Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN NGỌC SƠN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HUYỆN TÂN HIỆP – KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 11 năm 2014

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN NGỌC SƠN
MSSV: 4117196

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HUYỆN TÂN HIỆP – KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐOÀN TUYẾT NHIỄN

Tháng 11 năm 2014

2


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô Trường Đại Học
Cần Thơ. Có được kết quả của ngày hôm nay không chỉ do nổ lực của bản
thân, qua thời gian học tập và rèn luyện, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức
từ sự tận tâm truyền đạt cũng như những kinh nghiệm quý báu và thực tiễn của
Quý Thầy/Cô, đặc biệt là các Thầy/Cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh. Em tin rằng, với những kiến thức mà Thầy/Cô đã truyền đạt cho em sẽ
là hành trang tốt để em có thể vững tin bước vào cuộc sống. Cuối khóa học,
em đã chọn lựa đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang” để làm đề
tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Đoàn Tuyết Nhiễn, người đã trực tiếp
hướng dẫn em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Cô đã hết lòng giúp
đỡ, chia sẻ, và góp ý cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cũng như gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc Ngân hàng cùng tập
thể Cô/Chú, Anh/Chị trong Ngân hàng, đặc biệt là các Cô/Chú, Anh/Chị ở
phòng Kế hoạch – Kinh doanh đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, truyền đạt
những kinh nghiệm thực tế quý báu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hòa
nhập vào môi trường làm việc thực tế trong suốt quá trình thực tập vừa qua.

Để có được kết quả như hôm nay, em vô cùng biết ơn gia đình là nguồn
động viên to lớn về mặt vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em yên tâm học tập.
Cuối lời em xin gửi đến Quý Thầy/Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt
là Thầy/Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Cô Đoàn Tuyết Nhiễn,
cùng Cô/Chú và Anh/Chị đang công tác tại Ngân hàng, người thân và gia đình
lời chúc sức khỏe, hạnh phúc luôn công tác tốt và gặt hái được nhiều thành
công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày.......tháng…...năm 2014
Sinh viên thực hiện

3


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Người thực hiện

4


NHẬN

T C A CƠ QUAN TH C TẬP


.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

5


NHẬN

T C A GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 Họ và tên người nhận xét: Đoàn Tuyết Nhiễn
 Học vị: Thạc sĩ
 Chuyên ngành:
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần
Thơ

 Tên sinh viên : Đoàn Ngọc Sơn
 MSSV: 4117196
 Lớp: Tài chính ngân hàng khóa 37
 Tên đề tài: Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên
Giang
NỘI DUNG NHẬN

T

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .................................
..............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày………………………………………………..............
…………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………………..
.…………………………………………………………………………….……
…..………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………….............
…………………………………………………………………………….….…
…………………………………………………………………………………..
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu): .....................
………………………………………………………………………………..…
…………………………………………………………………………………..
6. Các nhận xét khác:………………………………………………………….
..............................................................................................................................
6


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…): …………………………………………………....
…………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………….............
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

7


NHẬN

T C A CÁN BỘ PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2014
Cán bộ phản biện

8


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................. 3
1.3.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................. 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4
2.1 Tổng quan về tín dụng Ngân hàng ............................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ............................................................................... 4
2.1.2 Bản chất của tín dụng ............................................................................... 4
2.1.3 Chức năng của tín dụng ............................................................................ 4
2.1.4 Vai trò của tín dụng .................................................................................. 5
2.1.5 Phân loại tín dụng Ngân hàng ................................................................... 5
2.2 Lý luận về phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn ...................................... 7
2.2.1 Khái niệm về tín dụng ngắn hạn ............................................................... 7
2.2.2 Hoạt động huy động vốn ........................................................................... 8
2.2.3 Hoạt động cho vay .................................................................................... 9
2.3 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ................................................. 13
2.3.1 Doanh số cho vay.................................................................................... 13

2.3.2 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 13
2.3.3 Dư nợ ...................................................................................................... 13
2.3.4 Nợ xấu ..................................................................................................... 14
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ............................................. 14
2.4.1 Dư nợ trên tổng vốn huy động (Lần) ...................................................... 14
9


