Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 và định hướng đên năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.49 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
3. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..............................................7
3.1. Mục đích.............................................................................................................................7
3.2. Yêu cầu................................................................................................................................8

1.3.1. Thực trạng môi trường..............................................................................17
1.3.2. Biến đổi khí hậu........................................................................................18

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 01: Tổng hợp nước ngầm huyện Nghi Xuân.....Error: Reference source not
found
Bảng 02: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. .Error:
Reference source not found
Bảng 03: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm..Error: Reference
source not found
Bảng 04: Hiện trạng phân bố dân cư, lao động năm 2010 Error: Reference source
not found
Bảng 05: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Nghi Xuân....Error: Reference
source not found
Bảng 06: Biến động các loại đất năm 2010 so với năm 2000......Error: Reference
source not found
Bảng 07: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 2005-2010....Error:
Reference source not found
Bảng 08 : So sánh diện tích các loại đất so với cấp trên phân bổ.Error: Reference
source not found
Bảng 09: Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân đến năm 2020 Error:
Reference source not found
Bảng 10: Nội dung quy hoạch các loại đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020


..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 11: Hạng mục quy hoạch các công trình trụ sở cơ quan.....Error: Reference
source not found
Bảng 12: Hạng mục quy hoạch đất quốc phòng.........Error: Reference source not
found
Bảng 13: Hạng mục quy hoạch đất an ninh......Error: Reference source not found
Bảng 14: Hạng mục quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh, khai thác vật liệu
xây dựng, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân. .Error: Reference
source not found
Bảng 15: Hạng mục quy hoạch di tích danh thắng.....Error: Reference source not
found
Bảng 16: Hạng mục quy hoạch các bãi thu gom, xử lý rác thải...Error: Reference
source not found

ii


Bảng 17: Vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện.....Error:
Reference source not found
Bảng 18: Hạng mục quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi giai đoạn
2011 - 2020.......................................................Error: Reference source not found
Bảng 19: Hạng mục quy hoạch các công trình công cộng Error: Reference source
not found
Bảng 20: Vị trí quy hoạch đất ở của huyện Nghi Xuân....Error: Reference source
not found
Bảng 21: Vị trí quy hoạch đất ở của huyện Nghi Xuân....Error: Reference source
not found
Bảng 22: Hạng mục quy hoạch đất khu du lịchError: Reference source not found
Bảng 23: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch. Error:
Reference source not found

Bảng 24: Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích..............Error:
Reference source not found
Bảng 26: Phân kỳ diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng...Error: Reference
source not found
Bảng 27: Chỉ tiêu sử dụng đất theo từng năm kỳ đầu.Error: Reference source not
found
Bảng 28: Diện tích đất chuyển mục đích phải xin phép theo từng năm kế hoạch
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 29: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo từng năm kế hoạchError:
Reference source not found
Bảng 30: Danh mục thu từ đất trong kỳ kế hoạch 2011 – 2015...Error: Reference
source not found
Bảng 31: Danh mục chi trong kỳ kế hoạch 2011 – 2015. .Error: Reference source
not found

iii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân
Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát
triển dân sinh, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Vai trò của đất đối với con
người và các hoạt động sống rất quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện tích và cố
định về vị trí. Do vậy việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm và hợp lý trên cơ sở
hiệu quả, bền vững.
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, yêu cầu đặc biệt nhằm sắp xếp khoa
học, hợp lý quỹ đất hiện có cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng, tiết kiệm, có
hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, tránh

được sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá
vỡ môi trường sinh thái. Đây là một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về
đất đai, được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 2003 quy định:
“Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định từ Điều 21 đến Điều
30 của Luật đất đai và được cụ thể hóa tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ (từ Điều 12 đến Điều 29), Thông tư số 19/2009/TTBTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Với sự phát triển kinh tế trong giai đoạn tới thì nhu cầu về đất cho xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi
phục vụ an sinh xã hội và nhu cầu về đất ở tăng cao trong khi quỹ đất có hạn, đặt
ra nhiều vấn đề phức tạp và tạo áp lực ngày càng lớn lên đất đai. Nhiệm vụ đặt
ra là phải sắp xếp, sử dụng quỹ đất hợp lý và có hiệu quả, không gây ô nhiễm
môi trường sinh thái và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Nâng cao
trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Xác định rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc lập quy hoạch, lập kế
hoạch sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay, được sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh, cùng với sự giúp đỡ, phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi
4


trường tỉnh Hà Tĩnh, Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân tổ chức triển khai Dự
án “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Cơ sở của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân
2.1. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân
+ Luật Đất đai năm 2003.
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai năm 2003.

+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
+ Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ tài
nguyên môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
+ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
+ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
+ Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về
việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
+ Công văn 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 Hướng
dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 về việc tăng cường công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Văn bản số 3193/UBND-NL1 ngày 16/10/2009 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015).
5


Căn cứ Nghị Quyết số 66/NQ-CP ngày 30/5/2013 của Chính phủ về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) tỉnh Hà Tĩnh;

Căn cứ Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 của UBND tỉnh
Hà Tĩnh về việc phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của các huyện, thành phố, thị xã.
+ Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện Nghi Xuân khóa XIX.
+ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX.
2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ
+ Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Quy hoạch sử dụng đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) tỉnh Hà Tĩnh.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân đến
năm 2020.
+ Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 về việc phê duyệt Danh
mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020.
+ Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 về việc phê duyệt quy
hoạch nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh 2012-2020, định hướng đến năm 2030.
+ Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 về việc điều chỉnh quy
hoạch 3 loại rừng.
+ Đề án phát triển quỹ đất đã được HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua tại
Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011.
+ Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2012 về việc quy
hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung của tỉnh đến năm 2020.
+ Quyết định số 3463/QĐ-UBND ngày 02/11/2009 về việc phê duyệt quy
hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và Quyết
định số 1411/QĐ-UBND ngày 04/5/2011 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
+ Báo cáo số 1232/BC-BCH ngày 26/7/2012 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
(có xác nhận của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường).
+ Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh về quy
6



hoạch tổng thể hệ thống thủy lợi Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
+ Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống bến xe, điểm đỗ, dừng xe và các tuyến vận
tải hành khách bằng xe bus trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
+ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 21/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch xây dựng cùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm
2025; Quy hoạch chung thị trấn Nghi Xuân và vùng phụ cận đến năm 2025; Quy
hoạch khu du lịch Xuân Thành; Quy hoạch chi tiết khu du lịch và sân golf Xuân
Thành; Quy hoạch chi tiết khu văn hóa, du lịch Nguyễn Du; Quy hoạch giao thông
vận tải huyện Nghi Xuân đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Quy hoạch khu công nghiệp
Gia Lách. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện.
+ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Nghi Xuân.
+ Niên giám thống kê huyện Nghi Xuân các năm 2005, 2006, 2007, 2008,
2009, 2010.
+ Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010),
phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015).
+ Báo cáo thực trạng, đề xuất chỉ tiêu quy hoạch của các phòng, ban
huyện Nghi Xuân.
+ Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, 2010.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nghi Xuân năm 2010.
3. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1. Mục đích
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai đã được ghi trong Luật đất đai. Vì vậy, để thống nhất
quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn cần phải lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất theo đúng quy định của Pháp luật về quản lý đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) của huyện Nghi Xuân khi được UBND tỉnh Hà Tĩnh xét duyệt sẽ là cơ sở
pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê

đất, chuyển mục đích sử dụng đất... Do đó các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân sử
dụng đất phải tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

7


Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, tạo ra tầm nhìn
tổng quát về phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020.
Khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế
trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm,
đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, của vùng, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.
Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
các ngành và cấp xã.
Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản
xuất nông nghiệp, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện
quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của huyện đến năm 2020.
Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên
trong quá trình khai thác sử dụng đất đai.
3.2. Yêu cầu
Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của
huyện đã được phê duyệt, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã, tạo điều kiện thúc
đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực trong huyện.
Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp theo
quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất đã được điều chỉnh, bổ
sung đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng.

Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công trình,
từng xã, đồng thời được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến từng năm của giai
đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Phương pháp xây dựng phương án quy hoạch
Trong quá trình thực hiện dự án đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thu thập bổ sung tài liệu, số liệu.
8


- Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu số liệu.
- Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn.
- Phương pháp dự báo.
- Phương pháp bản đồ để thể hiện các thông tin.
5. Nội dung báo cáo thuyết minh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Nghi Xuân gồm 4 phần chính:
- Đặt vấn đề
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
- Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.
- Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.
- Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Kết luận và kiến nghị
6. Sản phẩm của dự án
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Nghi Xuân.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1:25.000.
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1:25.000.
+ Các bảng biểu và phụ lục.


9


PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Nghi Xuân là huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, có Quốc lộ 1A đi
qua với chiều dài khoảng 11 km. Có vị trí địa lý từ 18o31’00’’-18o45’00’’ Vĩ độ
Bắc và 105o39’00’’-105o51’00’’ Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
- Phía Nam giáp huyện Can Lộc, huyện Lộc Hà và Thị xã Hồng Lĩnh.
- Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính với 17 xã và 2 thị trấn Nghi Xuân và
thị trấn Xuân An. Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị
của huyện, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 10 km về phía Nam, cách thành phố
Hà Tĩnh 50 Km về phía Bắc. Nghi Xuân có bờ biển dài 32 km, sông Lam chảy
phía bắc huyện với chiều dài qua huyện là 28 km, đường Quốc lộ 1A và tuyến
Quốc lộ 1A tránh thị xã Hồng Lĩnh chạy qua phần phía Tây của huyện dài 11
km, Tỉnh lộ 22 - 12 nối từ ngã ba Thị trấn Nghi Xuân và chạy xuyên qua các xã
ven biển của huyện đến các xã của huyện Can Lộc, Thạch Hà và thành phố Hà
Tĩnh. Đường quốc lộ 8B nối thị trấn Xuân An đến Cảng Xuân Hải. Với vị trí địa
lý như vậy nên rất thuận lợi cho giao lưu thông thương với các tỉnh, các trung
tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nghi Xuân có địa hình nghiêng từ Tây Nam sang Đông Bắc, phía Tây

Bắc dọc theo ranh giới của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An là sông Lam, phía Tây
Nam chắn bởi dãy núi Hồng Lĩnh, kế tiếp là dãi đồng bằng nhỏ hẹp ven núi
Hồng Lĩnh và cuối cùng là bãi cát ven biển. Về cơ bản địa hình Nghi Xuân được
chia thành ba vùng đặc trưng như sau:
- Vùng 1: Vùng phù sa sông Lam. Đây là vùng có giá trị kinh tế lớn nhất
của huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, trung bình từ 1 - 5,5 m so với mặt
nước biển, gồm các xã: Tiên Điền, thị trấn Nghi Xuân, Xuân Giang, thị trấn
Xuân An, Xuân Hồng, Xuân Lam. Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho
việc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia
súc, gia cầm.
10


