Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 187 trang )

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
====== o0o ======

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ)

QUYỂN 1
PHẦN THUYẾT MINH

Hμ Néi, 2/2012
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

i


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................1
I. Tính cấp thiết .......................................................................................................1
II. Các căn cứ xây dựng dự án ...............................................................................2
III. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu .........................................................................2
1. Mục đích ........................................................................................................2
2. Yêu cầu ..........................................................................................................3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................3


Phần thứ nhất. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SXNN THỜI KỲ 2000-2010......5
I. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp ................................................................5
1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp trong nền KT quốc dân......................5
2. Vai trò vị trí của NNVN trong NN thế giới ..................................................6
II. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp......................................................7
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .........................................7
2. Sản xuất nông nghiệp ....................................................................................12
3. Cơ giới hoá trong nông nghiệp......................................................................43
4. Thực trạng bảo quản, chế biến nông sản .......................................................46
5. Dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp..........................................................58
6. Nguồn nhân lực .............................................................................................59
7. Vốn đầu tư cho nông nghiệp .........................................................................61
8. Cơ chế chính sách trong nông nghiệp ...........................................................62
9. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp .........................................................................62
III. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện QĐ 150/QĐ-TTg..................................65
1. Nhóm chỉ tiêu đạt và vượt quy hoạch ...........................................................65
2. Nhóm chỉ tiêu đạt xấp xỉ so với quy hoạch ...................................................65
3. Nhóm chỉ tiêu không đạt quy hoạch..............................................................67
IV. Đánh giá chung những thành tựu và tồn tại của ngành nông nghiệp .........70
1. Thành tựu.......................................................................................................70
2. Nguyên nhân chủ yếu của thành tựu .............................................................73
3. Một số tồn tại.................................................................................................74
4. Nguyên nhân chính của những tồn tại...........................................................75
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

ii


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


5. Bài học kinh nghiệm......................................................................................75

Phần thứ hai. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM
2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ..................................................78
I. Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp ..............................................78
1. Đất đai............................................................................................................78
2. Thị trường ......................................................................................................87
3. Khả năng cạnh tranh của nông sản ................................................................106
II. Bối cảnh quốc tế và trong nước ........................................................................114
1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................114
2. Bối cảnh trong nước ......................................................................................114
III. Một số dự báo để bố trí quy hoạch phát triển nông nghiệp .........................115
1. Dự báo về môi trường kinh tế chung.............................................................115
2. Một số dự báo xa về thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ....................116
3. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước những năm tới .....................117
4. ảnh hưởng của nước biển dâng đối với đất lúa .............................................117
IV. Quan điểm phát triển .......................................................................................118
V. Mục tiêu phát triển.............................................................................................118
1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................118
2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................118
VI. Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020.........................................120
1. Trồng trọt.......................................................................................................120
2. Chăn nuôi.......................................................................................................144
3. Lâm nghiệp ....................................................................................................151
4. Thuỷ sản ........................................................................................................154
5. Diêm nghiệp ..................................................................................................160
VII. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên ..................................................162
1. Các chương trình phát triển ...........................................................................162
2. Các dự án ưu tiên...........................................................................................162
VIII. Tầm nhìn nông nghiệp đến 2030 ..................................................................163

1. Quan điểm phát triển .....................................................................................163
2. Mục tiêu phát triển.........................................................................................164
3. Tầm nhìn đến 2030 ........................................................................................164
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

iii


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Phần thứ ba. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN QH ................167
I. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ................................................167
1. Tiềm năng đất chưa sử dụng..........................................................................167
2. Nhu cầu sử dụng đất NN cho các ngành phi NN và nội bộ ngành ...............167
3. Dự kiến phân bổ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp đến năm
2020 ...........................................................................................................................167
II. Nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy
hoạch phát triển ngành......................................................................................169
III. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại để thực hiện các mục tiêu
của quy hoạch .....................................................................................................169
IV. Về nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực.........................................................................................................................170
V. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông, lâm,
diêm nghiệp và thuỷ sản theo quy hoạch .........................................................170
1. Về thuỷ lợi .....................................................................................................170
2. Về giao thông nông thôn ...............................................................................171
3. Về hạ tầng thuỷ sản .......................................................................................171
4. Về hạ tầng nông nghiệp.................................................................................171
5. Về hạ tầng lâm nghiệp...................................................................................171
6. Phát triển hạ tầng phục vụ thương mại..........................................................171

VI. Tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở
nông thôn.............................................................................................................172
VII. Về đất đai .........................................................................................................172
VIII. Cơ giới hoá nông nghiệp ...............................................................................172
IX. Tổ chức thực hiện quy hoạch..........................................................................173
1. Đối với các Bộ, ngành ...................................................................................173
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .............................173
X. Khái toán vốn đầu tư và huy động nguồn vốn.................................................174
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................175
I. Kết luận.................................................................................................................175
II. Kiến nghị .............................................................................................................176
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

iv


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

NN

Nông nghiệp

LN

Lâm nghiệp


TS

Thuỷ sản

DN

Diêm nghiệp

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

CSD

Chưa sử dụng

CNH

Công nghiệp hoá

HĐH

Hiện đại hoá

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

TG


Thế giới

VN

Việt Nam

KH

Kế hoạch

XK

Xuất khẩu

GTSX

Giá trị sản xuất

QH

Quy hoạch



Nghị định



Quyết định


KH

Khoa học

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CP

Chính phủ

UBND

Uỷ ban nhân dân

TP

Thành phố

TX

Thị xã

ĐBSH

Đồng Bằng Sông Hồng

DHBTB


Duyên Hải Bắc Trung Bộ

DHNTB

Duyên Hải Nam Trung Bộ

TN

Tây Nguyên

ĐNB

Đông Nam Bộ

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

TKNN

Thiết kế Nông nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

v


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

KT

Kinh tế

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

HTX

Hợp tác xã

BQ

Bình quân

CNHN

Công nghiệp hàng năm

GS

Gia súc

GC


Gia cầm

DN

Doanh nghiệp

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

TT

Thứ tự

PA

Phương án

ĐV

Đơn vị

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


KHCN

Khoa học công nghệ

ICO

Tổ chức Cà phê Quốc tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

DT

Diện tích

NS

Năng suất

TDMNBB

Trung Du Miền Núi Bắc Bộ

SL

Sản lượng

FOB


Giá xuất khẩu tại cảng xuất hàng không tính phí
vận chuyển

FAO

Tổ chức Lương nông thế giới

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

vi


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG BÁO CÁO
Bảng 1.
Bảng 2.
Bảng 3.
Bảng 4.
Bảng 5.
Bảng 6.
Bảng 7.
Bảng 8.
Bảng 9.
Bảng 10.
Bảng 11.
Bảng 12.
Bảng 13.
Bảng 14.
Bảng 15.

