Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

nghiên cứu thành phần loài và mức độ phong phú của các loài cá bống họ eleotridae trên tuyến sông tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.28 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN MẠC NGHĨA

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỨC ĐỘ
PHONG PHÚ CỦA CÁC LOÀI CÁ BỐNG HỌ
ELEOTRIDAE TRÊN TUYẾN SÔNG TIỀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÍ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

2014


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA
CÁC LOÀI CÁ BỐNG HỌ ELEOTRIDAE TRÊN TUYẾN SÔNG TIỀN
Bậc đào tạo: Đại học
Chuyên ngành: Quản lý nguồn lợi thủy sản
Năm: 2014
Số trang: 12 trang
SVTH : Nguyễn Mạc Nghĩa - MSSV: 4115135
Email: -0907547321
GVHD: Ths. Võ Thành Toàn - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ
Email: - 0918543361


ABSTRACT
A study on the species composition and abundance of the Eleotridae family in Tien river
was conducted from September to November 2014. Fish samples were collected from trawl and
also from the local markets provinces from three sampling sites in each province. Catch per unit
effort (CPUE) was determined by the trawl net every one month. Results showed that two species
of Eleotridae were identified as Butis butis and Eleotris melanosoma. CPUEn were significantly
different among sampling times and locations, and ranged from 0 to 755 ind.ha-1. The high
variation of CPUEw was observed in September and November (0-2309,5 g.ha-1). The results also
indicated that pH (5.8-6.9) and water temperature (28.2-33.2oC) were slightly variation in
studied areas, velocity of water oscillated from 0 to 0.015 m/s, the depth of water changed from
3.5 to 16 meters, the salinity by 0‰ in studied areas should only appeared Eleotris melanosoma.
TÓM TẮT
Nghiên cứu thành phần loài và mức độ phong phú của các loài cá bống họ Eleotridae
được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014 dọc theo tuyến Sông Tiền. Mẫu được thu bằng
lưới kéo và thu ở các chợ địa phương, mỗi khu vực thu 3 điểm. CPUE được xác định bằng lưới
kéo,với chu kỳ thu mẫu 1 tháng/lần. Kết quả có 2 loài cá xuất hiện gồm: Cá bống trân (Butis
butis) và Cá bống trứng (Eleotris Melanosoma). CPUEn của cá biến động lớn giữa các tháng và
các điểm (0-755 cá thể.ha-1), CPUEw của cá có biến động lớn ở các đợt thu mẫu (0-2309,5 g.ha-1)
Kết quả cho thấy pH dao động từ 5,8-6,9, nhiệt độ nước ít biến động (28,2-33,2oC), vận tốc nước
từ 0 đến 0,015 m/s, độ sâu của nước thấp nhất là 3,5 m và cao nhất là 16 m và độ mặn bằng 0‰
trong suốt đợt khảo sát nên chỉ phát hiện có cá bống trứng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Họ Eleotridae là họ cá bống có thành phần loài lớn với 31 giống 177 loài
(www.fishbase.org. Truy cập ngày 25/02/2014). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) họ
Eleotridae có 7 loài gồm: cá bống trứng (Eleotris melanosoma), cá bống trân (Butis butis), cá
bống tượng (Oxyeleotris marmorata), cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus), cá bống đen
(Bostrichus scalaris), cá bống răng cưa (Butis koilomatodon), cá bống trân (Butis humeralis)
(Tran Dac Dinh et al., 2011). Sông Mê Kông là sông dài thứ 12 trên thế giới và lớn thứ 10 về
tổng lượng dòng chảy (hàng năm đạt khoảng 475 tỷ m3, lưu lượng trung bình khoảng

15.000m3/s). Hạ lưu vực sông Mê Kông là một trong những vựa cá nước ngọt lớn nhất trên thế
1


