Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

nghiên cứu mức sẵn lòng trả của hộ gia đình sống ven kênh cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện vĩnh thạnh, cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ TRẦN NHẬT HẠ

NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ
CỦA HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH
CHO VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ
THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

08/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ TRẦN NHẬT HẠ
MSSV: 4115186

NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ
CỦA HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH
CHO VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ
THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN NGÂN

8/2014


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc hết em xin vô cùng cảm ơn gia đình em đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho em học tập và là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho em trong quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Qua 3 năm học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, em xin chân thành biết
ơn Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế - Quản trị kin doanh nói riêng và của trƣờng
Đại học Cần Thơ nói chung đã cung cấp rất nhiều những kiến thức quý giá
giúp em có thể hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em vô cùng biết ơn thầy
Nguyễn Văn Ngân đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình em
thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức nên chắc chắn luận văn này không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của
Quý Thầy/ Cô, Anh/ Chị và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện và có ý nghĩa
thực tế hơn.
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Ngân nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành
công.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện


Lê Trần Nhật Hạ

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Lê Trần Nhật Hạ

ii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
..
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................... .........................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
1.4.1 Không gian nghiên cứu .....................................................................................3
1.4.2 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................3

1.4.3 Thời gian nghiên cứu ........................................................................................3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......4
2.1 Phƣơng pháp luận ................................................................................................4
2.1.1 Chất thải rắn ......................................................................................................4
2.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................................7
2.1.3 Khái niệm về dịch vụ ......................................................................................11
2.1.4 Định nghĩa sự sẵn lòng chi trả - Willingness To Pay (WTP).......................11
2.1.5 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent
.........
Valuation Method)............12
2.2 Lƣợc khảo tài liệu ..............................................................................................20
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................21
2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ..............................................................21
2.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu ..................................................................................22
2.3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu..........................................................................22
2.3.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................23
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ
THỰC TRẠNG THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ RÁC SINH HOẠT
TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, TPCT .............. .......................................................27
3.1 Tổng quan về vùng nghiên cứu.................. .......................................................27

iii


3.1.1 Giới thiệu chung về huyện Vĩnh Thạnh.. .....................................................27
3.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội ........ .....................................................27
3.1.3 Tiềm năng phát triển ............................... .....................................................28
3.1.4 Phƣơng hƣớng phát triển của huyện ....... .....................................................28
3.2 Khái quát về thực trạng thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt ở
huyệnVĩnh Thạnh ............................................ .....................................................29

3.3 Thực trạng thu gom – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven
kênh ở huyện Vĩnh Thạnh................................ ....................................................31
3.3.1 Thực trạng thu gom – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven
kênh ở huyện Vĩnh Thạnh................................ ....................................................31
3.3.2 Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với môi trƣờng sống hiện tại và sự
thay đổi của nƣớc kênh trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh..................................33
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ - HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN RÁC THẢI VÀ MỨC SẴN
LÕNG TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THU GOM – VẬN CHUYỂN
– XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH
Ở HUYỆN VĨNH THẠNH, TPCT .................. ....................................................38
4.1 Mô tả đối tƣợng nghiên cứu............................................................................38
4.2 Thái độ và nhận thức của ngƣời dân về các vấn đề môi trƣờng liên quan
đến rác thải ....................................................... ....................................................43
4.2.1 Mức độ quan tâm của đáp viên đối với vấn đề liên quan đến rác thải sinh
hoạt.......................................................................................................................43
4.2.2 Thái độ và sự hiểu biết của đáp viên đối với việc vứt rác bừa bãi ..........44
4.2.3 Mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời của việc thu
gom, vận chuyển rác thải không hợp vệ sinh và xử lý không an toàn ..............45
4.2.4 Lợi ích của việc thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt an toàn
và hợp vệ sinh ......................................................................................................45
4.2.5 Hoạt động thông tin tuyên truyền về môi trƣờng .....................................46
4.3 Phản ứng chi trả cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý
rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh..........49
4.3.1 Phản ứng của đáp viên với các mức giá đƣa ra.........................................49
4.3.2 Những nguyên nhân dẫn đến việc đồng ý và không đồng ý chi trả của
đáp viên ............................................................ ...................................................50
iv



