Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vấn đề cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ huyện lý nhân, tỉnh hà nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.4 KB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
***************

TRẦN THỊ THU HƢƠNG

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ VÀO VIỆC XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HUYỆN LÝ
NHÂN, TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PHẠM THỊ THÚY VÂN

HÀ NỘI - 2012
1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em
đã được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Trước tiên e xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới cô giáo Phạm Thị Thúy Vân, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa giáo dục chính
trị đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua và tạo điều kiện để em
hoàn thành khóa luận này.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân,
nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu xót trong quá trình nghiên cứu, em kính
mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.


Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Thu Hương

2


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô
giáo Phạm Thị Thúy Vân. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Thu Hương

3


MỤC LỤC
A. Mở đầu.........................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................................
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................
6. Kết cấu của luận văn .....................................................................................
B.Nội dung........................................................................................................

Chƣơng 1: Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cán bộ ...............................
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ .......................
1.1.1. Cơ sở khách quan ................................................................................
1.1.2. Cơ sở chủ quan ....................................................................................
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ ....................................
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ trong sự
nghiệp cách mạng ..............................................................................................
1.2.2. Tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.3. Vấn đề sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...........................
Chƣơng 2: Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ vào việc
xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ..........................
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà
Nam trong thời kỳ đổi mới ................................................................................
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn
hiện nay .............................................................................................................
2.2.1 Những mặt tích cực trong công tác cán bộ huyện Lý Nhân tỉnh Hà
Nam
4


2.2.2 Một số hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam. ............................................................................................................
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế về công tác cán bộ và sự cần thiết phải
đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hiện
nay .....................................................................................................................
2.3.1 Nguyên nhân của những hạn chế về công tác cán bộ ở huyện Lý
Nhân,tỉnh Hà Nam ............................................................................................
2.3.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam ................................................................................................
2.4. Một số giải pháp và phương hướng về công tác cán bộ huyện Lý Nhân,

tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay ..............................................................
2.4.1 Một số giải pháp về công tác cán bộ của Đảng bộ huyện Lý Nhân
trong giai đoạn hiện nay ................................................................................... .
2.4.2. Một số phương hướng về công tác cán bộ của Đảng bộ huyện Lý
Nhân trong giai đoạn hiện nay ..........................................................................
C. Kết luận .......................................................................................................
D. Tài liệu tham khảo......................................................................................

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nước ta
đang đứng trước những thời cơ và cả thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải
tỉnh táo, phán đoán, xử lý kịp thời mới có thể giữ vững ổn định chính trị và
tiếp tục phát triển kinh tế. Để đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu,
nhiệm vụ đó, điều đầu tiên và cấp thiết nhất đối với Đảng ta là phải có được
một đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” từ Trung ương đến cơ sở. Bởi
vì như Lênin người thầy của giai cấp vô sản đã từng nói:“Trong lịch sử chưa
hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được
trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong
có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[24, tr.473]. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc có
thành công hoặc thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt
việc gì cũng xong. Vì thế hơn lúc nào hết, chúng ta phải trở lại nghiên cứu
một cách thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để vận dụng sáng tạo vào
thực tiễn cách mạng hiện nay và đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta
trong giai đoạn cách mạng mới thời kỳ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Tuy nhiên, do những tác động ngày càng mạnh mẽ của mặt trái kinh tế

thị trường dẫn đến hậu quả là “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên bị
tha hoá về phong cách, lối sống, làm mất niềm tin trong nhân dân. Bên cạnh
đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn mắc bệnh: độc đoán, chuyên
quyền, phong cách làm việc thiếu khoa học, thiếu dân chủ. Chính vì vậy, việc
xây đội ngũ cán bộ được đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng nói
riêng và trong hệ thống chính trị nói chung. Vấn đề này còn đặc biệt có ý
nghĩa đối với đội ngũ cán bộ ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam – một tỉnh mới
tái lập. Bởi ở đây vấn đề cán bộ không chỉ chứa những đặc điểm chung mà
còn nhiều yếu tố bức xúc, đòi hỏi cần có những phương hướng, những giải
pháp nhằm nâng cao một bước năng lực của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu
6


công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi bên cạnh những mặt đã làm được, đội ngũ
cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn nhiều bất cập về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý... làm ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công việc.
Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm, tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ
cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng, tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp chuyên nghành Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí minh về cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề quan
trọng, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ dưới nhiều góc độ khác nhau. Có những công trình đi vào nghiên cứu
toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, có công trình chỉ

