MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THƯ
VIỆN TƯ NHÂN VÀ GÓP Ý CHO DỰ THẢO LUẬT THƯ VIỆN
Phạm Thế Cường
Chủ nhiệm Thư viện Tư nhân Phạm Thế Cường
A/ GIỚI THIỆU MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA ĐỌC TẠI THƯ VIỆN GIA ĐÌNH
Thực trạng hiện nay cho thấy văn hóa đọc có vẻ trầm lắng, nhất là đối với
Thanh thiếu nhi. Mà một trong các nguyên nhân chính là do các em phải học
quá nhiều trước sự đòi hỏi của gia đình và nhà trường; một phần cũng do hiện có
quá nhiều hình thức giải trí nhất là các trò chơi onlines. Vì vậy để lôi kéo các em
đến với thư viện quả là một công tác đòi hỏi sự nhiệt tình, trách nhiệm và yêu
nghề.
Đối với thư viện gia đình chúng tôi hiện đang thực hiện với một số hình
thức như sau:
1/ Hình thành mối quan hệ giữa thư viện và gia đình.
Cha mẹ các em thường muốn các em học giỏi, nhưng rất nhiều bậc cha
mẹ thiếu phương pháp giáo dục và hướng dẫn con học, do vậy chỉ luôn nhắc con
học và cấm đóan con giải trí thậm trí cả trò lành mạnh. Nhận thức điều đó thư
viện đã tiếp cận một số cha mẹ các em để trò chuyện, tìm hiểu và trao đổi để cho
cha- mẹ các em thấy được lợi ích của việc giải trí, đọc sách tại thư viện. Qua
tiếp xúc nhiều người đã nhận thức được vấn đề nên cho các em đến với thư viện
thường xuyên hơn.
2/ Tổ chức các lọai hình sinh họat tại thư viện.
Tổ chức tốt các sinh họat thiết thực, sống động tại thư viện cũng là một
hình thức lôi kéo các cháu đến với thư viện.
a/ Công tác giới thiệu sách và giao lưu với các nhà văn.
Thư viện nhận thức rõ: muốn các cháu đọc sách tốt thì phải chú trọng
công tác giới thiệu sách, Thư viện thường chọn những cuốn sách hay, nhí nhảnh,
sống động để giới thiệu với các em vào các tối thứ 2 hàng tuần (trong 3 tháng
hè). Ngòai giới thiệu nội dung còn phải tìm những đọan hay trong sách để đọc
giới thiệu, người đọc cần phải có sự truyền tải tốt, dễ hiểu, ngắt câu, ngắt đọan
rõ ràng. Muốn vậy người giới thiệu phải đọc kỹ để khi đọc cho các em có sức
truyền cảm tốt. Tôi cũng giao cho một số em đọc tốt làm công tác giới thiệu và
khuyến khích các em chia sẻ cuốn sách mình đọc cho các bạn.
1
Trong dịp hè 2011 vừa qua, thư viện có tổ chức cho các em giao lưu với
nhà văn Dạ Ngân; Nguyễn Quang Thân và Nguyễn Văn Thịnh về tác phẩm và
họat động nghệ thuật của giới nhà văn và hướng dẫn các em sử dụng vốn từ.
b/Tổ chức thi tìm câu hay trong sách.
Để khuyến khích các em đọc nhiều cứ tháng hai lần tổ chức thi giới thiệu
những đọan văn hay, đặc sắc trong cuốn sách các em đã đọc. Việc này lúc đầu
các em chỉ đọc lướt và tìm cho có lệ, nhưng càng về sau các em càng đọc kỹ hơn
và tìm được những đọan thật sự hay, dí dỏm.
c/ Tổ chức giới thiệu kiến thức thường thức.
Tuổi trẻ ham hiểu biết, vì vậy cần cung cấp kiến thức cho các em bằng
việc tổ chức giới thiệu kiến thức khoa học thường thức, những kiến thức đó phải
gắn với việc sinh họat, học tập hàng ngày của các em như: tại sao con người
phải hít thở; khi thở ta hít vào cái gì và thở ra cái gì; trên trời có gì, tại sao khi
mất điện ta nhìn trời lại thấy nhiều sao; tại sao máy bay bay được; Tại sao người
ta lại theo đạo; tín ngưỡng là gì… Nhưng phải chia ra các lứa tuổi cho phù hợp.
Để làm được việc này thư viện đã đầu tư mua các sách khoa học thường
thức phù hợp với các lứa tuổi. Hiện thư viện có hơn 500 cuốn lọai này.
