Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.15 KB, 19 trang )

PHềNG GD & T quận hai bà trng
Trờng tiểu học lê VN tám

SNG KIN KINH NGHIM
MT S BIN PHP QUN Lí THC HIN QUY CH DN CH
TRONG CC TRNG TIU HC QUN HAI B TRNG
THNH PH H NI

Lĩnh vực

: Qun lý

Trần L u Hoa

Tờn tỏc gi :
Chức danh : HIU TRNG


A.MỞ ĐẦU

1, Lý do chọn đề
tài Chí
:
Hồ
Minh đã khẳng định quyền lực Nhà nước là của nhân dân. Hồ Chí
Minh thấy rất rõ rằng: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy
cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải
quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài
giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra ”.
Ngày nay phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là thể
hiện tư tưởng đó của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VI, Đảng ta đã chủ trương thực


hiện có nề nếp phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và chủ
trương đó ngày càng được thực tế kiểm nghiệm tính cần thiết khách quan của
nó.
Việc thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở, phát huy được
quyền làm chủ của cán bộ giáo viên nhân viên (CBGVNV) trong các trường tiểu
học nói chung vẫn là một đòi hỏi , một yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới
trong ngành GD&ĐT ở Hà Nội.

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài :
“Một số biện pháp quản lý Thực hiện Quy chế dân chủ trong
các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội”.


2, Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống lý luận về thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ đó đề xuất một số
biện pháp quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu học, giúp các nhà
trường tiểu học tham khảo để chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu
học hiệu quả hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu lý luận quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu học
3.2. Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu học Hà Nội hiện nay.
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong các trường
tiểu học Hà Nội
4, Đối tượng nghiên cứu và thực nghiệm :
Một số trường tiểu học quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
5, Giả thuyết khoa học :
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu học đã đạt được kết quả
nhấtđịnh song vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Nếu có biện pháp quản lý phù hợp
thì kết quả thực hiện QCDC trong các trường tiểu học sẽ hiệu quả hơn .
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài :

Trong điều kiện giới hạn đề tài tập trung: Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý
thực hiện QCDC trong các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội


7. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để xử lý
tài liệu lý luận.
Phương pháp điều tra bằng phiếu, xây dựng mẫu phiếu điều tra dành cho CBQL, GV
về thực trạng thực hiện QCDC trong trường học .
Phương pháp phỏng vấn, quan sát , tham quan.
8. Những đóng góp mới của SKKN :
Năm học 2013 – 2014 là năm học tổng kết 15 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, đề tài đã đề cập một số biện pháp quản lý thực hiện QCDC trong trường tiểu
học nhằm thực hiện hiệu quả hơn QCDC ở cơ sở trong các trường tiểu học quận
Hai Bà Trưng nói riêng, ở các trường tiểu học và ngành giáo dục nói chung.
9. Nội dung của SKKN :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thực hiện QCDC
Chương 2 : Thực trạng quản lý việc thực hiện QCDC trong các trường tiểu học.
Chương 3 : Một số biện pháp về thực hiện QCDC trong trường tiểu học.
•Kết luận và khuyến nghị .
•Tài liệu tham khảo và phụ lục


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
1.Một số khái niệm cơ bản của đề tài :
1.1 Khái niệm về dân chủ
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân . Nhân dân là chủ thể của quyền lực, sử
dụng quyền lực để tổ chức, quản lý xã hội, phát triển xã hội, phát triển con người . Với ý

nghĩa đó, dân chủ vừa là mục tiêu , vừa là động lực của sự phát triển xã hội – nhất là xã
hội có giai cấp .
1.2. Khái niệm về dân chủ cơ sở
Trong chế độ dân chủ XHCN, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng
hình thức trực tiếp , gián tiếp bảo đảm cho nhân dân có quyền tham gia quản lý xã hội
một các thiết thực và hiệu quả , trước hết là cơ sở theo phương châm dân biết , dân
bàn , dân làm , dân kiểm tra .
1.3.Khái niệm về dân chủ ở trường học
Trong trường học , dân chủ được thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của CBGVNV đối với
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường . CBGVNV trong nhà trường phát huy
quyền làm chủ của mình theo phương châm : được biết, được bàn, được tham gia ý kiến,
được giám sát kiểm tra mọi mặt hoạt động của nhà trường, dân chủ gắn với kỷ cương,
việc thực hiện dân chủ nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc, sự lãnh đạo và quản lý của
Đảng và Nhà Nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục .


1.2Sự cần thiết của việc thực hiện QCDC trong trường học
Một là , thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ nâng cao nhận thức về
quyền và nghĩa vụ của mỗi CBGVNV trong nhà trường.
Hai là, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trường học sẽ phát huy được
quyền làm chủ của CBGVNV và của người học, thực hiện được quyền làm
chủ trực tiếp của người dạy và người học
Ba là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ khơi dạy được tiềm năng trí
sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần của CBGVNV nhà trường và toàn xã
hội để phát huy giáo dục
Bốn là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ tăng cường kỷ cương, nề
nếp, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, nâng cao hiệu lực quản lý trong lĩnh
vực giáo dục.
Năm là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ xây dựng niềm tin và mối
quan hệ chặt chẽ giữa CBGVNV với cấp ủy Đảng và Chính quyền, với học sinh

và cha mẹ học sinh.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

2.1 Thực trạng công tác triển khai xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở ở các trường Tiểu học.

STT
1.
2.

Các bước triển khai xây dựng QCDC
trường TH

Đối tượng khảo sát
CBQL (20)
GV ( 60 )
NV ( 20 )
SL
%
SL
%
SL
%

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế
dân chủ trong nhà trường.
Tổ chức tuyên truyền và phổ biến, học tập
quán triệt đến cán bộ đảng viên và toàn th
ể CBGVNV trong nhà trường, nội dung Chỉ

thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 71 c
ủa Chính phủ, Quyết định 04 của Bộ
GD&ĐT, các văn bản của TP, quận, ngành
về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong
hoạt động của nhà trường.

3.
4.
5.
6.

Xây dựng và ban hành Quy chế, Quy
ước, Quy định cụ thể
Thuộc Tên các quy chế trong bộ QCDC
của trường
Tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết đánh
giá theo năm học
Giám sát, kiểm tra

Nhận xét: Cả ba đối tượng khảo sát đều cho rằng các trường tiểu học đã thực hiện tương
đối tốt các bước triển khai xây dựng QCDC trường học song công tác tuyên truyền và nhận
thức trách nhiệm của các cá nhân trong nhà trường đối với công tác này còn hình thức và
chưa được nhận thức đánh giá ở mức độ cao.


2.2. Thực trạng nội dung và biện pháp thực hiện Quy chế dân chủ ở các trường Tiểu học
Đối tượng khảo sát
GV ( 60)
Nhân viên (20)
Những nội dung được quan tâm CBQL (20)

STT
thực hiện QCDC ở các trường TH SL
% SL
%
SL
%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Trách nhiệm của thủ trưởng cơ
quan
Trách nhiệm của cán bộ, công chức
7 việc cán bộ công chức phải được
biết
8 việc cán bộ công chức tham gia ý
kiến, thủ trưởng cơ quan quyết định
5 việc cán bộ công chức giám sát,
kiểm tra
Bộ QCDC trường học hàng năm
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm
học

Các báo cáo sơ kết, tổng kết trong
năm học
Công tác thi đua khen thưởng, đề
bạt, tuyển dụng, nâng lương
Công tác tiếp CMHS, giải quyết đơn
thư, khiếu nại, tố cáo
Công tác tài chính, quy chế chi tiêu
nội bộ

Nhận xét: Kết quả các ý kiến khảo sát ở bảng trên cho thấy các đối tượng đều cho rằng nhà
trường đã quan tâm đến thực hiện QCDC trong trường tiểu học. Song do nhận thức của từng
đối tượng, quan điểm chỉ đạo của từng nhà trường mà chủ yếu CBGVNV mới quan tâm đến
nhiệm vụ chuyên môn trong năm học là chủ yếu, việc thực hiện QCDC ở một số nơi chưa
được thấm nhuần tới toàn thể CBGVNV.


2.3: Thực trạng những biện pháp thực hiện QCDC ở các trường Tiểu học

STT
1
2
3

Những biện pháp thực hiện QCDC ở
các trường TH

Đối tượng khảo sát
CBQL (20)
GV (60)
Nhân viên

(20)
SL
%
SL
%
SL
%

Tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng
nâng cao nhận thức
Thực hiện dân chủ trực tiếp qua trao
đổi, nói chuyện, đàm phán
Thực hiện dân chủ gián tiếp qua hòm
thư góp ý, email, qua đóng góp ý kiến
tới các tổ chức, đoàn thể trong trường

