Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

bài giảng giải phẫu so sánh động vật không xương sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 61 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHẪU SO SÁNH
ĐỘNG VẬT
Động vật là một thành viên quan trọng của quả đất do hoạt động sống
thường xuyên và tích cực của nó để sống và phát triển. Do đó con người trong
đấu tranh với thiên nhiên đã thường xuyên va chạm với thế giới động vật bao
quanh. Những hiểu biết về thế giới động vật được tích luỹ và ngày càng được
hoàn thiện bằng các môn học khác nhau, trong đó có giải phẫu so sánh động
vật. Bởi vậy, giải phẫu là một môn sinh học gắn liền với các môn sinh học
khác. Nó nghiên cứu tính đa dạng trong cấu trúc cơ thể và cơ quan động vật,
nghiên cứu những biến đổi trong cấu trúc cơ thể và cơ quan của giới động vật
trong quá trình tiến hoá. Trên cơ sở đó tìm ra các quy luật hình thành và giải
thích các nguồn gốc hình thành của cấu trúc cơ thể và cơ quan động vật, các
lập mối quan hệ chủng loại phát sinh của giới động vật và mối quan hệ chủng
loại phát sinh giữa các nhóm động vật với nhau.
II. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT
1. Động vật đơn bào (Protozoa)
Sau khi sự sống đã xuất hiện trên trái đất, thế giới hữu cơ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ, vươn tới những bước đường mới. Và bước quan trọng đầu tiên
là sự hình thành các cấu trúc tế bào. Đứng riêng về giới động vật mà xét, sự
hình thành tế bào đã dẫn đến hình thành một loại động vật ở bậc đơn giản
nhất của giới động vật là các động vật đơn bào (động vật nguyên sinh).
Phần lớn động vật nguyên sinh là những sinh vật đơn bào, nhưng có một
số đại diện của ngành có dạng tập đoàn được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào.
Các tập đoàn động vật nguyên sinh chỉ là 1 tập hợp tế bào, chưa có sự hình
thành các mô, nên chưa thể coi là các động vật đa bào. Các tập đoàn động vật
nguyên sinh chỉ là các dẫn liệu vạch lại con đường hình thành động vật đa
bào. Từ đó tới các động vật đa bào nguyên thuỷ còn cả một bước nữa. Động
1
vật nguyên sinh là động vật ở bậc thấp nhất trong giới động vật. Bậc tiến hoá
tiếp theo là động vật đa bào.


2. Hải miên – hình ảnh của đa bào nguyên thuỷ
Phần lớn Hải miên là các tập đoàn sống ở biển. Một ít loài sống trong
nước ngọt. Chúng sống bám trên bám trên các giá thể.
Hình dạng thay đổi tuỳ loài: hình giỏ, hình cầu, hình cốc, hình hũ … có
thể chưa phân biệt đầu, đuôi, trái, phải, mặt lưng, mặt bụng, thậm chí không
phân biệt được hậu môn và miệng. Trên cơ thể có nhiều lỗ để cho chất bả
thoát ra ngoài. Một lỗ trên mình tương ứng với một các thể. Như vậy Hải
miên là 1 tập đoàn nhiều cá thể, chứ không phải là một cá thể.
Đứng về mặt cấu tạo cơ thể, Hải miên lại càng đơn giản, không có cơ
quan tiêu hoá, tuần hoàn … rõ rệt. Toàn bộ cơ thể gần như chỉ một tập hợp tế
bào, tuy cũng thành từng lớp, từng tầng nhưng vẫn còn rời rạc, chưa thành
một tổ chức chặt chẽ, các tế bào này lại có thể biến hoá lẫn lỗn từ loại tế bào
này sang loại tế bào khác. Sự phân hoá ra từng loại tế bào của chúng chưa thật
bền vững. Hơn nữa, trong cơ thể Hải miên mới chỉ có các tế bào đảm nhiệm
các chức vụ che chở, tiêu hoá, tuần hoàn, sinh sản …, còn các tế bào thần
kinh thì hoàn toàn chưa có. Vì vậy, Hải miên gần như không thấy có hoạt
2
Hình 1. Một số trùng roi đơn độc và tập đoàn (theo Hicknam)
động thần kinh. Hiện nay, người ta chỉ đặt Hải miên ở vị trí cao hơn tập đoàn
động vật nguyên sinh và có liên hệ chặt chẽ với chúng.
3. Động vật đa bào giả có đối xứng toả tròn (Radiata)
Động vật chưa hoàn chỉnh như Hải miên, nhất định không thể phát triển
mạnh mẽ được. Một bước mới trong sự hoàn chỉnh cấu tạo của động vật là sự
hình thành động vật có đối xứng tỏa tròn (Radiata).
Lấy con Sứa làm thí dụ. Sứa có hình dạng giống như một cái dù; từ các
cơ quan ngoài, như tay Sứa, đến các cơ quan bên trong như ống vị (ống tiêu
hoá - tuần hoàn) các khối tuyến sinh dục, hết thảy đều xếp toả tròn xung
quanh một trục chính đi qua đỉnh dù và thẳng góc với mặt dù. Lối cấu trúc
này có ở nhóm động vật lớn gồm tới 9000 loài, họp thành một ngành động
vật: ngành Ruột khoang.

Đây là bước hoàn chỉnh cấu tạo thứ nhất của động vật. Khác với Hải
miên, ở Sứa với đối xứng toả tròn, thực ra vẫn chưa phân biệt được đầu,
đuôi, phải trái, vì mọi cơ quan xếp đồng đều, quay tròn xung quanh cán dù.
Nhưng tối thiểu ở đây đã có thể phân biệt được hướng trên dưới. Bao giờ con
vật cũng quay mặy lưng lên trên, mặt miệng xuống phía dưới.
3
Kênh dẫn ngoài
Tế bào bao
Gai xương
Osculum
Tế bào cổ áo
Lỗ thoát nước nhỏ
Gai xương
Tế bào lỗ
Xoang giả
Lông nhọn
Osculum
Kênh phóng xạ
Kênh trong
Lỗ sơ cấp
Lỗ lưng
Lỗ thoát nhỏ
Osculum
Phòng
tiêm
mao
Kênh
trong
Lỗ thoát nhỏ
Hình 2. Sơ đồ các kiểu cấu tạo cơ thể của Thân lỗ (theo Hickman)

