Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.69 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

------------------

NGUYỄN HOÀNG VIỆT

MỘT SỐ ðẶC ðIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ HỒ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

------------------

NGUYỄN HOÀNG VIỆT

MỘT SỐ ðẶC ðIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ HỒ

CHUYÊN NGÀNH

: CHĂN NUÔI


MÃ SỐ

: 60.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ ðÌNH TÔN
PGS.TS. BÙI HŨU ðOÀN

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp ñỡ của các thầy, cô giáo, cơ quan, ñơn vị, ñồng nghiệp và
gia ñình cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Việt

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố

gắng nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của Ban Chủ
nhiệm Khoa, của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Chăn nuôi
chuyên khoa, Trung tâm nghiên cứu liên ngành phát triển nông thôn, Ban ðào
tạo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
ðặc biệt tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ ðình Tôn, PGS.TS
Bùi Hữu ðoàn ñã tận tình hướng dẫn, chỉ ñạo tôi trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu của cán bộ và các hộ gia
ñình tại thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2013
Học viên

Nguyễn Hoàng Việt

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

ii


Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

MỞ ðẦU

1

1

ðặt vấn ñề

1


2

Mục tiêu của ñề tài

2

3

Ý nghĩa của ñề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1

Cơ sở khoa học của ñề tài

3

1.1.1

Phân loại ñộng vật và nguồn gốc của ñối tượng nghiên cứu

3

1.1.2


Các giống gà nội

4

1.1.3

Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm

9

1.2

Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng

11

1.2.1

Khái niệm về sinh trưởng

11

1.2.2

Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng

12

1.2.3


Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng

14

1.2.4

Hiệu quả sử dụng thức ăn

17

1.2.5

Chất lượng thịt.

