Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.55 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN MÃO

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN HUNG HÀ GIANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Huê Viên
2. TS. Phạm Công Thiếu

THÁI NGUYÊN - 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mão




ii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi được đào
tạo để trưởng thành cũng như tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn
thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài này.
- Ban thường vụ Tỉnh ủy, Huyện uỷ huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong quá trình học
tập, cũng như trong giai đoạn thực hiện đề tài;
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Uỷ ban nhân
dân huyện Hoàng Su Phì, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Hoàng Su Phì, Uỷ ban nhân dân các xã Nậm Ty, Nậm Dịch, Hồ Thầu, Nam
Sơn, Bản luốc, Tụ Nhân, Bản Nhùng, Bản Péo, Ngàm Đăng Vài, Chiến Phố,
Thàng Tín là các cơ quan quản lí nhà nước trên địa bàn tôi triển khai, thực
hiện đề tài đã tạo điều kiện và giúp đỡ về nhân lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Trần Huê Viên, TS. Phạm Công Thiếu là người thầy hướng dẫn
về khoa học, đã giúp đỡ tôi tận tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên
cứu cũng như hoàn thiện bản luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá
trình xây dựng đề cương và thực hiện bản luận văn này. Nhân dịp này cho phép
tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên
khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mão


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn ................. 5
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà............................................................... 5
1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình
thành giống lợn .................................................................................................. 5
1.1.2. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và khả
năng sản xuất của lợn ........................................................................................ 7
1.1.2.1. Đặc điểm di truyền các tính trạng ........................................................ 7
1.1.2.2. Đặc điểm về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá ............................ 8
1.1.2.3. Đặc điểm sinh sản của lợn ................................................................... 9
1.1.2.4. Tập tính sinh sản của lợn ................................................................... 10

1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn .......... 10
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn ....................................................... 10
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất
thịt của lợn ....................................................................................................... 12


iv

1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh dục và khả
năng sinh sản của lợn ...................................................................................... 16
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn ..................................................... 16
1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn ................................................................. 20
1.1.5. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang..... 26
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................. 28
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 28
1.2.1.1. Đánh giá chung .................................................................................. 28
1.2.1.2. Kết quả nghiên cứu một số giống lợn nội phổ biến ở Việt Nam ....... 30
1.2.1.3. Kết quả nghiên cứu một số giống lợn bản địa ................................... 35
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 39
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU42
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 42
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 42
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 42
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 42
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 42
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 42
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 42
2.3.2.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội, tình hình chăn nuôi lợn Hung tại
huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang ................................................................ 42
2.3.2.2. Đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của lợn Hung ......................... 43

2.3.2.3. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Hung ......................................... 43
2.3.2.4. Đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt lợn Hung. 44
2.3.2.5. Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn Hung . 45
2.3.2.6. Phương pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc.......................... 47
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 48


v

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 50
3.1. Điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi lợn Hung về số lượng, cơ cấu,
phương thức chăn nuôi .................................................................................... 50
3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn và lợn Hung tại Hoàng Su Phì - Hà Giang .... 50
3.1.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Hung ......................................................... 51
3.1.3. Phương thức chăn nuôi lợn ................................................................... 53
3.2. Đặc điểm ngoại hình lợn Hung ................................................................ 55
3.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn Hung ............... 56
3.3.1. Đặc diểm sinh lý sinh dục ..................................................................... 56
3.3.2. Kết quả sinh sản của lợn nái Hung........................................................ 60
3.4. Khả năng sinh trưởng của lợn Hung ........................................................ 65
3.4.1. Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn ..................................................... 65
3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung ...................................................... 67
3.4.3. Kết quả sinh trưởng tương đối ............................................................... 69
3.5. Kết quả nghiên cứu khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn Hung...... 70
3.5.1. Kết quả khảo sát thân thịt lợn Hung ..................................................... 70
3.5.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và tỷ lệ một số axit amin của thịt
lợn Hung .......................................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Tồn tại ......................................................................................................... 77

3. Đề nghị ........................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN. 84
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CS

: Cộng sự

CSKL

:

ĐVT

: Đơn vị tính

FSH

: Follicle Stimulating Hormone

GRH

: Gonandotropine releasing hoormone

ISO


: International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá)

LH

: Luteinizing Hormone

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NST

: Nhiễm sắc thể

PRA

: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

PTNT

: Phát triển nông thôn

STT

: Số thứ tự

SWOT


: Sử dụng ma trận để phân tích lập kế hoạch

TB

: Trung bình

TCVN

:

TT

: Thị trấn

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn ở nông hộ ........................................... 50
Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Hung tại nông hộ ............................... 52
Bảng 3.3. Phương thức nuôi lợn Hung ........................................................... 53
Bảng 3.4. Đặc điểm ngoại hình lợn Hung ....................................................... 55
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục lợn nái Hung ................................ 57
Bảng 3.6. Năng suất sinh sản của lợn nái Hung ............................................. 60
Bảng 3.7. Khối lượng lợn Hung qua các tháng tuổi ....................................... 65
Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung ............................................... 67