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

giới với khoảng 850 loài cá và sản lượng khoảng 4 triệu tấn mỗi năm. Vựa cá này là nguồn cung
cấp protein động vật phong phú cho cư dân khu vực và sinh kế cho hàng triệu cư dân trong vùng
(www.VNMK.gov.vn. Lưu vực sông Mê Kông, Truy cập ngày 25/02/2014). Sông Mê Kông khi
chảy xuống hạ lưu Cambodia vào Việt Nam chia thành 2 nhánh chính là Sông Tiền và Sông Hậu,
từ đó chia ra nhiều nhánh nhỏ đổ ra Biển Đông.
Cá bống là nhóm cá có thành phần loài lớn nhất với 220 giống và 1.500 loài (Hoese,
2000), 600 loài phân bố ở vùng biển nông nhiệt đới và ôn đới. Ở ĐBSCL họ Eleotridae có 7 loài
gồm: cá bống trứng (Eleotris melanosoma), bống trân (Butis butis), bống tượng (Oxyeleotris
marmorata), bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus), bống đen (Bostrichus scalaris), bống răng
cưa (Butis koilomatodon) và bống cấu (Butis humeralis) (Tran Dac Dinh et al., 2011). Trong các
loài cá khai thác được, họ cá bống Eleotridae cũng đóng vai trò quan trọng; chúng có vòng đời
và phân bố phụ thuộc vào hệ sinh thái của sông Mêkong (Poulsen et al., 2003). Có rất nhiều loài
cá bống đến đây đẻ trứng và hoàn thành vòng đời của mình (Balaber et al., 2000), trước đây chỉ
có 4 loài đã được Mai Đình Yên (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) và
Nguyễn Nhật Thi (2000) mô tả về hình thái. Gần đây, Trần Đắc Định và ctv. (2013) cho thấy có 7
loài cá bống thuộc họ Eleotridae phân bố ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có kết
quả nghiên cứu nào về sự phân bố của chúng dọc trên tuyến sông Tiền. Vì vậy, nghiên cứu sự đa
dạng thành phần loài và mức độ phong phú của các loài cá bống họ Eleotridae phân bố trên sông
Tiền đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần loài cá và mức độ phong phú của họ bống
Eleotridae phân bố trên tuyến sông Tiền, góp phần làm đa dạng và là cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu và giảng dạy đối với các nhóm loài cá bống nói chung và cá bống họ Eleotridae nói
riêng.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Có 3 nội dung nghiên cứu gồm:
1) Xác định thành phần các loài cá và mức độ phong phú tương đối của họ cá bống Eleotridae
phân bố trên tuyến sông Tiền.
2) Xác định biến động một số yếu tố sinh thái có liên quan đến phân bố của cá bống (nhiệt độ,
độ mặn, pH, độ sâu, dòng chảy,…).
3) Xác định tương quan giữa chiều dài và khối lượng của một số loài cá bống kinh tế thuộc họ
Eleotridae.
2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Mẫu cá bống được thu từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014, chu kỳ thu mẫu 1 tháng/lần ở
tuyến sông Tiền, tập trung vào con nước triều cường của các tháng, mỗi tỉnh thu 3 điểm (Hình
2.1). Vị Trí điểm thu được xác định bằng GPS (Global Position System), gồm ba khu vực sau:
+ Đồng Tháp: Điểm 1(N:10o19.475' ; E:105o41.597'), Điểm 2(N:10o19.550'; E:105o42.183'),
Điểm 3 (N:10o19.394' ; E:105o41.527').
+ Vĩnh Long: Điểm 4 (N:10o12.517' ; E: 106o7.579'), Điểm 5 (N: 10o12.034' ; E: 106o8.585'),
Điểm 6 (N:10o12.437' ;E: 106o8.032').
+ Trà Vinh: Điểm 7 (N:10o03.114' ; E:106o17.556'), Điểm 8 (N: 10o03.196' ;E: 106o17.425'),
Điểm 9(N: 10o02.538' ;E: 106o16.571').