4

Thực hiện chế độ thông tin cập nhật

5

Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của
CBGVNV trong việc xây dựng QCDC,
QCCTNB, KHNH, thi đua trong hội
nghi CBVC đầu năm học

Nhận xét:Qua điều tra thực trạng thực hiện một số biện pháp quản lý QCDC trong trường
tiểu học, tôi nhận thấy các khách thể điều tra phản ánh việc thực hiện QCDC ở các trường đã
được quan tâm ở cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện song một bộ phận CBQL, GVNV

vẫn chưa thấy rõ tầm quan trọng cần thiết phải thực hiện QCDC hiệu quả, thiết thực nên còn
ngại xây dựng, bàng quan, né tránh, không thể hiện rõ quan điểm, ngại trao đổi trực tiếp,
thẳng thắn trên tinh thần xây dựng tích cực dẫn đến còn hiện tượng mất đoàn kết nội bộ,
đơn thư không danh, khiếu kiện kéo dài ở một số nơi.


Kết quả của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường TH
* Công tác tuyên truyền:
Việc tuyên truyền, phổ biến học tập, quán triệt đến CBGV – CNV trong các trường TH trên địa bàn Hà
Nội về Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 71 của Chính phủ và Quyết định số 04 của Bộ GD & ĐT
được thực hiện thông qua đợt học chính trị đầu năm; qua Hội nghị CBVC, qua các buổi họp tổ chuyên
môn hàng tuần, qua các cuộc họp Hội đồng giáo dục hàng tháng; qua các cuộc họp Chi bộ nhà trường.
* Công tác xây dựng các văn bản, quy chế, quy ước:
Những trường TH xây dựng được trên 8 văn bản về các quy chế, quy định, quy ước là trường Tiểu học có sự
ổn định, đoàn kết nhất trí và phát triển tốt.
* Công tác tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ của Hiệu trưởng:
Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng các trường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phối hợp với tổ
chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các giáo viên, nhân viên trong nhà trường; đảm bảo thực hiện chế độ
công khai tài chính, chế độ hội họp theo quy định
* Đối với CBGVNV:
Mỗi CBGVNV trong các trường TH được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng
theo chương trình của Bộ, của Ngành. CBGVNV được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt dộng
của nhà trường theo đúng quy định của pháp luật, bằng hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện
thông qua tổ chức Công đoàn, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
* Đối với các đoàn thể trong nhà trường:
Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên thực hiện tốt cuộc vận động “ Kỷ cương- Tình thương – Trách
nhiệm”, “ Nếp sống văn hóa công nghiệp”, “ Dân chủ hóa trường học”, phong trào “ Tự học, tự bồi dưỡng”,
phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, phong trào “ học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” ...



Kết quả của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường TH QuậnHBT
Có thể nói, thực thi dân chủ trong các trường Tiểu học ở quận Hai Bà Trưng
những năm qua đã tạo ra bước ngoặt có tính đột phá về các mặt quan trọng sau:
Một là, góp phần quan trọng trong việc tạo ra động lực để phát huy tính
năng động, sáng tạo của CBGV trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng
cao trình độ nghê nghiệp, thi đua dạy tốt, học tốt, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm,
nghiên cứu khoa học v.v… đáp ứng đổi mới sự nghiệp GD & ĐT trong thời kỳ
CNH- HĐH.
Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ Ban giám hiệu các trường thực hiện tốt quyền và
trách nhiệm của mình trước tập thể CBGVNV. Đặt hoạt động của Ban giám hiệu
trước sự giám sát của tập thể, của Ban Thanh tra nhân dân trong nhà trường.
Ba là, tăng cường vai trò của Chi bộ Đảng, của các đoàn thể trong nhà
trường. Công đoàn, Đoàn thanh niên các trường thông qua việc thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở mà bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của
CBGVNV, của học sinh.
Bốn là, tạo ra niềm tin của CBGVNV với lãnh đạo nhà trường, xây dựng
được không khí dân chủ, đoàn kết trong các hội đồng sự phạm.
Thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường tiểu học trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội đã làm thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, vể thể chế hoạt động
trong các nhà trường, nâng cao một bước chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu
sự nghiệp CNH- HĐH Thủ đô và đất nước.


2.4. Những khó khăn trong thực hiện QCDC
trường học.
* Về năng lực quản lý của Hiệu
trưởng:
Khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại, những tiến bộ của khoa học- công nghệ trong
quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế.

Quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được lãnh đạo trong các trường tìm hiểu thấu đáo
* Về phát huy vai trò của tổ chức Công
đoàn:
Hiện nay, tổ chức Công đoàn trong một số nhà trường chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của
mình; Chưa chủ động bàn bạc với Hiệu trưởng soạn thảo văn bản quy định cụ thể cho đơn vị,
chưa làm rõ quyền và trách nhiệm của đoàn viên, dẫn đến đoàn viên Công đoàn thiếu tin tưởng
vào việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
* Về quá trình thực hiện của
CBGVNV :
Một số CBGVNV coi việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ là nhiệm vụ của lãnh đạo,
của Công đoàn mà không thấy được thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường còn là quyền lợi
và nghĩa vụ của mỗi CBGVNV
* Về việc đảm bảo quyền lợi của
người học:
Những ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh phản ánh qua giáo viên chủ nhiệm nhiều khi
không tới Hiệu trưởng với những lý do như giáo viên chủ nhiệm thiếu trách nhiệm, những ý kiến
của học sinh góp ý về khuyết điểm của đồng nghiệp, về chính Hiệu trưởng nên giáo viên chủ
nhiệm né tránh.
* Về kiểm tra,
giám sát:
Khi tham gia giám sát việc thực hiện chế độ tài chính trong nhà trường, bản thân CBGVNV
hoặc đại diện của thanh tra nhân dân trong nhà trường, do thiếu hiểu biết về nghiệp vụ tài chính,
nên việc kiểm tra, giám sát rơi vào hình thức.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ QUY
CHẾ DÂN CHỦ TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
Biện pháp 1: Tiếp tục tuyên truyền, bồi dưỡng giáo dục, nâng cao nhận thức của
CBGVN trong các trường tiểu học về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong
trường học.

- Tạo điều kiện cho CBGV, trước hết là Hiệu trưởng các trường tiểu học nâng cao trình
độ lý luận chính trị
- Tổ chức học tập về Quy chế dân chủ trong chi bộ, lấy vai trò nòng cốt là các đảng
viên, giao nhiệm vụ cho đảng viên khi sinh hoạt chuyên môn truyền đạt tới CBGVNV
trong tổ chuyên môn mà mình sinh hoạt

Biện pháp 2: Bổ sung, hoàn thiện các hình thức, nội dung tổ chức thực hiện
Quy chế dân chủ.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng cho tổ chức, cá nhân trong nhà trường và kiểm tra,
đôn đốc thường xuyên theo trách nhiệm được giao
- Củng cố, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ


Biện pháp 3: Củng cố và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Quy chế dân chủ
- Đổi mới hình thức kiểm tra: Giảm nghe báo cáo mà trực tiếp kiểm tra qua CBGVNV
nhà trường; tập trung kiểm tra những trường yếu kém để uốn nắn kịp thời, những trường
hợp thực hiện tốt để nhân điển hình.
- Tạo mọi điều kiện để Ban thanh tra hoạt động tốt, không chỉ đảm bảo về số lượng
mà còn đảm bảo về chất lượng
- Các hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm; ngăn chặn,
khắc phục, xử lý kịp thời
- CBGVNV trong mỗi trường nêu cao tinh thần trách nhiệm, giám sát kiểm tra mọi hoạt
động của nhà trường
Biện pháp 4: Đổi mới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, sự quản lý của Ban giám
hiệu và hoạt động của các đoàn thể theo hướng xây dựng và thực hiện Quy chế dân
chủ
- Tăng cường công tác kiểm tra Đảng trong trường học, cần đánh giá phân loại đảng
viên trên cơ sở căn cứ vào tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên; tinh thần đấu tranh,

phê và tự phê
- Ban giám hiệu trong các trường tiểu học chuyển từ cơ chế quản lý theo kiểu “hành
chính”, “mệnh lệnh” sang cơ chế quản lý dân chủ.
- Công đoàn trong các nhà trường cần nhận thức đẩy đủ vai trò của mình trong việc
phối hợp giám sát, đôn đốc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường. Đoàn viên thanh
niên chủ động tham gia góp ý cho các hoạt động của nhà trường nhằm đổi mới các hoạt
động của nhà trường theo hướng tích cực.