Bảng 16.
Bảng 17.
Bảng 18.
Bảng 19.
Bảng 20.
Bảng 21.
Bảng 22.
Bảng 23.
Bảng 24.
Bảng 25.
Bảng 26.
Bảng 27.
Bảng 28.
Bảng 29.
Bảng 30.
Bảng 31.
Bảng 32.
Bảng 33.
Bảng 34.
Bảng 35.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong kim ngạch XK chung...5
Tỷ trọng nông sản xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới năm 2009 .6
Vị trí của một số nông sản Việt Nam trên thế giới ................................7
Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ).............7
Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ) ...............8
Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá TT)..8
Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ).............8
GTSX ngành trồng trọt 2000 - 2010 (giá CĐ).......................................9
Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi 2000 - 2010 (giá CĐ) .................9

Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội ngành NN 2000 - 2010 (giá TT) ....10
Tăng trưởng GTSX ngành lâm nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ) .........10
Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành LN 2000 - 2010 (giá TT)...........11
Tăng trưởng GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá CĐ)..............11
Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá TT)...12
Biến động sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2006 - 2010 ................13
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo vùng..................................14
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô theo vùng ................................14
Diện tích, năng suất, sản lượng sắn theo vùng .................................15
Hiện trạng sản xuất rau đậu các loại cả nước qua các năm..............16
Diện tích, năng suất, sản lượng mía theo vùng ................................17
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc theo vùng..................................17
Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương theo vùng ......................18
Diện tích, năng suất, sản lượng bông theo vùng ..............................18
Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo vùng ............................19
Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng ............................20
Diện tích, năng suất, sản lượng điều theo vùng ...............................21
Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu theo vùng ...........................22
Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng.................................23
Cơ cấu giống chè năm 2010 .............................................................24
Diện tích, năng suất, sản lượng dừa theo vùng ................................25
Hiện trạng sản xuất các loại cây ăn quả cả nước qua các năm.........26
Hiện trạng đàn vật nuôi cả nước qua các năm..................................27
Chăn nuôi trâu cả nước phân theo vùng ...........................................28
Chăn nuôi bò cả nước phân theo vùng .............................................28
Chăn nuôi lợn cả nước phân theo vùng ............................................30

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

vii



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Bảng 36.
Bảng 37.
Bảng 38.
Bảng 39.
Bảng 40.
Bảng 41.
Bảng 42.
Bảng 43.
Bảng 44.
Bảng 45.
Bảng 46.
Bảng 47.
Bảng 48.
Bảng 49.
Bảng 50.
Bảng 51.
Bảng 52.
Bảng 53.
Bảng 54.
Bảng 55.
Bảng 56.
Bảng 57.
Bảng 58.
Bảng 59.
Bảng 60.
Bảng 61.

Bảng 62.
Bảng 63.
Bảng 64.
Bảng 65.
Bảng 66.
Bảng 67.
Bảng 68.
Bảng 69.
Bảng 70.
Bảng 71.
Bảng 72.

Chăn nuôi gia cầm cả nước phân theo vùng.....................................31
Hiện trạng chăn nuôi các con nuôi đặc sản ......................................32
Diện tích rừng theo chức năng tính đến ngày 31/12/2008 ...............33
Hiện trạng rừng tính đến 31/12/2009 phân theo vùng......................34
Trữ lượng rừng gỗ trên các vùng sinh thái .......................................34
Diễn biến diện tích rừng toàn quốc giai đoạn 2000-2010 ................35
Diện tích rừng theo chủ sở hữu ........................................................36
Hiện trạng sản xuất thuỷ sản cả nước qua các năm..........................38
Sản lượng thuỷ sản khai thác theo vùng...........................................39
Diện tích mặt nước nuôi trồng TS và SL nuôi trồng theo vùng.......40
Hiện trạng xuất khẩu thuỷ sản ..........................................................41
Tổng hợp chung về tình hình sản xuất đường ..................................48
Tình hình phát triển công nghiệp chế biến cao su sơ chế.................49
Tình hình phát triển công nghiệp chế biến cà phê nhân...................50
Tình hình phát triển công nghiệp chế biến điều ...............................51
Tình hình chế biến thịt......................................................................54
Thực trạng chế biến thức ăn chăn nuôi.............................................55
Tình hình phát triển công nghiệp chế biến gỗ ..................................56

Kết quả phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản .....................57
Thực trạng dân số, lao động nông nghiệp qua các năm ...................60
Thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp...........................................61
Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển hạ tầng NN nông thôn ..63
Rà soát các chỉ tiêu cây trồng vật nuôi theo QĐ 150 Chính phủ .....68
Biến động năng suất một số cây trồng chủ yếu qua các năm...........69
Diện tích đất lúa bị ngập do nước biển dâng theo các vùng.............79
Tiềm năng quỹ đất trồng một số cây lâu năm đến năm 2020...........82
Tiềm năng quỹ đất trồng một số cây ngắn ngày đến 2020...............83
Diễn biến khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản .................89
Tính toán nhu cầu tiêu dùng nông sản chính trong nước đến 2030 .90
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước năm 2009...................91
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước năm 2009 ..............93
Nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các nước năm 2009..................93
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước năm 2009 ..............95
Xuất khẩu điều của Việt Nam sang các nước năm 2009..................97
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các nước năm 2009..............97
Xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước năm 2009 ...................99
Cơ cấu chè xuất khẩu........................................................................99

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

viii


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Bảng 73.
Bảng 74.
Bảng 75.

Bảng 76.
Bảng 77.
Bảng 78.
Bảng 79.
Bảng 80.
Bảng 81.
Bảng 82.
Bảng 83.
Bảng 84.
Bảng 85.
Bảng 86.
Bảng 87.
Bảng 88.
Bảng 89.
Bảng 90.
Bảng 91.
Bảng 92.
Bảng 93.
Bảng 94.
Bảng 95.
Bảng 96.
Bảng 97.
Bảng 98.
Bảng 99.
Bảng 100.
Bảng 101.
Bảng 102.
Bảng 103.
Bảng 104.
Bảng 105.

Bảng 106.
Bảng 107.
Bảng 108.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước năm 2009...........101
Nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ các nước năm 2009..............101
Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang các nước năm 2009 103
Nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam từ các nước năm 2009 ...103
Kim ngạch xuất khẩu 10 nông sản chính của VN theo vùng 2009 104
Kim ngạch nhập khẩu một số nông sản chính theo vùng 2009......105
Một số chỉ tiêu so sánh về sản xuất lúa ..........................................106
So sánh giá thành, NS, thị phần XK cao su VN với các nước .......108
So sánh giá thành, NS, thị phần XK cà phê VN với các nước .......109
So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK điều VN với các nước 110
So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK tiêu VN với các nước .111
So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK chè VN với các nước..112
Giá thành ván nhân tạo của Việt Nam và Malayxia.......................113
Dự kiến tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2020 ....118
Dự kiến tăng trưởng GTSX nội bộ ngành NN đến năm 2020........119
Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng lúa đến năm 2020............120
Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng ngô theo vùng .....................121
Diện tích, năng suất, sản lượng sắn theo vùng ...............................123
Dự kiến bố trí cây rau đậu các loại đến năm 2020 .........................124
Diện tích, năng suất, sản lượng mía theo vùng ..............................124
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc theo vùng................................126
Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương theo vùng...........126
Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo vùng ..........................127
Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng.................129
Dự kiến DT, NS, SL điều đến năm 2020 theo vùng ......................135
Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu theo vùng .........................136

