Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ THÊU REN AN HÒA, XÃ THANH HÀ, HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI LÀNG NGHỀ THÊU REN AN HÒA, XÃ THANH HÀ,
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

Người thực hiện

: NGÔ DUY KHƯƠNG

Lớp

: MTA

Khóa

: 56

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THANH LÂM
Địa điểm thực tập

Hà Nội - Năm 2015


: XÃ THANH HÀ, HUYỆN THANH LIÊM,


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Ngô Duy Khương

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong Khoa
Môi trường và các cán bộ cũng như người dân của làng nghề thêu ren An
Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu
trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường, Bộ môn Quản lý
môi trường; cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu trên giảng đường vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thanh Lâm,
người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình
về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ và người dân làng nghề thêu ren An
Hòa, xã Thanh Hà đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp thông
tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp MTA – K56, gia đình
và bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời
gian học tập và rèn luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính và
trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài
khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp này
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Ngô Duy Khương
3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

:

Bảo vệ môi trường


CN – TTCN

:

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

QLMT

:

Quản lý môi trường

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

SXSH

:

Sản xuất sạch hơn

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TNMT

:

Tài nguyên môi trường

TP

:

Thành phố

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VSMT

:

Vệ sinh môi trường


5


DANH MỤC CÁC BẢNG

6


7


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là đối
với khu vực nông thôn. Sự phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, sử dụng và phát huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực
khác trong nhân dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói
giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
Theo kết quả điều tra làng nghề nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn năm 2014, hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động,
trong đó có 964 làng nghề truyền thống, chiếm xấp xỉ 18%. Số làng nghề được
công nhận là 1.513, chiếm khoảng 28%. Trong những năm gần đây, nhiều
chính sách và biện pháp khuyến khích khôi phục, phát triển làng nghề được
tích cực triển khai trên địa bàn cả nước như: khuyến công, tín dụng, xúc tiến
thương mại, đào tạo nghề... đã giúp cho các làng nghề có điều kiện để khôi
phục và phát triển sản xuất, phát huy được tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng,
miền; đạt được hiệu quả tích cực góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông

thôn có giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động tại địa phương.
Làng nghề thêu ren An Hòa với những sản phẩm tuyệt mỹ từ chính đôi
bàn tay của những con người địa phương tạo nên. Tuy nhiên do sự phát triển
thiếu bền vững, cùng công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm suy giảm chất lượng
môi trường làng nghề và khu vực xung quanh từ đó ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người dân. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra hiện nay là làm thế nào để vừa
tăng cường hiệu quả cho công tác sản xuất đồng thời đảm bảo được chất
lượng môi trường tại địa phương, giúp tăng cường hiệu quả cho công tác quản
lý sản xuất cũng như quản lý môi trường tại địa phương là rất cần thiết.
8


Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng quản lý môi trường tại làng nghề thêu ren An Hòa, xã
Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường làng
nghề thêu ren An Hòa nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại
địa phương.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của
đề tài đặt ra.
- Các số liệu, thông tin phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và khoa
học.

9


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm
trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư
thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng
trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa và nông
nghiệp nước. Ví dụ, như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm
phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề
chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non
Nước (Thành phố Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,…
(Báo cáo môi trường quốc gia 2008).
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công
nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển
ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức
thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày
càng được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không
ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công
ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự
phân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều,
10


thông thường tập trung ở những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất
sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn.
2.1.2. Phân loại làng nghề

Trên cả nước, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông
Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là ở Miền Trung (chiếm khoảng 30%) và
Miền Nam (khoảng 10%) (Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008).
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, dựa trên các tiêu chí
khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng như sau:
- Theo làng nghề truyền thống và theo làng nghề mới
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
- Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
- Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục
đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề
môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp hơn cả, gồm 6 nhóm ngành nghề chính (Hình 2.1), mỗi
ngành chính có nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm
khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.

