Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài văn: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.94 KB, 13 trang )

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ngày nay với làn sóng thời trang như vũ bão đã thật sự cuốn hút tuổi teen
tạo thành những mốt và từ đó đã len lỏi dần vào nhà trường làm cho những sắc
màu đồng phục áo trắng, quần xanh (màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện,
trong sạch, tinh khiết, màu của sự hoàn hảo khởi đầu của thành công , của hy
vọng ; quần xanh gắn liền với sự hiều biết, năng lượng,tính chính trực, nghiêm
trang) đang bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác.
Muốn đánh giá tính cách một con người nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc,
thái độ đi đứng,cách nói năng, giao tiếp..Trong đó cách ăn mặc gây ấn tượng
ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá tính cách của con người
của chúng ta . Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp
hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng, thế nào là
một trang phục đẹp? Trang phục đẹp là trang phục hợp với lứa tuổi, hợp với
vóc dáng, hợp với làn da, hợp với môi trường, hợp với thời đại. Xu thế ăn mặc
thời trang của các bạn nữ hiện nay là tiết kiệm vải gần như tối đa. Áo thì hở
ngực, hở bụng, hở lưng, ngắn cũn cỡn, chất vải thì càng mỏng càng tốt; còn
quần thì đáy thật ngắn, lưng thật xệ, xệ đến mức lòi cả nội y bên trong…. Nếu
hớ hênh lúc ngồi, lúc với tay cao để làm việc gì thì...thật xấu hổ. “Nhìn trang
phục, biết tư cách”, pháp luật không can thiệp vào cách ăn mặc của mỗi người
nhưng bản thân của mỗi người sẽ tự hạ thấp chính mình khi ăn mặc đến mức
thô thiển, phản cảm, không còn đâu là tính thẩm mỹ. Cách ăn mặc quá lố như
vậy sẽ làm cho người khác giới dẫu đứng đắn, dẫu trong sáng vẫn có thể có
những suy nghĩ không lành mạnh. Để có thể thực sự tự tin khi hoạt động đi
đứng, chạy nhảy, ghi bảng…thì tuyệt đối các học sinh – nhất là học sinh cấp II,
III đang ở độ tuổi dậy thì không nên mặc loại trang phục đó!
Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng: Các nam sinh luôn là áo
trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các . Trong những trang phục truyền
thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một
trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của
người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ
thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những “ ông Tây” đã


ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ
nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc
áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo , hồn nhiên và đẹp hẳn lên. Thế
nhưng ngày nay với xu thế mới nên thể theo yêu cầu của các học sinh cũng như
của phụ huynh thì đồng phục áo dài hầu như chỉ được mặc vào ngày thứ hai
đầu tuần nữa mà thôi nhưng điều này hình như cũng còn là “quá sức” đối với
các bạn học sinh nữ khi không thiếu những trường hợp viện đủ lí do để không
phải mặc áo dài vào những ngày này.


Chúng ta đã và đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, thời điểm mà
cả thế giới đang phát triển như một cơn lốc, cách ăn mặc vì thế cũng thoáng
hơn, khoẻ khoắn hơn, hiện đại hơn, gọn gàng hơn. Do vậy, việc nhà trường bắt
buộc học sinh phải mặc trang phục đã quá lỗi thời của những năm về trước
cũng không phải là ý kiến hay. Nhưng các học sinh vẫn phải nhớ, luôn xác định
rằng mình đang là học sinh thì phải mặc trang phục học đường lịch sự, đứng
đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ăn mặc thế nào mà
khi hoạt động đứng, ngồi, chạy, nhảy ta vẫn thấy tự tin. Làm sao để trong mắt
mọi người, ta vẫn luôn đẹp – cái đẹp giản dị, trong sáng của tuổi học trò.
Đối với các học sinh nam, đang là tuổi ăn, tuổi học, chưa đến tuổi để có thể se
sua mốt này, mốt nọ. Người ta vẫn thường gọi phụ nữ là phái yếu, người đẹp;
còn đàn ông con trai là phái mạnh, người hùng. Nếu các bạn nam quá trau
chuốt về hình thức thì vô tình đánh mất vẻ đẹp mạnh mẽ của giới tính mình.
Tuy vậy, không phải vì thế mà các bạn nam phải ăn mặc cẩu thả, xốc xếch. Nếu
áo quần phẳng phiu, bỏ áo vào trong thì các bạn nam sẽ gọn gàng hơn, lịch sự
hơn, đẹp hơn. Các bạn nam cần chú ý ăn mặc lịch sự không nên bắt chước các
ca sĩ mở bớt một vài cúc áo để khoe bộ ngực lép kẹp không giống ai của mình
vì các bạn đang mặc trang phục học đường. Và hãy luôn nhớ rằng đừng chạy
theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn
lọc. Hãy hòa nhập chớ không nên hòa tan, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp

với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình…Nhưng thiết nghĩ các bạn đang
trong lứa tuổi học sinh thì chỉ nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ đúng nội quy của
nhà trường là đủ, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “ khác người”.
Lại nói về các học sinh nữ. Đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc
áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho
không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy
các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn,
đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài
trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se
lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để
bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn và
môi trường chúng ta đang học lúc ấy cũng trở nên có quy củ hơn. Đặc biệt các
bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được
cách điệu quá mức, có thể nói là “ càng độc càng tốt”. Còn quần thì đủ kiểu:
Hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng… hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy
ngắn…kể cả các bạn có ngoại hình không lấy gì làm đẹp vẫn chạy theo những
mốt này vô hình chung làm mình đã xấu lại càng xấu hơn .
Tóm lại, bất kỳ thời đại nào, giới tính nào, lứa tuổi nào cũng phải làm đẹp cho
mình bằng cách ăn mặc hợp thời trang nhưng lịch thiệp. Có như vậy cuộc sống
mới thực sự văn minh, có văn hóa và có tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt trong nhà


trường chúng ta hiện nay việc quy định mặc đồng phục như các học sinh đang
mặc là rất đẹp, có văn hóa, nhất là phù hợp với thời đại hiện nay.
*Bạo lực học đuờng:
Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có
nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em
tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen” mà không cần đến sự giúp đỡ của
thầy cô, nhà trường.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,

đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và
thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Các học sinh đánh nhau là một thực
tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi
trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng.
Mâu thuẫn thường không lớn nhưng lại được học sinh sử dụng những biện
pháp đánh nhau có vũ khí, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, ví dụ như ở Phú
Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót, ở trường Trần Phú – Phú Yên có học
sinh lớp 10 bị bạn dùng dao đâm phải nhập viện. Điều này rất đáng báo động
và được xem như một tệ nạn cần được xã hội nghiêm túc nhìn nhận và có biện
pháp xử lý. Nguyên nhân của những vụ việc trên:
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành
người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát
hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan
điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi
mang tính bạo lực (kiếm, súng...)=>nguyên nhân sâu xa:bạo lực học đường
xuất phát từ xã hội: Nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực
học đường ngày càng manh động, gia tăng là do xã hội nhìn đâu, lĩnh vực nào
cũng có bạo lực. Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân của bạo lực học đường
là do học sinh bị ảnh hưởng của game online đầy bạo lực. Các game bạo lực
này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những
con người dữ tợn.
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực
trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo
lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia
tăng.
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng
quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những

giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
*Để lại nhiều hậu quả:


- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà
trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Mất dần nhân tính.
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi
ngược lại tính “ người”
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
*Giải pháp
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao
nhận thức:
- Ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
- Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia
đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những
điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt
kiên quyết làm gương cho người khác.
* Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn
minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những
hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo

lực. Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải
làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra
khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà
trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực
văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy,
quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người
thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học
sinh. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong
việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Theo bản
thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để
không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi
lầm.


Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG"
*Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy”:
Mở bài:
Tố Hữu(1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên
Huế. Xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản. Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca
cách mạng hiện đại. Thơ của ông là thơ trữ tình chính trị, hồn thơ thể hiện lẻ
sống, lý tưởng tình cảm CM của con người VN mang đậm chất dân tộc. Và “Từ
ấy” là chặng thơ đầu tiên trong đời thơ Tố Hữu. Đây là tiếng ca vui tươi, trong
trẻo, hân hoan, nồng nhiệt của một tâm hồn trẻ khao khát lẽ sống đã bắt gặp
ánh sáng lí tưởng, đồng thời tập thơ cũng giàu chất lãng mạng, trong trẻo, sôi
nổi, trẻ trung của một cái tôi trữ tình, mới mẻ cách mạng. Bài thơ là cái mốc
đánh dấu thời điểm (1937) và ông được kết nạp Đảng năm 1938- Tố Hữu giác
ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật

của Tố Hữu. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”.
Thân bài:
*Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng
khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ
tình cảm một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng
Cách mạng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” ở nhan đề được Tố Hữu nhấn mạng 1 lần nữa ở ngay câu thơ mở đầu
cho thấy đây chính là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi ông
đuợc giác ngộ lí tưởng cách mạng. Và bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”,
“mặt trời chân lí”, “chói qua tim” Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như
là một nguồn sáng mới, làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không
phải là ánh thu vàng nhẹ, ánh xuân diệu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một
ngày “nắng hạ”. Hơn thế, nguồn sáng ấy chính là mặt trời, và là mặt trời khác
thường “mặt trời chân lí”- một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa:
nếu mặt trời của tự nhiên toả ánh sáng, hơi ấm và sức sống cho cuộc đời thì
Đảng cũng là nguồn sống kì diệu toả ra những tư tuởng đúng đắn hợp lẽ phải.
Cách gọi lí tưởng của Đảng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm
nữa, các động từ như “bừng”, “chói” càng có tác dụng nhấn mạnh ánh sáng của
lí tưởng đã hoàn toàn xua tan sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong
tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Lý
tưởng cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để
khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng cách mạng đem lại:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá


Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Cách ví von mới lạ mà Tố Hữu muốn ta hiểu rằng không gian bên ngoài là một
thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của hoa

lá đón ánh sáng mặt trời và chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con
người tràn đầy sức sống, cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Cách mạng
không đối lập với nghệ thuật, trái lại nó đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại
một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
* “Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Nếu khổ đầu là tiếng reo vui, phấn khởi thì ở khổ thơ thứ hai khi được giác
ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó, hài
hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Với động từ
“buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu
muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người.
Với từ “trang trãi” có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo
ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể
“ Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình cảm chung
chung mà là tình cảm ái hữu giai cấp. Đó chính là sự khác biệt trong lí tưởng,
trong hành động của người chiến sĩ Cộng sản. Nhà thơ khẳng định trong mối
quan hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng
lao khổ. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung
cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu
chung. Có thể hiểu : khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình
vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ tăng lên gấp bội.
*Tố Hữu đã đặt minh giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần
chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ
bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những
trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và
cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân:

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
Những điệp từ : “là”, cùng với các từ “con”, “em”, “anh” và số từ ước lệ
“vạn” nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết,
cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại
gia đình quần chúng lao khổ.


Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động,
chân thành khi nói tới những “kiếp phôi pha” , những em nhỏ “không áo cơm
cù bất cù bơ”. Qua những lời thơ ấy cũng có thể thấy được lòng căm giận của
nhà thơ trước bao bất công, ngang trái trong cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp
người phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ mà người thanh niên Tố Hữu sẽ
hăng say hoạt động cách mạng.
Đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức
sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, cần lao.
Kết bài:
Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lí sâu sắc, vừa
rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó
vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể
không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo.
Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng tập thể và cá nhân, giữa vật chất
tầm thường và tinh thần tư tưởng của người cộng sản.