Dự kiến xây dựng nhà máy chế biến hồ tiêu 2011 – 2020.............138
Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng...............................139
Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất chè...............................................141
Dự kiến bố trí đàn vật nuôi cả nước đến năm 2020 .......................145
Dự kiến bố trí đàn trâu cả nước phân theo vùng ............................146
Dự kiến bố trí đàn bò cả nước phân theo vùng ..............................147
Dự kiến bố trí đàn lợn cả nước phân theo vùng .............................149
Dự kiến bố trí đàn gia cầm cả nước phân theo vùng......................150
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NN cả nước đến năm 2020 .....174
Phân nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp .......................................174

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

ix


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

GIỚI THIỆU CHUNG
I. TÍNH CẤP THIẾT


Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7
Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn khẳng định: “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên
cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết
kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn
với chế biến và thị trường…”




Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch được xác định là một
nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10
năm 2008 của Chính phủ.



Mặt khác, từ thực tiễn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm thuỷ sản đang
đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, đó là: Việc
chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều lúng túng, tự phát
do quy hoạch được điều chỉnh kịp thời. Hiệu quả của sản xuất nông lâm
thủy sản còn thấp, phần nhiều do sản xuất chưa gắn với cơ sở công nghiệp
chế biến và thị trường, tình trạng thừa thiếu xẩy ra đối với nhiều cơ sở chế
biến công nghiệp. Thị trường nông lâm thuỷ sản luôn có sự biến động và đòi
hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thay đổi theo
hướng thị hiếu của từng nơi.



Trong khi đó, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu
phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế so
sánh và nâng cao nhanh khả năng cạnh tranh, đồng thời phải đối phó có hiệu
quả với các diễn biến bất thường của khí hậu liên quan tới biến đổi khí hậu.



Trong thời gian qua nhiều địa phương cũng đã tiến hành rà soát, điều chỉnh
quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo rà soát quy hoạch nhiều chuyên

đề. Tuy vậy, cần có khung tổng thể để phối hợp quy hoạch của các địa
phương và chuyên ngành.



Những nhân tố trên đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung tổng thể quy hoạch làm
cơ sở chỉ đạo sản xuất phát triển có hiệu quả.

II.

CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN



Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy
Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;



Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch;

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 1


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030



Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;



Công văn 950/TTg-ĐP ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát
điều chỉnh quy hoạch các vùng;



Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 về việc phê duyệt chiến lược
phát triển chăn nuôi đến năm 2020;



Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 18/5/2007 phê duyệt đề án phát triển công
nghiệp chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020;



Quyết định 97/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 về việc phê duyệt đề án phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020;



Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;




Quyết định 18/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;



Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 về việc phê duyệt chương trình
phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;



Quyết định 39/QĐ-BNN ngày 2/5/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển
ngành đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;



Quyết định 20/QĐ-BNN ngày 15/3/2007 về việc phê duyệt chiến lược quốc
gia sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020;



Quyết định 52/QĐ-BNN ngày 5/6/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển rau
quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 tầm nhìn 2020;



Quyết định 39/2008/QĐ - TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước;




Quyết định 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT ban hành quy định tạm thời về quản lý quy hoạch NN&PTNT;



Nghị định 01/2008/NĐ - CP ngày 03/1/2008 về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT;



Quyết định 64/2007/QĐ - BNN ngày 03/7/2007 quy định chức năng nhiệm
vụ và tổ chức bộ máy của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp;

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.

Mục đích



Xây dựng được bản quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm góp
phần quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nông nghiệp,

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 2



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

tạo lập và củng cố năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, phục vụ phát
triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cũng như tăng cường hợp tác, hội
nhập quốc tế, đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn
phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


Xây dựng quy hoạch nhằm thực hiện Nghị quyết tam nông, đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế Quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, nền kinh
tế thế giới đang suy giảm và có bản quy hoạch ngành sau khi hợp nhất 2 Bộ.

2.

Yêu cầu



Phân tích đánh giá các tiềm năng lợi thế, hạn chế và những vấn đề nẩy sinh
trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế xã hội
chung đạc biệt quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá trên cả nước đang tác
động đến nông nghiệp, phân tích cấu trúc không gian kinh tế và các mối
quan hệ tác động lẫn nhau giữa các vùng trong cả nước. Xây dựng tầm nhìn
nông nghiệp cả nước đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế xã hội cả nước giai đoạn tới. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích luận cứ đưa
ra, xây dựng các phương án quy hoạch nông nghiệp cả nước, lựa chọn phương
án phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2020 và định hướng 2030.




Quy hoạch nông nghiệp cả nước đề cập toàn diện đến cơ cấu, điều chỉnh
phân bố không gian phát triển và sản xuất ngành, cơ cấu ngành, các lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn dựa trên các trụ cột chính là phát triển kinh tế, phát
triển xã hội nông thôn, và bảo vệ môi trường sinh thái.



Quy hoạch nông nghiệp cả nước xác định được vị trí, vị thế của nông nghiệp
Việt Nam ở khu vực và thế giới, khả năng cạnh tranh hiện tại của nông sản
Việt Nam, những bất cập và những lợi thế trong cạnh tranh.



Quy hoạch cũng yêu cầu luận chứng và lựa chọn được hướng phát triển các
vùng, ngành, loại sản phẩm, lĩnh vực then chốt của sản xuất nông nghiệp với
sự điều chỉnh hợp lý về quy mô, về phân bố không gian và phân bố nguồn
lực, để tạo ra những thay đổi lớn cơ bản cho sản xuất ở từng thời kỳ, trên cả
nước và các vùng.



Xác định được các chương trình trọng điểm, danh mục các dự án ưu tiên gắn
với những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, để có cơ sở tổ chức triển
khai thực hiện quy hoạch khả thi, có hiệu quả.



Xác định các giải pháp cơ bản để thực hiện quy hoạch theo hướng cấu trúc
lại nền nông nghiệp đáp ứng các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường sẽ nẩy

sinh trong thời gian tới.



Quy hoạch phát triển nông nghiệp xác định đến 2020 và định hướng 2030,
các bước đi tính cho các thời kỳ: 2011-2015, 2016-2020, định hướng 2030.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 3


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1. Phạm vi


Phạm vi đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển nông
nghiệp bao trùm các tiêu ngành và lĩnh vực: nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi), lâm nghiệp, thuỷ sản, chế biến nông lâm thuỷ sản và nghề muối và hệ
thống hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội và dịch vụ phục vụ phát triển nông
nghiệp.