- Vùng 2: Thuộc dãy núi Hồng Lĩnh diện tích khoảng 5.000 ha nằm ở phía
Tây Nam. Đây là những dãy núi đá có độ dốc lớn (chủ yếu là đá Macma axít)
cao nhất là đỉnh núi Ông (676 m so với mặt nước biển). Ven dưới các chân núi,
eo núi có nhiều khe rạch được địa phương tận dụng để xây dựng 14 hồ đập lớn
nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Gồm một phần diện tích các xã Cương
Gián, Cổ Đạm, Xuân Liên, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Lĩnh, Xuân Hồng,
Xuân Lam. Ngoài sản xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi, thế mạnh của vùng là
phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái.
- Vùng 3: Là vùng cồn cát, bãi cát kéo dọc theo bờ biển, tạo bởi các dãy
đụn cát, các úng trũng. Địa hình hơi nghiêng về hướng Tây, Tây Bắc với bề rộng
từ 500 - 200m, độ cao so với mặt nước biển dao động từ 0,5 - 5m. Do có cửa
sông, cửa lạch tạo thành các bãi ngập mặn có thể nuôi trồng thuỷ hải sản. Vùng
này có tiềm năng phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch nghỉ mát và nuôi tôm
trên cát bao gồm các xã: Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm, Xuân Thành, Xuân
Yên, Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội.
1.1.3. Khí hậu
Nghi Xuân khí hậu điển hình là bờ biển nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phối

bởi yếu tố địa hình sườn núi Hồng Lĩnh nên có sự phân hóa rất rõ rệt. Đặc điểm
chung là chia thành 2 mùa: mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 và mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: Số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện
tương đối cao:
Tổng tích ôn hàng năm
: 5.0700C
Nhiệt độ bình quân hàng năm : 23,8 0C
Nhiệt độ tối cao (tháng 7)
: 37,8 0C
Nhiệt độ tối thấp (tháng 1)
:
8,8 0C
Các tháng giữa mùa Đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng
0
19,5 C. Mùa Hè nhiệt độ trung bình 27-29 0C. Biên độ nhiệt ngày và đêm có sự
chênh lệch khác nhau tùy theo mùa: mùa Hè thường lớn hơn mùa Đông từ 1,5-2oC.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn (trên
2.000 mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng
mưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm; lượng mưa chủ yếu
tập trung vào mùa mưa (chiếm khoảng 81%) nhưng cũng có sự phân hóa thành
mưa phụ và mưa chính. Mưa phụ (mưa tiểu mãn) thường xuất hiện vào đầu mùa
Hè, lượng mưa không cao; mưa chính tập trung chủ yếu từ cuối tháng 8 đến
11


tháng 11, lượng mưa có thể đạt từ 300 - 400 mm/tháng. Số ngày mưa trung bình
hàng năm cũng khá cao, phổ biến từ 150 - 160 ngày.
- Lượng bốc hơi: Về mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương
đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ

1/5 - 1/2 lượng mưa. Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió
lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bay hơi lớn, lượng bay hơi của 7 tháng
mùa nóng có thể gấp 3- 4 lần của các tháng mùa lạnh.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. Thời kỳ độ
ẩm không khí thấp nhất là vào các tháng 6 - 7, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô
nóng hoạt động mạnh nhất, độ ẩm không khí chỉ gần 70%; thời kỳ độ ẩm không
khí cao nhất thường xảy ra vào các tháng cuối mùa Đông (tháng 2 và tháng 3),
khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí
nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn.
- Số giờ nắng: Trung bình cả năm khoảng 1.700 giờ, các tháng mùa Đông
từ 70 - 80 giờ, các tháng mùa Hè trung bình từ 180 - 190 giờ. Tháng có số giờ
nắng nhiều nhất thường là tháng 5 khoảng trên 210 giờ. Mùa Đông nắng ít gay
gắt, thuận lợi hơn cho cây trồng, mùa hè nắng thường rất gay gắt, bất lợi cho quá
trình quang hợp của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
- Gió: Tốc độ gió trung bình cả năm là 1,88m/s, vào các tháng 7 - 10
thường có bão và kèm theo mưa. Có thể nói Nghi Xuân là nơi bị ảnh hưởng của
bão nhiều nhất trong tỉnh, tần suất xuất hiện bão khá cao, hầu như năm nào cũng
có bão, có năm tới 2 - 3 trận bão lớn kèm theo mưa lớn ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống. Đồng thời với bão còn có tác động lớn của sóng biển, nhất là vùng
phía Bắc huyện, khi có bão toàn bộ dân các xã phía Bắc sát cửa sông Lam đều
phải sơ tán để đề phòng sóng thần và gió lớn. Nghi Xuân còn là vùng chịu ảnh
hưởng mạnh của gió Lào, thường xảy ra vào các tháng 5 - 6, có khi kéo dài
trong nhiều ngày.
Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù, chủ yếu xảy ra trong mùa Đông
vào những ngày chuyển tiếp, thường có từ 5 - 6 ngày, phổ biến là loại sương mù
địa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc.
1.1.4. Thuỷ văn
Thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông Lam và các con
suối nhỏ trên địa bàn, các khe suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy nhỏ, chủ yếu
là về mùa mưa lũ. Mật độ sông suối phân bố không đồng đều.