Từ trái qua phải: Ascon; Sycon; Leucon; Mũi tên chỉ hướng đi của dòng nước.
Như vậy, lần đầu tiên, động vật đa bào ở trong không gian có một vị trí
xác định theo hướng trên dưới. Hơn nữa, trong cấu tạo cơ thể cũng có nhiều
biến đổi đáng kể, đã có sự phân hoá
các loại tế bào khác nhau một cách
khá vững chắc, không biến đổi, như
tế bào biểu mô cơ, tế bào ruột và lần
đầu tiên tế bào thần kinh xuất hiện
đảm bảo cho con vật có khả năng
cảm ứng và dẫn truyền cảm ứng, làm
tăng thêm tính thống nhất của cơ thể.
Ruột khoang còn là biểu hiện của nhóm động vật mà trong sự phát triển
phôi sinh mới chỉ hình thành hai lá phôi: lá phôi ngoài và lá phôi trong. Chưa
có lá phôi thứ ba (lá phôi giữa). Điều này thể hiện tính chất thấp trong cấu tạo
cơ thể của chúng. Cơ thể chỉ mới gồm hai lớp tế bào: lớp thành cơ thể phía
ngoài bọc lấy lớp thành ruột ở trong, giữa hai lớp này chưa hình thành khoảng
trống như các động vật cao sau này. Ngoài ra Ruột khoang thiếu hẳn một loạt
các bộ phận quan trọng khác, như: hệ cơ, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ mạch
máu .v.v… những cơ quan này sau này mới xuất hiện đầy đủ ở các động vật
sau Ruột khoang, các động vật đạt đến bước hoàn chỉnh thứ hai của động vật
đa bào tức là động vật có đối xứng hai bên. Động vật có đối xứng tỏa tròn có
liên hệ với đời sống đứng im một chổ hoặc xoay tròn trong nước.
4. Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria)
Khi các loài động vật hình thành ngày càng nhiều, môi trường sống ngày
càng chật chội, nguồn thức ăn ở từng vùng hẹp cạn dần thì động vật phải đấu
tranh gay gắt với nhau để chiếm lấy phần thắng trong cuộc sống. Rõ ràng là
các động vật sống đứng im một chổ rất bất lợi trong cuộc đấu tranh này. Động
vật đầu tiên phát sinh ở biển. Nhưng dần dần, môi trường biển không thể chứa
hết được lượng động vật ngày càng tăng về số lượng và số loài. Do đó xu
hướng tiến hoá mới ở động vật là phát tán rộng ra các môi trường khác nữa,

4
Hình 3. Sứa ống Physalia phisalis
lên nước ngọt, lên cạn, lên không trung, để tranh thủ chiếm lĩnh nơi ở, các
nguồn thức ăn còn bỏ trống.
Chính từ những yêu cầu bức thiết này của môi trường sống, qua chọn lọc
tự nhiên đã hình thành nên những động vật có đời sống di động tích cực, chủ
động đi tìm mồi và di cư sang môi trường sống mới. Một khi con vật chuyển
sang lối sống di động, nhất định tư thế của con vật trong không gian phải khác
đi, cụ thể là một đầu phải luôn luôn hướng về phía trước, một đầu hướng về
phía sau. Đầu hướng về phía trước nhất định là nơi va chạm nhiều hơn cả. Do
đó, cấu tạo của đầu này cũng phải biến đổi để thích ứng với nhiệm vụ của nó,
tập trung các cơ quan cảm giác, phát triển hạch não về phía đầu, toàn bộ hình
dạng ngoài cũng biến đổi. Mặt khác, lỗ miệng cũng dần dần dịch chuyển về
phía đầu để đón lấy thức ăn trên con đường di động. Như vậy, ở động vật đã
phát sinh đầu – đuôi rõ ràng.
Một biến đổi nữa trong cấu trúc cơ thể do đời sống di động của động vật
là: trong khi di động như vậy, nhất định một mặt phải áp xuống đáy, lên vách
tựa, mặt này dần dần dẹp hẳn xuống và trở thành mặt bụng của động vật, còn
mặt đối diện là mặt lưng. Nhưng ở động vật đã phân biệt mặt lưng, mặt bụng,
phía đầu, phía đuôi thì cũng đồng thời xác định được bên phải, bên trái. Động
vật bây giờ đã chuyển sang một cấu trúc mới đó là đối xứng hai bên. Cấu trúc
đối xứng hai bên là cấu trúc có ở đa số động vật đa bào cao, còn sống hiện
nay. Cấu trúc đối xứng hai bên có liên hệ với sự kiện của động vật, từ bỏ lối
sống đứng im chuyển sang lối sống di động tích cực bò dưới đáy. Và một khi
đã hình thành, nó ngày càng tỏ ra thích ứng và thận lợi cho sự di động của
động vật; sự sắp xếp đều đặn, cân bằng các cơ quan, lại càng giúp cho sự di
động của động vật được dễ dàng hơn. Chính vì vậy, cấu trúc đối xứng hai bên
cho đến nay vẫn là cấu trúc chiếm ưu thế trong toàn thể động vật đa bào.
Sau này còn có một bọn động vật đa bào trở lại cấu trúc đối xứng toả
tròn, đó là nhóm động vật da gai, như cầu gai, sao biển. Đối xứng toả tròn này

có liên hệ với sự chuyển sang đời sống đứng lần thứ hai của động vật da gai
5
gây nên. Nguyên thuỷ, tổ tiên của của động vật da gai vẫn là động vật có đối
xứng hai bên và sống dời sống di động. Trong số các động vật da gai, có Hải
sâm, sau khi trở lại đối xứng tỏ tròn lần thứ hai như các động vật da gai khác,
rồi trở lại đời sống di động dưới đáy, thế là lần thứ hai cơ thể trở về cấu trúc
đối xứng hai bên của tổ tiên lúc đầu. Đây là một ví dụ điển hình về mối liên
hệ gữa cấu trúc cơ thể với lối sống đứng im hay di động ở động vật và cũng là
một ví dụ về tính chất diễn biến phức tạp của cấu trúc cơ thể hai, ba lần thay
đổi trên con đường tiến hoá lịch sử.
Cùng với sự xuất hiện đối xứng hai bên ở cấu trúc cơ thể, trong cấu tạo
của các động vật này cũng có những biến đổi lớn. Đặc biệt là sự hình thành lá
phôi thứ ba đưa tới sự hình thành hàng loạt các cơ quan mới như hệ cơ, hệ
sinh dục, xoang cơ thể… làm phức tạp các cơ quan bên trong rất nhiều. Điều
này đáp ứng với yêu cầu mới của lối sống hoạt động tích cực của động vật.
Bước hoàn chỉnh thứ hai trong lịch sử tiến hoá của động vật rất quan
trọng. Trên cơ sở đối xứng hai bên của cơ thể, động vật đa bào lại có khả năng
tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt tới một giai đoạn mới của lịch sử tiến hoá động
vật, giai đoạn của hiện tượng phân đốt và phát sinh chi bên của cơ thể.
5. Động vật phân đốt và có chi bên
Những động vật đa bào có đối xứng hai bên đầu tiên chưa cớ phân đốt.
Điển hình cho nhóm này là Giun dep và Giun tròn. Cơ thể có cấu tạo chưa
thật hoàn chỉnh, chúng hãy còn một số cơ quan “vô tổ chức”. Ví dụ những sợi
lông tơ mọc phủ đầy mặt ngoài cơ thể chưa theo một trật tự nào cả.
Trong bước phát triển mới này, các cơ quan còn sắp xếp vô trật tự trong
cơ thể con vật có khuynh hướng sắp xếp trật tự lại, theo trục cơ thể. Việc sắp
xếp trật tự lại các cơ quan trong cơ thể nhất định giúp cho cơ thể con vật cân
đối hơn trong không gian, linh hoạt, thuận lợi hơn trong khi di chuyển.
Việc sắp xếp trật tự các cơ quan bên ngoài sẽ kéo theo cả hiện tượng trật
tự hoá các nội quan bên trong. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản,