4.4 Xác định mức sẵn lòng chi trả trung bình cho việc sử dụng dịch vụ thu
gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ven kênh...........52
4.4.1 Xác định mức giá sẵn lòng chi trả trung bình của ngƣời dân cho việc việc
sử dụng dịch vụ thu gom - vận chuyển - xử lý rác thải sinh hoạt......................52
4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới sự sẵn lòng chi trả của ngƣời dân
cho việc sử dụng dịch vụ thu gom - vận chuyển - xử lý rác thải sinh hoạt.......53
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP .................... ....................................................59
5.1 Giải pháp cho việc xây dựng hệ thống thu gom – vận chuyển – xử lý rác
thải sinh hoạt ........................................................................................................59
5.2 Giải pháp nâng cao nhận thức của ngƣời dân về các vấn đề môi trƣờng liên
quan đến rác thải .............................................. ....................................................60
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................62
6.1 Kết luận ..........................................................................................................62
6.2 Kiến nghị.................................................... ....................................................63
6.2.1 Đối với Nhà nƣớc, cơ quan chính quyền địa phƣơng và tổ chức thực hiện
dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt ....................................63
6.2.2 Đối với ngƣời dân ................................... ....................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................65
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi ........................................................................................67
Phụ lục 2: Mức thu phí tham gia dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải
ở thành phố Cần Thơ ...........................................................................................74
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới sự sẵn lòng trả
của ngƣời dân cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải
sinh hoạt ........................................................... .....................................................77

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa WTP và WTA ...............................................................13
Bảng 2.2 Các biến đƣa vào mô hình và dấu kỳ vọng................................................25
Bảng 3.1 Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với môi trƣờng sống hiện tại ......34
Bảng 3.2 Sự thay đổi của con kênh ven nhà .............................................................35
Bảng 3.3 Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nƣớc kênh ............................36
Bảng 3.4 Lý do sử dụng nguồn nƣớc kênh ...............................................................36
Bảng 3.5 Một số bệnh mắc phải khi sử dụng nƣớc kênh........................................37
Bảng 4.1 Mô tả đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................39
Bảng 4.2 Lợi ích của thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt an toàn
và hợp vệ sinh .............................................................................................................46
Bảng 4.3 Nguồn thông tin tuyên truyền ...................................................................47
Bảng 4.4 Đánh giá của đáp viên về mức độ hiệu quả của các nguồn tuyên
truyền ............................................................................................................................48
Bảng 4.5 Nguyên sẵn lòng chi trả của đáp viên ......................................................51
Bảng 4.6 Nguyên nhân đáp viên không sẵn lòng trả...........................................51
Bảng 4.7 WTP trung bình đƣợc ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp phi tham số........52
Bảng 4.8 Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả trƣớc và sau khi điều chỉnh.................53
Bảng 4.9 Đo lƣờng giá trị WTP trung bình điều chỉnh........................................53
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi qui Logit về quyết định “có” hay “không” sẵn
lòng trả cho dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải..................................54
Phụ bảng 2.1 Mức thu phí của các đối tƣợng tham gia dịch vụ thu gom – vận
chuyển – xử lý rác thải ở thành phố Cần Thơ ..........................................................75
Phụ bảng 3.1 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mô hình Logit .............................77
Phụ bảng 3.2 Kết quả kiểm định phần dƣ mô hình Logit.......................................77
Phụ bảng 3.3 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định sẵn lòng
trả của ngƣời dân cho việc sử dụng dich vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác
thải sinh hoạt ...............................................................................................................77

vi



Phụ bảng 3.4 Kết quả tác động biên sau mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
sẵn lòng trả của ngƣời dân để sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý
rác thải sinh hoạt ......................................................................................................78
Phụ bảng 3.5 Kết quả dự báo của mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến sự sẵn
lòng chi trả của ngƣời dân cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển –
xử lý rác thải .............................................................................................................79

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Dòng vật liệu và quá trình phát sinh chất thải rắn trong xã hội công
nghiệp. ...............................................................................................................................6
Hình 2.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..............................................8
Hình 2.3 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con ngƣời .............. ......10
Hình 3.1 Quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở huyện Vĩnh Thạnh
(thành phố Cần Thơ) ................................................ ......................................................31
Hình 3.2 Cách xử lý rác thải sinh hoạt ................... ......................................................32
Hình 3.3 Lý do chọn cách xử lý rác thải sinh hoạt......................................................33
Hình 4.1 Giới tính của đáp viên ....................................................................................40
Hình 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên ......................................................................40
Hình 4.3 Nghề nghiệp của đáp viên .............................................................................41
Hình 4.4 Phân loại các hộ gia đình thành hộ nghèo, cận nghèo, khá-giàu theo
thu nhập trung bình hàng tháng .............................. .....................................................42
Hình 4.5 Tình trạng hôn nhân của đáp viên .......... .....................................................43
Hình 4.6 Mức độ quan tâm đáp viên đối với vấn đề liên quan đến rác thải sinh
hoạt ............................................................................. .....................................................43
Hình 4.7 Thái độ đáp viên đối với hành vi vứt rác bừa bãi......................................44