đi vào khía cạnh nhỏ trong công tác cán bộ. Các công trình nghiên cứu của
các tác giả được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, các bài đăng
trên các sách, báo, tạp chí, hội thảo khoa học như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
cán bộ và công tác cán bộ, PGS.TS Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội,
2002; Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1998; Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc nâng cao
năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thanh Hóa hiện
nay, Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Khắc Hằng, 2004....
Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sỹ, nhiều bài báo của các nhà
nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học theo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ và công tác cán bộ như: Thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
7


về: “cần, kiệm, liêm, chính”; chống tham ô, lãng phí và quan liêu, Trần Đình
Quảng, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 289, 2003; Tạp chí Lịch sử Đảng;
Giáo dục lý luận…
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống, và cụ thể về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam hiện nay. Chính vì vậy dựa trên cơ sở mà các nhà khoa học đã nghiên
cứu, tác giả khóa luận với tư cách là người bước đầu tập nghiên cứu khoa học,
muốn đóng góp công sức của mình vào việc nghiên cứu vấn đề công tác cán
bộ ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nhằm đưa ra những biện pháp phương
hướng xây dựng đội ngũ cán bộ ở địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về cán bộ, luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ huyện Lý

Nhân, tỉnh Hà Nam, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới công
tác của đội ngũ cán bộ ở huyện Lý Nhân hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện Lý Nhân hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới công tác của đội ngũ
cán bộ huyện Lý Nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp lịch sử logic
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích – tổng hợp – so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra xã hội học
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
8


5.1. Đối tƣợng
Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu vấn đề cán bộ ở huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam và đưa ra những biện pháp phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ ở
địa phương ngày càng vững mạnh.
5.2. Phạm vi
- Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu công tác cán bộ ở huyện Lý Nhân,
Hà Nam
- Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu công tác cán bộ huyện Lý Nhân, Hà
Nam hiện nay.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ.

Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ vào việc
xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hiện nay.

9


NỘI DUNG
Chƣơng 1
NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ
1.1.1. Cơ sở khách quan
* Giá trị truyền thống dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị
truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền
đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền
thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng
nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn
thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc…
Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng,
tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng
dũng cảm của người Việt Nam cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân
tộc.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức rõ
việc dùng người là quốc sách nó không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng
có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển
của dân tộc.
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, các triều đại phong kiến từ Lý,
Trần, Lê, Nguyễn, cho đến thời đại hiện nay đều coi việc trọng hiền tài là
“quốc sách” hàng đầu trong kế sách trị nước của mình và đều quan tâm đến

việc thu nạp, bồi dưỡng hiền tài để vun đắp cho thế nước mãi mãi hưng thịnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực tuyệt vời, tiêu biểu nhất về việc
trọng dụng nhân tài. Ngay từ những ngày đầu mới ở nước ngoài trở về nước
10