6
dẫn đến hiện tượng phân đốt cơ thể động vật. Hiện tượng giải phẫu phân đốt
cũng chỉ là bước phát triển, trong hướng tiến hoá chung của động vật là
không ngừng đạt tới khả năng sống cao nhất: cấu
trúc cơ thể từ vô hướng, đến đối xứng toả tròn, đối
xứng hai bên rồi đến phân đốt.
Hiện tượng phân đốt, trước hết giúp cho
con vật vận chuyển linh hoạt. Nhưng hiện
tượng phân đốt có thể không chỉ có ý nghĩa
như vậy. Đi sâu vào cấu tạo cơ thể của nhóm
động vật phân đốt ta thấy mỗi đốt có đầy đủ cả một
hệ thống cơ quan: một đôi hạch thần kinh, một đôi thận, một phần tim, một hệ
thống cơ, một phần thể xoang cơ thể… có đầy đủ khả năng độc lập thích ứng
với môi trường xung quanh như một cơ thể riêng biệt. Cơ thể phân đốt vừa là
một (toàn bộ cơ thể) lại vừa là nhiều (các đốt).
Ở Giun dẹp, Giun tròn, chưa phân đốt chỉ có hiện tượng một cơ thể toàn
bộ thích ứng và biến đổi theo một hướng nhất định. Nhưng ở động vật phân
đốt, ngoài hiện tượng thích ứng và biến đổi của toàn bộ cơ thể, còn có hiện
tượng thích ứng và biến đổi của từng phần cơ thể, của các đốt; sự biến đổi của
từng phần cơ thể này nhiều khi lại theo chiều hướng khác nhau, dẫn tới sự
hình thành các phần khác nhau trên cơ thể như đầu, ngực, bụng….
Hoạt động sống của động vật phân đốt linh hoạt và phức tạp hơn nhiều.
Hiện tượng phân đốt đã cung cấp thêm cho động vật nhiều khả năng thích ứng
mới, là cơ sở cho chiều hướng phát triển sau này của động vật.
Cùng với hiện tượng phân đốt cơ thể, là hiện tượng chi bên, cơ quan vận
chuyển chính thức của động vật. Sự phát triển chi bên (chân) cũng là một
bước phát triển mới mẻ ở động vật, đáp ứng yêu cầu của môi trường sống đòi
hỏi động vật trong điều kiện sống ngày càng khó khăn, phải tận dụng hơn nữa
môi trường sống, không phải chỉ hoạt động trong nước mà còn ở dưới đáy và
7

Hình 4. Hình dạng ngoài
Pheretima aspergillum
A. Nhìn phía lưng
B. Nhìn phía bụng;
trên cạn. Yêu cầu này không thể thực hiện được nếu không có sự xuất hiện
của chi bên.
Hiện tượng biến đổi chi bên thành chân đã dẫn đến sự hình thành cả một
ngành động vật lớn, ngành Chân khớp.
Đồng thời với dự biến đổi của chi bên, ở động vật Chân khớp còn có sự
phân hoá đốt trong cơ thể. Do đó đưa đến sự phân hoá cơ thể thành từng phân
khác nhau: đầu, ngực, bụng riêng rẽ và khác nhau về cấu tạo cũng như chức
phận. Sự xuất hiện hiện tượng phân đốt cơ thể và chi bên đã hình thành một
ngành động vật mới: Giun đốt.
Động vật phân đốt và có chi bên là bước tiến hoá tột cùng của động vật
không xương sống
II. NHỮNG QUY LUẬT TIẾN HOÁ CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT
1. Tiến hoá tiến bộ
Tiến hoá tiến bộ là những biến đổi về mặt tổ chức, cấu tạo để nâng cao tổ
chức, cấu tạo cơ thể động vật lên mức cao hơn, đồng thời tăng thêm lực sống
cho động vật trong những môi trường mới và mở ra những khả năng phát
triển xa hơn.
8
Hình 5. Sự phân đốt và phần phụ ở các nhón động vật chân khớp khác nhau (theo Storer)
I. Giáp xác; II. Côn trùng; III. Nhện; IV. Chân môi; V. Chân kép; VI. Có móc
A. Râu; M. Miệng; G. Lỗ sinh dục; P. Hậu môn; PG. Lỗ niệu sinh dục
II III IV V VI
Kết quả của tiến hoá tiến bộ là tạo ra hàng loạt các lớp và các ngành mới
trong hệ thống phân loại động vật. Ví dụ: sự biến đổi vây ở cá thành chi có
ngón nhưng vẫn còn màng nối giữa các ngón ở lưỡng cư đã tạo điều kiện cho
lưỡng cư thích nghi với điều kiện sống vừa trên cạn, vừa dưới nước.

