai trò là trung tâm của thời đại, là
động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn Thị Duyên

20

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị


Khóa luận tốt nghiệp

Khi nói về định hƣớng xây dựng con ngƣời, Hồ Chí Minh viết: “Ta xây
dựng con ngƣời cũng phải có ý định rõ ràng nhƣ nhà kiến trúc, định xây ngôi
nhà nhƣ thế nào rồi mới dùng gạch, vôi, cát, tre, gỗ,… mà xây nên” [15,
tr.551]. Con ngƣời mà chủ tịch Hồ Chí Minh hƣớng tới xây dựng là con ngƣời
có “hồng thắm” và “chuyên sâu”, có đức và có tài. Tài và đức phải đƣợc kết
hợp chặt chẽ với nhau.
Trong chiến lƣợc xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh cũng từng nói:
“Muốn xây dựng thành công CNXH, trƣớc hết cần có những con ngƣời
XHCN” [14, tr.310]. Suy rộng ra Ngƣời nhấn mạnh: xã hội nhƣ thế nào phải
xây dựng những con ngƣời nhƣ thế ấy. Quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về vai trò của nhân tố con
ngƣời cũng nhƣ tầm quan trọng của việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam
hiện nay.
Vấn đề xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay là vấn đề đƣợc
đƣa ra bàn luận nhiều nhất trong các kỳ Đại hội Đảng. Trong các Văn kiện
của Đảng, Đảng ta đã đƣa ra những đặc trƣng chủ yếu về con ngƣời mới ở
Việt Nam hiện nay mà chúng ta cần phấn đấu xây dựng, đó là:
Con ngƣời mới XHCN là con ngƣời có ý thức, trình độ và năng lực
làm chủ. Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,…
để con ngƣời thực hiện quyền làm chủ đó.
Con ngƣời mới XHCN là con ngƣời lao động mới, có tri thức sâu sắc
về công việc mà mình đang đảm nhiệm, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh
thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lƣợng lao động hiệu quả lao
động của bản thân.
Con ngƣời mới XHCN là con ngƣời sống có văn hóa, có tình nghĩa
với anh em, bạn bè, mọi ngƣời xung quanh, biết đƣợc vị trí của mình trong


Nguyễn Thị Duyên

21

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

từng mối quan hệ đó; thƣờng xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về
mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khỏe, đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân.
Con ngƣời mới XHCN là con ngƣời giàu lòng yêu nƣớc, thƣơng dân,
có tình thƣơng yêu giai cấp, thƣơng yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo,
có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ những thành
quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu của kẻ thù.
Trên đây là những đặc trƣng cơ bản của con ngƣời mới XHCN mà Việt
Nam đang hƣớng tới xây dựng. Con ngƣời mới ở Việt Nam hôm nay vừa phải
mang những nét đẹp của con ngƣời truyền thống, vừa phải mang những nét
mới, hiện đại, phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc và thời đại. Để xây dựng
đƣợc con ngƣời Việt Nam mới với những đặc trƣng nhƣ trên chúng ta cần
quán triệt và vận dụng quy luật phủ định của phủ định. Vấn đề đặt ra là vận
dụng nhƣ thế nào?
1.3. Nội dung của sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc
xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Tính khách quan của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam
hiện nay
Việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay mang tính tất yếu,

hợp quy luật của sự phát triển nhƣ Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói
“Muốn xây dựng thành công CNXH, trƣớc hết cần có những con ngƣời
XHCN” [14, tr.310]. Nó xuất phát từ thực tiễn và do yêu cầu của thực tiễn.
Đất nƣớc và thời đại đã bƣớc sang những trang mới, đòi hỏi sự nghiệp xây
dựng con ngƣời cũng phải có sự chủ động, thích ứng cho kịp thời. Cụ thể:
+ Tình hình thế giới
Cả thế giới đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ đang có những biến
đổi nhanh chóng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ hiện
đại, dẫn đến sự bùng nổ tri thức và công nghệ thông tin, đƣa loài ngƣời vào

Nguyễn Thị Duyên

22

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

một nền văn minh mới - văn minh trí tuệ - văn minh hậu công nghiệp. Chính
nó đã đƣa đến những tiến bộ vƣợt bậc trong lĩnh vực lao động sản xuất. Do sự
biến đổi nhanh chóng của quy trình phát triển, tri thức của loài ngƣời lại luôn
có những sáng kiến mới, liên tục tạo ra những công nghệ mới có hiệu quả cao.
Quá trình này diễn ra không ngừng và xâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã
hội, làm thành xu thế mới khách quan của nền kinh tế, đó là nền kinh tế tri
thức - nền kinh tế mà chủ yếu sử dụng những ngƣời lao động có trình độ trí
tuệ cao…
Bƣớc vào những năm đầu của thế kỷ mới, thế giới có những bƣớc

chuyển mình, khối lƣợng của cải vật chất do con ngƣời tạo ra ngày càng
phong phú, đồ sộ hơn rất nhiều, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, đời
sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Điều đó
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lƣu, hợp tác giữa các nƣớc
trên thế giới, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao những thành quả của công
nghệ mới ở các nƣớc đang phát triển. Bên cạnh những thời cơ đó thì nó cũng
nảy sinh nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự đổi mới toàn diện,
đặc biệt là xây dựng những con ngƣời mới phù hợp với yêu cầu của xã hội
hiện đại.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, vấn đề hợp tác và cạnh tranh giữa các
khu vực, các nƣớc trên thế giới không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, khoa
học công nghệ mà còn diễn ra sự cạnh tranh về “nguồn chất xám” của con
ngƣời. Trí tuệ của con ngƣời đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
Đặc biệt là ở các nƣớc phát triển, họ rất quan tâm tới vấn đề này. Họ có chính
sách ƣu tiên, đầu tƣ lớn cho sự phát triển con ngƣời có trình độ cao, có chính
sách thu hút nhân tài về làm giàu cho quốc gia của họ. Nhận thức rõ tầm quan
trọng của sự nghiệp phát triển con ngƣời trƣớc thềm thế kỷ XXI, Uỷ ban Giáo

