Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tới việt nam trong quá trình toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.24 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................34

I.
Khái quát về văn hóa Mỹ và Toàn cầu hóa
1. Văn hóa Mỹ
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ của thế giới, vấn
đề nổi lên là làm thế nào để “hội nhập mà không hòa tan”, giữ gìn bản sắc
văn hóa của mỗi quốc gia khi mà toàn cầu hóa đang tác động nhiều tới từng
dân tộc. Đây cũng chính là lí do mà ngày nay, nhiều học giả nghiên cứu
đang đưa ra quan điểm về một nền “Văn hóa Mỹ” thật sự đang tồn tại và
phát triển mạnh mẽ trên thế giới với những thành tựu và hệ giá trị đặc sắc
mà ai cũng thừa nhận. Nước Mỹ là quốc gia đa dạng và phong phú về sắc
tộc nhưng lại xây dựng cho mình sự thống nhất về những giá trị cơ bản của
người Mỹ, tạo nên một nền văn hóa có sức sống bền bỉ và tích cực, có khả
năng nhân rộng cao.
Vậy, văn hóa Mỹ bắt nguồn từ đâu? Hệ giá trị Mỹ là gì? Làm thế nào
để nhận biết được văn hóa Mỹ?
1.1 Cội nguồn của văn hóa Mỹ

1


Với tính chất đa dạng và phong phú về sắc tộc, nước Mỹ được thế giới
đánh giá là “Quốc gia của mọi quốc gia” 1 cho nên văn hóa Mỹ là sự pha trộn
nhưng hợp nhất tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới.
• Góc độ lịch sử lập quốc
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu có chung quan điểm
như thế. Nhìn vào lịch sử lập quốc của Mỹ, có thể dễ dàng chứng minh được
quan điểm trên. Đặc trưng của nước Mỹ là được hình thành từ những người


nhập cư.
Thứ nhất, văn hóa Mỹ có cội nguồn là văn hóa của người dân Tây Ban
Nha. Thứ hai, văn hóa Mỹ cũng mang màu sắc của người Pháp. Thứ ba, văn
hóa Mỹ còn có sự đóng góp của người Hà Lan. Thứ tư, phần lớn văn hóa
Mỹ bắt nguồn từ Vương quốc Anh. Mặc dù, nước Anh đến xâm thực nước
Mỹ muộn hơn rất nhiều so với các quốc gia kể trên nhưng nước Anh lại là
quốc gia tiến hành công cuộc xâm thực Mỹ mạnh mẽ nhất.
Như vậy, thông qua quá trình xâm thực của các cường quốc Châu Âu
trong lịch sử, có thể nhận định rằng văn hóa Mỹ có cội nguồn bắt rễ từ chính
nền văn hóa Châu Âu. Sự xâm thực, lấn chiếm và xây dựng của các quốc gia
trên lãnh thổ Mỹ đã tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa Mỹ.
• Góc độ thành phần dân số
Đến thế kỷ XVII, sau các cuộc xâm thực, đại đa số người dân định cư
tới Mỹ là người Anh. Năm 1790, cuộc điều tra dân số đầu tiên được tiến
hành trên nước Mỹ cho thấy phần lớn là những người da trắng, đặc biệt là
người gốc Anh chiếm đến 80% số người da trắng2.

1
2

Lương Văn Kế (chủ biên) (2011), “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa”, NXB Giáo Dục Việt Nam, Tr.9
Lương Văn Kế(cb) (2011) , “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa”, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.12

2


Như vậy, có thể nói rằng,thứ văn hóa có ảnh hưởng lớn ở Mỹ bắt
nguồn lịch sử ban đầu của đất nước này mang đặc tính của tầng lớp trung
lưu Tây Âu. Chính thứ văn hóa này đã hình thành nên những gì mà về sau
trở thành những giá trị truyền thống được A. Tocqueville miêu tả vào những

năm 1830: Tự do, sự bình đẳng về cơ hội, và nguyện vọng lao động cật lực
để có mức sống vật chất cao hơn. Chính sự áp đảo về dân số, những người
da trắng Châu Âu với quyết tâm định cư lâu dài, họ đã đóng vai trò chủ đạo
trong quá trình tạo lập nên những cơ sở kinh tế, chính trị và nhiều giá trị văn
hóa mà nước Mỹ sau này đã kế thừa.
• Góc độ ngôn ngữ
Sự áp đảo về dân số cũng mang đến lợi thế mạnh về sự chi phối ngôn
ngữ. Những người định cư da trắng chiếm số đông trong xã hội nước Mỹ đã
phổ biến ngôn ngữ của họ, do đó,tiếng Anh đã trở nên phổ biến ở Mỹ. Đặc
biệt là vào năm 1889, cơ quan lập pháp Winconsin đã ban hành một văn bản
yêu cầu các trường phải sử dụng tiếng Anh trong công tác giảng dạy. Do đó,
tiếng Anh đã có sức mạnh lớn và trở thành ngôn ngữ phổ biến, ngôn ngữ
chính của cư dân Mỹ.
• Góc độ tinh thần
Cùng với quá trình đồng hóa về góc độ ngôn ngữ, những người da
trắng ở Mỹ đã tiến hành quá trình đồng hóa về mặt tinh thần. Cho đến thế kỉ
XIX, và thậm chí thế kỷ XX, những người nhập cư đến Mỹ đã bị thôi thúc
và thuyết phục tôn trọng những yếu tố quan trọng của nền văn hóa Anh –
Tin Lành theo nhiều cách. Những người chủ trương đa nguyên văn hóa,
những người theo quan điểm đa văn hóa và những người phát ngôn cho các
nhóm dân tộc thiểu số trong thế kỷ XX đã phải đấu tranh chật vật trước xu
hướng đồng hóa đó.
3


Suốt trong chiều dài lịch sử nước Mỹ, những người không phải tín đồ
Tin Lành gốc Anglo – Saxon đều trở thành người Mỹ bằng cách tiếp nhận
văn hóa và các giá trị chính trị của những người Tin Lành gốc Anh trên đất
Mỹ. Nước Mỹ được sáng lập như một xã hội Tin Lành với học thuyết Thanh
giáo đã thấm vào xã hội Mỹ vì các Đức Cha hành hương là những người