2. Tiến hoá thoái bộ
Tiến hoá thoái bộ còn gọi là thoái bộ hình thái sinh lý toàn năng. Xảy ra
khi động vật chuyển sang đời sống kí sinh hoặc định cư. Đời sống này ít vậ
động, do đó một số cơ quan tiêu giảm,: như cơ quan vận động, giác quan…
đồng thời phát triên các đặc điểm khác, như: vỏ cuticun, giác bám… kết quả
là xuất hiện hàng loạt nhóm Giun Sán kí sinh.
3. Thích nghi hẹp
Hướng tiến hóa này cũng có sự biến đổi cấu tạo cơ thể, nhưng chỉ giúp
cho cơ thể thích ứng với một môi trường nhất định. Nếu động vật càng thích
ứng với môi trường sống cố định của mình thì càng bó hẹp mình vào 1 con
đường riêng biệt và ngày càng cách xa con đường tiến hoá chung của sinh giới.
Thích nghi hẹp chỉ làm cho con động vật biến đổi khác đi chứ không
nâng cao về tổ chức và cấu tạo và không tạo cho cơ thể những khả năng để
sẵn sàng thích ứng với môi trường mới. Xét cho cùng, thích nghi hẹp lại ngăn
chặn khả năng tiến hoá của động vật. Động vật thích nghi hẹp chỉ biến đổi
trong cấp độ của mình.
4. Mối quan hệ giữa các quy luật trong sự tiến hoá của động vật
Trong lịch sử tiến hoá của động vật, cả 3 hướng tiến hoá này đan xen với
nhau. Ngay từ những nhóm động vật đơn giản cũng có sự tiến hoá tiến bộ hoặc
tiến hoá thoái bộ để tạo nên những bậc động vật tiến bộ hơn hoặc thoái bộ hơn.
9
Sau này, ngay trong cùng một bậc cũng có thể xảy ra 2 hiện tượng đồng
thời. Hoặc tiếp tục đạt tới nhũng tiến bộ hình thái mới để tạo ra những bậc
động vật mới. Hoặc đi vào thích nghi hẹp tạo thành một dòng khác cùng song
song biến đổi và tồn tạo cho đến ngày nay.
IV. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT
Từ khi ra đời tới nay, động vật đã trải qua nhiều bậc tiến hoá, cứ mỗi bậc
lại có những biến đổi thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Nhờ đó mà
dần dần hình thành nên toàn bộ các loài động vật đông đảo, đa dạng, muôn
hình muôn vẻ ngày nay.

Căn cứ các đặc điểm giống và khác nhau, suy luận trên các dẫn liệu về
phôi sinh học, cổ sinh vật học, tế bào học và hoá sinh học người ta sắp xếp
các động vật vào từng giống, từng họ, bộ… Toàn bộ hệ thống sắp xếp nhằm
xác định mối quan hệ họ hàng xa hay gần gữa các loài động vật gọi là hệ
thống phân loại động vật.
Qua nhiều thời kỳ, với các dẫn liệu mới được bổ sung, hệ thống phân loại
động vật có những điều chỉnh mang tính chính xác cao hơn. Hệ thống phân
loại được dùng trong giáo trình này là:
GIỚI ĐỘNG VẬT (ANIMALIA)
Phân giới động vật nguyên sinh (protozoa)
Động vật nguyên sinh có lông bơi
Ngành trùng lông bơi (ciliphora)
Động vật nguyên sinh có chân giả
Ngành trùng biến hình (amoebozoa)
Ngành trùng lỗ (foraminifera)
Ngành trùng phóng xạ (radiozoa)
Ngành trùng mặt trời (heliozoa)
Động vật nguyên sinh có roi bơi
Ngành archaezoa (động vật cổ)
Ngành trùng roi động vật (euglenozoa)
Ngành trùng roi giáp (dinozoa)
Ngành trùng roi cổ áo (choanozoa)
10
Động vật nguyên sinh có bào tử
Ngành trùng bào tử (sporozoa)
Ngành trùng vi bào tử (microsporozoa)
Ngành trùng bào tử gai (cnidosporozoa)
Phân giới động vật đa bào (metazoa)
Động vật thực bào (phagocytellozoa)
Ngành động vật hình tấm (placozoa)

Động vật cận đa bào (parazoa)
Ngành thân lỗ hoặc Hải miên (porifera hoặc spongia)
Động vật đa bào (eumetazoa)
Động vật có đối xứng toả tròn (radiata)
Ngành Ruột khoang (coeleterata)
Ngành sưứa lược (ctenophora)
Động vật có đối xứng hai bên (bilateria)
Động vật chưa có thể xoang (acoelomata)
Ngành Giun dẹp (plathelminthes)
Ngành Giun vòi (nemertini)
Động vật có thể xoang giả (pseudocoelomata)
Ngành Giun tròn (nematoda)
Ngành Giun cước (nematomorpha)
Ngành Giun bụng lông (gastrotricha)
Ngành kinorhyucha
Ngành priapulida
Ngành loricifera
Ngành trùng bánh xe (rotatoria)
Ngành Giun đầu gai (acanthocephala)
Động vật có thể xoang (coelomata)
Động vật có miệng nguyên sinh (protostomia)
Ngành thân mềm (mollusca)
Ngành Giun đốt (annelida)
Ngành có móc (onychophora)
Ngành Chân khớp (arthopoda)
Ngành động vật hình rêu (bryozoa)
Ngành động vật tay cuốn (brachiopoda)
Động vật có miệng thứ sinh (duterostomia)
11
Ngành da gai (echinodermata)

Ngành hàm tơ (chaetognatha)
Ngành nửa dây sống (hemichordata)
Ngành dây sống (chordata)
12
Hình 6. Sơ đồ quan hệ phát sinh của các ngành động vật (theo Thái Trần Bái)
V. KHÁI NIỆM VỀ GIẢI PHẪU SO SÁNH
1. Cơ thể và cơ quan
Cơ thể là một thực tại khách quan mang sự sống có đặc tính của vật chất
như đặc tính về hình thái học, sinh lý học. Cơ thể cùng với môi trường làm
thành một thể thống nhất, trừ một số siêu vi trùng tách khỏi môi trường, sống
tiềm sinh được. Mội cơ thể sống đều có sự trao đổi chất dù cơ thể đó đơn bào
hay đa bào. Trong suốt thời gian sống, trong cơ thể luôn tiến hành hai quá
trình liên hệ mật thiết với nhau: sự đồng hoá và sự dị hoá.
Trong quá trình tiến hoá, thế giới sinh vật càng phát triển, cơ thể sinh vật
ngày càng phức tạp hoá và ngày cầng cóp sự phân hoá hay chuyên môn hoá
của các tế bào. Mỗi tế bào biến đổi theo một hướng để phục vụ một chức
phận xác định. Tập hợp các tế bào chuyên hoá theo một hướng chuyên biệt
gọi là mô (tissue). Các mô khác nhau đã biệt hoá để đảm nhận một chức năng
nhất định gọi là cơ quan (organ). Như vậy cơ quan là một phần của cơ thể
mang những chức phận nhất định. Mỗi cơ quan có một chức phận riêng,
nhưng cũng có những cơ quan mang nhiều chức phận. Như tay của người để
cầm nắm công cụ lao động là chính, ngoài ra còn dùng để bơi, để cảo giác…
nhiều cơ quan cùng chức phận làm thành hệ thống cơ quan. Hình dáng, cấu
tạo của hệ thống cơ quan liên hệ chặt chẽ với chức năng của chúng. Các cơ
quan của động vật đã biến đổi qua một quá trình lịch sử tiến hoá lâu dài. Có
những cơ quan cố định ở dạng trưởng thành làm chức phận cố định. Có những
cơ quan chỉ xuất hiện tam thời trong giai đoạn phát triển phôi. Có những cơ
quan tiến hoá, nghĩa là cấu tạo ngày càng hoàn thiện, phức tạp hoá. Song cũng
có những cơ quan thoái hoá hoặc tiêu giảm, nghĩa là cấu tạo ngày càng đơn
giản hoặc mất hẳn. Có những cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng

nguồn gốc phát sinh. Và cùng có một ý nghĩa hình thái học. Như các phần
phụ ở Giun đốt và phần phụ của Chân khớp. Đa số các cơ quan tương đồng
đều có chức phận khác nhau. Còn các cơ quan tương tự là những cơ quan
cùng làm một chức phận nhưng có cấu tạo khác nhau. Như mắt của Côn trùng
13
và mắt của chim. Những cơ quan tương tự có được trong thiên nhiên là do
hiện tương thích ứng hẹp của các động vật khác nhau với môi trường.
2. Sự tiến hoá của hệ thống cơ quan
Tổ chức cơ thể của động vật đa bào đi từ tế bào, mô, cơ quan và hệ cơ
quan. Ở động vật đa bào bậc thấp, một cơ quan giữ nhiều chức phận khác
nhau. Ở động vật đa bào bậc cao, các cơ quan có chức phận riêng biệt. Cơ
quan làm nhiệm vụ thống nhất các hoạt động của cơ thể đó là hệ thần kinh và
cảm giác. Cơ quan giữ chức năng nâng đỡ là hệ cơ, xương. Cơ quan làm
nhiệm vụ sinh sản là hệ sinh dục.
Cấu trúc cơ thể của động vật hiện nay là kết quả của cả một quá trình tiến
hoá lâu dài, bắt đầu bằng sự phân chia cơ quan và chức phận. Con đường tiến
hoá của các cơ quan là sự phân chia. Song sự phân chia lại phụ thuộc vào cơ
quan khác. Ví dụ như sự phân chia của các phần ruột phụ thuộc vào sự phát
triển của mạch máu. Song song với quá trình phân chia có quá trình tổng hợp,
vì thế đã hình thành nên hệ thần kinh chỉ huy chung.
Cấu tạo của các cơ quan liên hệ với các chức phận. Có những chức phận
chính dần mất đi và phát triển chức phận phụ. Do hoàn cảnh sống thay đổi,
một chức phận vốn là thứ yếu đã trở thành chủ yếu, làm cho cấu tạo cơ quan
biến đổi. Nhiều động vật có vú ở cạn có thể bơi lội trong các trường hợp cần
thiết, nghĩa là chân có chức năng chính là đi, còn chức năng phụ là bơi. Tuy
nhiên những động vật có vú thích nghi với đời sống ở nước như cá voi, chó
biển, báo biển có chi trước biến đổi thành tay chèo, do đó chúng bò trên cạn
rất khó. Cơ quan ngày càng phức tạp và hoàn thành nhiệm vụ tích cực hơn
khối lương công việc vao hơn mà đỡ tốn năng lượng hơn. Đó là sự tiến hoá
của các hệ cơ quan.

Sự phát triển của cơ quan đi đôi với sự phát triển cả chức phận chính và
chức phận phụ. Song có những cơ quan chỉ phát triển những chức phận hẹp
để thích nghi với môi trường hẹp gọi là sự chuyên hoá. Như chi của ngựa chỉ
phát triển để chạy. Cũng có những cơ quan thoái hoá khi chức phận đó không
14
còn nữa thì cơ quan đó mất đi hoặc tiêu giảm chỉ còn lại di tích. Như chi sau
của rắn và trăn.
Sự xuất hiện cơ quan mới là phải dựa trên các cơ sở của các cơ quan có
trước, cơ quan cũ do sự phân hoá mà hình thành cơ quan mới. Ngoài ra, trong
quá trình biến đổi chức phận của cơ quan động vật còn gặp quy luật thay thế
cơ quan (kleinenberg). Đó là hiện rượng một cơ quan tiêu giảm đi và được
thay thế bởi một cơ quan khác về nguồn gốc nhưng vẫn giữ chức phận của cơ
quan bị tiêu giảm. Như sự thay thế hệ tuần hoàn bằng hệ tuần hoàn giả ở đỉa
(hirudinea). Sự thay đổi này có thể xảy ra đồng thời, nghĩa là khi cơ quan này
tiêu giảm thì cơ quan khác thay thế đã ra đời. Nhưng chũng có thể thay thế
không đồng thời, như hậu đơn thận đã mất, những hệ thống malpighi ở Chân
khớp vẫn chưa xuất hiện.
Mối quan hệ giữa phát triển cá thể và phát sinh chủng loại
Cơ thể sống là một thể tồn tại khách quan, luôn vận động và phát triển. Sự
phát triển của sinh giới bao gồm hai quá trình: quá trình phát sinh chủng loại và
quá trình phát triển cá thể. Hai quá trình này có quan hệ mật thiết với nhau.
Phát triển cá thể (ontogenesis) là quá trình phát triển của sinh vật từ
trứng được thụ tinh đến trưởng thành (quá trình hình thành các cá thể của
loài).
Phát sinh chủng loại (phylogenesis) là quá trình hình thành các loài, nói
cách khác, đó là quá trình hình thành và phát triển của một nhánh trong cây
phát sinh sự sống, từ một loài tổ tiên tạo nên những loài thuộc một nhóm phân
loại nhỏ hoặc lớn.
Quá trình phát sinh chủng loại do điều kiện môi trường quyết định, các động
vật biến đổi dần dần từ các dạng đơn giản đến các dạng có cấu tạo phức tạp.