Hình 4.8 Mức độ ảnh hƣởng của việc thu gom, vận chuyển rác thải không hợp
vệ sinh và xử lý không an toàn ....................................................................................45
Hình 4.9 Tỷ số đáp viên nhận đƣợc thông tin tuyên truyền về môi trƣờng trong
vòng 1 năm trở lại đây ............................................. .....................................................47
Hình 4.10 Phản ứng chi trả của đáp viên theo từng mức giá cho dịch vụ thu
gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt ..............................................................50

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND

:

Uỷ Ban nhân dân

TPCT

:

Thành phố Cần Thơ

CTR

:

Chất thải rắn

WTP


:

Sự sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay)

CVM
:
Method)

Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation

WTA

:

Giá sẵn lòng chấp nhận

WTP

:

Giá sẵn lòng chi trả

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của

cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, số lƣợng rác ngày
càng nhiều và dần trở thành một mối đe dọa thật sự đối với cuộc sống. Cùng
hòa nhịp với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, Thành phố
Cần Thơ cũng đang trên đà phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với sự gia
tăng dân số không ngừng nên lƣợng rác thải sinh hoạt đang ngày càng tăng
nhanh và khó kiểm soát.
Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, phục vụ nhu cầu
đi lại, sản xuất, phát triển du lịch sinh thái... của ngƣời dân địa phƣơng và cả
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các con sông, kênh, rạch trên
địa bàn thành phố Cần Thơ hầu hết đều phải hứng chịu hàng trăm tấn rác mỗi
ngày do ngƣời dân vô tƣ vứt bỏ bừa bãi. Theo Sở Xây dựng thành phố Cần
Thơ, mỗi ngày, toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt,
nhƣng tỷ lệ thu gom chƣa tới 70%. Lƣợng rác còn lại không đƣợc thu gom
(chủ yếu ở các quận, huyện ngoại thành) ngƣời dân thải vào các ao, sông,
rạch... Chính vì vậy vấn đề thu gom - vận chuyển - xử lý rác thải cần đƣợc lƣu
ý nhiều hơn, nhất là ở những khu vực còn nhiều hạn chế trong công tác cung
cấp dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải. Điển hình tại huyện Vĩnh
Thạnh, lƣợng rác đƣợc thu gom, vận chuyển và xử lý tính đến thời điểm này
chỉ khoảng 2 tấn/ ngày, chỉ chiếm khoảng 2-3% lƣợng rác thải trên địa bàn
huyện (theo số liệu thống kê UBND huyện Vĩnh Thạnh). Lƣợng rác đƣợc thu
gom chủ yếu tập trung ở những nơi gây bức xúc nhất của huyện nhƣ các khu
chợ, khu dân cƣ, còn ở các hộ gia đình thì vẫn chƣa tiếp cận đƣợc với dịch vụ
thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải. Chính vì vậy phần lớn lƣợng rác thải
còn lại tập trung ở các hộ gia đình, đƣợc ngƣời dân trực tiếp xử lý bằng nhiều
cách riêng của họ nhƣ chôn lấp, đốt rác hoặc thải trực tiếp vào các con kênh
dọc theo nhà. Đặc biệt là những hộ gia đình sống ven kênh, họ chủ yếu xử lý
rác của mình bằng cách thải trực tiếp vào các con kênh dọc theo nhà. Vấn đề
này kéo theo nhiều hệ lụy về môi trƣờng nhƣ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không
khí, và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời dân.
Chính vì những lý do cấp thiết trên nên tôi quyết định thực hiện đề tài :

“Nghiên cứu mức sẵn lòng trả của hộ gia đình sống ven kênh cho việc sử
dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện
Vĩnh Thạnh, Cần Thơ”. Từ đó, nhằm đƣa ra những giải pháp cung ứng dịch
1


vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt cho hộ gia đình sống ven
kênh tại huyện Vĩnh Thạnh Thành phố Cần Thơ, đồng thời nâng cao hiểu biết,
nhận thức của ngƣời dân đối với rác thải cũng nhƣ vấn đề bảo vệ môi trƣờng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1

Mục tiêu chung

Nhằm tìm hiểu thái độ, nhận thức và mức sẵn lòng trả của hộ gia đình
sống ven kênh cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Từ đó đề xuất mức phí vệ sinh
cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và một số giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức của ngƣời dân đối với vấn đề rác thải để bảo vệ môi
trƣờng.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

 Tìm hiểu thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống
ven kênh tại huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần Thơ.


