Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

đề tài nghiên cứu xây dựng và phát triển văn hóa của giai cấp công nhân việt nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 206 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.03/06-10
“XÂY DỰNG CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”
__________________



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Mã số: KX.03.17/06-10

Chñ nhiÖm ®Ò tµi:
PGS.TS. NguyÔn V¨n NhËt
Cơ quan chủ trì : ViÖn Sö häc
ViÖn Khoa häc X∙ héi ViÖt Nam





8559
HÀ NỘI, 12 - 2010
1



CÁC THÀNH VIÊN CHÍNH
THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. GS.TS. Phạm Xuân Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
2. PGS.TS. Đinh Quang Hải, Viện KHXH Việt Nam
3. PGS.TS. Võ Kim Cương, Viện Sử học, Viện KHXH Việt Nam
4. PGS.TS. Trần Đức Cường, Viện Sử học, Viện KHXH Việt Nam
5. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão, Viện Sử học, Viện KHXH Việt Nam
6. TS. Lê Thanh Hà, Viện Công nhân và Công đoàn
7. PGS.TSKH. Nguyễn Viết V
ượng, Trường Đại học Công đoàn
8. PGS.TS. Mai Văn Hai, Viện Xã hội học, Viện KHXH Việt Nam
9. PGS.TS. Đinh Xuân Lý, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. PGS.TS. Bùi Thế Cường, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
11. TS. Hà Mạnh Khoa, Viện Sử học, Viện KHXH Việt Nam
12. Th.S. Lương Thị Hồng, Viện Sử học, Viện KHXH Việt Nam
13. Th.S. Nguyễn Thúy Quỳnh, Viện Sử họ
c, Viện KHXH Việt Nam
14. Th.S. Duy Thị Hải Hường, Viện Sử học, Viện KHXH Việt Nam
15. Th.S. Nguyễn Thanh Tùng, Văn phòng Chủ tịch nước
2
LỜI NÓI ĐẦU


1. Mục tiêu của đề tài
Trong Danh mục các đề tài kèm theo Quyết định số 1711/QĐ-BKHCN
ngày 20-8-2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, tên của đề tài là
"Xây dựng và phát triển văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế", định hướng mục tiêu được xác định

là: "Đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Vi
ệt Nam
hiện nay; Đề xuất được những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa
của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế". Trong
phần Yêu cầu đối với sản phẩm, Quyết định nêu rõ: "Kiến nghị với các cơ
quan Đảng, Nhà nước về các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đời
sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối c
ảnh mới".
Căn cứ vào định hướng và yêu cầu của Quyết định nêu trên, chúng tôi
cụ thể hóa thành ba mục tiêu chủ yếu của đề tài là:
Thứ nhất, trên cơ sở làm rõ nội hàm của khái niệm văn hóa và đời sống
văn hóa của công nhân, đề tài đi sâu phân tích tác động của quá trình đổi mới
kinh tế-xã hội, bước đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc t
ế những năm qua đối với đời sống văn hóa của công nhân Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng đời sống văn hóa của công nhân
Việt Nam hiện nay trong các loại hình doanh nghiệp tại những địa phương
tiêu biểu cho cả nước, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học thành công và yếu
kém của thực trạng trên, có so sánh với kinh nghiệm xây dựng đời sống văn
hóa của công nhân một số nước trên thế giớ
i.
Thứ ba, dự báo triển vọng phát triển của đất nước; xác định yêu cầu và
điều kiện, đề xuất hệ quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn
hóa của công nhân Việt Nam, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc
bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
nhằm củng cố và phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩ
y
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng cường hội nhập quốc tế trong
thời gian tới.
2. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề

tài
Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi công
nhân và nông dân là động lực chính của cách mạng Việt Nam, và hiện nay
công nhân - nông dân - trí thức là những thành phần cơ bản của xã hội và việc
3
xây dựng vững chắc khối liên minh này là yếu tố quan trọng đảm bảo thắng
lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Tuy nhiên, hiện nay trong cơ
chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế, cuộc sống của giai cấp công
nhân ngày càng phân hóa, một bộ phận không nhỏ gặp nhiều khó khăn cả về
đời sống vật chất và đời sống tinh th
ần. Tại nhiều doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện
tiếp cận và hưởng thụ văn hóa của công nhân còn rất hạn chế.
- Từ khi nắm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta coi văn
hóa là một trong ba cuộc cách mạng mà toàn xã hội phải tiến hành, và qua
thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, Đảng ta càng khẳng định "Vă
n hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội"
1
.
Tuy vậy trong những năm qua, lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều vấn
đề bức xúc: "Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia
tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại"
2
.
- Tình hình thế giới ngày nay đang có những biến động phức tạp không
có lợi cho các quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhất là trên lĩnh
vực tư tưởng và văn hóa. Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách đưa các sản
phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào Việt Nam, gây tác động không nhỏ đến

đời sống văn hóa của nhân dân ta, trong đó có giai cấp công nhân.
Ở trong nước, sự phát triển của n
ền kinh tế thị trường, bên cạnh những
tác động tích cực, cũng đã có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống của
nhân dân. Ý thức chính trị, ý thức cộng đồng có dấu hiệu bị lấn át bởi lối
sống phương Tây, lối sống thực dụng.
Ở góc độ khác, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu
được những thành tự
u khoa học - kỹ thuật tiêu biểu của thế giới, hiểu và kế
thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại. Do vậy, nâng cao đời sống văn hóa
cho công nhân là trang bị kiến thức để công nhân tiếp thu có chọn lọc những
giá trị lành mạnh, tiến bộ của văn hóa thế giới và vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể của nước nhà.
- Thực tế đó đã đặt cho chúng ta nhiệm vụ
phải xây dựng giai cấp công
nhân lớn mạnh về mọi mặt để giai cấp này xứng đáng là giai cấp lãnh đạo,
giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực
lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chính


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, tr. 55.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2006, tr. 173.
4
với tinh thần ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
khóa X đã nhấn mạnh: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển
nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng…, có trình độ học vấn, chuyên môn,
kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công
nghệ hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức… Tạo đượ

c chuyển
biến rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân (về
nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi
sinh hoạt văn hóa, cơ sở nuôi dạy trẻ…) tương xứng với những thành quả của
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp
công nhân”
1
.
Từ tất cả những điều nói trên, có thể khẳng định rằng: Trong tiến trình
đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, việc đi sâu nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp có tính khả thi nhằm xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của
giai cấp công nhân là rất cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
* Ở
trong nước
Quán triệt và vận dụng các quan điểm lý luận, phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và về
việc xây dựng, từng bước nâng cao đời sống văn hóa của giai cấp này trong
hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, những thập niên qua, giới khoa
học xã hội nước ta đã có không ít công trình nghiên cứu về giai cấp công
nhân Việt Nam.
Điển hình là hai công trình đồ
sộ của cố Giáo sư Trần Văn Giàu: "Giai
cấp công nhân Việt Nam - Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp "tự
mình" đến giai cấp cho mình" (Sự thật, 1958) và Giai cấp công nhân Việt
Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công (Sử học, 1962-
1963). Trong những công trình này, tác giả đã mô tả sự tha hóa đến cùng cực
về lao động của giai cấp công nhân dưới chế độ thực dân - phong kiế
n, đồng

