CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ HỘ SẢN
XUẤTTẠI NHNo PTNT HUYỆN TỪ SƠN
3.1: NHỮNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA HUYỆN.
Mục tiêu phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới là: Phát huy những
kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại yếu kém, giữ vững ổn định chính trị,
không ngừng củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, tinh thần làm chủ của nhân dân,
khai thác mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, tập trung
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đẩy nhanh sản xuất tiểu thủ công
nghiệp xuất khẩu, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao hơn nữa đời sống
vật chất tinh thần và trình độ dân trí của nhân dân, xây dựng huyện ngày càng văn
minh giàu đẹp.
3.1.1: Những mục tiêu chủ yếu:
- Tổng sản phẩm xã hội tăng 16,5% so với năm 2004, để cuối năm 2005 cơ
cấu kinh tế của huyện là:
+ Công nghiệp- xây dựng 66,0%
+ Dịch vụ 23,0%
+ Nông nghiệp 11,0%
- Giá trị trồng trọt 35 triệu đồng/ ha canh tác, giá trị sản xuất nông nghiệp
lên 172 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 1657 tỷ đồng tăng 22,45% so với năm 2004
- Tổng mức hàng hoá bán lẻ trên địa bàn: 620 tỷ đồng tăng 15% so với năm
2004.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn đạt 15,9 triệu U S D
- Tổng thu ngân sách huyện trên địa bàn 61,3 tỷ đồng (không kể thu tiền sử
dụng đất của các dự án xây dựng nhà để bán).
3.1.2: Một số chỉ tiêu cụ thể trong thời gian tới:
Năng suất bình quân đạt 55 tạ/ ha
Bình quân lương thực đầu người là =450 kg/năm
Thu nhập bình quân đầu người đạt =8,5 triệu đồng /năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nông- lâm nghiệp: 28%; Công nghiệp, xây
dựng: 42%; Thương mại dịch vụ: 30%; Tỷ lệ hộ nghèo: 2%
3.1.3: Các biện pháp chủ yếu về phát triển kinh tế.
- Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tốc độ đầu tư để thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Đặc biệt là cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao
thông- thuỷ lợi- công trình đô thị.
- Đầu tư mở rộng sản xuất, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên
tiến và phát triển dưới nhiều hình thức như: Hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân,
Công ty trách nhiệm hữu hạn... Tiếp tục rà soát lại các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đang tồn tại để có biện pháp quản lý củng cố. Đối với nông nghiệp, mục tiêu
công nghiệp hoá trước hết là công nghiệp hoá các khâu phục vụ cho sản xuất như
làm đất, vận chuyển xay xát, cần khuyến khích việc vay vốn, tổ chức liên doanh
góp vốn để đầu tư cho việc mua sắm các công cụ máy móc phụcvụ sản xuất. Tập
trung tháo gỡ những khó khăn cho các làng nghề. Có biện pháp để khôi phục và
củng cố các làng nghề truyền thống trước hết là củng cố làng nghề hiện có, khôi
phục các làng nghề yếu kém về sản xuất nhưng nhu cầu thị trường vẫn cần như:
sơn mài, mây tre đan xuất khẩu.. Cùng với việc duy trì vai trò tự chủ của kinh tế hộ
gia đình, cần khuyến khích phát triển mạnh các hình thức hợp tác để người nông
dân, người sản xuất liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục
triển khai việc chuyển đổi, giải thể, thành lập hợp tác xã, CN-TTCN để làm sao
cho các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả.
- Đẩy mạnh hoạt động tài chính, tiền tệ thực hiện thực hành tiết kiệm và thực
hiện các chính sách xã hội.
Về tài chính: Chuyển mạnh hoạt động của các Ngân hàng theo cơ chế thị
trường, tiếp tục tăng nguồn vốn huy động, tăng mức vốn đầu tư vào các ngành và
lĩnh vực kinh tế, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.
