Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của con lai f1 (trống rừng x mái ai cập) và f1 (trống rừng x mái hmông) nuôi tại viện chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------***-------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

ðẶC ðIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
CON LAI F1 (TRỐNG RỪNG x MÁI AI CẬP) VÀ F1 (TRỐNG
RỪNG x MÁI H’MONG) NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------***-------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

ðẶC ðIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
CON LAI F1 (TRỐNG RỪNG x MÁI AI CẬP) VÀ F1 (TRỐNG
RỪNG x MÁI H’MONG) NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI

CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ

: 60.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. LÊ THỊ THÚY
2. PGS.TS. PHAN XUÂN HẢO

HÀ NỘI, 2013


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn
này là trung thực và chưa hề sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2013

Học viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Thúy và PGS.TS. Phan Xuân Hảo, người hướng
dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Di truyền Giống vật nuôi – Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, các thầy cô trong
Ban Quản lý ðào tạo – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn ñến Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế - Viện
Chăn nuôi Quốc gia, các nhà khoa học trong và ngồi nước liên quan trong
khn khổ hoạt động của dự án hợp tác Quốc tế: GEF-UNEP-ILRI, Ban
Giám ñốc và tập thể cán bộ, công nhân Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn
vật ni – Viện Chăn ni đã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi về tài chính và khoa
học giúp tơi hồn thành tốt kỳ thực tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè cùng tất cả mọi người ñã giúp
ñỡ, ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2013

Học viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN

i


LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

vi

1.

MỞ ðẦU

1

1.1.

ðặt vấn đề

1

1.2.


Mục đích của ñề tài

2

1.3.

Ý nghĩa của ñề tài

2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1.

Cơ sở khoa học của ñề tài

3

2.1.1. Cơ sở khoa học của nhân giống

3

2.1.2. Cơ sở nghiên cứu các ñặc ñiểm ngoại hình của gia cầm

5


2.1.3. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gia cầm

8

2.1.4. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản của gia cầm

15

2.1.5. Khả năng cho thịt

19

2.1.6. Một số ñặc ñiểm lý học của thịt

20

2.2.

Cơ sở nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn

22

2.3.

Cơ sở nghiên cứu về sức sống và khả năng kháng bệnh

23

2.4.


Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

24

2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

24

2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

32

3.

ðỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1

ðối tượng nghiên cứu

36

3.2.

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

36


3.3.

Nội dung nghiên cứu

36

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

36

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii


3.4.1. Bố trí thí nghiệm

36

3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

38

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu

44


4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

45

4.1.

ðặc điểm ngoại hình của gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và F1
(trống Rừng x mái H’mong)

4.2.

Tập tính của gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và F1 (trống Rừng x
mái H’mong)

4.3.

47

Tỷ lệ nuôi sống của gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và F1 (trống
Rừng x mái H’mong)

4.4.

45

48


Khả năng sinh trưởng của gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và F1
(trống Rừng x mái H’mong)

51

4.4.1. Kích thước một số chiều đo

51

4.4.2. Sinh trưởng tích luỹ

53

4.4.3. Sinh trưởng tương đối

55

4.4.4. Sinh trưởng tuyệt ñối

57

4.5.

Khả năng thu nhận thức ăn của gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và F1
(trống Rừng x mái H’mong)

4.6.

Tuổi thành thục sinh dục, tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của gà F1 (trống
Rừng x mái Ai Cập) và F1 (trống Rừng x mái H’mong)


4.7.

61

Các chỉ tiêu chất lượng trứng của gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và
F1 (trống Rừng x mái H’mong)

4.8.

59

64

Năng suất và chất lượng thịt của gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và
F1 (trống Rừng x mái H’mong)

66

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

67

5.1.

Kết luận

67


5.2.

ðề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

77

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
n

Dung lượng mẫu

KL

Khối lượng

x


Số trung bình

SE

ðộ lệch chuẩn

CV

Hệ số biến động

ME

Năng lượng trao đổi

CP

Protein thơ

Pr

Protein

TN

Thí nghiệm

TA

Thức ăn


TATN

Thức ăn thu nhận

TB

Trung bình

NT

Ngày tuổi

TL

Tỷ lệ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VCN

Viện Chăn nuôi

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Tên Bảng

Trang

3.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà 1 – 12 tuần tuổi

37

3.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni gà sau 19 tuần tuổi

37

3.3.

Chế độ chăm sóc, ni dưỡng gà qua các giai đoạn

38

3.4.

Chế độ dinh dưỡng ni gà qua các giai đoạn

38


4.1.

ðặc điểm màu lơng của gà thí nghiệm

45

4.2.

ðặc điểm màu da của gà thí nghiệm

47

4.3.

Tỷ lệ ni sống của gà thí nghiệm

49

4.4.

Kích thước chiều ño của gà thí nghiệm (mm) ở 12 tuần tuổi

52

4.5.

Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g)

54


4.6.

Sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm (%)

56

4.7.

Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm (g/con/ngày)

58

4.8.

Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm

60

4.9.

Tuổi thành thục sinh dục của gà thí nghiệm

61

4.10. Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của gà thí nghiệm

63

4.11. Kết quả khảo sát trứng của gà thí nghiệm


65

4.12. Kết quả khảo sát năng suất thịt của gà thí nghiệm

66

4.13. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt gà thí nghiệm

64

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên Hình

Trang

4.1.

ðồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

55

4.2.


ðồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

57

4.3.

ðồ thị sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

59

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
ðời sống kinh tế phát triển, nhu cầu thực phẩm của con người càng tăng
cao, khơng chỉ về số lượng mà địi hỏi chất lượng và đảm bảo an tồn vệ sinh
thực phẩm. Những năm gần đây, việc chăn ni một số lồi động vật hoang
dã như lợn rừng, nhím, hươu, nai… ở nước ta khá sơi động, đã mang lại hiệu
quả kinh tế cho người chăn nuôi và cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm
ñặc sản, hữu cơ chất lượng cao, ñáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Việc
khai thác và phát triển nguồn gen ñộng vật hoang dã, nâng cao chất lượng và
đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho người chăn ni, nâng cao đời sống
xã hội đang là vấn ñề thời sự hiện nay. Olivier (2006) chỉ ra rằng hướng sử
dụng nguồn gen ñộng vật hoang dã, trong ñó có gà rừng ñể phục vụ ñời sống
ñang là vấn đề nóng và được quan tâm đặc biệt bởi Viện chăn nuôi quốc tế.
Gà Rừng Việt Nam ngày nay được quan tâm với vai trị làm cảnh, món ăn,

đặc sản q và được thuần hố. Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền
người ta thường dùng thịt và chân gà rừng như là một vị thuốc bổ (sơn kê) để
điều trị các chứng bệnh xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lý...(Phạm
Công Thiếu và cộng sự, 2011). Gà Rừng có ưu điểm nổi bật nhất là tốc độ mọc
lơng nhanh, phát dục sớm, thịt trứng thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới,
á nhiệt ñới, với khả năng chống bệnh và miễn dịch cao. Tuy nhiên, chúng có tầm
vóc nhỏ, trứng bé, sản lượng trứng thấp và tính địi ấp cao.
Gà H’mong là giống gà thịt đen, xương đen, được đồng bào H’mong
ni chăn thả quảng canh, thịt thơm ngon, ñược dùng làm thuốc chữa bệnh.
Gà Ai Cập là giống gà thả vườn hướng kiêm dụng trứng thịt, có nguồn
gốc từ nước Ai Cập, đã thuần hóa ở Việt Nam nhiều năm nay, được cơng
nhận là dịng thuần năm 2004. Gà Ai Cập có sức đề kháng tốt, có khả năng
thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, năng suất trứng khá cao đạt

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1


170 -180 trứng/mái/năm. Trứng gà Ai Cập có tỷ lệ lịng đỏ cao chất lượng
trứng thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
ðể kết hợp ñược ưu ñiểm của những giống gà trên, tạo ra sản phẩm
hàng hóa chất lượng cao, cùng với sự hỗ trợ về kinh phí và khoa học từ dự án
do quỹ mơi trường của Liên hợp quốc GEF-UNEP-ILRI tài trợ, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “ðặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của con lai
F1(trống Rừng x mái Ai Cập) và F1 (trống Rừng x mái H’mong) nuôi tại
Viện Chăn nuôi”.
1.2. Mục đích của đề tài
- ðánh giá đặc điểm ngoại hình của F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và
F1 (trống Rừng x mái H’mong)

- ðánh giá khả năng sản suất của F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và F1
(trống Rừng x mái H’mong)
- So sánh đặc điểm ngoại hình và khả năng sản suất của F1 (trống Rừng x
mái Ai Cập) và F1 (trống Rừng x mái H’mong)
- ðánh giá năng suất trứng và xác ñịnh một số chỉ tiêu chất lượng trứng
của con lai
- Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng thịt của con lai.
1.3. Ý nghĩa của ñề tài
- Lần ñầu tiên nghiên cứu sử dụng nguồn gen nhập nội và gen gà rừng ñể
lại tạo gà F1 (trống Rừng x mái Ai Cập) và F1 (trống Rừng x mái H’mong) phục
vụ sản xuất.
- Kết quả của ñề tài cung cấp số liệu cho các nghiên cứu tiếp theo, đóng
góp vào cơ sở dữ liệu trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen các
giống gà nội Việt Nam.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của nhân giống
Nhân giống gia cầm là một khâu kỹ thuật quan trọng, là phương pháp cho
giao phối giữa cá thể ñực giống và cái giống ñã ñược chọn lọc nhằm phổ biến
rộng rãi và nâng cao phẩm chất tốt của bố mẹ ở thế hệ con lai. Mục đích của
nhân giống là nhằm tăng số lượng và nâng cao chất lượng của ñàn gia cầm.
Theo ðào Duy Cầm (2004), nhân giống là quá trình tạo thế hệ sau thơng
qua cơ sở vật chất di truyền của thế hệ trước. Brandsch và Biichel (1978) cho
rằng nhân giống là sự lựa chọn cẩn thận và theo một hướng xác định những cá

