Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

so sánh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm rừng có và không có chứng nhận sinh thái tại cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.28 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM THỊ CHÂM

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI
TÔM RỪNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ CHỨNG NHẬN
SINH THÁI TẠI CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI
TÔM RỪNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ CHỨNG NHẬN SINH THÁI
TẠI CÀ MAU
Phạm Thị Châm, Nguyễn Thanh Phương và Võ Nam Sơn
Khoa thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tại 2 huyện Năm Căn và
Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu này tập trung đến các chỉ tiêu tài chính của
mô hình tôm rừng chứng nhận và không có chứng nhận tại Cà Mau. Thông tin số
liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn 60 hộ nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, mực nước trung bình trong mương nuôi là 1,3 m và độ sâu trung bình của
trảng là 0,5 m (p<0,05). Tỷ lệ rừng của mô hình tôm rừng có chứng nhận (TR-CN)
trung bình là 56,5% cao hơn tôm rừng không có chứng nhận (TR-KCN) là 45,5%
(p<0,05). Mật độ thả tôm chung đối với TR-KCN khoảng 18,6 con/m2/năm thấp hơn
TR-CN (22,6 con/m2/năm)(p<0,05) và nguồn giống từ các trại giống địa phương
chiếm 63,3% đối với TR-CN và 70,0% đối với TR-KCN. Năng suất tôm sú bình quân


của mô hình TR-CN 218,0 kg/ha/năm, và TR-KCN là 192,2 kg/ha/năm.. Lợi nhuận
của mô hình TR-CN khoảng 69,1 triệu đồng/ha/năm và TR-KCN là 56,2 triệu
đồng/ha/năm. Hiệu quả chi phí của mô hình TR-CN là 3,99 lần và TR-KCN là 3,69
lần. Những khó khăn của hai mô hình nuôi là thiếu vốn sản xuất, tình trạng dịch
bệnh, kỹ thuật nuôi còn hạn chế và năng suất thấp.
Từ khóa: Tôm sú-rừng, chứng nhận sinh thái, hiệu quả kỹ thuật-tài chính.
Title: Comparation of cost-benefit efficiency of eco-certified shrimp-mangrove
system and non-eco-certified shrimp-mangrove system in Ca Mau province
Abstract
The research was carried out from August to December 2014 in two districts of Nam
Can and Ngoc Hien Ca Mau province to indentify the productivity and cost-benefit of
of eco-certified/and non-eco-certified shrimp-mangrove systems in Ca Mau province.
Primary data information was collected by interviewing 60 shrimp farmers. The
study results showed that the average water level in the ditch was 1,3 m feed and an
average depth of 0,5 m of grassland. The ration of forest of eco-certified shrimpmangrove system was 56,5% higher than that of non-eco certified shrimp-mangrove
system (45,5%, p<0,05). Stocking desity of non-eco-certified shrimp-mangrove
system was 18,6 ind/m2/year lower than that of eco-certified shrimp-mangrove
system (22,6 ind/m2/year); and seed source used from local hatcheries was 63,3% in
the eco-certified shrimp-mangrove system, and was 70% in the non-eco-certified
shrimp mangrove system. The yield of black tiger shrimp of eco-certified shrimp
mangrove system was 218,0 kg/ha/year; and the yield of non-eco certified shrimpmangrove system was 192,2 kg/ha/year. The profit of eco-certified shrimp-mangrove
system was 69,1 million/ha/year and that of non-eco certified shrimp-mangrove
system was 56,2 million/ha/year. Ratio of TR/TC of eco-certified shrimp-mangrove
system was 3,99 times, meanwhile that of non-eco certified shrimp-mangrove system
was 3,69 times. The difficulties of farming in two models was lack of capital to
investment production, technical and poor seed quality resulting in low shrimp yield.
Key words: Black tiger shrimp – mangrove, eco-certified shrimp-mangrove system,
production efficiency

1



1 GIỚI THIỆU
Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
Việt Nam, việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã góp phần tạo nên hình ảnh Việt
Nam với các nước trên thế giới. Sản lượng thủy sản ước đạt 5.918 triệu tấn, tăng
3,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu Thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng
10,6% so với năm 2012, giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD, tăng gần 33,0% so với
cùng kỳ năm 2012 và chiếm 44,0% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản (Tổng cục Thống
kê, 2013). Tôm sú đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm
2013. Cà Mau là tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi tôm sú lớn nhất cả nước (rất ít
nuôi thâm canh/bán thâm canh). Năm 2013 diện tích nuôi tôm sú của tỉnh là 266.228
ha (chiếm 90,0% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh), giảm 0,2% so cùng kỳ, sản lượng
tôm 148.14 nghìn tấn, đạt 101,47% kế hoạch, tăng 5,6% so cùng kỳ (Cục Thống kê
Cà Mau, 2013). Trong những năm qua nghề nuôi tôm biển, đặc biệt là tôm sú
(Penaeus monodon) ở Cà Mau đã có những bước phát triển vượt bậc, nhiều mô hình
nuôi đạt được năng suất cao đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến thủy sản trong và ngoài tỉnh. Tôm sú nguyên liệu của Cà Mau có chất lượng rất
cao, do được nuôi từ các mô hình nuôi quảng canh cải tiến trong đó có tôm rừng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng hoạt động NTTS là sự suy
thoái ngày càng nhanh chóng môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, chất lượng con
giống không ổn định, môi trường ngày càng ô nhiễm, tác động của biến đổi khí hậu,
năng suất thấp và thị trường xuất khẩu còn hạn chế (Nguyễn Trung Chánh, 2008). Để
khắc phục những tác động trên và hướng đến sự phát triển bền vững, mô hình nuôi
tôm sú sinh thái ở Cà Mau ngày càng được quan tâm ứng dụng và phát triển, mục
đích là sản xuất ra sản phẩm thủy sản sạch đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng cao
và đồng thời bảo vệ được môi trường. Do đó, nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và tài
chính của mô hình nuôi tôm sú-rừng có và không có chứng nhận sinh thái tại Cà Mau
nhằm cung cấp thông tin góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất của nghề nuôi tôm súrừng là rất cần thiết.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tại huyện Ngọc Hiển
và Năm Căn của tỉnh Cà Mau. Nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Khảo sát hiện
trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú có chứng nhận sinh thái và
không có chứng nhận sinh thái; (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và lợi nhuận của hai mô hình; (3) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của hai mô
hình nuôi và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính-kỹ thuật của
hai mô hình.
2.2 Phương pháp thu số liệu
Số liệu thứ cấp: Được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, các cơ quan ban ngành địa phương cấp huyện trên địa bàn nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình nuôi
tôm tại địa bàn tỉnh, trong đó có 30 hộ nuôi không có chứng nhận sinh thái và 30 hộ
có chứng nhận sinh thái bằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn để có những thông tin chính
như sau:
- Thông tin chung: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi tôm.