12


Trên địa bàn huyện có con sông chính là sông Lam hợp bởi hệ thống sông
Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố của hai huyện Hương Khê và huyện Hương Sơn
đoạn qua huyện Nghi Xuân chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Lưu lượng
dòng chảy bình quân năm của các sông khoảng 15 m 3/s; mùa lũ có thể đạt tới
trên 3.000 m3/s, mùa cạn có khi chỉ có 5 m 3/s. Sự hình thành lũ và số lượng các
cơn lũ trên sông được quyết định bởi thời gian và cường độ mưa.
Chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều do huyện
có 32 km bờ biển. Chế độ thủy triều tại đây có khoảng 2/3 số ngày trong tháng
là nhật triều, còn lại là bán nhật triều; thời gian triều dâng kéo dài hơn thời gian
triều rút. Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường từ 1,2 - 1,5 m và trong kỳ triều
kém khoảng 0,5 m. Do ảnh hưởng của thủy triều nên nước sông Lam thường bị
nhiễm mặn về mùa khô nên trạm bơm Xuân Lam tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp không chủ động, sông Lam là cơ sở cho việc phát triển vận tải
đường sông, công nghiệp đóng tàu, du lịch, nuôi trồng thủy sản và điều tiết nước
lũ về mùa mưa.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Nghi Xuân tỷ lệ
1/20.000 (không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước và
núi đá) thì huyện có các nhóm đất và đơn vị đất chủ yếu, như sau:
a- Nhóm đất cát: Chiếm 58,21% tổng diện tích tự nhiên của huyện, được
tạo thành từ các trầm tích sông, trầm tích biển, các sản phẩm dốc tụ, tích lũy từ
sự phá huỷ của các đá giàu thạch anh như granit, quartzit, cát kết... lắng đọng ở
vùng cửa sông, ven biển tạo thành những bãi bồi cát lớn, nhóm này được phân
bố chủ yếu ở các xã dọc theo bờ biển như Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên,
Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián và được phân làm 2 đơn vị đất:
+ Đất cồn cát : Tập trung ở các xã Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân

Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián.
+ Đất cát biển: Đó là các bãi cát, cồn cát ven biển ở các xã Xuân Hội,
Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián.
b- Nhóm đất mặn: Chiếm 1,14% diện tích tự nhiên, nằm xen với đất phù
sa ở vùng ven sông gần cửa Hội, chủ yếu nằm trên địa bàn các xã Xuân Hội,
Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ,.... Được hình thành do phù sa sông lắng