2.4.2 Hệ số thu nợ (%) ..................................................................................... 14
2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) .............................................................. 14
2.4.4 Nợ xấu trên dư nợ (%) ............................................................................ 15
2.4.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) ............................................................. 15
2.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 15
2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu, dữ liệu ..................................... 15
2.5.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ..................................................... 16
Chương 3: GIỚI THIỆU NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN
TÂN HIỆP – KIÊN GIANG ............................................................................ 17
3.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp Tỉnh
Kiên Giang ....................................................................................................... 17
3.1.1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam .................................. 17
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh
huyện Tân hiệp - Kiên Giang ........................................................................... 17
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động ................................................. 18
3.1.4 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng ...................................... 21
3.1.5 Quy trình cho vay tại Ngân hàng ............................................................ 22
3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam Chi
nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang giai đoạn 2011 – 6/2014 ....................... 23
3.2.1 Thu nhập ................................................................................................. 23
3.2.2 Chi phí..................................................................................................... 26
3.2.3 Lợi nhuận ................................................................................................ 28

3.2.4 Thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh
doanh ................................................................................................................ 29
3.2.5 Định hướng hoạt động của Ngân hàng ................................................... 30
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP-KIÊN GIANG
.......................................................................................................................... 32
4.1 Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện
Tân Hiệp – Kiên Giang .................................................................................... 32

10


4.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi
nhánh huyện Tân Hiệp giai đoạn 2011 – 6/2014 ............................................. 35
4.2.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ 2011 đến 6/2014 ........................ 35
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng No&PTNT huyện
Tân Hiệp giai đoạn 2011 đến 6/2014 ............................................................... 40
4.2.3 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn ....................................................... 49
4.2.4 Phân tích dư nợ ngắn hạn........................................................................ 56
4.2.5 Phân tích nợ xấu ngắn hạn ...................................................................... 63
4.2.6 Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Hiệp ............................. 69
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN
TÂN HIỆP – KIÊN GIANG ............................................................................ 76
5.1 Giải pháp tăng sức cạnh tranh cho NHNo&PTNT Việt nam chi nhánh Tân
Hiệp – Kiên Giang ........................................................................................... 76
5.2 Giải pháp huy động vốn cho NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tân Hiệp
– Kiên Giang .................................................................................................... 76
5.3 Một số giải pháp, mở rộng cho vay và thu nợ tại NHNo&PTNT Việt Nam

chi nhánh Tân Hiệp – Kiên Giang ................................................................... 77
5.3.1 Giải pháp đối với công tác cho vay ngắn hạn ......................................... 77
5.3.2 Giải pháp đối với công tác thu nợ ngắn hạn ........................................... 80
5.3.3 Giải pháp đối với giải quyết nợ xấu ngắn hạn ........................................ 81
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 83
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 83
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 83
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương huyện Tân Hiệp - Kiên Giang ........... 83
6.2.2 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam tỉnh Kiên Giang ................................ 84
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 85

11


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp
giai đoạn 2011 – 6/2014................................................................................... 24
Bảng 4.1: Nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn 2011 –
6/2014 .............................................................................................................. 33
Bảng 4.2: Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện
Tân Hiệp giai đoạn 2011 – 6/2014 .................................................................. 36
Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014 .......................... 42
Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013 .............................. 46
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014........................... 51
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013 .............................. 54

Bảng 4.7: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT
huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014 ................................................... 58
Bảng 4.8: Dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT
huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013 ....................................................... 61
Bảng 4.9: Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT
huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014 ................................................... 64
Bảng 4.10: Nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT
huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013 ....................................................... 67
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014........................... 70
Bảng 4.12: Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn tại Aribank Tân Hiệp
giai đoạn 2011 – 6/2014................................................................................... 72
Bảng 4.13: Nợ quá hạn tại Aribank Tân Hiệp giai đoạn 2011-6/2014 ............ 74

12


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện quan hệ tín dụng Ngân hàng ...................................... 4
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam huyện Tân Hiệp ............. 19
Hình 3.2: Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam huyện Tân Hiệp ... 22
Hình 4.1: Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014........................... 41
Hình 4.2: Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013 .............................. 46
Hình 4.3: Cơ cấu thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014........................... 50
Hình 4.4: Cơ cấu thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 2013 .............................. 53

Hình 4.5: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014........................... 57
Hình 4.6: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013 .............................. 61
Hình 4.7: Cơ cấu nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại
NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013 .............................. 66

13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Agribank

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

CBTD

:

Cán bộ tín dụng


CN

:

Chăn nuôi

CP

:

Cổ phần

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

DSCV

:

Doanh số cho vay

DSTN

:

Doanh số thu nợ


ĐVT

:

Đơn vị tính

KH – KD

:

Kế hoạch - Kinh doanh

NH

:

Ngân hàng

NHNH

:

Ngân hàng nhà nước

NHNo&PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


No&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PGD

:

Phòng giao dịch

SX

:

Sản xuất

SXKD

:

Sản xuất Kinh donh

TCTD

:

Tổ chức tín dụng


TM – DV

:

Thương mại - Dịch vụ

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UBNDH

:

Ủy ban nhân dân huyện

VND

:

Việt Nam đồng

Tên tiếng anh
Agribank

:


Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
(Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam)

14


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cả nước đang bước vào thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và
phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo sự phát triển bền vững. Ngân hàng
cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Với phương châm “Đi vay để cho vay”,
là trung tâm thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối nguồn vốn này cho
các đối tượng có nhu cầu sử dụng. NH thúc đẩy nền kinh tế vận hành một cách
dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, giúp gia tăng năng lực tài chính cho hệ
thống, mở rộng đầu tư, sản xuất, cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành
nghề trong nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Với địa thế nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa 2 vụ của tỉnh Kiên
Giang. Huyện Tân Hiệp, với diện tích dành cho nông nghiệp chiếm hơn 4/5
đất tự nhiên, trong đó: Lúa quay vòng một năm 2 vụ chiếm 36.186 ha đã ổn
định trên 20 năm, năng suất, sản lượng ngày càng cao, năm sau cao hơn năm
trước, ờ đó lúa chiếm hơn phân nửa sản lượng sản xuất ra, người dân đang
từng bước mở rộng các ngành nghề, kinh doanh, sản xuất theo mô hình tập
trung cánh đồng mẫu lớn. Họ có nhu cầu vốn tín dụng lớn, để đầu tư cho sản
xuất, xây dựng chuồng trại, nhà cửa, máy móc phục vụ cho nông nghiệp và
đời sống.
Hiểu rõ được điều này trong thời gian qua Ngân Hàng Nông Nghiệp &
Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) chi nhánh huyện Tân Hiệp đã nhiệt tình
hỗ trợ vốn cho những ai có nhu cầu về vay vốn, đặc biệt với mục đích sử dụng

vào nông nghiệp. Nhất là đối với người nông dân thì NHNo&PTNT là NH đi
đầu trong việc thực thi, chấp hành các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ
đạo của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NH đã không ngừng
phấn đấu, chú trọng vào các hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động tín dụng,
bởi đây là hoạt đông chủ yếu và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh,
thu nhập của NH và địa phương.
Với đặc thù là một huyện nông nghiệp với đa phần là các hộ, cá nhân sản
xuất vừa và nhỏ, theo mùa vụ thì hoạt động tín dụng ngắn hạn có kèm theo
phương án hoạt động kinh doanh hiệu quả, là một lựa chọn tốt nhất, giúp cho
các cá nhân, doanh nghiệp không bỏ lỡ thời vụ làm ăn, đặc biệt là hộ nông
nghiệp sản xuất nông thôn, duy trì hoạt động liên tục, quá trình lưu thông được
thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là lý do mà tôi chọn tín dụng
ngắn hạn để nghiên cứu vì nó đã phản ánh chân thật nhu cầu sử dụng vốn ngắn
15


hạn của người dân Tân Hiệp.
Lý do tiếp theo đó là tại Agribank Tân Hiệp - Kiên giang hoạt động tín
dụng chiếm gần 100% kết quả hoạt động kinh doanh và đóng vai trò then chốt,
mà trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Song với những
thành tựu đạt được thì NH vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần đổi mới. Do đó
vấn đề đặt ra ở đây là làm sao cân bằng được giữa lợi nhuận và rủi ro, làm sao
nâng cao hơn nữa vị thế của NH trên thị trường trước những đối thủ cạnh
tranh khác, hoàn thiện và nâng cao, mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng nhằm
đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng hiện tại và khai thác khách hàng tiềm
năng. Để đạt được điều đó, thì cần phải hiểu rõ hơn về tín dụng ngắn hạn,
phân tích đánh giá hoạt động tín dụng kĩ càng hơn, từ đó mở rộng hoạt động
của NH nhằm đảm bảo ngân hàng không ngừng phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn trong việc cung
cấp nguồn vốn tại địa phương với ý nghĩa lớn lao, cộng với những kiến thức