2


- Kỹ thuật: Diện tích, độ sâu mặt nước, tỷ lệ rừng, mật độ thả giống, cỡ tôm thu
hoạch, sản lượng thu hoạch.
- Tài chính: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận.
- Những thuận lợi và khó khăn của hai mô hình.
Công thức tính:
- Tổng chi phí: TC = TFC+TVC
Trong đó: TFC: Tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/năm)
TVC: Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/năm)
- Tổng thu nhập (TR): TR = Q1P1 + Q2P2 +…+ QiPi
- Tổng lợi nhuận (PR): PR = TR – TC

- Hiệu quả chi phí: TR/TC (lần/ha/năm)
- Tỷ suất lợi nhuận: PR/TC (lần/ha/năm)
2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được phân tích
bằng thống kê mô tả qua việc tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất,
tỷ lệ phần trăm và các giá trị thống kê khác, nhằm mô tả đặc điểm nghiên cứu, các
thông tin về nông hộ, so sánh các chỉ tiêu tài chính và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của hai mô hình. Mối tương quan giữa các biến định lượng được xác
định bằng phương pháp kiểm định Pearson (p<0,05). Sử dụng kiểm định biến độc lập
T, “independent Test” (p<0,05) để đánh giá sự khác biệt về thống kê của hai mô hình
nuôi tại địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ phần trăm được chuyển sang dạng arcsin trước khi
kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sử dụng phần mềm SPSS for Windows
(Version 16) để xử lý và phân tích số liệu.
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung
Mô hình nuôi tôm sú trên địa bàn nghiên cứu thực chất là mô hình kết hợp giữa nuôi
tôm sú và trồng rừng (tôm rừng) với hình thức nuôi tự nhiên, không cho tôm ăn, đa
phần cải tạo một lần trong năm và định kỳ thả con giống. Năm 2013, diện tích NTTS
ở huyện Năm Căn là 25.705 ha, Ngọc Hiển là 24.222, trong đó diện tích nuôi tôm
rừng ở huyện Năm Căn là 6.278,65 ha cao hơn so với diện tích nuôi ở huyện Ngọc
Hiển với 3.432,35 ha (Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, 2013). Sự kết hợp giữa trồng
rừng và nuôi tôm sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích như có được nhiều sản phẩm là tôm,
cây rừng và rất nhiều cây, con sống trong rừng. Rừng cung cấp nhiều thức ăn tự
nhiên cho tôm cá và là nơi cư trú lý tưởng của tôm cá, giúp cho nghề nuôi tôm phát
triển lâu bền (Tạp chí Thủy Sản Việt Nam, 2012).
Những hộ nuôi tôm rừng không có chứng nhận sinh thái (TR-KCN) có độ tuổi trung
bình 50±9 tuổi và độ tuổi trung bình của những hộ nuôi tôm rừng có chứng nhận sinh
thái (TR-CN) là 48±12 tuổi. Các hộ nuôi tôm có trình độ học vấn tương đối thấp, tỷ
lệ mù chữ còn khá cao trong kết quả khảo sát này (23,3% đối với mô hình TR-KCN
và 16,7% đối với mô hình TR-CN). Tỷ lệ cấp I trở lên của TR-KCN khoảng 76,7%
thấp hơn TR-CN (83,3%). Số người trong gia đình của mô hình TR-KCN là 4,6±1,1

người và TR-CN là 4,3±1,1 người. Hầu hết hộ đều tận dụng lao động trong gia đình
để phục vụ công việc nuôi tôm (trung bình 1,9±0,9 người ở nhóm hộ TR-KCN và
1,6±0,5 người ở nhóm hộ TR-CN).

3


Bảng 1: Đặc điểm nông hộ của hai mô hình
Diễn giải
Tuổi của chủ hộ (năm)
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm)
Số nhân khẩu (người)
Số lao động gia đình
tham gia nuôi tôm (người)

TR-KCN
(n=30)
50±9
20,2±9,2
4,6±1,1

TR-CN
(n=30)
48±12
16,2±6,2
4,3±1,1

Chung
(n=60)
49±11

18,4±2,0
4,5±1,2

1,9±0,9

1,6±0,5

1,7±0,7

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch chuẩn

Đa số hộ nuôi trên địa bàn tỉnh đều ở độ tuổi trung niên nên có nhiều kinh nghiệm
trong nuôi tôm với số năm kinh nghiệm ở mô hình TR-KCN trung bình 20,2 năm và
mô hình TR-CN là 16,2 năm. Kết quả khảo sát cho thấy, kinh nghiệm nuôi tôm của
nông hộ do tích lũy từ bản thân, học hỏi bạn bè, hàng xóm và tham gia tập huấn là
chủ yếu. Đối với mô hình nuôi TR-KCN: Tự rút kinh nghiệm là chủ yếu chiếm tỷ lệ
76,7%, một số ít tham gia tập huấn với 16,7% và học hỏi từ người thân, bạn bè, hàng
xóm chiếm tỷ lệ 6,7%. Đối với mô hình TR-CN: Hầu hết hộ nuôi đều tham gia tâp
huấn với tỷ lệ 93,3%. Tự rút kinh nghiệm và học hỏi là 3,3%.
Các hộ nuôi TR-KCN có hình thức sở hữu đất là sổ xanh (96,7%), còn lại 3,3% là sổ
đỏ. Ở mô hình nuôi TR-CN thì số hộ có hình thức sở hữu đất là sổ xanh và sổ đỏ đều
chiếm tỷ lệ là 50,0%, 100% đối tượng nuôi có thả giống ở cả hai mô hình là tôm sú
và cua biển.
3.2 Khía cạnh kỹ thuật của hai mô hình nuôi
Tổng diện tích trung bình của mỗi hộ nuôi TR-KCN khoảng 3,3 ha thấp hơn so với
mô hình TR-CN 5,1 ha (p<0,05). Diện tích mặt nước dao động từ 1,0 đến 7,0 ha, số
hộ có diện tích mặt nước trên 2,0 ha chiếm tỷ lệ khá cao (53,3% hộ nuôi TR-KCN và
83,3% đối với hộ nuôi TR-CN). Diện tích mặt nước trung bình của nông hộ TR-CN
là 2,7 ha dao động trong khoảng từ 1,0-7,0 ha, cao hơn so với mô hình TR-KCN 1,9
ha dao động trong khoảng từ 1,0-5,5 ha và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ

mương bao ở mô hình TR-KCN trung bình là 50,9% cao hơn so với mô hình TR-CN
46,2% và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 2).
Tỷ lệ rừng kết hợp với nuôi tôm của mô hình TR-KCN trung bình 44,5% thấp hơn so
với mô hình TR-CN 56,6% (p<0,05) (Bảng 2). Đối với mô hình nuôi TR-KCN tỷ lệ
rừng kết hợp với nuôi tôm nhiều nhất là 70,0% rừng, thấp nhất là 30,0% rừng, trong
khi đó mô hình nuôi TR-CN có tỷ lệ cao hơn và ổn định hơn dao động trong khoảng
từ 50,0-70,0%. Do các hộ nuôi TR-CN tuân thủ theo tiêu chuẩn của Naturland và
được tập huấn, quản lý của công ty sản xuất tôm sinh thái.
Tất cả các hộ khảo sát đều có cải tạo ao hằng năm, chủ yếu tập trung vào tháng 7 và
tháng 8, phương thức sên máy là chủ yếu (80% ở những hộ nuôi TR-KCN và 96,7%
ở những hộ TR-CN, còn lại là sên tay và áp dụng cả 2 phương thức trên đối với nuôi
TR-KCN là 20,0% và TR-CN là 3,3% , 100% hộ sử dụng bờ bao làm nơi đổ bùn ở cả
hai mô hình.

4


Bảng 2: Đặc điểm kết cấu công trình của mô hình nuôi
Diễn giải
Tổng diện tích của hộ NTTS (ha)
Diện tích mặt nước (ha)
Diện tích trảng (ha)
Diện tích mương (ha)
Tỷ lệ mương bao (%)
Độ sâu mực nước trảng (m)
Độ sâu mực nước mương (m)
Tỷ lệ rừng/tổng diện tích nuôi
tôm (%)

TR-KCN

(n=30)
3,3±1,6a
1,9±0,4a
0,9±0,5a
1,0±0,5
50,9±6,5a
0,5±0,2
1,3±0,2a
44,5±13,0a

TR-CN
(n=30)
5,1±2,1b
2,7±1,2b
1,4±0,6b
1,2±0,6
46,2±6,2b
0,5±0,1
1,4±0,2b
56,5±7,6b

Chung
(n=60)
4,2±2,1
2,3±1,1
1,2±0,6
1,1±0,6
48,6±6,6
0,5±0,1
1,3±0,2

50,5±12,2

Ghi chú: Những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, kiểm định
được sử dụng là kiểm định “Independent T-Test” (p<0,05). Các giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch
chuẩn.

Con giống trong tỉnh được cả hai nhóm khảo sát ưa chuộng hơn con giống ở các tỉnh
khác với tỷ lệ hộ mua là 70,0% ở hộ TR-KCN và 63,3% hộ TR-CN, lý do là giá
trong tỉnh rẻ hơn và có thể mua trả chậm vào cuối vụ trả. Chọn giống qua kiểm dịch
PCR là một phương pháp hạn chế rủi ro trong nuôi tôm. Ở mô hình nuôi TR-KCN có
đến 90,0% hộ có kiểm dịch con giống, chứng tỏ người dân ý thức được vai trò quan
trọng của con giống đến hiệu quả mô hình nuôi. Còn ở mô hình TR-CN, 100% hộ
kiểm dịch giống trước khi thả nuôi. Bởi vì đây là một trong những tiêu chí của nuôi
sinh thái. Kết quả khảo sát này gần giống với kết quả khảo sát của Nguyễn Trung
Chánh (2008), có 98,0% hộ nuôi TR-CN và 84,0% hộ nuôi TR-KCN chọn giống qua
kiểm dịch PCR.
Hầu hết hộ nuôi ở hai mô hình đều thả tôm giống nhiều lần trong năm, số lần thả
giống phụ thuộc vào lượng tôm trong ao còn nhiều hay ít và nguồn vốn của mỗi hộ.
Số lần thả giống trung bình của mô hình nuôi TR-KCN là 5,0 lần/năm và của mô
hình nuôi TR-CN là 4,5 lần/năm. Hầu hết hộ nuôi tập trung thả giống lần đầu vào
tháng 9 và tháng 10 là chủ yếu (do sên vét vào tháng 7 và tháng 8). Cua thả cùng lúc
với tôm sú, số lần thả giống cua trung bình là 5,1 lần/năm đối với mô hình TR-KCN
và 4,8 đối với mô hình TR-CN. Mật độ cua thả trung bình trong năm ở mô hình TRCCN là 0,4 thấp hơn so với mô hình TR-CN là 0,5 và có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Mật độ thả tôm sú trung bình trong năm ở mô hình TR-CN là 22,6 con/m2/năm (4-35
con/m2/năm) cao hơn đáng kể so với mô hình TR-KCN là 18,6 con/m2/năm (3-25
con/m2/năm) (p<0,05) (Bảng 3). Theo Nguyễn Trung Chánh (2008) mật độ thả nuôi
tôm sú mô hình TR-CN là 12,7 con/m2/năm và TR-KCN là 11,5 con/m2/năm. Như
vậy, kết quả nghiên cứu này cao hơn quy định của tiêu chuẩn Naturland (2009), mật
độ thả nuôi tối đa là 15 con/m2/năm.
Có 100% hộ nuôi có thay nước trong quá trình nuôi, nguồn nước thay dựa vào thủy

triều, các hộ dân lấy trực tiếp từ sông. Lượng nước thay trung bình ở mô hình TRKCN là 60,0±25,0 cm/lần dao động trong khoảng từ 35-130 cm cao hơn so với mô
hình TR-CN là 64,0±0,2 cm/lần (30-100 cm). Đa phần hộ nuôi chỉ sử dụng vôi, dây
thuốc cá để xử lý nước và diệt cá tạp trong quá trình cải tạo. Mô hình TR-KCN có
90% hộ sử dụng dây thuốc cá diệt cá tạp và 23,3% hộ sử dụng vôi để cải tạo ao. Mô
hình TR-CN có 83,3% hộ sử dụng dây thuốc cá và 26,7% hộ dùng lưới kéo để bắt cá
và diệt tạp trong ao nuôi tôm.