(năm 1941 tại Trùng Khánh - Cao Bằng), với tư duy thiên tài, Bác Hồ đã nhận
thức một cách sâu sắc đến việc phải chọn người hiền tài ra để giúp nước.
Bằng uy tín cũng như sự chân thành của mình, Bác đã mời được rất nhiều
nhân sỹ, trí thức nổi tiếng thời bấy giờ như: Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Đình
Hòe, Nguyễn Văn Tố, Trần Huy Liệu, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn
Huyên, Ngụy Như Kon Tum,… ra giúp nước.
Người đặc biệt quan tâm đến việc phải đào tạo rèn luyện nhân tài để
sau này xây dựng đất nước. Trong bức thư đầu tiên gửi các thầy, cô giáo và
các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Người đã viết: “Non sông vẻ vang có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai cùng với các cường
quốc năm châu được hay không? Đó một phần lớn dựa vào công học tập của
các em”. Tiếp sau đó, trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống Mỹ, Đảng ta
cũng đã tuyển chọn những người con ưu tú của mình cho đi học tập tại các
nước Xã hội Chủ nghĩa anh em để làm nguồn cho việc kiến thiết đât nước sau
chiến tranh. Những người con ưu tú này hiện hầu hết giữ những vị trí quan
trọng, đóng góp rất lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.
* Tinh hoa văn hóa nhân loại
Kết hợp với các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các
thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây – đó chính là nét đặc sắc trong
quá trình hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh.
Cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, Hồ Chí Minh đã biết
chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết về con người của văn hóa
phương Đông từ thời kỳ cổ đại đến các trường phái triết học tôn giáo như:

Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy
tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận.
Trong triết học Phật giáo, Người tiếp thu tư tưởng từ bi hỉ xả, hướng
thiện, yêu thương con người, trân trọng con người.

11


Trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo quan niệm về bản chất con người
cũng thể hiện một cách phong phú. Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng
sâu sắc tư tưởng của Khống Tử, Mạnh Tử, Lão Tử… Đó là các triết lý hành
động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội
bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh; tu thân dưỡng tính, đề cao
văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Vì vậy phải thông qua tu dưỡng,
rèn luyện để giữ được đạo đức của mình. Cũng như Không Tử, Mạnh Tử cho
rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới
các giá trị đạo đức tốt đẹp. Người cũng dẫn lời của V.I.Lênin: “Chỉ có những
người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của
các đời trước để lại” [11, tr.46].
Cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn
nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng
phương Tây. Người kế thừa tư tưởng triết học về con người của thời kỳ phục
hưng – cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con
người là một thực thể có trí tuệ. Trong triết học cổ điển Đức, tiêu biểu như
quan niệm về con người của nhà triết học nổi tiếng: Cantơ, Hêghen, tư tưởng
triết học của nhà duy vật Phoiơbắc…
Có thể khái quát rằng, quan niệm về con người trong triết học trước
Mác đạt được những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề
cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do.
Đó là những tiền đề có ý nghĩa trong việc hình thành tư tưởng về con người

của triết học mácxít.
Nói tóm lại, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu
trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu vừa gạn lọc để từ tầm cao tri
thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát
triển. Và đó cũng là tiền đề hình thành nên tư tưởng về cán bộ của Người.
* Chủ nghĩa Mác – Lênin

12


C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ
và công tác cán bộ của giai cấp vô sản. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin bất cứ
giai cấp và chính Đảng nào muốn giành và giữ được chính quyền Nhà nước
thì trước hết phải có đội ngũ con người làm đầu tầu, làm nòng cốt. Giai cấp
vô sản và chính đảng của mình cũng vậy, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ
trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng đó là đội ngũ cán bộ chuyên
nghiệp, như Mác đã khẳng định: Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những
người sử dụng lực lượng thực tiễn.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cao vai trò quan trọng của người lãnh
đạo đó là phẩm chất đạo đức, nhân cách, năng lực hoạt động của cá nhân
trong những điều kiện, công việc cụ thể quyết định. Trong những phẩm chất
ấy thì phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị luôn giữ vai trò chủ đạo. Bởi đó
là bản chất giai cấp, là đạo đức cách mạng của người cán bộ cách mạng. Về
vấn đề này V.Lênin chỉ rõ: “Trong cuộc đấu tranh nổi bật, tức là trong cuộc
đấu tranh cách mạng, ở cương vị riêng của mỗi nhà cách mạng khi công tác
của một tập thể nhỏ biến thành một cuộc tranh luận thì uy tín tinh thần lớn
đạt được trong cuộc đấu tranh có một ý nghĩa quan trọng, uy tín này không
một người nào phủ nhận được và sức mạnh của nó đương nhiên không phải
bắt nguồn từ đạo đức trừu tượng mà từ đạo đức của người chiến sỹ cách
mạng, đạo đức của quần chúng cách mạng” [20, tr.31].