Nhận thấy một số em kém Anh ngữ, thư viện mở lớp luyện nói và nghe
cho TTN trong 3 tháng hè. Có 15 em tham gia, chia làm 2 lớp, một cho thanh
niên, một cho nhi đồng. Mỗi lớp tuần hai buổi.
d/ Tổ chức cho các em thi kể chuyện sách hè.
Các em đều muốn giành chiến thắng trong các cuộc thi, do vậy tổ chức
cho các em thi kể chuyện sách hè cũng là một hình thức động viên các em đọc
sách. Nhưng khác với thi ở trung tâm văn hóa, thư viện chia ra làm 3 lứa tuổi để
thi –Chúng tôi mới thí điểm vào cuối dịp hè vừa qua và thấy có khả quan.
Hàng năm thư viện đề tổ chức cho các cháu thiếu nhi đi thi kể chuyện
sách hè do Trung tâm văn hóa quận Gò vấp tổ chức, năm 2009 có 8 cháu, năm
2010 có 17 cháu tham gia và đạt 1 giải nhất, 7 giài KK, 2 giải phong trào cho
đơn vị tham gia tích cực và đầy đủ các nội dung của cuộc thi. Năm 2011 có 8
cháu tham gia đạt 2 giải nhì, một giải 3, 1 giải khuyến khích và giải phong trào
như hai năm trước.
e/ Khuyến khích các cháu đọc truyện chữ
Hiện nay truyện tranh đang chiếm lĩnh thị trường văn hóa đọc, trong
truyện tranh phải nói có nhiều ấn phẩm không tốt về nội dung, chưa nói chuyện
tranh làm cho các cháu lười tư duy và ăn nói thiếu văn hóa. Do vậy thư viện
thường xuyên khuyến khích các cháu đọc chuyện chữ bằng các hình thức như
2
thi tìm câu văn hay, thưởng cho các cháu đọc nhiều chuyện chữ. Ngòai ra còn
phải hướng dẫn các cháu đọc theo lứa tuổi tức là phù hợp với phát triển tâm sinh
lý của các em, nhưng một phần không kém quan trọng là lúc đầu phải tìm hiểu
sở thích của từng em, theo sở thích của các em, dần dần hướng các em thêm các
lọai sách ngòai sở thích. Muốn vậy công tác giới thiệu càng quan trọng và người
giới thiệu cũng cần đọc kỹ.
g/ Tổ chức khai mạc đọc sách hè theo chủ đề hàng năm:
Với nhận thức thư viện là một sân chơi bổ ích cho Thiếu nhi trong dịp hè,
nên hàng năm thư viện đều tổ chức khai mạc đọc sách hè vào ngày 1/6 với chủ
đề theo từng năm: như năm 2009 chủ đề “Thiếu nhi với môi trường xanh”; năm
2010 chủ đề “Bác Hồ của chúng em” và “Chúng em hướng tới 1000 năm Thăng
Long-Hà Nội”nhằm khuyến khích các cháu đọc các tác phẩm viết về Bác Hồ,
viết về TL-HN qua đó để các cháu hiểu rõ hơn về công lao to lớn của Bác đối
với dân tộc Việt Nam và tình thương yêu vô bờ bến của Bác đối với các cháu
Thiếu niên- nhi đồng và lịch sử đấu tranh xây dựng Thủ đô của dân tộc, từ đó
hình thành niềm tự hào với thủ đô 1000 năm tuổi.
Năm 2011 đọc sách với chủ đề “ Em yêu tổ quốc Việt Nam” nhằm giúp
các em hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam. Để khuyến khích các
em tìm hiểu và đào sâu kiến thức, tôi mạnh dạn giao cho các cháu học sinh phổ
thông trung học và trung học cơ sở nghiên cứu theo đề tài và thuyết trình tại thư
viện.
Cuối hè có tổng kết và trao giải thưởng cho những cháu đọc nhiều sách
chữ và tham gia tích cực vào các hoạt động của thư viện.
3/ Tổ chức tham quam dã ngọai trong dịp hè
a/ Đến với thư viện Thiếu nhi thuộc thư viện Khoa học tổng hợp
Được sự giúp đỡ của thư viện KHTH Tp chúng tôi đưa các cháu đến với
thư viện để đọc sách để vui chơi. Phải nói thư viện TN tổ chức cho các em sinh
họat khá tốt và phong phú. Các cháu của thư viện chúng tôi luôn háo hức được
đến với thư viện TN thuộc thư viện KHTH Tp.HCM.