17

1.3

Tình hình nghiên cứu chăn nuôi gia cầm trong nước và trên thế giới

20

1.3.1

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

20

1.3.2


Tình hình nghiên cứu trong nước

22

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv

25


2.1

ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

25

2.2

Nội dung nghiên cứu

25

2.2.1

Vị trí ñịa lý và nguồn gốc của gà Hồ

25


2.2.2

Khảo sát số lượng và sự phân bố của gà Hồ

25

2.2.3

ðặc ñiểm ngoại hình của gà Hồ

25

2.2.4

Khả năng sinh trưởng của gà Hồ

25

2.2.5

Chất lượng thịt của gà Hồ

26

2.3

Phương pháp nghiên cứu

26


2.3.1

Khảo sát số lượng và sự phân bố của gà Hồ

26

2.3.2

ðặc ñiểm ngoại hình gà Hồ

26

2.3.3

Khả năng sinh trưởng của gà Hồ

27

2.3.4

Chất lượng thịt của gà Hồ

28

2.4

Phương pháp xử lý số liệu

29


Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

3.1

Vị trí ñịa lý và nguồn gốc của gà Hồ

30

3.1.1

Vị trí ñịa lý

30

3.1.2

Nguồn gốc của gà Hồ

30

3.2

Cơ cấu ñàn gà hồ

31

3.3


ðặc ñiểm ngoại hình của gà Hồ

33

3.3.1

ðặc ñiểm ngoại hình của gà con 1 tuần tuổi

33

3.3.2

ðặc ñiểm ngoại hình của gà giai ñoạn 8 tuần tuổi

34

3.3.3

ðặc ñiểm ngoại hình của gà Hồ trưởng thành

35

3.3.4

Kích thước các chiều ño cơ thể

44

3.4


Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi

49

3.5

ðặc ñiểm sinh trưởng của gà Hồ

51

3.5.1

Sinh trưởng tích lũy

51

3.5.2

Sinh trưởng tuyệt ñối

54

3.5.3

Sinh trưởng tương ñối

56

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


v


3.5.4

Hiệu quả sử dụng thức ăn

58

3.5.5

Chi phí thức ăn cho gà Hồ

63

3.6

Chất lượng thịt của gà Hồ

64

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

69

1

Kết luận


69

2

ðề nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

74

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS

Cộng sự

DVT

ðơn vị tính


FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

KL

Khối lượng

TT

Tăng trọng



Thức ăn

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1


Cơ cấu ñàn gà Hồ tại thị Trấn Hồ

32

3.2

ðặc ñiểm ngoại hình của gà 1 tuần tuổi

33

3.3

ðặc ñiểm ngoại hình về màu lông của gà Hồ trưởng thành

35

3.4

ðặc ñiểm màu da, chân, mắt và mào gà Hồ trưởng thành

38

3.5a

Chiều dài thân của gà Hồ qua các tuần tuổi

45

3.5b


Chiều dài lườn của gà Hồ qua các tuần tuổi

46

3.5c

Chiều dài ñùi của gà Hồ qua các tuần tuổi

48

3.6

Tỷ lệ nuôi sống của gà từ mới nở ñến 28 tuần tuổi

50

3.7

Sinh trưởng tích lũy của gà Hồ từ 1 – 28 tuần tuổi

52

3.8

Sinh trưởng tuyệt ñối của gà Hồ

55

3.9


Sinh trưởng tương ñối của gà Hồ

57

3.10

Cơ cấu các loại thức ăn trong chăn nuôi gầ Hồ

59

3.11

Mức thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Hồ

60

3.12

Chi phí thức ăn/1 ñầu gà

63

3.14a

Các chỉ tiêu mổ khảo sát gà Hồ ở 20 tuần tuổi

65

3.14b Các chỉ tiêu mổ khảo sát gà Hồ ở 24 tuần tuổi


65

3.14c Các chỉ tiêu mổ khảo sát gà Hồ ở 28 tuần tuổi

66

3.15a Các chỉ tiêu cảm quan ñánh giá chất lượng thịt lườn gà Hồ

67

3.15b Các chỉ tiêu cảm quan ñánh giá chất lượng thịt ñùi gà Hồ

67

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

Gà Hồ 1 ngày tuổi


34

3.2

Gà Hồ 8 tuần tuổi

35

3.2

Màu lông gà trống Hồ

37

3.3

Màu lông gà mái Hồ

38

3.4a

Gà trống ñầu công

39

3.4b

Gà trống ñầu gộc


39

3.5

Mào của gà trống Hồ

40

3.6

Phần ñầu của gà mái Hồ

40

3.7a

Thân gà Hồ

42

3.7b

ðuôi gà Hồ

42

3.8

Hình dáng, màu sắc chân gà Hồ


43

3.9a

Chiều dài thân gà Hồ qua các tuần tuổi

45

3.9b

Chiều dài lườn gà Hồ qua các tuần tuổi

47

3.9c

Chiều dài ñùi gà Hồ qua các tuần tuổi

49

3.10

Sinh trưởng tích lũy của gà Hồ qua các tuần tuổi

53

3.11

Sinh trưởng tuyệt ñối của gà Hồ


56

3.12

Sinh trưởng tương ñối của gà Hồ

58

3.13

Thu nhận thức ăn của gà Hồ qua các tuần tuổi

61

3.14

Mẫu thịt gà Hồ

68

3.15

Kiểm tra ñộ pH của thịt gà Hồ

68

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ix



MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Việt Nam là một nước với gần 70% dân số hoạt ñộng trong lĩnh vực
nông nghiệp và chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Trong ñó, ngành chăn nuôi
ngày càng ñóng một vai trò quan trọng, nhất là chăn nuôi gia cầm. Trải qua
hàng nghìn năm dưới tác ñộng của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo,
các giống gia cầm ở nước ta có ñược những gen quý, rất thích nghi với ñiều
kiện sinh thái và kinh tế của ñất nước, ñó là khả năng sử dụng tốt các loại thức
ăn thô, nghèo dinh dưỡng, hay tính chống chịu với các bệnh nhiệt ñới trong
ñó nhiều giống có phẩm chất thịt thơm ngon như gà Ri, gà Hồ, gà ðông Tảo,
gà Ác, gà H’Mông…
Trong những năm gần ñây, ñể ñáp ứng nhu cầu về số lượng thực phẩm
cho xã hội, chúng ta ñã nhập khẩu nhiều giống gà công nghiệp có năng suất
cao. Số lượng các trang trại cũng như quy mô chăn nuôi không ngừng tăng
cao qua các năm. Do vậy, một số giống gà bản ñịa có năng suất thấp ñã bị thu
hẹp, có giống ñã bị tuyệt chủng.
ðể phát huy ñược tiềm năng vốn có của các giống ñịa phương ñồng thời
duy trì và phát triển các giống này từ cuối những năm 80, với sáng kiến của
Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cùng với sự tham gia của Viện
Chăn nuôi, ñề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi ñã ñược chấp nhận và tiến hành
trên diện rộng. ðể ngành chăn nuôi gia cầm nước ta vừa phát triển nhanh lại
vừa bền vững thì bên cạnh việc nhập các giống gà công nghiệp có năng suất
cao thì chúng ta cũng cần khảo sát, bảo tồn và phát triển các giống gà ñịa
phương quý hiếm như các giống gà Mía ở Sơn Tây, gà Hồ ở Bắc Ninh, gà
ðông Tảo ở Hưng Yên, gà Tò ở Thái Bình.
Gà Hồ là một trong những giống vật nuôi có ý nghĩa quan trọng ñối với

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


1


nền văn hóa dân gian của người Việt nói chung và của người làng Hồ nói
riêng. Tuy nhiên, ñến nay số lượng gà Hồ ñang suy giảm nghiêm trọng có
nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, chúng ta cần phải gìn giữ, bảo tồn và phát triển
giống gà Hồ. Bảo tồn và phát triển bền vững giống gà Hồ không chỉ là bảo
tồn một giống gen quý của quốc gia mà còn là gìn giữ một biểu tượng của quê
hương. Việc bảo tồn và phát triển giống gà Hồ ñòi hỏi không chỉ người chăn
nuôi mà còn cần ñến sự vào cuộc của các nhà khoa học, nhà quản lý và chính
quyền ñịa phương. Xuất phát từ vấn ñề ñó chúng tôi tiến hành thực hiện ñề
tài: “Một số ñặc ñiểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt
của gà Hồ”.
2. Mục tiêu của ñề tài
ðánh giá ñặc ñiểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt
của gà Hồ.
3. Ý nghĩa của ñề tài
Xác ñịnh rõ ñặc ñiểm ngoại hình của gà Hồ và tìm ra những biện pháp ñể
bảo tồn và phát triển bền vững giống gà này.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1. Phân loại ñộng vật và nguồn gốc của ñối tượng nghiên cứu
1.1.1.1. Phân loại ñộng vật
Nguyễn Thị Mai và cs (2009), trong phân loại học, gà thuộc lớp chim

