Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sang kien kinh nghiem mau ngam hay da duoc duyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.82 KB, 16 trang )

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần thứ hai: NỘI DUNG
A- CƠ SỞ KHOA HỌC
B- CÁCH TIẾN HÀNH
C- HIỆU QUẢ
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân

Trang
1
2
5
5
6
10
11


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
Phần thứ nhất
§Æt vÊn ®Ò
Sinh học là bộ môn khoa học nghiên cứu về vi sinh vật, thực vật, động
vật và con nguời. sự tiến hóa của giới thực vật, động vật, con nguời và nguồn
gốc của con nguời. tại sao có loài tồn tại đến ngày nay nhưng có loài bị tuyẹt
chủng? sinh học phản ánh mọi mặt của cuộc sống góp phần hình thành phát


triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh theo mục tiêu giáo dục. nó là chìa
khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực và hoạt động của xã hội, nó có tác
động sâu sắc và lâu bền đến đời sống con người, macxim goocki đã từng nói:
“sinh học giúp con người hiểu được bản thân, làm nảy nở ở con người những
khát vọng hướng tới chân lý”.
Trong công tác dạy học đổi mới hiện nay, vấn đề tự nghiên cứu, lấy học
sinh làm trung tâm được đặt lên hàng đầu, do đó phải có yếu tố gây hứng thú,
phương tiện kích thích tư duy tích cực ở học sinh, hướng học sinh vào hoạt
động tư duy cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập.. việc kết hợp giữa tư
duy và sử dụng các phương tiện trực quan tượng hình như các mô hình, tranh
vẽ là yếu tố không thể thiếu được trong dạy học môn sinh học. mặt khác hiệu
quả sử dụng giữa mẫu vật thật và các phương tiện trực quan tượng hình cho
thấy: các mẫu vật thật mang tính sư phạm cao hơn, ưu việt hơn vì nó vừa đặc
tả được một cách chân thực về cấu tạo, hình dang, kích thước, màu sắc của vật
và giúp cho học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức lý thuyết hơn, vừa giúp các
em say mê với môn học, vừa hình thành thói quen giữ vệ sinh cá nhân và môi
trường.
Bên cạnh đó việc giảng dạy trên mẫu vật thật giúp giáo viên dạy bộ môn
Sinh học không mất nhiều thời gian giảng giải những kiến thức về cấu tạo các
nội quan của động vật. Học sinh rất hứng thú khi có thể dễ dàng quan sát, xác
định vị trí và cấu tạo nội quan của động vật từ đó chủ động tìm ra kiến thức từ
thực tế mà không phải gặp nhiều khó khăn để tưởng tượng và hình dung như
2
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
khi giáo viên giảng giải bằng tranh ảnh và mô hình. Thiết bị dạy học cấp
THCS được cấp phát mới và cấp bổ sung hàng năm không có mẫu động vật
ngâm.

Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy nhiều giáo viên thường xem
nhẹ tiết thực hành hơn tiết lý thuyết nên thao tác, kĩ năng thực hành của học
sinh còn hạn chế, đa số các em không biết giải phẫu mẫu vật dể quan sát cấu
tạo bên trong của các cơ thể sinh vật. do đó kĩ năng nhận biết và phân biệt các
cơ quan trên mẫu vật thí nghiệm, khả năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng
hợp của học sinh chưa đạt yêu cầu. nên vấn đề kiểm chứng lại các nội dung lý
thuyết đã học gặp nhiều khó khăn. trong khi đó số tiết thực hành và thời gian
thực hành của học sinh chưa nhiều nên chỉ rèn được cho học sinh kỹ năng sử
dụng và mổ được một số mẫu vật nhưng chưa đảm bảo tính chính xác và thẩm
mỹ. Nếu học sinh được tận mắt quan sát và được trực tiếp tham gia làm mẫu
ngâm dưới sự hướng dẫn của giáo viên không những làm tăng khả năng lĩnh
hội kiến thức và kỹ năng thực hành mà còn tạo lòng yêu thích và say mê học
tập bộ môn hơn.
Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, với kinh nghiệm giảng dạy
của bản thân chúng tôi nhận thấy rằng: muốn đào tạo, giáo dục học sinh một
cách toàn diện thì ngoài việc học lý thuyết , người giáo viên còn phải chú
trọng đến các tiết thực hành trên lớp để đảm bảo nguyên lý “ học đi đôi với
hành – lý thuyết kết hợp với thực tiễn “, nhằm giúp học sinh rèn luyện các kĩ
năng quan sát, thao tác giải phẫu để các em kiểm chứng lại các kiến thức đã
học. từ đó hình thành cho các em có thói quen tự học, thành thạo các bước
trong hoạt động thực hành …, đồng thời rèn luyện cho các em đưc tính kiên
trì, cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi công việc để đi đến thành công trong cuộc sống.