thời đi sâu phân tích quá trình giác ngộ chính trị ngày càng cao của giai cấp
công nhân nhờ sự tuyên truyền, giáo dục và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ được giới hạn trong
nửa đầu thế kỷ XX, nên cả hai công trình tầm cỡ đó chưa thể đề cập đến đời
sống văn hóa của giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa dướ
i chế
độ mới.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008, tr. 50-51.
5
Từ những năm 60 đến giữa những năm 80 của thế kỷ trước, một số tác
giả khác như Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc, Cao Văn Biền, Phạm Quang
Toàn, Nguyễn Hữu Hợp tiếp tục bàn về vai trò, vị trí của giai cấp công
nhân trong các thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắ
c.
Những năm đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm
trọng, thì việc nghiên cứu về giai cấp công nhân cũng có phần chững lại.
Phải đến khi đất nước cơ bản ra khỏi khủng hoảng, bước vào thời kỳ
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì các nhà
nghiên cứu trong nước mới tiếp tục cho ra đời một s
ố cuốn sách và nhiều
luận văn nghiên cứu về giai cấp công nhân.
- Về giai cấp công nhân nói chung có các cuốn sách: Về thực trạng giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay (Phạm Quang Trung, Cao Văn Biền, Trần
Đức Cường - 2001); Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự phát triển của giai
cấp công nhân (Cao Văn Lượng, Nguyễn Viết Vượng, Nguyễn Văn Nhật -
2001); Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện

đại hóa
đất nước (Dương Xuân Ngọc - 2004); Đổi mới tư duy về công nhân
và giai cấp công nhân, kinh tế tri thức và công nhân tri thức (Văn Tạo -
2002); Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Viết Vượng - 2003); Một số
vấn đề cơ bản về xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạ
i hóa (Dương Văn Sao chủ biên - 2004);
Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò của công đoàn (Lê Thanh Hà –
2009); Giai cấp công nhân Việt Nam – Hiện tại và xu hướng phát triển (Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam – 2010), v.v
Xung quanh vấn đề về công nhân và xây dựng giai cấp công nhân, còn
có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học của các tác giả Bùi Đình
Thanh, Nguyễn Văn Tư, Bùi Đình Bôn, Trần Ngọc Sơ
n, Đan Tâm, Trần Đình
Nghiêm, Đỗ Trọng Bá, Đỗ Nguyên Phương, Cù Thị Hậu, Xuân Cang, Phạm
Văn Chúc, Văn Tạo, La Côn, Lê Văn Lý, Lê Khả Phiêu, Cao Thanh, Nguyễn
An Lương, Nguyễn Ngọc Phúc, Trần Văn Giàu, Phan Thanh Khôi, Trần
Ngọc Tân, Hoàng Chí Bảo, v.v
- Về đời sống công nhân Việt Nam có các công trình: Công nhân công
nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới (Bùi
Thanh Hà - 2003); Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam
(Mai Thị Dung - 2002); v.v
6
Gần đây, trên một số tạp chí, nhất là trên các báo của các địa phương
như ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An có đăng một số bài viết của
các nhà nghiên cứu và các nhà báo về cuộc sống của công nhân tại các khu
công nghiệp, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, trong đó đặc biệt

lưu ý đến tình trạng đáng báo động về đời sống vật chất và tinh thần của
không ít công nhân trẻ.
Trong số các công trình nghiên cứu về
giai cấp công nhân Việt Nam
như nêu ở trên, một số công trình có đề cập đến đời sống nói chung và đời
sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam ở những mức độ khác nhau.
Trong công trình Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
(Phạm Quang Trung, Cao Văn Biền, Trần Đức Cường), sau khi mô tả kết quả
điều tra, khảo sát và phân tích hiện trạng, các tác giả đã đưa ra những điều
bức xúc nhất của công nhân Việt Nam về điều kiện nhà ở, về mức sống, về
sức khỏe, về việc làm ổn định, về tương lai của con cái, về ý muốn vươn lên
làm giàu, về việc tiếp tục đào tạo tay nghề, về việc được tiếp tục học thêm
ngoại ngữ, về phương tiện đi làm, về việc được vay vốn sả
n xuất và về việc
phấn đấu trở thành đảng viên. Vấn đề văn hóa và đời sống văn hóa chỉ được
đề cập và lồng ghép trong các nội dung nêu trên.
Trong công trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự phát triển của
giai cấp công nhân (Cao Văn Lượng, Nguyễn Viết Vượng, Nguyễn Văn
Nhật ), các tác giả đã đưa ra lý luận về giai cấp công nhân, nêu lên thực
trạng của giai cấp công nhân trong thời kỳ đổ
i mới, thực hiện công nghiệp
hóa - hiện đại hóa. Trong phần chính sách, giải pháp xây dựng giai cấp công
nhân, cùng với những giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, các tác giả đề xuất đến chính nâng cao đời sống văn hóa cho công
nhân mà chủ yếu là chính sách phát triển các nhà văn hóa, câu lạc bộ của
công nhân lao động, hình thành những trung tâm văn hóa vùng, đẩy mạnh
giao lưu văn nghệ, thể thao
Ngoài những công trình vừa nêu, trong Chương trình khoa học và công
ngh
ệ cấp Nhà nước KX.05 về Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân

lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2001-2005) có đề tài
KX.05-02 nghiên cứu về Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long, đề tài KX.05-03 nghiên cứu về Đời sống văn hóa
đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.
Mặc dù không trực tiếp bàn về đời sống văn hóa của giai cấp công
nhân, song tập thể các nhà nghiên c
ứu của mỗi đề tài kể trên đều đưa ra cách
hiểu riêng của mình về nội hàm khái niệm đời sống văn hóa, mà đề tài Xây
dựng và phát triển đời sống văn hóa công nhân có thể tham khảo, kế thừa
và phát triển những hạt nhân hợp lý.
7
* Ở ngoài nước
Vấn đề giai cấp công nhân nói chung có một số nhà nghiên cứu quan
tâm, nhưng rất ít công trình, bài viết về công nhân và xây dựng đời sống văn
hóa công nhân ở Việt Nam.
Về tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam, các công trình:
Developmental Lessons of Vietnameme Transitonal Economy của Chris
Dixon, Vietnam facing the challenge of intergration của Nguyễn Mạnh Hùng,
Determinants of Househould Enterreneurship in a Emerging Market
Economy of case of Vietnams của Kim Koriek , Civil society and social
capital in Vietnam của Russell J. Dalton , v.v đã đề cập đến vấn đề phát
triển kinh tế thị tr
ường, vấn đề xã hội dân sự có ít nhiều liên quan đến công
nhân Việt Nam.
Về các giai tầng xã hội và văn hóa xã hội, các tác phẩm: Women as
subjects: South Asian Histories của Nita Kumar, Culture and society in the
Asia - Pacific của Richard Maidment đề cập đến tình hình chung ở các
nước Đông Á, châu Á. Điều đó phần nào giúp chúng tôi có được cái nhìn bao
quát để so sánh khi nghiên cứu, triển khai đề tài.
Tóm lại, trong những năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu

về giai cấp công nhân Việt Nam được công bố. Tuy nhiên, cho đến nay ch
ưa
có một công trình, đề tài nào nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện và hệ
thống về đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập quốc tế.
4. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận:
Đề tài áp dụng cách tiếp cận tổng hợp liên ngành, trong đó đặc biệt chú ý
ba ngành chủ yếu:
- Nhân học văn hóa: Xem xét m
ối quan hệ qua lại giữa con người và văn
hóa, giữa văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của con người nói
chung, của người công nhân nói riêng.
- Xã hội học văn hóa: Nhìn nhận nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa của
người công nhân trong mối quan hệ với gia đình, xã hội, quốc gia, dân tộc từ
góc độ xã hội học và phương pháp phân tích xã hội học.
- Lịch sử văn hóa: Đặ
t văn hóa, nhu cầu văn hóa, đời sống văn hóa của
công nhân trong bối cảnh lịch sử của đất nước (văn hóa truyền thống), gắn với
yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (giao lưu văn hóa)
hiện nay.
8
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài
liệu từ các công trình nghiên cứu trước nhằm kế thừa có chọn lọc, bổ sung, so
sánh cho kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Lập phiếu điều tra diện rộng theo nội
dung, yêu cầu của đề tài đối với các loại hình doanh nghiệp, các địa phương
trọng điểm, các đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia:

+ Chú trọng phỏng vấn sâu các đối tượng (nhà khoa học, nhà quản lý, chủ
doanh nghiệp, tổ chức đảng, tổ chức công đoàn, công nhân trực tiếp sản xuất,
lãnh đạo chính quyền địa phương ).
- Phương pháp liên ngành: Nội dung nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh
vực khoa học chuyên ngành như sử học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa h
ọc,
kinh tế học, khoa học về con người
- Phương pháp phân tích định tính và định lượng: Để có cơ sở chính xác
cho những giải pháp cụ thể, cùng với những phân tích định tính, hướng tiếp
cận quan trọng là lượng hóa tối đa những thông tin và số liệu thành những hàm
số tương quan để minh chứng và dự báo cho những giải pháp chính sách.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): Nghiên cứu một số
tr
ường hợp điển hình chọn trong các loại hình doanh nghiệp và các địa phương
để minh chứng cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu khu vực: Đối tượng nghiên cứu là công nhân
tại các địa phương có tính đại diện, mà mỗi địa phương lại có điều kiện sống
(kinh tế, văn hóa) mang tính đặc thù khu vực.
- Phương pháp phân tích, so sánh: Nghiên cứu đời sống công nhân trong
các loại hình doanh nghiệp trên các vùng, miền của c
ả nước, do đó đòi hỏi có
sự phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra cái chung, cái đặc thù. Đồng thời, có
đối chiếu, so sánh đời sống văn hóa của công nhân Việt Nam với đời sống văn
hóa của công nhân một số nước khác trong khu vực.
- Phương pháp dự báo: Đưa ra những dự báo trước yêu cầu phát triển của
đất nước.
* Kỹ thuật sử dụng:
- Sử dụng phầ
n mềm SPSS để phân tích các số liệu điều tra qua bảng hỏi.
- Áp dụng kỹ thuật tin học để xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu,

xây dựng mô hình văn hóa của công nhân Việt Nam.
9
5. Những nội dung chủ yếu của đề tài
- Nội dung I: Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu về văn hóa
và đời sống văn hóa của giai cấp công nhân.
- Nội dung II: Một số nhân tố cơ bản tác động đến đời sống văn hóa
của giai cấp công nhân trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
- Nội dung III: Thực trạng đời sống v
ăn hóa của công nhân Việt Nam
hiện nay.
- Nội dung IV: Về đời sống văn hóa của giai cấp công nhân tại một số
nước trên thế giới.
- Nội dung V: Triển vọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tăng cường hội nhập quốc tế và một số yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao
đời sống văn hóa của giai cấp công nhân trong thập niên 2011-2020.
- Nội dung VI
: Quan điểm và các giải pháp xây dựng và nâng cao đời
sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam.
6. Các cơ quan tham gia thực hiện đề tài
- Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
- Viện nghiên cứu Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam
- Ban Dân vận Trung ương
- Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
7. Quá trình thực hiện
1. Điều tra, khảo sát trong nước: Tại 6 tỉnh và thành ph
ố là Hà Nội, Hải
Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh với tống số
1.400 phiếu tại 30 doanh nghiệp gồm các loại hình khác nhau: Doanh nghiệp
nhà nước, DN liên doanh, DN cổ phần, DN tư nhân, DN 100% vốn nước
ngoài; với các quy mô: doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, thủ công, doanh

nghiệp công nghệ cao; các loại hình kinh doanh, sản xuất: xây dựng, giao
thông, khai khoáng, dệt may, giày da, chế biến thủy hải sản, thương mại, cơ
khí, dịch vụ
- Khả
o sát 6 khu cư trú của công nhân và các khu nhà trọ, phỏng vấn
sâu 72 công nhân tại các khu lưu trú, 100 công nhân tại các khu nhà trọ tư
nhân bên ngoài khu công nghiệp.
- Tọa đàm, trao đổi với các cán bộ, chủ doanh nghiệp; các cán bộ công
đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp, cán bộ công đoàn quản lý khu công
nghiệp
2. Điều tra khảo sát tại Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức
10
3. Tổ chức 2 cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Hoàn thành 72 chuyên đề nghiên cứu.
8. Các sản phẩm của đề tài
* Sản phẩm trung gian:
- Tập tài liệu Kết quả xử lý phiếu điều tra công nhân lao động.
- Báo cáo kết quả điều tra về thực trạng đời sống công nhân.
- 72 chuyên đề nghiên cứu.
- 02 tập kỷ yếu hội thảo khoa học.
-
02 sách dịch tham khảo.
- 02 cuốn sách xuất bản có nội dung liên quan đến đề tài.
- 12 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Lịch
sử Đảng và Lao động và công đoàn.
* Sản phẩm chính:
- Báo cáo Tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Báo cáo Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Bản Kiến nghị của đề tài.


11

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Để có thể đánh giá đúng "thực trạng đời sống văn hóa của giai cấp
công nhân Việt Nam hiện nay" và "đề xuất những giải pháp nhằm xây
dựng và phát triển [đời sống] văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhậ
p quốc tế", như định hướng mục tiêu
mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã nêu lên cho đề tài KX. 03.17/06-10,
chúng tôi thấy trước hết cần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, phương pháp luận
nghiên cứu về những vấn đề được đặt ra trên đây, từ đó đi tới xác lập nội
hàm của khái niệm đời sống văn hóa, với tư cách là khái niệm công cụ chủ
chốt, bảo
đảm cho sự nhất quán của những nội dung sẽ lần lượt được phân
tích trong đề tài.
Cũng cần nói thêm rằng, do văn hóa và đời sống văn hóa là hai khái
niệm có quan hệ mật thiết với nhau, vì thế muốn hiểu rõ nội hàm của khái
niệm sau cũng cần đề cập đến khái niệm đầu ở một mức độ phù hợp.

