Tải bản đầy đủ (.doc) (242 trang)

Bài giảng động vật không xương sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 242 trang )

/>%20mon%20hoc.htm

GIỚI THIỆU
Giới thiệu chung về môn học
Kế hoạch môn học
Hướng dẫn học tập
Mục tiêu môn học
Yêu cầu và cách đánh giá
Tài liệu tham khảo

NỘI DUNG
Mở đầu
Chương 1. Động vật nguyên sinh
Chương 2. Ngành Thân lỗ
Chương 3. Ngành Ruột khoang
Chương 4. Ngành Sứa lược
Chương 5. Ngành Giun giẹp
Chương 6. Ngành Giun tròn
Chương 7. Ngành Giun đốt


Chương 8. Ngành chân khớp
Chương 9. Ngành Thân mềm
Chương 10. Ngành Da gai

Thực hành

Seminar

Giới động vật (Animalia) theo quan điểm 4 giới của Takhajant, gồm những sinh
vật nhân thật đơn bào hoặc đa bào, có khả năng di chuyển và đáp ứng với môi trường;


dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng lấy thức ăn hoặc kí sinh.
Giới Động vật vô cùng phong phú và đa dạng về cả số loài, kích thước cơ thể,
lối sống và môi trường sống. Hiện chúng ta biết khoảng 2 triệu loài (chỉ là con số gần
đúng - thực tế nhiều nhà khoa học dự đoán số loài hiện hữu khoảng 5 - 10 loài, và số
loài đã tuyệt chủng thì lớn gấp hàng trăm lần ), chúng phân bố ở tất cả các môi trường
khác nhau (đất, nước, không khí, sinh vật), có loài có kích thước vô cùng to lớn như
cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33 mét), sứa tua dài (dài gần 30 mét), voi châu Phi,...
nhưng cũng có loài rất nhỏ bé, đến nỗi có kích thước hiển vi như các động vật nguyên
sinh - cơ thể chỉ gồm 1 tế bào.
Dựa vào sự có mặt của dây sống hay không người ta chia Giới động vật thành
2 nhóm lớn là:
+ Động vật không xương sống: Có khoảng 21 ngành động vật, trong đó có 6
ngành động vật nguyên sinh (đơn bào), còn lại là động vật đa bào, chúng không có
dây sống. Hệ thần kinh của chúng tiến hóa từ chỗ chưa có, đến có các tế bào thần
kinh, đến dây thần kinh, chuỗi hạch thần kinh, nằm ở cả mặt lưng và bụng.
+ Động vật có xương sống: chỉ có 1 ngành là ngành dây sống, cơ thể có 1 dây
sống rắn hình ống chạy dọc suốt lưng, có nguồn gốc từ lá phôi trong, tồn tại suốt đời ở
nhóm thấp và chỉ có ở giai đoạn phôi đối với nhóm cao. Dây sống, với nhiệm vụ là bộ
xương trong của những loài động vật này, nâng đỡ chúng trong việc di chuyển và bảo
vệ những cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, phổi,... Hệ thần kinh dạng ống (trừ
phân ngành có bao), đặc biệt phát triển và phân hóa ở phân ngành có xương sống,
gồm hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương được bảo vệ
vững chắc trong xượng sọ và cột sống.
Ngoài ra còn có ngành nửa dây sống là một nhóm nhỏ gồm những động vật
sống ở biển, dây sống chưa phát triển chỉ là một nếp ngắn ở vùng gốc vòi do lá phôi
trong làm thành, hệ thần kinh có 1 dây lưng và 1 dây bụng nối với nhau bằng 1 vòng
hầu, chúng đóng vai trò trung gian giữa nhóm động vật không xương và có xương.


Nghiên cứu về Động vật giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về giới, phân biệt

với các giới sinh vật khác, trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng của từng nhóm động vật,
giúp chúng ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa chúng, đồng thời thấy được quá
trình phát triển tiến hóa của chúng từ thấp đến cao.
Học phần Động vật không xương sống là một trong những môn học cơ bản và
quan trọng của ngành CĐ Sư phạm Hóa Sinh. Nó cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản
về các ngành động vật không xương sống, là một bộ phận cơ bản của giới Động vật.
Những kiến thức về Động vật không xương sống không chỉ có ý nghĩa về mặt đào tạo
nghề, giúp sinh viên giảng dạy tốt hơn khi ra trường (Sinh học 7 - THCS), mà còn có
ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày.

1. TÊN HỌC PHẦN: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
a. Mã học phần : ĐVKXS - SH - 4
b. Số tín chỉ: 4 tín chỉ
c. Ngành đào tạo : CAO ĐẲNG SINH – HÓA
d. Trình độ: Sinh viên CĐSP năm thứ nhất ngành Hoá - Sinh (hệ chính
quy)
e. Phân bố thời gian:
- Số giờ lý thuyết: 3 tín chỉ (45 tiết)
- Thực hành: 1 tín chỉ (15 tiết)

2. NỘI DUNG CHÍNH
Hình thức tổ chức dạy học
Nội dung

Mở đầu
1. Khái niệm về ĐVH

Số tiết lên lớp

Số tiết

Số giờ tự

học
Bài tập Thảo luận thực hành
thuyết

2

0,5

0,5

6


2. Đối tượng, nhiệm vụ của ĐVH
3. Sự đa dạng, phong phú của giới ĐV
4. Sự phát triển cá thể của ĐV
5. Lịch sử địa chất và phân bố của giới ĐV
6. Hệ thống phân, cách đặt tên động vật
7. Vị trí của ĐVH

Chương 1. Động vật nguyên sinh
1.1. Đặc điểm chung
1.2.. Hệ thống phân loại
1.2.1. Ngành Trùng chân giả
1.2.2. Ngành Trùng roi

3


0,5

0,5

8

1

0

0

2

3

0,5

0,5

8

1

0

0

2


2

0,5

0,5

6

3

0,5

0,5

8

1.2.3. Ngành Trùng cỏ
1.2.4. Ngành Trùng bào tử
1.3. Nguồn gốc và tiến hoá

Chương 2. Ngành Thân lỗ
2.1. Đặc điểm cấu tạo chung
2.2. Vị trí chủng loại và tiến hoá