TRÀNG GIANG
Mở bài:
Nếu ai đã từng thưởng thức các sáng tác của Huy Cận, ắt hẳn sẽ không thể
không nhận ra rằng trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thơ ông thường mang

nỗi sầu nhân thế và ca ngơi cảng đẹp của thiên nhiên vũ trụ. Một trong những
thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Huy Cân là bài “Tràng Giang”. Đây là
một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông trước Cach mạng. Bài thơ
được trích từ tập “Lửa thiêng”, mang tâm sự u hoài trước kiếp người nhỏ bé,
nổi trôi giữa dòng đời mênh mông, vô định. Bài thơ vừa đượm nét đẹp cổ điển
lại vừa có nét hiện đại, đem đến nhiều yêu mến, say mê cùng những rung động
khó phai trong lòng độc giả.
Thân bài:

Có lẽ thiên nhiên đẹp và bao la đại ngàn luôn làm khuấy động nỗi lòng và
tâm thức con người, nó khuấy sâu thẳm vào lòng người khiến nỗi sầu càng sầu
hơn, vì vây việc dùng vẻ đẹp bao la của thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng đã
được rất nhiều thi sỹ sử dụng trong thơ trung đại.
Nhưng Huy Cận đã tiếp thu phong vị đó vào tác phẩm “Tràng Giang” của
mình, phổ thêm những nét mới lạ của thơ hiện đại; qua đó, Huy Cận đã tạo nên
cho người đọc những ấn tượng về không gian của tác phẩm, đặc biệt là trong
hai khổ thơ đầu.
Ngay từ tên bài thơ “Tràng Giang” và lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng sông
dài”, một không gian sông nước bao la đã hiện hữu. “Tràng” tức là dài,
“Giang” là sông. Sông dài, trời rộng mở ra một không gian bao la, tươi đẹp,
nhưng buồn, nhưng dấy lên trong tâm hồn tác giả một nỗi “bâng khuâng” lạ kỳ.
* Khổ thơ đầu tiên, Huy Cận viết:
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Không gian bao la, rộng lớn hiện hữu trước mắt, nhưng cũng bởi vậy mà
con người càng cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Giữa bạt ngàn của sông nước, con

người nhỏ bé, lặng lẽ, cô đơn. Đứng trước không gian ấy, nỗi lòng Huy Cận
cũng dâng trào. Từng đợt sóng xô trên “Tràng Giang” là “điệp điệp” nỗi buồn
trong tâm hồn thi sỹ. Sóng của thiên nhiên vỗ nhẹ thì cơn sóng lòng dào dạt ùa
về. Và từ đây, một không gian thứ hai xuất hiện đó là không gian của tình cảm,
cảm xúc trong nỗi lòng tác giả. Nhìn về phía sông nước bao la, tác giả thấy một
con thuyền cứ trôi theo mái nước song song.
Có lẽ con thuyền ấy trôi rất nhẹ, không có chút mệt mỏi, nhưng vô thức và
cô đơn. Con thuyền cứ trôi mãi theo dòng nước song song, hai chữ “song song”
như hai đường thằng dài tít tắp, cứ chạy mãi mà không bao giờ gặp, cũng giống
như thân phận của con thuyền kia, vô dịnh và bơ vơ, lạc lõng. Nhìn con thuyền
mà nỗi sầu của tác giả như dâng cao, không gian rộng lớn của thiên nhiên đã
thôi thúc không gian lòng, khiến tác giả cảm thấy nỗi dầu của mình cũng vô
định như con thuyền ấy, “sầu trăm ngả”.
Một hình ảnh buồn hiện lên trước mắt tác giả : "Củi một cành khô lạc mấy
dòng”. Không biết cành củi đáng thương ấy là một vật hữu hình có thực, hay nó
là một hình ảnh chợt xuất hiện trong nỗi cô đơn của Huy Cận, bởi nó cũng nhỏ
bé và lạc lõng như con người.
Giữa dòng đời bao la, giữa sự xô đẩy của từng dòng sóng, nó cứ trôi lạc
lõng, lênh đênh. Nỗi sầu trong tác giả càng sầu hơn. Việc sử dụng những hình
ảnh thiên nhiên bao la là một nét quen thuộc trong đường thi, nhưng Huy Cận
đã nhờ nó mà thầm nói lên nỗi lòng của mình, nhờ không gian thiên nhiên làm
nổi lên không gian tình cảm.
*Ở khổ thơ thứ hai, vẫn bắt gặp những hình ảnh trải dài theo không gian,
nhưng cái nỗi cô đơn trong tâm trạng tác giả càng trải dài hơn nữa:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.
Không gian hiện ra không chỉ được tác giả quan sát bằng thị giác, mà tác giả
còn lắng tai nghe và càng sầu hơn – một nỗi sầu về nhân thế, về kiếp người, về