Nâng cao tỷ trọng cho vay vốn tín dụng trung, dài hạn. Mở rộng quỹ tín dụng ở các
xã có điều kiện phát triển kinh tế để thu hút nguồn vốn tại chỗ phục vụ kịp thời
cho sản xuất kinh doanh ở từng cơ sở. Để đạt được mục tiêu này cần chỉ đạo tốt
việc thực hiện các dự án cho vay vốn đối với các hộ sản xuất, dự án giải quyết việc
làm cho người lao động..
- Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân về kinh tế.
Các cấp uỷ Đảng phải nắm mục tiêu, phương hướng và biện pháp lớn về
phát triển kinh tế tạo điều kiện cho cơ sở, lấy cơ sở là địa bàn để tháo dỡ những
khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của mọi
tầng lớp nhân dân.
Lãnh đạo cần kiểm tra hoạt động của các cấp, các ngành nhất là lĩnh vực tài
chính, tiền tệ để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn vốn đúng hướng, đúng chủ
trương, đảm bảo công khai dân chủ và có hiệu quả.
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG THỜI
GIAN TỚI CỦA NHNO&PTNT HUYỆN TỪ SƠN.
Để tiếp tục không ngừng mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh,
NHNo&PTNT huyện Từ Sơn đã xây dựng mục tiêu sau:
* Tổng vốn huy động: 236 tỷ.
* Tổng dư nợ tín dụng cho vay: 233 tỷ.
* Dư nợ quá hạn: Đảm bảo dưới 0,5% tổng dư nợ tín dụng
3.3: NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN TỪ SƠN.
3.3.1: Những giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT huyện Từ Sơn.
Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, khắc phục những tồn tại thiếu sót
nhằm mở rộng tín dụng đối với HSX. NHNo&PTNT huyện Từ Sơn cần thực hiện
những giải pháp sau:
3.3.1.1: Lập kế hoạch cho vay.
Đối với NHNo&PTNT Từ Sơn, hoạt động cho vay hộ sản xuất tạo ra thu
nhập hàng đầu của Ngân hàng. Sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng phụ thuộc rất
nhiều vào cơ cấu, chất lượng vốn đầu tư và chỉ được đảm bảo khi có sự lựa chọn
khách hàng cẩn thận, thẩm định kỹ càng. Tất cả những điều này đều thuộc chính
sách cho vay hay chiến lược hoạt động cho vay của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng
phải lập kế hoạch cho hoạt động tín dụng như sau:
- Xác định thị trường: Để tạo ra phương hướng cho vay của Ngân hàng bao
gồm việc lựa chọn các ngành hoặc hoạt động kinh tế phát triển, phục vụ có hiệu
quả lâu dài, hạn chế cho vay các ngành kém hiệu quả.
- Đối với NHNo&PTNT Từ Sơn thị trường chính là nông nghiệp nông thôn,
khách hàng là nông dân, các hộ sản xuất có quy mô vừa và nhỏ.
- Thiết lập đường lối tín dụng: Là xác định phương hướng chung, xác định cơ
cấu cho vay khách hàng thuộc các nhóm ngành, thiết lập đường lối tín dụng Ngân
hàng phân bổ một cách cân đối cơ cấu đầu tư, nhằm đạt được sự tăng trưởng bền
vững đối với các ngành được tài trợ trong khi vẫn cho phép đa dạng hoá hoạt động,
phân tán rủi ro trong cho vay.
- Đối với NHNo&PTNT Từ Sơn đường lối tín dụng được xác định là đầu tư
cho vay phát triển, nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại
hóa, đầu tư cho chương trình thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện, mở rộng cho vay
nuôi trồng thuỷ sản, phát triển ngành nghề phụ tận dụng lao động trong lúc nông
nhàn.