Nghiên cứu trên địa bàn cả nước (cả vùng biển khai thác và đánh bắt thuỷ

hải sản). Phạm vi nội dung nghiên cứu tập trung vào việc tập hợp, điều tra,
xử lý, đánh giá và phân tích các thông tin, số liệu về hiện trạng sản xuất
nông nghiệp, các điều kiện, dự báo liên quan đến sản xuất nông nghiệp, để
trên cơ sở đó quy hoạch phát triển nông nghiệp cho năm 2020 và tầm nhìn
2030. Số liệu hiện trạng được thu thập tổng hợp cho thời kỳ 2000 – 2010, và
tính toán số liệu quy hoạch giai đoạn 2011 - 2020, và tầm nhìn đến 2030.

3.2. Đối tượng


Các đối tượng về tài nguyên thiên nhiên: Các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh
hưởng tới sản xuất nông nghiệp; các yếu tố về đất đai ảnh hưởng trực tiếp
tới SXNN và an ninh lương thực; các yếu tố về nguồn nước, chế độ thủy
văn; các tài nguyên thực vật, đặc biệt ở vùng đồi núi cao và vùng ven biển;
vấn đề về bảo vệ tài nguyên môi trường; các yếu tố nguồn lợi thuỷ sản.



Các đối tượng về kinh tế: Các đối tượng liên quan tới sản xuất nông nghiệp,
trong đó bao gồm lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, kinh tế hộ nông dân, kinh
tế trang trại; các đối tượng liên quan tới ngành lâm nghiệp (chú trọng lâm
sản ngoài gỗ); các đối tượng liên quan tới ngành thủy sản: khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản; các đối tượng liên quan tới ngành diêm nghiệp; các đối
tượng trong hệ thống dịch vụ nông nghiệp - nông thôn; các thông tin dự báo
có liên quan tới chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; về hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Thủy lợi, giao thông, điện,
thông tin, thương mại, các cơ sở dịch vụ kỹ thuật...




Các đối tượng về xã hội: Dân số, lao động nông nghiệp, nông thôn; vấn đề
việc làm, thu nhập và đời sống kinh tế của hộ nông dân; vấn đề quan hệ và
tổ chức sản xuất NNT. Việc mất đất do quá trình đô thị hoá, CNH và an toàn
nông sản thực phẩm.



Đối tượng về môi trường: Diện tích rừng phòng hộ và độ che phủ thảm thực
vật: rừng, rừng ngập mặn; vấn đề an toàn nông sản và thực phẩm cho xã hội.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 4


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
THỜI KỲ 2000 - 2010
I.

VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.

Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân



Ngành nông nghiệp nuôi sống trên 70% dân số cả nước sống ở nông thôn.



Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội.



Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và công
nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.



Cung cấp đất đai và lao động giá rẻ và ổn định cho các ngành kinh tế khác
phát triển.



Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Tỷ lệ lao động trong ngành
nông nghiệp năm 2010 chiếm khoảng 48,7% lao động trong cả nước.



Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ
cho đất nước: năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông sản 19,15 tỷ USD,
chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (năm 2000 chiếm 29%).




Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia góp phần đảm bảo an ninh quốc gia.



Góp phần quan trọng vào thực hiện thành công trong chương trình xoá đói
giảm nghèo của cả nước.



Góp phần phát triển bền vững và tạo ổn định chính trị, kinh tế xã hội.



Góp phần tạo vị thế chính trị của Việt Nam trên trường Quốc tế.



Có vai trò lớn trong việc cải thiện môi trường sinh thái thông qua việc khai
hoang phục hoá đất, phủ xanh đất trồng đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng,
chống xói mòn, thoái hoá đất.



Có vai trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế vượt khó khăn, năm 2009
dù nền kinh tế gặp khá nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn gặt
hái được nhiều thành công.
B¶ng 1.

Tỷ trọng kim ngạch XK nông sản trong kim ngạch XK chung


Hạng mục
2000
2005
Tổng giá trị kim ngạch XK
14.482,7 32.447,1
(tr.USD)
Tr.đó: Nông lâm TS (tr.USD)
4.197,5 7.452,4
- Tỷ trọng (%)
29,0
23,0

2008

2009

2010
72.191,8

62.685,1

57.096,3

14.218,4
22,7

15.849,0 19.150,0
27,7
26,5


Nguồn: Tổng cục Thống kê
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 5


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

1.2. Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân


Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất liên tục xuất siêu với tốc độ tăng
kim ngạch xuất khẩu cao kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn.



Nông nghiệp đóng góp 20,6% trong tổng GDP cả nước (năm 2000: 24,5%).



Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong việc đảm bảo ổn định
chính trị, xã hội và an ninh quốc gia.



Ngành nông nghiệp đảm bảo ổn định cuộc sống cho số lượng dân số lớn
nhất so với các ngành trong cả nước (trên 70% dân số).




Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường
sinh thái.



Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong việc tạo việc làm cho lao
động toàn xã hội (tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 48,7% lao động xã hội).

2.

Vai trò, vị trí của nông nghiệp Việt Nam trong nông nghiệp thế giới

2.1. Vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong nông nghiệp thế giới
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng góp phầm đảm bảo an ninh
lương thực thế giới, kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng cao:


Về khối lượng xuất khẩu của Việt Nam so với khối lượng xuất khẩu của thế
giới: gạo 5,95 triệu tấn, chiếm 21,7%, cao su 731,4 ngàn tấn, chiếm 11,4%,
cà phê 1.183,5 ngàn tấn chiếm 19,2%, điều 177,2 ngàn tấn, chiếm 46,3%, hồ
tiêu 134,3 ngàn tấn, chiếm 44,2%, chè 134 ngàn tấn, chiếm 7,9%.



Về giá trị xuất khẩu của Việt Nam so với giá trị xuất khẩu của thế giới: gạo
2.663,9 triệu USD, chiếm 23,8%, cao su 1.227 triệu USD, chiếm 10,2%, cà
phê 1.730,6 triệu USD, chiếm 12,7%, điều 846,7 triệu USD chiếm 50,1%,
hồ tiêu 348 triệu USD chiếm 33,5%, chè 178 triệu USD chiếm 4,4%.
B¶ng 2.


Tỷ trọng nông sản xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới 2009
Đơn vị: 1.000 tấn, 1.000 USD

Tên hàng

Thế
giới

1. Gạo
2. Cao su
3. Cà phê
4. Điều
5. Hồ tiêu
6. Chè

27.433,9
6.398,9
6.150,6
383,0
303,7
1.701,6

Khối lượng
Giá trị
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Việt
Thế
Việt
VN so với

VN so với
Nam
giới
Nam
TG (%)
TG (%)
5.958,3
21,7 11.187,6 2.663,9
23,8
731,4
11,4 12.073,1 1.226,9
10,2
1.183,5
19,2 13.583,1 1.730,6
12,7
177,2
46,3 1.689,9
846,7
50,1
134,3
44,2 1.039,1
348,1
33,5
134,1
7,9 4.091,2
178,0
4,4

Nguồn: FAOSTAT, Niên giám thống kê
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


Trang 6


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

2.2. Vị trí của nông nghiệp Việt Nam trong nông nghiệp thế giới


Về diện tích Việt Nam so với thế giới: hồ tiêu đứng thứ 3; điều và cao su
đứng thứ 4; cà phê và chè đứng thứ 5; nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ 6; lúa
đứng thứ 7.