11


Hình 2.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp,2008
2.1.3. Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam
Theo kết quả điều tra làng nghề nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn năm 2014, hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động,
trong đó có 964 làng nghề truyền thống, chiếm xấp xỉ 18%. Số làng nghề
được công nhận là 1.513, chiếm khoảng 28%. Hoạt động sản xuất nghề nông
thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực
lượng lao động nông thôn; đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn

60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho ổn định đời
sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.
Nhìn chung, làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm chung sau:
* Nguyên liệu cho sản xuất
Hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy từ trực tiếp từ tự nhiên. Do sự
phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và cung ứng các nguyên liệu
tại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế. Các làng nghề chế
biến gỗ, mây tre đan trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối lượng
12


nguyên liệu rất lớn, đặc biệt là các loại gỗ quý dùng cho sản xuất đồ gỗ gia
dụng và gỗ mỹ nghệ. Nhiều nguyên liệu chúng ta đã phải nhập từ một số nước
khác.
Sự khai thác bừa bãi, không có kế hoạch đã làm cạn kiệt tài nguyên và gây ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái. Việc sơ chế các nguyên liệu chủ yếu do các hộ, các cơ sở
sản xuất tự làm với kỹ thuật thủ công hoặc các máy móc thiết bị tự chế lạc hậu. Do đó,
chưa khai thác hết hiệu quả của các nguyên liệu, gây lãng phí tài nguyên.
* Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhiều
làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện đại. Ví dụ,
làng gốm Bát Tràng đã dùng đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ bằng lò tuy
nen (dùng gas và điện) thay cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi), nhào luyện
đất bằng máy thay cho bằng tay thủ công, dùng bàn xoay bằng mô tơ điện thay
cho bàn xoay bằng tay... Song nhìn chung, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp
dụng cho sản xuất trong các làng nghề nông thôn còn lạc hậu, tính cổ truyền chưa
được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn
thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh.
Hơn nữa, các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt
bằng cho sản xuất. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng luôn nhà ở

làm nơi sản xuất. Các bãi tập kết nguyên liệu, kể cả các bãi, kho chứa hàng gần
khu dân cư, tạm bợ, không đúng tiêu chuẩn môi trường (ví dụ như làng nghề tái
chế nhựa Minh Khai, Hưng Yên; làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo, Hưng Yên…)
(Phạm Hồng Nhung, 2010).
* Đặc điểm về lao động và tổ chức sản xuất
Lao động làng nghề còn yếu và thiếu: Hiện nay số lượng lao động làm
nghề truyền thống ở các làng nghề đang thiếu nhiều, nhất là thợ giỏi. 90,4%
làng nghề thiếu lao động, chỉ có 9% làng nghề có đủ lao động và 0,6% làng
nghề thừa lao động. Nguyên nhân là do số con em lao động trong các làng
nghề học hết trung học phổ thông đều có xu hướng thi vào các trường đại học,
13


cao đẳng, chuyên nghiệp chứ không lựa chọn các trường dạy nghề, kể cả
trường cao đẳng nghề. Bên cạnh đó, quá trình truyền nghề cho lớp trẻ chưa
được coi trọng đúng mức, việc dạy nghề tại các làng nghề phần lớn theo lối
truyền nghề trong các gia đình, cầm việc chỉ tay hoặc tổ chức những lớp học
ngắn ngày cho con em trong địa phương, rất ít làng nghề tổ chức đào tạo bài
bản dẫn đến hiệu quả chưa cao; số lượng lao động trong các làng nghề học ở
trường dạy nghề rất thấp, cơ sở vật chất, phương tiện dạy nghề ở các gia đình
và các cơ sở nhỏ lẻ còn đơn sơ, thiếu thốn. Giáo viên truyền nghề cho học
viên bằng cách truyền nghề trực tiếp theo kinh nghiệm của từng người. Quy
mô dạy nghề truyền thống còn quá ít về số lượng, chất lượng cũng chưa cao,
chưa thu hút được đông đảo các nghệ nhân cao tuổi tham gia truyền nghề
truyền thống cho thanh niên. Mặt khác, mạng lưới dạy nghề đã phát triển rộng
rãi trong cả nước với hơn 100 trường cao đẳng nghề, hơn 300 trường trung
cấp nghề và trên 1.000 cơ sở khác có dạy nghề, hầu hết các huyện đều có
trung tâm dạy nghề, rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
có hệ dạy nghề nhưng có rất ít trường và trung tâm đào tạo nghề truyền thống, quy
mô đào tạo cũng rất nhỏ và chất lượng chưa cao. Việc dạy nghề truyền thống ở

