Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Chất Lượng Môi Trường Tại Một Số Khu Vực Ô Nhiễm Trên Địa Bàn Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TẠI MỘT SỐ KHU VỰC Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG ”

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

: TRẦN THỊ HOÀI
: MTE
: 57
: MÔI TRƯỜNG
: TS.TRỊNH QUANG HUY

Hà Nội - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:


“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TẠI MỘT SỐ KHU VỰC Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG ”

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

: TRẦN THỊ HOÀI
: MTE
: 57
: MÔI TRƯỜNG
: TS.TRỊNH QUANG HUY
: Phòng Tài Nguyên Môi Trường
Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn của TS.TRỊNH QUANG HUY
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu
trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập
từ các nguồn khác nhau đều được ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Ngoài

ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của tác giả,
cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định viết khóa luận, hay gian
trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên

ThS. Trịnh Quang Huy

Trần Thị Hoài

LỜI CẢM ƠN

i


Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Môi trường với đề tài: “Đánh
giá hiện trạng chất lượng môi trường tại một số khu vực ô nhiễm trên địa
bàn huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang”. Trước tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn
chân thành đến TS. TRỊNH QUANG HUY đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Phòng TNMT huyện và toàn hộ dân trong xã đã giúp

tôi trong thời gian khảo sát, điều tra phỏng vấn ở địa phương.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Môi trường, Học
viện Nông Nghiệp Hà Nội đã truyền đạt và bồi dưỡng cho tôi những kiến
thức, phương pháp học tập và nghiên cứu chuyên môn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên, tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành chương trình học tại trường. Cùng bạn bè luôn ủng hộ, giúp đỡ để
tôi tự tin vượt qua khó khăn trong học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Hoài

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................3

1.1 Các nguồn áp lực chính đến chất lượng môi trường môi trường tỉnh Bắc
Giang.............................................................................................................3
1.1.1. Các nguồn áp lực tới môi trường nước mặt.....................................3
1.1.2 Các nguồn áp lực tới chất lượng nước ngầm tỉnh Bắc Giang..........8
1.1.3 Các nguồn gây áp lực tới chất lượng không khí tại Bắc Giang........8
1.1.4 Các nguồn gây áp lực tới chất lượng môi trường đất tỉnh Bắc Giang
.................................................................................................................11
1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Bắc Giang...............................13
1.2.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt.....................................................13
1.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tỉnh Bắc Giang........16
1.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm tỉnh Bắc Giang......18
1.2.3 Hiện trạng chất lượng môi trường đất tỉnh Bắc Giang...................19
1.3 Các giải pháp quản lý môi trường.........................................................20
1.3.1 Công cụ luật pháp chính sách.........................................................20
1.3.2 Các công cụ kinh tế........................................................................22
1.3.3 Công cụ kỹ thuật.............................................................................22
1.3.4 Công cụ hỗ trợ................................................................................24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................25

iii


2.3.1. Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thế....25
2.3.2. Thống kê các nguồn thải gây áp lực tới chất lượng môi trường
huyện Yên Thế........................................................................................25
2.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại một số khu vực có nguy cơ ô

nhiễm trên địa bàn huyện Yên Thế.........................................................25
2.3.4.Cảnh báo các vùng có nguy cơ ô nhiễm từ đó đưa ra các giải pháp
bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường huyện Yên Thế....................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25
Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................36
3.1. Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thế...........36
3.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................36
3.1.2. Địa hình.........................................................................................36
3.1.3. Hệ thống thủy văn.........................................................................37
3.1.4. Khí hậu..........................................................................................37
3.1.5. Các nguồn tài nguyên....................................................................38
3.2 Thống kê các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Yên Thế................45
3.2.1. Nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.............................45
3.2.2 Nguồn thải từ hoạt động phát triển đô thị.......................................49
3.2.3 Nguồn thải từ chất thải công nghiệp...............................................52
3.2.4 Nguồn thải từ hoạt động làng nghề................................................55
3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại một số khu vực có nguy cơ ô
nhiễm trên địa bàn huyện Yên Thế.............................................................56
3.3.1 Chất lượng môi trường nước mặt...................................................56
3.3.2 Chất lượng nước ngầm...................................................................62
3.3.3 Chất lượng môi trường không khí..................................................66
3.3.4 Chất lượng môi trường đất.............................................................69
3.4 Cảnh báo một số khu vực nguy cơ ô nhiễm cao trên huyện Yên Thế...71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................75
KẾT LUẬN.................................................................................................75
KIẾN NGHỊ................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................79