Về sản lượng sản xuất Việt Nam so với thế giới: hồ tiêu đứng đầu; cà phê
đứng thứ 2 (sau Braxin); điều đứng thứ 4; lúa gạo và cao su đứng thứ 5; chè
đứng thứ 6; nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ 3; khai thác hải sản đứng thứ 13.



Về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam so với thế giới: hồ tiêu và điều đứng đầu;
cà phê đứng thứ 2; gạo đứng thứ 3; thuỷ sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 8 và
cao su đứng thứ 11.

Vị trí của một số nông sản Việt Nam trên thế giới
TT Tên mặt
Vị trí nông sản trên thế giới
hàng
Diện tích

Sản lượng SX
Kim ngạch XK
1 Lúa gạo
7
5
3
2 Cao su
4
5
11
3 Cà phê
5
2
2
4 Điều
4
4
1
5 Hồ tiêu
3
1
1
6 Chè
5
6
8
7 Thuỷ sản 6 (DT nuôi
3 (SL nuôi trồng)
5
trồng)

13 (SL khai thác)
B¶ng 3.

Nguồn: FAOSTAT, Niên giám thống kê

II.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông lâm thuỷ sản


Sản xuất nông, lâm, thủy sản thời gian qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng
khá cao, giai đoạn 2000 - 2010 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành
nông lâm thủy sản đạt 5,28%/năm, trong đó thời kỳ 2006 - 2009 đạt 5,37%.
Trong đó: ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 10,09%/năm,
ngành nông nghiệp đạt 4,22%/năm, ngành lâm nghiệp tăng 2,24%/năm.
B¶ng 4.

Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ)
Đơn vị: Tỷ đồng, %

Hạng mục
Tổng GTSX
1. N.nghiệp
2. L.nghiệp

3. Thủy sản

2000
139.790,7
112.111,7
5.901,6
21.777,4

2006
2007
2008
2010
191.154,9 201.381,9 214.976,2 233.833,8
142.711,0 147.846,7 158.108,3 169.503,2
6.408,4
6.603,1
6.786,0
7.365,0
42.035,5 46.932,1 50.081,9 56.965,6

TĐT
5,28
4,22
2,24
10,09

Nguồn: Tổng cục thống kê
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 7



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


GDP ngành nông lâm thuỷ sản tăng bình quân 3,58%/năm thời kỳ 2000 2010, trong đó nông lâm nghiệp tăng 3,08%, thuỷ sản tăng 7,16%/năm.
Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ)

B¶ng 5.

Đơn vị: tỷ.đ, %

Hạng mục
GDP NLTS
1. Nông LN
2. Thủy sản

2000

2005

2007

2008

2010

TĐT

63.717

57.037
6.680

76.888
66.707
10.181

82.717
70.585
12.132

86.587
73.795
12.792

90.613
77.273
13.340

3,58
3,08
7,16

Nguồn: Tổng cục thống kê


Cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. Tuy nhiên ngành
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GTSX ngành nông lâm
thủy sản. Năm 2000 cơ cấu ngành nông lâm thủy sản là: Nông nghiệp

79,1%, lâm nghiệp 4,7%, thủy sản 16,2%. Năm 2010 cơ cấu tương ứng là:
nông nghiệp 76,3%, lâm nghiệp 2,6%, thủy sản 21,1%. GTSX nông lâm
thuỷ sản (giá TT) năm 2010 đạt 692.956,8 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp
528.738,9 tỷ đồng, lâm nghiệp 18.244,9 tỷ đồng, thuỷ sản 145.973 tỷ đồng.
B¶ng 6.

Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá
TT)
Đơn vị: tỷ đ, %
2000

Hạng mục
GTSX
NLTS
- N.nghiệp
- L.nghiệp
- Thuỷ sản

2005

2008


cấu

163.313 100 256.388 100 338.553,0 100 502.118,8 100

692.956,8

100


129.140 79,1 183342 71,5
7674 4,7
9496 3,7
26499 16,2 63549 24,8

528.738,9
18.244,9
145.973,0

76,3
2,6
21,1

Giá trị


cấu

2010
Giá trị

Giá trị



Giá trị
cấu
cấu


2007

Giá trị


cấu

236935 70,0 377.238,6 75,1
12108,3 3,6 14.369,8 2,9
89509,7 26,4 110.510,4 22,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
1.2.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp
B¶ng 7.

Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ)
Đơn vị: tỷ đồng, %

Hạng mục
GTSX NN
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Dịch vụ

2000

2004


2007

112.111,7
90.858,2
18.505,4
2.748,1

132.888,0
106.422,5
23.438,6
3.026,9

147.846,7
115.374,0
29.196,1
3.275,8

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

2008
158.108,3
123.391,2
31.326,3
3.390,8

2010
169.503,2
129.382,7
36.508,2
3.612,3


Trang 8

TĐT
4,22
3,60
7,03
2,77


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Giai đoạn 2000 - 2010 tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp cả
nước đạt 4,22/năm: Trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi đạt
tốc độ tăng trưởng cao nhất 7,03%/năm, ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng
trưởng chậm 2,77%/năm, ngành trồng trọt đạt tốc độ tăng trưởng 3,6%/năm.
B¶ng 8.

GTSX ngành trồng trọt 2000 - 2010 (giá CĐ)
Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục

2000

2005


2007

2008

2010

TĐT

GTSX trồng trọt

90.858,2 107.897,6 115.374,8 123.391,2 129.382,7

3,6

1. Cây lương thực

55.163,1

63.825,5 65.194,0

70.125,5

71.954,0

2,7

2. Rau đậu các loại

6.332,4


8.928,2 10.174,5

10.584,6

11.874,6

6,5

3. Cây công nghiệp

21.782,0

25.585,7 29.579,6

31.637,7

33.913,1

4,5

9.378,3

9.908,7

5,0

4. Cây ăn quả

6.105,9


7.942,7

8.789,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Trong ngành trồng trọt, GTSX tăng 3,6%/năm thời kỳ 2000 – 2010, trong đó
GTSX cây lương thực tăng 2,7%/năm, rau đậu các loại tăng 6,5%/năm, cây
công nghiệp tăng 4,5%/năm, cây ăn quả GTSX tăng 5%/năm.



GTSX ngành chăn nuôi tăng bình quân 7,03%/năm thời kỳ 2000 – 2010,
trong đó GTSX chăn nuôi gia súc tăng 7,21%/năm, chăn nuôi gia cầm tăng
7,38%/năm, sản phẩm không qua giết thịt tăng 6,49%/năm.
B¶ng 9.

Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi 2000 - 2010 (giá CĐ)
Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục
GTSX CN
1. Gia súc
2. Gia cầm
3. SP không qua giết
thịt

2000


2005

2007

2008

2010

18.505,4 26.107,6 29.196,1 31.326,3 36.508,20
11.919,7 18.581,7 20.920,5 21.866,5 23.917,10
3.295,7 3.517,9 3.781,6 4.695,5 6.717,50
2.802,0

3.469,0

3.928,5

4.187,6

5.255,60

TĐT
7,03
7,21
7,38
6,49

Nguồn: Tổng cục Thống kê

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp



Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có bước chuyển dịch cơ cấu
theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 78,2% năm 2000 xuống
còn 73,9% năm 2010), tăng tỷ trọng chăn nuôi (từ 19,3% năm 2000 lên
24,5% năm 2010), ngành dịch vụ nông nghiệp giảm từ 2,4% năm 2000
xuống còn 1,6% năm 2010. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hình thành
nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ đồng thời nâng
cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 9


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


Ngành trồng trọt, cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
GTSX rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm tỷ trọng GTSX cây lương
thực.



Ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GTSX chăn nuôi gia
súc, giảm tỷ trọng GTSX gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt.
B¶ng 10. Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội ngành NN 2000 - 2010 (giá TT)
Đơn vị: tỷ đ, %
2000
Hạng mục


Gía trị

GTSX NN 129.141
1. Tr.trọt
101044
2. Ch.nuôi
24960
3. Dịch vụ
3136,6

2005

cấu

Gía trị

2007

cấu

Gía trị

2008

cấu

Gía trị

2010


cấu

100,0 183.342 100,0 236.935 100,0 377.238 100
78,2 134754,5 73,5 175007 73,9 269337 71,4
19,3 45225,6 24,7
57803 24,4 102201 27,1
2,4
3362,3
1,8
4125 1,7
5700 1,5

Gía trị
528.739
390.768
129.679
8.292


cấu
100
73,9
24,5
1,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Ngành dịch vụ nông nghiệp: giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 2010

là 8.292 tỷ đồng (năm 2000 là 3.136 tỷ đồng), chiếm 1,6% trong cơ cấu
GTSX nông nghiệp, tốc độ tăng 2,77%/năm thời kỳ 2000 - 2010. Tham gia
hoạt động dịch vụ chủ yếu là các HTX nông nghiệp ngoài ra còn có các hộ
gia đình, doanh nghiệp tham gia dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, thu
mua, chế biến nông, lâm sản. Trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ
nông nghiệp đã phát triển về số lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm
đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trường. Ngoài dịch vụ thuỷ
nông, vật tư kỹ thuật cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc
thú y, đã xuất hiện dịch vụ làm đất, tuốt lúa, cấy thuê… ở nhiều địa phương.

1.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp


Ngành lâm nghiệp tăng trưởng về GTSX thời kỳ 2000 - 2010 đạt
2,24%/năm, trong đó GTSX trồng và nuôi rừng tăng 3,06%/năm, khai thác
lâm sản tăng chậm 0,87%/năm, dịch vụ tăng 7,16%/năm.
B¶ng 11. Tăng trưởng GTSX ngành lâm nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ)
Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục

2000

GTSX lâm nghiệp
5.901,6
1. Trồng và nuôi rừng
1.161,9
2. Khai thác lâm sản
4.412,1
3. Dịch vụ và các hoạt

327,6
động LN khác

2005

2007

2008

2010

6.315,6
1.332,0
4.435,7

6.603,1
1.395,5
4.629,0

6.786,0
1.431,3
4.759,1

7.365,0
1.571,3
4.811,1


tăng
2,24

3,06
0,87

547,9

578,6

595,6

654,2

7,16

Nguồn: Tổng cục Thống kê
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 10


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp thời kỳ 2000 - 2010 có chuyển dịch không
rõ nét theo hướng giảm tỷ trọng trồng và nuôi rừng và khai thác lâm sản,
tăng nhẹ tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp, cơ cấu GTSX năm 2000: trồng và
nuôi rừng 14,7%; khai thác lâm sản 81,3%, dịch vụ 4%, năm 2010 cơ cấu
tương ứng là 14,5%; 74,9% và 5,6%.
B¶ng 12. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp 2000 - 2010 (giá

TT)

Đơn vị: tỷ đ, %
2000
Hạng mục

Giá trị

GTSX LN
7.674
1. Trồng và nuôi
1.131,5
rừng
2. Khai thác lâm sản 6.235,4
3. Dịch vụ và các
307,0
hoạt động LN khác

2005

cấu


cấu

Giá trị

100

2008

9.496


Giá trị

2.040,5

81,3 7.550,3 79,5

11.524,6

542,4


cấu

100 14.369,8

14,7 1.403,5 14,8

4,0

2010

5,7

100,0 18.244,9


cấu
100,0


2.643,0

14,5

80,2 13.660,1

74,9

1.029,1

5,6

804,7

Giá trị

14,2

5,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

1.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản


Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất cao so với các ngành nông nghiệp
và lâm nghiệp. Thời kỳ 2000 - 2010 GTSX ngành thuỷ sản (giá TT) đã tăng
từ 26.551,5 tỷ đồng lên 145.973 tỷ đồng (tăng 5,49 lần), GDP của ngành
thuỷ sản năm 2010 tăng gấp hơn hai lần so với năm 2000). Tỷ trọng của
ngành thuỷ sản trong cơ cấu nông lâm thuỷ sản cũng như trong toàn nền

kinh tế không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối, năm 2000
GTSX thuỷ sản chỉ chiếm 16,2% trong cơ cấu GTSX nông lâm thuỷ sản,
năm 2010 tăng lên 21,1%. GTSX ngành thuỷ sản (giá CĐ) thời kỳ 2000 2010 tăng trưởng mạnh nhất trong nông lâm thuỷ sản, tăng 10,09%/năm,
trong đó GTSX nuôi trồng thuỷ sản tăng 16,87%/năm, khai thác tăng chậm
3,45%/năm.
B¶ng 13. Tăng trưởng GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá CĐ)
Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục
GTSX thuỷ
sản
1. Khai thác
2. Nuôi trồng

2000

2005

2007

2008

2010

TĐ tăng

21.777,4

38.726,9


46.932,1

50.081,9

56.965,6

10,09

13.901,7
7.875,7

15.822,0
22.904,9

16.485,8
30.446,3

16.928,6
33.153,3

19.514,1
37.451,5

3,45
16,87

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng mạnh cơ cấu
GTSX ngành nuôi trồng, giảm mạnh tỷ trọng GTSX ngành khai thác, cơ cấu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Trang 11



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

GTSX (giá TT) năm 2000 là khai thác 55,6%, nuôi trồng 44,4%, năm 2010
cơ cấu tương ứng là 42,4% và 57,6%.
B¶ng 14. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá TT)
Đơn vị: tỷ đ, %
Hạng
mục
GTSX TS
1. Khai
thác
2. Nuôi
trồng

2000
Giá trị
26.499
14.737,7
11.761,2

2005

cấu
100
55,6

44,4

Giá trị
63.549
22.770,9
40.778,3

2007

cấu
100
35,8
64,2

Giá trị
89.510
29.411,1
60.098,6

2008

cấu

Giá trị


cấu

100 145.973


100

41.895 37,9

61.915

42,4

68.615 62,1

84.058

57,6

Giá
trị

100 110.510
32,9
67,1

2010

cấu

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.