thể có những đảm bảo chắc chắn để nhân ra đàn con có những ñặc tính mong
muốn. Mục ñích và phương pháp nhân giống ln ln thay đổi, phụ thuộc
vào hướng sử dụng và trình độ hiểu biết về bản chất của tính di truyền.
Căn cứ vào sự khác biệt về phẩm giống giữa con ñực và con cái, khi nhân
giống người ta phân biệt hai phương pháp nhân giống thuần chủng và lai giống.
- Nhân giống thuần chủng: là phương pháp nhân giống bằng cách cho các
ñực giống và cái giống của cùng một giống giao phối với nhau. Nhân giống
thuần chủng ñược áp dụng với mục đích ổn định một số đặc ñiểm của giống,
bảo tồn quỹ gen vật nuôi và trong một số trường hợp phương pháp này ñược
sử dụng ñể cải tiến năng suất của vật nuôi.
- Lai giống: là phương pháp nhân giống bằng cách cho các ñực giống và
cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau. Lai giống có vai
trị quan trọng trong việc tạo ưu thế lai và làm phong phú thêm bản chất di
truyền ở thế hệ con lai.
Giữa lai giống và nhân giống thuần chủng có mối liên hệ mật thiết. Lai
để tạo ra những tổ hợp gen có lợi, tạo ñược các hiệu ứng gen mong muốn ở
một ñời lai nhất định, sau đó bằng phương pháp nhân giống thuần chủng để
Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3


củng cố các đặc tính đã xuất hiện, kết hợp với chọn lọc nâng cao, hình thành
nên các giống có bản chất di truyền phong phú và năng suất cao. Trong lai
giống vật ni, tùy vào mục đích mà người ta áp dụng các phương pháp lai
khác nhau, bao gồm:
- Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con đực và
con cái khác giống, hoặc khác dịng, con lai được sử dụng vào mục đích
thương phẩm mà khơng sử dụng vào mục đích giống. Lai kinh tế cịn gọi
là lai cơng nghiệp vì con lai F1 có thể được sản xuất hàng loạt, có chất

lượng đồng đều trong một ñơn vị thời gian tương ñối ngắn (Trần ðình
Miên và cộng sự, 1995).
- Lai luân chuyển là bước tiếp theo của lai kinh tế, sau mỗi ñời lai người
ta lại thay ñổi ñực giống của các giống ñã ñược sử dụng.
- Lai cải tiến ñược sử dụng trong trường hợp một giống về cơ bản ñã
ñáp ứng ñược u cầu, nhưng cịn một vài nhược điểm cần được cải tiến.
- Lai cải tạo ñược sử dụng trong trường hợp một giống về cơ bản khơng
đáp ứng được u cầu, có nhiều đặc điểm xấu cần được cải tạo. Ở nước ta,
phương pháp này ñược sử dụng rộng rãi trong chăn ni gia cầm. Gà Ri có
thịt thơm ngon, sức ñề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp. Người ta ñã tiến
hành lai gà Ri với gà Ro mới nở để tạo ra con lai vừa có khả năng thích nghi
tốt lại có khả năng sản xuất cao hơn so với gà Ri.
- Lai tổ hợp (lai gây thành) là phương pháp lai giữa các giống với nhau
nhằm tạo một giống mới mang ñược các ñặc ñiểm tốt của giống ban ñầu. Việc
thực hiện phương pháp lai tổ hợp mất khá nhiều thời gian, thường sử dụng
trong mục đích tạo thành giống mới và áp dụng ñối với các cơ sở giống. Ở thế
hệ F1, ưu thế lai ñược bộc lộ rõ nhất. Bowman (2000) cho rằng lợi ích to lớn
của lai giống là xuất hiện sức mạnh ở con lai hay còn gọi là ưu thế lai. Con lai
thường có sức chịu bệnh tật khoẻ hơn, sức sản xuất sản phẩm tốt hơn, khả
năng thụ tinh cũng ñược nâng cao. Sau đó cho F1 tự giao với nhau, ta được
Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4


thế hệ F2 có mức độ phân ly rất lớn, mặc dù ñến ñời F2, ưu thế lai ñã giảm
nhưng các đặc tính tốt từ thế hệ F1 vẫn được duy trì. Sự chọn lọc thế hệ F2 là
một khâu quyết định trong việc tạo giống mới. ðiều này địi hỏi người chọn
giống phải có tay nghề cao và có ñủ ñiều kiện ñể ñảm bảo ñàn giống tạo ra có
hiệu quả cao.