Phân tích thái độ, nhận thức của đáp viên về rác thải.


 Ƣớc lƣợng mức sẵn lòng trả cho việc sử dụng dịch vụ thu gom –
vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven kênh ở huyện
Vĩnh Thạnh.
 Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đế sự sẵn lòng trả cho việc sử
dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình
sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh.
 Từ đó đề xuất mức phí vệ sinh cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử
lý rác thải sinh hoạt và đƣa ra các giải pháp cho việc xây dựng hệ thống cung
cấp dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt và nâng cao nhận
thức của ngƣời dân địa phƣơng về vấn đề môi trƣờng liên quan rác thải của hộ
gia đình sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Các hộ gia đình sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
Thơ có thái độ và sự hiểu biết về vấn đề rác thải sinh hoạt nhƣ thế nào?
 Các hộ gia đình sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
Thơ có nhu cầu sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh
hoạt ra sao?

2


 Các hộ gia đình sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
Thơ đều có sẵn lòng trả tiền để đƣợc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển –
xử lý rác thải sinh hoạt hay không?
 Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng chi trả của các hộ gia
đình ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ và sự ảnh hƣởng đƣợc
biểu hiện nhƣ thế nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần Thơ.

1.4.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Chủ yếu tập trung vào ƣớc muốn sẵn lòng trả của hộ gia đình sống ven
kênh tại huyện Vĩnh Thạnh để sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý
rác thải sinh hoạt.
1.4.3 Thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp thu thập từ UBND huyện Vĩnh Thạnh và các cổng thông
tin của huyện Vĩnh Thạnh, UBND thành phố Cần Thơ,…đƣợc thống kê từ
2013-2014.
Thời gian thực hiện thu số liệu sơ cấp từ ngày 10/10/2014 đến ngày
30/10/2014.

3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1
2.1.1.1

Chất thải rắn
Một số khái niệm

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc cá hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm
chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại (Theo Luật BVMT Việt
Nam 2005)
Chất thải rắn là bao gồm các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con ngƣời và sinh vật, đƣợc thải bỏ khi chúng không còn hữu ích
hay khi con ngƣời không muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chất rắn hỗn

hợp thải ra từ cộng đồng dân cƣ đô thị cũng nhƣ các chất thải rắn đặc thù từ
các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng (PGS.TS Nguyễn
Văn Phƣớc, 2009, trang 9).
Ngoài ra cũng có những khái niệm nhƣ: “Rác thải hay còn gọi là chất
thải rắn là một vật nào đó bị loại bỏ mà nhiều ngƣời cho rằng nó không có lợi
ích và giá trị sử dụng. Khi chúng bị vứt bỏ, nếu không đƣợc thu gom, vận
chuyển và xử lý thích hợp thì chúng có thể gây ô nhiễm môi trƣờng, gây mất
mỹ quan đô thị và ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng” hay “Chất thải rắn là
những vật chất ở dạng rắn thải ra do các hoạt động của con ngƣời và sinh vật
tạo ra. Những vật chất này là “ngƣời bạn đồng hành ngoài ý muốn của con
ngƣời”. Tuy nhiên, trong chất thải rắn vẫn còn những thành phần còn có thể
tận dụng để sử dụng lại, tái chế,…”.
2.1.1.2

Phân loại

Theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các độ thị, làng mạc, khu
dân cƣ, các trung tâm dịch, công viên.
Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp
và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ
yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí).
Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp nhƣ trồng
trọt, chăn nuôi nuôi, chế biến nông sản trƣớc và sau thu hoạch.

4


Chất thải xây dựng: là các phế thải nhƣ đất đá, gạch ngói, bê tong vỡ, vôi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.

Chất thải y tế: là các chế phẩm sinh ra từ các cơ sở y tế, bệnh viên nhƣ:
bong băng, kim tiêm, ống chích…
Theo vị trí phát sinh
Chất thải rắn (CTR) đô thị: bao gồm CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp,
CTR xây dựng, CTR y tế…do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất
khó quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống.
Chất thải rắn (CTR) nông thôn: bao gồm CTR nông nghiệp, CTR xây
dựng, CTR y tế…
Theo tính chất nguy hại
Chất thải rắn nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải
này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con
ngƣời và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô
nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.
Chất thải rắn không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có các tính chất nguy hại. Thƣờng là các chất thải phát sinh trong
sinh hoạt gia đình, đô thị,…
Theo đặc tính tự nhiên
CTR vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, cao su,
nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng nói chung…
CTR hữu cơ: gồm cây cỏ, lá rụng, rau quả hƣ hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà
bếp, giấy, xác súc vật, phân gia súc, gia cầm,…
CTR độc hại: là phế thải gây độc hại cho con ngƣời và môi trƣờng và
môi trƣờng nhƣ pin, bình ắc qui, hóa chất, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, kim
tiêm,…
2.1.1.3 Sự phát sinh chất thải rắn trong xã hội công nghiệp
Trong xã hội công nghiệp, quá trình phát sinh chất thải rắn gắn liền với
quá trình sản xuất đều tạo ra chất thải rắn, từ khâu khai thác, tuyển chọn
nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ ngƣời tiêu dung. Sản phẩm sau
khi đã sử dụng có thể tái sinh, tái chế hoặc đổ bỏ, và đó cũng là chất thải rắn.