Tham gia vào chính quyền của Nhà nước XHCN là những người được
bầu chọn vào các chức vụ lãnh đạo. Trước hết họ phải là người có những
phẩm chất cần thiết về chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực quản lý, có
trình độ kiến thức chuyên môn sâu về một nghành nghề nhất định nào đó và
có sự am hiểu rộng ở nhiều lĩnh vực khoa học có liên quan. Theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, đó là những người có nhiều trí tuệ hơn một chút, nhiều sự phân
minh trong tư tưởng hơn một chút…và kiến thức rộng, đó là những người
trung thành, tiêu biểu cho lý tưởng và lẽ sống của giai cấp vô sản, họ là những

13


người giành được cương vị, có tín nhiệm không chỉ bằng tài năng, bằng
những kiến thức về lý luận mà còn bằng lòng trung thực và tính kiên quyết.
V.I.Lênin – người kế thừa và phát triển sáng tạo học thuyết Mác đã đặc
biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ những nhà cách mạng chuyên
nghiệp cho phong trào vô sản. Lênin đã chỉ ra: “Trong lịch sử chưa hề có một
giai cấp nào giành được chính quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được
trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong
có đủ khả năng tổ chức, lãnh đạo phong trào” [21, tr.14].
Vì thế bất kỳ Đảng cầm quyền nào đều có hai vấn đề quan trọng là đường lối
chính trị và vấn đề cán bộ, trong đó mấu chốt là vấn đề con người, vấn đề lựa
chọn con người.
Những lãnh tụ chính trị có tài sẽ hướng toàn bộ lực lượng quần chúng
vào những hoạt động phục vụ mục đích đã đặt ra. Ngược lại, nếu lãnh đạo yếu
kém năng lực và phẩm chất thì chắc chắn lực lượng quần chúng sẽ bị phân
tán, dẫn đến thủ tiêu các động lực phát triển xã hội. Người cán bộ lãnh đạo,
tùy theo cương vị của mình đều là người xây dựng đường lối lựa chọn con
đường, lựa chọn phương pháp và chỉ đạo quá trình vận động hướng tới các
mục tiêu đã đặt ra. Hơn thế nữa, cán bộ phải là người thực hiện tốt những

nhiệm vụ đặt ra trong một tập thể nhất định. Theo Lênin, những vấn đề đặt ra
đối với cán bộ trước hết là do những đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng.
Tiếp thu tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Hồ Chí Minh
cũng nhận thấy: Con người là vốn quý nhất, là lực lượng to nhất và Người
luôn coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì thế công việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, nếu có được cán bộ tốt, ngang tầm
là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi. Từ đó,
trong hoạt động cách mạng của mình tư tưởng về cán bộ, công tác cán bộ của
Người được hình thành phát triển thông qua các công việc cụ thể của thực
tiễn, từ việc phát hiện lựa chọn, đánh giá cán bộ đến việc dùng cán bộ. Từ
việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, đến việc đề ra pháp lệnh cán bộ đến việc
14


khen thuởng, phê bình, kỷ luật cán bộ…Tất cả những yếu tố đó nằm trong
mối quan hệ mật thiết, tạo nên sự hoàn chỉnh phong phú của tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác cán bộ.
Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức một
cách sâu sắc vị trí, vai trò của người cán bộ, Hồ Chí Minh đã giành sự quan
tâm đặc biệt đến vấn đề này, tìm cách giải quyết một cách linh hoạt và toàn
diện vấn đề đó, phù hợp với điều kiện thực tế cách mạng Việt Nam. Ngay từ
tháng 6 năm 1923, trong bức thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người
đã sớm đề cập đến vấn đề cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Đối với Người,
câu trả lời đã rõ ràng, trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết
họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập. Hồ Chí Minh còn
có nhiều bài báo cáo đề cập vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng
Việt Nam.
Những quan điểm của Người về vấn đề cán bộ bắt nguồn từ lập trường
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, và cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
của việc xây dựng Đảng ta. Trong suốt 24 năm trên cương vị đứng đầu Đảng