iv



v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang.................................................................................5
Bảng 1.2. Tỷ lệ phần trăm các hình thức xử lý nước thải
chăn nuôi...........................................................................6
Bảng 1.3: Số lượng làng nghề được công nhận ở Bắc
Giang.................................................................................7
Bảng 1.4: Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển
hình....................................................................................9
Bảng 1.5: Công nghệ xử lý đối với các loại hình chất thải
.........................................................................................24
Bảng 2.1: Hệ số phát thải của nước thải sinh hoạt theo
WHO năm 1993...............................................................27
Bảng 2.2 : Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo
WHO...............................................................................28
Bảng 2.3: Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo
WHO...............................................................................28
Bảng 2.4: Hệ số thực nghiệm phát sinh CTR của các loài
vật nuôi............................................................................29
Bảng 2.5: Số lượng mẫu và vị trí lấy mẫu quan trắc trên
địa bàn huyện Yên Thế....................................................29
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp phân
tích nước mặt...................................................................33
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp phân
tích mẫu nước dưới đất....................................................33
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp phân

tích mẫu khí.....................................................................34
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp phân
tích mẫu đất.....................................................................35
Bảng 3.1: Tỷ lệ cơ cấu dân số (%) các xã trong huyện
Yên Thế...........................................................................41
Bảng 3.2: Tổng hợp các trang trại CN gia súc gia cầm quy
mô lớn trên địa bàn huyện Yên Thế................................47
Bảng 3.3: Cụm Công Nghiệp lớn trên địa bàn huyện Yên
Thế...................................................................................52
Bảng 3.4: Tổng hợp các cở sở kinh doanh, dịch vụ trên
địa bàn huyện Yên Thế....................................................53
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước trên địa
bàn huyện Yên Thế..........................................................59

vi


Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước dưới
đất huyện Yên Thế..........................................................63
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng mẫu không khí
xung quanh trên địa bàn huyện Yên Thế.........................67
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng mẫu đất trên địa
bànhuyện Yên Thế...........................................................69

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Thể hiện lưu lượng nước thải công nghiệp tỉnh Bắc
Giang (ước tính) (Sở TNMT Bắc Giang, 2015)........................3

Hình 1.2: Diễn biến hàm lượng COD và Dầu Mỡ trên sông
Thương giai đoạn 2012-2015..................................................13
Hình 1.3: Diễn biến hàm lượng COD và BOD5 trên sông Cầu
giai đoạn 2012-2015................................................................15
Hình 1.4: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ và coliform trên sông
Cầu giai đoạn 2012-2015........................................................15
Hình 1.5: Diễn biến hàm lượng COD và BOD5 trên sông Lục
Nam giai đoạn 2012-2015.......................................................16
Hình 1.6 : Diễn biến giá trị Coliform và TSS trên sông Lục
Nam giai đoạn 2012-2015.......................................................16
Hình 1.7 :Tiếng ồn tại các khu vực xung quanh KCN tỉnh Bắc
Giang, 2014.............................................................................18
Hình 3.1: Vị trí nguồn thải lấy ở các xã trong huyện Yên Thế
.................................................................................................45
Hình 3.2 : Diện tích đất trồng trọt các xã trong huyện Yên Thế
.................................................................................................46
Hình 3.3: Lưu lượng nước thải chăn nuôi các xã trong huyện
Yên Thế...................................................................................47
Hình 3.4: Tải lượng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại các xã
trong huyện Yên Thế...............................................................48
Hình 3.5: Lưu lượng nước thải sinh hoạt các xã trong huyện
Yên Thế...................................................................................49
Hình 3.6: Tải lượng các chất ô nhiễm các xã trong huyện Yên
Thế...........................................................................................50
Hình 3.7: Hàm lượng tổng N và P trong mẫu nước mặt quan
trắc huyện Yên Thế.................................................................60
Hình 3.8: Hàm lượng SS trong các mẫu nước mặt quan trắc tại
huyện Yên Thế........................................................................61
Hình 3.9: Độ cứng tổng số trong các mẫu nước dưới đất tại
huyện Yên Thế........................................................................64

Hình 3.10: Hàm lượng sắt và mangan trong mẫu nước ngầm
quan trắc huyện Yên Thế.........................................................66
Hình 3.11: Nồng độ chất khí và bụi tại các điểm quan trắc
không khí huyện Yên Thế.......................................................69
Hình 3.12: Hàm lượng một số KLN trong mẫu đất quan trắc
huyện Yên Thế........................................................................71