13


đọng trong môi trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm mặn do ngập nước
mặn, ngập thuỷ triều. Nhóm này gồm có 2 đơn vị đất:
+ Đất mặn nhiều: Phân bố ở ven sông Lam sát cửa Hội thuộc địa bàn xã
Xuân Hội, Xuân Trường và xã Cương Gián.
+ Đất mặn ít: Phân bố tập trung tại khu vực trong đê của một số xã ven
sông Lam: Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường và Xuân Hội.
c- Nhóm đất phèn mặn: Chiếm 5,56% diện tích tự nhiên, phân bố thành
dải phù sa gần cửa Hội tập trung chủ yếu tại các xã Xuân Hội, Xuân Trường,
Xuân Đan, và Xuân Phổ, Xuân Giang.
d- Nhóm đất phù sa: Chiếm 11,91% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung
ở địa hình vùng đồng bằng, được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù
sa của sông Lam và các khe suối ven núi Hồng Lĩnh. Bao gồm:
+ Đất phù sa sông lam được bồi lắng hàng năm: Phân bố chủ yếu ở các
xã: Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Giang và Thị trấn Xuân An.
+ Đất phù sa úng nước: Phân bố tập trung ở ven chân núi Hồng Lĩnh
thuộc các xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Đạm.
+ Đất phù sa suối: Phân bố tập trung ven chân núi Hồng Lĩnh thuộc xã
Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Xuân Hoa, Xuân Song.
đ- Nhóm đất dốc tụ: Chiếm 2,10% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở
Xuân Liên, Xuân Hoa, Xuân Song và Xuân Lĩnh.

e- Nhóm đất xám bạc màu: Chiếm 2,80% diện tích tự nhiên, phân bố chủ
yếu thuộc địa bàn các xã Xuân Song, Xuân Viên, Xuân Hồng.
g- Nhóm đất đỏ vàng trên Granit: Chiếm 6,05% tổng diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao trên 300m.
h- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Chiếm 16,79% diện tích tự nhiên, phân
bố ven sườn núi Hồng Lĩnh ở độ cao 100 - 300m.
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nước mặt huyện Nghi Xuân được cung cấp chủ yếu
bởi hệ thống sông ngòi và các đập hồ lớn như hồ Xuân Hoa với dung tích 9 triệu
m3, hồ Cồn Tranh có dung tích 1,8 triệu m 3, hồ Đồng Bản có dung tích 1 triệu
m3, hồ Cao Sơn có dung tích 0,9 triệu m 3. Đặc biệt hồ Xuân Hoa hiện nay đang
cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực thị trấn Nghi Xuân, Xuân An và các vùng
lân cận. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có Sông Lam chảy dọc theo ranh giới
phía Bắc của huyện với chiều dài 28 km cung cấp nguồn nước mặt cho nuôi
14


trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp; Theo tính toán tổng lượng nước mưa
hàng năm của huyện là 495,44 triệu m3; tổng lượng nước mặt hàng năm là
309,71 triệu m3.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Nghi xuân gồm 7 tầng chứa nước với
tổng trữ lượng động tự nhiên khoảng 119.877 m 3/ngày đêm, phục vụ sinh hoạt
và các ngành kinh tế.
Bảng 01: Tổng hợp nước ngầm huyện Nghi Xuân
Trữ lượng động tự nhiên
STT

Tầng chứa
nước


1

Qh2

2

amQ21-2

6,8

-

Cách nước

3

mQ21-2

58,4

-

Cách nước

4

amQ22-3ym

16,3


-

Cách nước

5

j

0,87

1,0

0,2

485

6

O3-S1

0,87

10,8

0,2

5.148

7


g

0,87

58,1

0,3

41.545

Tổng

Lượng
mưa (m)

Diện tích
F (km2)

Hệ số
Б

Trữ lượng tự nhiên
Qe (m3/mg)

0,87

61,0

0,5


72.699

212,4

Ghi chú

119.877

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, phòng Tài nguyên Nước - Khí
tượng thủy văn - Biển và hải đảo)
1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy diện tích rừng của huyện
có 6.521,19 ha, chiếm 29,64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất
1.587,90 ha, rừng phòng hộ 4.933,29 ha. Rừng chủ yếu là phi lao, bạch đàn nằm
dọc bờ biển, diện tích rừng thông tập trung ven núi Hồng Lĩnh.
Ngoài ra, sinh thái rừng ngập mặn khu vực cửa Hội với nhiều loài động
thực vật thủy sinh không chỉ góp phần làm đa dạng nguồn tài nguyên rừng của
huyện mà còn rất có giá trị cả về kinh tế, khoa học, du lịch và môi trường.
1.2.4. Tài nguyên biển
Là một trong 5 huyện của tỉnh Hà Tĩnh tiếp giáp với biển. Bờ biển trên
địa bàn huyện Nghi Xuân khá dài với 32 km, có nhiều ưu thế trong việc khai
thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản do có cửa Hội, đây không những là trung
tâm về nghề cá và cảng cá của huyện mà còn là một ngư trường nuôi trồng ở
15