của bản thân và thời gian thực tập tại NHNo&PTNT PTNT chi nhánh huyện
Tân Hiệp là một NH chủ lực trong cho vay ngắn hạn tại huyện, nhưng còn tồn
tại nhiều vấn đề, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động tín dụng
ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang”làm đề tài luận văn của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam Chi nhánh
huyện Tân Hiệp - Kiên Giang giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng 2014 để thấy
được phần nào thực trạng hoạt động tín dụng của NH. Trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn ngày một tốt hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của
NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang trong giai
đoạn 2011-6/2014.
- Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT
Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang giai đoạn 2011-6/2014.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng
ngắn hạn của NH trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

16


1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu thực hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh
huyện Tân Hiệp - Kiên Giang, địa chỉ khóm B - Thị Trấn Tân Hiệp, Huyện
Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang.
1.3.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu sử dụng được thu thập
trong những năm gần nhất từ 2011 – 6/2014 tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi
nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang và được tôi viết trong quá trình thực tập
từ ngày 11/08/2014 đến ngày 10/11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng
ngắn hạn tại Ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp. Những báo cáo có liên
quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn trong năm 2011 - 2013, 6/2013, 6/2014
và xem xét các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn.

17


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng Ngân hàng (TDNH) là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng
vốn từ NH cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định, có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. Quan
hệ tín dụng dựa trên nền tảng của sự tin tưởng nhau giữa các chủ thể và có sự ràng
buộc của pháp luật hiện hành (Thái Văn Đại, 2012, trang 36).
Cho vay vốn
Người đi vay

Ngân Hàng
(Người cho vay)
Hoàn trả gốc và lãi

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện quan hệ tín dụng Ngân hàng

2.1.2 Bản chất của tín dụng
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 36)
- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay, nghĩa là vốn (tiền tệ hoặc
giá trị hàng hóa) được chuyển từ bên cho vay sang bên đi vay.
- Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất, nhưng người đi vay
không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian
nhất định.
- Sự hoàn trả của tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn
của tín dụng và bên đi vay phải hoàn trả lại vốn cho bên cho vay sự hoàn trả
không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị, mà vốn tín dụng còn được tăng lên với
hình thức lợi tức.
2.1.3 Chức năng của tín dụng
Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010, trang 35)
- Phân phối lại tài nguyên
+ Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu
dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng
thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty.

18


+ Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các
tổ chức trung gian như NH, Quỹ tín dụng, công ty Tài chính…
- Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất.
+ Tín dụng tạo nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh được
bình thường, liên tục và phát triển.
+ Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất
2.1.4 Vai trò của tín dụng
Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010, trang 35)

Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển
Tín dụng là một trong những công cụ tập trung vốn một cách hữu hiệu
trong nền kinh tế, thúc đẩy tích lũy vốn cho các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Trong quá trình thực hiện chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ,
tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Từ đó,
làm giảm áp lực lạm phát, góp phần làm ổn định giá cả thị trường trong nước.
Tín dụng góp phần ổn định đời sống tạo công ăn việc làm, ổn định
trật tự xã hội
Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó giải quyết nạn thất nghiệp, tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở
rộng giao lưu quốc tế
Sự phát triển của tín dụng không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở
rộng ra phạm vi quốc tế. Nhờ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi
lên của mỗi nước, tạo điều kiện cho các nước gần nhau hơn và cùng phát triển.
2.1.5 Phân loại tín dụng Ngân hàng
Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng NH bao gồm: (i) Cho vay, (ii)
chiết khấu, (iii) cho thuê tài chính, (iv) bao thanh toán, (v) bảo lãnh NH và (vi)
các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là
hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất .
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban

19


hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Thì cho vay là

hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Để bổ sung, đáp ứng vốn sản
xuất kinh doanh, tiêu dùng (ngắn hạn) hoặc thực hiện các dự án đầu tư để phát
triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ (trung, dài hạn).
Trong phạm vi nghiên cứu của bài này chỉ dừng lại ở hoạt động cho vay
của NH (sau đây gọi tắt là tín dụng). Tín dụng NH có thể phân chia thành
nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau (Thái Văn
Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 34).
2.1.5.1 Căn cứ theo thời hạn tín dụng
Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010, trang 34)
Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính từ khi người vay rút
khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Bao gồm:
Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12
tháng, thường được dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của
các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có có thời hạn từ trên 12 tháng
đến 60 tháng, thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến
và đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự
án mới có quy mô nhỏ và vừa với thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60
tháng trở lên. Đây là loại tín dụng được cung ứng để đáp ứng các nhu cầu dài
hạn như mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng
các xí nghiệp mới… (Thái Văn Đại, 2012, trang 42).
2.1.5.2 Căn cứ theo mục đích sử dụng
Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010, trang 33). Thì căn cứ theo
mục đích sử dụng thì tín dụng Ngân hàng thường được chia ra làm các loại
sau:
Cho vay sản xuất, kinh doanh: Là loại tín dụng để bổ sung vốn lưu
động cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể trong quá trình sản xuất và kinh

doanh.
Cho vay tiêu dùng cá nhân: Là cấp tín dụng để đáp ứng các nhu cầu
tiêu dùng như mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà ở… Ngày nay, NH còn thực
hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống.
20


Cho vay học tập: Là hình thức cấp tín dụng phục vụ cho học tập của
sinh viên, học sinh.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng còn có thể có nhiều hình thức tín
dụng khác.
2.1.5.3 Căn cứ theo tính chất đảm bảo
Tín dụng có đảm bảo trực tiếp (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh): Là khoản
vay có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Sự đảm bảo này
là căn cứ pháp lý để NH có thêm một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung cho nguồn
thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
Tín dụng không có đảm bảo: Là loại cấp tín dụng không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ chủ yếu
dựa vào uy tín, tình hình tài chính của khách hàng mà không cần một nguồn
thu nợ thứ hai bổ sung (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010).
2.1.5.4 Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng
Tín dụng trực tiếp: Là NH cấp vốn trực tiếp cho khách hàng và khách
hàng trả nợ trực tiếp cho NH.
Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng thông qua việc mua lại các
chứng từ nợ phát sinh còn trong thời hạn thanh toán (chiết khấu hay bao thanh
toán), (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010).
2.1.5.5 Căn cứ theo đối tượng vốn tín dụng
Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn
lưu động của các tổ chức kinh tế như: Cho vay dự trữ hàng hóa đối với các
doanh nghiệp, cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ

sản xuất nông nghiệp. Đây là loại tín dụng thường được sử dụng để cho vay bù
đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời.
Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố
định trong các doanh nghiệp. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài
sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí
nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung
và dài hạn (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33).
2.2 LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
2.2.1 Khái niệm về tín dụng ngắn hạn
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 42). Thì tín dụng ngắn hạn là khoản tín
dụng có thời hạn thỏa thuận tối đa 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ

21


sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. NH cấp khoản tín
dụng này cho khách hàng nhằm mục đích là bổ sung vốn đầu tư vào tài sản lưu
động và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

- Rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp: Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời
gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước
của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản
vay được cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết
khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnh chắc chắn sẽ có
khoản thu bù đắp trong tương lai vì vậy rủi ro mang đến thường thấp.
- Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay
trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác. Chính vì rủi ro mang lại
của khoản vay thường không cao, do đó lãi suất người đi vay phải trả thông
thường nhỏ.
- Vốn tín dụng ngắn hạn mà NH cấp cho khách hàng thường được khách

hàng dùng để mua nguyên vật liệu, bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, bổ
sung vốn lưu động nên số vốn vay thường là nhỏ.
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều: Vốn tín
dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn
hạn như đảm bảo cân bằng ngân quỹ, đối phó với chênh lệch thu chi trong
ngắn hạn… Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay
mang tính thời điểm, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ sớm thu lại dưới hình thái
tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh.
- Hình thức phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách
hàng, phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường
tín dụng, các Ngân hàng Thương mại không ngừng phát triển các hình thức tín
dụng ngắn hạn của mình.
2.2.2 Hoạt động huy động vốn
2.2.2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho NH thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn
NH có thể đo lường được uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH.
2.2.2.2 Các nghiệp vụ huy động vốn
ốn tiền g i ( hận tiền g i):
- Nhận tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (TCTD) bằng
22