5


CHẤT
THẢI

VẬT LIỆU THÔ

CHẤT
THẢI

SẢN
XUẤT
TÁI CHẾ VÀ
TÁI SINH

SẢN XUẤT
THỨ CẤP

NGƢỜI TIÊU
DÙNG

THẢI
BỎ

Chất thải
Nguyên liệu thô, sản phẩm, vật liệu tái sinh
Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2009


Hình 2.1 Dòng vật liệu và quá trình phát sinh chất thải rắn trong xã hội công
nghiệp.
2.1.1.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
Các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, nhƣ ô nhiễm nƣớc và không khí cũng
liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Ví dụ, nƣớc rò rỉ từ các
bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm.
Trong khu hầm mỏ, nƣớc rò rỉ từ nơi thải bỏ chất thải có thể chứa các độc tố
nhƣ đồng, arsenic và uranium, là nguyên nhân khiến nƣớc ngầm bị ô nhiễm.
Mặc dù thiên nhiên có khả năng pha loãng, phân tán, phân hủy, hấp thụ làm
giảm tác động do sự phát thải các chất ô nhiễm vào khí quyển, nƣớc và đất,
nhƣng khả năng đồng hóa này chỉ giới hạn, nên khi hàm lƣợng các chất ô
nhiễm quá cao, tất yếu sẽ gây mất cân bằng sinh thái (PGS.TS Nguyễn Văn
Phƣớc, 2009, trang 11).
Trong khu vực có mật độ dân số cao, việc thải bỏ các chất thải gây nên
nhiều vấn đề bất lợi về môi trƣờng. Lƣợng rác thay đổi khác nhau theo từng
khu vực. Ví dụ: Lƣợng rác thải phát sinh tại khu vực thành thị và nông thôn
6


nƣớc Mỹ là rất khác nhau, tại thành phố Los Angeles, bang California (đại
diện cho khu vực thành thị) ƣớc tính lƣợng rác hàng ngày là 3,18
kg/ngƣời/ngày, trong khi đó tại Wilson, bang Wilconsin (đại diện cho khu vực
nông thôn), ƣớc tính lƣợng rác thải chỉ khoảng 1kg/ngƣời/ngày (PGS.TS
Nguyễn Văn Phƣớc, 2009, trang 11).
2.1.2
2.1.2.1

Chất thải rắn sinh hoạt
Khái niệm


Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động
của con ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan,
trƣờng học, các trung tâm dịch vụ, thƣơng mại. Chất thải rắn sinh hoạt có
thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su,
chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ,
lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả,… Theo phƣơng
diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
 Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả,… loại chất
thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các
mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức
ăn dƣ thừa từ gia đình còn có thức ăn dƣ thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà
hàng, khách sạn, ký túc xá,…
 Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân ngƣời
và phân của các động vật khác.
 Chất thải lỏng chủ yếu là bùn từ cống rãnh, các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cƣ.
 Tro và các chất dƣ thừa thải bỏ khác nhau bao gồm: các loại vật liệu
sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ
cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các
loại xỉ than.
 Các chất thải rắn từ đƣờng phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói,…
2.1.2.2 Quá trình hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con ngƣời.
Rác thải sinh hoạt thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu
dân cƣ, từ các hộ gia đình, khu thƣơng mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà
hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trƣờng
học, các cơ quan nhà nƣớc…
7



Cuộc cách mạng về công nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích cho con ngƣời
nhƣ nâng cao mức sống, công tác phục vụ ngày càng tốt hơn, nhƣng đồng thời
cũng sinh ra một lƣợng chất thải rắn khá lớn. Những năm đầu của thế kỷ 80,
chất thải rắn công nghiệp đặc biệt là chất thải rắn độc hại đã trở thành vấn đề
môi trƣờng đang đƣợc quan tâm hàng đầu. Cho đến những năm 1990, khi các
thông tin khoa học đang trình bày các vấn đề có thể xảy ra thì chất thải rắn đã
liên tục gây ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và nhiều nƣớc đã phải đầu tƣ
không nhỏ để giải quyết vấn đề này bằng các chƣơng trình môi trƣờng đặc
biệt.
2.1.2.3 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:


Từ các khu dân cƣ;



Từ các trung tâm thƣơng mại;


cộng;

Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trƣờng học, các công trình công



Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;




Từ các trạm xử lý nƣớc thải và từ các ống thoát nƣớc của thành phố;



Từ các khu công nghiệp;

Các hoạt động xã hội của con ngƣời

Các quá
trình phi

sản xuất

Hoạt động sống
và tái sinh sản
con ngƣời

Các hoạt
động giao tiếp
và đối ngoại

Các hoạt
động quản


Chất thải
sinh hoạt
Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, 2007


Hình 2.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

8


2.1.2.4 Tác hại của rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn gây ô nhiễm toàn diện đến môi trƣờng sống: không khí, đất
nƣớc.
o

Ô nhiễm nước

Rác sinh hoạt không đƣợc thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ…gây ô
nhiễm môi trƣờng nƣớc bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn
đƣờng lƣu thông, rác nhẹ làm đục nƣớc, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với
không khí, giảm DO trong nƣớc, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan
xấu đối với ngƣời sử dụng nguồn nƣớc. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi
thối, gây phú dƣỡng hóa nguồn nƣớc.
Nƣớc rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nƣớc ngầm gây ô nhiễm nguồn
nƣớc ngầm, ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phosphor cao, chảy vào
sông hồ gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt.
o

Ô nhiễm không khí

Bụi trong quá trình vận chuyển lƣu trữ rác gây ô nhiễm không khí.
Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trƣờng hiếu khí, kị khí có
độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3….ngay từ khâu thu
gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ.
o


Ô nhiễm đất

Nƣớc rò rỉ trong bãi rác gây ô nhiễm đất.
o

Gây hại sức khỏe

Chất thải rắn có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trƣờng tốt cho các
loài gây bệnh nhƣ ruồi, muỗi, chuột, gián… qua các trung gian có thể phát
triển mạnh thành dịch.

9


Môi trƣờng
không khí
Bụi, CH4, NH3
H2S, VOC

Nƣớc mặt

Nƣớc ngầm

Qua đƣờng hô hấp

Rác thải:
 Sinh hoạt
 Sản xuất (công, nông…)
 Thƣơng nghiệp

 Tái chế

Môi trƣờng đất

Ăn uống,
tiếp xúc qua da

Qua chuỗi
thực phẩm

Kim loại nặng,
chất độc

Ngƣời,
động vật

Hình 2.3 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con ngƣời.
Nguồn: Nguyễn Đình Hương, 2007

2.1.2.5 Khái quát về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
Thu gom chất thải rắn là dồn chất thải rắn từ các nguồn phát sinh khác
nhau để đổ vào thùng trƣớc khi đƣa lên xe chuyển đi đến các nơi xử lý chất
thải rắn. Công đoạn chuyển chất thải rắn đi đổ ở các bãi rác của những xe thu
gom cũng đƣợc gọi là một phần của quá trình thu gom chất thải rắn.
Trạm trung chuyển là nơi chất thải rắn thải từ các xe thu gom đƣợc
chuyển sang xe vận tải lớn hơn nhằm tăng hiệu quả vận chuyển đến bãi chôn
lấp chất thải rắn. Trạm trung chuyển thƣờng đƣợc đặt gần khu vực thu gom để
giảm thời gian vận chuyển của các xe thu gom chất thải rắn.
Có 3 phƣơng pháp chính để xử lý chất thải rắn sinh hoạt: chôn lấp, đốt và
chế biến phân compost (là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất rắn

hữu cơ). Nhƣng ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phƣơng pháp chôn lấp và đốt.

10


2.1.3

Khái niệm về dịch vụ

Có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhƣng để hình dung cơ bản
vấn đề thì dịch vị có một số khái niệm sau
 Theo từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp
cho những nhu cầu của số đông, có tổ chức và đƣợc trả công.”
 Phillip Kotler định nghĩa dịch vụ: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi
ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc
chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn
liền với sản phẩm vật chất.
Cơ cấu ngành dịch vụ chia ra 3 nhóm:
 Các dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính,
bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp…
 Các dịch vụ tiêu dùng: buôn bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân nhƣ
y tế, giáo dục, thể dục thể thao.
 Các dịch vụ công (Public Services): thƣờng dùng đề chỉ các dịch vụ
mà chính phủ cung ứng cho các công nhân của mình, có thể là trực tiếp thông
qua khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tƣ nhân cung ứng gồm các
dịch vụ hành chính công, cung cấp điện, nƣớc, kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi
trƣờng, phòng chống các dịch bệnh, vận tải công cộng, khuyến nông…
Xã hội hóa dịch vụ công: là việc Nhà nƣớc không còn đủ sức đáp ứng
nhu cầu càng cao của xã hội về các dịch vụ công và sẽ nhƣờng lại cho các tổ
chức, cá nhân tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công để nhằm giảm