Sự phát triển các thể ở động vật đa bào có nét đặc biệt là liên tục phân
hoá, nghĩa là dận dà tăng cường sự đa dạng về cấu trdúc và chức năng trong
quá trình phát triển. Sự phân hoá này diễn ra chủ yếu trong thời kỳ phôi.
15
Trong khi đó, ở thực vật, sự phân hoá lại diễn ra chủ yếu ở giai đoạn hậu
phôi. Nhờ sự phân hoá về cấu trúc, chức năng mà cơ thể ở rộng khả năng
phản ứng truớc môi trường. Và trong quá trình phát triển cá thể thì đặc điểm
khác nhau càng về sau càng rõ.
Theo quy luật Hécken thì quá trình phát triển cá thể lặp lại một cách ngắn
ngủi quá trình phát sinh chủng loại. Tuy nhiên không nên hiểu là sự phát triển
các thể lặp lại đúng trình tự của các giai đọn trong lịch sử phát sinh chủng loại
một cách cứng nhắc.
Hécken cho rằng có hai quá trình là quá trình lặp lại các đặc điểm của tổ tiên
và quá trình phát triển xa tổ tiên do sự thích nghi của phôi với điều kiện sống.
Tóm lại, sự phát sinh chủng loại có liên quan đến sự phát triển cá thể và
ngược lại, quá trình phát triển các thể quyết định quá trình phát sinh chủng loại.
********************
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Đối tượng, nhiệm vụ và nội dung môn giải phẫu so sánh động vật học là gì?
2. Các bước phát triển của giới và đã diễn ra như thế nào?
3. Trình bày những quy luật tiến hoá chung của giới động vật.
4. Trình bày mối quan hệ giữa phát triển cá thể và phát sinh chủng loại.
16
CHƯƠNG II VỎ DA
Da là lớp bọc ngoài cơ thể động vật, giới hạn cơ thể với môi trường và có
chức năng liên hệ giữa cơ thể với môi trường. Chức năng chủ yếu của da là
che chở và bảo vệ. Đồng thời da cũng có chức năng hô hấp và vận động.
Ngoài ra da còn tham gia bài tiết, điều hoà thân nhiệt.
Da có hai lớp: biểu bì ở ngoài và bì ở trong
I. Biểu bì (Epidermis)

Biểu bì có nguồn gốc từ lá phôi ngoài (ectoderm). Là lớp tế bào hoặc mô
phía ngoài của động vật, thường dùng để bảo vệ cho các tế bào và mô ở phía
dưới, đảm bảo cho cơ thể không bị thấm nước. Ở các động vật không xương
sống, tầng biểu bì chỉ có một lớp tế bào. Động vật có xương sống, tầng bì
thường gồm một vài lớp tế bào tạo thành lớp ngoài của da. Bề mặt của biểu bì
bị mòn dần đi và lại được tái tại do sự sinh trưởng của những tế bào mới của
lớp malpighi ở ngay phía dưới.
1. Động vật nguyên sinh
Biểu bì đơn giản nhất là lớp ngoại chất hay màng phim (pellicula), tạo
nên hình dáng ổn định của cơ thể và chống lại các tác động cơ học. Ngoài ra
biểu bì còn có chức năng vận động. Nhóm sống kí sinh, cơ thể thiếu bộ xương
và vỏ bọc. Ở các loài sống tự do, cơ thể được bao quanh bởi một lớp vỏ đóng
vai trò bảo vệ như vở của trùng Amíp, trùng lỗ có vỏ. Cấu trúc lớp vỏ và
thành phần hoá học của chúng khác nhau ở các nhóm: lớp keo (volvox); lớp
sừng, lớp cellulosez (Trùng roi thực vật); SiO
2
, SrSO
4
(Trùng phóng xạ)… bộ
xương của Trùng phóng xạ còn góp phần làm giảm tỉ trọng cơ thể là một đặc
điểm thích nghi để nổi trên mặt nước.
Xương của trìng phóng xạ cũng là những hoá thạch chỉ thị dung để xác
định tuổi của các loại địa tầng.
17
Ở nhiều Trùng có lỗ xuất hiện lớp vỏ hữu cơ có liên kết với những hạt
cát. Còn tuyệt đại đa số chúng vỏ có ngấm CaCO
3
. Vỏ có thể chỉ gồm một
ngăn, nhưng thường nhiều ngăn.
Trùng có lỗ sống nổi, trên vỏ có những gai rất dài, mọc toả ra xung

quanh làm tăng diện tích tiếp xúc của vỏ với mặt nước.
2. Hải miên (bọt biển)
Biểu bì nguyên thuỷ là một lớp ngoại sinh chất rất mỏng ngăn cách môi
trường ngoài với trung chất.
3. Ruột khoang và Sứa lược
Đã bắt đầu có môm biểu bì gồm một lớp tế bào có tơ, ngoài có vỏ
cuticun. Tầng bì mang tơ, thoái hoá đần và chức phận vận động chuyển dần
cho yếu tố cơ bì.
4. Các ngành Giun
Biểu bì có cấu tạo khá phức tạp. Giun dẹp, biểu bì còn tơ (lông bơi), tiêu
giảm khi chuyển sang đời sống kí sinh. Dưới biểu bì có tầng cơ phát triển.
Biểu bì của chúng gắn chặt với tầng cơ ở phía dưới. Ở Giun tròn và Giun đốt
lớp biểu bì đã tách rời hoàn toàn lớp cơ, tạo thành nghững túi cơ da, làm
nhiệm vụ vận động.
Giun dẹp sống kí sinh, ngoài cùng có lớp cuticun mỏng. Giun tròn có lớp
cuticun dày, có rác dụng chống lại các tác dụng cơ học và dịch tiêu hoá của
vật chủ. Sự hình thành lớp vỏ cuticun dày đã ảnh
hưởng đến cách di chuyển của Giun tròn và
chúng lớn lên phải qua các lần lột xác.
Ở Giun đốt, biểu bì có tơ rung động chỉ gặp
ở những nhóm thấp. Tế bào biểu bì ở Giun đốt
còn tiết ra một lớp cuticun mỏng trong suốt để
bảo vệ cho cơ thể khỏi bị khô.
18
Hình 7. Cắt ngang phần thân của
giun ít tơ (theo Hickman)
Cuticul
Lông
Biểu bì
Cơ vòng

Cơ dọc
Cơ giãn
Biểu mô
thể xoang
Cơ co
Tế bào tiết
5. Chân khớp
Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong một bộ xương cứng bằng cuticun do
biểu mô ở bên dưới tiết ra. Cuticun bao gồm một lớp sáp không thấm nước ở
ngoài, một lớp cứng ở giữa và một lớp mềm dẻo ở bên trong bằng kitin. Kitin
là thành phần phổ biiến của vỏ cơ thể Chân khớp. Đó là một polysaccarit có
nitơ (polyaxetyl glucozamin). Thuỷ phân bằng axit đậm đặc ở nhiệt độ tương
đối cao nó sẽ bị phân tích và cho glucozamin, đường, axit béo (nhất là axit
axetic). Kitin có màu trắng, đàn hồi và không thấm nước. Kitin ở một vài chổ
thì mỏng, như ở Chân khớp ở giữa các đốt thân, đã làm cho cuticun có thể
uốn cong được.
Lớp vỏ cơ thể chống được sự mất nước, dịch hại và làm chổ dựa cho các
mô mềm bên dưới. Nhưng cũng có những bất lợi: vận động của cơ thể cũng ít
nhiều hạn chế và mỗi lần lớn lên là một lần lột lớp vỏ ngoài và phát triển một
lớp vỏ khác theo chu kỳ sinh trưởng. Việc lột vỏ đã làm cho Chân khớp tạm
thời dễ bị hại. Vỏ kitin của Giáp xác thấp thêm đá vôi nên rất cứng.
19
Hình 8. Vỏ của Giáp xác (theo Hickman)
Endocuticun
Procuticun
Lỗ mở của
tuyến vỏ
Lông
Epicuticun
Exocuticun