Trong các tháng hè 2009; 2010; 2011 thư viện tổ chức 09 chuyến đi đọc
sách tại thư viện Thiếu nhi TP thuộc thư viện Khoa học tổng hợp TP từ sáng đến
chiều. Tại thư viện thiếu nhi thành phố các cháu được các cô hướng dẫn đọc
sách và tham gia các hoạt động khác như: trồng cây vì một môi trường xanh, thi
vẽ, làm túi giấy, thi kể chuyện. Đăc biệt các cháu cũng tham gia vẽ, viết, làm
thiệp nhân ngày nhà giáo Việt Nam do thư viện TP kết hợp với đơn vị tài trợ tổ
chức và được 1 giải nhất, 2 giải nhì và nhiều giải khác.
3
b/ Tổ chức cho các cháu đến với khu vui chơi, nghỉ dưỡng.
Đây là một hình thức động viên các cháu đến với thư viện. Những cháu
nào đọc sách tốt, nhiều và tham gia các họat động của thư viện thì sẽ được đi
tham quan các nhà bảo tàng, công viên, khu vui chơi giải trí. Tại nơi này sẽ tổ
chức các trò chơi như: Tìm hiểu danh nhân, khám phá thiên nhiên, thi ẩm thực ..
Thư viện đã tổ chức cho các cháu đi đọc sách và vui chơi tại nhà vườn Sĩ
Hòang, tìm hiểu ẩm thực Việt tại thác Giang Điền, thi thể thao ở Vườn Xòai –
Đồng Nai
4/Giáo dục truyền thống.
Xác định rõ công tác giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu
để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của thiếu nhi. Nói về truyền
thống trước hết phải nói đến giáo dục lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc. Khơi
dậy trong các em một tình cảm yêu quê hương, đất nước và con người Việt
Nam, từ đó có nhận thức đúng và có hướng phấn đấu của bản thân mình để kế
thừa phát huy truyền thống của dân tộc để suốt đời phấn đấu góp phần nhỏ bé
của mình vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
- Vào các ngày lễ lớn của dân tộc thư viện đều tổ chức kỷ niệm và nói
chuyện truyền thống như các ngày: 30/4, 1/6, 2/9, 22/12. Đặc biệt ngày sinh nhật
Bác Hồ được tổ chức trọng thể, các cháu hát và kể chuyện về Bác Hồ.
- Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thư viện có ba buổi giới
thiệu, xem phim về Thăng Long – Hà Nội.
- Song song với việc nói chuyện tại thư viện, thư viện còn tổ chức cho các
thanh thiếu nhi đi thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng, Bảo tàng
chứng tích chiến tranh, bảo tàng lịch sử, thăm nhà truyền thống quận Gò Vấp,
Viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7 hàng năm và giao lưu với Anh hùng lực
lượng võ trang Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Thương.
- Nhằm khuyến khích các cháu đọc và tìm hiểu sâu hơn về truyền thống
dân tộc, thư viện cũng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ, về Thăng LongHà Nội, về CMT8, Quốc khánh 2/9 và về con người, tổ quốc Việt Nam cho
Thiếu nhi và Đoàn Viên thanh niên. Có 182 lượt TTN tham gia. Các cuộc thi
đều tổ chức chu đáo, có tuyên truyền, có tổng kết và trao giải. Đồng hành với
thư viện trong các hoạt động này có thư viện khoa học tổng hợp, thư viện quận
Gò Vấp.
Trong thời gian qua thư viện đã tổ chức tốt các lọai đã hình giới thiệu trên
nên các cháu đến với thư viện nhiều hơn, so với năm ngòai tăng 8%, các cháu
đọc nhiều sách chữ hơn (tăng 27%). Hiện thư viện đã thu hút được gần 90 cháu
4
trong đó đến thường xuyên là hơn 40 cháu đối với những tháng hè và chỉ bằng
một nửa khi vào năm học.
Tất cả mọi hoạt động trên của thư viện đều không thu phí người đọc và
người tham gia.
5/Đưa vào hoạt động Câu lạc bộ người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng.
Ngày 9/10/2011 vừa qua được sự động viên giúp đỡ của bạn bè và các
cộng tác viên của thư viện , thư viện gia đình chúng tôi đã mạnh dạn tổ chức và
đưa vào hoạt động Câu lạc bộ Người yêu sách mang tên nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng. Clb hoạt động có điều lệ và tiêu chí phù hợp với quy định của nhà nước
và địa phương. Mục đích là phát triển văn hóa đọc và tôn vinh các nhà văn nổi
tiếng trong và ngòai nước. Tham gia clb hiện nay đã có tới 60 thành viên từ học
sinh cấp hai đến các giáo sư, các nhà nghiên cứu, nhà báo…. Hàng tháng CLB
đều ra bản tin có tên “Người Yêu Sách” lưu hành trong nội bộ thư viện và CLB.