2.1.2. Cơ sở nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình của gia cầm
Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những ñặc trưng cho giống, thể
hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật ni. Căn cứ vào những
đặc trưng về ngoại hình ñể chọn ra những vật nuôi tốt, phù hợp với mục đích
chăn ni. Theo ðặng Hữu Lanh và cộng sự (1999), màu sắc lơng, da là mã hiệu
của giống, tín hiệu ñể nhận dạng con giống, là một trong những chỉ tiêu dùng
trong chọn lọc giống gia cầm
Hình dáng cơ thể: Căn cứ vào hướng sản xuất của gia cầm có thể phân
thành gia cầm hướng trứng, hướng thịt và kiêm dụng. Gia cầm hướng trứng
có hình dáng thon, nhỏ, khối lượng thấp, ñầu nhỏ, cổ dài, nhanh nhẹn. Gia
cầm hướng thịt có thân hình to, ngực nở, dáng nặng nề, khối lượng lớn. Gia
cầm kiêm dụng có hình dáng trung gian giữa gia cầm hướng trứng và
hướng thịt.
ðầu: Cấu tạo xương ñầu là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc ñánh
giá ñầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của ñầu là kết quả của sự phát
triển của mơ đỡ và mơ liên kết. Theo hình dáng của mào, mào dưới, mào
tai có thể biết được trạng thái sức khỏe và điều kiện sống của chúng. Gà
trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có khả năng sinh dục kém, gà mái
có ngoại hình của gà trống sẽ không cho năng suất trứng cao, trướng
thường không phôi (Brandesh và Bilchel, 1978, Nguyễn Chí Bảo dịch).
Mỏ: Là thể sừng chắc do biểu bì dày lên. Mỏ dùng để lấy thức ăn, tuỳ
từng loài gia cầm khác nhau mà mỏ có hình dạng, kích thước khơng giống

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5


nhau. Mỏ gà phải chắc và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh khơng có khả năng
sản xuất cao.

Mào: Cấu tạo bởi lớp biểu bì và lớp mơ dưới da, ở giữa chứa nhiều
mạch máu (là nhân tố quyêt ñịnh màu sắc của mào), màng keo, tế bào mỡ
và ñầu mút các dây thần kinh. Mào gà có nhiều hình dạng như mào đơn,
mào nụ, mào hoa hồng,... có kích thước, màu sắc và ñặc trưng cho từng
giống gà. Mào thuộc một trong những ñặc ñiểm sinh dục thứ cấp dùng ñể
phân biệt gà trống, gà mái.
Gà ña dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc đặc trưng cho từng
giống gà. Theo Phan Cự Nhân (1971) khi có mặt gen Ab gà sẽ có mào dạng
hoa hồng, gen aB gà có dạng mào nụ và gen ab gà có mào cờ.
Lơng: Là sản phẩm của da, bao phủ tồn bộ cơ thể gia cầm.
Lơng gồm hai phần chính là gốc lông (phần nằm ở trong da) và trục
lông (phần nằm ở bên ngồi). Trục lơng gồm thân lơng và phiến lơng. Tuỳ
thuộc vào cấu tạo và hình dạng của lông mà người ta phân ra các loại khác
nhau: lông ống, lơng nhung, lơng tơ và lơng hình kim.
- Lơng ống: thân lơng cứng, phiến lơng dày xít. Gồm ba loại: lơng ống
thân, lơng ống cánh và lơng ống đi.
- Lông nhung: thân ngắn, phiến lông mềm, nằm dưới lông ống, nhẹ, xốp,
cùng với lông ống giúp gia cầm không bị lạnh.
- Lông tơ: thân nhỏ và dài, nằm rải rác tồn thân, thường mọc thành từng
đám nhỏ (2-10 chiếc) xung quanh lơng ống ở đầu, cổ, ngực.
- Lơng hình kim: thân lơng mọc tương đối dài, phiến lơng ngắn, thường
mọc xung quanh các ống dẫn chất tiết của phao câu.
Khi mới nở, gia cầm con được lơng tơ bao phủ, trong q trình phát triển
lơng tơ sẽ dần được thay thế bằng lơng nhung, lơng ống, lơng hình kim.
Tốc ñộ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lơng sớm hay muộn, nó
có quan hệ mật thiết với cường độ sinh trưởng của gia cầm.
Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6