(Aves), bộ gà (Galliformes), họ trĩ (Fasianidea), giống gà (Gallus), loài gà
nuôi (Gallus gallus domestica).
Các giống gà hiện nay ñược hình thành nên từ quá trình lai tạo, tiến hóa
lâu dài và phức tạp của 4 loại gà rừng.
- Gallus bankiva: phân bố ở Ấn ðộ, Miến ðiện, ðông Dương và Philippin
- Gallus Soneratii: phân bố ở tây và nam Ấn ðộ
- Gallus Lafazetti: phân bố ở Srilanca
- Gallus Varius: phân bố ở Indodnexia
Cụ thể gà thuộc:
Giới (kinhdom)

Animal

ðộng vật

Ngành (phylum)

Chordata

Có xương sống

Lớp (class)

Aves

Chim

Bộ (oder)

Galliformes




Họ (family)

Phasianidae

Trĩ

Chủng (genus)

Banquiva

Gallus

Loài (species)

Gallus gallus

Gà nhà

Nguồn: Nguyễn Văn Thiện, 1995
1.1.1.2. Nguồn gốc của gà nhà
Theo tác giả ðặng Hữu Lanh và cs (1999), gà nhà hiện nay có nguồn gốc từ
gà rừng lông ñỏ Gallus gallus bao gồm 3 loại kiểu hình sau:
+ Kiểu Bankivat (Nguyên thủy): lông nhiều dán vào mình, ức nở, mào
và dái tai lớn, mỏ cong dài và nhọn.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


3


+ Kiểu Mã Lai (Gà chọi): ít lông, cấu trúc lông cứng, mào và dái tai
nhỏ, mắt lõm vào hốc mắt, mỏ khỏe ngắn.
+ Kiểu Cochin: nhiều lông, bông, mào và dái tai vừa, mào ñỏ, tai nhỏ,
mỏ ngắn.
Gà ñược thuần hóa ñầu tiên ở ðông Nam Á và từ ñây phân bố ñi khắp thế
giới, nước ta là một trong những trung tâm thuần hóa gà ñầu tiên của khu vực.
Gà nhà ở nước ta bắt nguồn từ gà rừng Gallus Banquiva và ñược thuần hoá
sớm nhất ở vùng Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây…cách ñây hơn 3000 năm
(Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994). Trải qua thời gian dài thuần hóa, nuôi
dưỡng và lai tạo, nhân dân ta ñã tạo ra ñược nhiều giống gà khác nhau như gà
Ri, gà Chọi, gà ðông Tảo, gà Hồ, gà Mía... (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
1.1.2. Các giống gà nội
Nước ta có nhiều giống gà nội ñược chọn lọc thuần hóa từ lâu ñời như
gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà H’Mông, gà Tre, gà Ác,… trong ñó có một số giống
chất lượng thịt, trứng thơm ngon như gà Ri, gà H’Mông. Tuy nhiên, do không
ñược ñầu tư chọn lọc lai tạo nên năng suất còn rất thấp (khối lượng trưởng
thành chỉ ñạt 1,2 – 1,5kg/con, với thời gian nuôi kéo dài 6 – 7 tháng, sản
lượng trứng chỉ ñạt 60 – 90quả/mái/năm. Một số giống quý nhưng chỉ tồn tại
ở một số ñịa bàn rất hẹp như gà Hồ, gà ðông Tảo, gà Mía. Việc sản xuất con
giống chủ yếu là tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn
tạo,… dẫn ñến con giống có thể bị ñồng huyết làm giảm năng suất, hiệu quả
chăn nuôi của các giống gà nội ñịa, thậm chí còn có nguy cơ bị tuyệt chủng ñối
với một số giống quý hiếm. Các giống gà nội cần ñược quan tâm ñể bảo tồn và
phát huy những tính năng ưu việt phù hợp với chăn nuôi nông hộ, nhất là tại các
vùng nông thôn, trung du, miền núi.
1.1.2.1. Gà Ri
Gà Ri là giống phổ biến nhất ở nước ta và có phân bố rộng rãi trong cả