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

COD

Nhu cầu oxy hóa hóa học

BOD5

Nhu cầu oxy hóa sinh học

SS

Chất rắn lơ lửng

NTSH

Nước thải sinh hoạt


XLNT

Xử lý nước thải

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

NH4+

Amoni

P

Phốtpho

N

Nitơ

BVMT


Bảo vệ môi trường

NTYT

Nước thải y tế

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường đang trở thành một vấn đề nan giải mà xã hội quan tâm
hiện nay, trở thành vấn đề chung của nhân loại .Môi trường Việt Nam đang
xuống cấp cục bộ,có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân
bằng sinh thái,cạn kiệt tài nguyên và làm suy giảm chất lượng môi trường
nghiêm trọng. Hiện nay các nguồn gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều,
đa dạng và phong phú, dẫn đến mức độ gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi
trường ngày càng cao, xuất hiện nhiều điểm, khu vực, vùng,.. có nguy cơ bị
ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.Trước tình hình
đó, đòi hỏi vấn đề bảo vệ môi trường cần phải đi trước một bước, xây dựng
kế hoạch quan trắc để đánh giá đúng hiện trạng chất lương môi trường, các
nguồn gây ô nhiễm,từ đó đề ra những biện pháp phòng chống, bảo vệ và
khắc phục kịp thời đảm bảo chất lượng môi trường trên địa bàn ổn định và
ngày càng tốt hơn.
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang .Là
huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng.
Trong những năm trở lại đây sự phát triển kinh tế của huyện diễn ra khá
nhanh. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân năm 2014 ước
đạt 9,2%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 16,3% (công nghiệp tăng

19,8%, xây dựng tăng 7,5%), dịch vụ đạt 6,8%, nông, lâm nghiệp, thủy sản
đạt 3,6%.
Nước thải nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải chăn
nuôi, nước thải các làng nghề trên địa bàn huyện không được thu gom xử lý
triệt để đổ xuống các lưu vực sông gây ô nhiễm, đặc biệt có hiện tượng ô
nhiễm cục bộ. Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải y tế cũng là
tác nhân gây ô nhiễm môi trường do không được xử lý và được đổ thải trực

1


tiếp ra nguồn nước mặt.Đối với nguồn nước ngầm đang chịu tác động của các
nguồn chất thải, sự xâm nhập của các chất ô nhiễm từ nước thải, nước mặt
khu vực xung quanh. Việc sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ
sâu, trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng không đúng lúc, đúng cách,
đúng liều lượng đã góp phần làm cho chất lượng đất, nước bị suy giảm.Môi
trường không khí theo kết quả quan trắc hàng năm của tỉnh vẫn ở mức giới
hạn cho phép, tuy nhiên đang có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó,công tác
quản lý môi trường còn rất nhiều những bất cập và khó khăn bắt nguồn từ sự
chồng chéo trong chính sự phân công, phân cấp trong lĩnh vực môi trường,
thiếu cán bộ quản lý dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh trong công tác
quản lý môi trường tại địa phương.
Xuất phát từ hiện trạng môi trường và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện
trạng và các áp lực từ các nguồn thải, của phát triển kinh tế- xã hội đến chất
lượng môi trường của huyện, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất
lượng môi trường tại một số khu vực ô nhiễm trên địa bàn huyện Yên Thế
- tỉnh Bắc Giang” để đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và
cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường nước của huyện trong giai đoạn tới.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhận dạng các các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường chính trên địa

bàn huyện Yên Thế
- Đánh giá chất lượng môi trường tại một số khu vực có nguy cơ ô
nhiễm trên địa bàn huyện Yên Thế
- Cảnh báo các điểm ô nhiễm trên địa bàn huyện Yên Thế

2


Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nguồn áp lực chính đến chất lượng môi trường môi
trường tỉnh Bắc Giang
1.1.1. Các nguồn áp lực tới môi trường nước mặt
a. Hoạt động sản xuất công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh có 4 KCN, 27 CNN và một số cơ sở nằm ngoài KCNCNN đang hoạt động. Đến nay có ¾ KCN đã xây dựng và vận hành hệ thống
thu gom, xử lý nước thải tập trung (trừ KCN Song Khê - Nội Hoàng chưa
đầu tư), 27 CCN đều chưa có HTXL nước thải. Cơ bản các cơ sở sản xuất
ngoài khu, cụm CN đều đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải, tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa vận hành thường xuyên, một số cơ
sở chưa đầu tư xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Đây là những nguồn thải đáng kể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước của các
khu vực tiếp nhận (Sở TNMT Bắc Giang, 2015).