Anh đầu tiên lập nghiệp ở Tân thế giới với hy vọng xây dựng một chế độ xã
hội và tôn giáo phù hợp với khát vọng của mình. Bắt nguồn từ đạo Tin Lành,
học thuyết đó chứa đựng trong mình mọi mầm mống của chủ nghĩa tư bản,
và cũng có thể tìm thấy trong đó nguồn gốc đầu tiên của tính cách Mỹ.
1.2 Các thành tựu của văn hóa Mỹ
• Văn hóa đại chúng
Văn hóa đại chúng là thuật ngữ ám chỉ các loại hình văn hóa được phổ
biến với mọi tầng lớp người dân, ai ai cũng có khả năng tiếp xúc và cảm
nhận.
Văn hóa đại chúng vốn khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó nhanh chóng
lan rộng và bành trướng sang Châu Âu và phổ cập toàn thế giới. Để có được
sức sống mãnh liệt như thế bởi văn hóa đại chúng của Mỹ hướng vào đối
tượng chủ yếu là thế hệ trẻ và phương pháp nghệ thuật chủ yếu là chọn các
chủ đề ăn khách như tình yêu, tình dục… với nghệ thuật thể hiện sao cho
không lên gân dạy đời mà bình dị, gần gũi với thực tế con người phổ thông
nhất, nhưng luôn luôn biến hóa, tạo bất ngờ, hứng thú.
• Công nghiệp văn hóa: Điện ảnh Hollywood
Nổi tiếng nhất và giữ vai trò quan trọng nhất của công nghiệp văn hóa
ở Mỹ là công nghệ văn hóa giải trí, trong đó 3 ngành then chốt là Điện ảnh
(Hollywood), âm nhạc và công viên giải trí (Walt Disney). Đặc biệt là Điện

4


ảnh Hollywood đã được Nhà Trắng tuyên bố rằng đó là một “ngành công
nghiệp then chốt”.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh Hollywood đạt được những thành
tựu vô cùng vĩ đại, vượt ra ngoài sức ảnh hưởng đơn thuần của một ngành
công nghệ văn hóa giải trí bởi ở Mỹ, điện ảnh chính là công cụ hữu hiệu đã
lồng ghép mục tiêu chính trị một cách tinh vi dưới các hình tượng nghệ

thuật, khiến cho chính trị Mỹ đạt được sự phổ quát một cách tự nhiên, dễ
dàng đến với nhân dân thế giới mà không hề khiên cưỡng. Từ đó, hệ giá trị
Mỹ được truyền bá rỗng rãi không chỉ ở Mỹ mà đã vượt ra khỏi biên giới
đến với các quốc gia khác trên thế giới.
Không chỉ thành công trong nghệ thuật làm phim, điện ảnh Mỹ đã gặt
hái được nhiều thành công vang dội cả trong nước và quốc tế nhờ thu hút
được những tài năng tuyệt với trong chế tác kịch bản , đạo diễn và diễn xuất
từ khắp nơi trên thế giới, nhất là từ Châu Âu. Hollywood không đơn thuần là
kinh đô của nước Mỹ mà nó hoạt động giống như một cộng đồng quốc tế,
được các thương gia nhập cư xây dựng nên và sử dụng tài năng của các diễn
viên, các nhà đạo diễn, các nhà văn, các nhà làm phim và các biên tập viên,
soạn giả, các nhà thiết kế thời trang trên toàn thế giới. Cho đến thế kỉ XX,
Hollywood đã trở thành kinh đô văn hóa của thế giới hiện đại. Hollywood là
một công xưởng văn hóa quốc tế hóa chứ không đơn thuần do công dân Mỹ
đảm nhiệm. Nhưng dù thế nào thì nước Mỹ cũng đã gặt hái được những
thành quả nhất định bởi Hollywood đang mang trong mình tinh thần của hệ
giá trị Mỹ, văn hóa Mỹ ra quảng bá khắp toàn cầu.
• Thành tựu giáo dục và khoa học
Nét văn hóa đặc trưng kiểu Mỹ đã gặt hái được những thành tựu rõ nét
trong lĩnh vực giáo dục và khoa học khi mà nước Mỹ là cái nôi sinh ra và
5


nuôi dưỡng, ươm mầm và kết trái của biết bao thiên tài thế giới. Trong danh
sách 100 thiên tài đương đại trên mọi lĩnh vực của công ty tư vấn toàn cầu
Creators Synectics (Anh) thì có đến gần một nửa trong số đó là người Mỹ 3.
Điều đó cho thấy nền giáo dục đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học của
Mỹ là rất tốt. Vũ khí ghê gớm của tiến bộ khoa học công nghệ của Mỹ chính
là hệ thống đào tạo bậc cao bởi đối với người Mỹ, đó là “ngành công nghiệp
hạng nhất”. Đào tạo chất xám con người luôn là mục tiêu hàng đầu của xã

hội Mỹ.
Giáo dục là lĩnh vực cho thấy rõ ràng nhất khả năng tự đổi mới của
người dân Mỹ. Uy tín về thành công của các trường đại học của Mỹ đều
được khẳng định qua các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng khác nhau trên thế
giới. Theo xếp hàng về tiêu chí định lượng của các nhà nghiên cứu Trung
Quốc, 8/10 trường đại học hàng đầu thế giới là của Mỹ. theo tiêu chí định
tính của tổ chức nghiên cứu thuộc tờ báo Time trụ sở tại London thì tỷ lệ đó
là 7/10. Các nghiên cứu khác cũng đưa ra những kết quả tương tự. Nước Mỹ
cũng sở hữu 42-68% trong tổng số 50 trường đại học hàng đầu thế giới.
Lĩnh vực giáo dục và khoa học của Mỹ đã được khẳng định và đánh
giá cao trên thế giới không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Điều đó là
có thể hiểu được vì nước Mỹ đã đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa
những quan tâm đúng mức, biết định hướng và phát triển khoa học. Sự đầu
tư lớn về vật chất và ngân sách, sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và
doanh thương là những nhân tố chính quyết định sự tiến lên ngày càng thịnh
vượng của nền giáo dực Mỹ.
1.3 Đặc điểm văn hóa Mỹ
Văn hóa Mỹ được thế giới đánh giá cao bởi tính cởi mở, sẵn sàng sửa
đổi và không ngừng hoàn thiện cho phù hợp với thực tế xã hội. Tuy nhiên,
3

Lương Văn Kế, Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.46

6


cho dù có dễ dãi, có thoải mái hay có phần phóng khoáng thì văn hóa Mỹ
vẫn xoay quanh một trục các đặc điểm nổi trội, bao gồm:
• Chủ nghĩa cá nhân và sự tự lập
• Niềm tin tôn giáo của đạo Tin Lành