nước, ở miền Nam còn gọi là gà Ta vàng hay gà Tàu vàng, cũng có những ñặc

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4


ñiểm giống như gà Ri và chúng ñều có chung một nguồn gốc. Nhìn chung gà
Ri pha tạp nhiều, vì vậy nhiều người còn gọi là gà Ri pha.
Gà Ri có tầm vóc nhỏ, thân hình thanh tú, nhỏ xương, thịt thơm ngon.
Màu lông không ñồng nhất, gà mái thường có màu vàng và màu nâu nhạt
hoặc thẫm, gà trống có lông màu ñỏ tía, cánh và ñuôi có ñiểm lông màu ñen.
ðầu gà Ri thanh, hầu hết có mào ñơn, ñôi khi có con mào nụ, da màu vàng.
Gà Ri có tính ñòi ấp, chúng ấp trứng và nuôi con khéo. Trứng gà Ri nhỏ, vỏ
có màu nâu nhạt, gà càng già thì khối lượng trứng càng cao hơn. Gà Ri có
khối lượng cơ thể ở tuổi trưởng thành như sau: con trống từ 1800 – 2500g,
con mái từ 1300 – 1800g. Tỷ lệ nuôi sống gà con từ mới nở ñến 2 tháng tuổi
là 80 – 90%.
ðây là giống gà thích hợp với khí hậu và ñiều kiện chăn nuôi quảng
canh ở nước ta. Gà rất chịu khó kiếm ăn khi nuôi chăn thả trong vườn hay
ngoài ñồng.
1.1.2.2. Gà ðông Tảo
Gà ðông Tảo hay còn gọi là gà ðông Cảo, mang tên thôn ðông Cảo,
xã ðông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Gà ðông Tảo có tầm vóc tương ñối to, gà trống có lông màu ñỏ sẫm
pha lông màu ñen, còn gọi là gà trống tía, con mái lông màu nâu hoặc vàng
nhạt, lông cổ có màu nâu sẫm hơn. Giống gà này có ñầu to, mắt sâu, mào nụ.
Ngoại hình của gà rất thô, ñặc biệt là xương ống chân rất to, có nhiều hàng
vẩy sừng xù xì. Gà con sau khi rụng lớp lông tơ, lông chính thức mọc lại rất
chậm nên một thời gian dài từ 1 – 3 hay 4 tháng tuổi rất ít lông, nếu gặp thời

tiết lạnh trong mùa ñông thì tỷ lệ nuôi sống sẽ rất thấp. Gà ðông Tảo có tiếng
gáy ñục và ngắn khác hẳn với gà Ri có tiếng gáy vang và dài.
Số lượng gà thuần chủng hiện nay còn rất ít. Trước ñây, người dân
ðông Cảo không cho phép nuôi các giống lạ, người làng giữ giống gà của
mình không bị pha tạp ñể phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ. Nhưng ñến nay,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5


tục lệ này không còn ñược giữ, việc giao lưu tự do ñã dẫn ñến tình trạng giảm
sút số lượng gà thuần chủng.
Khối lượng cơ thể ở tuổi trưởng thành: con trống nặng 3,2 – 4kg, con
mái nặng 2,0 – 3kg. Sản lượng trứng 55 – 60quả/mái/năm. Khối lượng trứng
50 – 60g/quả. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên khoảng 200 ngày. Tỷ lệ trứng có
phôi bình quân là 85%. Tỷ lệ ấp nở trên tổng số trứng ñưa vào ấp từ 60 –
70%. Tỷ lệ nuôi sống ñến hai tháng tuổi là 80 – 90%. Gà mái có tính ñòi ấp
nhưng khả năng ấp kém vì gà nặng nề, lên xuống ổ vụng, chân to nên trứng dễ
vỡ; gà mái dùng chân và mỏ ñảo trứng không ñược ñều, do vậy tỷ lệ ấp nở
thường thấp.
Khả năng tự tìm kiếm thức ăn của gà ðông Tảo không cao, chúng ñi lại
chậm chạp quanh nhà, gà con khỏe mạnh nhưng khó nuôi do gà ít lông, dễ bị
chết rét.
1.1.2.3. Gà Hồ
Gà Hồ còn ñược gọi là gà ðông Hồ có nguồn gốc từ làng Lạc Thổ, thị
trấn Hồ, tỉnh Bắc Ninh. ðây cũng là ñối tượng ñang bị ñe dọa vì ñàn gà có số
lượng ít và sự phân bố hẹp. Gà Hồ mang khá nhiều ñặc ñiểm quý so với các
giống gà nội khác, một số ñặc ñiểm nổi trội của gà Hồ ñược ghi nhận như sau:
Gà Hồ có tầm vóc tương ñối lớn, ngoại hình cân ñối, ñi lại chậm chạp.

Gà trống có 2 màu lông là mã mận và mã lĩnh, con mái có 3 màu lông: mã
nhãn, mã sẻ, mã thó. Ngoại hình gà có ñầu gộc, mào xuýt, mỏ có màu vàng
nhạt, chân có màu ñỗ nành. Da thường có màu vàng, gà con ít lông, khi lớn
lông mới phủ kín thân. Nhìn chung gà Hồ có ngoại hình tương ñối giống gà
ðông Tảo, nhất là về màu lông nhưng cơ thể cân ñối, thanh hơn, ñặc biệt là
chân to vừa phải và rất tròn, vảy chân mượt, không xù xì.
Ở tuổi trưởng thành, con trống nặng 3,0 – 4,0kg; con mái nặng 2,0 –
3,0kg. Sản lượng trứng trung bình 55 – 60quả/mái/năm, khối lượng trứng 52 –
58g/quả. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên khoảng 210 ngày, tỷ lệ trứng có phôi bình