các trường này thường chưa gắn với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, do đó
nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm hoặc nơi tiếp nhận phải tốn
thêm thời gian, kinh phí để đào tạo lại,… (Phạm Liên, 2011).
Các hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề chủ yếu gồm: Tổ chức
sản xuất Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần. Các hình thức này cùng tồn tại, tác động lẫn nhau trong
điều kiện kinh tế mới của nền kinh tế thị trường. Song, hiện tại, hộ gia đình vẫn
là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất trong các làng nghề Việt Nam.
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trước đây, về cơ bản thị trường này nhỏ hẹp, tiêu thụ tại chỗ (các vùng
nông thôn, các làng nghề) do đó giá thành cũng thấp. Từ khi nền kinh tế
chuyển sang cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế và quan hệ hệ sản xuất ở nông
14


thôn cũng dần thay đổi, điều này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất
và kinh doanh của các làng nghề, chúng dần thích ứng, đáp ứng các nhu cầu
của một nền kinh tế mới. Nhiều mặt hàng từ các làng nghề đã được nhiều thị
trường trong nước chấp nhận và vươn tới các thị trường nước ngoài, mang lại
nguồn thu đáng kể cho quốc gia, đặc biệt phải kể đến là các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ (mây tre đan, hàng dệt, thêu ren, gốm…), đồ gỗ gia dụng, gỗ
mỹ nghệ… Hiện nay, thị trường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của
Việt Nam mở rộng sang khoảng hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có
các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, thậm chí cả các thị trường
khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,… (Phạm Hồng Nhung, 2010).
2.2. Môi trường làng nghề Việt Nam
2.2.1. Nguồn thải phát sinh từ các làng nghề
Các làng nghề đang phát triển nhanh đã giải quyết nhu cầu công việc và
thu nhập cho một lực lượng lớn lao động tại nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề
môi trường làng nghề đang ngày càng phức tạp, tăng theo cấp số nhân. Ô

nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu
vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại
hình sản phẩm. Cụ thể, tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, không
khí bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có
trong nước thải, chất thải rắn (CO2, NH3, CH4…). Tại các làng nghề mây tre
đan, làm nón, tăm hương… do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh đã gây
phát sinh một lượng lớn khí SO2 (Lan Phương, 2012).
Không khí tại các làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ thường bị ô
nhiễm tiếng ồn do các máy khoan, máy cưa, đục, búa,…; bụi từ các khâu cưa
gỗ, trà, mài có kích thước nhỏ mịn có khả năng phân tán rộng, kết hợp mùi
với các loại dung môi độc hại từ các khâu hoàn thiện vecni, sơn gỗ,… (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2008).
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: chất lượng không
khí bị suy giảm chủ yếu do khí thải từ đốt nhiên liệu. Ở các làng nghề khai thác
15


đá, bụi phát sinh từ quá trình khai thác và chế tác đá là nguyên nhân chủ yếu
dẫn tới ô nhiễm không khí ở đây (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gây ô
nhiễm không khí không chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các
chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn. Ở làng nghề này, quá trình đốt than
đã tạo ra lượng lớn xỉ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Trong nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da, thì dệt nhuộm là
loại hình có nhu cầu hóa chất rất lớn gồm thuốc nhuộm các loại, xút, axit.
Nước thải bao gồm các hóa chất tẩy, thuốc nhuộm, xút, muối trung tính thải
ra từ quá trình tẩy trắng, nhuộm in vải. Cùng với đó là khí thải phát sinh từ
các cơ sở dệt nhuộm chủ yếu do đốt than của lò hơi và bụi bông, sợi vải từ
quá trình sản xuất gây ra,… (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Làng nghề tái chế gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đặc biệt

là làng nghề tái chế kim loại. Môi trường không khí của làng nghề này bị ô
nhiễm nặng do quá trình đốt nhiên liệu trong giai đoạn nung, nấu luyện, cán
nhôm,… thải ra các loại khí độc hại. Bên cạnh đó, môi trường nước cũng bị
ảnh hưởng do nước thải từ khâu nung, nấu luyện, rửa,… Chất thải rắn ở làng
nghề này gồm bụi kim loại, rỉ sắt,… thải ra với một lượng lớn (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2008).
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Hiện nay, do công nghệ sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn cả nước
còn lạc hậu, quy mô theo hộ cá thể nên không đủ năng lực tài chính và kỹ
thuật để đầu tư các công trình bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm. Đồng thời,
hệ thống các văn bản về quản lý môi trường làng nghề chưa cụ thể và phù hợp
với đặc điểm sản xuất. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn
diễn ra nghiêm trọng kéo dài.
Do các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo
ngành nghề và loại hình sản phẩm, vì vậy không phải tất cả các làng nghề đều
gây ô nhiễm và mức độ cũng như dạng ô nhiễm gây ra là không giống nhau.
16