Lớp cơ bản
Lớp màng đáy
Lớp biểu bì
Tuyến vỏ
Màng đáy
Hình 9. Ve sầu lột xác
6. Thân mềm
Biểu bì thân mềm là vỏ có nhiều lớp, bọc toàn thân hay một phần thân để
bảo vệ. Vỏ này lớn lên cùng với sự lớn của cơ thể. Vỏ được hình thành do lớp
phía trên màng áo tiết ra.
Hầu hết vỏ Chân bụng xoắn ốc (chỉ đặc biệt có ở một ít loài hai mảnh,
như vỏ trai). Vỏ ốc thực là một ống rỗng hình chóp nón dài, cuộn tròn lại
quanh một trục tạo nên các vòng xoắn vỏ. Miệng vỏ có thể hở hoặc có nắp
đậy. Hình dáng, màu sắc, kích thước của vỏ rất khác nhau.
Cấu tạo của vỏ gồm hai đến ba lớp. Ngoài cùng là lớp sừng
(periostracum), giữa là lớp lăng trụ canxi, trong cùng là lớp xà cừ.
7. Da gai
Biểu bì của da gai có những tế bào xương thấm đá vôi làm thành vỏ bao
xung quanh. Da gai sống di động, lớp xương không phát triển, biểu bì hình thành
cơ quan vận chuyển. Da gai sống định cư, biểu bì làm thành vỏ để bảo vệ.
Cấu tạo biểu bị của động vật thay đổi theo chức phận và tiến hoá theo con
đường phân hoá, từ chưa có cấu trúc tế bào, đến có cấu trúc tế bào và mô.
II. Bì (Chorion)
Bì là lớp biểu mô liên kết của da, có nguồn gốc từ lá phôi giữa
(mesoderm). Động vật không xương sống có tầng bì không phát triển.
III. Các sản phẩm của vỏ da
Sản phẩm của vỏ da động vật không xương sống gồm có tuyến da, tế bào
tuyến, tế bào gai, lông, tơ, gai và các loại vảy.
Tuyến da của động vật khá phát triển.
Ở Giun đốt, biều bì có nhiều tuyến chất nhờ để Giun thích nghi với đời

sống trong cát, đất, đồng thời cũng làm trơn hang, làm vật liệu xât dựng tổ. Ở
Giun nhiều tơ di động, chất tiết còn có tác dụng giảm ma sát khi di chuyển
chuyển trong nước. Ngoài ra, tuyến da còn giúp cho việc hô hấp đễ dàng.
20
Hình nhện có tuyến độc và tuyến tơ. Tuyến độc tiết dịch làm tê liệt con
mồi. Mức độ độc của dịch tiết khác nhau tuỳ loài.
Tuyến tơ hầu như chỉ có ở nhện. Có nhiều dạng như hình túi, hình ống,
hình thuỳ… mỗi tuyến đỏ ra ngoài ở một lỗ nhỏ, dịch tuyến tơ se lại rất nhanh
khi tiếp xúc với không khí. Tơ nhện có vai trò rất quan trọng trong đời sống
của chúng.
Ở Côn trùng, vỏ có rất nhiều loại tuyến có ý nghĩa quan trọng. Đólà
tuyến đơn bào hoặc tuyến đa bào, như tuyến mồ hôi ở ngực bọ xít, tuyến bảo
vệ ở nhiều ấu trùng… phổ biến nhất là tuyến lột xác. Trong thời gian lột xác.
Trong thời gian lột xác, tuyến này tiết ra dịch lột xác dưới lớp kitin, làm cho
lớp này mềm và bong ra. Theo một số tác giả thì tuyến ày còn có chức năng
nội tiết kích thích sự lột xác.
******************
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Trình bày cấu tạo biểu bì của cácngành động vật không xương sống.
2. Chứng ming rằng biểu bì của động vật thay đổi theo chức phận và tiến
hoá theo con đường phân hoá từ chưa có dạng tế bào đến dạng có tế bào và mô.
21
CHƯƠNG III HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
I. Hệ thần kinh
A. Chức năng, nguyên nhân tiến hoá của hệ thần kinh
Để cho cơ thể đa bào phức tạp có thể hoạt động có tổ chức và hiệu quả
thì cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động của các phần riêng lẻ và như vậy
cần thiết phải có cơ chế điều chỉnh sự hoạt động của các phần riêng lẻ đó của
cơ thể từ tế bào, mô hoặc cơ quan. Mặt khác, để đảm bảo sự truyền thông tin
từ bộ phận này tới bộ phận khác, từ bộ phận tới trung ương; cơ quan trung

ương chức năng so sánh, tổng hợp, lưu trữ và phát thông tin cần thiết để chỉ
huy một cách có hiệu quả.
Những chức năng trên được thực hiện bởi hai hệ thốngcó tương quan
chặt chẽ với nhau – đó là hệ nội tiết và hệ thần kinh.
Hệ thần kinh phát triển từ lá phôi ngoài (ngoại bì), có liên hệ trực tiếp đối
với môi trường bên ngoài. Hệ thần kinh có chức năng thống nhất các hoạt
động của cơ thể.
Nguyên nhân tiến hoá của hệ thần kinh do nhiều yếu tố, chủ yếu là do
tính bắt mồi và tập tính sinh lý. Hoạt động bắt mồi đòi hỏi hệ thần kinh và các
cơ quan cảm giác phát triển. Bởi vậy, khi động vật chuyển từ đời sống bắt
mồi tích cực sang sống thụ động, hệ thần kinh có xu hướng thoái hoá. Tập
tính sinh lý bảo đảm đời sống con vật như bản năng sinh dục, xây tổ.
Những động vật đa bào thấp, sự tiến hoá của hệ thần kinh phụ thuộc vào
tập tính sinh lý. Sự tiến hoá có ý nghĩa to lớn.
Có năm giai đoạn cấu trúc hệ thần kinh đánh dấu các giai đoạn phát triển
khác nhau của giới động vật.
1. Dạng phân tán là kiểu thần kinh mạng lưới đặc trưng của Ruột khoang
và Sán tiêm mao không ruột (Giun dẹp)
2. Dạng dây thần kinh đặc trưng cho Ruột khoang cao, đa số Giun dẹp,
Giun tròn, Song kinh (thân mềm) và Da gai.
22
3. Dạng hạch thần kinh phân đốt đặc trưng cho thân mềm (trừ song kinh).
4. Dạng hạch thần kinh không phân đốt đặc trưng cho Giun đốt và Chân khớp.
5. Dạng thần kinh ống đặc trưng cho dây sống.
B. Hệ thần kinh của động vật không xương sống
1. Động vật nguyên sinh
Các động vật đơn bào như Amíp, Trùng tiêm mao không có hệ thần kinh,
bởi vì cơ thể của chúng được cấu tạo toàn bộ chỉ từ một tế bào. Amíp có đặc
điểm là không có các cơ quan phụ để di chuyển, còn Trùng tiêm mao có hàng
ngàn tiêm mao nhỏ bao phủ quanh mình, cần phải có một cơ chế nào đó để