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


quân 85%. Tỷ lệ ấp nở khoảng 60 – 65% trên tổng số trứng ñưa vào ấp. Tỷ lệ
nuôi sống gà con ñến 2 tháng tuổi từ 80 - 85%.
Gà Hồ có tính ñòi ấp nhưng khả năng ấp rất kém, gà mái nuôi con
không khéo, khả năng tự kiếm mồi không cao và chúng chậm chạp hơn so với
gà Ri (Nguyễn Thị Mai cs, 2009)
1.1.2.4. Gà Mía
Gà Mía có nguồn gốc từ làng Mía, xã ðường Lâm, huyện Tùng Thiện
nay là huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Gà Mía có tầm vóc tương ñối lớn,
ngoại hình thô, ñi lại chậm chạp. Lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám
hoặc vàng, cổ có ñiểm lông nâu, cánh và ñuôi có ñiểm lông ñen. ðầu to, mắt
sâu, mào ñơn rất phát triển, chân thô vừa phải, ra bụng ñỏ. Tiếng gáy ngắn và
ñục. Gà con ít lông, khi lớn lông mới phủ kín thân.
Gà Mía có khối lượng cơ thể ở tuổi trưởng thành: con trống nặng 3,0 –
4,0kg, con mái nặng 2,5 – 3,0kg. Sản lượng trứng 55 – 60quả/mái/năm, khối
lượng trứng 55 – 58g. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên vào khoảng 200 ngày. Tỷ lệ

trứng có phôi là 85%, tỷ lệ ấp nở khoảng 60 – 70% trên tổng số trứng ấp. Tỷ
lệ nuôi sống gà con ñến hai tháng tuổi khoảng 80 – 90%.
Gà Mía có tính ñòi ấp cao, tuy vậy con mái ấp trứng vụng và nuôi con không
khéo, gà con mọc lông muộn, thường ñến 15 tuần tuổi gà mới mọc kín lông.
1.1.2.5. Gà H’Mông
Gà H’Mông là vật nuôi truyền ñời của ñồng bào H’Mông, Dao, Tày,
Nùng, … ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Bộ.
ðặc ñiểm nổi bật là bộ lông pha tạp như nâu, hoa mơ, vàng sẫm
nhưng chủ yếu và màu ñen. Chân, da (nhiều con có cả mào) màu ñen. Tầm
vóc gà vừa phải, thanh gọn. Khối lượng gà trống trưởng thành là 1,8 –
2,2kg, gà mái là 1,4 – 1,7kg. Sản lượng trứng 80 – 100quả/mái/năm, trứng
có màu trắng. Gà H’Mông có sức kháng bệnh rất tốt, rất thích nghi với ñiều
kiện chăn thả tại nông hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi rất cao. Chất lượng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7


thịt ñặc biệt thơm ngon và cũng có màu ñặc biệt ñó là màu ñen và hiện rất
ñược thị trường ưa chuộng.
1.1.2.6. Gà Ác
Gà Ác ñược thuần dưỡng phát triển ñầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long
An, Kiên Giang. ðặc ñiểm ngoại hình: thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu
ñen, lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân cũng màu ñen, mào cờ phát
triển, màu ñỏ tím, khác với các giống gà khác là chân có 5 ngón nên còn gọi
là gà ngũ chảo.
Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 – 760g. Tuổi ñẻ
trứng ñầu tiên là 110 – 120 ngày, sản lượng trứng 70 – 80quả/mái/năm, trứng
nặng 30 – 32g (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002), tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ

ấp nở/trứng khoảng 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (Bùi ðức Lũng
và Lê Hông Mận, 2003).
Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ thân thịt ít nhưng lại là loại gà thuốc, bồi
dưỡng (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axit amin cao hơn 25%).
1.1.2.7. Gà Chọi
Gà Chọi có số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ
yếu ở những ñịa phương có phong tục truyền thống văn hóa chơi chọi gà như
tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (huyện Hóc Môn).
ðặc ñiểm ngoại hình: chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép)
màu ñỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông ñen ở
cánh, ñuôi, ñầu), tích và dái tai màu ñỏ, con mái màu xám (là chuối khô) hoặc
màu vàng nhờ ñiểm ñen, mỏ và chân màu chì, mắt ñen có vòng ñỏ.
Gà trống 1 năm tuổi ñạt 2,5 – 3,0kg, gà mái 1,8 – 1,9kg (Hội chăn nuôi Việt
Nam, 2002). Khi trưởng thành gà trống nặng 3,0 – 4,0kg, gà mái 2,0 – 2,5kg.
Sản lượng trứng 50 – 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng
trứng 50 – 55 g/quả.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8


Gà có sức khỏe tốt nhưng ñẻ ít, khả năng tăng ñàn chậm, ñược người
dân nuôi ñể làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số ñịa phương như vùng
Hóc Môn và các tỉnh miền ðông thường cho lai với gà ta ñể nuôi lấy thịt.
1.1.3. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm
Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan ñến sức khỏe, cấu tạo,
chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất và
hình dáng ñặc trưng của một giống. Trong công tác giống gia cầm hiện nay,
người ta rất chú trọng ñến mục tiêu thương phẩm nên một số tính trạng chất