và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành biết bao tâm lực, bao nhiêu thời
gian cho vấn đề cán bộ. Người đã triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng cán
bộ ngay từ những ngày đầu tiên trở về Tổ quốc, sau 30 năm bôn ba tìm đường
cứu nước. Việc đó có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của cách mạng
tháng Tám để một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cả dân tộc giành chính
quyền toàn quốc và khai sinh ra Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam
Á.
1.1.2. Cơ sở chủ quan
* Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh
Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học
tập, nghiên cứu, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn,
làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở

15


quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý
luận của Người về sau.
Các nhà yêu nước tiền bối và cùng thời với Hồ Chí Minh tuy cũng đã
có những quan sát, nhưng họ chưa nhận thấy, hoặc nhận thức chưa đúng về sự
thay đổi của dân tộc và thời đại. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí
Minh khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu
tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem
lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ
vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang
giá trị khách quan cách mạng và khoa học.
* Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời
đại và sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện để Hồ Chí Minh
hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và nhân loại.

Có được điều kiện đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí
tuệ siêu việt của Hồ Chí Minh.
Phẩm chất tài năng đó trước hết được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định,
luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới,
có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn. Chính vì thế, Hồ Chí Minh
đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó
xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về
cách mạng Việt Nam, kiên trì chân lý định ra các quyết sách đúng đắn, sáng
tạo để đưa cách mạng đến thắng lợi.
Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập
để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước
chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu
nước thương dân, sẵn sang chịu đựng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc,
hạnh phúc của đồng bào.

16


Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phầm tổng hòa của những điều
kiện khách quan của chủ quan, của truyền thông văn hóa dân tộc và tinh hoa
văn hóa nhân loại. Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh
tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với mọi phương pháp khoa học, biện
chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại.
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ trong sự
nghiệp cách mạng
1.2.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cán bộ
Cán bộ là một danh xưng rất đẹp, đầy niềm tự hào và vinh dự trong
nhân dân ta. Nói đến cán bộ là nói đến một lớp người mới, sẵn sàng chịu đựng
mọi gian khổ hi sinh cho cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân, gần gũi

với dân chúng. Cán bộ có nhiều cách hiểu với phạm vi rộng hẹp và ở từng
nước khác nhau. Ở nước ta cán bộ được sử dụng phổ biến từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Nói tới định nghĩa cán bộ là gì? Người ta thường nhắc
tới hai khía cạnh: Người cán bộ có chức vụ ở cơ quan nhà nước hoặc trong
một tổ chức nào đó.
Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là
tất cả những người thoát ly, làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn
thể, quân đội được hưởng lương.
Trong từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 1993, khái niệm cán bộ được
định nghĩa là: Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan
nhà nước (như cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị). Người
làm công tác có chức vụ trong một cơ quan một tổ chức, phân biệt với người
thường không có chức vụ.
Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Hồ Chí Minh rất coi
trọng vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Người coi vấn đề cán bộ là một trong
những vấn đề then chốt quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Người
yêu cầu mỗi cán bộ phải luôn tự rèn luyện, phải luôn giữ được tư cách của
17


người cán bộ cách mạng. Trước hết theo Hồ Chí Minh người cán bộ cách
mạng phải là người luôn giữ vững chủ nghĩa, ít ham muốn về vật chất, ngày
đêm nghĩ đến sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc và nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu những người
cán bộ khi đã tự nguyện đi làm “công bộc” của dân thì trước hết thì trước hết
phải thực hiện nghiêm túc bốn đức cách mạng “cần, kiệm, liêm chính, trí
công vô tư”, một lòng vì dân vì nước.
1.2.1.2 Quan niệm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền
với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công