Sản xuất nông nghiệp


2.1. Sử dụng đất


Trong 4 năm từ 2006 - 2010 diện tích đất nông nghiệp không ngừng được
mở rộng: tăng 1,649 triệu ha từ 24,584 triệu ha năm 2006 lên 26,233 triệu ha
năm 2010, tăng 6,7% (bình quân mỗi năm đất nông nghiệp tăng thêm 400
ngàn ha), trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 718,9 ngàn ha.



Đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 9,412 triệu ha năm 2006 lên 10,131 triệu
ha năm 2010 (bình quân mỗi năm tăng thêm 180 ngàn ha) do khai hoang mở
rộng diện tích chủ yếu là ở các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long để trồng
lúa, ở Đông Nam Bộ (ĐNB), ở Tây Nguyên (TN) để trồng các loại cây công
nghiệp như cà phê, cao su, hoa màu lương thực, ở các tỉnh Trung Du Miền
Núi Bắc Bộ để trồng chè, cây ăn quả...



Đất lúa trong giai đoạn 2006 - 2010 có xu hướng giảm do chuyển đổi sang
nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện
nay đất lúa cả nước là 4,131 triệu ha, đủ đảm bảo an ninh lương thực cho cả
nước và xuất khẩu gạo hàng năm từ 3 - 5 triệu tấn.



Đất trồng cây lâu năm năm 2010 tăng 646,9 ngàn ha so với năm 2006 (từ
3,054 triệu ha lên 3,700 triệu ha năm 2010). Chủ yếu do tăng diện tích trồng
cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su và điều.




Đất lâm nghiệp do khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích tăng từ
14,437 triệu ha năm 2006 lên 15,368 triệu ha năm 2010 (tăng 931,7 ngàn
ha). Diện tích rừng trồng tăng rất nhanh, chất lượng rừng trồng đã thay đổi
căn bản, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 37,6% năm 2003 lên 39,4% năm 2009,
ước đạt gần 40% năm 2010. Đây là một thành tích lớn về khai thác sử dụng
đất hợp lý của ngành nông nghiệp nước ta.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 12


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2010 đạt 690,3 ngàn ha (giảm so với năm
2006 là 11,7 ngàn ha).



B¶ng 15. Biến động sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2006 - 2010
Đơn vị: 1.000ha
TT
I
1
1.1
1.2
2

2.1
2.2
2.3
3
4
5
II
1
2
3

Hạng mục
Tổng DT đất nông nghiệp
Đất sản xuất NN
Đất trồng cây HN
Đất trồng lúa
Đồng cỏ
Cây hàng năm khác
Đất trồng cây LN
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất NN khác
Đất chưa sử dụng
Đất đồng bằng
Đất đồi núi
Đất núi đá


2006
24.584
9.412
6.358
4.152
51
2.156
3.054
14.437
5.387
6.990
2.060
702
14
19
5.280
351
4.537
392

2010
26.233,1
10.130,9
6.430,1
4.131,1
42,5
2.256,5
3.700,9
15.368,7

7.465,3
5.762,1
2.141,3
690,3
17,5
25,5
3.190,7
258,2
2.639,0
293,5

Tăng giảm
1.649,1
718,9
72,1
-20,9
-8,5
100,5
646,9
931,7
2.078,3
-1.227,9
81,3
-11,7
3,5
6,5
-2.089,3
-92,8
-1.898,0
-98,5


Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường

2.2. Nông nghiệp
2.2.1. Trồng trọt
2.2.1.1. Cây lương thực


Từ năm 2000 đến nay, sản lượng lương thực có hạt tiếp tục tăng khá từ
34,53 triệu tấn năm 2000 lên 44,6 triệu tấn năm 2010 (tăng 10,07 triệu tấn),
tốc độ tăng bình quân 2,6%/năm.



Do sản xuất tăng nên bình quân lương thực có hạt đầu người giai đoạn 2000
- 2010 tăng từ 445 kg/năm lên 505 kg/năm (tăng 1,27%/năm). Năm 2010
với sản lượng cây có hạt đạt 44,6 triệu tấn, đạt bình quân 505 kg/người/năm,
tăng so với năm 2000 trên 60 kg/người. Nhờ vậy, hầu hết dân cư đã có đủ
lương thực để tiêu dùng. Từ năm 1989 nước ta đã trở thành nước xuất khẩu
gạo. Thời kỳ 2000 - 2010, bình quân mỗi năm xuất khẩu 4,27 triệu tấn gạo
với kim ngạch 1,2 tỷ USD; cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 về lượng 16,3% và
về kim ngạch 33,3%.



Cây lúa: Trong sản xuất lương thực, lúa là cây chủ lực có ưu thế, chiếm trên
70% tổng sản lượng lương thực quy thóc và 90% sản lượng lương thực có
hạt. Thời kỳ 2000 - 2010 do quá trình đô thị và công nghiệp hoá tăng nhanh,
diện tích đất lúa bị giảm đáng kể. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 13


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

thuật, nhất là về giống và đầu tư khá lớn về thuỷ lợi, nên năng suất lúa nước
ta hiện nay đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á, cao hơn bình quân Châu Á
17%, tuy nhiên chỉ bằng 75% - 77% so với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản. Năng suất lúa năm 2010 đạt 53,2 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năm 2000.
Do năng suất tăng nên sản lượng lúa giai đoạn 2000 - 2010 bình quân đạt 36
triệu tấn/năm; so với bình quân 5 năm 1996 - 2000 tăng 5,71 triệu tấn. Năm
2010 là năm đạt sản lượng lúa cao nhất từ trước đến nay 39,98 triệu tấn.
B¶ng 16. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo vùng
Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

1
2
3
4
5
6
7

DT
Toàn Quốc
7.666,3
T.du MN BB
687,1

ĐB sông Hồng 1212,6
DH B.Tr.Bộ
695,0
DH N. Tr.Bộ
422,5
Tây Nguyên
176,8
Đông Nam Bộ
526,5
ĐBS Cửu Long 3945,8

2000
2005
2010
NS
SL
DT NS
SL
DT
NS
SL
42,4 32.529,5 7.329,2 48,9 35.832,9 7.514,3 53,2 39.988,4
35,9 2468,6 708,4 43,5 3079,5 709,1 46,4 3.288,5
54,3 6586,6 1138,9 54,3 6183,5 1.105,4 59,7 6.595,7
40,6 2824,0 674,5 47,0 3170,3 691,3 49,1 3.395,1
39,8 1681,6 371,5 47,3 1758,9 379,6 53,8 2.042,4
33,2
586,8 192,2 37,3
717,3 217,2 48,2 1.047,3
31,9 1679,2 417,4 38,9 1624,9 440,9 46,5 2.049,7