3
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
Chính vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn cùng với Tổ chuyên môn đề xuất
với Ban giám hiệu nhà trường cho chúng tôi được hướng dẫn học sinh thực

hiện ngâm một số mẫu động vật có trong chương trình học cấp THCS.

4
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
Phần thứ hai
NỘI DUNG
A . CƠ SỞ KHOA HỌC
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học trong
nhà trường hiện nay là vấn đề được các ngành, các cấp quan tâm. Đặc biệt là
các môn học mang tính khoa học thực nghiệm như : Vật lý, Hoá học, Sinh
học...là những môn học kiến thức chủ yếu học sinh tiếp thu được từ việc khai
thác các thí nghiệm, mô hình, mẫu vật... .
Bộ môn Sinh học ở trường THCS là môn học có nội dung kiến thức gắn
liền với đời sống thực tiễn. Hầu hết các kiến thức đều được học sinh thu nhận
từ thực tế, trên mô hình, mẫu vật thật. song thực tế để làm được mẫu ngâm ở
trường THCS hiện nay thực sự còn gặp rất nhiều khó khăn như : mẫu ngâm
còn ít, hoá chất còn thiếu, cách định hình, cách chú thích, cách bảo quản chưa
được tốt. Đòi hỏi phải có sự đầu tư về mặt thời gian cũng như công sức và
việc vận dụng lý thuyết thực tiễn cũng không đơn giản. Mẫu vật ngâm phải
đảm bảo thể hiện được chính xác cấu tạo, đặc điểm thực tế của sinh vật mà nội
dung kiến thức đề cập đến,
Làm mẫu vật ngâm động vật góp phần giải quyết khó khăn nêu trên còn
tạo ra mẫu vật đẹp, chính xác phục vụ cho dạy và học ở trường THCS. Nhưng
quan trọng hơn những mẫu vật ngâm động vật đã giúp cho giáo viên chúng tôi
giảng dạy tốt hơn. Khi giảng dạy có đồ dùng là mẫu ngâm tôi cảm thấy tự tin
hơn và cường độ lao động giảm đi rất nhiều, học sinh hiểu bài rất nhanh và ghi
nhớ được kiến thức sâu và lâu.

Mẫu ngâm gây được hứng thú học tâp môn Sinh học cho học sinh ngoài
các yếu tố khác thì mẫu vật ngâm là một yếu tố rất quan trọng giúp cho người
dạy giảm được việc giảng giải, thuyết trình, minh hoạ bằng lời, giáo viên giảm
việc trình bày nhiều thay vào đó là gợi ý giải quyết những vấn đề khó.
5
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
Học sinh được tận mắt quan sát mẫu vật thật, tìm tòi khám phá ra kiến
thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, làm cho việc lĩnh hội kiến thức nhẹ
nhàng và dễ dàng hơn tạo lòng yêu thích và say mê học tập bộ môn hơn.
B . NỘI DUNG CỤ THÓ
I . Cách tiến hành :
I.1 Mẫu vật - Thiết bị :
I.1.1. Mẫu vật:
Là động vật còn sống đảm bảo: đẹp, đầy đủ các bộ phận cơ thể, được
chia thành 2 nhóm :
- Nhóm mẫu vật nhỏ: cá, ếch, thằn lằn….
- Nhóm mẫu vật lớn : chim, thỏ…
I.1.2. Thiết bị
- Hoá chất:
+ Foman dehit : 10% - 40 %
+ Cồn : 700 – 90 0
+ Nước sạch.
- Dụng cụ:
+ Bình thuỷ tinh có nắp đậy ( có thể dùng bình nhựa )
+ Khung bằng nhôm. (Động vật nhỏ dùng dây nhôm nhỏ để dễ uốn
thành khung)
+ Băng dính.