tác xây dựng Đảng.
Trong đội ngũ cán bộ đông đảo, cán bộ lãnh đạo là nòng cốt của đội
ngũ ấy. Đó là những người tham gia một tập thể lãnh đạo của tổ chức Đảng,
cơ quan chính quyền, hành chính, sự nghiệp, đoàn thể hay tổ chức quản lý
kinh doanh…từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Trong sự nghiệp đổi mới,
Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng
là then chốt. Để thực hiện tốt được những nhiệm vụ chiến lược quan trọng đó,
Đảng xác định phải đổi mới công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt, coi đó là là khâu đột phá. Trong Báo cáo chính trị của Đảng tại
Đại hội toàn quốc lần thứ VI nêu rõ: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là
mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc
cải cách có ý nghĩa cách mạng” [4, tr.126].
Trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác Lênin,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng giai cấp vô sản
và chính đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững được
chính quyền thì phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng
được nhiệm vụ cách mạng. Cán bộ đích thực phải là những cán bộ cách mạng
chuyên nghiệp, là rường cột của đất nước. Đội ngũ cán bộ và vai trò lãnh đạo
18


của Đảng có mối quan hệ biện chứng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và đội
ngũ cán bộ vững mạnh làm cho Đảng vững mạnh, tạo được uy tín trong quá
trình lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh rất tâm đắc với quan điểm của V.I.
Lênin: “Không một phong trào cách mạng nào vững chắc được nếu không có
một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo”
[24, tr.158].
Khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh
luôn đặt cán bộ trong tổng hoà các mối quan hệ đa chiều. Hồ Chí Minh xác
định: “Cán bộ là những người đem chính sách của đảng, của chính phủ giải

thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình dân chúng
báo cáo cho đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy
cán bộ là gốc của mọi công việc” [9, tr.269]. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, cán bộ phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thu nhận được
những kinh nghiệm thực tiễn để phản ánh với đảng và nhà nước, hoàn thiện
đường lối, chính sách ngày càng phù hợp với đòi hỏi khách quan của cuộc
sống. Tuy nhiên, để có đủ trình độ năng lực, có thể đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ, Đảng phải coi trọng công tác giáo dục, huấn luyện, đào tạo cán bộ.
Người nói: huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn thì
mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành
công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” [10,
tr.46].
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng, bởi vì chủ trương chính sách của nhà nước có đúng, cán
bộ làm sai, cán bộ yếu kém thì cũng không có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã đi xa
hơn, sâu hơn chỉ ra cội rễ của vấn đề một cách vừa cụ thể, vừa có tính tổng
quát: Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách
đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra. Nếu
19


ba điều ấy sơ sài thì chính sách dù đúng mấy cũng vô ích. Đồng thời, Hồ Chí
Minh khẳng định vai trò của người cán bộ trong xã hội mới không phải là
“ông quan cách mạng”, càng không phải là người có “quyền sinh, quyền sát”
như vua chúa thời phong kiến, mà chỉ là người đại diện, người đại biểu của
nhân dân, có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ của nhân dân giao phó. Vai trò
hết sức quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng còn thể hiện ở
chỗ: nếu thiếu họ thì không có cách mạng, mục tiêu đề ra không thể hoàn
thành, cán bộ có vai trò quyết định đối với công việc “Muôn việc thành công

hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [7, tr.240].
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi đảng viên của đảng đều có thể
xem là cán bộ. Người vẫn thường dùng khái niệm: “cán bộ, đảng viên” để chỉ
đội ngũ cán bộ nói chung, có khi họ không nắm chức vụ gì, nhưng vẫn có vai
trò lãnh đạo vì họ là một thành viên của Đảng, mà Đảng có trách nhiệm lãnh
đạo chính quyền và toàn thể nhân dân thực hiện sức mạnh của mình. Tuy
nhiên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở. Bởi vì đội ngũ này là những
người gần dân nhất, cách mạng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn
vào đội ngũ cán bộ này. Người viết: “Cấp xã là người gần gũi nhân dân nhất,
là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong
xuôi” [5, tr. 371]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ các cấp đều có vị trí
quan trọng và có liên hệ chặt chẽ với nhau trong tổ chức của Đảng. Nêú cán
bộ lãnh đạo ở cấp Trung ương là những cán bộ cấp chiến lược có trách nhiệm
hoạch định, hoặc gắn với việc hoạch định chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, thì cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở lại có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng
tổ chức đảng và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, trực tiếp lãnh đạo các
tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
1.2.2. Tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.2.1. Đạo đức cách mạng là gốc của người cán bộ
20