1.1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ V
ĂN HÓA
VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Trong toàn bộ các tác phẩm hết sức phong phú và đồ sộ của mình, các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin dường như chưa bao giờ đưa ra một
định nghĩa chính thức nào về văn hóa. Tuy nhiên, là những nhà sáng lập và

phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử, từng đặt nền móng cho một hệ thống lý
luận về mối quan hệ tác động qua l
ại biện chứng giữa tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội của các cộng đồng người trong tiến trình lịch sử – từ cơ sở hạ
tầng kinh tế, cơ cấu xã hội đến kiến trúc thượng tầng về pháp lý, chính trị và
các hình thức ý thức xã hội tương ứng – trên thực tế, cả C. Mác và Ph.
Ăngghen và sau đó là V.I. Lênin đã nêu lên nhiều luận đi
ểm hết sức sâu sắc
về văn hóa nói chung và đời sống văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng,
đi sâu phân tích thực trạng của đời sống ấy trong các giai đoạn khác nhau của
chủ nghĩa tư bản ở châu Âu thế kỷ XIX và ở nước Nga đầu thế kỷ XX, qua
đó dự báo triển vọng phát triển của nó dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tương
lai.
Sau đây là một số
luận điểm chủ yếu:
12
Thứ nhất, văn hóa được hiểu là hoạt động sinh sống có ý thức của con
người theo quy luật của cái đẹp.
Trong Bản thảo kinh tế - triết học 1844, C. Mác cho rằng: "Hoạt
động sinh sống có ý thức của con người"
1
là cái riêng có ở con người, phân
biệt con người với con vật, đời sống con người với đời sống con vật. Hoạt
động đó diễn ra đồng thời với sự hình thành các mối quan hệ tất yếu giữa
con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người trong
xã hội.
Con vật, loài vật không có bất cứ hoạt động và mối quan hệ nào với ý
nghĩa là hoạt độ
ng và quan hệ có ý thức. Con vật chỉ hoạt động, chỉ quan hệ
theo nhu cầu thể xác trực tiếp của nó, tức hoạt động và quan hệ theo bản năng

sinh vật.
Dù sự khéo léo của bầy ong trong việc xây dựng những ngăn tổ bằng
sáp có thể làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn, nhưng ngay từ đầu,
điều phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là
ở chỗ trước khi
xây dựng những căn nhà trong thực tế, nhà kiến trúc đã hình dung việc xây
dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi. Đó là một nhận xét rất tiêu biểu của
C. Mác về hoạt động sinh sống có ý thức của con người
2
. Hơn nữa, con người
không chỉ lấy cái sẵn có trong tự nhiên mà còn biến đổi nó, làm thêm cho tự
nhiên những cái mà tự nhiên không có. Sự biến đổi giới tự nhiên, "tạo một
cách thực tiễn ra thế giới vật thể"
3
, được xem như giới tự nhiên thứ hai - xã
hội và lịch sử –, đó là nhờ con người có ý thức, dùng ý thức chi phối bản
năng, dùng lao động mà cải biến tự nhiên, tạo ra các sản phẩm "theo quy luật
của cái đẹp"
4
, đồng thời cải biến chính bản thân mình.
C. Mác viết: Bằng lao động tự do, "con người nhân đôi mình không chỉ
về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà còn nhân đôi mình một cách
hiện thực, một cách tích cực, và con người ngắm nhìn bản thân mình trong
thế giới do mình sáng tạo ra"
5
.
Như vậy, trong tư tưởng của C. Mác, chỉ những hoạt động nào là tích
cực, hướng tới sự nảy nở và phát triển, có ích cho cuộc sống của con người,
nâng cao trí tuệ và phẩm giá của con người thì những hoạt động ấy mới được
xem là văn hóa.

Những hoạt động nào đối lập với tính chất và mục đích ấy đều xa lạ
với văn hóa, thậm chí là phản v
ăn hóa. Những hoạt động như thế "luôn thể


1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 42. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 136
2. Xem C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 23. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993, tr. 266
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 42. Sđd, tr. 136
4. Như trên, tr. 137
5.
Như trên, tr. 137
13
hiện tính chất phi nhân tính, làm lu mờ bản chất con người, thậm chí dừng
lại ở tính động vật Nó uốn lệch và phá vỡ các hoạt động định hướng
trước cái hoàn thiện Nó bị cầm tù trong sự chi phối của cái giả, cái ác,
cái xấu"
1
.
Khu biệt những hoạt động văn hóa với những hoạt động phản văn hóa
để thấy rõ khái niệm văn hóa, theo quan niệm của C. Mác, chỉ dung nạp
những cái gì tốt đẹp, tích cực, tiến bộ, phát triển, bồi dưỡng và phát huy nhân
tính, xứng đáng với bản chất của con người.
Thứ hai, hoạt động sinh sống có ý thức của con người trước hết thể
hiện ở nh
ững mặt cơ bản là sản xuất, tái sản xuất ra đời sống vật chất của
chính bản thân mình cũng như sản xuất ra những người khác, và từ đó nảy
sinh nhu cầu giao tiếp giữa những con người với nhau.
Trong tác phẩm viết chung Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), C. Mác và
Ph. Ăngghen chứng minh rằng: "Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con
người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng

sống đã rồi mới có thể "làm ra lịch sử". Nhưng muốn sống được thì trước hết
cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như
vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu
để thỏa mãn
những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất"
2
của chính
con người với tư cách là sinh thể có ý thức của xã hội.
Nhưng những tư liệu dùng để thỏa mãn nhu cầu sinh sống của con
người không thể chỉ được cung cấp một lần mà suốt cả cuộc đời. Vì thế, một
khi bản thân cái nhu cầu đầu tiên đã được thỏa mãn, cùng với hành động thỏa
mãn và công cụ thỏa mãn mà người ta đã có được, sẽ tất yếu đư
a tới những
nhu cầu mới cần được đáp ứng. Từ đó, việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa
mãn nhu cầu sinh sống của con người bao giờ cũng là một quá trình tái sản
xuất và tái sản xuất mở rộng ra những tư liệu ấy.
Ngoài sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chất của bản thân mình,
"con ngườ
i bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở – đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình. Gia đình lúc đầu là quan
hệ xã hội duy nhất, về sau trở thành một quan hệ phụ thuộc khi mà những
nhu cầu đã tăng lên đẻ ra những quan hệ xã hội mới và dân số đã tăng lên đẻ
ra những nhu cầu mới"
3
của cộng đồng xã hội từ nhỏ đến lớn: từ thị tộc, bộ
lạc, bộ tộc đến quốc gia, dân tộc.