2


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản


Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Địa điểm thu mẫu

Hình 1: Sơ đồ địa điểm thu mẫu trên tuyến Sông Tiền

2.2 Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích số liệu
2.2.1 Thành phần loài: Thành phần loài cá
được thu mẫu bằng lưới kéo (ghe cào) và thu ở
các chợ địa phương tại Bến Tre thuộc tuyến
Sông Tiền. Mẫu sau khi thu được bảo quản lạnh
và đưa về phòng thí nghiệm nguồn lợi thủy sản,
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ phân
tích. Ngư cụ thu mẫu để xác định mức độ phong
phú cá bống là lưới cào khung với chiều rộng
khung lưới là 0,5 m và chiều cao khung lưới là
4,5 m. (Hình 2.2)

Hình 2: Ghe lưới cào dung trong thu mẫu

Thu ngẫu nhiên các cá thể để xác định các chỉ tiêu hình thái bên ngoài gồm: tia vi đuôi
(C); tia vi lưng (D); tia vi ngực (P); tia vi bụng (V); tia vi hậu môn (A) và xác định các tỉ lệ: Dài
chuẩn/Dài đầu; Dài chuẩn/Cao thân; Dài đầu/Đường kính mắt; Dài đầu/Dài mõm; Dài
đầu/Khoảng cách 2 mắt; Dài cuống đuôi/Cao cuống đuôi; Cao thân/Cao cuống đuôi(hình 3). Từ
đó, việc định danh loài này được dựa theo các công trình đã được công bố như: Mai Đình Yên và
ctv (1992); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) và Trần Đắc Định và ctv. (2013).

3



Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Hình 3: Các chỉ tiêu đo hình thái (Nguồn:Fish of the Cambodian Mekong,1996)
2.2.2 Mức độ phong phú tƣơng đối (CPUE) và một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc
CPUE được đánh giá qua ba khu vực khảo sát dọc theo tuyến Sông Tiền (Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Trà Vinh). Mỗi khu vực thu 3 điểm vào tháng 9 và tháng 11 năm 2014. Xác định
mức độ phong phú của cá dựa theo công thức: CPUE=W/v*a (g.ha-1 và cá thể.ha-1); Trong đó:
CPUE là sản lượng trên một đơn vị khai thác, W (g) là sản lượng của một mẻ khai thác bằng lưới
kéo, v là hệ số xác suất khai thác được và dựa theo kết quả nghiên cứu của King (1995) (v = 0,5),
a là diện tích quét của lưới kéo (m2) và được xác định theo công thức: a = W*TV*D (FAO, 1992)
(W: chiều rộng của lưới, TV: tốc độ dắt lưới và D là thời gian dắt lưới của mỗi mẻ lưới kéo)(trích
dẫn bởi Võ Thành Toàn và Hà Phước Hùng, 2013). Ba chỉ tiêu môi trường nước như: pH, nhiệt
độ và độ mặn được xác định bằng pH kế, nhiệt kế, khúc xạ kế tại các điểm thu mẫu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần loài cá bống họ Eleotridae và một số chỉ tiêu hình thái
Kết quả nghiên xác định được 2 loài cá bống họ Eleotridae gồm: cá bống trứng (Eleotris
melanosoma), Cá bống trân (B. butis) xuất hiện chỉ ở khu vực hạ nguồn của Sông Tiền (Bến Tre)
và ở đây cũng không xác định có cá bống trứng (Bảng 1). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp
với nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv (2013).
Bảng 1: Danh sách các loài cá bống đen xuất hiện trên tuyến Sông Tiền thu bằng lưới kéo
St
t
1
2
3


Tên khoa học
Butis butis (Hamilton, 1822)
Eleotris melanosoma (Bleeker,
1853)
Oxyeleotris urophthalmus
(Bleeker, 1885)