Theo Hồ Chí Minh đã là người cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức
cách mạng. Giữ được đạo đức cách mạng mới có thể trở thành người cán bộ
cách mạng chân chính. Bởi vì: Mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là
do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không, Người cho rằng:
Người đảng viên, người cán bộ tốt, muốn trở nên người cách mạng chân
chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng
mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí

công, vô tư. Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điễm sẽ ngày càng ít, mà
những tính tốt như sau ngày càng thêm.
Đồng thời người nhấn mạnh: Người cách mạng thì phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Người coi đạo
đức của người cách mạng như gốc của cây, ngọn nguồn của suối của sông;
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [6, tr.252 253].
Từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX cho đến khi qua đời (2/9/1969), Hồ
Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh đến các tiêu chí, phẩm chất đạo đức của người
cán bộ Đảng viên. Trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh
nhiều lần đề cập đến những phẩm chất cơ bản của người cán bộ, đảng viên:
Một là, trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân
“Trung”, “hiếu” là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức
truyền thống Nho giáo phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy
nhiên mệnh đề này đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào đó nội dung
mới. Nếu như trước kia, trung quân là trung thành với vua, vì vua là Thiên tử
gánh vác mệnh Trời trông coi vận nước, nước là nước của vua, thì nay phạm
trù đó đã được mang nội hàm mới: Trung với Đảng, trung với nước. Còn hiếu
trước đây chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái phải hiếu thảo với

21


cha mẹ, nay nội dung đó đã được mở rộng, ý nghĩa lớn lao hơn nhiều, không
chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà với toàn dân tộc.
Như vậy, tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh
không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc,
mà còn vượt qua những hạn chế truyền thống đó. Trung với nước là trung
thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây là nước của dân, còn

dân lại là chủ nhân của đất nước. Hiếu với dân là thương dân, là phục vụ hết
lòng để được dân tin yêu, quý mến. Hiếu với dân trong đó có cha mẹ mình,
phải biết phấn đấu hi sinh, đem lại độc lập tự do, dân chủ, hạnh phúc cho dân,
sống cuộc sống của dân, nói tiếng nói của dân. Hiếu với dân là mỗi cán bộ,
Đảng viên phải biết tin vào dân, dựa và dân, gần gũi, giúp đỡ dân, lo cho cuộc
sống của dân ngày càng tốt hơn. Người nhấn mạnh: “Việc gì có lợi cho dân
phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” [8, tr.47]. Chính
quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có
mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành.
Hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là dù mỗi cán bộ dù ở bất cứ
cương vị gì, giữ trọng trách gì cũng phải xuất phát từ dân, thực hành dân chủ,
“Làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của
mình, dám nói, dám làm” [15, tr.223].
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do
của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói đó của người vừa là lời kêu
gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức cho mỗi người Việt Nam
không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về
sau.
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã nói “điều chủ chốt nhất” của
đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “trung với nước,

22


hiếu với dân”, hơn nữa là “ tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thực trung thành của nhân dân.
Hai là, gần dân, quan hệ mật thiết với nhân dân, yêu thương con người
Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là danh nhân văn hoá, trước hết bởi