phối hợp giữa các tiêm mao này và nhờ một mạng lưới nằm gần thể gốc. Và
bao thích ty. Có thể giả thiết rằng những sợi này là những yếu tố “thần kinh”
nguyên thuỷ (neurophana). Các sợi thần kinh này có thể cắt được (khi tiến
hành phẫu thuật dưới kính hiển vi); sau khi cắt, hoạt động của các tiêm mao
trở nên mất phối hợp và diễn ra một cách vô trật tự.
2. Hải miên
Là động vật đa bào có tổ chức thấp nhất, ở chúng chưa có hệ thần kinh.
Các tế bào có khả năng tiếp nhận, truyền kích thích. Các tế bào tuyến, tế bào
cổ áo tự hoạt động không có sự chỉ huy của hệ thần kinh. Thiếu hệ thần kinh
ở Hải miên gắn liền với phương thức nguyên thuỷ của chúng.
3. Ruột khoang
Ruột khoang là ngành đầu tiên của động vật đa bào hoàn thiện
(eumetazoa), có lá phôi ngoài và lá phôi trong có vị trí và xu hướng phân hoá
ổn định. Các tế bào thân kinh chuyên hoá lần đầu tiên xuất hiện ở Thuỷ tức
(Hydrozoa) và các Ruột khoang khác.
Hệ thần kinh của Ruột khoang mang tính chất nguyên thuỷ, thần kinh ở
dạng mạng lưới chưa phân hoá thành thần kinh trung ương và thần kinh ngoại
biên. Đó chỉ là các tế bào riêng biệt chia nhánh, hoặc chỉ là một mạng lưới
thần kinh cấu tạo từ nhiều tế bào thần kinh có các nhánh liên kết lại với nhau.
23
Vì vậy xung động thần kinh ở phần nào của cơ thể cũng được truyền đi mọi
hướng đến tất cả các phần khác.
Các tế bào thần kinh cở thuỷ tức không phân thành các nơron cảm giác,
nơron liên hiệp và nơron vận động. Chúng có cấu tạo rất đơn giản, chỉ có một
số nhánh này của mạng lưới thần kinh hướng đến các tế bào thụ quan và một
số hướng đến các tế bào cơ. Ở chúng
mới hình thành cung phản xạ đơn giản.
Kích thích bất cứ điểm nào trên cơ thể
cũng đều làm cho toàn bộ cơ thể phản
ứng, các xúc tu đồng loạt co rút, nếu

kích thích mạnh hợn cả cơ thể và các
xúc tu sẽ cuộn thành một cục tròn.
4. Giun dẹp
Giun dẹp là ngành động vật còn ở mức độ tổ chức thấp trong giới động
vật có đối xứng hai bên, có ba lá phôi và chưa có thể xoang. Cơ thể có sự
phân hoá đầu, đuôi, lưng, bụng, di chuyển có định hướng.
Hệ thần kinh tập trung thành não trước với nhiều đôi dây thần kinh chạy
dọc, thường có 2 dây bên phát triển hơn. Như vậy trên nền đối xứng toả tròn,
hệ thần kinh chuyển dần sang đối xứng hai bên.
Sán tiêm mao (Turbellaria) thấp, hệ thần kinh vẫn ở mức độ phân tán (bộ
không ruột) như Ruột khoang. Các dạng cao hơn dã tập trung thần kinh, có
hạch não ở đầu và cả đám rối (ở bề mặt thân và ở sâu có dây dọc và dây
ngang nối với nhau).
Sán lá (Trematoda) liên hệ với đời sống ký sinh nên hệ thần kinh đơn
giản hoá chỉ có ở giác bám là phát triển ít nhiều. Ở chúng có một đôi hạch não
nằm ở trên hầu và thường từ đó phát ra ba đôi dây thần kinh. Đôi day thần
kinh bên là phát triển hơn cả.
24
Hình 10. Tế bào biểu mô cơ của Thuỷ
tức (Theo Hickman)
Hệ thần kinh của Sán dây (Cestoda) gần giống với Sán lá song chủ, gồm
một đôi hạch não và 10 – 12 đôi dây thần kinh chạy dọc cơ thể. Phát triển
nhất là đôi dây thần kinh bên. Ngoài hạch não và hạch ở giác bám, có các
hạch và dây thần kinh ở cơ quan sinh dục.
5. Giun vòi
Động vật hiện đang sống dơn giản nhất, mà lại minh hoạ được tổ chức
của cơ thể ở trình độ các cơ quan đã hình thành một hệ thống.
Thần kinh của Giun vòi rất phát triển. Có tất cả hai đôi hạch não, một đôi
nằm trên bao vòi và một đôi nằm dưới bao vòi, giữa mỗi đôi hạch não còn có
thêm cầu nối ngang. Từ hạch não có một đôi dây thần kinh lớn chạy dọc cơ

thể. Thường nằm giữa các lớp của bao biểu mô cơ. Ở Giun vòi thấp, dây thần
kinh còn nằm trong lớp biểu mô cơ và có một não. Hạch não phát triển liên hệ
với sự phát triển của khứu giác. Đặc biệt hạch não của Giun vòi xuất hiện các
đám tế bào liên hợp giống như các trung tâm liên hợp ở Chân khớp.
6. Giun tròn
Đặc điểm cơ bản của ngành là có xoang cơ thể ngyên sinh tương ứng với
phôi xoang chứa đầy dịch. Tất cả đều có đặc trưng vấu tạo giống nhau đặc biệt.
Có khoảng một nửa số loài chuyển sang đời sống kí sinh. Hệ thần kinh của
chúng còn đơn giản, có một số tế bào cố định (cũng như các hệ cơ quan khác).
25
Hình 11. Hệ thần kinh của Sán lông (từ Dogel)
A. Convoluta; B. Bothrioplana; C. Mesostoma; D. Planocera. 1. Não;
2. Dây thần kinh bụng; 3. Dây thần lưng và bên; 4. Cầu thần kinh ngang

×