42,3 16702,7 3826,3 50,4 19298,5 3.970,8 54,3 21.569,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Cây ngô: Sau cây lúa, ngô là cây có hạt hiện nay được tính vào cân đối nhu
cầu lương thực, đang có yêu cầu lớn cho phát triển chăn nuôi, nên từ năm
2000 - 2010 cây ngô tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, diện tích tăng
từ 730,2 ngàn ha năm 2000 lên 1.126,9 ngàn ha năm 2010 (tăng 4,4%/năm),
sản lượng năm 2010 đạt 4.606,8 ngàn tấn, năng suất bình quân 40,9 tạ/ha.
Năng suất ngô tăng nhanh là do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống ngô
lai vào sản xuất đại trà, trên 90% tổng diện tích gieo trồng ngô cả nước.
B¶ng 17. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô theo vùng
Vùng

1
2
3
4
5
6
7

Toàn Quốc
Tr.du MNBB
ĐB s.Hồng
DH Bắc Tr.Bộ
DH Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

ĐBS.C.Long

DT
730,2
287,4
92,9
92,8
28,5
86,8
122,8
19,0

2000
2005
NS
SL
DT
NS
27,5 2.005,9 1.052,6 36,0
22,7
653,3
373,9 28,5
30,1
279,6
85,9 38,9
24,5
227,4
149,6 34,8
25,1
71,6

40,1 37,1
36,9
320,3
236,6 40,7
32,7
401,9
131,6 42,9
27,3
51,8
34,9 54,4

Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn
2010
SL
DT
NS
SL
3.787,1 1.126,9 40,9 4.606,8
466,6 33,2 1.551,1
1065,4
91,0 45,8
417,0
334,3
135,3 37,9
513,2
521,2
45,0 40,6
182,6
148,7
236,6 49,2 1.164,6

963,1
114,6 50,5
578,6
564,7
37,8 52,8
199,7
189,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 14


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

2.2.1.2. Cây có củ


Cây khoai lang: có xu hướng giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng, năm
2000 diện tích 254,3 ngàn ha, năng suất bình quân 63,4 tạ/ha, sản lượng
1.611,3 ngàn tấn, năm 2010 diện tích giảm còn 150,8 ngàn ha, năng suất
bình quân 87,3 tạ/ha, sản lượng 1.317,2 ngàn tấn.



Cây sắn: Tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, năm 2010 diện tích 496,2
ngàn ha (tăng 7,64%/năm); năng suất 171,7 tạ/ha (tăng 7,46%/năm); sản
lượng 8.521,6 ngàn tấn (tăng 15,67%/năm). Năng suất tăng nhanh là do áp
dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng và thâm canh, đưa giống mới năng suất

cao vào sản xuất.
B¶ng 18. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn theo vùng
Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

Vùng

1
2
3
4
5
6
7

DT
Toàn Quốc
237,6
Tr.du MN Bắc Bộ 83,7
ĐB Sông Hồng
8,3
DH Bắc Trung
38,4
Bộ
DH Nam Trung
37,1
Bộ
Tây Nguyên
38,0
Đông Nam Bộ
24,4

ĐB sông C.Long
7,7

2000
2005
2010
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
83,6 1.986,3 425,5 157,8 6.716,2 496,2 171,7 8.521,6
82,7 692,0 90,6 110,0 996,7 105,7 120,1 1.269,5
6,2 160,3
99,4
89,6
74,4
7,3 113,0
82,5
609,8

58,8 165,2

971,4

66,5


255,2

52,9 115,3

88,8

329,5

59,8 170,0 1016,8

92,5
88,3
88,6

351,5 89,4 161,8 1446,6 133,2 163,6 2.179,5
215,5 119,1 209,9 2499,8 118,1 237,7 2.807,1
6,0 137,2
82,3
68,2
6,4 100,0
64,0

68,2 163,1 1.112,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2.1.3. Cây rau đậu các loại


Năm 2010 diện tích rau các loại 780,1 nghìn ha, sản lượng 12.935,3 ngàn

tấn; so với năm 2000 diện tích tăng 315,5 ngàn ha (tăng 5,32%/năm), sản
lượng tăng 7.203,2 ngàn tấn (tăng 8,47%/năm). Hiện nay rau đậu các loại
được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá,
trong đó SX hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:



Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư.
Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại
rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3
vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn
sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.



Vùng rau luân canh: có diện tích, sản lượng lớn, rau trồng luân canh với lúa
hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn tươi cho
cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 15


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030


Trong sản xuất rau hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang được người
tiêu dùng đặc biệt quan tâm, do đó trong thời gian qua các địa phương, các
cơ quan đã có nhiều cố gắng thực hiện pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm;

một số địa phương đã tổ chức thực hiện dự án sản xuất rau an toàn. Tuy
nhiên diện tích rau an toàn phát triển rất chậm, một số tỉnh vùng ĐBSH
được coi là có lợi thế sản xuất rau an toàn như Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên mới chỉ đạt 8,5% về diện tích và 7%
về sản lượng, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Việc quản lý sản xuất,
tiêu thụ rau an toàn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa khuyến khích được
tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh rau an toàn.
B¶ng 19. Hiện trạng sản xuất rau đậu các loại cả nước qua các năm
Đơn vị: DT 1000ha;NS tạ/ha; SL 1000 tấn, %

Hạng mục
1. Rau các loại
- DT
- NS
- SL
2. Đậu các loại
- DT
- NS
- SL

2000

2005

2008

2010

TĐT


464,6
123,4
5.732,1

643,9
149,9
9.655,0

721,8
159,2
11.492,3

780,1
165,8
12.935,3

5,32
3,00
8,48

195,3
7,3
142,9

188,0
8,4
158,4

197,5
9,4

185,8

191,3
9,7
185,0

-0,26
2,88
2,62

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Các mô hình hộ, hợp tác xã sản xuất rau sạch, chất lượng cao thiết lập các
đại lý, cửa hàng bán rau trong các thành phố có hiệu quả cao, đạt giá trị sản
lượng 50-100 triệu đồng/ha/năm. Một số tỉnh, thành phố đã mở rộng mô
hình sản xuất rau theo công nghệ cao, công nghệ không dùng diện tích đất,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, độ đồng đều và chất lượng cao, năng
suất gấp 7 - 8 lần sản xuất theo công nghệ truyền thống.

2.2.1.4. Cây công nghiệp hàng năm


Cây mía: Diện tích giảm nhẹ, năm 2000 diện tích 302,3 ngàn ha, năm 2010
là 266,3 ngàn ha; năng suất tăng nhanh từ 49,7 tấn/ha năm 2000 lên 59,9
tấn/ha năm 2010; sản lượng mía cây ổn định 16 triệu tấn.
Năm 2010, tổng công suất nhà máy đạt 105.750 tấn mía/ngày, thực tế các
nhà máy thiếu nguyên liệu trầm trọng, chỉ có 60 - 70% số nhà máy hoạt
động được 80% công suất. Từ năm 2006 trở lại đây, ngành mía đường chỉ
tăng về số lượng, quy mô nhà máy nhưng diện tích, sản lượng mía đường

không tăng. Nguyên nhân do các nhà máy ít quan tâm đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu và nhất là tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các nhà máy vẫn
diễn ra gay gắt, dẫn đến thu mua mía non, chữ lượng đường thấp.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 16


×