• Giấc mơ Mỹ: Sự bình đẳng về cơ hội và sự cạnh tranh
• Thành đạt về vật chất và cần cù lao động
• Tính táo bạo, chấp nhận rùi ro và năng lực sáng tạo
• Cá tính sáng tạo trong văn chương, nghệ thuật
• Tính thẳng thắn và quyết đoán
• Mức độ sâu sắc vừa phải của các mối quan hệ
Chính những đặc điểm cơ bản nêu trên là xương sống của nền văn hóa
Mỹ, là gốc rễ của mọi hành động của người dân nơi đây. Trải qua biết bao
thăng trầm biến cố của quan hệ quốc tế, người dân Mỹ không ngừng vươn
lên làm chủ thế giới nhưng không bao giờ đi chệch quỹ đạo của những đặc
điểm văn hóa nêu trên. Họ sẵn sàng chấp nhận, tiếp thu và học tập những cái
mới mẻ để hoàn thiện chính minh nhưng theo cách của Mỹ. Đó là luôn luôn
làm mới mình mà không quên đi cội nguồn vấn đề, luôn luôn ứng dụng cái
mới cái hay nhưng không đánh mất chính mình.
2. Toàn cầu hóa
2.1 Khái niệm
Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950 và được chính
thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20 (sau chiến tranh
lạnh).
Toàn cầu hóa là tổng thể đa chiều của các quá trình mở rộng tác động
đến phạm vi toàn cầu của các hiện tượng trong đời sống xã hội và cá nhân
(kinh tế, chính trị, văn hóa…) tạo nên phức thể toàn cầu có điều tiết của các
quan hệ xã hội. Toàn cầu hóa là quá trình đa chiều/đa hệ: gồm cả kinh tế,
chính trị - an ninh và văn hóa.
2.2 Các dấu hiệu của toàn cầu hoá
7





Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng

kinh tế thế giới.
• Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài.
• Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các
công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại.
• Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các
văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
• Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người
chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng
lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức
sống ở các nước nghèo.
• Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu
hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng
văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán
hoá của văn hoá.
• Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông
qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO








và OPEC.
Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế.
Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép.

Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu.
Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.
Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia.
Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF

chuyên xử lý các giao dịch quốc tế.
• Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; ví dụ: luật bản quyền
2.3 Tác động của Toàn cầu hóa
• Về văn hoá, xã hội và ngôn ngữ

8


Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân
hay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa rõ ràng. Toàn cầu
hoá sẽ tạo ra:


Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn
hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về
thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các
nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận
dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá.

• Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng
chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra
chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là
phương Tây có thể tạo ra thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền
trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự “Mỹ
hoá” thế giới.

2.4 Toàn cầu hóa văn hóa
Toàn cầu hóa văn hóa là toàn bộ các quá trình mở rộng phạm vi vận
dụng các yếu tố chuẩn mực, giá trị, tri thức và lối sống của các nền văn hóa,
khiến chúng trở thành các chuẩn mực, giá trị, tri thức và lối sống phổ quát
của nhân loại
Đặc điểm của toàn cầu hóa văn hóa ngày nay:
Toàn cầu hóa văn hóa giống với toàn cầu hóa kinh tế và chính trị, đều
dựa trên những tiền đề chung như: hệ thống công nghệ viễn thông siêu tốc,
sự xóa bỏ nhiều rào cản quốc gia quan trọng về chính trị và kinh tế, quá trình
cá nhân hóa truyền thông và lao động. Nhưng toàn cầu hóa văn hóa còn dựa
9


trên những tiền đề riêng của văn hóa như việc hình thành một ngôn ngữ giao
tiếp chung là tiếng Anh, mức độ đồng đều tương đối của tri thức nhận được
qua giáo dục, sự thống nhất tương đối về ý chí và nhận thức của các quốc
gia về vận mệnh chung của nhân loại…Đời sống văn hóa của người dân trên
thế giới với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin và truyền thông đã và
đang trở nên sôi động, đa dạng, đa hướng, đa tầng, không thể kiểm soát
được.
Đặc điểm quan trọng khác về văn hóa của kỷ nguyên toàn cầu hóa giai
đoạn hiện nay là sự tràn sang nhau của các lĩnh vực văn hóa, chính trị và
kinh tế. Nhiều khi khó có thể phân biệt được một sự kiện là sự kiện văn hóa,
chính trị hay kinh tế. Ví dụ: các đại hội thể thao thế giới Olympia, các cuộc
thi hoa hậu trên thế giới…
Có thể thấy, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay, văn hóa không
còn thuần túy là văn hóa nữa, vì chính trị và kinh tế nhiều khi cũng đều phải
mượn trang phục và son phấn của văn hóa. Việc phân phối trên quy mô toàn
cầu các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa quốc tế sẽ tạo ra quá trình đồng nhất
hóa các giá trị, thói quen và lối sống của các dân tộc. Điều đó cho thấy tác

động to lớn và bền lâu của văn hóa trong đời sống nhân loại ở kỷ nguyên
toàn cầu hóa
Các yếu tố văn hóa được toàn cầu hóa:
Cả hai loại yếu tố văn hóa – văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đều
có khả năng được toàn cầu hóa. Chúng đều có thể chuyển di từ nơi này sang
nơi khác, lan tỏa khắp toàn cầu. Tuy nhiên, những yếu tố phi vật thể như hệ
giá trị, niềm tin tôn giáo, tư duy nghệ thuật, lối sống…dù lan truyền chậm
chạp nhưng bao giờ cũng có sức sống bền lâu, vì chúng làm thành tố chất
10