Chương 3. Ngành Ruột khoang
3.1. Đặc điểm chung
3.2. Phân loại
3.2.1. Lớp Thủy tức
3.2.2. Lớp Sứa
3.2.3. Lớp San hô

3.3. Nguồn gốc tiến hóa

Chương 4. Ngành Sứa lược
4.1. Đặc điểm cấu tạo chung
4.2. Vị trí chủng loại và tiến hoá

Chương 5. Ngành Giun dẹp
5.1. Đặc điểm chung
5.2. Phân loại
5.2.1. Lớp Sán lông
5.2.2. Lớp Sán lá song chủ
5.2.3. Lớp Sán lá đơn chủ
5.2.4. Lớp Sán dây
5.3. Nguồn gốc tiến hóa

Chương 6. Ngành Giun tròn
6.1. Ngành Giun tròn
6.1.1. Đặc điểm chung
6.1.2. Sinh sản và phát triển
6.1.3. Phân loại Giun tròn
6.1.4. Giun tròn và nguồn gốc kí sinh
6.2. Các ngành động vật có xoang giả khác
6.2.1. Ngành Giun bụng lông


6.2.2. Ngành Giun cước
6.2.3. Ngành Trùng bánh xe
6.2.4. Ngành Giun đầu gai
6.2.5. Ngành Kinorhyncha
6.2.6. Ngành Entoprocta

6.2.7. Ngành Loricifera
6.2.8. Ngành Priapulida
6.3. Giun sán kí sinh và cách phòng tránh
6.4. Quan hệ phát sinh và tiến hóa

Chương 7. Ngành Giun đốt
7.1. Đặc điểm chung
7.2. Phân loại và một số lớp quan trọng
7.2.1. Lớp Giun nhiều tơ
7.2.2. Lớp Giun ít tơ
7.2.3. Lớp Đỉa

4

0,5

0,5

8

6

1

3

20

4


1

1

12

7.2.4. Các lớp khác
+ Lớp Sa sùng
+ Lớp Echiurida
+ Lớp mang râu
7.3. Nguồn gốc và tiến hóa

Chương 8. Ngành Chân khớp
8.1. Đặc điểm chung
8.2. Phân loại
8.2.1. Phân ngành Trùng 3 thùy
8.2.2. Phân ngành có kìm
8.2.2.1. Lớp Giáp cổ
8.2.2.2. Lớp Hình nhện
8.2.2.3. Lớp nhện biển
8.2.2.4. Lớp năm giáo
8.2.3. Phân ngành Có mang: Lớp Giáp xác
8.2.4. Phân ngành Có ống khí
8.2.4.1. Lớp Nhiều chân
8.2.4.2. Lớp Sâu bọ
8.3. Nguồn gốc và tiến hóa

Chương 9. Ngành Thân mềm
9.1. Đặc điểm cấu tạo chung
9.2. Phân loại

9.2.1. Phân ngành Song kinh
9.2.2. Phân ngành Vỏ liền
9.2.2.1. Lớp Vỏ một tấm
9.2.2.2. Lớp Chân bụng
9.2.2.3. Lớp Chân rìu
9.2.2.4. Lớp Chân thùy
9.2.2.5. Lớp chân đầu


9.3. Vai trò
9.4. Nguồn gốc và tiến hóa

Chương 10. Ngành Da gai
10.1. Đặc điểm cấu tạo chung
10.2. Đặc điểm sinh sản và phát triển
10.3. Phân loại
10.3.1. Phân ngành Pelmatozoa
10.3.2. Phân ngành Eleutherozoa
10.3.2.1. Lớp Sao biển

2

0,5

0,5

6

1


0,5

0,5

4

31

6

8

10.3.2.2. Lớp Đuôi rắn
10.3.2.3. Lớp Cầu gai
10.3.2.4. Lớp Hải sâm
10.3.2.5. Lớp Huệ biển
10.4. Tầm quan trọng
10.5. Nguồn gốc phát sinh

Chương 11. Tóm tắt sự phát triển và tiến hóa của giới Động vật
11.1. Sự phân bố của nhóm động vật
11.2. Sự phát triển và tiến hóa của giới động vật
a. Tiến hóa thích nghi của ĐV ở nước
b. Quá trình chuyển từ nước lên cạn
c. Phân bố của cac nhóm kí sinh trên cây phát sinh và biến đổi thích
nghi của ĐV kí sinh

Tổng số giờ lí thuyết

0


90

Bài 1. Thu thập nuôi cấy, quan sát ĐVNS

1,5

3,0

Bài 2. Quan sát và thí nghiệm Trùng giày, nhận biết trùng lông bơi, trùng
sốt rét

1,5

3,0

Bài 3. Quan sát và thí nghiệm ở Thủy tức và một số Ruột khang khác

1,5

3,0

Bài 4. Tổ chức góc sinh giới

1,5

3,0

Bài 5. Quan sát giun dẹp và ấu trùng của sán lá gan và sán bã trầu


1,5

3,0

Bài 6. Giải phẫu giun khang

1,5

3,0

Bài 7. Giải phẫu tôm sông

1,5

3,0

Bài 8. Giải phẫu gián nhà

1,5

3,0

Bài 8. Giải phẫu gián nhà

1,5

3,0

Bài 9. Giải phẫu ốc nhồi


1,5

3,0

Bài 10. Thực tập ngoài thiên nhiên

1,5

3,0

THỰC HÀNH

Tổng số giờ thực hành
Tổng

0

0

0

15

30

31

6

8


15

120


PHẦN SEMINAR:
QUY TRÌNH TỔ CHỨC 1 BUỔI SEMINAR
1. Phân công chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho từng nhóm
2. Các nhóm tiến hành chuẩn bị trước ở nhà
3. Đại diện các nhóm trình bày báo cáo
4. Thảo luận giữa các nhóm về mỗi phần báo báo của từng nhóm
5. Các nhóm tự nhận xét đánh giá, đánh giá lẫn nhau
6. Giảng viên nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận
YÊU CẦU CỦA BUỔI SEMINAR:
Chuẩn bi: Lớp trưởng chia nhóm, tiến hành đăng kí các đề tài và chuẩn bị báo
cáo theo kế hoạch. Chuẩn bị theo nhóm. Ngắn gọn, đầy đủ, có hình ảnh minh họa, thu
thập các số liệu ở địa phương, sưu tầm thêm các thông tin và hình ảnh, phim từ
Internet, ưu tiên các nhóm trình bày báo các bằng PowerPoint.
Trình bày: Mỗi báo cáo trình bày trong 5 - 10 phút. Trình bày cụ thể có tính
thuyết phục, đảm bảo cho các bạn SV trong lớp có thể hiểu được
Thảo luận: Cần có sự đóng góp của các thành viên trong lớp. Vì vậy, tất cả các
thành viên khác cũng phải có sự chuẩn bị. Thảo luận tập trung vào vấn đề vừa trình
bày, không lan man, làm mất thời gian. Những thành viên nào tích cực đặt câu hỏi,
tham gia tranh luận, ... sẽ được tích lũy và cộng điểm vào điểm giữa kì.
Đánh giá: Sau mỗi báo cáo các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để làm
cơ sở cho GV đánh giá điểm thảo luận cho các nhóm
CÁC ĐỀ TÀI SEMINAR:
Chương