Bảng 3.9. Sinh trưởng tương đối của lợn Hung qua các tháng tuổi................ 69
Bảng 3.10. Kết quả mổ khảo sát thân thịt lợn Hung ....................................... 71
Bảng 3.11. Thành phần hóa học của thịt lợn Hung......................................... 73
Bảng 3.12. Hàm lượng một số axit amin của thịt lợn Hung ........................... 74
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt Hung ............................................. 75


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Hung qua các tháng tuổi ...... 66
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung ................................... 68
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn Hung ................................. 70


1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành sản xuất, kinh doanh lớn, thịt lợn
chiếm 40 % tổng lượng các loại thịt (thịt bò 31 %, thịt gia cầm 23 %, thịt cừu 6 %).
Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu hộ nông dân,
thịt lợn chiếm 64,8 % tổng lượng các loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị
trường. Theo Niên giám thống kê năm 2012, cả nước có 26,7 triệu con lợn,
đạt sản lượng 2,6 triệu tấn. Trong số đó, lợn nội nuôi ở quy mô nhỏ hộ gia
đình vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 60%.
Nước ta là một nước nông nghiệp có hệ sinh thái và văn hóa đa dạng.
Hầu như cộng đồng dân cư nào ở Việt Nam cũng có các sản phẩm giống
vật nuôi riêng của mình, trong đó có các giống lợn. Tuy nhiên, điểm chung
nhất của các giống lợn của nền văn minh lúa nước Việt Nam là có tính địa

phương cao, ít được chọn lọc nên năng suất thấp, không đáp ứng được nhu
cầu thịt lợn ngày càng tăng lên trên thị trường. Để khắc phục hạn chế này,
chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật và chính sách khuyến khích
phát triển chăn nuôi lợn. Một trong các giải pháp được ưu tiên hàng đầu là
giải pháp công tác giống. Để cải tiến giống lợn và nâng cao năng suất chăn
nuôi chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại như: Đại Bạch, Landrace,
Yorkshire, New Hampshire, Pietrain… để lai kinh tế với một số giống lợn
nội tốt như: Lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Lang Hồng… ngoàì việc dùng đực
giống ngoại để lai cải tạo giống địa phương, chúng ta cũng đã nhập nhiều
giống lợn ngoại tốt của thế giới để tổ chức chăn nuôi công nghiệp quy mô
lớn. Tuy nhiên, các giống lợn ở nước ta khá phong phú chiếm khoảng
20,57% tổng số giống vật nuôi bản địa của Việt Nam, trải dài từ Bắc đến
Nam đều có những giống lợn bản địa đặc trưng cho từng miền, từng vùng.
Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ, lợn Móng


2
Cái, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn
Mường Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng Phú Thọ, lợn
đen Mường Lay (Điện Biên), … Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà
con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Hoàng Su Phì (Hà Giang) đến
Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và
chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Các giống lợn bản địa ở
nước ta có sự phân bố đa dạng và những đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc
trưng cho từng giống và từng vùng khác nhau và đều có chung đặc điểm là
thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục
sớm, ăn tạp, khéo nuôi con…
Con giống vật nuôi là sản phẩm vật thể có đặc trưng riêng. Sự tồn tại
hoặc mất đi của con giống gắn liền với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội hình thành nên chúng. Trong những năm qua do chạy theo số lượng,

chúng ta đã vô tình quên lãng và làm mất đi một số nguồn gen giống vật nuôi
bản địa. Đây là một tổn thất không thể bù đắp vì việc phát hiện, bảo tồn giống
nói chung, giống lợn nói riêng không chỉ có ý nghĩa là bảo tồn bản sắc văn
hóa mà còn có ý nghĩa là sự bảo tồn nguồn gen để khai thác cho các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội trước mắt và cho công tác tạo giống trong tương lai,
vì vậy con giống luôn được coi là “Quốc bảo”. Theo hướng này, trong những
năm qua chúng ta đã rà soát quỹ gen giống lợn Việt Nam, đã phát hiện và đưa
vào bảo tồn, khai thác nhiều giống lợn bản địa như lợn Táp Ná (Cao Bằng),
Lợn cỏ (Tây Nguyên), lợn Mẹo (Nghệ An)…
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, không gian sinh tồn của 23
dân tộc thiểu số Việt Nam, trong thời gian gần đây việc sử dụng các giống
bản địa vào thực tiễn sản xuất là lợn Lũng Pù, lợn Hung. Lợn Hung là một
giống lợn bản địa được người dân chăn nuôi từ lâu đời. Trong điều kiện giao
lưu kinh tế xã hội thời gian qua đi liền với công tác quản lý giống chưa được



×