Nguyễn Thị Duyên

23

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp


dục thế giới đã đề ra phƣơng hƣớng chung cho việc giáo dục con ngƣời hiện
nay: dạy con ngƣời biết cách đối thoại, chung sống hòa bình và bảo vệ môi
trƣờng, tạo dựng một nền văn minh mới - văn minh hòa bình, vì mục tiêu phát
triển nhanh và bền vững. Nhìn chung, xu thế ngày nay là xu thế đi lên, tiếp
cận dần với mục tiêu giải phóng con ngƣời, làm cho năng lực của con ngƣời
có điều kiện phát triển tối đa, nhƣng nó phải vƣợt qua đƣợc xu thế độc tôn,
độc quyền của sở hữu trí tuệ, sở hữu năng lực ngƣời - phản nhân văn, phản
tiến bộ.
Bên cạnh đó, nhân loại cũng đang phải đối mặt với bao mâu thuẫn, thử
thách: vừa hội nhập (phụ thuộc lẫn nhau), vừa đấu tranh để giữ gìn độc lập và
bản sắc văn hóa dân tộc; sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng
lớn; sự mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lƣợng sản
xuất với hình thức chiếm hữu tƣ nhân TBCN về tƣ liệu sản xuất,… đang diễn
ra hết sức gay gắt và phức tạp. Ngoài ra, còn hàng loạt các vấn đề toàn cầu
khác nhƣ vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, bùng nổ dân số, bệnh tật xã hội, chiến
tranh, khủng bố và nhiều tệ nạn xã hội khác đang có xu hƣớng gia tăng, đe
dọa đến hòa bình, ổn định của nhân loại.
Nhƣ vậy, tình hình thế giới đã đặt ra những yêu cầu mới cho việc xây
dựng con ngƣời ở Việt Nam hiện nay. Chính nó quy định lên những phẩm
chất mới cần phấn đấu xây dựng ở con ngƣời Việt Nam hôm nay để bắt kịp
với sự phát triển của thời đại.
+ Tình hình trong nƣớc
Việt Nam vốn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 90% dân số là nông
dân. Chúng ta lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống lại hai đế quốc
sừng sỏ nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ngay từ đầu thế kỷ XX,
dân tộc ta đã phải đƣơng đầu với biết bao khó khăn, thử thách nhƣ kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu, về văn hóa thì hơn 90% dân số mù chữ, trình độ khoa học

Nguyễn Thị Duyên


24

Lớp K34 GDCD - GDQP


Khoa Giáo dục chính trị

Khóa luận tốt nghiệp

công nghệ yếu kém,… Thế nhƣng, đứng trƣớc sự tồn vong của dân tộc, quốc
gia, toàn thể dân tộc ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đồng tâm nhất
trí, nhất tề xông lên diệt giặc dành độc lập. Chính con ngƣời Việt Nam đã cho
nhân dân thế giới thấy rằng: có một ranh giới, một khoảng cách ghê gớm giữa
sức mạnh của khoa học kỹ thuật với sức mạnh của con ngƣời. Và chính những
con ngƣời Việt Nam chân chất ấy, họ đã làm nên một sức mạnh vô địch, sức
mạnh của sự đoàn kết, của lý tƣởng XHCN, sức mạnh chiến thắng thực dân
đế quốc Pháp, Mĩ. Để từ đó, dân tộc đƣợc thống nhất, nhân dân đƣợc hƣởng
cuộc sống hòa bình, độc lập, cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ mới - thời kỳ bảo vệ
và xây dựng CNXH.
Chiến tranh, đau thƣơng đã qua cả dân tộc bƣớc sang một giai đoạn lịch
sử mới. Một bƣớc ngoặt lịch sử là khi Đảng ta quyết tâm thực hiện đƣờng lối
đổi mới một cách toàn diện (ĐH VI - 12/1986). Với sự nỗ lực thần kỳ, sau
hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, đất nƣớc đã thay da đổi thịt, đã có
những bƣớc tiến dài chƣa từng có trong lịch sử: kinh tế có bƣớc phát triển
vƣợt bậc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, văn hóa xã hội đƣợc nâng
cao, thế và lực của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế không ngừng vƣơn xa. Tuy
nhiên, chúng ta cũng không phủ nhận những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:
kinh tế chƣa có nhịp độ phát triển bền vững, còn phân hóa giàu nghèo, cơ sở
vật chất thiếu thốn,…
Không những thế, ở nƣớc ta hiện nay đang đặt ra những vấn đề hết sức

nan giải, đó là: tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, sự ra tăng dân số, sự xuống cấp
của một bộ phận con ngƣời và hàng loạt các hiện tƣợng, tệ nạn xã hội tiêu cực
khác. Chƣa bao giờ mặt trái của kinh tế thị trƣờng lại nhức nhối nhƣ hiện nay,
nó tác động lên tất cả các mặt, các lĩnh vực, đặc biệt nó làm tha hóa bản chất
con ngƣời. Tất cả ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự nghiệp xây dựng CNXH,

Nguyễn Thị Duyên

25

Lớp K34 GDCD - GDQP


×