Theo Brandesh và Bilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) những gia cầm
có tốc độ mọc long nhanh thì có tốc ñộ sinh trưởng nhanh. Hayer và Carthy
(1970) cho biết gà mái mọc lơng đều hơn gà trống trong cùng một dịng và
ảnh hưởng của hormone có tác dụng ngược với gen liên kết quy định tốc độ
mọc lơng. Màu lơng do một số gen quy ñịnh, phụ thuộc vào sắc tố chứa trong
bào tương của tế bào. Lông gia cầm có màu sắc khác nhau là do mức độ oxy
hóa các chất tiền sắc tố melanin trong các tế bào lơng. Nếu các chất sắc tố là
nhóm lipocrom thì lơng có màu vàng hoặc màu đỏ, nếu khơng có chất sắc tố
thì lơng có màu trắng.
Vũ Thị Hưng (2008) cho biết gà Mía có tốc độ mọc lơng chậm, gà mái
có lơng màu lá chuối khơ – xám, gà trống có lơng màu mận chín.
Da: Có chức năng bảo vệ cơ thể, là hàng rào bảo vệ cơ học. Da của gia
cầm có một đặc điểm nổi bật trong cấu trúc là trên tồn bộ bề mặt da khơng
có tuyến mồ hơi và tuyến nhờn mà chỉ có tuyến phao câu. Da của gia cầm có
rất nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, trắng hồng, trắng, ñen... phụ thuộc
vào sắc tố chứa trong tế bào da.
Chân: Chân gia cầm hầu hết có 4 ngón, một số giống có 5 ngón như gà
Ác. Chân có vẩy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ cịn gân và da. Trong cơng tác
giống, người chăn ni rất chú ý đến việc chọn những con gà giống tốt phải
có chân chắc chắn nhưng khơng được thơ, có lớp vảy sừng bóng che phủ.
Theo Ngơ Thị Kim Cúc (2008) gà Ác có tầm vóc nhỏ, bộ lơng trắng
xước, nhưng da thịt và chân mỏ đều đen, chân 5 ngón và có lơng. Phùng ðức
Tiến và cộng sự (1999) cho biết gà Ai Cập có da trắng, lơng đen đốm trắng,
mào đơn màu đỏ tươi, chân cao màu chì, thể hiện rõ gà kiêm dụng trứng thịt.
Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự (1999) đã nghiên cứu cơng thức lai giữa
gà Mía và gà Ri cho biết: con trống có lơng màu vàng sẫm, điểm lơng đen ở
cánh, đi, ngực; cịn con mái có lơng màu vàng nhạt hoặc hoa mơ; mỏ, chân
và da có màu vàng nhạt.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


7


2.1.3. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gia cầm
2.1.3.1 Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình diễn ra ñồng thời, liên tục trong cơ thể ñộng vật
cũng như gia cầm. Gatner (1992): Sự sinh trưởng, trước hết là kết quả của sự
phân chia tế bào, tăng thể tích, tăng các chất ở mơ tế bào để tạo nên sự sống,
trong đó có tăng số lượng và thể tích tế bào là q trình quan trọng nhất. Về
mặt sinh học, sinh trưởng được xem như q trình tổng hợp protein, nên
người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh
trưởng, sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy
luật nhất ñịnh.
Chambers (1990) cho biết sinh trưởng là tổng sự tăng trưởng của các bộ
phận như thịt, xương, da. Về mặt sinh học, sinh trưởng ñược xem như quá
trình tổng hợp protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ
tiêu ñánh giá quá trình sinh trưởng.
Trần ðình Miên và Nguyễn Kim ðường (1992) đã khái qt: sinh trưởng
là một q trình tích luỹ các chất hữu cơ thơng qua trao đổi chất, là sự tăng
lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận
cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.
Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho ñến khi ñã
trưởng thành và ñược chia làm hai giai ñoạn: giai ñoạn trong thai va giai đoạn
ngồi thai. ðối với gia cầm là thời kỳ hậu phơi và thời kỳ trưởng thành.
Theo Johanson (1972) thì cường ñộ phát triển qua giai ñoạn bào thai và
giai ñoạn sau khi sinh có ảnh hưởng ñến chỉ tiêu phát triển của con vật. Nhìn
từ khía cạnh giải phẫu sinh lý thì sự sinh trưởng của các mơ cơ diễn ra theo
trình tự:
Hệ thống tiêu hố, nội tiết→Hệ thống xương→Hệ thống cơ bắp→Mỡ

Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: tế
bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8


ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều được hồn chỉnh dần trong suốt q
trình sinh trưởng, các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các ñặc
tính di truyền bố mẹ, những hoạt ñộng mạnh hay yếu cịn do tác động của mơi
trưởng.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng khơng thể khơng nói đến phát dục. Phát
dục là q trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hồn chỉnh các tính chất,
chức năng của các bộ phận của cơ thể. Phát dục là quá trình thay đổi về chất
tức là tăng thêm và hồn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ
thể. Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua
nhiều giai ñoạn phức tạp cho ñến khi trưởng thành.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thế gia
súc, gia cầm. Sinh trưởng được coi là q trình thay đổi cấu tạo chức năng,
hình thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua
các giai ñoạn khác nhau ñến khi trưởng thành.
Sinh trưởng và phát dục của gia súc, gia cầm tuân theo các quy luật nhất
định, đó là quy luật phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục
khơng ñồng ñều và quy luật theo chu kỳ. Các quy luật đó biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau.
Các yếu tố đánh giá sự sinh trưởng:
- Tốc độ mọc lơng: Theo tác giả Lê Viết Ly (1999) thì tốc độ mọc lơng
là q trình thay đổi bộ lơng mới nở ñể mọc lông mới ñầu tiên trong một thời
gian nhất ñịnh của một giống. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn gọi là tốc
độ mọc lơng. Tốc độ mọc lơng là một tính trạng di truyền có liên quan ñến