1. Như Thiết: Phản văn hóa và quá trình phát triển xã hội Việt Nam hiện nay. In trong: Mấy vấn
đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, do Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam, Cao Xuân Phổ

đồng chủ biên. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1993, tr. 97 - 98

2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 39-40
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3. Sđd, tr. 41
14
Phân tích ba mặt hay ba nhân tố tồn tại đồng thời ngay từ buổi đầu của
lịch sử và tiếp tục biểu hiện ra trong suốt tiến trình lịch sử, C. Mác và Ph.
Ăngghen đi đến nhận định cho rằng: "Như vậy là sự sản xuất ra đời sống – ra
đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người
khác bằng việc sinh con đẻ
cái – biểu hiện ngay ra một quan hệ song trùng:
một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội với ý
nghĩa là sự hợp tác của nhiều cá nhân"
1
.
Đến lượt nó, quan hệ xã hội của con người trong sản xuất, tái sản xuất
ra đời sống vật chất của bản thân mình và ra sản xuất ra đời sống của người
khác tất yếu làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa những con người với nhau.
Và chính từ nhu cầu của sự giao tiếp ấy mà ngôn ngữ xuất hiện với tư cách là
một trong những yếu tố cấ
u thành văn hóa.
Tất cả một chuỗi các mối quan hệ tác động qua lại nêu trên đều là biểu
hiện của hoạt động sinh sống có ý thức của con người, tức của đời sống văn
hóa trong hàm nghĩa bao quát nhất của khái niệm này.
Thứ ba, đặc trưng nổi bật của hoạt động sinh sống có ý thức của con
người là hoạt động sáng tạo – sáng tạo ra những giá trị
văn hóa vật chất và
giá trị văn hóa tinh thần.
Nhìn lại lịch sử tiến hóa của nhân loại, chúng ta từng biết đến những
sáng tạo lớn lao của con người được ghi nhận là những mốc đánh dấu các

thời kỳ phát triển văn hóa ví như những sáng chế đầu tiên ra các loại công cụ
sản xuất từ đồ đá đến đồ đồng, đồ sắt ; những phát minh ra ch
ữ viết, con
số ; những sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học và giáo dục, đạo đức và
pháp luật, văn học và nghệ thuật, triết học và tôn giáo, v.v
Có thể khẳng định, tất cả những sáng chế, phát minh, sáng tạo trên đều
là sự thăng hoa của những hoạt động sinh sống có ý thức của con người nhằm
đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân mình. Xét về thực chấ
t, thì
đó chính là những giá trị văn hóa. Như vậy, những hình thái biểu hiện của
văn hóa có thể là vật phẩm, công cụ, phương tiện (giá trị văn hóa vật thể);
cũng có thể hình ảnh và hình tượng nghệ thuật, đạo lý và niềm tin, ý thức và
tư tưởng (giá trị văn hóa phi vật thể).
Do hoạt động của con người, năng lực sáng tạo của con người là hết
sức đ
a dạng, nên những giá trị mà họ sáng tạo ra cũng rất đa dạng. Nhiều giá
trị được tập hợp theo một hệ thống nào đó thì gọi là hệ giá trị.
Hầu hết, nếu không nói là tất cả các nhà nghiên cứu và hoạt động văn
hóa đều xem chân - thiện - mỹ là hệ giá trị phổ quát của văn hóa. Vấn đề khác


1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3. Sđd, tr. 42
15
nhau là ở chỗ hệ giá trị phổ quát này được cụ thể hóa và vận dụng như thế
nào đối với từng dân tộc, từng giai tầng xã hội, từng nhóm người, thậm chí
đến từng cá nhân trong các thời gian và không gian khác nhau.
Nếu trừu tượng hóa đi những khác biệt, ta có thể thấy:
- Biểu hiện nổi bật của "chân" là cái thật, cái đúng. "Chân" yêu cầu
không chỉ năng lực hiểu biế
t, khám phá, sáng tạo mà còn cả thái độ ứng xử

một cách trung thực, chân thành. Chân giá trị là giá trị đích thực, nó đối lập
với cái giả – cả sự giả dối, lừa bịp lẫn sự giả tạo, khiên cưỡng.
- Biểu hiện tập trung của "thiện" là cái tốt, sự tử tế, là tình cảm vị tha,
lòng nhân ái. "Thiện" là đặc trưng của tính người và tình người. Định hướng
giá trị vào cái "thiện", con người có khả năng vươn tới cái tốt, nảy nở lòng
nhân ái, từ đó mà có thái độ khoan dung, độ lượng trong văn hóa ứng xử.
- Biểu hiện điển hình của "mỹ" là cái đẹp. Cái đẹp thể hiện nổi bật
trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cái đẹp có mặt trong tất cả các
mặt của đời sống con người, trong lao độ
ng và sản xuất, trong đạo đức và lối
sống, trong lời nói và cử chỉ giao tiếp, trong thái độ và hành vi ứng xử giữa
người với người.
Cần lưu ý rằng, chân - thiện - mỹ (cái thật, cái tốt, cái đẹp) không tách
rời nhau mà đan xen với nhau, bổ sung cho nhau. Cái thật chỉ trở thành cái
đẹp khi nó gắn với cái tốt. Cái tốt làm cho cái thật và cái đẹp được tôn lên.
Còn cái đẹp trước hết phải là cái tốt và cái thật.
Theo C. Mác, từ
những con người mà hai bàn tay đã thành chai vì lao
động tới những người lao động đang làm việc thật sự cật lực để tạo ra những
sản phẩm tốt và có ích cho xã hội, ta nhìn ra cái thật, cái tốt, cái đẹp của loài
người. Nhưng C. Mác không chỉ nói đến cái thật, cái tốt, cái đẹp của lao động
cơ bắp mà còn thấy những giá trị đó được nhân lên trong hoạt động trí tuệ
sáng tạo của con người, thể hi
ện ở những thành tựu khoa học ngày càng cao,
đến mức trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trở thành "những cơ quan
trực tiếp của quá trình sống hiện thực"
1
.
Thứ tư, những hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa đích thực chỉ thật sự
có được khi con người được lao động tự do; trong một xã hội còn tồn tại chế

độ người áp bức bóc lột người, thì những giá trị văn hóa do những người
công nhân tạo ra nhiều khi lại trở thành cái xa lạ, đối lập với đời sống của
chính họ.


1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 46, phần II. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr.
372-373

16
Vẫn trong Bản thảo kinh tế - triết học 1844, C. Mác đã phân tích sâu
sắc tình trạng tha hóa lao động của người công nhân, kéo theo sự tha hóa
trong đời sống văn hóa, tha hóa trong hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn
hóa của họ dưới chế độ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX. Ông
viết: "Lao động [của người công nhân] sản xuất ra những vật phẩm kỳ diệ
u
cho những người giàu, nhưng chính nó lại sản xuất ra sự bần cùng hóa công
nhân. Nó tạo ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công
nhân. Nó sáng tạo ra cái đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân Nó sản
xuất ra trí tuệ, nhưng cũng sản xuất ra cả sự đần độn, ngu ngốc cho công
nhân"
1
.
C. Mác cho rằng sự tha hóa lao động của người công nhân không chỉ
thể hiện ở phương diện quan hệ của người công nhân với sản phẩm lao động
của anh ta mà còn thể hiện ngay trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản
thân quá trình lao động sản xuất. Ông viết: "Trong tình trạng bị tha hóa, lao
động là một cái gì đó bên ngoài đối với người công nhân, không thuộc về bản
chất anh ta; trong lao động của anh ta, anh ta không cảm thấy mình sung
sướng mà cảm th
ấy mình khổ sở; không phát huy một cách tự do nghị lực thể