Tên địa
phƣơng
Cá bống trân

Đồng
Tháp
-

Vĩnh
Long
-

Trà
Vinh
-

Bến
Tre
+

Cá bống trứng


+

-

-

-

Cá bống dừa

-

-

+

-

Ghi chú: (-) không xuất hiện, (+) xuất hiện

+ Loài Butis butis (Hamilton, 1822)
Số mẫu phân tích: 30; Kích thước mẫu: 5,8-10,6 cm
Đặc điểm hình thái: Đầu dẹp, mõm nhọn và dài, hướng lên. Miệng trên rộng, hàm dưới
dài hơn hàm trên và dài ra trước, răng hàm bên ngoài lớn hơn những răng bên trong. Phần trước
thân tròn, phần sau dẹp bên, cuống đuôi thon. Lưng hơi lõm xuống ở trán. Có 1 cặp xương ở giữa
khoảng giữa hai ổ mắt. Toàn thân và đầu phủ vảy lược, vảy phần sau to hơn phần trước. Có vảy
4


Trường Đại học Cần Thơ

Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

trên má và giữa hai mắt. Hai vây lưng và hai vây bụng tách rời nhau. Vây đuôi tròn có màu vàng
đen. Lưng có nhiều đốm vàng. Bụng có nhiều đốm màu da cam. Vây lưng màu vàng xám có đốm
đen. Vây bụng có màu vàng cam. Gốc vây hậu môn vàng.

Hình 4: Cá bống trân (Butis butis (Hamilton, 1822))
Bảng 2: Số lượng các tia vây của cá bống trân
Chỉ tiêu
C
P
A
V
D1
D2

Mai Đình Yên
(1992)
19-20
I,8
I,5
VI
I,8

Trương Thủ Khoa & Trần
Thị Thu Hương (1993)
19-20

I,9(8-9)
I,5
VI
I,9(8-9)

Võ Thành Toàn & Hà
Phước Hùng (2013)
19
18-19
I,9
I,5
VI
I,9

Nghiên cứu
này
19
18-19
I,9
I,5
VI
I,9

(C) vây đuôi, (V) vây bụng, (P) vây ngực, (A) vây hậu môn, (D1) vây lưng thứ nhất và (D2) vây lưng thứ hai

Bảng 3: Tỉ lệ mô tả giá trị đo đạc của cá bống trân
Stt
1
2
3

4
5
6
7

Chỉ tiêu
Dài chuẩn/Dài đầu
Dài chuẩn/Cao thân
Dài đầu/Đường kính mắt
Dài đầu/Dài mõm
Dài đầu/Khoảng cách 2 mắt
Dài cuống đuôi/Cao cuống đuôi
Cao thân/Cao cuống đuôi

Trương Thủ Khoa & Trần
Thị Thu Hương (1993)
2,83(2,65-2,95)
4,5(3,96-5,36)
6,36(5,42-7,54)
2,81(2,53-3,06)
2,65(2,0-3,31)
2,19(1,92-2,34)
1,97(1,76-2,33)

Võ Thành Toàn & Hà
Phước Hùng (2013)
2,9(2,7-3,1)
4,3(3,8-4,9)
3,1(2,4-5,0)
4,1(2,6-5,5)

2,5(3,0-3,2)
2,4(2,0-3,8)

Nghiên cứu
này
3,0(2,6-4,3)
5,2(4,1-6,7)
5,8(3,2-7,9)
2,8(1,8-3,8)
3,2(1,8-4,6)
2,4(1,8-3,5)
2,1(1,5-2,7)

+ Loài Eleotris melanosoma (Bleeker, 1853)
Số mẫu phân tích: 60; Kích thƣớc mẫu: 4,6-9,6 cm
Đặc điểm hình thái: Cá có đầu ngắn, to, tròn. Mõm ngắn, hướng
lên, hàm dưới dài hơn hàm trên và hướng ra trước. Răng nhọn,
mịn. Mắt nhỏ, tròn. Thân tròn, phần sau thân dẹp bên, cuống
đuôi thon dài. Hai vây lưng tách rời nhau. Cơ gốc vây ngực phát
triển, hai vây bụng không dính liền nhau. Đầu và thân cá có màu
nâu đen, lưng thường nhạt hơn. Có 1 gai cong ngược ở trước
xương nắp mang (thường ẩn dưới da). Có 6 hàng nốt cảm giác
dưới mắt. Hai hàng nốt cảm giác gặp nhau ở cuối xương nắp
Hình 5: Cá bống trứng (Eleotris
mang.
Melanosoma (Bleeker, 1853))
5