Ban điều hành cùng ban biên tập bản tin và quản trị trang Web gồm 05
người là những người làm công tác thư viện, nhà sưu tầm sách báo. Tất cả họ
đều yêu sách và chung một tâm huyết mong muốn phát triển văn hóa đọc trong
cộng đồng.
Họat động chính của CLB là tọa đàm, giao lưu với các nhà văn, nhà
nghiên cứu và cả với gia đình nhà văn. Song song là trưng bày và giới thiệu sách
của nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong nước và trên thế giới. CLB cũng sẽ tổ chức
các buổi sinh họat dã ngọai đến các điểm văn hóa và tổ chức văn hóa.
Trong tháng 11/2011 CLB đã tổ chức mạn đàm và trưng bày giới thiệu
sách của nhà văn Nam Cao nhân kỷ niệm 60 năm ngày hy sinh và 70 năm ra mắt
tác phẩm “đôi lứa xứng đôi”, sau đổi tên là “Chí Phèo”.
Ngày 11/12/2011 và 5/2/1012 CLB tổ chức tọa đàm, giao lưu với một số
người bạn, người thân của nhà văn Sơn Nam và Phùng Quán. Bên cạnh đó là
trưng bày giới thiệu sách của và trưng bày ảnh của hai nhà văn do thành viên
CLB sưu tầm.
Để giúp các thành viên có thể tiếp cận được với các tác phẩm quý, hiếm,
các tác phẩm kinh điển và tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trong nước cũng
như tên thế giới, CLB đã thành lập tủ sách của CLB mang tên nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng, sách của tủ sách chủ yếu do các thành viên của CLB đóng góp bằng
bản chính hoặc bản photo và của các nhà văn, nhà xuất bản tặng cho CLB. Hiện
nay tủ sách của CLB đã có trên 120 tài liệu.
5
Bước đầu họat động văn hóa của CLB có kết quả và sức lan tỏa, nên đã
được nhiều đài truyền hình HTV7, HTV9 và VTV9 quan tâm đã đề nghị được
đến ghi hình làm phóng sự về Danh nhân trong 04 kỳ họp liên tiếp của CLB.
B/ MỘT SỐ GÓP Ý CHO DỰ THẢO LUẬT THƯ VIỆN (Bản
27/2/2012)
So với các bản dự thảo trước, bản dự thảo ngày 27/2/2012 có sự hòan
thiện và rõ ràng hơn hẳn, nhưng tôi cũng xin mạnh dạn đóng góp một số ý sau:
1/ Với điều 2:
- Nội dung khoản 2 là:
2. Hoạt động thư viện là các hoạt động về thành lập, quản lý, chuyên môn
nghiệp vụ và sử dụng thư viện.
Đề nghị bổ sung hai từ: Thực hiện trước đọan “chuyên môn…” để cho câu
được rõ nghĩa hơn.
Câu mới là:
2. Hoạt động thư viện là các hoạt động về thành lập, quản lý, thực hiện
chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng thư viện.
- Nội dung khỏan 8 là:
8. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện là hoạt động về thu thập, xử
lý, tổ chức, bảo quản và phổ biến giá trị tài liệu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Đề xuất bổ sung cụm từ “và các họat động khác” trước đọan “đáp ứng
như cầu…” vì các nội dung trước đó chưa bao hàm hết các họat động của một
thư viện như: Tổ chức Hội thảo về tác phẩm, tác giả; tổ chức giao lưu với các
nhà văn; các họat động ngòai khác như: thi kể chuyện theo sách, thi vẽ, thi tìm
hiểu, tham quan, giao lưu…
Câu mới là:
8. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện là hoạt động về thu thập, xử
lý, tổ chức, bảo quản và phổ biến giá trị tài liệu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
thông tin thư viện và các họat động khác đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
2/Với điều 3:
Ở điểm b khoản 2 đề nghị bổ sung: “ và các khoản đóng góp, tài trợ, ủng
hộ được trừ vào chi phí chịu thuế thu nhập doanh nghiệp(đối với doanh nghiệp)
họăc thuế thu nhập cá nhân(đối với cá nhân)”. Có như vậy mới khuyến khích tổ
chức, cá nhân tích cực đóng góp cho sự nghiệp phát triển thư viện.