+ Kim chỉ.
+ Keo dính.
+ Bìa cứng để viết số
+ Bút bi.
+ Bông.
+ Hộp dụng cụ mổ.
6
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
+ Nến.
+ Găng tay cao su.
II. Xử lý mẫu ngâm:
II.1. Làm chết mẫu vật :
Hướng dẫn học sinh làm chết mẫu vật bằng cách đắp bông tẩm hoá chất
Clôrofooc hoặc ête êtilic lên mũi con vật.
II. 2. Cách mổ và xử lý mẫu mổ :
II. 2.1 Cách mổ :
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách mổ theo các bước :
- Vệ sinh sạch mẫu mổ.
- Làm chết mẫu mổ (như hướng dẫn).
- Mổ mẫu vật:
+ Động vật không xương sống mổ phía lưng.
+ Động vật có xương sống mổ phía bụng.
* Chú ý: Khi mổ hướng mũi kéo lên phía trên để giữ các nội quan
được nguyên vẹn .
II.2.2. Xử lý mẫu mổ:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm sạch mẫu mổ theo hai bước :
- Dùng nước rửa sạch mẫu mổ.

- Dùng nước có thể dùng cồn loãng rửa lại rồi đưa mẫu mổ lên giá
cho khô nước.
* Chú ý : Nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh gây vỡ nội quan.
II.3. Định hình:
Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy mẫu vật được phân loại theo
khối lượng cơ thể để đưa ra cách định hình phù hợp với mẫu ngâm. Tuỳ theo
mẫu vật to nhỏ khác nhau ta có thể chia ra hai nhóm :

7
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
II.3.1. Nhóm động vật nhỏ:
Ví dụ : Giun đũa, giun đất, trai sống, tôm, châu chấu, cá chép, ếch…
Tuỳ theo hình dạng của con vật mà có thể định dạng tứ chi, treo phần
đầu lên phía trên khung bằng kim chỉ (khâu và buộc).
Sau khi đã định hình ,tạo tư thế mẫu vật và cho vào bình ngâm.
* Lưu ý : Trong khi tạo khung ta có thể làm cho khung bám chắc vào
thành bình bằng cách tăng giảm kích thước của khung với thành bình.
Có thể dùng tấm kính để buộc mẫu vật lên, nhưng cách này thì không
tạo được dáng vẻ tự nhiên của con vật và hạn chế tầm quan sát từ phía sau.
Dùng khung nhôm tạo được thẩm mỹ và không hạn chế tầm quan sát
mẫu vật.
II.3.2. Nhóm động vật to :
Thỏ, cá to, gà ta, thì tạo khung nhôm có đường kính khoảng 1 cm làm
thành khung có kích thước bằng chiều dài, chiều rộng cơ thể con vật. Tất cả
khung phải để lọt vừa vào bình ngâm. Hoặc cũng có thể đặt mẫu vật ngửa lên
tấm kính sau đó dùng dây hoặc keo cố định cơ thể mẫu vật theo ý muốn.
Sau đó đặt ngửa con vật dùng kim chỉ khâu tứ chi và kéo rộng vừa

khung, tạo tư thế con vật nằm ngửa nhìn rõ nội quan.
II.4. Chú thích:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chọn vật liệu và cách đánh chú thích
trên mẫu ngâm theo các bước :
- Sau khi định hình mẫu vật ta dùng bông thấm khô nước trên mẫu vật
( chú ý chỗ dán số cần khô )
- Dùng bìa cứng viết số (yêu cầu số viết nhỏ, rõ bằng mực đen trên nền
trắng ,viết từ 1,2,3…) dùng kéo cắt, dán băng dính 2 mặt chống thấm nước.
Mỗi một số là một nội quan tương ứng với phần chữ ghi chú thích.