Trường Đại học Cần Thơ

Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Bảng 4: Số lượng các tia vây của cá bống trứng
Chỉ
tiêu
C
P
A
V
D1
D2

Mai Đình Yên
(1992)
18
I,8
I,5
VI
I,8

Trương Thủ Khoa & Trần
Thị Thu Hương (1993)
17-18
I,5
VI
I,9


Võ Thành Toàn & Hà Phước
Hùng (2013)
16-17
17-18
I,9
I,5
VI
I,9

Nghiên cứu
này
16-17
17-18
I,9
I,5
VI
I,8-9

(C) vây đuôi, (V) vây bụng, (P) vây ngực, (A) vây hậu môn, (D1) vây lưng thứ nhất và (D2) vây lưng thứ hai

Bảng 5: Tỉ lệ mô tả giá trị đo đạc của cá bống trứng

Stt
1
2
3
4
5
6
7


Chỉ tiêu
Dài chuẩn/Dài đầu
Dài chuẩn/Cao thân
Dài đầu/Đường kính mắt
Dài đầu/Dài mõm
Dài đầu/Khoảng cách 2 mắt
Dài cuống đuôi/Cao cuống đuôi
Cao thân/Cao cuống đuôi

Trương Thủ Khoa &
Trần Thị Thu Hương
(1993)
3,2 (2,9-3,3)
4,29 (3,9-4,7)
3,5 (3,0-4,6)
1,7 (1,6-1,9)
1,7 (1,6-1,9)

Võ Thành Toàn &
Hà Phước Hùng
(2013)
3,3(2,4-3,9)
4,8 (3,0-5,9)
3,6 (2,6-4,8)
3,2 (2,6-4,8)
2,0 (1,0-2,9)
1,7 (1,0-3,5)

Nghiên cứu này

3,2 (2,4-5,4)
4,8 (2,8-6,2)
7,4 (1,2-10,5)
3,3 (1,9-4,4)
2,6 (1,5-3,8)
2,4 (1,8-3,0)
1,8 (1,4-2,9)

+ Loài Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1885)
Số mẫu phân tích: 30; Kích thƣớc mẫu: 6,3-11,5 cm
Đặc điểm hình thái: Thân hình trụ tròn, phía sau dẹp bên.
Mõm tù ngắn, hướng lên. Miệng rộng và xiên. Hàm dưới
nhô ra. Mắt tròn nhỏ, khoảng cách hai mắt rộng, gần bằng
chiều dài mõm. Không có râu. Cuống đuôi thon dài. Vẩy
cá rất nhỏ, phủ khắp thân và đầu. Đầu và phần trước thân
phủ vẩy tròn, phần sau phủ vẩy lược. Hai vây bụng tách
rời nhau. Vây đuôi tròn. Các vây màu vàng hoặc xám đen.
Phần dưới bụng có màu ửng vàng và có nhiều đốm đen
vàng. Toàn thân có màu đen bóng, cạnh trên của gốc vây
đuôi có một đốm đen viền trắng hoặc vàng. Cá thể chưa
Hình 6: Cá bống dừa (Oxyeleotris
trưởng thành có các sọc vàng quanh thân.
urophthalmus (Bleeker, 1885))
Bảng 6: Số lượng các tia vây của cá bống dừa
Chỉ
Mai Đình Yên
Trương Thủ Khoa & Trần Thị
tiêu
(1992)
Thu Hương (1993)

C
P
16-17
16-17
A
I,8
I,9(9-10)
V
I,5
I,5
D1
VI
VI
D2
I,9
I,10(10-11)

Võ Thành Toàn & Hà
Phước Hùng (2013)
16-17
16-17
I,9
I,5
VI
I,10(9-10)

Nghiên cứu
này
17
16-17

I,9
I,5
VI
I,9

(C) vây đuôi, (V) vây bụng, (P) vây ngực, (A) vây hậu môn, (D1) vây lưng thứ nhất và (D2) vây lưng thứ hai