chất và tinh thần của mình, mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại
tinh thần của mình"
2
.
Rất gần với quan điểm của C. Mác, trong tác phẩm Tình cảnh của giai
cấp lao động ở Anh (xuất bản lần đầu năm 1845), Ph. Ăngghen đã tập trung
mô tả một cách cụ thể, chi tiết đời sống hàng ngày (every - day life) của công
nhân Anh thời bấy giờ, và qua đó rút ra những kết luận có tác dụng định
hướng cho sự phát triển của phong trào công nhân. Ông cho rằng: mặc dù với
lao động cực nh
ọc, thời gian làm việc kéo dài (thường là 12 - 14 giờ một
ngày) và đồng lương chết đói; điều kiện ăn, mặc, ở (nhất là ở) hết sức tồi tàn;
điều kiện sinh hoạt gia đình và nuôi dạy con cái vô cùng thiếu thốn; các mặt
thể chất, trí tuệ và đạo đức đều bị giai cấp thống trị bỏ rơi, nhưng bằng chính
sự trải nghiệm thực tiễn c
ủa mình, giai cấp công nhân Anh "vẫn biết rất rõ lợi
ích của bản thân và lợi ích của toàn dân tộc là thế nào; họ cũng biết lợi ích
riêng của giai cấp tư sản là gì và họ có thể trông đợi được gì ở giai cấp ấy ,
họ không hiểu gì về những vấn đề trên trời mà các cha cố cố gắng dạy cho
họ, nhưng về những vấn đề trần thế, chính trị và xã hội thì họ
lại hiểu rõ
ràng"
3
. Đây chính là những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy giai cấp công nhân
Anh đứng lên đấu tranh vì những quyền lợi sống còn và vì phẩm giá con
người của họ.


1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 42. Sđd, tr. 131
2. Như trên, tr. 132

3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 2. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 470
17
Thứ năm, do yêu cầu của sự phát triển công nghiệp dưới chủ nghĩa tư
bản, bản thân giai cấp tư sản cũng dần dần nhận thấy sự cần thiết phải từng
bước cải thiện đời sống văn hóa của công nhân làm thuê; nhưng chỉ đến khi
chủ nghĩa xã hội được xây dựng thành công, thì giai cấp công nhân mới thật
sự trở thành người làm ch
ủ đời sống văn hóa của chính mình.
Đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng triệt để, trong khi phân
tích, mô tả thực trạng đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Anh và một số
nước tư bản phương Tây khác kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đều không nhìn thực trạng
ấy theo quan điểm tĩnh t
ại, chết cứng mà theo quan điểm vận động, phát triển.
Điều đó giải thích tại sao, ngay từ cuối những năm 50 của thế kỷ XIX,
trong tác phẩm Phê phán khoa kinh tế chính trị (Bản sơ thảo những năm
1857-1858), C.Mác đã sớm dự báo: "Theo đà phát triển của đại công nghiệp,
việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào
số lượng lao động đã chi phí [mà] phụ thuộc vào trình độ chung của khoa
học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa
học ấy vào sản xuất"
1
. Trong điều kiện như thế, theo C. Mác, "lao động thặng
dư của quần chúng công nhân không còn là điều kiện để phát triển của cải
phổ biến, cũng giống như sự không lao động của một số ít người không còn
là điều kiện cho sự phát triển những sức mạnh phổ biến của đầu óc con người
nữa , mà nói chung là việc giảm lao động cần thiết của xã h
ội xuống mức tối
thiểu, tương ứng với điều đó trong những điều kiện ấy là sự phát triển nghệ
thuật, khoa học, v.v của các cá nhân nhờ thời gian đã được giải tỏa cho mọi

người và nhờ những phương tiện đã được tạo ra để thực hiện điều đó"
2
.
Tương tự như dự báo sáng suốt của C. Mác, trong Lời tựa viết cho lần
xuất bản bằng tiếng Anh cuốn "Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh" năm
1892, Ph.Ăngghen cũng đi tới nhận xét cho rằng: Cùng với quá trình ứng
dụng khoa học vào sản xuất công nghiệp, bản thân giai cấp tư sản Anh đã dần
dần nhận thấy sự cầ
n thiết phải quy định bằng pháp luật giới hạn tương đối
hợp lý của ngày lao động của công nhân (ngày làm việc 10 giờ)
(*)
, xóa bỏ chế
độ trả công bằng hàng hóa và tiến hành một số cải cách khác nhằm cải thiện
phần nào đời sống văn hóa của công nhân (nhất là bộ phận công nhân kỹ
thuật, công nhân trí thức), khôi phục thể chất của họ, đem lại cho họ một
trình độ học vấn và chuyên môn cũng như một quyền dân chủ nhất định về


1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 46, phần II. Sđd, tr. 368-369
2. Như trên, tr. 370-371
(*) Sau cuộc đấu tranh thắng lợi của giai cấp công nhân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, ngày làm việc
của công nhân trên thế giới nói chung được rút xuống 8 giờ.

18
chính trị - xã hội, thể hiện qua hoạt động của Hội công liên
1
. Bởi chỉ có như
vậy, thì công nhân mới có được một trạng thái thể lực, trí lực và đạo đức khả
dĩ đủ để vận hành những máy móc và phương tiện kỹ thuật ngày càng được
cải tiến, tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ và chất lượng cao hơn, qua đó

đem lại cho giai cấp tư sản số lợi nhuận lớn hơn gấp bội so vớ
i việc áp dụng
thủ đoạn vắt kiệt sức lao động của công nhân và đẩy họ vào một cuộc sống
thảm hại hoàn toàn không xứng đáng với phẩm giá con người.
Tuy nhiên, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, khi việc chạy theo lợi nhuận
tối đa của giai cấp tư sản dựa trên sự bóc lột ngày càng tinh vi giá trị thặng dư
do lao động của ngườ
i công nhân làm ra vẫn còn là một xu thế tất yếu cho sự
tồn tại và phát triển của chế độ đó, thì người công nhân chưa thể hoàn toàn
làm chủ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của mình được.
Bằng việc nghiên cứu sự chuyển biến về đời sống mọi mặt của giai cấp
công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặt trong mối quan h
ệ gắn bó hữu
cơ với hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác, các nhà sáng
lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã đi đến nhận định cho rằng: Do quy luật vận
động nội tại của mình, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ tạo ra trong tiến trình phát
triển của nó những tiền đề cần thiết – cả tiền đề
vật chất kỹ thuật thể hiện ở
nền sản xuất đại công nghiệp dựa trên những thành tựu khoa học tiên tiến và
tiền đề xã hội mà lực lượng chủ yếu là giai cấp công nhân có trình độ học vấn
và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao – bảo đảm cho sự thay thế chế độ tư
bản bằng một chế độ xã hội tiến b
ộ và công bằng hơn, mà các ông gọi đó là
chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản văn minh.
Theo dự báo của C. Mác và Ph. Ăngghen, dưới chủ nghĩa xã hội, hoạt
động lao động sản xuất của người công nhân không còn là một đối tượng để
bị bóc lột nữa mà trở thành một phương tiện thúc đẩy sự gia tăng của nền sản
xuấ
t xã hội, "bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội không những một đời
sống hoàn toàn đầy đủ về vật chất mà còn đảm bảo cho họ phát triển và vận

dụng một cách hoàn toàn tự do và đầy đủ những năng khiếu thể lực và trí lực
của họ nữa"
2
.
Thứ sáu, trong điều kiện cách mạng vô sản giành được thắng lợi trước
tiên tại một nước còn nhiều tàn tích của chế độ nông nô với sức sản xuất lạc
hậu, thì chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt tới một trình độ văn hóa đủ để
tiếp thu và làm chủ những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến, tạo ra
năng suất lao động cao hơn so với chủ ngh
ĩa tư bản, thì sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội của họ mới có thể xem là thắng lợi hoàn toàn.