cuộc sống thời đó. Đôi mắt tác giả buồn theo và nhìn xung quanh cảnh vật, đôi
tai nhạy cảm lẳng nghe những âm thanh thưa thớt, vãn dần ở xa xa. Cồn nhỏ lơ
thơ, nhỏ bé, cơn gió thì thổi nhẹ nhưng đìu hiu, như cũng buồn giống tác giả.
Huy Cận tinh tế cảm nhận cơn gió ấy, sao mà buồn, sao mà lặng lẽ, cô liêu.
Tiếng làng xa ở nơi đâu thưa thớt vãn buổi chợ chiều, cứ nhỏ dần, nhỏ bé
trong cái lớn mạnh của thiên nhiên. Huy Cận đưa mắt nhìn lên bầu trời kia, tâm


trạng buồn của Huy Cận cũng phổ vào bầu trời bao la ấy một nỗi buồn sâu
thẳm. Bởi vậy khi nắng xuống, trong con mắt Huy Cận, trời không cao mà lại
“sâu chót vót”, cũng như không gian sâu thẳm của nỗi buồn.
Sự suy tư của Huy Cận như đi vào bầu trời ấy, khoét sâu đến tận vũ trụ xa
thẳm ngoài kia, buồn đến lạ lùng. Nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la ấy,
vẫn trời rộng, sông dài, vẫn bến cô liêu và trong lòng tác giả vẫn ồn ào của một
nỗi sầu, một nỗi bâng khuâng cô đơn và vắng vẻ.
Cảnh quan, không gian bao la của thiên nhiên mở rộng ra trước mắt Huy Cận
nhưng mọi thứ đều mờ ảo, mang một cái nét rất trơ trọi, bâng khuâng. Tuy mờ
ảo nhưng lại mang một triết lý sâu xa. Mọi vật hữu hình hiện ra trong mắt Huy
Cận đều buồn, đều cô đơn, cũng như thời thế đất nước bấy giờ, cũng băn khoăn
và lạc lõng, trôi nổi vô đình như con thuyền, nguy hiểm và nhỏ bé như cây củi
khô lạc giữa dòng sông.
Con người như trôi lạc giữa dòng đời, dòng cuộc sống. Bởi vậy, tuy mọi thứ
đều mờ ảo như được phủ một làn khói buồn nhưng đều tô đậm tính triết lý về
cuộc sống và con người, cũng như một nỗi buồn của người con thương đất
nước – Huy Cận.
3/ Khổ 3:
Đến khổ thơ thứ ba, nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong
mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá
lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình
ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Hình như ở đây có cái gì đông đúc hơn lên, sự chuyển động dường như cũng đã
nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Chúng ta nhận ra điều ấy qua từ “dạt” ngay ở câu thơ
đầu tiên. Cảm giác đông đúc cũng thể hiện khá rõ trong ba chữ “hàng nối
hàng”. Nhưng sự đông đúc ở đây lại chỉ là của những cánh bèo, hình ảnh từ lâu
đã tượng trưng cho những kiếp phù sinh, cho cuộc sống không ý nghĩa. Hình
ảnh “bèo dạt” ấy cũng đã từ lâu dùng để nói về số phận của những kiếp người
không có khả năng tự làm chủ cuộc đời mình. Và cảm giác vô định ấy được
Huy Cận nhấn thêm một lần nữa bằng hai chữ “về đâu”. Bèo trôi hàng hàng


càng khiến lòng người rợn ngợp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau
đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là “bờ xanh tiếp bãi vàng” như
mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên,
dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có
sự giao hoà, nối kết:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật”.
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định: “…không…không” để phủ định hoàn toàn
những kết nối của con người. Không có con đò đậu. không có lấy một chiếc cầu
tĩnh lặng, vô tri. Không có cả một chút bóng dáng con người mà thông thường
người ta có thể mường tượng ra qua hình ảnh con đò.Trước mắt nhà thơ giờ
đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang
bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay
chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi
thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Và cảm giác của nhà thơ lại trở về với chiều dài và chiều rộng trong câu đề từ,