5


Bảng 3: Mật độ thả nuôi tôm sú và cua của hai mô hình nuôi
Diễn giải
Tôm sú
Số lần thả tôm (lần/năm)
Mật độ tôm thả/đợt (con/m2/đợt)
Mật độ chung (con/m2/năm)
Cua biển
Số lần thả (lần/năm)
Mật độ cua/đợt (con/m2/đợt)
Mật độ chung (con/m2/năm)

TR-KCN
(n=30)

TR-CN
(n=30)

Chung
(n=60)


5,0±1,8
7,7±5,3a
18,6±6,1a

4,5±1,0
12,2±6,4b
22,6±7,8b

4,8±1,4
9,9±6,2
20,6±7,2

5,1±1,5
0,2±0,2a
0,4±0,2a

4,8±1,2
0,3±0,2b
0,5±0,2b

4,9±1,4
0,2±0,2
0,5±0,2

Ghi chú: Những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, kiểm định
được sử dụng là kiểm định” Independent T-Test” (p<0,05). Các giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch
chuẩn.

Tất cả hộ nuôi thuộc 2 nhóm khảo sát đều xuất hiện bệnh trong quá trình nuôi, các
loại bệnh thường gặp như đốm trắng, đóng rong, đỏ thân, đen mang. Trong đó, mức

độ xuất hiện bệnh đốm trắng là cao nhất (86,7-93,0% số hộ), kế đến là bệnh đen
mang (50,0-53,3% số hộ). Đa số người nuôi sử dụng biện pháp thay nước để phòng
trị bệnh. Kết quả nghiên cứu của Lâm Thái Xuyên (2011) bệnh đốm trắng trong mô
hình nuôi tôm là (73-87% số hộ), bệnh đen mang (60-77%).
Cả hai mô hình đều nuôi theo phương pháp thu tỉa thả bù, số ngày nuôi và thu hoạch
lần đầu của mô hình TR-KCN là 131,0 ngày chênh lệch không nhiều so với mô hình
TR-CN (134,0 ngày). Sau đó định kỳ thu hoạch theo con nước cường (ngày 15 và 30
âl) hàng tháng. Số lần thu hoạch trên năm của hai nhóm khảo sát là tương đương
nhau 15,1-15,3 lần/năm lần lượt đối với mô hình TR-CN và mô hình TR-KCN. Số
ngày thu hoạch trung bình 3,7 ngày/lần ở mô hình TR-KCN và 4,4 ngày/lần ở mô
hình TR-CN. Kích cỡ tôm thu hoạch trung bình ở hộ nuôi TR-CCN là 19,3 con/kg
nhỏ hơn so với những hộ TR-CN là 17,5 con/kg (Bảng 4).
Sau khi thu hoạch, nông hộ bảo quản bằng cách ngâm hoặc ướp với nước đá. Trong
mô hình nuôi TR-CN theo yêu cầu của Naturland người nuôi tuyệt đối không được
sử dụng các chất kháng sinh, hóa chất trong bảo quản tôm. Phần lớn hộ khảo sát ở cả
hai mô hình thường bán cho thương lái thu gom vì sau khi thu hoạch tôm mỗi ngày
theo con nước thì sẽ có thương lái đến tận nhà để thu mua và trả bằng tiền mặt, số
còn lại bán tôm cho vựa. Theo khảo sát có 90% hộ nuôi TR-KCN bán tôm cho
thương lái, và 10% bán cho đai lý thu gom, vựa. Riêng những hộ TR-CN thì có
96,7% nông hộ bán cho tổ chức chứng nhận sinh thái thông qua những thương lái thu
gom riêng của tổ chức. Bên cạnh đó, khi tham gia vào mô hình sinh thái nông hộ sẽ
được hưởng chiết khấu sinh thái là 6% trên tổng sản lượng bán cho tổ chức. Người
nuôi nhận được khoản tiền này sau khi bán tôm từ 3-4 tháng.

6


Bảng 4: Thu hoạch tôm của hai mô hình
Diễn giải
Thời điểm thu hoạch lần đầu sau

khi thả giống (ngày)
Số ngày thu hoạch/lần (ngày)
Số lần thu hoạch/tháng (lần)
Số lần thu hoạch/năm (lần)
Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg)

TR-KCN
(n=30)
131,0±14,7

TR-CN
(n=30)
134,0±20,4

Chung
(n=60)
133,0±17,7

3,7±0,7
2
15,3±1,0
19,3±1,5

4,4±0,6
2
15,1±1,4
17,5±1,9

4,0±0,8
2

15,2±1,2
18,4±1,9

Các giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát cho thấy năng suất thủy sản chung, năng suất tôm sú, năng suất cua
và thủy sản khác của mô hình TR-CN đều cao hơn so với mô hình TR-KCN và
không có sự khác biệt về thống kê. Năng suất tôm sú trung bình của mô hình TRKCN là 192,2 kg/ha/năm thấp hơn so với mô hình TR-CN là 218,0±113,7 kg/ha/năm
nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, kết quả nghiên cứu này gần
giống với kết quả của Nguyễn Trung Chánh (2008) năng suất TR-CN là
218,1kg/ha/năm, TR-KCN là 179,8 kg/ha/năm nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu
của Lâm Thái Xuyên (2011) với năng suất trung bình TR-CN là 239,0 kg/ha/năm và
TR-KCN là 229,1 kg/ha/năm.
Bảng 5: Năng suất và tỷ lệ sống của hai mô hình
Diễn giải
Năng suất (kg/ha/năm)
Năng suất thủy sản chung
Năng suất tôm chung
Tôm sú
Tôm thẻ, bạc, đất
Cua

Tỷ lệ sống tôm (%)
Tỷ lệ sống cua (%)

TR-KCN
(n=30)

TR-CN
(n=30)


406,9±140,8
273,8±97,2
192,2±80,1
81,6±34,7
59,0±29,5
74,2±40,8
2,2±1,4
4,4±4,0

463,5±196,4
315,9±145,2
218,0±113,7
97,9±61,9
62,6±24,9
84,9±47,4
1,9±1,2
3,2±2,0

Chung
(n=60)
435,2±172,4
294,9±124,9
205,1±98,4
89,8±50,5
60,8±27,1
79,6±44,2
2,0±1,3
3,8±3,0