1. Xem C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 22. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 393 -
403

2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 19. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 329
19
Sau khi C. Mác và Ph. Ăngghen qua đời, trong bối cảnh mới của lịch
sử thế giới và của nước Nga vừa hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười năm 1917, V.I. Lênin đã tiếp tục làm rõ, phát triển và bổ
sung cho lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về văn hóa
và nâng cao đời sống văn hóa của giai cấp công nhân dưới chế độ mới.
Đặc biệt, từ sáng kiến tổ
chức Ngày thứ bảy cộng sản lao động tình
nguyện của công nhân tuyến đường sắt Mátxcơva – Cadan vào giữa thời kỳ
cộng sản thời chiến (tháng 5-1919), V.I. Lênin đã khái quát và nâng lên thành
một luận điểm có ý nghĩa chỉ đạo hành động thực tiễn hết sức sâu sắc là: "Xét
đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho
thắng lợi của chế độ xã h

ội mới"
1
. Theo Người, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
một năng suất lao động chưa từng thấy dưới chế độ nông nô. Chủ nghĩa tư
bản có thể bị thay thế và sẽ bị thay thế bằng một chế độ tiến bộ và công bằng
hơn nếu chủ nghĩa xã hội tạo ra được một năng suất lao động cao hơn nhiều.
Nhưng
đây là một sự nghiệp rất khó khăn và rất lâu dài. Sự nghiệp đó chỉ có
thể hoàn thành khi có hai điều kiện chủ yếu: Một là, những người công nhân
bình thường tỏ ra quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động, giữ gìn
từng pút lúa mì, than đá, sắt và các sản phẩm khác không những chỉ vì lợi ích
của bản thân họ mà còn vì lợi ích của toàn xã hội. Hai là, trong hoàn cảnh cụ
thể của n
ước Nga – một nước vốn có chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức trung
bình, trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của đa số lực lượng lao động xã hội
còn thấp kém so với các nước tư bản phát triển khác –, thì giai cấp công nhân
phải được đào tạo và tự đào tạo để có khả năng "nắm lấy toàn bộ kinh nghiệm
của chủ nghĩ
a tư bản có văn hóa, có kỹ thuật và tiên tiến"
2
. Không có những
điều kiện tối thiểu cần thiết này, thì chủ nghĩa xã hội rốt cuộc vẫn chỉ là một
nguyện vọng tốt đẹp mà thôi.
Từ mùa xuân năm 1921, sau khi đã lãnh đạo Hồng quân đánh tan bọn
bạch vệ và sự can thiệp của 14 nước đế quốc, giữ vững được chính quyền
Xô-viết, V.I. Lênin chủ trương chuyển sang thời kỳ thực hiện chính sách kinh
tế
mới (NEP) ở nước Nga. Theo Người, những nội dung chủ yếu của NEP là
áp dụng nền kinh tế nhiều thành phần, tiến hành hạch toán kinh tế tại tất cả
các đơn vị sản xuất kinh doanh, từng bước xây dựng một nền thương nghiệp

văn minh, thu hút vốn đầu tư cùng với kỹ thuật tiên tiến của tư bản nước
ngoài nhằm phát triển lực lượng sản xu
ất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải
thiện đời sống nhân dân.


1. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 39. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tr. 25
2. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 40. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tr. 250
20
Để biến những nội dung đó thành hiện thực, trước hết V.I. Lênin kêu
gọi mọi cán bộ, đảng viên phải chống thói "kiêu ngạo cộng sản", phải học
buôn bán, phải học tập các chuyên gia tư sản am hiểu các lĩnh vực khoa học,
kỹ thuật
Trong khi không hề xem nhẹ những nhiệm vụ cụ thể vừa nêu, V.I.
Lênin hết sức đề cao một nhiệm vụ có tầm quan trọng chi
ến lược là phải bằng
mọi cách phát triển nền giáo dục quốc dân, đẩy mạnh "công tác hòa bình tổ
chức văn hóa" nhằm đào tạo, bồi dưỡng, khơi dậy và nhân lên tiềm năng sáng
tạo vô tận của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác
hướng tới mục đích cao đẹp là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước
Nga. Người cho rằng, chính quyền Xô viết phải dành ra cả m
ột thời kỳ lịch
sử khoảng 10 - 20 năm để "phát triển văn hóa của toàn thể nhân dân"
1
, mà
trong đó công nhân là lực lượng sản xuất hàng đầu. Người chỉ rõ: "Nếu
không trải qua thời kỳ lịch sử ấy, không làm cho mọi người có trình độ học
vấn phổ thông, không có một trình độ hiểu biết đầy đủ công việc, không giáo
dục đầy đủ cho dân cư biết dùng sách báo – không có tất cả những điều đó
thì chúng ta sẽ không thể đạt tới mục đích"

2
.

1.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ VỀ NHIỆM VỤ
CHĂM LO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nắm lấy tinh thần cốt lõi trong các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin về văn hóa, đồng thời tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những
thành tựu có liên quan trong kho tàng trí tuệ của nhân loại, Hồ Chí Minh đã
đưa ra m
ột cách tiếp cận khá toàn diện về khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng.
Người viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo ra tiếng nói, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn"
3
.
Người còn chỉ ra 5 điểm lớn trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Đó là xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; xây dựng luân lý: biết hy
sinh mình, làm lợi cho quần chúng; xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên


1. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 45. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tr. 424
2. Như trên, tr. 424
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 431
21

quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; xây dựng chính trị: dân quyền;
xây dựng kinh tế.
Rõ ràng, so với hàng trăm định nghĩa khác về văn hóa lần lượt được
nhiều nhà khoa học đề ra, kể từ định nghĩa đầu tiên của Edward B. Tylor năm
1871 đến nay, quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa bao hàm những nội
dung quan trọng sau:
- Văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người, thuộc về con
người và vì mụ
c đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính con
người.
- Những sáng tạo và phát minh đó thể hiện sự thích ứng một cách có
ý thức của con người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội để tồn tại và
phát triển.
- Các yếu tố cấu thành văn hóa là rất phong phú, phản ánh những nhu
cầu đa dạng của đời sống con người trong xã hội, chứ không chỉ là văn học,
nghệ
thuật.
- Văn hóa không đứng ngoài mà ở bên trong và có nhiệm vụ xây dựng
tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị, kinh tế, trong đó xây dựng tâm lý, luân lý –
thực chất là xây dựng nhân cách văn hóa của con người – được đặt lên hàng
đầu.
Do nhận thức rõ văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của
con người ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm "thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn", nên trong suốt quá trình đấ
u tranh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người ở nước ta,
Hồ Chí Minh bao giờ cũng xem việc nâng cao đời sống văn hóa cho toàn thể
nhân dân nói chung và giai cấp công nhân nói riêng là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của tiến trình cách mạng Việt Nam. Và nhiệm vụ này lại
được Người cụ thể hóa cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng giai