Tên đề tài

Tg trình
bày

Mở đầu

1. Trình bày các kiểu phân cắt trứng ở động vật?
2. Trình bày quá trình phôi vị hóa?

5phút/1báo
cáo

1. Trình bày đặc điểm chung và phân loại của ngành
Chương 1. trùng bào tử?
5phút/1báo
Động vật
2. Trình bày vòng đời của trùng sốt rét - cáo
nguyên sinh
Plasmodium?


1. Phân tích những đặc điểm tiến bộ của Ruột khoang
Chương 3. so với ngành Thân lỗ? Đặc điểm nào chứng tỏ chúng là
5phút/1báo
Ngành Ruột động vật đa bào chính thức.
cáo
khoang
2. So sánh lớp thủy tức và lớp sứa? Sứa trong lớp
Thủy tức và sứa trong lớp Sứa có phải là một không?

Chương 5.
Ngành giun
dẹp

1. Trình bày sơ đồ cấu tạo của lớp Sán song chủ?
2. Tìm hiểu các bệnh do giun giẹp kí sinh gây ra?

5phút/1báo
cáo

1. Trình bày tổ chức cơ thể, hoạt động tiêu hóa, thần
Chương 6. kinh của giun tròn?
5phút/1báo
Ngành giun
2. Phân tích vai trò và tác hại của giun tròn đối với tự cáo
tròn
nhiên và con người? Từ đó đưa ra cách phòng chống giun
tròn gây bệnh?
1. Phân tích những đặc điểm tiến hóa của giun đốt so
Chương 7. với các ngành trước nó? Vì sao nói giun đốt là một mốc tiến
5phút/1báo
Ngành giun hóa quan trọng trong ĐVKXS?
cáo
đốt
2. Trình bày các đặc điểm cấu tạo và sinh sản – phát
triển của ngành giun ít tơ
1. Phân tích các đặc điểm tiến hóa và thích nghi của
chân khớp so với các ngành trước? Vì sao chân khớp lại đa
dạng và sống hầu khắp ở tất cả các môi trường?
2. Giải thích cơ chế lột xác ở chân khớp? Phân biệt

biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn? Cho ví dụ?
Chương 8.
3. Trình bày cấu tạo “mắt kép” của chân khớp? So 7phút/1báo
Ngành chân sánh hệ tuần hoàn hở và kín?
cáo
khớp
4. Phân loại, vai trò, tác hại của phân ngành có kìm?
5. Phân loại, vai trò, tác hại của lớp giáp xác?
6. Phân loại, vai trò, tác hại của lớp sâu bọ? Con
người đã lợi dụng những lợi ích đó để phục vụ sản xuất
nông nghiệp như thế nào?
Chương 9.
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo, phân loại, tầm quan 7phút/1báo
Ngành thân trọng của chân bụng?
cáo
mềm
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo, phân loại, tầm quan
trọng của chân rìu?


3. Trình bày đặc điểm cấu tạo, phân loại, tầm quan
trọng của chân đầu?
1. Trình bày các đặc điểm chung của da gai? Vì sao
Chương 10. da gai lại chuyển sang kiểu đối xứng tỏa tròn?
5phút/1báo
Ngành da
2. Trình bày khái quát hệ thống phân loại ngành da cáo
gai
gai?
Chương 11.

1. Phân tích sự tiến hóa của sơ đồ cấu trúc cơ thể của
Phát triển động vật?
5phút/1báo
tiến hóa của
2. Phân tích các đặc điểm tiến hóa thích nghi của cáo
giới động
động vật ở nước?
vật

Bài giảng của chúng tôi thiết kế nhằm mục tiêu cung cấp tài liệu định hướng cho
việc tự học của sinh viên theo quy chế tín chỉ. Sinh viên có thể học ở nhà trước khi lên
lớp, sinh viên có thể truy cập học trực tuyến, trao đổi trực tuyến.
Trên tinh thần đổi mới hiện nay, dạy học tập trung vào người học, dạy phương
pháp học, để tạo cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời. Tự học là
một chiến lược, là nhiệm vụ đào tạo của các trường Đại học hiện nay, chỉ như thế mới
có thể bắt nhịp được với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay - xã hội thông
tin.
Để tự học có hiệu quả, sinh viên phải:
- Đọc qua phần hướng dẫn tự học để định ra cách học tập phù hợp.
- Nghiên cứu kĩ mục tiêu của môn học để nắm được các yêu cầu của bài giảng, từ
đó đặt ra nhiệm vụ cho mình trong quá trình học tập để hoàn thành mục tiêu đó.
- Lướt qua kế hoạch dạy học để nắm được cấu trúc và phân bố thời gian của môn
học.
- Khi nghiên cứu 1 chương cũng phải theo thứ tự là mục tiêu chương, mục lục
tóm tắt ở đầu chương. Sau đó đọc lướt qua toàn bộ các mục của chương và đọc trước
các câu hỏi ở cuối chương. Khi đi vào nghiên cứu từng chương, trước hết phải đọc
lướt qua 1 lần, sau đó đọc sâu, đồng thời tóm tắt lại các ý chính, ghi chép lại hoặc
gạch chân. Từ đó rút ra các khái niệm chính, tổng hợp kiến thức cốt lõi của chương.
Sau mỗi chương đều có các câu hỏi ôn tập, vì vậy các bạn phải tự lập hoàn thành,
hoặc có thể trao đổi nhóm, hoặc hỏi giảng viên nếu cần thiết.