Ghi chú: Các giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch chuẩn

3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình
Cả hai mô hình chỉ đầu tư chủ yếu về con giống, cải tạo ao nên chi phí đầu tư không
cao. Tổng chi phí của mô hình nuôi TR-KCN là 20,9 triệu đồng/ha/năm thấp hơn so
với mô hình TR-CN 23,1, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Trong đó chi phí biến đổi ở mô hình TR-CN là 21,3 triệu
đồng/ha/năm chiếm 92,1% trong tổng chi phí và cao hơn mô hình TR-KCN 19,1
triệu đồng/ha/năm với 91,4% trong tổng chi phí, còn lại khoản chi phí cố định chỉ
chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu chi phí của hai mô hình (Bảng 6).
Xét về cơ cấu chi phí của hai mô hình thì chi phí cải tạo ao chiếm cao nhất 48,0%
(TR-KCN) và 40,0% (TR-CN), kế đến là chi phí giống tôm sú, chi phí giống cua, chi
phí nhiên liệu và chi phí thuốc cá,vôi. So sánh chi phí con giống tôm sú giữa hai
nhóm khảo sát thì chi phí con giống ở mô hình TR-KCN là 5,5 triệu đồng/ha/năm

7


chiếm 29,0% trong tổng chi phí biến đổi và thấp hơn so với mô hình TR-CN là 7,3
triệu đồng/ha/năm chiếm 34,0% trong tổng chi phí biến đổi, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể giải thích là nuôi tôm theo tiêu
chuẩn sinh thái đòi hỏi phải thả giống tốt và có nguồn gốc rõ ràng dẫn đến chi phí
giống tôm cao. Mặc dù chi phí giống tôm sú của mô hình TR-CN cao hơn mô hình
TR-KCN, nhưng giá thành sản xuất tính trên 1kg tôm của mô hình TR-CN là 62,9
nghìn đồng/kg thấp hơn mô hình TR-KCN là 71,6 nghìn đồng/kg. Trong khi giá tôm
trung bình là 282,6 nghìn đồng/kg ở mô hình TR-KCN thấp hơn so với mô hình TRCN 302,6 nghìn đồng/kg. Điều này cho thấy ưu điểm của nuôi tôm tiêu chuẩn sinh
thái.
Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình nuôi
Chỉ tiêu
Tổng chi phí (tr.đ/ha/nam)

Chi phí cố định (tr.đ/ha/nam)
Chi phí biến đổi (tr.đ/ha/nam)
Cải tạo ao
Giống tôm
Giống cua
Nhiên liệu
Thuốc cá,vôi
Tổng thu nhập (tr.đ/ha/nam)
Tôm sú
Cua
Tôm tự nhiên

Tổng lợi nhuận (tr.đ/ha/nam)
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
Hiệu quả chi phí (lần)
Giá bán tôm sú (1.000 đ/kg)
Giá thành tôm sú (1.000 đ/kg)
Giá bán cua (1.000 đ/kg)
Giá bán cá (1.000 đ/kg)
Giá bán tôm khác (1.000 đ/kg)
Tỷ lệ số hộ có lời (%)
Tỷ lệ số hộ lỗ (%)

TR-KCN
(n=30)
20,9±6,5
1,7±2,8
19,2±5,8
9,5±4,2
5,5±2,01a

3,0±1,4a
0,7±1,0
0,5±0,6
77,1±29,9
54,9±25,2
13,4±7,8
6,6±2,9
2,2±1,2
56,2±31,8
2,68
3,69
282,6±23,9
71,6±48,0
236,6±25,8
31,0±3,1
80,3±6,9
96,7
3,3

TR-CN
Chung
(n=30)
(n=30)
23,1±6,6
22,1±6,6
1,8±1,1
1,8±2,2
21,3±6,5
20,3±6,2
8,5±3,6

9,0±3,9
7,3±3,1b
6,4±2,8
4,4±2,17b
3,7±1,9
0,8±0,7
0,8±0,8
0,4±0,7
0,4±0,6
92,2±40,9 84,7±36,3
65,3±34,9 60,1±30,7
15,8±6,8
14,6±7,5
8,2±5,1
7,4±4,2
2,9±1,7
2,6±1,5
69,1±42,7 62,7±37,2
2,90
2,79
3,99
3,84
302,6±18,7 293,6±23,7
62,9±66,6 67,3±57,7
251,3±30,4 244,5±28,9
31,5±4,2
31,3±3,6
82,8±5,5
81,6±6,2
100

98,4
0
1,7

Ghi chú: Những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, kiểm định
được sử dụng là kiểm định” Independent T-Test” (p<0,05). Các giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch
chuẩn.

Thu nhập trung bình của mô hình TR-KCN là 77,1 triệu đồng/ha/năm thấp hơn so
với mô hình TR-CN 92,2 triệu đồng/ha/năm nhưng sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Trong đó, thu nhập mang lại từ tôm sú là cao nhất và giá trị
từ đối tượng này mang lại cho mô hình TR-CN cao hơn so với TR-KCN (65,3 triệu
đồng/ha/năm so với 54,8 triệu đồng/ha/năm). Bên cạnh đó thì thu nhập mang lại từ
cua biển là khá cao (13,4 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình TR-KCN và 15,8 triệu
đồng/ha/năm ở mô hình TR-CN). Thu nhập từ cua chiếm 17,4% ở mô hình TR-KCN
và 17,1% ở mô hình TR-CN. Tôm tự nhiên và các loại cá khác chỉ chiểm tỷ trọng
nhỏ trong cơ cấu thu nhập (11,4% ở mô hình TR-KCN và 12,2% ở mô hình TR-CN).

8


Ngoài ra ở các mô hình còn thu hoạch được một số đối tượng không thả giống khác
như: Tôm tự nhiên (TR-KCN là 6,6 triệu đồng/ha/năm và TR-CN là 8,2 triệu
đồng/ha/năm), các sản phẩm khác như cá chẽm, cá phi và cá đối. Nhìn chung, các
khoản thu từ TR-CN đều cao hơn TR-KCN. Nhưng tỷ trọng thu nhập ở hai mô hình
có sự chênh lệch không đáng kể, thu nhập từ tôm sú chiếm phần lớn tổng thu nhập
của hai mô hình (71,2% ở mô hình TR-KCN và 70,7% đối với mô hình TR-CN)
trong tổng cơ cấu thu nhập (Bảng 6).
Đối với người nuôi trồng thủy sản lợi nhuận cao và ít rủi ro luôn là điều mong đợi
của người dân. Nhìn chung lợi nhuận của hai mô hình nuôi trên địa bàn nghiên cứu là