tinh thần của con người và thông qua giáo dục mà được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác. Mặt khác, chỉ những giá trị
văn hóa nào có khả năng phổ cập nhanh, mang tính đại chúng và mang lại
hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội hay tăng cường liên kết xã hội thì yếu
tố văn hóa đó mới có thể toàn cầu hóa mạnh mẽ được và trở thành tài sản
chung của nhân loại. Do vậy, người ta thấy các sản phẩm công nghệ, trang
phục, món ăn, phương tiện di chuyển và thông tin, kỹ năng quản trị, ý thức
tôn giáo nhất thần…được phổ biến nhanh nhất. Còn các yếu tố đặc trưng
học, các nét đặc thù trong lối sống các dân tộc thì rất khó truyền bá.
Cách thức toàn cầu hóa các yếu tố văn hóa:
• Toàn cầu hóa văn hóa bằng con đường bạo lực quân sự: đó là quá
trình bành trướng văn hóa phương Tây tới các khu vực châu Á, châu
Phi và Mỹ Latinh bằng chiến tranh.
• Toàn cầu hóa văn hóa bằng con đường hợp tác, giao lưu kinh tế và
thương mại: Đây là cách thức chủ đạo để các nước có nền kinh tế phát
triển truyền bá các giá trị văn hóa của mình ra nước ngoài. Các nước
nhỏ và chưa thật phát triển cũng có thể toàn cầu hóa các yếu tố văn
hóa của mình theo con đường nàỳ (thông qua các sản phẩm chất lượng
cao, giá cả phù hợp, thông qua người đại diện của họ trong các công

ty đa quốc gia tại nước kia).
• Truyền bá văn hóa thông qua hợp tác văn hóa, giáo dục bằng cách
thành lập các trường học hay trung tâm đào tạo tại các nước; truyền bá
ngôn ngữ, giới thiệu các tác phẩm hay văn nghệ sĩ, tinh hoa văn hóa
nghệ thuật nước mình ở các nước ngoài.
• Truyền bá văn hóa nước mình thông qua các chính sách ngoại giao
văn hoác, chẳng hạn các chính sách trao đổi các đoàn nghệ thuật,
thành lập các quỹ hay tổ chức phi chính phủ có đại diện ở nhiều nước,
11


cung cấp các khoản tài trợ cho các dự án đối thoại, nghiên cứu và triển
khai ở các địa bàn nước sở tại, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và sự
hiểu biết giữa các quốc gia.
• Truyền bá văn hóa bằng con đường gián tiếp
• Toàn cầu hóa văn hóa bằng các tuyên bố chính trị và như internet,
truyền hình, truyền thanh, báo chí, ấn phẩm, dịch thuật, sách vở…
ngoại giao của các nhà nước.
2.5 Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa
Về mặt tư tưởng ý thức hệ: Ngày nay tất cả các xã hội đều lấy lợi ích
kinh tế quốc gia và quyền tự do cá nhân làm động lực phát triển, sự đối đầu
và xung đột ý thức hệ giai cấp và chủ nghĩa tập thể mơ hồ đều bị đặt thành
vấn đề. Cái gọi là “chủ nghĩa quốc tế cũng không còn mấy ý nghĩa.
Về mặt cấu trúc xã hội văn minh: hầu hết các quốc gia đều xây dựng
các thể chế theo mô hình nhà nước dân chủ hiện đại phương Tây “tam quyền
phân lập” với nghị viện và đảng chính trị, chính phủ hành pháp, hệ thống tư
pháp độc lập. Xã hội dân sự cũng phát triển ở những mức độ khác nhau.
Về tôn giáo: trên thế giới ngày nay chỉ tập trung vào 4 tôn giáo lớn là
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và Khổng giáo.
Về hệ giá trị: ý thức về quyền và lợi ích cá nhân, về nhân quyền và

dân chủ ngày càng được đề cao.
Về các công cụ giao tiếp: các công cụ thông tin liên lạc và giao thông
hiện đại, tốc độ cao, sức tải rất lớn và luôn đổi mới nâng cao tính hiệu quả,
công cụ ngôn ngữ thì có tiếng Anh. Về mặt chữ viết thì chủ yếu sử dụng hệ
chữ cái Latinh
2.6 Toàn cầu hóa ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới từ năm 1986. Ở Việt Nam trong thời kỳ mới, Đảng Cộng sản
12


chủ trương Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả” các nước trong cộng đồng
quốc tế, “chủ động hội nhập” kinh tế quốc tế. Vì vậy, mọi biến đổi của nền
kinh tế thế giới, từ tích cực đến tiêu cực, đều ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam
ở những mức độ và góc độ khác nhau.
Những biến đổi của nền kinh tế thế giới tác động đến quan hệ giai
cấp, hệ tư tưởng, văn hoá ở Việt Nam bằng hai cách - trực tiếp và gián tiếp.
Tác động trực tiếp là, cùng với quá trình xâm nhập của nền kinh tế thế giới,
hệ tư tưởng ngoài mác-xít và nền văn hoá của các nước cùng du nhập vào
Việt Nam, tác động thẳng đến các mối quan hệ xã hội, hệ tư tưởng và văn
hoá ở Việt Nam. Tác động gián tiếp là những tác động thông qua kinh tế:
Nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam; nền kinh tế Việt
Nam lại ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội, hệ tư tưởng và văn hoá ở Việt
Nam.
Từ khi Việt Nam mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, quan hệ giai cấp
có nhiều biến đổi lớn. Trong xã hội, sự phân hoá giàu nghèo cũng như sự
chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng. Sự chênh lệch đó diễn ra
ở mọi phương diện: Giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng và miền
núi; công nhân và nông dân; giữa công nhân xí nghiệp trong nước và công

nhân xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giữa công nhân xí nghiệp nhà
nước và công nhân xí nghiệp tư nhân; giữa chủ doanh nghiệp và người làm
công. Ở từng địa phương, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo có
khi rất lớn; cá biệt tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần. Sự chênh lệch
này do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chính đáng và nguyên nhân
không chính đáng, nhưng suy đến cùng, nó là hệ quả tất yếu của toàn cầu
hoá kinh tế.

13


Toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hoá kinh tế, đã tác động đến hệ tư
tưởng ở Việt Nam trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực. Tác động
tích cực là: do giao lưu quốc tế được mở rộng, người Việt Nam nhận thấy rõ
hơn bản chất của chủ nghĩa tư bản, với tất cả những mặt tích cực và những
mâu thuẫn không thể khắc phục.
Tuy nhiên, sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế cùng với việc phát
triển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng
ở không ít người. Những tác động đó cùng với một số hiện tượng tiêu cực
trong xã hội đã làm cho một số người không được học tập chủ nghĩa MácLê-nin một cách hệ thống, không nắm vững bản chất khoa học và cách mạng
của lý luận này hoặc không vững vàng về tư tưởng, tỏ ra hoang mang, dao
động, giảm niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào lý tưởng xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu
cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục
hồi, phát huy các giá trị văn hoá, nhiều khu phố cổ, nhiều bản làng với
những nhà sàn, nhà rông, “văn hoá cồng chiêng” của đồng bào các dân tộc
thiểu số được duy trì và phát triển.
Mặt khác, giao lưu quốc tế được mở rộng, nền văn hoá Việt Nam có
điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở

nên đa dạng, phong phú. Điều dễ nhận thấy là, trong bất kỳ thời đại nào, sự
phát triển khép kín tất yếu sẽ làm cho nền văn hoá trở nên khô cằn.
Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây
ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, như: một bộ phận
giới trẻ có dấu hiệu xa rời giá trị văn hoá truyền thống; Một số giá trị văn
hoá truyền thống không được bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra mua bán
để trục lợi; có những giá trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một; Không ít
14


gia đình, phá bỏ quan hệ truyền thống tốt đẹp; bị quan niệm sống thực dụng,
tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình và sự ràng buộc trách nhiệm tan vỡ,
rạn nứt; Một số người thay đổi nhanh chóng lối sống: đang là người cần cù,
chịu khó, khoan dung, độ lượng, chân thật, bỗng dưng trở thành kẻ tham
lam, ích kỷ, coi thường danh dự của tập thể, cộng đồng, thậm chí của cả bản
thân, chỉ tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu cá nhân đầy tính vụ
lợi…
Sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với xã hội Việt Nam là mạnh
mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Đó là những tác động
không tránh khỏi trong quá trình “đau đẻ” của lịch sử xã hội loài người trước
khi bước vào xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa thực sự.
Do bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội
nên xã hội Việt Nam không thể không trải qua những bước đi ban đầu của
nền kinh tế thị trường. Đồng thời, trong bối cảnh mới, toàn cầu hoá kinh tế
lại đem đến cho xã hội Việt Nam những ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản
thời kỳ cuối. Sự tác động hỗn hợp của những yếu tố này đã tạo ra những
hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội. Đó là cái khiến cho toàn cầu hoá
kinh tế đối với Việt Nam vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Song, với bề dày
của lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân
dân Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng nắm vững thời cơ, vượt qua thách

thức; khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế để tạo
ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó. Do đó, sự nghiệp cách
mạng Việt Nam vẫn có đầy đủ những điều kiện cơ bản để giành thắng lợi
trong một thế giới đầy biến động hiện nay.
II.

Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tới Việt Nam trên một số phương

diện
1. Các phương thức truyền bá văn hóa của Mỹ tới Việt Nam
15


1.1 Thông qua sản phẩm văn hóa
Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc
truyền bá văn hóa của một quốc gia ra thế giới không còn là điều mới mẻ.
Không chỉ tới giai đoạn toàn cầu hóa mới có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa
mà trong những giai đoạn trước cũng đã xuất hiện, nhưng chỉ có tới giai
đoạn toàn cầu hóa quá trình này mới càng diễn ra mạnh mẽ.
Ở Mỹ, văn hóa là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi
nhuận khổng lồ, trở thành một ngành công nghiệp quan trọng có đóng gớp to
lớn cho nền kinh tế Mỹ. Văn hóa Mỹ được truyền bá tới Việt Nam chủ yếu
bằng các sản phẩm văn hóa. Các kênh công cụ để truyền bá văn hóa mỹ tại
Việt Nam chủ yếu là:
• Điện ảnh
Phim Mỹ là niềm đam mê của mọi tầng lớp mọi lứa tuổi trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Trẻ em bị mê hoặc bởi chú vịt Donal ngộ
nghĩnh, chuột Mickey đáng yêu, búp bê Barbie hay gần đây là Gấu trúc
Po… Giới trẻ thì phát cuồng với những bộ phim bom tấn như Harry Poter,
Avatar và hàng trăm bộ phim khác nữa. Phân chia như vậy cũng chỉ là mang

tính tương đối bởi có một điều lạ lùng ở điện ảnh Mỹ, đó là các phim luôn
đáp ứng được thị hiếu của những người cùng chung sở thích hơn là đáp ứng
chỉ một nhóm tuổi. Ví dụ như phim Việt Nam, chẳng mấy khi một đứa trẻ
ngồi xem phim hình sự trong khi lại có thể dán mắt vào những pha hành
động nghẹt thở trong phim Mỹ. Hay như là phim cho độ tuổi thanh thiếu
niên ở Việt Nam, những bậc làm cha làm mẹ có thể cố gắng xem để cố hiểu
rằng giới trẻ ngày nay đã thay đổi thế nào thì họ rất vui thích khi xem một
bộ phim hoạt hình của Mỹ… Những bộ phim ấy, những nhân vật trong đó,
hành động của nhân vật trong phim, các thói quen, cách hành xử đều thể
hiện văn hóa Mỹ, con người Mỹ cho nên có thể nói rằng, điện ảnh là kênh
16


công cụ đắc lực để truyền bá văn hóa Mỹ vào Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa.
Nước Mỹ cũng đã và đang nỗ lực tìm kiếm những cách thức quảng bá
mới trong tình hình các cuộc cạnh tranh giữa điện ảnh Mỹ và các nền điện
ảnh mới nổi khác đang ngày càng trở nên gay gắt.
Một trong những điểm đặc biệt của phim Mỹ đó là việc chỉ trích và
tranh luận cởi mở đối với các vấn đề nhạy cảm, ngay cả với chính phủ Mỹ
cũng là một việc hoàn toàn hợp pháp. Ngoài những đề tài nóng và gây tranh
luận, công chúng Mỹ và thế giới cũng được thưởng thức nhiều bộ phim hàng
bom tấn, mang tính giải trí cao và mang về doanh thu hàng tỉ đô la (Harry
Potter, Star Wars, Titanic, Avatar…) Các sản phẩm phim ảnh của Mỹ cũng
chiếm lĩnh công nghệ điện ảnh thế giới. Hầu hết những phim có kỹ thuật
cao, yêu cầu kỹ xảo chuyên nghiệp đều được thực hiện ở Mỹ, hoặc nhờ công
nghệ của Mỹ. Không khó khăn gì với việc nhận diện những mẫu người quen
thuộc trong phim Mỹ trong việc xây dựng nền dân chủ, công bằng, tính chất
cá nhân được khẳng định, thêm vào đó là tính bạo lực đang ngày càng được
thể hiện công khai và thường xuyên hơn.