6
Câu mới là:
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho thư viện;
đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp thư viện
được xem xét ghi nhận bằng hình thức thích hợp theo quy định của pháp luật về
thi đua, khen thưởng và các khoản đóng góp, tài trợ, ủng hộ được trừ vào chi
phí chịu thuế thu nhập doanh nghiệp họac thuế thu nhập cá nhân.
Ở điểm a khoản 4 trong dự thảo như sau:
a) Thực hiện các chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa theo quy định của pháp luật;
Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của chính phủ về chính sách
ưu đãi đối với xã hội hóatrong lĩnh vực văn hóa nói riêng và các lĩnh vực giáo
dục, y tế, thể dục thể thao… chỉ là miễn giảm tiền giải tỏa mặt bằng, thuế
chuyển quyền sử dụng đất và thuế thu nhập. Trong khi đó hầu hết các thư viện
tư nhân hiện nay họat động tại nhà riêng của mình và phi lợi nhuận do vậy thực
tế họ không được hưởng bất kỳ một sự ưu đãi nào về thuế. Nên chăng bổ sung
thêm như sau:
- Diện tích nhà, đất sử dụng làm thư viện được miễn thuế nhà đất hàng
năm. Kinh phí duy trì họat động thư viện được trừ vào chi phí chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp) hoặc thu nhập cá nhân (đối với cá
nhân).
Nếu không bổ sung thì cần kiến nghị sửa đổi bổ sung NĐ 69/2008.
3/ Cụm từ ở các điểm b khỏan 2 điều 10; điểm a khoản 1 điều 12; câu dẫn
điều 32 đều viết:
…trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp ở
trung ương…
Ở đọan này có nhóm từ “tổ chức chính trị” lặp lại hai lần. có thể là sai
chính tả, câu đúng có thể là:
…trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội – nghề nghiệp ở
trung ương…
4/ Với điều 13.
Điểm a khoản 2 viết:
7
a) Văn bản đề nghị thành lập thư viện của tổ chức có nhu cầu thành lập
thư viện đối với thư viện quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 10 Luật này;
văn bản đề nghị thành lập thư viện của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước
về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; văn bản đề nghị của
cơ sở giáo dục đối với thư viện quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 Luật này;
Điển này đọc thấy dài dòng và không rõ nghĩa. Đề nghị sửa ngắn gọn như
sau:
a) Văn bản đề nghị thành lập thư viện của tổ chức, cơ quan, cơ sở giáo
dục có nhu cầu thành lập thư viện.
5/ Với điều 16.
Theo dự thảo điểm a và b khỏan 2 như sau:
a) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 20.000 bản gửi hồ
sơ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch
cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở.
b) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên gửi hồ sơ đến cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh.
Đề nghị sửa như sau:
- Thay các từ “sách” bằng từ “tài liệu” cho đúng với định nghĩa thư viện.
- Ở điểm a nên nâng số tài liệu ban đầu lên 1.000 tài liệu. Vì tài liệu ít
không phong phú, phục vụ không hiệu quả, mang nhiều ý nghĩ hình thức hơn.
Câu mới là:
a) Thư viện có vốn tài liệu ban đầu từ 1.000 tài liệu đến dưới 20.000 tài
liệu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể
thao và du lịch cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở.
b) Thư viện có vốn tài liệu ban đầu từ 20.000 tài liệu trở lên gửi hồ sơ
đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch
cấp tỉnh.
6/Đề nghị xem xét thêm về thiết chế với các tủ sách gia đình.
Xã hội ngày càng phát triển, đồi sống tinh thần được nâng cao. Do vậy
hiện nay có nhiều gia đình thành lập những tủ sách gia đình để phục vụ bản
thân, dòng họ và bạn bè thân hữu. Bên cạnh đó có nhiều người tham gia sưu
tầm, lưu giữ, trao đổi sách làm phong phú cho tủ sách của mình. Thực tế cho
thấy có nhiều tủ sách tư nhân có số lượng tài liệu lên đến hàng ngàn bản trong
đó có nhiều tài liệu có giá trị và cũng có không ít tài liệu thuộc khoản 1 điều 9
8
của dự luật. Nhìn vào một khía cạnh đây cũng là một dạng thư viện tư nhân
không đăng ký họat động phục vụ đối tượng có chọn lọc. Vậy UB Văn hóa, giáo
dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội và Bộ Văn hóa-thể thao và
du lịch cần xây dựng thiết chế cho họat động này.
Trên đây là một số suy nghĩ ban đầu góp ý cho dự thảo luật, từ nay đến
ngày khai mạc hội nghị tôi sẽ suy nghĩ thêm có gì mới sẽ báo cáo tại hội nghị.
9