khi nhà thơ viết câu thơ cuối :
“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Cảm giác về “không” gặp lại ở “lặng lẽ”, không hình, không cả tiếng. Câu thơ
gợi cho người đọc cảm nhận về dòng chảy qua hết bờ xanh lại đến bãi vàng,
nhưng tuyệt đối âm thầm. Chúng ta lại nhận ra thêm ở đây một nỗi buồn sông
nước.
4/ Khổ 4:
ở khổ cuối cùng của bài thơ,Huy Cận đã khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại
cho bầu trời trên cao:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”


Có thể nói rằng đây là khổ thơ duy nhất mà mỗi câu thơ đều gợi ra liên tưởng
về một câu thơ Đường. Cũng không có khổ thơ nào trong “Tràng giang” lại vẽ
ra trước mắt người đọc hình ảnh trời chiều trên sông nước rõ ràng và gợi cảm
như ở khổ bốn này.
Câu thơ thứ nhất đem đến cho ta cảm giác của một thiên nhiên vừa quen thuộc
lại vừa lớn lao, kì vĩ.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
Chỉ bảy chữ thôi mà câu thơ đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh mà ở
đó những làn mây dường như được đùn, đẩy từ nơi mà bầu trời tiếp liền cùng
mặt nước, cứ chất ngất mãi lên phía của trời cao thành hình giống như ngọn
núi, nhưng lại là núi bạc. Những đám mây kia đang phản quang những tia nắng
của trời chiều, nhờ vậy mà ánh lên, loá lên, hình thành một khoảng không gian
lớn rộng, gợi nên cảm giác trong sáng hiếm có ở bài thơ. Và lại càng thi vị hơn
khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.

Vẫn nhìn lên bầu trời ấy, ở hai câu tiếp theo, nhà thơ điểm lên bức tranh bầu
trời trên dòng tràng giang hình ảnh một cánh chim, một hình ảnh rất đặc trưng
cho buổi chiều tà.
“Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa”
Cánh chim ấy không khỏi làm cho những người yêu thơ nhớ đến một câu thơ
của Vương Bột :
“Lạc hà dữ cô lộ tề phi”
(Ráng chiều đang sa xuống với con cò lẻ loi cùng bay)
Song cánh chim chiều trong thơ Huy Cận không bình thản như thế thì nhà thơ
nói đến “chim nghiêng cánh nhỏ”. Chi tiết ấy đủ làm người đọc nhận ra bóng
chiều đang buông xuống. Bóng chiều vốn vô hình dường như giờ đây có thể
được nhìn thấy như trong cảm giác về một vật thể hữu hình. Nhà thơ đã hữu
hình hoá cái vô hình. Và như vậy chỉ bằng hai câu mà nhà thơ đem lại cho
người đọc những xúc cảm thân thương, quen thuộc của quê hương, đất nước,
để rồi từ cảnh quê trong hai câu đầu mà nói đến tình quê, đến nỗi nhớ quê nhà
trong hai câu thơ cuối. Nỗi nhớ mênh mông như là những làn sóng đang dợn
trên mặt sông và trải ra theo con nước về phía xa vời.


Có thế thấy nét hiện đại của ngòi bút Huy Cận bộc lộ rõ qua dấu hai chấm thần
tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng
chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang,
hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi.
Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng “cánh
chim” và “bóng chiều”, vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn
trong thơ ca cổ điển.
Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện
đại:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

“Dợn dợn” là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước
đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ “vời con nước” cho thấy một nổi niềm bâng
khuâng, cô đơn của “lòng quê”. Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi
đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm
trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất
nước.
Bên cạnh tâm trạng hiện đại ấy là tứ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: “Trên
sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào
sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi
từ nỗi buồn nó đã sâu sắc lắm rồi. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm
thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay.
Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển
được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách
dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây,
sông, cánh chim… Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài
thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường.
Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như“sâu
chót vót”, dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm
trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của
các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không
làm gì được.




×