Bảng 2.1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình
sản xuất
1. Chế biến lương
thực, thực phẩm, chăn
nuôi, giết mổ
2. Dệt nhuộm, ươm
tơ, thuộc da
3. Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Sơn mài, đồ gỗ mỹ

nghệ, chế tác đá
4. Tái chế
- Tái chế giấy

Các dạng chất thải
Khí thải
Bụi, CO, SO2, NOx. CH4

Nước thải

Chất thải rắn

BOD5, COD, SS, tổng N, Xỉ than, CTR từ nguyên liệu
tổng P, Coliform

Các dạng ô
nhiếm khác
Ô nhiễm nhiệt, độ
ẩm

Bụi, CO, SO2, NOx, hơi axit, hơi BOD5, COD, độ màu, tổng Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn Ô nhiễm nhiệt, độ
kiềm, dung môi
N, hóa chất, thuốc tẩy, Cr6+ và bao bì hóa chất
ẩm, tiếng ồn
- Bụi, SiO2, CO, SO, NOx, HF, BOD5, COD, SS, độ màu, Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, Ô nhiễm nhiệt
THC
dầu mỡ công nghiệp
cặn hóa chất
(gốm sứ)
- Bụi, hơi xăng, dung môi, oxit

Fe, Zn, Cr, Pb
- Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm

-Ph, BOD5, COD, SS, tổng
N, tổng P, độ màu
- Tái chế kim loại
-Bụi, CO, hơi kim loại, hơi axit, - COD, SS, dầu mỡ, CN-,
Pb, Zn, HF, HCL, THC
kim loại
- Tái chế nhựa
- Bụi, CO, Cl2, HCL, THC. Hơi - BOD5,COD, tổng P, độ
dung môi
màu, dầu mỡ
5.Vật liệu xây dựng, Bụi, CO, SO2, NOx, HF, THC
SS, Si, Cr
khai thác đá

17

- Bụi giấy, tạp chất từ giấy
phế liệu, bao bì hóa chất
- Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại Ô nhiễm nhiệt
nặng (Cr6+, Zn2+…)
- Nhãn mác, tạp không tái
sinh, chi tiết kim loại, cao su
Xỉ than, xỉ đá, đá vụn
Ô nhiễm nhiệt,
tiếng ồn, độ rung
Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005



* Ô nhiễm không khí – Vấn đề nhức nhối ở các làng nghề tái chế, sản
xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, chế biến lương thực, thực phẩm, chăn
nuôi và giết mổ.
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề là khác nhau tùy theo
tính chất của từng loại làng nghề bao gồm các dạng ô nhiễm do bụi, do khí
độc hại, ô nhiễm mùi và ô nhiễm tiếng ồn. Trong đó, làng nghề tái chế kim
loại có thải lượng ô nhiễm lớn nhất, quá trình tái chế và gia công gây phát
sinh khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al 2O3) (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2013).
Tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, hàm lượng chất ô nhiễm
thường tăng cao cục bộ xung quanh lò nung, có nơi hàm lượng bụi vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 3 – 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt đến 6,5 lần (Lê
Hồng Anh, Nguyễn Hồng Hạnh, 2009).
Trong số các làng nghề thủ công mỹ nghệ, môi trường không khí xung
quanh khu vực sản xuất của làng nghề chế tác đá bị ô nhiễm nghiêm trọng do
bụi đá và tiếng ồn. Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ hoạt động chế tác đá còn
chứa một lượng không nhỏ SiO2 (0,56 – 1,91% tại làng nghề đá Non Nước –
Đà Nẵng) rất có hại cho sức khỏe. Trong khi đó, tại làng nghề sản xuất mây
tre đan, không khí thường bị ô nhiễm bởi SO 2 (phát sinh từ quá trình xử lý
chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan). Ở tỉnh Thái Bình, nơi có 40/210
làng nghề làm mây tre đan, có tới 800 lò sấy lưu huỳnh thải ra lượng khổng lồ
khí SO2 từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2008).
Khác với các nhóm làng nghề trên, sản xuất tại các làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ô nhiễm không khí
không chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các chất hữu cơ trong
nước thải, chất thải rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các
18