Biện pháp 5: Nâng cao đời sống cho CBGVNV
Công đoàn nhà trường phối hợp với CĐ ngành và BGH quan tâm đặc biệt tới
giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
Khám chữa bệnh định kỳ cho CBGVNV hàng năm
Tổ chức thăm quan nghỉ mát cho CBGVNV mỗi năm 2 lần tạo nên sự gắn bó
giữa CBGVNV với nhà trường
Khen thưởng CBGVNV đạt thành tích cao trong giảng dạy, trong bồi dưỡng
học sinh, trong viết SKKN
Hỗ trợ kinh phí cho CBGV tham gia học tập nâng cao trình độ , đặc biệt có chế
độ khuyến khích CBGV học sau đại học.

Biện pháp 6: Mở rộng dân chủ tới các đối tượng của trường học
Mở rộng dân chủ tới CBGVNV trong nhà trường có quyền quyết định đối với một số
vấn đề cụ thể liên quan đến lợi ích vật chất của CBGV , đến mục tiêu phấn đấu trong
kế hoạch của nhà trường
Học sinh, CMHS trong nhà trường có quyền quyết định một số hoạt động, phong trào
thi đua cụ thể liên quan trực tiếp và phù hợp với việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện của học sinh.


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN

NGHỊ
1, Kết
luận:
Đề tài đã khảo sát thực trạng việc thực hiện QCDC trong một số trường TH quận Hai
Bà Trưng, đánh giá những mặt mạnh, hạn chế. Các nhà trường đều đã xây dựng QCDC và
tổ chức thực hiện vào nề nếp. Tuy nhiên việc nhận thức đầy đủ và quản lý thực hiện QCDC
trong trường TH còn có nơi mang tính hình thức chưa đem lại dân chủ thực sự hoặc
CBGVNV còn chưa thực sự quan tâm.
2. Khuyến nghị:
Có chính sách của ngành GD cho giáo viên tiểu học được tuyển dụng hưởng lương
theo bằng cấp để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Sửa đổi, bổ sung các quy định đối với việc thực hiện QCDC trong nhà trường cho phù
hợp hơn, có quy định cụ thể hơn đối với CBGVNV và học sinh được quyết định một số việc
nhất định trong các hoạt động của nhà trường.
Ra quy định cụ thể về khen thưởng và kỷ luật đối với việc triển khai xây dựng và thực
hiện QCDC trong nhà trường.
Phối hợp với Sở Tài chính Hà Nội ra quy định cụ thể về chế độ đối với chủ tịch Công
đoàn, bí thư đoàn, trưởng Ban Thanh tra nhân dân kiêm nhiệm trong các trường TH.
Tham mưu với các cấp có thẩm quyền thực hiện có hiệu quả việc luân chuyển cán bộ
quản lý giáo dục, viên chức giáo dục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo tinh thần
chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ thành phố Hà Nội (1998),
quy chế quy ước mẫu thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, HN
2. Ban Bí thư Trung ương (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
3. Hoàng Chí Bảo (2002), củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của
nước ta hiện nay. Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1998), thông tư số 10/1998/TTCP – TCCB ngày 05/12/1998 hướng dẫn triển
khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Hà Nội.
5.Bộ GD&ĐT ( 2000), Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDDT ngày 01/3/2000 vv ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong
hoạt động của nhà trường.
6. Bộ GD&ĐT ( 2009), Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ
sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
7. Chính phủ (1998), Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 về Quy chế thực
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30-CT/TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
9. Nguyễn Đình Lộc (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân,
do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Lê Khả Phiêu (1998), "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng
18. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2002), “ Đồng chí Nguyễn Phú Trọng”
làm việc với Ngành GD&ĐT Hà Nội", Giáo dục thủ đô, (19).
19. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 38/1998/CT-TTg ngày 11/11 về việc
triển khai Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Hà Nội.
20. Quận uỷ HBT ( 2013), văn bản số 46/2013/ KH- DVQU ngày 27/10/2013 v/v kiểm tra việc xây dựng và thực hiện
QCDC trong khối trường học năm 2013.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành SKKN này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Quận Hai Bà Trưng ,Phòng

Giáo dục & Đào tạo Quận đã tận tình giúp đỡ tôi và nhà trường Tiểu học
Lê Văn Tám trong việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ góp
phần hoàn thành SKKN.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí Ban giám hiệu, cán bộ,
giáo viên, cha mẹ học sinh, một số trường tiểu học Quận Hai Bà Trưng đã
nhiệt tình cộng tác, cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành SKKN.
Xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và Ban giám
hiệu trường Tiểu học Lê Văn Tám đối với bản thân tôi.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song những thiếu sót của SKKN là khó tránh
khỏi. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các bạn đồng nghiệp
và Hội đồng chấm SKKN để SKKN được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Trần Lưu Hoa




×