• Âm nhạc đại chúng
Ngoài những thể loại âm nhạc cổ truyền và được truyền bá rộng rãi từ
trước đây như Blues, Jazz, nhạc đồng quê, pop hay rock and roll vẫn thu hút
một số lượng người nghe không nhỏ thì gần đây, nhất là từ những năm cuối
thập niên 90 của thế kỷ XX, hai loại mới là punk và hip-hop đang ngày càng
chứng tỏ ưu thế của mình đối với những người trẻ. Nhiều thần tượng âm
nhạc đã trở nên quen thuộc với người nghe nhạc trên thế giới những năm
gần đây như Michael Jackson, Madonna, JayZ… qua những bài hát được
phủ sóng toàn cầu và dần trở thành những cái tên huyền thoại. Dần dần

17


những dòng nhạc này đang đe dọa thay thế những dòng nhạc cổ truyền của
các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Dựa trên quá trình phát triển của mỗi dòng nhạc ta cũng thấy được
mỗi dòng nhạc lại mang một nét văn hóa khác nhau, hoặc là phát triển thành
những dòng nhạc khác nhau. Qua bảng kê ở trên có thể thấy được các thể
loại nhạc bắt nguồn từ Mỹ ngày nay đã trở nên quen thuộc với người Việt
1.2 Thông qua hệ thống truyền thông đại chúng
Ngoài điện ảnh và âm nhạc thì các công cụ truyền thông đại chúng
như truyền hình, truyền thanh, báo chí và mạng internet là những công cụ
hữu hiệu nhất truyền bá hình ảnh nước Mỹ và các quan niệm giá trị Mỹ ra
nước ngoài. Ngày nay, kênh này cũng đã được các quốc gia có tiềm lực khác
sử dụng. Điều khác biệt là nước Mỹ sở hữu một hệ thống truyền thông đại
chúng toàn cầu đông đảo với công nghệ cao và có tác động nhất thế giới.
Sức mạnh thông tin đại chúng Mỹ tập trung chủ yếu trong các hệ thống
truyền hình và truyền thông hàng đầu như ABC, NBC, CNN, AP…, các tờ
báo như New York Times, the Wall Journal, các tạp chí phát hành rộng rãi
như Newsweek, US News, Time… Bên cạnh đó việc sử dụng ngôn ngữ

tiếng Anh đóng vai trò quan trọng giúp cho văn hóa Mỹ dễ dàng xâm nhập
vào các nền văn hóa khác, khiến cho Mỹ dễ dàng thể hiện và phản ánh được
thị hiếu nghệ thuật, chính trị của mình. Thông tin đại chúng Mỹ không chỉ
phản ánh thực tế hay tường thuật những gì đang xảy ra mà hệ thống này
nhiều khi còn đưa ra những quyết định quan trọng trong việc lựa chọn những
câu chuyện, sự kiện hay vấn đề trong bản tin, cách sử dụng hay trích dẫn bản
tin đó… Nhờ đó mà có thể tạo được sự chú ý của dư luận cũng như là cơ sở
để thực hiện những ý đồ chính trị.
Việc phát minh ra Internet và các trang mạng toàn cầu là yếu tố thúc
đẩy văn hóa Mỹ truyền bá ra thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nó cho
18


phép các cá nhân, các nhóm xã hội có cơ hội trao đổi thông tin, tra cứu
thông tin, giao lưu…
1.3 Chính sách văn hóa của chính phủ Mỹ
Trong nhiều năm qua, các quốc gia càng ngày càng nhận thức được
vai trò của văn hóa trong quan hệ quốc tế. Đây được coi là sức mạnh mềm
của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và được các nước chú trọng phát triển.
Ngoại giao văn hóa hay giao tiếp thế giới là một công cụ của chính sách đối
ngoại, là một hướng đi trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Đạo luật Fulbright (1946) và Đạo luật Smith-Mundt (1948) đã trao
nhiệm vụ cho chính phủ nhiệm vụ trao đổi giáo dục và văn hóa trên phạm vi
toàn thế giới.
Chính sách học bổng và trao đổi giáo dục với nhiều quốc gia khác trên
thế giới vừa là một cách thu hút nhân tài vừa là cách để truyền bá văn hóa
Mỹ. Trong thời gian sinh sống và làm việc tại Mỹ,văn hóa Mỹ đã tác động
không nhỏ tới mỗi người từ nếp sống nếp nghĩ cho đến hiểu và thông cảm
với những giá trị văn hóa Mỹ.
1.4 Thông qua các cơ quan nghiên cứu và đại diện của Mỹ ở Việt

Nam
Mỹ khuyến khích các viện nghiên cứu và các hiệp hội tư nhân tham
gia vào việc đào sâu nghiên cứu và triển khai cơ sở của Lý thuyết quan hệ
quốc tế: Viện Brookings, Quỹ Heritage, các trung tâm và khoa nghiên cứu
của các trường đại học ở Mỹ… đều tích cực tham gia xây dựng các luận
thuyết, phương pháp nghiên cứu, đề xuất chính sách và phổ biến ra các nước
khác nhau.
Các cơ quan này cũng hoạt động đắc lực trong việc giới thiệu nước
Mỹ tại Việt Nam. Hiện nay ở Hà Nội có American Center là một bộ phận
của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam chuyên cung cấp những thông tin về nước
19


Mỹ trên mọi lĩnh vực và hoàn toàn miễn phí. Ngoài việc mở cửa miễn phí
hàng ngày cho mọi người vào học, American Center có tổ chức các event.
Các event này chủ yếu giới thiệu về văn hóa Mỹ
2. Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tới Việt Nam trong toàn cầu hóa
2.1 Văn hóa đảm bảo đời sống
• Về ẩm thực
Ở Việt Nam hiện nay đã chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách ăn
uống của người Mỹ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thời gian trở nên
quý báu chính vì vậy mà việc ăn nhanh để tiết kiệm thời gian là cần thiết, và
các món ăn nhanh của Mỹ nhanh chóng được người Việt Nam ưa thích, đặc
biệt là giới trẻ. Các đồ ăn nhanh hay còn gọi là fastfood của Mỹ khá đa dạng
và vào Việt Nam khá nhiều. Thức ăn nhanh của Mỹ rất đa dạng. Không chỉ
có hamburger, sandwich hay pizza mà còn có các loại khác như cơm trộn,
mỳ trộn, hotdog, khoai tây chiên,…
Các hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ ở Việt Nam được yêu thích
như: KFC, Pizza Hut. Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1990, thức ăn
nhanh (fast-food) phát xuất từ Mỹ đã nhanh chóng trở thành món “khoái