Hình 1.1: Thể hiện lưu lượng nước thải công nghiệp tỉnh Bắc Giang (ước tính)
(Sở TNMT Bắc Giang, 2015).

3


Lưu lượng nước thải công nghiệp tập trung nhiều nhất vào huyện Việt
Yên do tập trung của nhiều khu công nghiệp lớn như KCN Đình Trám, KCN

Quang Trung, KCN Vân Trung, và các CCN Hoàng Mai, Việt Tiến, Làng
nghề Vân Hà, Tăng Tiến với tổng lưu lượng nước thải gần 4.500
m3/ngày.đêm. Huyện Yên Dũng có lưu lượng nước thải công nghiệp đứng thứ
2 toàn tỉnh (2700 m3/ngày.đêm). Các huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam,
Yên Thế có lưu lượng nước thải công nghiệp trong khoảng 1.500-1.700
m3/ngày.đêm. Thành phố Bắc Giang là nơi tập trung khá nhiều cụm công
nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề (9 cụm CN), tuy nhiên với quy mô sản
xuất nhỏ nên tổng lượng nước thải chỉ xấp xỉ 1.200 m3/ngày.đêm.
b. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
-Trồng trọt:
Trồng trọt là hoạt động là một ngành tạo ra lượng nước thải tương đối
lớn, đặc biệt đối với các tỉnh có diện tích gieo trồng hằng năm lớn như Bắc
Giang (69,3 nghìn ha). Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất
BVTV và nước thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm
cho môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là tại các
khu vực dân cư vẫn sử dụng nước sông cho sinh hoạt. Việc sử dụng hóa chất
BVTV và phân bón hoá học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trung bình 20-30% thuốc
BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước
tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nguồn nước, phú
dưỡng hóa môi trường.
- Chăn nuôi
Tỉnh Bắc Giang chủ yếu phát triển là chăn nuôi lợn và gà, cơ cấu ngành
chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng đàn gia cầm và đàn lợn, giảm đàn trâu
bò; phát triển các hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại (Bảng1.1). Tính đến
năm 2015, toàn tỉnh có tổng số 191 cơ sở chăn nuôi lợn và 219 cơ sở chăn
nuôi gà tập trung.

4



Bảng 1.1: Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Gia súc, gia cầm
Tổng đàn trâu
(trung bình năm)
Tổng đàn bò
(trung bình năm)
Tổng đàn lợn

Đơn vị

2011

2012

2013

2014

Dự
kiến
2015

103 con

74,73

68,82


61,95

59,52

60,0

103 con

139,10 132,75 129,13 130,70

126,0

103 con

1.168,2 1.173,1 1.193,6 1.215,0 1.210,0
(trung bình năm)
Tổng đàn gia cầm
Triệu con 15,64 15,64 16,25 16,36
17,00
các loại
(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, 2014)
Lượng nước thải phát sinh trung bình (TB) của mỗi hộ chăn nuôi dao
động trong khoảng 0,4 - 12 m3/ngày trong đó tùy thuộc vào hình thức và quy mô
chăn nuôi, các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ dao động trong khoảng vài gia
súc đến dưới 500 gia súc phát sinh khoảng 3,05 ± 2,51 m3/ngày/hộ, trong khi đó
các hộ chăn nuôi quy mô TB và lớn phát sinh khoảng 7,71 ± 3,77 m 3/ngày (Sở
TNMT Bắc Giang, 2014). Nguồn gây ô nhiễm nước từ hoạt động chăn nuôi là
chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, clo dư và coliform… từ
nước thải, phân thải, nước vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi, thức ăn ...
Liên quan đến công tác quản lý và xử lý nước thải chăn nuôi trên địa bàn

tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hàng chục nghìn hầm khí biogas xử lý chất
thải chăn nuôi tại các hộ gia đình và trang trại. Trong đó, khoảng 10 nghìn hầm
được xây bằng nguồn vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại từ các chương
trình khí sinh học (Sở TNMT Bắc Giang, 2014). Tuy nhiên, hiện nay còn
khoảng 20% các hộ chăn nuôi chưa có biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi,
nước thải từ rửa chuồng, tắm cho gia súc và nước tiểu đều được thải trực tiếp
vào môi trường. Nước thải của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh chủ yếu
được xử lý qua hệ thống hầm biogas và hồ sinh học. Việc thực hiện các thủ