Việt Nam với nhiều loài hải sản. Tiềm năng hải sản có trữ lượng khá lớn và
phong phú về chủng loại cá, tôm, mực...Theo điều tra của các nhà Hải dương
học, trong vùng biển Nghi Xuân có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có
60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm và nhiều loài khác như sò, mực, ..

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có bãi biển Xuân Thành với đặc điểm
nước trong, bãi thoải, sóng nhẹ lại cách Quốc lộ 1A không xa và gần thành phố
Vinh nên nơi đây đã và đang là khu du lịch, nghỉ mát.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung trên địa bàn huyện không có các khoáng sản có trữ lượng và
giá trị lớn, về một số loại khoáng sản ven biển do chưa có số liệu điều tra, khảo
sát nên chưa xác định được chủng loại, trữ lượng cụ thể. Chỉ phát hiện được một
số mỏ như: Quặng EZit ở Xuân Hồng, Eminit ở Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân
Đan, Xuân Liên và Cương Gián. Hiện tại ở Nghi Xuân mới chỉ có hoạt động
khai thác các loại vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch ngói, đất... tập trung chủ
yếu ở các xã sau: Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Lĩnh, Xuân Viên đến Cương
Gián. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng,
ốp lát như đá granit, đá marble màu đen, trắng xám.
1.2.6. Tài nguyên nhân văn
Nghi Xuân là huyện có điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận lợi,
dân cư sống thành những khu dân cư đông đúc dọc theo các trục giao thông
chính và những vùng đất bằng phẳng.
Nghi Xuân là vùng đất được gắn liền và xuyên suốt trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân huyện Nghi Xuân với lòng yêu nước
nồng nàn, ý chí tự lực tự cường trong lịch sử đấu tranh giành độc lập cho dân tộc,
là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, là quê hương của nhà Đại thi hào - Danh
nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Du, nhà văn Nguyễn Công Trứ và hơn 140 đình,
đền, miếu, mạo, am... trong đó có 50 di tích văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia
và cấp tỉnh (Đền Chợ Củi; Làng ca trù Cổ Đạm, đình Hội Thống, đền Thánh
Mẫu, Đình Hội Thống, chùa Phong Phạn....) với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ
thú (Sông Lam, núi Hồng Lĩnh).
Nhân dân trong huyện không chỉ gan dạ, dũng cảm trong đấu tranh chống
kẻ thù xâm lược mà còn có tiếng hiếu học và thông minh. Ngày nay, nhiều con
em trong huyện đã tốt nghiệp đại học, trên đại học và giữ nhiều trọng trách quan
trọng ở Trung ương và ở địa phương trong ngoài huyện.