- Hoàn thành các câu hỏi, bài tập cuối môn học. Thông qua các đề tự kiểm tra,
các bạn tự giác căn thời gian làm và tự đánh giá kết quả cho mình, nếu chưa được thì
phải tự học tiếp để làm cho kì được.

1. MỤC TIÊU CHUNG
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
- Trình bày tổng quát về giới Động vật, hệ thống được sơ đồ phân loại sơ bộ
giới Động vật từ thấp đến cao.
- Trình bày được quá trình phân cắt trứng và phát triển phôi của động vật
- Nắm được những kiến thức cơ bản, chủ yếu về các đặc điểm chung của các
ngành Động vật không xương sống.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản, chủ yếu về hình thái cấu tạo, hoạt
động sống, sinh sản, phát triển, ý nghĩa thực tiễn các đại diện của mỗi lớp; kiến thức
về nguồn gốc tiến hoá của mỗi ngành động vật không xương sống để vận dụng vào
giảng dạy phần này ở THCS sau này
- Nắm được nguồn gốc của các ngành Động vật khác nhau.
- Nắm được các kiến thức về phân và phân loại được các Lớp, các Bộ Động vật.
- Phân tích được các xu hướng tiến hóa của động vật không xương sống.
- Rèn luyện được kĩ năng về sử dụng các dụng cụ, thiết bị thực hành, giải phẫu
Động vật, so sánh, phân biệt để nhận biết và phân loại các nhóm, ngành, lớp động vật
khác nhau.
- Rèn luyện cho sinh viên có ý thức yêu nghề, phương pháp học tập và đạo đức
khoa học, có thói quen gìn giữ và bảo vệ môi trường nói chung, động vật quý hiếm
nói riêng.
- Vận dụng vào việc dạy học sinh học ở trường THCS.
- Rèn luyện đức tính kiên nhẫn, cần cù, cẩn thận.
- Nâng cao nhận thức và hành động về việc bảo vệ các loài động vật, góp phần
bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, phát triển môi trường bền vững.

2. MỤC TIÊU CỤ THỂ


MỤC TIÊU BÀI MỞ ĐẦU
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nhận thức được vai trò của giới Động vật nói chung và phần ĐVKXS nói
riêng trong đời sống và trong quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông.
- Trình bày được các giai đoạn phát triển cá thể của động vật đa bào
- Giải thích được các kiểu phân cắt trứng, các kiểu hình thành phôi vị và các
kiểu hình thành lá phôi thứ 3 ở động vật
- Giới thiệu được các vùng phân bố của động vật trên cạn và đại dương
- Giới thiệu được lịch sử địa chất của các ngành động vât
- Phân biệt được các bậc phân loại và đơn vị phân loại
- Trình bày được cách gọi tên động vật
- Giới thiệu được bằng sơ đồ hệ thống các ngành động vật
CHƯƠNG 1
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nắm được vị trí phân loại của Động vật nguyên sinh (ĐVNS)
- Khái quát được các đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.
- Trình bày được cây phân loại của các ngành thuộc nhóm ĐVNS từ đó phân
tích được sự đa dạng của các ngành ĐVNS.
- Trình bày được đặc điểm chung, hoạt động sống của các ngành ĐVNS
- Trình bày được mặt có lợi và có hại của ĐVNS, cách phòng tránh các bệnh do
ĐVNS gây ra.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các ngành ĐVNS.
CHƯƠNG 2
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nắm được vị trí và môi trường phân bố của Thân lỗ
- Trình bày được sơ đồ hệ thống dẫn nước trong cơ thể thân lỗ tương ứng với 3
kiểu cấu trúc: ascon, sycon, leucon và ưu thế của kiểu sycon và leucon trong hoạt

động sống của Thân lỗ.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của các loại tế bào của Thân lỗ, minh
họa bằng hình vẽ các loại tế bào đó.
- Trình bày được 2 kiểu phát triển gặp ở Thân lỗ và cách hình thành chồi trong
khi một số thân lỗ gặp điều kiện sống bất lợi


- Giải thích được vì sao thân lỗ được coi là nhóm động vật cận đa bào.
CHƯƠNG 3
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Xác định được môi trường và hình thức sống chủ yếu của Ruột khoang
- Hiểu được các thích ứng với kiểu bắt mồi chủ động - lần đầu tiên xuất hiện ở
Động vật đa bào.
- Mô tả được cấu tạo các loại tế bào, chức năng và hoạt động của chúng trong
cơ thể ruột khoang.
- Nắm được mốc xuất hiện dần của các mô, mở đầu bằng mô thần kinh, lần đầu
tiên xuất hiện ở động vật đa bào.
- Nêu được ý nghĩa của đối xứng tỏa tròn của cơ thể và khuynh hướng chuyển
sang đối xứng 2 bên trên nền đối xứng tỏa tròn.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính và hữu tính, đặc trưng của ấu trùng
Planula, vòng đời phát triển và hiện tượng xen kẽ thế hệ ở một số Ruột khoang.
- Trình bày được sự phong phú và đa dạng của Ruột khoang ở vùng biển nước
ta, giá trị lí thuyết và thực tế của chúng.
CHƯƠNG 4
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Vẽ được sơ đồ cấu tạo Sứa lược và giải thích thuật ngữ “Sứa lược”?
- Nêu được các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa Sứa lược và Ruột
khoang
- Nêu được sự đa dạng về hình thái và sinh học của Sứa lược.
- Chứng minh được sự xuất hiện kiểu đối xứng hai bên của “Sứa lược bò” trên

nền đối xứng tỏa tròn của “Sứa lược bơi”
CHƯƠNG 5
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nêu được sự đa dạng của ngành Giun dẹp. Giới thiệu được một số Giun dẹp
sống tự do và sống kí sinh ở người và gia súc
- Trình bày được mức độ tổ chức của cơ thể Giun dẹp. Nêu rõ các đặc điểm tiến
bộ hơn và các điểm mới so với ngành Sứa lược và Ruột khoang.
- Trình bày được cấu trúc và hoạt động của nguyên đơn thận