5


tục môi trường được áp dụng nhiều nhất ở các huyện Tân Yên, Việt Yên
(68,75%) và không thực hiện các thủ tục môi trường tại các huyện Yên Thế,
và TP. Bắc Giang.
Bảng 1.2. Tỷ lệ phần trăm các hình thức xử lý nước thải chăn nuôi

Huyện

Thủ tục môi

Hệ thống xử lý(%)

Không xử lý
Biogas
Ao, hồ sinh học
trường(%)
Yên Thế
0
14,3

50
0
TP. Bắc Giang
0
0
89,5
5,18
Hiệp Hòa
10
0
43,5
1,9
Lạng Giang
10,38
12,5
75
12,5
Lục Nam
6,25
1
20
5
Lục Ngạn
45,45
0
8
2
Sơn Động
23,08
4,2

3,5
0
Tân Yên
68,75
0
76
4
Việt Yên
68,75
6
89
5
Yên Dũng
43,59
15
60,5
24,5
Nguồn: Báo cáo hiện trạng chăn nuôi tỉnh Bắc Giang,2014
c. Áp lực từ hoạt động sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học,
khu chợ tập trung, các cơ quan trên địa bàn huyện tỉnh chứa các chất thải trong
hoạt động sinh hoạt, vệ sinh của con người. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt
chiếm khoảng 80% lượng nước tiêu thụ (Báo cáo HTMT Quốc Gia, 2012). Với
dân số của tỉnh 1,59 triệu người, lượng nước thải sinh hoạt ước tính được là rất
lớn. Tính đến nay, chỉ có thành phố Bắc Giang có hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt tập trung với công suất 10.000 m3/ngày.đêm (đặt tại xã Tân Tiến), nước thải
sinh hoạt từ các huyện khác vẫn đang xả trực tiếp ra sông, hồ hay kênh rạch.
d. Áp lực từ hoạt động làng nghề
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 33 làng nghề, trong đó 14 làng nghề
truyền thống và 19 làng nghề đã được UBND tỉnh quyết định công nhận, 8/14

làng nghề có truyền thống lâu đời với mô hình chủ yếu là các hộ gia đình, hoạt
động sản xuất tập trung ở các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Ngạn,

6


Lục Nam và Tp. Bắc Giang như làng nghề nấu rượu ở xã Vân Hà, huyện Việt
Yên; nghề mây tre đan ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên. Các làng nghề vẫn sử
dụng quy trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn
không có các công trình xử lý nước thải... đã và đang làm cho chất lượng môi
trường nước tại nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng được người dân hết sức quan tâm. Phần lớn các làng nghề chưa có
các công trình xử lý nước thải, chất thải. Không chấp hành các quy đinh của xã
về việc xả thải và đóng phí bảo vệ môi trường.
Bảng 1.3: Số lượng làng nghề được công nhận ở Bắc Giang

Ngành/nghề sản xuất

Số lượng
Mây tre đan
11
Mỳ gạo, bún, bánh đa, nấu rượu
6
Sản xuất vôi, cay xỉ
7
Mộc dân dụng
2
Chổi
1
Dệt thổ cẩm

1
Giấy dó
1
Nuôi tằm, ươm tơ
1
Vận tải đường song
1
Khâu nón lá
1
Sản xuất dây thừng
1
Tổng số
33
Nguồn: Theo Quyết định 170/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh
Bắc Giang
Các làng nghề đã tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương, vấn đề
lao động đã được giải quyết tích cực, thu nhập của các hộ gia đình tăng cao so
với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thuần túy…. Tuy nhiên, nhận thức
về BVMT của các chủ cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực
làng nghề còn hạn chế, chủ yếu là chạy theo lợi ích cá nhân, không quan tâm
đến việc BVMT, không đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường.

7


Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm môi
trường ở khu vực làng nghề ngày một nghiêm trọng.
1.1.2 Các nguồn áp lực tới chất lượng nước ngầm tỉnh Bắc Giang
- Nước thải công nghiệp, nông nghiệp, y tế: Nguồn nước thải từ hoạt
động công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), y tế không chỉ gây tác