Việc lập kế hoạch căn cứ vào mục tiêu chương trình phát triển kinh tế của
Tỉnh, huyện cũng như định hướng của ngành, phân định chức năng ro ràng với
từng đơn vị cơ sở các chi nhánh Ngân hàng cấp 3, cung cấp dữ liệu thông tin kinh
tế, xã hội báo cáo về cơ cấu cho vay, phân tích cung cầu tín dụng của hộ sản xuất
tại địa bàn hoạt động. Yêu cầu đặt ra là: Thông tin phải đảm bảo độ chính xác, đầy
đủ, kịp thời và thường xuyên cập nhật, NHNo&PTNT Từ Sơn sẽ sàng lọc thông
tin, lập kế hoạch tín dụng hàng năm, 3 năm, 5 năm.
Việc lập kế hoạch chính xác và khoa học sẽ giúp cho nhân viên Ngân hàng
nhất là cán bộ tín dụng tập trung nỗ lực vào đối tượng khách hàng chính của mình
một cách có hiệu quả nhất.
3.3.1.2: Tăng cường tiếp cận hộ sản xuất.
Việc xây dựng và củng cố mạng lưới Ngân hàng rộng khắp với nhiều chi
nhánh khu vực và các tổ cho vay, thu nợ lưu động đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
cho Ngân hàng tiếp xúc gần hơn với các hộ gia đình. Tuy nhiên vẫn còn không ít
khách hàng chưa đến với Ngân hàng một số lý do các hộ sản xuất chưa tiếp cận với
tín dụng Ngân hàng như sau:
- Thiếu lòng tin về Ngân hàng và các chương trình tín dụng.
- Chi phí cho vay còn cao ( Như lệ phí của Uỷ ban nhân dân xã, công
chứng, lãi xuất).
- Yêu cầu thế chấp ngặt nghèo, giấy tờ hồ sơ đã giảm bớt song với hộ sản
xuất vẫn cho là phức tạp, nhiều hộ chưa lập được dự án, phương án sản xuất kinh
doanh, chưa hạch toán kinh tế được.
- Ngành nông nghiệp chịu rất lớn ảnh hưởng của thiên tai do một số còn e sợ
rủi ro có thể dẫn đến không trả được nợ Ngân hàng. Do vậy việc tiếp xúc với từng
hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tiếp cận với khách hàng,
Ngân hàng cần có những thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến hộ sản xuất về lợi ích
khi đến với Ngân hàng, Ngân hàng sẽ cùng họ tìm ra vướng mắc để tháo gỡ. Để
mở rộng tiếp cận với hộ sản xuất Ngân hàng cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Triển khai việc mở rộng đăng ký vay vốn đến tất cả các thôn, xóm.
Mở rộng cho vay thông qua tổ tương hỗ không chỉ đối với hộ nông dân, hội
phụ nữ, hội cựu chiến binh mà còn các tổ chức khác nữa.
- Thành lập và duy trì các tổ cho vay, thu lưu động, cải tiến các phòng giao
dịch của đội ngũ cán bộ, xoá bỏ phiền hà tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách
hàng vay trả tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập trau dồi kiến thức
Marketinh để hoà nhập kinh tế thị trường.
- Cần tăng cường năng lực thẩm định các món vay nhỏ, xây dựng các mô
hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp để đơn giản hoạt động phân tích dự án.
3.3.1.3: Đa dạng hoá loại hình cho vay, phương thức cho vay.
Đa dạng hoá các hình thức cho vay, mạnh dạn áp dụng các phương tiện cho
vay mới khi có điều kiện. Hiện nay NHNo&PTNT Từ Sơn cho hộ sản xuất vay
theo phương thức cho vay từng lần. Phương thức này phù hợp cho vay vốn không
thường xuyên, sản xuất theo mùa vụ, chu chuyển vốn chậm. Hiện nay những hộ
vay vốn sản xuất theo quyết định 67/QĐ- TTg, vay đến 10 triệu đồng không phải
thế chấp chỉ nộp cho Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thủ tục vay
vốn đã đơn giản rất nhiều.