đoạn khác nhau:
- Giai đo
ạn sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống
Pháp
Sau Cách mạng tháng Tám thành công và trong 9 năm kháng chiến
chống Pháp, ở các vùng tự do, Đảng và Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu đã chủ trương thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Theo
Người, tại các xí nghiệp quốc doanh thì "xưởng trưởng, công trình sư và công
nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân"
1
. Vì vậy, mọi người
đều phải chăm lo đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chính


1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 221
22
mình. Còn tại các xí nghiệp của tư bản tư nhân, thì phải thực hiện khẩu hiệu:
"chủ và thợ đều có lợi". Trong tác phẩm Đời sống mới (1947), Hồ Chí Minh
đã sớm chỉ rõ: Từ trước đến nay, chủ bao giờ cũng muốn lời nhiều, mà trả
công ít. Thợ thì muốn làm việc ít mà được trả tiền công nhiều. Vì thế mà sinh
mâu thuẫn, không có lợi cho cả hai bên. Giờ đây, nế
u làm theo "đời sống
mới" thì có lợi cho cả chủ lẫn thợ. Người cho rằng: "Chủ muốn được việc, thì
đối với lương bổng, nhà ở, vệ sinh và cách đối đãi công nhân, phải rộng rãi tử
tế. Lại nên có những lớp học cho thợ và con thợ. Thợ học cho tinh xảo hơn.
Con thợ học sẽ dễ thế cho những người thợ già về hưu. Cũng nên mở hợ
p tác
xã cho công nhân mua các thứ cần dùng được rẻ hơn. Phí tổn làm những việc
đó, không mất đi đâu. Thợ vui vẻ làm việc thì chủ sẽ lợi gấp 5 gấp 10 số phí
tổn đó. Một khi chủ đã cư xử như thế, thì thợ phải cố gắng làm. Làm nhanh

hơn, khéo hơn. Tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm vật liệu. Vì lợi ích cho chủ tức là
lợi cho mình một ph
ần. Chủ và thợ hợp tác chặt chẽ thì hai bên đều có lợi"
1
.
- Giai đoạn bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng
chiến chống Mỹ cứu nước
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc nước ta hoàn toàn được
giải phóng đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn
thành khôi phục và cải tạo nền kinh tế quốc dân, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965) được triể
n khai mà trọng tâm là bước đầu thực hiện công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng miền Bắc vững mạnh, làm chỗ dựa cho
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Bằng việc phát huy cao độ nội lực của miền Bắc cộng với sự giúp đỡ
của các nước anh em, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, nông lâm
trường quốc doanh đã lần lượ
t ra đời. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số
lượng, chất lượng từng bước được nâng lên. Nhưng từ đầu năm 1965, cùng
với việc mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đế quốc Mỹ còn
ngang nhiên tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Sản xuất
và đời sống của các tầng lớp nhân dân nói chung và của giai cấp công nhân
nói riêng, do đó, gặp rất nhiều trở
ngại, khó khăn.
Trước tình hình ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu Đảng, chính
quyền và công đoàn các cấp phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng giai
cấp công nhân về mọi mặt để nó có thể "làm tròn vai trò tiên phong cách
mạng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội"
2
.

Người chỉ rõ: "Khác hẳn với trước kia, công nhân bây giờ là người chủ đất
nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai


1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5. Nxb Sự thật, Hà Nội 1995, tr. 106
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12. Nxb Sự thật, Hà Nội 1996, tr. 564
23
cấp công nhân phải tham gia quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm
cho năng suất lao động không ngừng nâng cao, của cải xã hội ngày càng
nhiều, với phẩm chất tốt, giá thành hạ"
1
.
Không chỉ dừng lại ở việc đề ra quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn
tổng quát nêu trên, Hồ Chủ tịch còn nhiều lần kêu gọi cán bộ, công nhân các
nhà máy, xí nghiệp đoàn kết chặt chẽ, đẩy mạnh thi đua yêu nước, gìn giữ
tốt máy móc, quản lý sức người, sức của theo đúng các chế độ Nhà nước đã
ban hành, nâng cao cảnh giác, bảo vệ nhà máy, bảo hộ lao độ
ng, hoàn thành
và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất được giao
Nhưng muốn làm tốt tất cả những nhiệm vụ cụ thể đó, thì lãnh đạo các
nhà máy và bản thân anh chị em công nhân "phải ra sức học tập chính trị, văn
hóa, kỹ thuật để tiến bộ không ngừng; phải thực hiện tốt kỷ luật lao động;
phải tăng cường việc cải thiện đời số
ng vật chất và tinh thần; phải chú ý chăm
sóc các cháu bé ở nhà trẻ, mẫu giáo; phải bảo đảm sức khỏe cho công nhân
và cán bộ gái"
2
. Nói tóm lại, mọi nhà máy, xí nghiệp đều phải hết sức "chăm
lo đời sống vật chất và văn hóa của công nhân"
3

.

1.3. CHỦ TRƯƠNG, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
Thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và về việc nâng cao đời sống văn
hóa của giai cấp công nhân vào
điều kiện cụ thể của nước nhà trong tiến trình
đổi mới và hội nhập quốc tế, từ Đại hội VI của Đảng (12-1986) đến nay,
Đảng ta đã lần lượt đề ra nhiều chủ trương và quan điểm lớn có ý nghĩa chỉ
đạo đối với toàn bộ sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và phát triển giai
cấp công nhân nói riêng.
Xét trên tầm chỉ đạo vĩ mô, có thể nêu bậ
t những chủ trương, quan
điểm đổi mới của Đảng về bốn lĩnh vực chính yếu sau:
Thứ nhất, chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
nền kinh tế mới, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, hợp
tác và cạnh tranh lành mạnh; các giai cấp, tầng l
ớp xã hội "đoàn kết và hợp
tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc


1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12. Sđd, tr. 564
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 193
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12. Sđd, tr. 413
24
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi

ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
1
.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Xem "văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội"
2
. Chăm lo "xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn
hóa"
3
của toàn thể nhân dân, mà trong đó giai cấp công nhân là nòng cốt.
Thứ ba, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, đồng thời xây dựng
một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, "lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo"
4
.
Thứ tư, mở cửa tăng cường giao lưu, hợp tác với bên ngoài, tích cực và
chủ động hội nhập ngày càng sâu với thế giới theo tinh thần: "Việt Nam sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển"
5
.
Sau gần 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng Cộng
sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đến giữa những năm 90 của thế kỷ
trước, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đề ra cho
chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa,
hiện đạ

i hóa cơ bản đã hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng (6-1996) chỉ rõ: "Mục tiêu
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến b
ộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, đời sống vật
chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh"
6
.
Để có thể hoàn thành được mục tiêu nêu trên, Đại hội đặc biệt nêu cao
nhiệm vụ: "Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, phát triển về


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2001,tr. 85 - 86

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 1996,tr. 119

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998,tr. 69

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Nxb Sự thật, Hà Nội 1991, tr. 9

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Sđd, tr.119
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Sđd, tr. 80

×