lượng, tính trạng không thể ño lường rất ñược coi trọng.
1.1.3.1. Hình dáng, màu sắc lông, da
ðối với gà thịt có bộ lông trắng hoặc sáng màu ñể khi giết thịt người ta dễ
dàng làm sạch lông. Gà có lông màu sẫm hoặc ñen thường ñể lại gốc lông với
sắc tố ñen trên da làm thân thịt không ñẹp, giảm sự hấp dẫn của sản phẩm thịt.
Vì vậy, khi tạo các tổ hợp lai chuyên thịt người ta thường tạo ra gà có lông
trắng hoặc vàng sáng.
Tính trạng ngoại hình là chỉ tiêu ñánh giá phẩm giống, nếu màu lông
của ñàn gà có sự ñồng nhất cao cho thấy giống gà ñó thuần, theo ñánh giá của
Johansson (1972), sắc tố da, lông ở gia cầm ñược xác ñịnh bởi 2 yếu tố
Melanin và Xantophyl. Xantophyl là sắc tố ở dạng tinh thể màu vàng, nằm ở
da, mỏ và chân. Melanin tồn tại ở dạng hạt, có ở da và gốc lông, sự xuất hiện
của Melanin không phụ thuộc vào lứa tuổi. Khi mới nở gia cầm có lông tơ che
phủ, trong quá trình phát triển sẽ có màu sắc khác nhau là do mức ñộ oxy hóa
các chất tiền sắc tố Melanin (carotinoit) thì lông có màu vàng, xanh tươi hoặc
màu ñỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng.
Gà Hồ mới nở chỉ có hai màu lông cơ bản là vàng nhạt và nâu nhạt,
trong ñó chủ yếu là màu vàng nhạt. ðối với gà trưởng thành, gà trống Hồ có
hai màu lông cơ bản là màu ñen (mã lĩnh) và màu mận chín (mã mận). Gà mái
Hồ trưởng thành có ba màu lông cơ bản là trắng vàng (mã thó), nâu sọc (mã

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9


sẻ) và nâu nhạt (mã nhãn) (Bùi Hữu ðoàn và Nguyễn Văn Lưu, 2006). Theo
Nguyễn Chí Thành và cs (2009) gà Hồ trống trưởng thành có màu mận chín
(mã mận), màu ñen (mã lĩnh), gà mái có màu ñất thó (mã thó), màu quả nhãn
(mã nhãn), màu chim xẻ (mã xẻ). Gà ðông Tảo trống có màu mận chín pha

màu ñen (mã mận), màu ñen nhiều hơn (mã lĩnh), gà mái lông màu vàng nhạt,
màu nâu nhạt. ðối với gà Mía con trống lông chủ yếu có màu mận chín, còn
lại là lông ñen, gà mái có màu lông lá chuối khô.
1.1.3.2. ðầu và mào gà
Cấu tạo xương ñầu có ñộ tin cậy cao trong việc ñánh giá gia cầm. Da mặt
và các phần phụ của ñầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô ñỡ và
mô liên kết. Gà trống có loại hình ñầu gần giống gà mái sẽ có tính năng sinh dục
kém, gà mái có loại hình ñầu giống gà trống sẽ không cho năng suất trứng cao,
trứng ñẻ ra thường không có phôi (Brandsch và Bichel H, 1978).
Mào là ñặc ñiểm sinh dục thứ cấp, có thể dùng ñể phân biệt trống mái. Mào
gà rất ña dạng cả về hình dáng, kích thước, màu sắc và ñặc trưng cho từng giống.
Dựa vào hình dạng, người ta phân ra các loại mào như mào cờ, mào hạt ñậu,
mào hoa hồng, mào nụ (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994). Theo Nguyễn Chí
Thành và cs (2009) gà Hồ thường có mào xuýt, mào nụ. Gà ðông Tảo có các
kiểu mào như mào kép, mào nụ, mào hoa hồng, mào dâu. Gà Mía có kiểu mào
ñơn (mào cờ), tích tai chảy. Cùng với ñó là những nghiên cứu chỉ ra ñặc ñiểm
mào của các giống gà ñịa phương khác. ðối với gà Hồ nếu là gà trống thì có mào
nụ (mào sít), gà mái có mào trái dâu (Bùi Hữu ðoàn và Nguyễn Văn Lưu, 2006).
ðối với gà Lông Cằm tại Lục Ngạn Bắc Giang có các kiểu mào như mào cờ,
mào hoa hồng, mào hồ ñào, mào hạt ñậu (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012).
1.1.3.3. Chân gà
Chân gà có 4 ngón, cổ, bàn và ngón chân thường có vảy sừng bao kín, cơ
tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có móng và cựa. Cựa có vai trò
trong việc ñấu tranh sinh tồn của loài (Trần Kiên và Trần Hồng Việt, 1998).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10