VND hoặc ngoại tệ.
+ Theo kỳ hạn gửi: Có kỳ hạn và không kỳ hạn.
+ Theo loại tiền gửi: Tiền gửi thanh toán và tiền tiết kiệm, tiền gửi cá
nhân, tiền gửi khác (Thái Văn Đại, 2012, trang 5-7).
Phát hành giấy tờ có giá.
ay các TCT khác.
ay gân hàng hà nư c iệt am (NHTW).

guồn vốn huy động khác: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh
toán, tiền tạm giữ, tiền đang chuyển, ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc
của nước ngoài, các khoản khác (Thái Văn Đại, 2012, trang 5-9).
2.2.3 Hoạt động cho vay
2.2.3.1 Nguyên tắc
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 36-37)
guyên tắc 1: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
guyên tắc 2: Khoản vay phải được hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi
vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
2.2.3.2 Điều kiện
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban
hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Tổ chức tín
dụng (TCTD) xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù
hợp với quy định của pháp luật.
phủ và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Các điều kiện cho vay có thể được từng NH cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc

23


điểm của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, ngoài ra còn tùy
thuộc vào môi trường kinh doanh… (Thái Văn Đại, 2012, trang 40).
2.2.3.3 Đối tượng cho vay của Ngân hàng
Là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có
khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước
và nước ngoài và phải tuân theo pháp luật. Trường hợp khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước
ngoài, NHNN có quy định riêng, theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối
với khách hàng (Thái Văn Đại, 2012).
2.2.3.4 Thời hạn cho vay
Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay
cho đến thời điểm trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay đã được thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa NH và khách hàng, Theo quyết định số 1627/2001/QĐNHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ
chức Tín dụng đối với khách hàng.
Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh,
thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả
nợ của khách hàng và mức cho vay của NH (Thái Văn Đại, 2012, trang 62).
2.2.3.5 Lãi suất cho vay
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban
hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Thì mức lãi
suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dựa trên cơ sở cung
cầu và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất
áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa
thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150%
lãi suất cho vay áp dụng trong thời gian cho vay đã được ký kết hoặc điều
chỉnh trong hợp đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 62).
2.2.3.6 Mức cho vay
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 62). Thì mức cho vay là số tiền tối đa
mà NH có thể cho vay đối với phương pháp cho vay từng lần hoặc mức dư nợ
tối đa đối với phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng.
Căn cứ xác định mức cho vay:
 Nhu cầu vay vốn.
24



 Tỷ lệ cho vay/Tài sản đảm bảo.
 Khả năng tài chính của khách hàng.
 Nguồn trả nợ của khách hàng.
 Khả năng nguồn vốn của Ngân Hàng.
 Các giới hạn cho vay theo quy định hiện hành.
2.2.3.7 Các phương thức cho vay
 Phương thức cho vay từng lần (cho vay theo món)
Phương thức này áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn không
thường xuyên, vay vốn theo thời vụ, vay vốn lưu động, vay vốn để bù đắp
những thiếu hụt tài chính tạm thời. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH nơi
cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. (mỗi lần
khách hàng vay phải lập 1 hồ sơ riêng biệt), (Thái Văn Đại, 2012, trang 64).
 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay có nhu cầu thường
xuyên, kinh doanh ổn định. NH và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một
hạn mức tín dụng với số tiền tối đa cho khách hàng, duy trì trong một khoảng
thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh (Thái Văn Đại,
2012, trang 64-65).
 Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi
Là phương thức cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản
chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng đến một hạn mức xác định trong khoảng thời gian nhất định (Thái
Văn Đại, 2012, trang 65-66).
 Cho vay lưu vụ
Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cá nhân ở vùng chuyên canh trồng lúa
và ở các vùng xen canh trồng với các cây trồng ngắn hạn khác.
Điều kiện được xét cho vay gồm: Phải có hai vụ liền kề, dự án, phương
án đang vay có hiệu quả và trả đủ số lãi còn nợ của hợp đồng tín dụng trước.

Mức cho vay: Tối đa bằng mức dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng
trước. Thời hạn lưu vụ không quá thời hạn của một vụ kế tiếp.
 Cầm cố công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá
NH nhận cầm cố công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá của khách
hàng để đảm bảo cho vay hoặc dịch vụ cầm cố, các giấy tờ có giá gồm: Tín
25


×