ñặc ñiểm trao ñổi chất, chất sinh trưởng và phát triển của gia cầm, là chỉ tiêu
ñánh giá sự thành thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lơng nhanh thì sự
thành thục về thể vóc sớm, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lơng chậm.
- Kích thước các chiều đo: Kích thước các chiều đo phản ánh tốc ñộ sinh
trưởng, một ñặc trưng cho từng giai ñoạn sinh trưởng, đặc trưng cho giống.
Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9


- Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể là sự tăng lên về khối lượng sống
của gia cầm, tuân theo quy luật phát triển khơng đều ở các giai ñoạn tuổi. Sự
tích lũy khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thơng số đánh giá sự sinh trưởng
được sử dụng quen thuộc và ñúng ñắn nhất. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ cho
phép xác ñịnh sinh trưởng ở một thời điểm nhất định mà khơng nói lên được sự
sai khác về tỷ lệ của sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong khoảng thời
gian hay ở các ñộ tuổi. Các chỉ tiêu này có thể biểu diễn bằng ñồ thị hoặc biểu
ñồ. ðồ thị về khối lượng cơ thể được gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. ðường
biểu diễn của ñồ thị thường thay ñổi theo giống, lồi, tính biệt và điều kiện
chăm sóc, ni dưỡng. ðơn vị tính khối lượng cơ thể có thể là g/con hoặc
kg/con.
Khối lượng cơ thể của gia cầm là một trong những tính trạng di truyền
số lượng được quy định bởi nhiều gen. Tính trạng này có hệ số di truyền khá
cao và phụ thuộc vào ñặc ñiểm của từng giống, lồi. Ngồi ra, tính trạng khối
lượng cơ thể cịn liên quan đến tính biệt, tuổi, hướng sản xuất, đồng thời biến
đổi mạnh dưới tác động cảu điều kiện mơi trường. Khối lượng cơ thể thường có
tương quan dương với tất cả các kích thước các chiều đo của cơ thể con vật
(Brandch và Bichel, 1978 Nguyễn Chí Bảo dịch).
- Tốc ñộ sinh trưởng: ðược thể hiện qua mức tăng trọng bình qn
hàng ngày, tăng trọng tuyết đối và tỷ lệ tăng trọng, so với trọng lượng ban ñầu

tăng trọng tương đối. Q trình sinh trưởng giai đoạn sau khi nở của các loại
gia cầm diễn ra theo nguyên tắc như sau: Sau khi nở, quá trình sinh trưởng
diễn ra mạnh mẽ, gia cầm non có tốc độ sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn
thấp, trong cơ thể chúng có hàm lượng nước cao và nghèo mỡ. Cường độ sinh
trưởng ở các loại gia cầm khác nhau. Trong một cá thể các mơ cũng có sự
phát triển khác nhau trong từng giai ñoạn sống. Gia cầm ở giai ñoạn gần
trưởng thành phát triể mạnh về mào, hệ cơ, khi trưởng thành có xu hướng
tăng khối lượng các mơ mỡ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10


+ Sinh trưởng tuyệt ñối:
Sinh trưởng tuyệt ñối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể
trong một ñơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 – 77, 1997).
Sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối cịn
được gọi là năng lực sinh trưởng, đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng
parabol. ðơn vị tính sinh trưởng tuyệt đối thường là g/con/ngày. Giá trị sinh
trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
+ Sinh trưởng tương ñối:
Sinh trưởng tương ñối ñược tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lượng (thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá tŕình khảo sát so với
thời ñiểm ñầu khảo sát (TCVN 2.40 - 77, 1997). ðường cong biểu diễn sinh
trưởng tương đối có dạng hình hypebol cho thấy sinh trưởng tương ñối giảm
dần theo lứa tuổi. Gà cịn non có sinh trưởng tương đối cao sau đó giảm dần
theo tuổi.
Sau giai đoạn trưởng thành là giai ñoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối
lượng cơ thể khơng tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng
tăng khối lượng thì đây là do q trình tích luỹ mỡ. Thời kỳ này sớm hay

muộn phụ thuộc vào giống, tuổi và ñiều kiện sống của con vật. Thời kỳ già
cỗi được tính từ khi con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả
năng khác ñều giảm (Lê Huy Liễu và cộng sự, 2005).
+ ðường cong sinh trưởng: ñường cong sinh trưởng biểu thị sinh
trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Theo Chambers (1990), ñặc ñiểm của
ñường cong sinh trưởng ñược chia làm 4 pha:
Pha tốc ñộ sinh trưởng tăng dần sau khi nở.
ðiểm uốn: là thời ñiểm tốc ñộ sinh trưởng cao nhất chuyển sang
tốc ñộ sinh trưởng chậm dần.
Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần tới đường tiệm cận.
ðường tiệm cận là ñường trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11