- Trình bày được sơ đồ cấu trúc và hoạt động của cơ quan tiêu hóa ở ngành
Giun dẹp và biến dạng của nó ở các lớp.
- Trình bày được sơ đồ cấu trúc và hoạt động của hệ sinh dục của ngành Giun
dẹp và các biến dạng của nó ở các lớp.
- Giải thích được các hướng biến đổi thích nghi của nhóm Giun dẹp kí sinh, tìm
được các dẫn liệu chứng minh cho các biến đổi đó.
- Giải thích được “luật số lớn” ở Giun dẹp kí sinh.
- Trình bày được vị trí kí sinh, vòng đời và tác hại của các loài Sán lá và Sán
dây kí sinh.
CHƯƠNG 6
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Giải thích được nội hàm của hai từ Nematoda (ngành Giun tròn hiện nay) và
Nemathelhelminthes (– ngành Giun tròn trước đây), lí do của sự khác biệt này.
- Vẽ được sơ đồ cấu tạo của cơ thể Giun tròn và giới thiệu được các phần chính
của các cơ quan của cơ thể
- Định nghĩa được “thể xoang giả” và lí giải được vai trò của thế xoang giả,
tầng cuticun và lớp cơ trong kiểu vận chuyển đặc trưng của Giun tròn.
- Lí giải được đặc điểm phát triển và các kiểu vòng đời phát triển của Giun tròn.
- Nêu được các loài Giun tròn gây bệnh ở người, động vật, thực vật và cách
phòng tránh.

- Nêu được tên của các ngành động vật có thể xoang giả và những sai khác của
chúng so với ngành Giun tròn.
CHƯƠNG 7
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Giải thích được Giun đốt mở đầu cho một mức độ tổ chức mới của động vật.
- Nêu được đặc trưng của thể xoang chính thức của Giun đốt.
- Nêu được sơ đồ cấu trúc của mỗi đốt của Giun đốt.
- Lí giải được đặc điểm của một cơ thể phân đốt và chiều hướng biến đổi của cơ
thể phân đốt.
- Nêu được cấu trúc phần đầu và cấu trúc chi bên của Rươi. Lí giải được đặc
điểm biến đổi của các phần này ở các nhóm của Giun đốt.
- Nêu được sơ đồ cấu trúc và nguyên lí hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần
kinh và hệ bài tiết của Giun đốt và các biểu hiện đa dạng của chúng.


- Trình bày được đặc điểm của phân cắt trứng, sinh sản và phát triển của Giun
đốt. Các biến dạng của chúng.
- Nêu được đặc trưng của ấu trùng Trochophora.
- Nêu được giá trị lí thuyết và thực tiễn của các nhóm Giun đốt
- Nêu được cơ sở của các nghi vấn về vị trí của ngành mang râu, Sá sung,
Echiurada.
CHƯƠNG 8
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nêu được các đặc điểm chung của ngành Chân khớp và biểu hiện cụ thể các
đặc điểm đó trong các lớp của ngành.
- Nêu được các đặc điểm tiến hóa của Chân khớp so với các ngành trước nó.
- Giải thích được các đặc điểm thích nghi của nó với sự đa dạng về số loài và
môi trường sống của Chân khớp.
- Phân loại được đến bộ của các lớp thuộc ngành Chân khớp.
- Nêu được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của ngành Chân khớp đối với

các hệ sinh thái ở nước và cạn.
- Nêu được tầm quan trọng của Chân khớp đối với con người.
CHƯƠNG 9
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nêu được sơ đồ cấu tạo của ngành Thân mềm và các biến dạng của nó gắn với
hình thức sống của các đại diện trong ngành Thân mềm.
- Chứng minh được mối quan hệ giữa Thân mềm và Giun đốt thông qua giải
phẫu so sánh cấu tạo cơ thể và đặc điểm phát triển của Thân mềm.
- Giải thích được sơ đồ cấu tạo của chân bụng và nêu được mối quan hệ phát
sinh của các nhóm chân bụng.
- Giải thích được hiện tượng mất đối xứng cơ thể của phần lớn chân bụng và hệ
quả của nó trên vị trí trái - phải, trước – sau của một số nhóm chân bụng.
- Giải thích được nguyên nhân hình thành Ngọc trai và cơ sở của nghề nuôi trai
lấy ngọc.
- Giải thích được vì sao lớp chân đầu lại không có lớp vỏ ngoài.
- Nêu được vai trò của Thân mềm đối với tự nhiên và con người, nêu được các
ví dụ chứng minh.


- Trình bày được cây phân loại của ngành Thân mềm và sự đa dạng của nó.
CHƯƠNG 10
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Trình bày được các đặc điểm chung của ngành Da gai
- Nêu được đặc trưng về hình thái, cấu tạo và sinh học của Da gai ở giai đoạn ấu
trùng và trưởng thành.
- Chứng minh được nguồn gốc đối xứng hai bên của Da gai.
- Trình bày được đặc điểm hình thái và chức năng của hệ ống nước của Da gai
và các biểu hiện của hệ thống này ở các lớp trong ngành Da gai.
- Trình bày được hình thái và chức năng của hệ máu ở Da gai.
- Trình bày được đặc trưng của hệ thần kinh của Da gai.

- Nêu được hình thái và chức năng của chân ống ở Da gai.
- Nêu được đặc điểm phát sinh của Da gai và chứng minh được Da gai là thành
viên của Động vật có miệng thứ sinh.
CHƯƠNG 11
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nắm được đặc điểm chính của các ngành chưa được đề cập đến ở các chương
trước: Động vật hình tâm, Giun vòi, Có móc, Động vật hình rêu, Tay cuốn, Hà tơ.
Chọn vì trí cho chúng trên cây phát sinh động vật.
- Vẽ và giải thích được cây phát sinh động vật
- Nêu được các yếu tố cấu trúc tạo bước chuyển trong tiến hóa của giới động
vật.
- Trình bày được sơ đồ cấu trúc của các ngành động vật.
- Nêu được các biến đổi thích nghi của động vật biển và động vật nước ngọt.
- Nêu được các biến đổi thích nghi của động vật khi chuyển từ nước lên cạn.
- Nêu được vùng tập trung của động vật kí sinh trên cây phát sinh động vật và
ảnh hưởng của đời sống kí sinh lên hình thái cấu tạo và phát triển của động vật kí sinh

YÊU CẦU


- Sinh viên phải dự lớp ít nhất 80% số giờ lên lớp, 100% giờ thực hành
- Nộp phần tự học, hoàn thành và nộp các bài Seminar trước buổi thảo luận 01
tuần.
- Nghiên cứu bài trước, tìm thêm các tư liệu liên quan
- Chuẩn bị các tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
- Sưu tầm thêm các tài liệu từ mạng Internet
ĐÁNH GIÁ
Điểm cuối khóa được đánh giá tổng hợp cả quá trình học tập, gồm:
- Điểm thường kì: chiếm tỉ trọng 40%, bao gồm điểm kiểm tra thường kì, bài tự
học, seminar và điểm thực hành.