tư tưởng nhân văn cao cả của Người. Đối với cán bộ, một trong những yêu
cầu hàng đầu mà Người đặt ra là tinh thần hy sinh, phục vụ nhân dân, tin
tưởng và yêu mến nhân dân, quan hệ mật thiết với nhân dân, yêu thương đồng
bào, yêu nhân loại. Đối với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người trước hết
được dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột:
từ người phu đường đến người bạn tù trong ngục tối và cả em bé đang nằm trong
nôi.
Hồ Chí Minh yêu thương dân tộc, yêu thương con người và đó là điểm
xuất phát để Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng
nhân loại khỏi áp bức bất công. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành” [16, tr.161]. Tình yêu thương bao la và sâu sắc này mang lại sức mạnh
cho Hồ Chí Minh, cho những người cách mạng vượt qua muôn trùng thử
thách, khó khăn trên đường cách mạng.
Yêu thương con người còn được thể hiện bằng lẽ sống: sống có tình, có
nghĩa, Hồ Chí Minh trước lúc đi xa còn dặn lại cán bộ, đảng viên phải có tình
đồng chí, yêu thương lẫn nhau. Tình yêu thương được thể hiện trên nguyên
tắc phê bình và tự phê bình một cách chân thành, nghiêm túc, giữa những
người có cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp. Nó hoàn toàn xa
lạ với thái độ dĩ hoà vi quý, bao che khuyết điểm cho nhau. Nó càng xa lạ với
thái độ yêu nên tốt, ghét nên xấu, bè cánh, là nguy cơ đưa đến những tổn thất
cho Đảng, cho cách mạng. Hồ Chí Minh nói:“Nhân dân ta từ lâu đã sống với
nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình
nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào đồng chí, tình
23


nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Biết chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống
với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình

có nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin” [15, tr.554]
Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Theo Hồ Chí Minh: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có
kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh,
không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ: Lao động là
nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của
của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to cho đến cái
nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; “không xa xỉ, không hoang phí,
không bừa bãi” [9, tr.636] , không phô trương, hình thức, không liên hoan,
chè chén lu bù. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của người. Hồ
Chí Minh còn ví cần mà không kiệm như thùng không đáy, “Kiệm tức là
không lãng phí thời giờ, của cải nhân dân”.
Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của cải của nhân
dân, không xâm phạm một đồng xu, một hạt thóc của nhà nước, của nhân dân.
Phải “trong sạch, không tham lam”. “Không tham địa vị. Không tham tiền tài.
Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang
minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham
làm, ham tiến bộ” [9, tr.252].
Hồ Chí Minh khẳng định một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân
tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Chính: “Nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn” [9, tr.643].
Đối với mình không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ,
luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới,
luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc.

24



Đối với việc: Để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đã phụ
trách việc gì thì quyết làm cho được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó
khăn, nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy
cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước, cho dân.
Chí công vô tư: Người nói “đem lòng chí công vô tư mà đối với người,
với việc”, “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng
thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính; cần,
kiệm, liêm chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công, vô tư một
lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện cần, kiệm, liêm, chính
và có nhiều tính tốt khác. Theo Hồ Chí Minh đã chí công vô tư thì khuyết
điểm ngày càng ít mà những tính tốt ngày càng thêm.
Bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ làm cho
con người vững vàng trước mọi thử thách: “giàu sang không thể quyến rũ,
nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”, và có thể:
“trợn mắt coi khinh ngàn lực sỹ, cúi đầu làm ngựa đám nhi đồng”.
Bốn là, có tinh thần quốc tế trong sáng
Người cán bộ cách mạng phải nêu cao tinh thần quốc tế vô sản thuỷ
chung trong sáng. Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã
nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em” . Nhà văn Liên Xô
E. Cabêlép, trong cuốn “Đồng chí Hồ Chí Minh” đã viết: Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng như các chiến sĩ xuất sắc khác đấu tranh cho sự nghiệp của chủ
nghĩa cộng sản, đã chứng minh cho chân lý bất di bất dịch sau đây: người nào
yêu Tổ quốc mình tha thiết thì cũng không khi nào phản bội lại các lý tưởng
của tình đoàn kết quốc tế và ngược lại, chỉ những người theo chủ nghĩa quốc
tế một cách kiên định thì mới là người yêu nước chân chính, mới đem lại lợi
ích to lớn cho Tổ quốc mình, nhân dân mình. Đó là đánh giá của bạn bè anh
em về Người, có thể xem như là sự khái quát chung về tinh thần thuỷ chung
25



×