6


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Bảng 7: Tỉ lệ mô tả giá trị đo đạc của cá bống dừa

Stt
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu
Dài chuẩn/Dài đầu
Dài chuẩn/Cao thân

Dài đầu/Đường kính mắt
Dài đầu/Dài mõm
Dài đầu/Khoảng cách 2 mắt
Dài cuống đuôi/Cao cuống đuôi
Cao thân/Cao cuống đuôi

Trương Thủ Khoa &
Trần Thị Thu Hương
(1993)
3,29(3,03-3,48)
5,12(4,64-5,4)
7,34(6,17-9,26)
3,39 (3,13-3,57)
1,47(1,28-1,53)
1,62(1,57-1,72)

Võ Thành Toàn &
Hà Phước Hùng
(2013)
3,5(2,4-5,5)
5,4(2,9-7,8)
3,7 (1,8-4,8)
3,3 (1,8-6,0)
2,0(1,2-3,6)
1,5(1,0-3,5)

Nghiên cứu
này
3,6(2,5-5,02)
5,8(4,9-8,1)

6,3(3,6-10,2)
3.0(2,5-4.9)
3,2 (1,9-4,8)
2,4(1,9-3,5)
1,7(1,4-2,1)

3.2 Biến động các yếu tố môi trƣờng và sản lƣợng (CPUE)
Năm yếu tố môi trường nước được xác định ở 3 địa điểm nghiên cứu dọc theo tuyến
Sông Tiền qua 3 lần thu mẫu, kết hợp với thu mẫu nguồn lợi cá bống cho thấy có sự biến động
của bốn yếu tố là pH dao động từ 5,9-8,1, nhiệt độ dao động từ 30-34,4oC, vận tốc nước từ 00,015 m/s, độ sâu của nước từ 3,5-16 m còn độ mặn hầu như không có sự biến động và bằng 0‰
(Hình 3.4, Hình 3.5, Hình 3.6 và Hình 3.7). Trong đó, độ mặn của nước bằng 0‰ trong suốt thời
gian khảo sát và kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Võ Thành Toàn (2013), khi
độ mặn bằng 0 thì chỉ xuất hiện cá bống trứng.
Bảng 8: Biến động pH nước ở tuyến sông Tiền
Tỉnh
Đồng Tháp

9/2014
5,9

10/2014
6,3

11/2014
6,4

Vĩnh Long

-


6,5

6,8

Trà Vinh

-

6,5

6,7

Bảng 9: Biến động nhiệt độ nước ở tuyến sông Tiền
Tỉnh
Đồng Tháp

9/2014
28,5

10/2014
31,5

11/2014
31,2

Vĩnh Long

-

29,9


31,9

Trà Vinh

-

29,4

30,7

7


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Bảng 10: Biến động vận tốc nước ở tuyến sông Tiền
Tỉnh
Đồng Tháp

9/2014
0,01

10/2014
0


11/2014
0,01

Vĩnh Long

-

0,01

0,02

Trà Vinh

-

0,09

0,01

Bảng 11: Biến động độ sâu nước ở tuyến sông Tiền
Tỉnh
Đồng Tháp

9/2014
-

10/2014
6,7

11/2014

-

Vĩnh Long

-

7,97

14

Trà Vinh

-

9,1

9,5

800
700
600
500
400
300
200
100
0

Tháng 9


Tháng 10

2500,0

Tháng 11

CPUEw (g/ha/điểm)

CPUE (c t/ha)