khá cao. Ở mô hình TR-CN là 69,1 triệu đồng/ha/năm cao hơn mô hình TR-KCN
56,2 triệu đồng/ha/năm, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết
quả cho thấy không có hộ nuôi thua lỗ ở mô hình TR-CN. Đối với mô hình TR-KCN
có tỷ lệ hộ lời là 96,7% và chỉ có 3,3% hộ nuôi bị thua lỗ với mức lỗ là 5,2 triệu
đồng/ha/năm. Xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn, thì ở mô hình TR-CN hiệu quả sử
dụng đồng vốn 3,99 lần, có nghĩa là khi đầu tư 1 đồng vốn thì thu được 3,99 đồng,
trong khi mô hình nuôi TR-KCN chỉ mang lại doanh thu là 3,69 lần. Do đó tỷ suất lợi
nhuận so với chi phí bỏ ra ban đầu ở mô hình TR-CN là 2,90 lần cao hơn mô hình
TR-KCN 2,68 lần (Bảng 6). Từ bảng phân tích cho thấy, nếu xét về khía cạnh hiệu
quả sử dụng đồng vốn trên một đơn vị tiền bỏ ra thì mô hình nuôi TR-CN mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình TR-KCN.
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hai mô hình
3.4.1 Phân nhóm nông hộ có và không sử dụng dây thuốc cá
Có 86,7% số hộ sử dụng dây thuốc cá và 13,3% hộ không sử dụng. Năng suất tôm sú
trung bình ở những hộ nuôi có sử dụng dây thuốc cá là 203,1 kg/ha/năm thấp hơn so
với những hộ không sử dụng dây thuốc cá 218,2 kg/ha/năm. Do trình độ kỹ thuật còn
hạn chế, người dân không sử dụng đúng liều lượng dẫn đến hiệu quả sử dụng không
cao, chất lượng dây thuốc cá không đảm bảo có thể sẽ làm môi trường nước trong
vuông nuôi bị ô nhiễm nếu sử dụng quá liều. Tuy nhiên kích cỡ tôm bình quân ở mô
hình có sử dụng dây thuốc cá là 18,5 con/kg, tôm tuy nhỏ hơn nhưng đồng đều hơn
so với mô hình không sử dụng dây thuốc cá với kích cỡ tôm bình quân là 17,9. Tỷ
suất lợi nhuận của hộ có sử dung dây thuốc cá là thấp hơn do tốn thêm khoản chi phí
thuốc cá và mức độ rủi ro ở mô hình có sử dụng dây thuốc cá cao hơn với 3,3% hộ lỗ
(Bảng 7).
Bảng 7: Ảnh hưởng của việc sử dụng dây thuốc cá đến mô hình nuôi
Chỉ tiêu

Năng suất tôm sú (kg/ha/năm)
Kích cỡ bình quân (con/kg)
Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm)

Tỷ suất lợi nhuận (lần)
% Hộ lỗ

Nhóm hộ
Có sử dụng dây Không sử dụng dây
thuốc cá (n=52)
thuốc cá (n=8)
203,1±97,8
218,2±107,7
18,5±1,7
17,9±2,8
62,1±37,3
66,8±44,5
2,84
2,89
3,33
0

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là trung bình±độ lệch chuẩn

3.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận tôm nuôi
Diện tích mặt nước: Diện tích mặt nước có tương quan thuận với mật độ thả
tôm/đợt, mật độ thả cua đợt (p<0,01), và tương quan nghịch với giá thành tôm, lợi

9


nhuận cua (p<0,01). Khi diện tích mặt nước tăng lên sẽ làm cho mật độ thả nuôi tăng,
những hộ nuôi tôm với diện tích lớn sẽ có xu hướng thả con giống nhiều hơn. Diện
tích mặt nước tăng dẫn đến các khoản chi phí như cải tạo, nhiên liệu, thuốc cá, vôi

tăng sẽ đồng thời làm cho giá thành tôm, cũng như lợi nhuận giảm xuống (Bảng 8).
Tỷ lệ rừng/tổng diện tích nuôi tôm (%): Tỷ lệ rừng có tương quan nghịch với tỷ lệ
sống tôm (p<0,05), khi tỷ lệ rừng tăng sẽ làm tỷ lệ sống tôm giảm xuống do tôm
không có chỗ trú ngụ, ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm. Vì vậy, phần lớn hộ
dân không muốn tăng diện tích rừng vì sợ mất đi diện tích nuôi tôm của nông hộ. Tỷ
lệ rừng không ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình (Bảng 8).
Mật độ tôm/đợt (con/m2/đợt): Yếu tố này có tương quan thuận với mật độ cua
thả/đợt (p<0,01) và tương quan nghịch với lợi nhuận cua (p<0,01). Có thể nói, khi
mật độ tôm thả tăng thì mật độ cua thả tăng theo để cân bằng môi trường sống và
tăng thêm thu nhập, nhưng nếu thả ở mật độ quá cao sẽ dẫn đến năng suất không cao
(do cạnh tranh môi trường sống trong vuông nuôi) làm cho lợi nhuận cua giảm xuống
(Bảng 8).
Mật độ cua thả/đợt (con/m2/đợt): Yếu tố này tương quan nghịch (p<0,05) với tỷ lệ
sống cua, giá thành tôm, tương quan nghịch (p<0,01) với lợi nhuận cua. Khi mật độ
cua thả/đợt tăng thì tỷ lệ sống cua sẽ giảm, khi thả cua với mật độ cao sẽ có sự cạnh
tranh về nguồn thức ăn, ảnh hưởng đến môi trường sống làm cho tỷ lệ sống thấp hơn
khi thả ở mật độ vừa phải. Khi mật độ cua thả cao dẫn đến tăng chi phí giống cua
làm cho lợi nhuận cua giảm xuống (Bảng 8).
Tỷ lệ sống tôm (%): Tỷ lệ sống tôm có tương quan thuận với tỷ lệ sống cua, năng
suất cua (với p<0,05) và năng suất tôm, lợi nhuận tôm (với p<0,01) và tương quan
nghịch với giá thành tôm (p<0,01). Có thể nói, khi tỷ lệ sống tôm tăng thì tỷ lệ sống
cua sẽ tăng theo, do tôm cũng là một trong những nguồn thức ăn của cua, tôm càng
nhiều nguồn thức ăn càng dồi dào sẽ làm tăng tỷ lệ sống cũng như năng suất cua càng
cao. Tỷ lệ sống tôm tăng sẽ làm tăng sản lượng và năng suất tôm dẫn đến lợi nhuận
tôm tăng theo. Khi tỷ lệ sống tôm giảm sẽ làm sản lượng tôm giảm theo do đó giá
thành tôm sẽ tăng (Bảng 8).
Tỷ lệ sống cua (%): Tỷ lệ sống cua có tương quan thuận với năng suất tôm, năng suất
cua, lợi nhuận tôm (p<0,05) và lợi nhuận cua (p<0,01). Khi tỷ lệ sống cua tăng sẽ làm
tăng năng suất tôm, cua, có thể giải thích do môi trường ổn định, không có sự cạnh
tranh giữa các loài (Bảng 8).