động lớn đến nguồn nước mặt mà còn tác động đáng kể đến nguồn nước dưới
đất. Ngoài ra, các hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ảnh hưởng đến
nguồn nước ngầm do sự thẩm thấu các chất ô nhiễm bề mặt theo các khe nứt
xuống các tầng nước ngầm.
- Nước rỉ rác: Hiện nay, các bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn tỉnh là
nguồn ô nhiễm tiềm tàng đối với chất lượng nước dưới đất nói riêng và nguồn
nước nói chung. Chính vì sự đầu tư cho việc quy hoạch, xây dựng các bãi
chôn lấp chất thải rắn (CTR) từ trước đến nay chưa được chú trọng, bãi rác tại
trung tâm thị trấn, thị tứ thuộc các huyện, các bệnh viện tuyến huyện đều là
khu vực đổ rác tạm thời không xử lý, chưa có bãi chôn lấp tập trung theo
đúng quy hoạch. Chính những tồn tại này là nguyên nhân dẫn đến nguy cho
thẩm thấu nước rỉ rác gây ô nhiễm đất và tầng nước ngầm.
- Khai thác nước dưới đất bất hợp lý: Việc khai thác nước dưới đất tuỳ
tiện, không tuân thủ theo đúng quy trình thăm dò, khai thác nước dưới đất,
việc lấp các giếng khoan sau khai thác nước không được quan tâm đúng mực
là nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập các chất bề mặt xuống tầng nước ngầm
một cách dễ dàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước dưới đất.
Khoan nước ngầm của người dân còn đang bỏ ngỏ, chưa được quản lý.
1.1.3 Các nguồn gây áp lực tới chất lượng không khí tại Bắc Giang
Dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quy
mô hoạt động của các KCN, gia tăng số lượng các phương tiện giao thông,
phát triển sản xuất nông nghiệp chăn nuôi và các ngành tiểu thủ công nghiệp

8


làng nghề, môi trường không khí xung quanh tại tỉnh Bắc Giang đang phải đối
mặt với rất nhiều các áp lực.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
5 KCN lớn trên địa bàn tỉnh với đa dạng loại hình sản xuất nhưng lại

không được trang bị đầy đủ hệ thống xử lý khí thải đã và đang phát sinh rất
nhiều chất ô nhiễm từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa
chất bay hơi. Các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô
nhỏ nằm trong các khu dân cư với công nghệ sản xuất lạc hậu cũng làm gia
tăng nồng độ các khí thải ra môi trường không khí xung quanh. Cùng với hoạt
động của các KCN, CCN và các xí nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ,
với 47 mỏ khai thác với các loại khoảng sản khác nhau tập trung tại các huyện
Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, hoạt động khai thác khoảng sản và
sản xuất vật liệu xây dựng thường xuyên gây ra những tác động nhất định tới
môi trường không khí xung quanh. Các KCN là nơi tập trung các cơ sở sản xuất
công nghiệp mới, tuy nhiên vẫn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được đầu
tư hệ thống xử lý triệt để bụi, khí thải nên vẫn ảnh hưởng đến môi trường không
khí xung quanh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 KCN với nhiều loại hình sản
xuất đã và đang phát sinh khí thải ra ngoài môi trường như KCN Đình Trám,
KCN Nội Hoàng - Yên Dũng…
Bảng 1.4: Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình

Nhóm ngành sản xuất
Khí thải
Các ngành có lò hơi, lò sấy, máy phát điện Bụi, SO2, CO, CO2, NO2, VOCs,
đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt
Nhóm ngành nhiệt điện
Nhóm ngành sản xuất xi măng
Nhóm ngành sản xuất gang thép

muội khói
Bụi, CO, CO2, H2S, SO2, và NOx
Bụi, NO2, CO2, F
Bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại
(FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO,


MgO); khí thải chứa CO2, SOx.
Nhóm ngành may mặc: từ công đoạn cắt Bụi,
Cl,
SO2,
Pingment,

9


Nhóm ngành sản xuất
may, giặt tẩy, sấy
Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện kim

Khí thải
formandehit, HC, NaOH, NaCLO
Bụi, hơi kim loại nặng, CN -, HCL,

SiO2, CO, CO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ Bụi kim loại đặc thù, hơi hóa chất,
kim loại
Nhóm ngành sản xuất hóa chất

hơi dung môi hữu cơ, SO2, NO2
Bụi H2S, NH3, hơi dung môi hữu cơ,

hóa chất đặc thù, bụi, SO2, CO, NO2
Nhóm ngành khai thác dầu thô, khí
CO, SO2, NOx, hơi HC
Nhóm ngành khai thai sản xuất than và Bụi, SO2, NOx, CO, CO2