Kết quả khảo sát bằng lưới kéo cho thấy chỉ có loài cá bống trứng xuất hiện và xuất hiện ở
các điểm 1, 2 và 3, các điểm còn lại cũng có xuất hiện nhưng không đáng kể. Kết quả cũng cho
thấy CPUEn của loài cá này có sự biến động lớn, cao nhất là 755 cá thể.ha-1 và thấp nhất là 0 cá
thể.ha-1 (Hình 3.8).Và kết quả cũng cho thấy số lượng cá thể.ha-1 chiếm số lượng nhiều nhất ở các
điểm thu 1, 2, 3 có sự sai khác này là do thời gian khai thác có sự khác nhau giữa các địa điểm và
được thu vào nhánh sông nhỏ, số lượng cá thể ít ở các điểm thu 4, 5, 6, 7, 8, 9 là do quá trình khai
thác trên sông lớn không thể thu cả nhánh sông và thu ngẫu nhiên. Trong khi đó, CPUEw của cá
bống trứng có sự biến động giữa các đợt thu mẫu, biến động lớn nhất là đợt thu tháng 9, 10, cao
nhất là điểm 2 (2309,5 g.ha-1) (Hình 3.8).
Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

2000,0
1500,0
1000,0
500,0
0,0


1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Điểm

2

3

4

5


6

7

8

9

Điểm

Hình 7: CPUEn,w trung bình của cá bống trứng ở các điểm thu qua 3 tháng khảo sát

8


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản
800

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Đồng Tháp

Vĩnh Long

Trà Vinh

2500,0

CPUEw (g/ha/điểm)

700

CPUE (c t/ha)

600
500
400
300
200

Đồng Tháp

Vĩnh Long

Trà Vinh

2000,0
1500,0
1000,0
500,0

100

0,0

0
9/2014


10/2014

9/2014

11/2014

10/2014

11/2014

Hình 8: CPUEn,w trung bình của cá bống trứng ở ba khu vực thu qua 3 tháng khảo sát
3.3 Tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng của các loài cá bống họ Eleotride
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) có một nguyên lý chung đó là sự tăng
trưởng của cá và các sinh vật khác có ảnh hưởng đến chiều dài của chúng. Quá trình này diễn ra
liên tục và đặc trưng cho từng loài, thể hiện qua phương trình tương quan giữa chiều dài và khối
lượng thân cá, tuy nhiên sự tăng trưởng của cá còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (môi
trường sống, thức ăn,…).
Bảng 3.8 cho thấy mối tương quan của 2 loài cá bống đen (Eleotridae) ở dọc tuyến sông
Tiền. Phương trình tương quan chiều dài tổng cộng và khối lượng toàn thân của 2 loài cá bống
đen phân bố ở dọc tuyến sông Tiền khá chặt chẽ với hệ số R2 dao động từ 0,920-0,951.
Bảng 12: Phương trình tương quan chiều dài-khối lượng của 3 loài cá bống đen
Stt
1
2
3

Tên khoa học

Tên địa phương


Butis butis( Hamilton, 1822)

Cá bống trân

Eleotris melanosoma (Bleeker, 1853)
Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1885)

Cá bống trứng
Cá bống dừa

Phương trình

R2

W=0,0076L3,1080

0,9337

30

3,0295

0,9510
0.9646

739
33

W=0,0115L
W=0,0112L3,0415


Cỡ mẫu

3.3.1 Tƣơng quan chiều dài và khối lƣợng của cá bống trân (Butis butis (Hamilton, 1822))
Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá bống trân được xác định dựa vào số
liệu của 30 mẫu thu được. Trong đó, chiều dài tổng cộng dao động từ 5,8-10,6 cm và trọng lượng
toàn thân từ 1,7-10,49 g là phương trình hồi quy W=0,0076*L3,1080 với R2=0,9337 (Hình 3.10),
cho thấy sự tương quan này là tương tự nhau và rất chặt chẽ (R2>0,9).