Các giống gà khác nhau có kiểu chân và màu sắc da chân khác nhau. Gà Lông
Cằm có hai màu da chân cơ bản là màu vàng và vàng nhạt (Nguyễn Bá Mùi
và cs, 2012). Chân gà ðông Tảo rất to và xù xì, có vảy thịt màu vàng viền ñỏ,
trong khi ñó gà Hồ có chân nhỏ hơn, bề mặt trơn nhẵn, không xù xì như gà
ðông Tảo (Nguyễn Chí Thành và cs, 2009).
1.2. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng
1.2.1. Khái niệm về sinh trưởng
Có rất nhiều quan ñiểm về sinh trưởng. Dưới ñây là một vài quan ñiểm:
- Theo Trần ðình Miên và cs (1975), sinh trưởng là một quá trình tích
lũy các chất hữu cơ bởi các quá trình ñồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,
chiều dài bề ngang, khối lượng của các bộ phận và cơ thể vật nuôi trên cơ sở
tính chất di truyền từ ñời trước. Phát triển là quá trình thay ñổi về chất lượng
tức là tăng thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của bộ phận cơ thể vật
nuôi. Sinh trưởng luôn gắn liền với sự phát triển, ảnh hưởng hỗ trợ lẫn nhau
và diễn ra trên cùng một cơ thể nên làm cho cơ thể ngày càng hoàn chỉnh.
- Tính giai ñoạn của sinh trưởng biểu hiện ở các hình thức khác nhau.
Theo Nguyễn Ân (1983), thời gian của các giai ñoạn dài hay ngắn, số lượng
giai ñoạn và sự ñột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự
khác nhau. Giai ñoạn này tiếp nối gia ñoạn khác, không ñi ngược trở lại,
không bỏ qua thời kỳ nào. Mỗi một giai ñoạn, thời kỳ ñều có ñặc ñiểm riêng.
- Theo Nguyễn Văn Tân (2001), tính chu kỳ trong sinh trưởng, phát
triển của vật nuôi thể hiện trong hoạt ñộng sinh lý, sự tăng trọng và trong quá
trình trao ñổi chất.
- Sinh trưởng, phát triển không ñều biểu hiện ở sự thay ñổi rõ rệt về tốc
ñộ sinh trưởng, cường ñộ tăng khối lượng cơ thể. Sự không ñồng ñều ñó còn
thể hiện ở từng bộ phận, cơ quan (mô, cơ, xương), có bộ phận thời kỳ này
phát triển nhanh nhưng thời kỳ khác lại phát triển chậm. Theo Trần ðình
Miên và cs (1975), quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng ñối với sự phát triển

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


11


của các cơ quan, bộ phận theo thứ tự là: não, thần kinh trung ương, xương, cơ
quan tiêu hóa, tổ chức cơ, tổ chức mỡ. Khi các chất dinh dưỡng dư thừa mới
cho tích lũy.
- Về mặt sinh học, sinh trưởng ñược xem như là quá trình tổng hợp
protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu ñánh giá
quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên có khi tăng trọng mà không phải là tăng
trưởng (chẳng hạn béo mỡ không có sự phát triển của mô cơ). Vì vậy sự tăng
trưởng từ khi trứng thụ tinh cho ñến lúc cơ thể trưởng thành ñược chia làm hai
giai ñoạn chính: giai ñoạn trong thai và giai ñoạn ngoài thai. Nói chung, sinh
trưởng phải thông qua 3 quá trình:
+ Phân chia tế bào ñể tăng số lượng tế bào.
+ Tăng thể tích tế bào.
+ Tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong phân chia tế bào mẹ ñể trở thành tế bào con, mỗi tế bào ñều có
vách ngăn và màng tế bào nên phải có lượng vật chất tạo dịch gian bào tức là
hệ ñệm giữa các tế bào.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng
1.2.2.1. Tốc ñộ mọc lông
Quá trình thay ñổi bộ lông sơ sinh ñể mọc lông mới ñầu tiên trong một
thời gian nhất ñịnh của một giống. Quá trình này trải qua nhiều giai ñoạn
nhanh chậm khác nhau gọi là tốc ñộ mọc lông (Lê Viết Ly, 1999).
Tốc ñộ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan ñến ñặc ñiểm
trao ñổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm và là chỉ tiêu ñánh giá sự
thành thục sinh dục. Gia cầm có tốc ñộ lọc lông nhanh thì sự thành thục về thể
trọng sớm, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Song dù có mọc
lông chậm thì 8 – 12 tuần tuổi gà cũng mọc ñủ lông.

Lê Viết Ly (1999), gia cầm có tốc ñộ mọc lông nhanh sẽ có tốc ñộ sinh
trưởng và phát triển, chất lượng thịt và khả năng chịu ñựng thời tiết tốt hơn.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12


Tốc ñộ mọc lông nhanh của gia cầm phụ thuộc vào giống, cá thể, giới tính và
ñiều kiện chăm sóc. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa với các giống gà
công nghiệp, khi con người tạo ra ñã có bộ lông thuần nhất và tốc ñộ mọc
lông cũng tương ñối ñồng ñều. Các giống gà nguyên thủy và các giống gà tự
nhiên, chỉ tiêu này không có ý nghĩa. Tốc ñộ mọc lông ñược xác ñịnh trên
lông cánh của gà con mới nở và ở gà 10 ngày tuổi và lông ñuôi. Gà mọc lông
nhanh sẽ có lông ñuôi ở lúc 10 ngày tuổi, gà mọc lông chậm thì ñuôi chưa
mọc lông (Richard và Malden, 1990).
1.2.2.2. Kích thước các chiều ño
Kích thước cơ thể là một biểu hiện cho sinh trưởng, là một ñặc trưng
cho từng giai ñoạn sinh trưởng, ñặc trưng cho giống, qua ñó góp phần vào
phân biệt giống, dòng.
Theo Nguyễn Văn Bình (1996), vẻ bề ngoài của cấu trúc giải phẫu phản
ánh những cấu trúc bên trong của con vật và cung cấp những cơ sở ban ñầu
cho sự công nhận về giống, giới tính, thể chất, sức sống, lợi ích và những ñặc
ñiểm mỹ quan. Việc xác ñịnh kích thước các chiều ño của cơ thể con vật bổ
sung cho sự quan sát ñặc ñiểm ngoại hình của chúng.
Nắm ñược kích thước cơ thể gà ở các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau
không những cung cấp ñặc ñiểm sinh học của giống mà ta còn có thể nắm bắt
ñược nhu cầu sinh trưởng, từ ñó có chế ñộ ăn, thiết kế chuồng trại, tạo môi
trường tối ưu nhất cho sinh trưởng và phát triển của gà.
1.2.2.3. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích
của cơ thể gia cầm tích lũy ñược trong một thời gian.
Về mặt sinh học, sinh trưởng ñược xem như quá trình tổng hợp, tích lũy
dần các chất mà chủ yếu là protein. Do ñó có thể lấy việc tăng khối lượng làm
chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13


Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999), khối lượng cơ thể khác nhau
theo tuổi và có sự chênh lệch giữa các cá thể lớn. Với gia cầm ở 1 – 3 tháng
tuổi, sự khác nhau tới 50 – 60%, sau ñó giảm xuống 10 – 15% ở các tháng
tuổi tiếp theo.
Khối lượng một ngày tuổi có liên quan ñến khối lượng quả trứng và
khối lượng gà mẹ nhưng ít ảnh hưởng ñến sự tăng trưởng tiếp theo (ðặng
Hữu Lanh và cs, 1999). Theo Phan Cự Nhân (2000), lúc gà mới nở thì gà
trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn lúc gà 2 tuần
tuổi gà trống nặng hơn gà mái 5%, ở 3 tuần tuổi là 11%, ở 5 tuần tuổi là 17%,
ở 6 tuần tuổi là 20%, ở 7 tuần tuổi là 23%, ở 8 tuần tuổi là 27%.
1.2.2.4. Tốc ñộ sinh trưởng
Trần ðình Miên và cs (1975), tốc ñộ sinh trưởng là cường ñộ tăng các
chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất ñịnh. Trong chăn nuôi gia cầm,
hai chỉ số ñể miêu tả tốc ñộ sinh trưởng là tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối và tốc
ñộ sinh trưởng tương ñối.
ðặng Hữu Lanh và cs (1999), sinh trưởng tuyệt ñối là sự tăng lên về
khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần
khảo sát. Sinh trưởng tuyệt ñối còn ñược gọi là năng lực hay cường ñộ sinh
trưởng. ðộ sinh trưởng tuyệt ñối ñó chính là sự gia tăng về khối lượng sống

trung bình một ngày ñêm. Sinh trưởng tương ñối là tỷ lệ (%) tăng lên của khối
lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc ban ñầu
khảo sát.
Trần ðình Miên và cs (1975), tốc ñộ sinh trưởng tương quan dương với
tốc ñộ mọc lông và hiệu quả sử dụng thức ăn.
1.2.3. Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng
1.2.3.1. Yếu tố di truyền
Các giống gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14


giống gà chuyên thịt có tốc ñộ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng thịt
trứng và giống gà chuyên trứng (Nguyễn ðức Hưng và cs, 1999). Giữa các
dòng, giống gà khác nhau tồn tại sự sai khác di truyền về năng suất thịt thân
hay năng suất các phần như thịt ñùi, thịt ngực… từng phần thịt, da, xương của
thân thịt (Chambers, 1990).
1.2.3.2. Giới tính và tuổi gia cầm
Giới tính khác nhau thì ñặc ñiểm và chức năng sinh lý cũng khác
nhau, gia cầm trống thường có khả năng sinh trưởng cao hơn gia cầm mái
trong cùng một ñiều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Vì giữa hai giới có sự khác
nhau về quá trình trao ñổi chất, ñặc ñiểm sinh lý, tốc ñộ sinh trưởng và khối
lượng cơ thể. nên khả năng ñồng hoá, dị hoá và quá trình trao ñổi chất dinh
dưỡng của chúng là khác nhau. Theo Jull (1923), gà trống có tốc ñộ sinh
trưởng nhanh hơn gà mái từ 24 - 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này
do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống hoạt ñộng mạnh hơn gà
mái. North (1990), ñã rút ra kết luận: lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái
1%, tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%; 3 tuần

tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi hơn 17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7 tuần tuổi hơn
23%; 8 tuần tuổi hơn 27%.
Tính biệt và tuổi gia cầm ảnh hưởng ñến năng suất thịt. Gà trống và gà
mái mổ khảo sát tại thời ñiểm nhất ñịnh cho một kết quả nhất ñịnh. Nhìn
chung, tỷ lệ thân thịt chỉ tăng ñến một thời ñiểm nhất ñịnh ñối với từng giống
gà và khác nhau cho cả gà trống và gà mái. Theo báo cáo của Ricard (1988),
gà trống có tốc ñộ tăng trọng nhanh hơn như vậy khối lượng lớn hơn nhưng
thịt ngực của gà mái có kết quả cao hơn. Tỷ lệ thân thịt gia cầm tăng theo tuần
tuổi từng ñược thông qua trong nhiều tài liệu khoa học.
ðoàn Xuân Trúc và cs (1999), trong cùng một dòng gà tỷ lệ thân thịt của gà
trống lớn hơn gà mái từ 1 - 2%, trong ñó gà mái có tỷ lệ thịt lườn cao hơn.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15


×