khoáng sản
Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang, 2015
- Hoạt động giao thông
Hoạt động giao thông vận tải được xem là một trong những nguồn gây
ô nhiễm lớn đối với môi trường không khí, đặc biệt ở các khu đô thị và khu
vực đông dân cư. Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông, tăng trưởng các phương tiện cơ giới và khối lượng vận tải hàng hóa,
hành khách là sự phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Các
chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu sinh ra do khí thải từ quá trình đốt nhiên
liệu động cơ bao gồm CO, NOx, SO2, hơi xăng dầu (CnHm, VOCs), PM10... và
bụi do đất cát cuốn bay lên từ mặt đường gây mất vệ sinh theo trong quá trình di
chuyển (TSP).
Sự phát triển về số lượng các phương tiện giao thông vận tải với chất
lượng xe, chất lượng nhiên liệu chưa được đảm bảo, cơ sở hạ tầng giao thông
chưa đáp ứng yêu cầu cũng làm gia tăng lượng bụi và khí thải, nhất là tại các
nút giao thông lớn và các khu đô thị.
Xử lý chất thải
Việc xử lý chất thải bằng lò đốt cũng đã được triển khai tại một số địa

10


phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình vận hành và sử dụng các lò đốt
chất thải đang bộc lộ nhiều hạn chế do liên quan đến công nghệ, trình độ quản
lý, kinh phí vận hành. Các công nghệ hiện có còn chưa hiện đại, sử dụng các
công nghệ đa dụng cho nhiều loại chất thải nguy hại (CTNH) và thường ở quy
mô nhỏ. Do đó, xét về khía cạnh môi trường, công nghệ xử lý CTNH vẫn gây
ra những tác động nhất định đến môi trường không khí. Các chất khí tạo ra
sau quá trình đốt: SO2, HCl, Dioxin và Furan.
Hoạt động chăn nuôi và làng nghề

Hoạt động chăn nuôi lợn và gà phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, chủ
yếu là trên quy mô hộ gia đình chưa có các biện pháp xử lý chất thải triệt gây
ô nhiễm khó kiểm soát với môi trường không khí tại các khu vực nông thôn,
chăn nuôi và giết mổ phát sinh do quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu
cơ trong nước và các chế phẩm thừa.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành và phát triển các loại hình
làng nghề truyền thống khác nhau như: mây tre đan, chế biến nông sản (làm
bún, bánh đa, mỳ gạo), nấu rượu, dệt thổ cẩm, giấy gió, nuôi tằm ươm tơ, dây
thừng, mộc dân dụng, gốm, bánh đa nem, đan rọ tôm, chẻ tăm lụa, vôi.. Trong
đó, làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng (làng nghề nung vôi, nung gạch, cay
xỉ) phát sinh nhiều bụi và khói độc ra môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe của các hộ gia đình có sản xuất. Đồng thời trong quá trình vận
chuyển của xe tải chở nguyên liệu, sản phẩm cũng gây ra bụi làm ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân xung quanh. Làng nghề tái chế kim loại (Việt
Yên) có tải lượng ô nhiễm lớn nhất, phát sinh ra các khí độc như hơi axit,
kiềm, oxit kim loại, làng nghề chế biến lương thực
1.1.4 Các nguồn gây áp lực tới chất lượng môi trường đất tỉnh Bắc Giang
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất ở tỉnh Bắc Giang chủ yếu là các
chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và dân sinh,
chất thải làng nghề và chất thải công nghiệp.

11


Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Bắc Giang là tỉnh thuần nông với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên
70%. Quá trình đẩy mạnh thâm canh làm tăng năng suất cây trồng đáng kể
nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy thoái chất lượng và ô nhiễm
đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) trong nông nghiệp. Lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV tiếp tục

được sử dụng nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn
đến ô nhiễm tồn lưu các hóa chất bảo vệ thực vật, đồng thời làm thay đổi tính
vật lý và hóa học của đất, gây thoái hóa đất.
Theo số liệu của Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang năm 2014, lượng thuốc
BVTV sử dụng hàng năm với diện tích trồng lúa là 350-400 tấn/năm; diện
tích trồng cây ăn quả là 50 tấn/năm. Lượng phân hoá học được dùng canh tác
lúa nước khoảng 35.648 tấn/năm, trong đó lượng được cây trồng hấp thụ là
10.694 tấn (tương ứng 30%), còn lại khoảng 24.954 tấn (tương ứng 70%) tồn
tại trong đất và rửa trôi gây ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặt.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, làng nghề và hoạt động dân sinh
Các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ gây ra những tác
động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất. Các chất
thải rắn, lỏng và khí từ hoạt động của các ngành sản xuất đều có tác động đến
đất. Các chất thải gây ô nhiễm đất ở đây được phân làm 4 nhóm: Chất thải
xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ.
Nước thải từ các khu vực tập trung các KCN, khu dân cư không qua xử
lý xả thẳng ra môi trường, theo kênh mương ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất
và làm thay đổi hàm lượng các chất hoá học trong đất. Đây cũng là nơi chứa
đựng và lưu trữ các chất thải của quá trình sản xuất nên tiềm tàng nhiều nguy
cơ gia tỉnh tăng ô nhiễm. Hoạt động chôn lấp rác thải cũng là nguồn làm gia
tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất.