khẩu” của nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là ở Sài Gòn và Hà Nội.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2009, tổng thu nhập của
ngành thức ăn nhanh cả nước ước đạt khoảng 500 tỷ đồng, tăng 35-40% so
với năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến từ các thương hiệu nước ngoài như
KFC, Jollibee, Lotteria… Một số cuộc điều tra gần đây cũng cho thấy 70%
người dân thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh. Thương hiệu thức ăn nhanh
nước ngoài tại Việt Nam: McDonal (Mỹ) - 1 cửa hàng sắp mở tại Hà Nội,
Kentucky – KFC (Mỹ) – 45 cửa hàng tại Tp.HCM, Pizza Hut… KFC được
biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là Gà rán Kentucky
– chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ
20


gà, bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky. KFC mới bước vào
Việt Nam từ năm 1997, KFC chủ yếu chọn địa điểm đặt nhà hàng tại siêu thị
và trung tâm thương mại. Giờ đây, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã
có mặt ở hầu hết các đường phố của Việt Nam.
Người Việt Nam cũng ảnh hưởng từ Mỹ trong thói quen uống nước có
ga. Một số thương hiệu Mỹ có mặt ở Việt Nam như là: Pepsi, Cocacola.
Tổng doanh số quảng cáo của thị trường nước giải khát Việt Nam đã
tăng trưởng đến 93% so với cùng kỳ 2008, đạt 36,1 triệu USD trong nửa đầu
năm 2009. Trong đó, nước ngọt có gas đạt doanh số quảng cáo 4,1 triệu
USD, nhưng đến tháng 11.2009 đã tăng gần 100% so với nửa đầu năm, đạt 8
triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng này, ngành công nghiệp nước giải khát đã
vươn lên vị trí thứ 4 trong số các ngành có doanh thu lớn nhất Việt Nam
trong 6 tháng đầu năm 2009, xếp sau viễn thông, thực phẩm và chăm sóc sắc
đẹp. Theo Euromonitor International, trong năm 2008, tổng doanh số bán
của thị trường nước giải khát Việt Nam đạt 4.400 tỉ đồng, tương đương 255
triệu lít và cả Coca-Cola lẫn PepsiCo đều gần như thống lĩnh thị trường nước
có gas. Và cũng trong năm này, Coca-Cola có đến 4 nhãn hàng lọt vào nhóm

10 sản phẩm nước giải khát có gas hàng đầu tại Việt Nam gồm Coca-Cola,
Sprite, Fanta và Schweppes. PepsiCo cũng có 4 nhãn hàng gồm Mirinda,
Pepsi, 7-Up và Evervess.
• Ăn mặc – thời trang
Một số hãng thời trang của Mỹ có mặt tại Việt Nam và khá được ưa
chuộng như: Calvin Klein, Adidas, Lacoste. Sức quyến rũ của thời trang Mỹ
đã lan toả toàn cầu, và phong cách thời trang này ngày càng được yêu thích
tại Việt Nam, nơi những phụ nữ cá tính và thành đạt muốn khẳng định mình
còn đàn ông thì theo đuổi một phong cách mạnh mẽ, thoải mái. Phóng
khoáng là nét đặc trưng dễ nhận thấy nhất trong phong cách con người Mỹ.
21


Và tính cách này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các thiết kế thời trang. Dễ dàng
nhận ra sự khác biệt của thời trang Mỹ, thể hiện cá tính, sự gợi cảm và khát
khao của mình. Không bị ràng buộc bởi một quy tắc hay chuẩn mực nào,
thời trang Mỹ luôn tự do, phá cách, ấn tượng và độc đáo. Tiện dụng, nhiều
chức năng là sở thích dùng đồ của người Mỹ, và thời trang không phải là
ngoại lệ. Chưa bao giờ nhu cầu thể hiện, khẳng định mình trong công việc
và cuộc sống của phụ nữ hiện đại được chú trọng như hiện nay. Nhu cầu thể
hiện tính cách, cái “tôi” cũng không thể thiếu. Họ đã đến với thời trang, đã
khám phá và tìm ra style hợp với mình. Một trào lưu về phong cách thời
trang Mỹ: phóng khoáng, sang trọng và quyến rũ. Với phụ nữ hiện đại Việt
Nam, những người bản lĩnh, năng động và thành đạt, họ cần những trang
phục không chỉ tôn được vẻ đẹp của bản thân mà còn giúp họ PR với người
đối diện về vị thế và tính cách của mình trong xã hội. Theo đó, đã có nhiều
thương hiệu thời trang cao cấp ra đời để đáp ứng nhu cầu đó ở Việt Nam và
7.AM là một điển hình.
• Giải trí
• Âm nhạc

Các trào lưu âm nhạc mang màu sắc Mỹ, phong cách biểu diễn thể
hiện thoáng hơn. Đời sống tinh thần, âm nhạc của người Việt cũng phong
phú hơn với nhiều thể loại âm nhạc: nhạc đồng quê, nhạc Jazz, nhạc R&B,
rap và hiphop… nhưng cũng có những ảnh hưởng không tốt lạm dụng thái
quá sàn diễn âm nhạc để phô diễn cái tôi một cách lố bịch nên hiện nay vẫn
còn không ít những cái gọi là thảm họa âm nhạc được dư luận nhắc đến
nhiều trong thời gian qua.
Hip-hop:
Hiphop là một thể loại âm nhạc và trào lưu văn hóa xuất hiện từ thập
niên 1970 tại Bronx, New York. Nền văn hóa này xuất thân và phát triển ở
22


những khu ghetto (thường là những nơi ở tập trung của những người nghèo,
người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng).
Văn hóa hip hop được miêu tả như một hoạt động được hình thành bởi nhiều
phương tiện truyền đạt khác nhau. Những yếu tố chính bao gồm: DJing
(người mix nhạc), MCing (Rapping), Graffiti (Tranh phun sơn), breakdance,
popping và locking. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: beatboxing,
hiphop fashion4.
Vào thập niên 1970, 10 năm trước khi nó được thế giới công nhận,
hiphop là sự ca tụng cuộc sống đã từ từ phát triển các nguyên tố của nó để
rồi hình thành một hoạt động văn hóa. Nhờ vào nguồn năng lượng & động
lực của nó mà hiphop đã trở thành chiếc "chìa khoá" của sự nâng cao và cải
cách như một công trình trị giá hàng tỷ đô la.
Trải qua bước đi dài sau những mâu thuẫn, hiphop đã có nhiều nhân
tài và sự kiện. Đến nay, thế kỉ 21, hiphop đã phát triển khá rầm rộ, không chỉ
ở Mỹ mà còn ở rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều quan trọng,
nó đã xoá bỏ thái độ khinh miệt người ghetto (người thuộc màu da khác
nhau mà ko phải người da trắng) bởi sự xuất hiện của Eminem, 1 rapper da