9


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Khối lượng toàn thân (TW, g)

14
12

W = 0.0076*L3,1080
R² = 0,9337
n=30

10
8
6

4

2
0
0

2

4

6

8

10

12

Chiều dài tổng cộng (TL, cm

Hình 9: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống trân (Butis butis)

Khối lượng toàn thân (TW, g)

3.3.2 Tƣơng quan chiều dài - khối lƣợng cá bống trứng (Eleotris melanosoma Bleeker, 1853)
Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá bống trứng được xác định dựa vào
số liệu của 739 mẫu thu được. Trong đó, chiều dài tổng cộng dao động từ 3,4-11,2 cm và trọng
lượng toàn thân từ 0,45-14,8 g là phương trình hồi quy W=0,0115*L3,0295 với R2=0,951 (Hình
3.11). Kết quả cũng cho thấy số lượng cá thể có chiều dài <4 cm và khối lượng toàn thân <10 g
chiếm đa số và phù hợp với nhận định của Mai Đình Yên và ctv. (1979) là loài này có đặc điểm

tăng trưởng nhanh về khối lượng ở giai đoạn sau.
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

W=0,0115*L3,0295
R² = 0,9510
n=739

0

2

4

6

8

10

12


Chiều dài tổng cộng (TL, cm

Hình 10: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống trứng
3.3.3 Tƣơng quan chiều dài-khối lƣợng cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1885))
Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá bống dừa được xác định dựa vào số
liệu của 33 mẫu thu được. Trong đó, chiều dài tổng dao động từ 4,3-8,4 cm và trọng lượng toàn
thân từ 1,07-7,03 g là phương trình hồi quy W=0,0112*L3,0415 với R2=0,9646 (Hình 3.12), so với
nghiên cứu trước đây của Võ Thành Toàn (2013) đã xác định được phương trình hồi quy giữa
10


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

Khối lượng toàn thân (TW, g)

chiều dài toàn thân và khối lượng toàn thân là W=0,0198L3,0348 với R2=0,9536 thì trong nghiên
cứu này cũng tương tự và sự tương quan này đạt ở mức độ rất chặt chẽ (R2>0,9).
8
7
6
5
4
3
2
1

0

W = 0,0112*L3,0415
R² = 0,9646
n=33

0

2

4

6

8

10

Chiều dài tổng cộng (TL, cm

Hình 11: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống dừa
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Có 2 loài cá bống xuất hiện trên Sông Tiền gồm cá bống trứng (Eleotris melanosoma), và
bống trân (Butis butis). Khi khảo sát bằng lưới kéo, cá bống trứng xuất hiện ở cả 3 khu vực được
khảo sát: Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh, nhưng ở Vĩnh Long và Trà Vinh xuất hiện không
đáng kể CPUEn của cá bống trứng có sự biến động lớn và dao động từ 0-755 cá thể.ha-1; CPUEw
của cá bống trứng có sự biến động lớn giữa các đợt thu , cao nhất ở Đồng Tháp (2.309,5 g.ha-1)
và thấp nhất là ở Vĩnh Long và Trà Vinh (0 g.ha-1). Kết quả cũng cho thấy pH và nhiệt độ nước
ít biến động (pH=5,8-6,9, nhiệt độ: 28,2-33,2oC).

4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá sự biến động thành phần loài cá bống này ở các tháng còn
lại trong năm và ở các khu vực lân cận để có thông tin thêm về thành phần loài và biến động của
chúng trong và ngoài khu vực nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Đình Yên, 1992. Định loại cac loài cá nước ngọt Nam bộ. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ
Thuật. Hà Nội. 350 trang.
2. Nguyễn Nhật Thi, 2000. Động vật chí Việt Nam. 2. Cá biển. Phân bộ cá Bống-Gobioidei.
Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.
3. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo trình phương pháp nghiên cứu sinh học cá.
Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 80 trang.
4. Santos, D.santos, 2012. Information by family
Eleotridae. Truy cập ngày 11/11/2014.
11


Trường Đại học Cần Thơ
Thoa Thủy sản

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Võ Thành Toàn

5. Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi,
Mai Văn Hiếu và Utsugi Kenzo, 2013. Mô tả định loại cá Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt
Nam. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 174 trang.
6. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 361 trang.
7. Võ Thành Toàn (2013). Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài
cá bống họ Eleotridae trên sông hậu. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp

trường. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 31 trang.
8. Võ Thành Toàn và Hà Phước Hùng, 2013. Thành phần loài và mức độ phong phú của các loài
cá bống thuộc họ Eleotridae trên sông hậu. Tập chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số
28b: 168-176.

12



×