khí ô nhiễm gây mùi tanh, thối rất khó chịu, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi và
giết mổ gia súc, gia cầm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).
* Ô nhiễm nước – Trăm thứ nước thải không qua xử lý đang xả thải
làm hủy hoại môi trường các dòng sông, ao hồ, kênh rạch.
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề những năm
gần đây cho thấy, mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng
cao hơn trước. Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Phân tích
Tài nguyên Môi trường Hà Nội tại 22 làng nghề trên địa bàn thành phố (TP)
vào năm 2013, nước thải tại hầu hết các làng nghề đều có các chỉ số BOD 5,
COD vượt quy chuẩn cho phép (Phạm Văn Khánh, 2014).
Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề không
giống nhau, phụ thuộc trực tiếp vào loại công nghệ và nguyên liệu dùng trong
sản xuất. Chế biến lương thực, chăn nuôi, giết mổ gia súc, ươm tơ, dệt
nhuộm... là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra
khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Trong đó
phải kể đến hoạt động sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng với 60 - 72%
nước thải (phát sinh từ khâu lọc tách bã và tách bột đen) có pH thấp, mức ô
nhiễm BOD5, COD vượt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5945-2005 loại B trên
200 lần. Khối lượng nước thải của các làng nghề này có nơi đạt 7.000
m3/ngày với thải lượng BOD 5 lên tới 44 tấn/ngày không qua xử lý đã xả trực
tiếp vào môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Dệt nhuộm là loại hình có nhu cầu hóa chất rất lớn. Khoảng 85 – 90%
lượng hóa chất này hòa tan nước thải. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy
độ màu có nơi lên tới 13.000 Pt-Co, hàm lượng COD, BOD 5 gấp 2 – 15 lần
TCVN, đặc biệt Coliform vượt hàng nghìn lần TCVN. Tại làng nghề dệt
nhuộm Vạn Phúc, Dương Nội (Hà Nội), lượng nước thải sau sản xuất không
được xử lý, đã thải trực tiếp ra hệ thống cống rãnh và đổ thẳng xuống hồ ao,
19



sông, ngòi gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng nước mặt, mạch nước ngầm. Hàm
lượng nhu cầu ô xy hóa học COD trong các công đoạn tẩy, nhuộm đo được tại
Vạn Phúc, Dương Nội dao động từ 380 – 890 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho
phép từ 3 – 8 lần độ màu đo được là 750 Pt-Co, cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần (Thảo Nguyên, 2014).
Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng... có
nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như
các hóa chất, axit, muối kim loại, xianua và các kim loại nặng (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2008).
* Chất thải rắn – Bài toán chưa có lời giải.
Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào
nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự
gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về
thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần
chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy
tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2011).
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Các loại chất thải rắn chủ
yếu của nông sản sau khi thu hoạch bị loại bỏ trong quá trình chế biến. Một số
loại như các loại đầu mẩu thừa, phế phụ phẩm ôi thiu, vỏ sắn, xơ sắn, bã
dong, đao, bã đậu. Ví dụ với sản lượng 52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề
Dương Liễu hàng năm phát sinh tới 105.768 tấn bã thải (Viện Khoa học và
Công nghệ môi trường, 2011).
- Nhóm làng nghề tái chế phế liệu: Chất thải rắn phát sinh từ các làng
nghề tái chế bao gồm 2 loại chính: các phế liệu không thể tái chế được lẫn
trong nguyên liệu được thu mua và các chất thải phát sinh trong quá trình tái
chế các vật liệu. Chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề tái chế nhựa: nhựa phế
20