gánh nặng cho ngân sách, tạo điều kiện cho dịch vụ cạnh tranh và phát triển
hoàn thiện.
2.1.4 Định nghĩa sự sẵn lòng chi trả - Willingness To Pay (WTP)
Sự sẵn lòng chi trả đƣợc định nghĩa theo nhiều cách, dƣới đây là 2
cách định nghĩa WTP.
 Theo Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hiệp Quốc UNEP: “WTP đƣợc
định nghĩa nhƣ là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng chi trả để có đƣợc
hàng hóa và dịch vụ nào đó”;
 “WTP là số tiền tối đa mà một cá nhân tuyên bố họ sẵn sàng trả cho
một loại hàng hóa hay dịch vụ tốt” (DFID 1997).
Có nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá, nhƣng có thể phân ra thành
2 cách tiếp cận
11


 Dùng giá trị thị trƣờng để phản ánh WTP. Thuật ngữ thƣờng đƣợc
dùng là đo lƣờng WTP trực tiếp.
 Tính WTP thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp.
Cách này đƣợc thực hiện khi không có thị trƣờng thực. Thuật ngữ thƣờng
đƣợc dùng là đo lƣờng WTP gián tiếp.
2.1.5 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation
Method – CVM)
2.1.5.1 Giới thiệu về CVM
CVM là kỹ thuật cho phép ƣớc lƣợng giá trị của một hàng hóa hoặc dịch
vụ môi trƣờng không có giá trị thị trƣờng bằng cách hỏi trực tiếp giá sẵn lòng
trả (WTP) hay giá sẵn lòng chấp nhận (WTA) cho một sự thay đổi trong việc
cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ môi trƣờng, thƣờng bằng câu bảng câu
hỏi khảo sát. WTP tối đa hay WTA đền bù tối thiểu của cá nhân cho một sự
thay đổi môi trƣờng đƣợc cho là giá trị mà cá nhân đó gán cho sự thay đổi.
CVM có thể đƣợc sử dụng để đo lƣờng giá trị sử dụng và phi sử dụng, và

thuộc nhóm phƣơng pháp duy nhất để đánh giá giá trị phi sử dụng.
Một thuận lợi thú vị của CVM là có thể sử dụng để suy ra giá trị của tài
nguyên thiên nhiên dù cho đáp viên chƣa từng sử dụng hoặc thấy/ viếng thăm
tài nguyên thiên nhiên đó.
Phƣơng pháp ứng dụng phổ biến trong CVM là điều tra trung bình sẵn
lòng chi trả của các đáp viên (average WTP), từ đó tính đƣợc tổng giá trị của
hàng hóa hoặc dịch vụ môi trƣờng (total value).
Total value = average WTP x tổng số ngƣời thƣởng thức cảnh
quan/ tài sản
Ƣu điểm:
 Đƣợc sử dụng để định giá nhiều loại giá trị kinh tế của những hàng
hóa không có giá thị trƣờng.
 Thuộc nhóm phƣơng pháp duy nhất để định giá trị phi sử dụng.
Hạn chế:
 Một số đáp viên có thể gán một giá trị nào đó cho hàng hóa, nhƣng
trả lời không đồng ý trả cho nó bởi vì họ không đồng tình với một số yếu tố
trong kịch bản, ví dụ phƣơng tiện thanh toán (protest answers).
 Một số nhà khoa học cho rằng luôn có sự khác biệt giữa quyết định
mang tính giả định và quyết định thực tế, bởi vì đáp viên có thể không xem xét
12


câu hỏi một cách nghiêm túc trƣớc khi đƣa ra câu trả lời về WTP, do đó họ có
thể đƣa ra mức giá rất cao khi họ tin là họ không phải trả tiền và đƣa ra mức
giá rất thấp khi họ tin là họ phải thực sự trả tiền.
 Lựa chọn định giá WTP hay WTA có thể ảnh hƣởng đến kết quả
định giá.
 Nếu đáp viên trƣớc tiên đƣợc hỏi sẵn lòng trả bao nhiêu cho một
phần của hàng hóa môi trƣờng sau đó đƣợc hỏi trả bao nhiêu cho toàn bộ hàng
hóa môi trƣờng thì kết quả có thể sẽ giống nhau.