Giá thành tôm (1.000 đ/kg): Giá thành tôm có tương quan nghịch với lợi nhuận tôm
(p<0,01), năng suất tôm (p<0,01) và năng suất cua (p<0,05). Khi giá thành tôm tăng
sẽ làm chi phí tôm tăng dẫn đến lợi nhuận tôm giảm (Bảng 8).
Năng suất tôm (kg/ha/năm): Có tương quan thuận với năng suất cua, lợi nhuận tôm
(p<0,01). Khi năng suất tôm tăng thì năng suất cua sẽ tăng do tôm là một phần trong
nguồn thức ăn cua (Bảng 8).
Năng suất cua (kg/ha/năm): Tương quan thuận với lợi nhuận cua, lợi nhuận tôm
(p<0,01). Khi năng suất cua tăng dẫn đến thu nhập cua tăng từ đó lợi nhuận cua sẽ
tăng theo (Bảng 8).

10


Bảng 8: Ma trận tương quan Person giữa các yếu tố
Tỷ lệ
rừng/tổng
diện tích
nuôi tôm
(%)
1

Mật độ
tôm/đợt
(con/m2/đợt)

0,78**

0,16

1


0,80**

0,12

0,69**

1

0,04

-0,29*

-0,23

-0,03

1

-0,13

-0,14

-0,02

-0,27*

0,27*

1


-0,42**

0,15

-0,21

-0,28*

-0,59**

-0,08

1

0,10

-0,05

0,04

0,12

0,77**

0,29*

-0,55**

1


0,24

0,13

0,12

0,22

0,26*

0,30*

-0,29*

0,40**

1

0,13

-0,08

0,03

0,09

0,77**

0,29*


-0,62**

0,97**

0,44**

1

-0,42**

0,05

-0,43**

-0,38**

0,12

0,44**

0,04

0,17

0,55**

0,19

Diện tích

mặt nước
(ha)

Biến

Tỷ lệ rừng/ tổng
diện tich nuôi
tôm (%)
Mật độ tôm/đợt
(con/m2/đợt)
Mật độ cua
thả/đợt
(con/m2/đợt)
Tỷ lệ sống tôm
(%)
Tỷ lệ sống cua
(%)
Giá thành tôm
(1.000đ/kg)
Năng suất tôm
(kg/ha/năm)
Năng suất cua
(kg/ha/năm)
Lợi nhuận tôm
(tr.đ/ha/năm)
Lợi nhuận cua
(tr.đ/ha/năm)

0,07


Ghi chú : ** Tương quan (Pearson) có ý nghĩa thống kê (p<0,01)
* Tương quan (Pearson) có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Mật độ cua
thả/đợt
(con/m2/đợt)

Tỷ lệ sống
tôm (%)

Tỷ lệ sống
cua (%)

Giá thành
tôm
(1000đ/kg)

Năng suất tôm
(kg/ha/
năm)

Năng suất
cua
(kg/ha/năm)

Lợi nhuận
tôm
(tr.đ/ha/nam)



3.5 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Cà Mau
3.5.1 Thuận lợi
Hầu hết hộ nuôi nhận định các yếu tố như gần nguồn nước, chất lượng giống tốt và
thị trường tiêu thụ dễ dàng là những thuận lợi chủ yếu của nghề nuôi tôm hiện nay. Ở
mô hình TR-KCN thì yếu tố gần nguồn nước được người nuôi nhận định là thuận lợi
nhất, có đến 25,6% hộ nuôi TR-KCN và 20,3% hộ nuôi TR-CN, người nuôi cho biết
họ có sự ưu đãi từ thiên nhiên về vị trí của mô hình nuôi gần các con sông lớn, có
nguồn nước dồi dào, tuy nhiên thuận lợi này chỉ xếp hạng thứ ba ở mô hình TR-CN.
Ở mô hình TR-CN yếu tố chất lượng giống tốt được hộ nuôi nhận định là thuận lợi
nhất với 24,9% trong khi đó thuận lơị này cũng được xếp ở vi trí thứ hai ở mô hình
TR-KCN với 22,2% hộ nuôi. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng cũng
chiếm tỷ lệ khá cao ở hai mô hình, yếu tố này được xếp hạng thứ hai ở mô hình TRCN với 21,5% và hạng thứ ba ở mô hình TR-KCN với 18,9%, hộ nuôi nhận định
rằng tôm sú là sản phẩm dễ tiêu thụ, do tôm có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao
nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn và được thu mua với giá cao. Ngoài ra, một số
thuận lợi khác được đề cập đến nhưng được cho là ít thuận lợi hơn như nguồn vốn tự
có, lao động có sẵn tại địa phương, có kỹ thuật nuôi, chất lượng nước tốt, ít dịch
bệnh.
Bảng 9: Thuận lợi của hai mô hình nuôi
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thuận lợi
Gần nguồn nước

Chất lượng giống tốt
Dễ tiêu thụ
Vốn tự có
Lao động có sẵn
Có kỹ thuật
Chất lượng nước tốt
Ít dịch bệnh
Tổng