Với những khách hàng co vòng quay vốn nhanh có nhu cầu vốn thường
xuyên qua quá trình vay trả sòng phẳng, có tín nhiệm trong quan hệ giao dịch với
Ngân hàng khách hàng có thể cho vay theo hạn mức tín dụng. Phương thức này
cho phép khách hàng có thể duy trì một mức tín dụng trong thời gian nhất định (tối
đa là 12 tháng) theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi của hạn mức tín
dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần vay vốn, khách hàng chỉ
cần lập giấy nhận nợ tiền vay kèm theo bộ chứng từ vay phù hợp với mục đích sử
dụng với vốn trong hợp đồng tín dụng. Phương thức này tiết kiệm được nhiều thời
gian và chi phí quản lý hồ sơ của Ngân hàng.
Đối với vùng chuyên canh trồng lúa, có hai vụ liền kề, Ngân hàng có thể cho
vay lưu vụ nếu xét thấy sự án sản xuất của các hộ có hiệu quả và hộ đã trả đủ lãi
món vay trước, thời gian cho vay lưu vụ tối đa bằng một chu kỳ sản xuất (một vụ).
Lãi suất cho vay lưu vụ được áp dụng lãi suất hiện hành. Theo phương thức này hộ
dân sau một chu kỳ sản xuất chỉ cần trả hết lãi và lập giấy đề nghị vay lưu vụ mà
không cần làm thủ tục vay. Đầu tư cho vay theo phương thức này giúp cho hộ sản
xuất chủ động về vốn, giảm chi phí giao dịch, giảm các thủ tục về giấy tờ làm
người nông dân gắn bó với Ngân hàng hơn.
Bám sát chương trình kinh tế xã hội của địa phương, tập chung chỉ đạo nắm
chắc tình hình kinh tế trên địa bàn, điều tra các phân loại khách hàng để có hướng
đầu tư phù hợp với từng địa bàn và thực hiện chính sách khách hàng của
NHNo&PTNT Từ Sơn để đạt kết quả cao nhất.
3.3.1.4: Rà soát nợ đến hạn, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để đề ra
biện pháp xử lý hữu hiệu, không nên để nợ quá hạn kéo về thời gian.
- Nếu nợ đến hạn do nguyên nhân khách quan chưa trả được cần tiến hành
xem xét nếu có thể cho gia hạn nợ, cho vay thêm để giúp người vay có thời gian
khôi phục lại sản xuất hoặc có thêm vốn để sản xuất (Đối với những trường hợp
xét thấy có hiệu quả) hoặc đề nghị Ngân hàng cấp trên có biện pháp xử lý theo
quy định. Không tiến hành chuyển nợ quá hạn dẫn đến nợ quá hạn kéo dài mà
không thu hồi được.
- Nợ đến hạn hoặc nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của khách hàng
vay cần có biện pháp tích cực, kiên quyết trong việc xử lý để thu hồi vốn, kể cả
phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn hoặc khởi kiện trước pháp luật.
3.3.1.5: Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát:
Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng tổ cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát.
Nhằm kiểm tra việc chấp hành chế độ thể lệ của cán bộ tín dụng phụ trách các địa
bàn. Thực tế đã xảy ra (số ít) trường hợp cho vay trực tiếp đến hộ có tổ tín chấp, tổ
trưởng đã lợi dụng xâm chiếm tiền (Các trường hợp tổ viên trả nợ nhưng tổ trưởng
đã lợi dụng không nộp cho Ngân hàng..), đem cho vay trực tiếp đến hộ không có tổ
tín chấp nhưng do khâu thẩm định kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của cán
bộ tín dụng sơ sài đã dẫn đến những trường hợp hộ vay sử dụng vốn sai mục đích.
Qua kiểm tra của lãnh đạo mới phát hiện ra nhưng rất khó khăn thu hồi.
3.3.1.6: Thực hiện cơ chế khoán tài chính đối với từng cán bộ.
Nhất là trong điều kiện cạnh tranh về hoạt động tín dụng hiện nay trên địa
bàn. Thực hiện trả lương theo kết quả lao động có như vậy mới khuyến khích được
đội ngũ cán bộ tín dụng làm trực tiếp, có trách nhiệm cao trong công việc của
mình. Từ đó phát huy trình độ và năng lực trong công việc.