- Điểm thi kết thúc học phần: chiếm tỉ trọng 60%

SÁCH THAM KHẢO:
* Tài liệu chính:

1. Thái Trần Bái (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Động vật không xương sống,
NXB Đại học Sư phạm, 2005 (giáo trình soạn cho Cao đẳng Sư phạm gồm cả thực
hành, Dự án Đào tạo giáo viên THCS).
2. Nguyễn Văn Thuận, Lê Trọng Sơn, 2005, Giáo trình động vật không xương
sống, NXB Giáo dục
* Tài liệu tham khảo thêm:

1. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang, Động vật không xương
sống, NXB Giáo dục, Hà Nội 1969, 1975 (2 tập).
2. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Thực tập động vật không xương sống, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1967.
3. Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Khang, Động vật không xương sống, NXB Giáo
dục, 1998 (giáo trình soạn cho Cao đẳng Sư phạm gồm cả thực hành).
4. Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Sổ tay kiến thức THCS, NXB Giáo dục 1999.
5. Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Sinh học 7, NXB Giáo dục, Hà Nội.


6. Thái Trần Bái, Động vật không xương sống, NXB Giáo dục, 2001 (giáo trình
soạn cho Đại học Sư phạm)

WEB:
(Hướng dẫn khai thác hình ảnh, thông tin từ mạng Internet)
Động vật nguyên sinh:
/>%C3%AAn_sinh
Hình ảnh về ngành Thân lỗ: />q=Porifera&hl=vi&um=1&ie=UTF-8&sa=X&oi=images&ct=title

Ngành Ruột khoang:
1. />2. />Ngành Giun giẹp:
1. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh
2. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Sán lông)
3. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Sán lá song
chủ)
4. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Sán dây)
Ngành Giun tròn:
1. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh
2. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Giun bụng
lông)
Ngành Giun đốt:
1. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh


2. />um=1&hl=vi&sa=X&oi=spell&resnum=0&ct=result&cd=1&q=Polychaeta&spell=1
(Giun nhiều tơ)
3. />um=1&hl=vi&sa=X&oi=spell&resnum=0&ct=result&cd=1&q=Oligochaeta&spell=1
(Giun ít tơ)
3. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp đỉa)
Ngành Chân khớp:
1. (Hình nhện)
2. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp giáp xác)
3. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp nhiều
chân)
4. (Lớp Côn trùng hay sâu
bọ)
5. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Hình ảnh lớp
sâu bọ)
6. (Hình ảnh về côn trùng)

Ngành Thân mềm:
1. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (ngành thân
mềm)
2. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp vỏ nhiều
tấm)
3. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp vỏ 1 tấm)
4. />um=1&hl=vi&sa=X&oi=spell&resnum=0&ct=result&cd=1&q=Gastropoda&spell=1
(Lớp chân bụng)
5. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp chân đầu)


6. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp chân rìu)
Ngành Da gai:
1. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp sao biển)
2. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp đuôi rắn)
3. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp cầu gai)
4. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp hải sâm)
5. />%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp Huệ biển)


MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sau khi học xong chương này, Sinh viên phải:
- Nhận thức được vai trò của giới Động vật nói chung và phần ĐVKXS nói riêng trong đời
sống và trong quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thong.
- Trình bày được các giai đoạn phát triển cá thể của động vật đa bào
- Giải thích được các kiểu phân cắt trứng, các kiểu hình thành phôi vị và các kiểu hình
thành lá phôi thứ 3 ở động vật
- Giới thiệu được các vùng phân bố của động vật trên cạn và đại dương
- Giới thiệu được lịch sử địa chất của các ngành động vât
- Phân biệt được các bậc phân loại và đơn vị phân loại

- Trình bày được cách gọi tên động vật
- Giới thiệu được bằng sơ đồ hệ thống các ngành động vật

1. Đối tượng và nhiệm vụ của động vật học
Động vật là một thành viên rất quan trọng trên trái đất, phong phú và đa dạng. Ngay từ thời
cổ đại loài người đã biết chú ý tới các loài động vật. Động vật học đã ra đời từ những ngày sơ khai
đó, nghĩa là động vật học ra đời chính là do nhu cầu của xã hội loài người.
Động vật học là ngành khoa học nghiên cứu về động vật, và đối tượng của động vật học là
giới động vật.
Nhiệm vụ của động vật học là tìm hiểu nghiên cứu tất cả các đặc điểm hình thái, cấu tạo
sinh lý, sinh thái, phát triển, tiến hóa phân bố, quan hệ của động vật với con người, góp phần vào
sự phát triển bền vững của sinh quyển và bảo vệ sự đa dạng sinh học.

2. Đối tượng, nhiệm vụ của động vật học
- Đối tượng của động vật học là toàn bộ thế giới động vật


- Nhiệm vụ của động vật học là nghiên cứu tất cả các đặc điểm hình thái, cấu tạo sinh lý,
sinh thái, phát triển, tiến hóa phân bố, xác định vị trí vốn có của nó trong các hệ sinh thái, góp phần
vào sự phát triển bền vững của sinh quyển và phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.

3. Sự đa dạng, phong phú của giới động vật
- Số lượng loài rất khó xác định, chỉ có thể đưa ra con số gần đúng (khoảng 2 triệu loài).
Tuy nhiên, theo dự đoán có thể khoảng 5 – 10 triệu hoặc lớn hơn rất nhiều lần loài động vật vật
hiện có, chưa kể các loài đã bị tuyệt chủng.
- Số lượng cá thể trong loài rất lớn nhưng rất khó xác định, nhất là động vật nhỏ và có sức
sinh sản nhanh như châu chấu, muỗi, mối… Tuy nhiên, bằng phương pháp chuyên môn cũng tính
được số cá thể động vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích để tính được số cá thể trong vùng
nghiên cứu.
- Kích thước cơ thể rất bé (động vật nguyên sinh, giun) cho đến những loài có kích thước

cơ thể rất lớn (Voi châu Phi nặng 4 tấn và cao 3 mét, cs Voi Xanh nặng gần 150 tấn và dài 33 mét).
- Ngoài ra, giới động vật còn đa dạng về lối sống và môi trường sống.