TR-KCN (n=30)
%
Xếp hạng
25.6
1
22.2
2
18.9
3
10.0
4
8.9
5
7.8
6
6.7
7
100

TR-CN (n=30)
%

Xếp hạng
20.3
3
24.9
1
21.5
2
5.7
7
7.9
4
7.9
4
5.1
8
6.8
6
100

3.5.2 Khó khăn
Những khó khăn chủ yếu mà hộ nuôi gặp phải là khó kiểm tra và phòng trị bệnh tôm,
khó quản lý chất lượng nước cũng như xác định chất lượng con giống. Ngoài ra, tình
trạng thiếu vốn sản xuất, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, thiếu lao động, ép giá vẫn còn
tiếp diễn. Khó khăn lớn nhất mà người nuôi gặp phải là tình trạng dịch bệnh ngày
càng tăng và không biết cách phòng trị bệnh (26,7% đối với mô hình TR-KCN và
27,7% đối với mô hình TR-CN). Nước thải chưa qua xử lý được đưa trực tiếp ra môi
trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hai mô
hình là một khó khăn lớn đối với nghề nuôi tôm hiện nay, đây cũng là khó khăn lớn
nhất của những hộ TR-KCN với tỷ lệ 26,7% và ở mô hình TR-CN là 20% được xếp
hạng thứ 3, có thể nói những hộ nuôi TR-CN ít gặp khó khăn trong việc quản lý chất

lượng nước hơn mô hình TR-KCN do họ được tập huấn về kỹ thuật nuôi. Tuy nhiên,
việc xác định chất lượng con giống thì những hộ nuôi TR-CN gặp khó khăn nhiều
hơn mô hình TR-KCN với tỷ lệ lần lượt là 21,1 và 14,4%. Tuy nhận định nguồn gốc
tôm giống có chất lượng nhưng phần lớn người dân thiếu điều kiện cũng như không
biết cách xác định chất lượng con giống đặt biệt là ở mô hình TR-CN.

11


Bảng 10: Khó khăn của hai mô hình nuôi
STT

Khó khăn

TR-KCN (n=30)

TR-CN (n=30)

%
26,7

Xếp hạng
1

%
27,7

Xếp hạng
1


1

Khó kiểm tra và phòng trị bệnh

2

Khó quản lý chất lượng nước

26,7

1

20

3

3

Khó xác định chất lượng con giống

14,4

3

21,1

2

4


Kỹ thuật nuôi còn hạn chế

8,9

4

15,6

4

5

Thiếu lao động

8,9

4

6,7

5

6

Thiếu vốn

7,8

6


6,7

5

7

Ép giá

6,7

7

2,2

6

Tổng

100

100

3.5.3 Xu hướng của nghề nuôi tôm sú hiện nay
Theo khảo sát ở mô hình TR-CN có 73% nông hộ biết các thông tin về các loại qui
định để được chứng nhận. Ở mô hình TR-KCN chỉ có 10% nông hộ biết về thông tin
này do người dân có ít điều kiện để tiếp cận và hầu hết là đã quen với mô hình canh
tác hiện tại. Tuy nhiên khi tìm hiểu mô hình sinh thái thì số hộ muốn được tham gia
chiếm 30% đối với mô hình TR-KCN. Ở mô hình TR-CN có 100% nông hộ muốn
tiếp tục nuôi sinh thái, hầu hết nông hộ cho rằng mô hình nuôi sinh thái giúp giảm
thiểu rủi ro về dịch bệnh do nguồn giống có chất lượng hơn, có nhiều thị trường tiêu

thụ và giá bán cao hơn. Mô hình TR-CN còn mang lại lợi ích là mật độ rừng bao phủ
môi trường sinh thái và tạo được sản phẩm sinh thái an toàn thực phẩm nâng cao chất
lượng tôm nuôi.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Năng suất thủy sản chung trung bình ở mô hình TR-KCN là 406,9 kg/ha/năm thấp
hơn so với mô hình TR-CN 463,5 kg/ha/năm (p>0,05). Năng suất tôm sú bình quân ở
mô hình TR-KCN là 192,2 kg/ha/năm thấp hơn so với mô hình TR-CN là 218,0
kg/ha/năm (p>0,05).
Lợi nhuận trung bình của mô hình TR-CN là 69,1 triệu đồng/ha/năm cao hơn so với
mô hình TR-KCN là 56,2 triệu đồng/ha/năm (p>0,05). Tỷ suất lợi nhuận trung bình
của mô hình TR-KCN là 2,68 lần và mô hình TR-CN là 2,90 lần. Dựa trên năng suất
và lợi nhuận thì mô hình TR-CN được xem là mô hình có hiệu quả, tiềm năng phát
triển ổn định và thân thiện với môi trường.
Tỷ lệ rừng có tương quan nghịch với tỷ lệ sống tôm (p<0,05). Tỷ lệ sống tôm và cua
có tương quan thuận với năng suất tôm của hai mô hình (p<0,05). Tỷ lệ sống tôm và
cua, năng suất tôm và cua tương quan thuận với lợi nhuận tôm nuôi (p<0,05). Giá
thành tôm tương quan nghịch với năng suất tôm và lợi nhuận của hai mô hình
(p<0,05).
Thuận lợi của mô hình nuôi là gần nguồn nước, chất lượng nước tốt và dễ tiêu thụ.
Bên cạnh những thuận lợi thì nông hộ cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn chủ
yếu mà hộ nuôi gặp phải là khó kiểm tra và phòng trị bệnh tôm, khó quản lý chất
lượng nước cũng như xác định chất lượng con giống.

12


4.2 Đề xuất
Cần nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân và cách phòng trị một số loại bệnh trên tôm
nuôi, tăng cường tập huấn kỹ thuật, giao lưu học hỏi và trao đổi thông tin cũng như

kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, đồng thời nghiên cứu các đối tượng nuôi mới nhằm
đa dạng hóa đối tượng nuôi góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc
sống.
Nhà nước cần chú trọng quản lý và nâng cao chất lượng con giống, hướng dẫn hộ
nuôi thả giống với mật độ thích hợp, góp phần tăng năng suất và lợi nhuận cho mô
hình nuôi.
Cần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nước, thực hiện cải tạo
đồng loạt hạn chế ô nhiễm môi trường góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân sinh hoạt, yên tâm phát triển sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê tỉnh Cà Mau, 2014. Tình hình Kinh tế - xã hội năm 2013.
2. Lâm Thái Xuyên, 2011. Đánh giá thực trạng ứng dụng các tiêu chuẩn nuôi tôm sú
(Penaeus monodon) bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao
học nghành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. 167 trang.
3. Nguyễn Trung Chánh, 2008. Phân tích nghành hàng tôm sú (Penaeus monodon)
sinh thái ở tỉnh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên nghành nuôi trồng thủy
sản. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. 94 trang.
4. Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất nônglâm-ngư nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau năm 2013 & phương hướng
nhiệm vụ năm 2014.
5. Tạp chí Thủy Sản Việt Nam, 2012. Nuôi tôm hay rừng ngập mặn. www.
thuysanvietnam.com.vn, truy cập ngày 20/08/2014.
6. Tổng cục Thống kê, 2013. Niên Giám thống kê (tóm tắt) năm 2013. Nhà xuất bản
Thống kê. 230 trang.

13



×