liệu không đủ tiêu chuẩn tái chế, các tạp chất khác lẫn trong nhựa phế liệu
(nhãn mác, nilon, bùn cặn), tro xỉ than. Chất thải rắn phát sinh từ ngành tái chế
giấy: tro xỉ, bột giấy, giấy vụn, đinh ghim, nilon, giấy phế liệu. Chất thảirắn
phát sinh trong các làng nghề sản xuất và tái chếkim loại như: các tạp chất phi
kim loại (nilon, nhựa, cao su...) bị loại bỏ, kim loại không đủ tiêu chuẩn tái chế,
tro xỉ từ quá trình nấu kim loại, xỉ than từ lò nấu. Làng nghề đúc đồng Đại Bái:
Mỗi năm làng nghề thải ra khoảng 1150 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải rắn
nguy hại là hơn 500 tấn chiếm 45% trong đó 260 tấn chất thải chứa kim loại
nặng; 103 tấn chất ăn mòn; 69 tấn chất dễ cháy; 51 tấn chất khó phân huỷ và 24
tấn các loại khác... (Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Ninh, 2011).
- Nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da: Vấn đề môi trường
nổi cộm của các làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm là vấn đề nước thải, còn vấn đề
chất thải rắn chưa trở nên bức xúc. Chất thải rắn của các làng nghề này bao
gồm xỉ than, vỏ chai lọ, thùng đựng hóa chất tẩy, hóa chất nhuộm, các loại xơ
vải, vải vụn... Làng nghề may gia công, da giày tạo ra chất thải rắn như vải
vụn, da vụn, gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 2
- 5 tấn/ngày (làng nghề Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương tới 4 - 5
tấn/ngày). Đây là loại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng
chôn lấp. Từ nhiều năm nay loại chất thải rắn này chưa được thu gom xử lý
mà đổ khắp nơi trong làng, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường
sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề sản xuất gỗ mỹ
nghệ, sơn mài, điêu khắc, sản xuất đồ nội thất, mây tre đan, làm nón. Chất
thải rắn của nhóm này: gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp
thải, hộp đựng các dung môi (hộp đựng sơn, hộp đựng vecni). Tuy nhiên,
lượng thải không lớn, khoảng 20 – 30 kg/cơ sở/tháng (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2011).
21



- Nhóm làng nghề khác: Các nhóm ngành khác như: thuộc da, sản xuất
chổi lông gà, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ. Chất thải phát sinh từ các
ngành nghề này: da thừa, hồ keo, lông gà, lông vịt, các mảnh gốm sứ vỡ, chai
lọ đựng chất làm nền, hoa văn, chỉ xơ dừa, mụn xơ dừa (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2011).
2.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề tới
sức khỏe người dân
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 cho thấy, tại nhiều làng nghề,
tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có
xu hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày
càng giảm, thấp hơn 10 năm so với làng không làm nghề.
- Ảnh hưởng của làng nghề tái chế: đây là nhóm làng nghề có tác hại
nhiều nhất đến sức khỏe con người, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh rất
phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao
và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai
(Hưng Yên), hơn 50% số người dân bị đường ruột, tá tràng, đau dạ dày; 30%
mắc bệnh đường hô hấp, đau mắt; 100% số người trực tiếp nấu chì đều bị
nhiễm độc chì trong máu. Đáng buồn là đã có hơn 40 người bị tàn tật nặng do
ảnh hưởng của bụi và khói chì; trong đó có hơn 20 trẻ em bị viêm não, với các
di chứng ngớ ngẩn, thọt chân, mù mắt, bại liệt,… (Báo An ninh thế giới, 2014).
- Ảnh hưởng của làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi,
giết mổ: các bệnh phổ biến ở nhóm làng nghề này là bệnh ngoài da và viêm
niêm mạc, do ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất từ
lượng nước thải và chất thải rắn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
- Ảnh hưởng của làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da:
Tại các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, tiếng ồn, bụi, bụi bông, hóa chất,
hơi khí độc, nước thải chứa Javen là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và
22



ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt, tiếng ồn gây suy giảm thính lực,
đau đầu, khó chịu và mệt mỏi thần kinh cho người lao động và người dân
sống xung quanh khu vực sản xuất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Tại nhóm làng nghề thuộc da, tác nhân gây ô nhiễm chủ yêu là ô nhiễm
môi trường nước và mùi hôi thối trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, các
bệnh tập trung chủ yếu là bệnh ngoài da, tiêu hóa, hô hấp,…(Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2008).
- Ảnh hưởng của làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá:
tỷ lệ mắc bệnh của làng nghề này rất cao do trong môi trường có nồng độ bụi,
các khí độc cao. Một số bệnh điển hình như bệnh tai mũi họng, bệnh hô hấp,
bệnh mắt. Tại làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình), do môi trường bị ô
nhiễm trầm trọng nên người dân ở đây đang phải đối mặt với các bệnh về hô
hấp, da liễu, mắt. Theo thống kê của trạm y tế xã Ninh Vân, trung bình mỗi
tháng có từ 600 – 700 lượt người khám. Các bệnh thông thường người dân
hay mắc phải như viêm da dị ứng, viêm kết mạc, viêm họng, viêm xoang mũi.
Những người trực tiếp làm nghề đá có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn. Cũng theo
thống kê của trạm y tế xã, trong 9 năm gần đây từ 2003 đến 2012, Ninh Vân
có khoảng 107 người chết vì ung thư, đa số họ có tuổi đời còn khá trẻ, từ 35
đến 50 tuổi (Cảnh Minh, 2014).
- Ảnh hưởng của làng nghề thủ công mỹ nghệ tới sức khỏe người dân:
tỷ lệ mắc bệnh hô hấp, bệnh ngoài da rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh
chủ yếu do sử dụng các nguyên liệu như sơn, dầu, aceton, benzen,… Theo
Viện dịch tễ Trung ương năm 2006, người lao động tại các làng nghề sản xuất
đồ gỗ mỹ nghệ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người dân sống trong khu
vực làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).