 Tốn kém tiền bạc và thời gian nếu thực hiện một nghiên cứu nghiêm
túc (pre-testing và tổ chức điều tra thật).
Chính vì thế nên nhiều ngƣời không tin vào kết quả của CVM.
Mặc dù có những khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện phƣơng pháp
CVM, nhƣng nếu ứng dụng thích hợp các đánh giá ngẫu nhiên có thể và sẽ
cung cấp các thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà
tài trợ tìm kiếm để đánh giá các lợi ích của việc can thiệp, hoặc các khoản thu
liên quan đến việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng (Theo FAO – Tổ chức lƣơng thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc).
2.1.5.2

Phân biệt WTP và WTA

Gía trị của sự cải thiện môi trƣờng có thể đƣợc đo lƣờng thông qua giá
sẵn lòng trả tối đa (max WTP) của cá nhân để có đƣợc dự cải thiện hoặc giá
sẵn lòng chấp nhận tối thiểu (min WTA) của cá nhân nhƣ một sự đền bù để hy
sinh sự cải thiện môi trƣờng.
Gía trị của của sự thiệt hại môi trƣờng có thể đo lƣờng thông qua giá sẵn
lòng trả tối đa để tránh thiệt hại môi trƣờng và giá sẵn lòng chấp nhận tối thiểu
của cá nhân để đồng ý chịu đựng sự thiệt hại môi trƣờng.
Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa WTP và WTA
Sự sẵn lòng chấp nhận (WTA)

Sự sẵn lòng trả (WTP)
Không có quyền sở hữu

Có quyền sở hữu

Đạt đƣợc sự cải thiện chất lƣợng
môi trƣờng


Từ bỏ sự cải thiện môi trƣờng/ chấp
nhận chịu đựng thiệt hại môi trƣờng

Khi so sánh WTP và WTA thì WTA thƣờng cao hơn WTP vì WTA
ngƣời chấp nhận có quyền sở hữu và do sự giới hạn về ngân sách của ngƣời
WTP.

13


2.1.5.3

Các bước thực hiện phân tích CVM

Gồm 4 bƣớc
Bước 1: Xác định hàng hóa cần đánh giá (xây dựng thị trường giả
định)
 Sự thay đổi chất lƣợng môi trƣờng đƣợc đo ở đây là gì?
 Cần phải mô tả rõ sự thay đổi về môi trƣờng
 Mô tả thị trƣờng: nhà cung cấp, điều kiện cung cấp, ai sẽ hƣởng lợi và
thiệt hại?
 Phƣơng thức thanh toán: Thanh toán nhƣ thế nào? Cá nhân hay hộ gia
đình? Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu tiền?
 Sử dụng bảng, hình ảnh,…để minh họa
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát
Là toàn bộ các đối tƣợng (cá nhân, hộ gia đình) hƣởng lợi tiềm năng từ
hàng hóa/ dịch vụ đang đánh giá.
Bước 3: Lựa chọn phương thức khảo sát/ cách đặt câu hỏi
Các loại câu hỏi WTA/ WTP:

 Open – ended:
Ngƣời trả lời sẽ đƣợc hỏi câu “Anh/ chị sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để…”
và số tiền bao nhiêu là do ngƣời trả lời suy nghĩ và nói ra, phỏng vấn viên
không đƣa ra trƣớc một mức giá nào cả.
Có hai trƣờng hợp có thể xảy ra khi sử dụng phƣơng pháp này.
Một là, ngƣời trả lời có thể phát biểu WTP cực đại thật của họ, mức giá
này phản ánh đúng giá trị thực tế tài nguyên đó mang lại cho họ, đây là điều
mà tất cả những nhà nghiên cứu CVM đều mong muốn.
Hai là, có thể bị đánh giá thấp, điều này có thể diễn ra bởi nhiều nguyên
nhân khác nhau. Nếu ngƣời trả lời cảm thấy mức trả lời của họ có thể liên
quan đến mức trả thực tế, nhƣng thực tế họ muốn trả thấp hơn nhƣ vậy, họ sẽ
đƣa ra một mức giá thấp nhƣng trên thực tế giá trị mà tài nguyên mang lại cho
họ còn cao hơn rất nhiều. Hơn nữa tính không quen với câu hỏi mở có thể dẫn
đến những ngƣời trả lời theo chiến lƣợc không thích rủi ro có xu hƣớng phát
biểu mức sẵn lòng trả thấp, hoặc ngƣời trả lời không biết mức sẵn lòng trả bao
nhiêu để trả lời.

14


×