8
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
Ví dụ: Với nội quan là “Phổi” ta dùng keo dính ( chấm vào mặt sau của
số chú thích và dán lên cơ quan của mẫu mổ.
* Lưu ý:
Số chú thích phải rõ, nhỏ để tránh che lấp các cơ quan.
Với các cơ quan nhỏ không dán được thì có thể dùng một đầu sợi chỉ
dính vào cơ quan đầu còn lại đính vào số và kèm theo chú thích ngoài bình
ngâm
II. 5. Pha hoá chất :
Giáo viên giới thiệu và tiến hành pha hoá chất cho học sinh quan sát
theo từng bước :
- Lấy nước đổ vào bôcan sau đó đổ hoá chất là cồn hoặc fócmanđehít
theo tỷ lệ định trước.
- Sau khi đã pha tỷ lệ nước và fócmanđehít thành các phần riêng (đối
với động vật không xương sống 4%, còn đối với động vật có xương sống 6%)
* Lưu ý:

Dùng găng tay khi pha hoá chất.
Đổ hoá chất vào bình sau đó đưa khung có mẫu mổ vào bình, nhẹ
nhàng chỉnh sao cho mẫu mổ ở tư thế đẹp thuận lợi cho quan sát ,tiếp theo là
gắn chặt nắp đậy bằng nến hoặc băng dính.
II.6. Bảo quản mẫu ngâm
Giáo viên cho học sinh dùng băng keo hoặc nến bịt kín nắp bình và lưu
ý cách bảo quản mẫu ngâm cho học sinh như sau :
Dung dịch bảo quản sau một thời gian thường không còn đảm bảo được
nồng độ ban đầu. Khi phát hiện sự thay đổi màu của dung dịch bảo quản
hoặc khi thấy nước trong dung dịch ngâm có biểu hiện vẩn đục cần phải thay
dung dịch mới để mẫu ngâm không bị phân huỷ.
Dùng nến ( hoặc băng dính ) gắn kín nắp bình.
9
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
C . HIỆU QUẢ
Sau khi cùng Tổ chuyên môn và học sinh hoàn thành một số mẫu ngâm
chúng tôi thấy đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau :
Mẫu ngâm đảm bảo tính thẩm mỹ, đầy đủ các cơ quan, nội quan không
bị vỡ, các phần chú thích rõ ràng.
Đặc biệt những học sinh tham gia ngâm mẫu đã có khả năng xử lý mẫu
vật và tiến hành ngâm được một số mẫu ngâm động vật nhỏ dưới sự hướng
dẫn của thầy cô và đã được dùng là đồ dùng dạy học trong những năm học
vừa qua và các năm tiếp theo.
Các mẫu ngâm đảm bảo, được Tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm
nhà trường đánh giá cao và được sử dụng là đồ dùng dạy học trong các tiết
học có nội dung liên quan.
Khi giảng dạy tới những bài về cấu tạo trong của cá, ếch, thằn lằn giáo

viên chúng tôi thấy rất tự tin khi cho học sinh quan sát trên mẫu ngâm và xác
định vị trí của từng nội quan trên mẫu vật mà không phải giải thích nhiều như
khi giảng dạy trên tranh và mô hình.
Đa số học sinh có thể xác định, ghi nhớ vị trí của các nội quan trong
giờ học sau khi quan sát trên mẫu vật ngâm. Do vậy giờ dạy đạt kết quả cao,
kích thích được tính sáng tạo, chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh.
Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011, vừa làm vừa học, vừa
rút kinh nghiệm, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh làm được một số bộ mẫu
ngâm động vật có giá trị trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, gồm có
nội quan cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thỏ trong chương trình sinh hoc
lớp 7 .