ðường cong sinh trưởng khơng những được sử dụng để chỉ rõ về khối
lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng,
giống, giới tính (Knizetova và cộng sự, 1991).
Trần Long (1994) khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của
các dịng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dịng
đều phát triển theo ñúng quy luật sinh học. ðường cong sinh trưởng của
3 dịng có sự khác nhau và trong mỗi dịng giữa gà trống và gà mái
cũng có sự khác nhau, thường sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà
trống và 6 - 7 tuần tuổi ñối với gà mái.
Việc xác ñịnh các pha của ñường cong sinh trưởng có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc điều chỉnh thức ăn, chế độ chăm sóc ni dưỡng
và xác ñịnh thời ñiểm giết mổ ñạt hiệu quả kinh tế cao.
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng
Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần

ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng cịn
chịu ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,
thức ăn, phương thức chăn ni....
- Ảnh hưởng của dịng, giống
Tốc độ sinh trưởng của gà phụ thuộc vào giống, dòng và bản thân cá
thể. Các dòng trong cùng một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các giống gia cầm khác nhau
có khả năng sinh trưởng khác nhau, giống gia cầm chun thịt có tốc độ sinh
trưởng nhanh hơn các giống chuyên trứng và kiêm dụng.
Theo Phùng ðức Tiến (1996) thì hệ số di truyền về tốc ñộ sinh trưởng
của gia cầm ở giai ñoạn 3 tháng tuổi là 0,26 -0,5.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1999) cho biết sự khác nhau
giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng
khoảng 500 - 700g (từ 15 - 30%).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12


Theo Kushner (1969) hệ số di truyền khối lượng sống của gà 1 tháng
tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là 0,55 và
của gà trưởng thành là 0,43.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau
nên khả năng đồng hố, dị hố và q trình trao đổi chất dinh dưỡng của
chúng là khác nhau. Thường con trống có cường độ sinh trưởng lớn hơn so
với con mái.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
gà mái. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những
gen này ở gà trống hoạt ñộng mạnh hơn gà mái. North (1990) cho biết khối

lượng gà con 1 ngày tuổi tương quan dương với khối lượng trứng giống đưa
vào ấp, song khơng ảnh hưởng ñến khối lượng gà lúc thành thục và cường ñộ
sinh trưởng ở 4 tuần tuổi, lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng
tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 5
tuần tuổi hơn 17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7 tuần tuổi hơn 23% và 8 tuần tuổi
hơn 27%.
- Ảnh hưởng của chế ñộ dinh dưỡng
Chamber (1990) cho biết: “Chế ñộ dinh dưỡng ảnh hưởng ñến tốc ñộ
sinh trưởng, ñến sự phát triển của từng mơ khác nhau và gây nên sự biến
đổi trong q trình phát triển của mơ này đối với mơ khác. Dinh dưỡng
không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà cịn ảnh hưởng đến sự di truyền
về sinh trưởng”.
Có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý sinh dưỡng ñã chứng minh ñể
ñạt ñược năng suất cao nhất không những phải cung cấp ñầy ñủ các chất dinh
dưỡng mà cịn phải chú ý đến tỷ lệ thích hợp nhất giữa chúng.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận
(1993); Bùi Quang Tiến và cộng sự (1985) ñều khẳng ñịnh thức ăn và dinh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13


dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của gia cầm. Hàm lượng các
axit amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu phần sẽ
có hại cho sinh trưởng và hiệu số chuyển hóa thức ăn.
Cũng theo Bùi ðức Lũng và cộng sự (1996) nghiên cứu bổ sung khống
và vitamin vào khẩu phần ni gà HV85 cho thấy khối lượng cơ thể gà ở 7
tuần tuổi tăng 85,3g so với lơ đối chứng.
Lã Văn Kính (1995) đã kết luận: nên ni gà thịt V135 tốt nhất là khẩu
phần chứa 24% CP, 3000 – 3150 kcal ME, chỉ số ME/CP = 131 – 138 cho

giai ñoạn 0 – 4 tuần tuổi và 20% CP, 3150 - 3300 kcal ME, chỉ số ME/CP =
158 – 165 giai ñoạn 5 - 8 tuần tuổi.
- Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường:
Các yếu tố mơi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của gia
cầm như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thơng thống....Trong đó nhiệt độ và
ẩm độ là hai yếu tố ln thay ñổi theo mùa vụ và có ảnh hưởng rõ rệt ñến tốc
ñộ sinh trưởng của gia cầm.
Nhiệt ñộ: Reddy (1999) cho rằng khi nhiệt độ mơi trường lên cao trên 36
– 370C gây stress mới nở nhiệt vì gà con khơng thể giải phóng được nhiệt
lượng mà cơ thể chúng sản sinh ra. Stress mới nở làm giảm quá trình trao đổi
chất và hoạt động của cơ thể, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm tốc
ñộ sinh trưởng. Do vậy, cần phải ñảm bảo ñiều kiện chuồng ni có độ thơng
thống tốt, cung cấp đủ ơxy, đồng thời có mật độ ni cũng như chế độ chiếu
sáng thích hợp để tăng hiệu quả chăn ni.
Theo Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1993), gà Broiler nuôi trong vụ
hè cần phải tăng mức năng lượng trao ñổi và protein thơ cao hơn nhu cầu vụ
đơng 10 – 15%.
Ánh sáng: Trong chăn ni gia cầm phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, vì
gia cầm là lồi rất nhạy cảm với ánh sáng, ñặc biệt là giai ñoạn gà con và giai