4. Sự phát triển cá thể của động vật
4.1. Động vật đơn bào
- Động vật đơn bào sinh sản bằng nguyên phân (trùng roi xanh, trùng chân giả…) thì phát
triển đồng nghĩa với sinh trưởng.
- Một số động vật nguyên sinh có vòng đời phát triển phức tạp hơn, thường xen kẽ nhiều
thế hệ sinh sản vô tính (nguyên phân) với thế hệ sinh sản hữu tính (trùng roi tập đoàn, trùng bào
tử…) nhưng giai đoạn đơn bội thường chiếm phần lớn vòng đời.
4.2. Động vật đa bào
Sinh sản hữu tính là đặc trưng của động vật đa bào. Các giai đoạn của quá trình phát
triển cá thể động vật đa bào sinh sản hữu tính: Phát triển phôi (Sự hình thành tế bào sinh dục và
thụ tinh cho hợp tử, phân cắt trứng, hình thành phôi vị, biệt hóa của các lá phôi thành cơ quan) và
phát triển hậu phôi (hình thành cơ quan đến trưởng thành).
4.2.1. Các giai đoạn phát triển phôi
4.2.1.1. Sự hình thành tế bào sinh dục và thụ tinh cho hợp tử
a. Hình thành tế bào sinh dục đực (tinh trùng)
- Thành ống sinh tinh có chứa một số tế bào biểu mô mầm được gọi là các tinh nguyên bào
(tế bào sinh dục nguyên thuỷ). Khi động vật bước vào tuổi thành thục về tính thì các tinh nguyên
bào tiến hành giảm phân để tạo thành tinh trùng (trải qua hai lần phân bào liên tiếp). Trước khi xảy
ra quá trình giảm phân thì tinh nguyên bào (2n) đã trải qua thời kì sinh trưởng để tạo thành tinh bào
cấp I (2n). Tinh bào cấp I tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để tạo ra hai tế bào con như
nhau được gọi là tinh bào cấp II (n). Tinh bào cấp II tiếp tục phân chia lần thứ hai để tạo ra bốn tinh
tử đơn bội. Các tế bào này không còn phân chia nữa và biến thành những tinh trùng hoạt động,
trong đó có 2 tinh trùng mang NST giới tính X và 2 tinh trùng mang NST giới tính Y. Điều đó nói lên
rằng số lượng hai loại tinh trùng là bằng nhau. Tất cả các giai đoạn hình thành tinh nguyên bào,
tiền tinh trùng và tinh trùng đều xảy ra tại tế bào sertoli. Tế bào này trực tiếp nuôi dưỡng, bảo vệ và
kiểm soát quá trình sinh sản của tinh trùng.
- Tinh trùng có kích thước bé, có khả năng di chuyển, hình dạng khác nhau trong các nhóm

động vật khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có những nét cấu tạo chung thích nghi với chức năng
vận chuyển, thụ tinh và các chức năng sống khác. Các nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử cho
thấy tinh trùng cấu tạo gồm có bốn phần: đầu, cổ, phần giữa và đuôi.
b. Hình thành tế bào sinh dục cái (noãn hay trứng)


- Từ các tế bào sinh dục nguyên thủy hay các noãn bào nguyên thủy phân chia nguyên
nhiễm nhiều lần cho ra các noãn nguyên bào (2n). Các noãn nguyên bào sau một quá trình phân
chia và tăng trưởng cho ra các noãn bào cấp 1 (2n). Các noãn bào cấp 1 bắt đầu phân chia giảm
nhiễm cho ra hai tế bào: tế bào to có thể tích bằng tế bào trứng nên gọi là tế bào trứng (noãn bào
cấp 2 (2)); tế bào nhỏ do cực động vật sinh ra nên gọi là cực cầu (thể cực). Tế bào trứng lại phân
chia lần thứ hai thành tế bào trứng chín và thể cực thứ hai, cùng lúc đó thể cực thứ nhất cũng phân
chia thành hai thể cực. Kết quả tạo ra bốn tế bào trong đó chỉ có một tế bào trứng chín có thể thụ
tinh còn ba tế bào còn lại (ba thể cực) không có khả năng thụ tinh. Đây là sự khác biệt với quá trình
sinh tinh.

Hình 1. Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử ở động vật
- Trứng có kích thước lớn hơn tinh trùng, không di chuyển, thường có hình cầu hay hình
trứng. Cấu tạo trứng: Tất cả trứng đều được bao quanh bởi màng sinh chất. Trừ một số trường
hợp, trứng còn được phủ một lớp màng nữa, tạo nên khi còn ở trong buồng trứng là màng nõan
hoàng. Trứng còn được bao quanh bởi màng trứng thứ ba do các tế bào bao noãn tạo nên như
màng chorion của côn trùng, hoặc do ống dẫn trứng tiết ra màng keo ở lưỡng cư, lòng trắng trứng
gà, màng đá vôi của trứng gà hay vỏ dai của bò sát. Noãn hoàng là chất dự trữ dinh dưỡng trong
trứng.
- Tùy theo số lượng và sự phân bố của noãn hoàng trong trứng mà có thể phân chia ra các
loại trứng sau:
+ Trứng đồng noãn hoàng: lượng noãn hoàng ít, dạng hạt bé và phân tán đồng đều trong
tế bào chất. Ví dụ: trứng của động vật không xương sống, dây sống thấp, động vật có vú.
+ Trứng đoạn noãn hoàng: noãn hoàng nhiều, dạng hạt lớn, tập trung ở cực dinh dưỡng.
Ví dụ: trứng cá, lưỡng cư, bò sát, chim.