10
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
Phần thứ ba
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I- KẾT LUẬN
Việc hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm đã tạo ra được hứng thú cho
đông đảo học sinh. Các em đều thích thú khi được tham gia làm đồ dùng dạy
học phục phụ cho việc học tập của mình và làm phong phú thêm trang thiết bị,
đồ dùng dạy học trong nhà trường.
Ngoài ra mẫu ngâm gây được hứng thú trong học tập môn Sinh học cho
học sinh, là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cho người dạy giảm
được việc giảng giải, thuyết trình, minh hoạ bằng lời, cường độ làm việc của
giáo viên giảm đi nhiều thay vào đó là gợi ý giải thuyết những vấn đề khó, học
sinh hoạt động tích cực hơn, chủ động trong việc tìm tòi và phát hiện kiến
thức từ các mẫu ngâm.

Từ đó ta thấy việc làm đồ dùng dạy học và hướng dẫn học sinh làm đồ
dùng dạy học không chỉ làm phong phú thêm trang thiết bị dạy học và việc
làm này còn mang tính giáo dục rất cao. Không những rèn cho học sinh kỹ
năng thực hành mà còn tiếp thêm cho học sinh tính sáng tạo, kỉ luật trong công
việc và khẳ năng giải quyết một vấn đề khoa học. Từ đó làm tăng khả năng
tìm tòi sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng của hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Qua đó cũng rèn cho học sinh kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh
việc bảo vệ môi trường và giáo dục tích hợp giữa các môn học.
II - ĐỀ XUẤT
Được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp trong và sự quan tâm, khích
lệ, động viên của Ban giám hiệu giúp thầy trò chúng tôi sẽ hoàn thành tốt một
số mẫu ngâm khác đảm bảo chất lượng để phục vụ trong công tác dạy và học.
Kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật này được sử
dụng trong trường đã mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy bộ môn Sinh học
11
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
lớp 7. Chúng tôi kính mong được sự đầu tư, góp ý của các cấp lãnh đạo và các
đồng chí có kinh nghiệm ®Ó giải pháp trên sẽ được áp dụng trong các trường
THCS trên toàn Thành phố, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Thống Nhất, ngày 25 tháng 02 năm 2011
NGƯỜI ViÕT

Nguyễn Thị Xuân

Nguyễn Mạnh Hùng


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA NHÀ TRƯỜNG
12
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA PHÒNG GD & ĐT
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA SỞ GD & ĐT
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân



Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật

1. Sách giáo khoa sinh học lớp 7 . Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2003
2. Sách giáo viên sinh học lớp 7 .Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2003
3. Sách thiết kế sinh học lớp 7 .Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2003
4. Giáo trình “ Động vật có xương sống”. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000

PHỤ LỤC
1. phiếu điều tra thăm dò.
2. các bài soạn vận dụng kinh nghiệm.

14
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật

15
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân


Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm động vật
PHIẾU ĐIỀU TRA THĂM DÒ
Trường THCS .............................................................................................
Họ và tên .....................................................................................................
Lớp : ............................................................................................................
Đánh dấu x vào ô tương ứng với các nội dung sau :
1. Em thấy mẫu ngâm :

a. Đẹp

b. Bình thường

c. Không đẹp

d.Ý kiến khác...............................

2. Trong học tập môn Sinh học em thích được sử dụng đồ dùng dạy học
nào ?
a. Tranh

b. Mô hình

c. Mẫu ngâm

d.Ý kiến khác.............................

3. Trong giảng dạy môn Sinh học thầy cô hay sử dụng đồ dùng dạy học
nào?
a. Tranh

b. Mô hình

c. Mẫu ngâm

d.Ý kiến khác.............................

4. Em nghĩ thế nào nếu được tham gia làm đồ dùng dạy học ?
a. Rất thích


b. Thích

c . Bình thường

d.Ý kiến khác..............................

5. Theo em, có nên thường xuyên cho học sinh tham gia làm đồ dùng dạy
học không ?
a. Nên

b. Không nên

c.Ý kiến khác...................................................................................................
16
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Thị Xuân



×