trắng, sau này là rapper của thời đại (phần lớn các nghệ sỹ hiphop toàn
người ghetto). Hiphop có một ảnh hưởng đáng ghê gớm và đang được giới
trẻ đón nhận (phần lớn là breakdance và rap). Tuy vậy, nó cũng có cái tiêu
cực riêng, đặc biệt là rap: Chẳng ai trên đời lại chỉ đi sống trong đồi bại, thù
hằn và lừa lọc. Những đứa trẻ bị "nhiễm" Rap "Gangsta Rap" (rap bẩn), giờ
bị lên án là đã dẫn dắt nhiều vào con đường bạo lực, nghiện ngập. Còn
những người bảo vệ cho Rap thì cho rằng ai nghe cũng được, thứ âm nhạc
đó là công bằng vì nó loé lên cuộc sống thực của nhưng khu nhà nghèo Mỹ.

4

/>
23


Từ cách đây vài năm hiphop đã trở thành một làn sóng ở trong nước.
Ngày càng có nhiều người đến với hiphop, nhất là giới teen. Trong thời kỳ
đầu, mặc dù có rất nhiều người hâm mộ hiphop, nhưng những người thật sự
hiểu biết về nó lại không nhiều. Nguyên nhân là bởi họ đơn giản đi theo
hiphop như một phong trào, khi trong một khoảng thời gian ngắn rất nhiều
người tự xưng là ca sĩ bắt chước phong cách hiphop một cách kệch cỡm. Kết
quả là, đa phần thanh thiếu niên nghĩ hiphop là những thời trang quần tụt áo
lòe loẹt, trang sức lỉnh kỉnh, nhún nhảy loạn xạ và đọc nhiều câu ngô nghê
với cấu trúc, giọng điệu không đổi, khác xa với hiphop và rap thật sự. Sau đó
không lâu, phong trào nhanh chóng lặng xuống và nhiều người quay lưng lại
với hiphop và rap. Bên cạnh đó, rap dần đi vào ngõ cụt khi nhiều cộng đồng,
nhóm hoạt động không hiệu quả và sự thay đổi của các rapper trước nhiều
vấn đề cuộc sống. Tuy có thể coi đây là thời kỳ đóng băng của hiphop Việt,
nhưng nó cũng giúp cho hiphop vững vàng hơn, chững chạc hơn để bước
qua tuổi thiếu niên nổi loạn trước đó. Nhiều người hâm mộ và đam mê trung

thành với hiphop và rap vẫn miệt mài cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng về
hiphop. Nhờ đó, hiphop thoát khỏi ngõ cụt, tiếp tục phát triển. Nhiều nhóm,
cộng đồng mới ra đời và một vài trong số đó phát triển mạnh mẽ, hoạt động
ổn định và hiệu quả hơn hẳn trước.
Ở Việt Nam, hiphop thường được phân ra làm nhiều loại (rap về tình
yêu, rap về cuộc sống của mình hoặc xung quanh mình, rap bẩn)… Trong
thực tế, rap bẩn hay gangsta rap có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Những
gangsta rapper thường rap về cuộc sống của chính mình, về cuộc đời của
một gangsta, về súng đạn, tiền… Cái mà nhiều người ở Việt Nam coi là rap
gang trên thực tế chỉ là battle rap. Nhiều người cho rằng rap bẩn không phù
hợp với văn hóa, và thuần phong mĩ tục con người Việt Nam. Nhưng cũng
có nhiều người cho rằng đây là một phần gắn bó không thể thiếu trong rap.
24


Nhiều bài hát của rap hay cho những từ ngữ thô tục vào trong đó và vì thế,
khiến cho một số người khó chấp nhận rap. Những người này cho rằng văn
hn hóa Việt Nam khác với với văn hóa của Mỹ, cho nên những lời lẽ hay âm
nhạc đó khi ứng dụng vào cuộc sống của người Việt Nam là không phù hợp.
Nhiều ý kiến, nhiều tranh luận, nhưng cả hai hướng đều có những mặt tích
cực và tiêu cực của nó.
Tuy nhiên, có một điểm thường thấy trong giới hiphop và rap Việt là
“cái tôi quá lớn”. Tuy bề ngoài có một cộng đồng rộng lớn, nhưng đa phần
thường hoạt động trong một phạm vi nhất định (điều này đang được cải
thiện). Điều này thường dẫn đến sự ủng hộ ngầm hay tẩy chay trong giới
hiphop, dựa vào sự quen biết lẫn nhau mặc dù đôi khi không có sự khác biệt.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý “bầy đàn” đang
phổ biến trên internet. Ngoài ra, những hoạt động trong giới hiphop đa phần
dựa vào cảm tính, chứ không có một chuẩn mực nhất định nào. Vì thế, nó
dẫn đến những sự xung đột giữa các thành phần trong giới hiphop.

Ngoài ra, những ngôi sao underground của hiphop và rap, vốn chỉ là
những người bình thường trong xã hội thật nhưng trong thế giới ảo này, họ
được đưa lên nhanh chóng mà không có sự chuẩn bị hay kinh nghiệm nào,
dẫn tới sự tự tin thái quá, đôi khi dẫn tới kiêu ngạo. Vậy nên mỗi khi có xích
mích, thường rất dễ dẫn đến xung đột trong giới hiphop. Những xung đột
này thường được giải quyết không triệt để, dẫn tới những nguy hiểm tiềm
tàng hoặc đôi lúc là những hậu quả đáng tiếc.
• Điện ảnh:
Tiếp thu nhiều thể loại và phong cách làm phim của Mỹ: thể loại trinh
thám, hành động. Song tiếp thu còn chưa có hệ thống và chưa đầy đủ cho
nên hiệu quả còn chưa cao và thậm chí chỉ là nhại lại. Nhiều phim Việt
chẳng có gì đặc sắc, nội dung nhạt nhẽo, đóng phim giả tạo lại còn nhại theo
25


×