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14


ñoạn gà ñẻ. Nếu thời gian và cường ñộ chiếu sáng phù hợp thì thuận lợi cho
hoạt động ăn, uống từ đó ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.
Hãng Arbor Acres (1995) khuyến cáo: với gà Broiler giết thịt sớm 38 – 42
ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi ñến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ với cường ñộ
chiếu sáng là 20lux, từ ngày thứ 4 trở ñi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường ñộ

chiếu sáng 5lux. Gà Broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày: Thời gian chiếu sáng
ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 ñến ngày thứ 15 là 12 giờ;
ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày thứ 19 – 22 là 16 giờ; ngày 23- 24 là 18 giờ; từ
ngày thứ 25 ñến kết thúc là 24 giờ. Cường ñộ chiếu sáng ở những ngày ñầu là
20lux, những ngày sau là 5lux.
2.1.4. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản của gia cầm
2.1.4.1. Khả năng sinh sản ở gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm ñược thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và kết quả ấp
nở. ðối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau.
- Sản lượng trứng: Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ
ra trong một vịng đời, phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường ñộ ñẻ trứng,
tần số thể hiện bản năng địi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian ñẻ kéo dài.
Theo Bandsch và Bilchel (1978), sản lượng trứng được tính trong 365
ngày kể từ khi ñẻ quả trứng ñầu tiên.
- Năng suất trứng: Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra
trong một ñơn vị thời gian. ðối với gia cầm ñẻ trứng, ñây là chỉ tiêu năng suất
quan trọng nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt ñộng của hệ
sinh dục. Khả năng ñẻ trứng của gia cầm có hệ số di truyền thấp. Theo
Nguyễn Văn Thiện (1995) hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 0,12 –
0,13. Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết việc năng xuất trứng phụ thuộc: thời
gian ñẻ trứng, cường ñộ ñẻ trứng, thời gian nghỉ ñẻ, tuổi thành thục và bản
năng địi ấp.
Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15


+ Thời gian ñẻ
Thởi gian ñẻ ảnh hưởng rõ rệt ñến sức sản xuất trứng. Thời gian ñẻ ñược

tính theo thời gian ñẻ trứng của năm ñầu, nghĩa là từ khi gia cầm bắt ñầu ñẻ
quả trứng ñầu tiên ñến khi thay lơng hồn tồn.
Thời gian đẻ chịu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng. Do vậy, ñể kéo
dài thời gian ñẻ của gia cầm người ta thường sử dụng ánh sáng nhân tạo. Chu
Thị Thắng (1999) cho biết khi chiếu sáng bổ sung trong vụ thu đơng, gà
Goldline thu được sản lượng 282,86 quả trứng/gà mái; cịn ni với ánh sáng
tự nhiên gà chỉ ñạt 274,11 quả/con trong 12 tháng ñẻ trứng.
+ Cường ñộ ñẻ trứng
Cường ñộ ñẻ trứng là sức ñẻ trong một thời gian nhất ñịnh nên khơng
chịu ảnh hưởng của mơi trường. Chu kỳ đẻ trứng là sản lượng trứng ñẻ ra
trong một thời gian liên tục khơng có sự ngắt qng.
+ Bản năng địi ấp
Ấp trứng là phản xạ khơng điều kiện của gia cầm nhằm hồn thiện q
trình sinh sản. Bản năng địi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Những giống
có khối lượng nhỏ thường khơng địi ấp nhiều như những giống có khối lượng
lớn và trung bình. Bản năng địi ấp chịu sự tác ñộng của nhiệt ñộ và ñộ chiếu
sáng, nhiệt độ cao, độ chiếu sáng thấp thì bản năng địi ấp tăng.
Tỷ lệ đẻ trứng bình qn là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính của khả năng
đẻ trứng tồn đàn. Tỷ lệ đẻ tỷ lệ thuận với năng suất trứng.
Gà hướng trứng thường có năng suất trứng rất cao, Nguyễn Huy ðạt
và cộng sự (1996) cho biết gà Moravia và gà Goldline - 54 thương phẩm
cho năng suất trứng/ mái/ năm ñạt tương ứng 242 và 259 - 265 quả.
+ Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt ñầu hoạt ñộng sinh dục và có khả
năng tham gia q trình sinh sản. ðối với cá thể gia cầm là tuổi ñẻ quả trứng
ñầu tiên, cịn với đàn gà thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời ñiểm tỷ lệ ñẻ ñạt
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

16



×