12


1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Bắc Giang
1.2.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt
a.Chất lượng nước sông Thương
Qua kết quả quan trắc tháng 4/2015 và đánh giá diễn biến qua các năm
từ 2011-2014 cho thấy nước sông Thương bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ tại

tất cả các vị trí quan trắc (45 - 174mg/l, vượt QCVN 1,5-5,8 lần); ô nhiễm bởi
dầu mỡ và coliform tại vị trí chảy qua địa phận TP. Bắc Giang, Yên Dũng,
Lạng Giang.

Hình 1.2: Diễn biến hàm lượng COD và Dầu Mỡ trên sông Thương giai đoạn
2012-2015

Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang, 2015
Kết quả quan trắc giai đoạn 2011- 2014 cho thấy nước sông Thương đã
bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, coliform và đã phát hiện hàm lượng
dầu mỡ trong môi trường nước (có một số chỉ tiêu phân tích cao đột biến tại
một số điểm do vị trí lấy mẫu gần nguồn thải). Sông Thương chưa có dấu hiệu
ô nhiễm bởi kim loại nặng. Trong thời gian tới, cần có các biện pháp kiểm
soát các nguồn thải để cải thiện chất lượng nước sông Thương tại các khu
vực: đoạn chảy qua phường Thọ Xương - Tp. Bắc Giang bị ảnh hưởng do tiếp
nhận nguồn nước thải của công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà
Bắc và nước thải của khu dân cư xung quanh khu vực sông. Đoạn sông
Thương chảy qua phường Mỹ Độ - Tp. Bắc Giang bị ảnh hưởng do nước thải
của các hộ dân xung quanh, nước thải làng nghề bún xã Đa Mai và do tiếp

13


nhận nước từ ngòi Cầu Sim. Đoạn chảy qua xã Trí Yên, xã Tân Liễu, xã Đồng
Phúc - huyện Yên Dũng bị ảnh hưởng do nước thải của Tp. Bắc Giang và
KCN Song Khê - Nội Hoàng. Đoạn sông Thương qua các huyện Tân Yên,
Yên Thế chưa chịu tác động nhiều của hoạt động công nghiệp nên hàm lượng
các chất ô nhiễm vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN.
b.Chất lượng nước sông Cầu
Qua phân tích diễn biến chất lượng nước giai đoạn 2011-2015 cho thấy,

môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang vẫn trong
tình trạng ô nhiễm kéo dài nhiều năm bởi chất hữu cơ và vi sinh tại một số
điểm tiếp nhận nước thải. Hàm lượng BOD5, COD, Amoni, nitrit tại hầu hết
các điểm quan trắc đều vượt QCVN. Hàm lượng COD dao động trong khoảng
từ 48,6 – 197,5 mg/l, vượt ngưỡng QCCP tại tất cả các điểm quan trắc và có
diễn biến tăng dần qua các năm. Giá trị COD cao nhất ghi nhận tại đoạn chảy
qua khu vực huyện Yên Dũng, trước điểm hợp lưu với sông Thương
(Hình1.3). Hiện tượng ô nhiễm vi sinh được ghi nhận tại hầu hết các đoạn
sông Cầu với giá trị Coliform cao hơn QCVN đến 3,2 lần. Trong năm 2014,
giá trị Coliform tăng khá mạnh so với các năm trước, đặc biệt là đoạn chảy
qua huyện Hiệp Hòa. Đối với chất rắn lơ lửng, do các hoạt động khai thác,
vận chuyển cát sỏi trên sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Ninh, Bắc Giang, do
vậy, hàm lượng TSS nhìn chung không đáp ứng theo QCVN 08:2008-A1.
Đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa và huyện Yên Dũng, hàm lượng TSS ghi
nhận được cao vượt QCVN 08:2008 cột B1.

14


×