23



2.3. Tổng quan làng nghề thêu ren
2.3.1. Giới thiệu chung
Thêu ren là nghề có từ lâu đời cách đây trên 700 năm. Nghề thêu là một
nghề thủ công mang tính chất nghệ thuật trang trí tạo hình truyền thống của
nước ta. Nguyên liệu chính của nghề thêu ren là vải, chỉ thêu màu các loại và
khung thêu với bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh tường và sự cần cù của người
lao động đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật như những bức tranh thêu,
đăng ten, rèm the, chăn, gối, khăn trải bàn, tranh ảnh, đồ dùng sinh hoạt hàng
ngày. Đường nét thêu ren rất tinh sảo, uyển chuyển lại mịn màng như những
nét vẽ. Sản phẩm thêu ren phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang
các nước Ý, Thụy Sỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Hiện nay chưa có số liệu thống kê nào về số lượng làng nghề thêu ren ở
nước ta, nhưng có thể thấy một số làng nghề thêu ren nổi tiếng thường tập
trung ở các tỉnh phía Bắc như làng nghề thêu ren Quất Động (Thường Tín –
Hà Nội), làng nghề thêu ren Văn Lâm (Hoa Lư – Ninh Bình), làng nghề thêu
Xuân Nẻo (Tứ Kỳ – Hải Dương),…
Nghề thêu ren không quá phức tạp, đòi hỏi lớn nhất với những người
làm nghề là sự kiên trì, cẩn thận và ý thức làm việc tập thể do đó thu hút khá
nhiều lao động. Chỉ cần vận dụng kỹ thuật thêu một cách hiệu quả vào việc
tạo nên những mẫu thêu đạt trình độ nghệ thuật cao, cung ứng cho nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập trong từng hộ gia
đình, chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống. Các sản phẩm thêu
ren là những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, gần gũi với cuộc sống con
người và tô điểm cho cuộc sống của con người từ những tấm khăn tay đến các
loại khăn trải bàn, ga gối, rèm cửa, quần áo,... đến tranh thêu.
Ngoài giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu của con người, hàng thêu ren
còn có giá trị văn hoá lịch sử thể hiện nét văn hoá dân tộc độc đáo. Trước đây
24



hàng thêu chỉ phục vụ trong các cung đình và vua chúa, quan lại mới đủ điều
kiện sử dụng. Ngày nay, khi đời sống vật chất và tinh thần của con người
nâng cao, nhất là ở những nước phát triển, người ta thích dùng hàng thủ công
sản xuất bằng tay, có giá trị văn hoá. Vì vậy họ tìm đến những nước mà ở đó
công nghiệp chưa phát triển, hàng hoá chủ yếu làm thủ công để mua sắm
hàng. Ngày nay, nhu cầu đó ngày càng phát triển, thị trường hàng thêu ren
ngày một mở rộng và đòi hỏi cao hơn.
Theo báo cáo “Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục
vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của tỉnh
Ninh Bình năm 2011, tổng doanh thu từ làng nghề thêu ren đạt 113,9 tỷ
đồng/năm và thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất làng nghề thêu ren là
22,94 triệu đồng/người/năm.
Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu làng nghề thêu ren tại Ninh Bình năm 2011
Số lượng
S

Huyện,

TT thị xã, thành phố
1
2
3
4

Làng


Số hộ
Làng


(hộ)

Số lao Giá trị
động

(Tỷ

(người) đồng)

Thu
nhập
BQ

nghề
(Tr. đ)
nghề
H. Hoa Lư
1
1
380
596
32,9 23,47
H. Gia Viễn
6
2
485
1.121
33,4 19,22
H. Nho Quan
1

1
67
112
18,1 23,47
H. Yên Mô
15
0
1.425
1.710
29,5 20,00
Tổng
23
4
2.357
3.539 113,9 22,94
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình
năm 2011

25


×