+ Trứng trung noãn hoàng: noãn hoàng tập trung ở chính giữa tế bào, còn tế bào chất
tạo thành xung quanh. Ngoài ra, ở trung tâm cũng có một ít tế bào chất chứa nhiều nhân. Ví dụ:
trứng của các loài chân khớp, côn trùng.
c. Sự thụ tinh
Thụ tinh là sự kết hợp giữa noãn (tế bào sinh dục cái) và tinh trùng (tế bào sinh dục đực) để tạo
hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n. Hợp tử là cá thể mới phát sinh và phát triển ở giai đoạn sớm
nhất.
4.2.1.2. Sự phân cắt hợp tử (phân cắt trứng)
- Khi hợp tử đạt tới giai đoạn 2 phôi bào, trứng thụ tinh tiến hành hàng loạt quá trình gián
phân nối tiếp nhau liên tục làm cho số lượng phôi bào tăng lên nhanh chóng. Qua mỗi lần gián
phân, kích thước mỗi phôi bào sinh ra trở nên nhỏ hơn. Giai đoạn phân cắt hợp tử kết thúc khi hợp
tử giống như một cái túi nên gọi là phôi nang và giai đoạn phát triển này của trứng gọi là giai đoạn
phôi nang.
- Các kiểu phân cắt trứng
Dựa vào sơ đồ phân bố các phôi bào, có các kiểu phân cắt sau:
+ Phân cắt tán xạ: Đặc trưng cho động vật có xương sống, da gai, hải miên. Trong phân
cắt tán xạ, những mặt phẳng của các phân cắt kế tiếp đi qua trứng một cách trực giao với nhau và
các phôi bào phân bố đối xứng nhau qua bất kỳ mặt phẳng nào đi qua trục động - thực vật của
trứng. Ví dụ: cầu gai.
+ Phân cắt đối xứng hai bên: thấy ở sứa lược, có bao và không sọ. Trong quá trình phân
cắt các phôi bào sắp xếp đối xứng hai bên.
Trong phân cắt xoắn có sự chuyển dịch các tế bào theo một vị trí tương đối so với trục của
chúng. Mặt phẳng phân cắt không đi qua trục động - thực vật mà lệch đi một góc so với mặt phẳng
xích đạo của trứng. Các phôi bào phân bố không cân xứng mà ít nhiều lần lượt luân phiên nhau.
Dựa vào số lượng và sự phân bố của noãn hoàng, có các kiểu phân cắt sau:
+ Phân cắt hoàn toàn: thấy ở cá lưỡng tiêm và lưỡng cư. Rãnh phân cắt phân chia toàn
bộ trứng, có nghĩa là toàn bộ trứng đều phân cắt.


Hình 2. Các kiểu phân cắt hoàn toàn
+ Phân cắt không hoàn toàn: chỉ có các tế bào ở cực động vật phân cắt còn toàn bộ khối
noãn hoàng ở cực thực vật không phân cắt.


Nếu chỉ có đĩa tế bào chất ở cực động vật phân cắt, kiểu phân cắt được gọi là phân cắt
không hoàn toàn hình đĩa. Ví dụ: cá xương, chim.
Nếu các tế bào ở phần trung tâm của trứng phân cắt sau đó di chuyển ra bề mặt của trứng
thì gọi là phân cắt không hoàn toàn bề mặt. Ví dụ: côn trùng

Hình 3. Các kiểu phân cắt không hoàn toàn
4.2.1.3. Sự hình thành phôi vị
Phôi vị hóa là một quá trình vận động, trong đó các tế bào riêng rẽ, các cụm tế bào hoặc
các khu vực của phôi nang thay đổi cấu trúc và vị trí để tạo nên các lá phôi là mầm mống của các
tổ chức và cơ quan tương lai của cơ thể. Tùy từng nhóm động vật mà giai đoạn phát triển phôi chỉ
dừng lại ở giai đoạn phôi hai lá phôi hay phát triển qua giai đoạn ba lá phôi.
a. Giai đoạn hai lá phôi
- Cấu tạo phôi hai lá: Lá phôi trong và lá phôi ngoài, lá phôi trong giới hạn khoang trống ở
giữa gọi là khoang ruột nguyên thủy. Khoang này mở ra ngoài 1 lỗ gọi là miệng phôi.
- Phương thức hình thành phôi hai lá:
+ Di nhập: Các tế bào tách ra từ thành phôi nang, di nhập vào trong và tạo thành là lá
phôi thứ hai. Phương thức này phổ biến ở sứa.
+ Tách lớp: Các phôi bòa tách thành hai lớp song song tạo hai lá phôi.
+ Lõm vào: Các tế bòa ở cực sinh dưỡng lõm vào bên trong xoang phôi nang như khi ấn
một quả bóng quần vợt.
+ Bao phủ: Chuyển động bao phủ của lớp tế bào bề mặt trùm lấy khối noãn hoàng và
lớp tế bào ở sâu bên dưới.
+ Hội tụ: Sự kéo dài lớp tế bào ở chỗ này và thu ngắn ở chỗ khác.
+ Chuyển động thụ động: Các tế bào bị kéo dọc theo các tế bào khác.



Hình 4. Các cách tạo phôi vị
b. Giai đoạn ba lá phôi
- Cấu tạo phôi ba lá: Lá phôi ngoài, lá phôi trong và chèn giữa là lá phôi thứ ba. Thành
ngoài lá phôi thứ ba nằm dưới lá phôi ngoài gọi là lá vách, thành trong nằm sát lá phôi trong gọi là
lá tạng.
- Phương thức hình thành lá phôi thứ ba:
+ Từ tận bào (nguyên bào thân): Nguyên bào thân phân chia liên tiếp để cho các phôi
bào dồn vào phôi xoang rồi sắp xếp lại thành lá phôi thứ ba.
+ Từ nội bì (từ phần lõm của thành ruột nguyên thủy): Phần lõm của thành ruột nguyên
thủy phát triển, tách ra và chèn giữa hai lá phôi bằng phương thức di nhập, tách lớp hay tạo túi.

Hình 5. Hai cách hình thành lá phôi giữa
4.2.1.4. Sự biệt hóa và phát triển cơ quan
- Sự tạo thành các cơ quan từ lá phôi 1 (lá phôi ngoài): Hình thành phần bọc ngoài cơ thể
(tuyến da, vảy, lông, tầng cuticun…), hệ thần kinh, giác quan, phần trước và sau của ống tiêu hóa.
- Sự tạo thành các cơ quan từ lá phôi 2 (lá phôi trong): Hình thành ruột giữa, các lồi ruột,
tuyến tiêu hóa có liên quan đến ruột giữa.


×