16


Với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân trong huyện
hiếu học, cần cù sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thương yêu đùm
bọc lẫn nhau khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm,
thành quả đạt được trong lao động sản xuất chính là giá trị văn hoá để Nghi
Xuân có động lực phát triển mạnh về kinh tế, văn hoá xã hội trong giai đoạn tới.
1.3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu
1.3.1. Thực trạng môi trường
Thực trạng môi trường, sinh thái: Là huyện có các khu vực trung tâm kinh
tế - xã hội đang được hình thành và phát triển, nên mức độ ô nhiễm môi trường
nước, không khí, đất đai ở Nghi Xuân nhìn chung chưa thật sự nghiêm trọng.
- Môi trường không khí: Hàm lượng các chỉ tiêu SO2, CO, NO2 đang nằm
trong giới hạn cho phép của TCVN 5937/2005. Hàm lượng bụi lơ lửng có giá trị
tương đối cao, vị trí quan trắc tại các nút giao thông đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1,13 - 1,33 lần. Độ ồn chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải và các cơ sở
sản xuất vật liệu xây dựng thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,11 - 1,22 lần.
- Môi trường nước: Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước mặt
cho thấy chất lượng nước mặt hiện đang khá tốt, hầu hết các thông số phân tích
có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với giá trị giới hạn cột B1 theo Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 08: 2008 - Cột B1. Tuy nhiên tại vị trí các sông, hồ có
nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất kinh doanh có dấu hiệu ô nhiễm.
Chất lượng nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc; hàm lượng các chỉ
tiêu pH, DO, SS, Amoni, Đồng, Chì, Kẽm, Cadimi, Crôm, đang nằm trong giới
hạn cho phép, đặc biệt trong số các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu SS và các ion kim loại
có hàm lượng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn. Tuy nhiên ở một số khu
vực bãi tắm, khu vực cảng biển hàm lượng một số chỉ tiêu tại một số vị trí quan
trắc vượt giá trị giới hạn cho phép (sắt 1,8 - 5,5 lần, Mn 2,6 - 9 lần, dầu mỡ
khoáng 1,2 - 8 lần, Asen 1,3 lần).

Chất lượng nước ngầm từ kết quả phân tích 18 chỉ tiêu hóa học cho thấy
còn khá tốt, chỉ có một số mẫu bị nhiễm Mangan, Amoni và Đồng; tuy nhiên giá
trị vượt ngưỡng không lớn.
- Môi trường đất: Vấn đề suy thoái môi trường đất hiện tại chủ yếu do
xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi, suy thoái độ phì nhiêu và phương thức sử dụng,
khô hạn vào mùa khô, vấn đề ngập úng và ảnh hưởng nhiễm mặn ở vùng biển.

17


- Chất thải rắn: Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa
bàn Nghi Xuân đã có nhiều cố gắng nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo
mỹ quan; tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn tại như lượng chất thải rắn sinh hoạt thu
gom được còn ít, chất thải rắn công nghiệp thu gom 75 - 80%; các nhà máy độc
lập, làng nghề chưa được thu gom, xử lý triệt để; Tại một số khu dân cư có dân
số tập trung, mật độ xây dựng lớn và các khu chợ dịch vụ, khu du lịch nghỉ mát
Xuân Thành, trung tâm y tế, công nghiệp đóng tàu, cảng sông... có lượng chất
thải nhiều nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Ngoài ra tập
quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt
của nhân dân; sử dụng quá nhiều các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và
phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp
(Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020)

1.3.2. Biến đổi khí hậu
Ngoài những tác động của con người, thiên nhiên và hậu quả của chiến
tranh cũng gây ra những áp lực đối với vấn đề môi trường. Do địa hình hẹp dốc
từ Tây Nam sang Đông Bắc, lượng mưa tương đối lớn, độ che phủ của hệ thực
vật còn thấp, đặc biệt là đất trống đồi núi trọc, luôn bị rửa trôi bề mặt, làm cho
đất bị chai cứng, chua, nghèo chất dinh dưỡng và xói mòn. Biến đổi khí hậu điển
hình là hiện tượng lũ lụt, nắng nóng, nước biển dâng lên vẫn thường xảy ra đã

làm cho một số diện tích đất bị sạt lở, ngập úng, khô hạn, nhiễm mặn,... gây khó
khăn trong sản xuất và đời sống. Vì vậy cần phải có các biện pháp để kịp thời
ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn
lực, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái trong khu vực.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Xuân đã nắm bắt thời
cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, động viên các tầng lớp nhân dân nỗ lực phấn đấu giành được kết quả khá
toàn diện trên các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XIX đề ra: kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực; văn hoá - xã hội tiếp tục có bước phát triển, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ
vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường, từng
bước xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển.
18


Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ khá; tỷ trọng các ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ - du lịch tăng nhanh; nông, lâm, ngư nghiệp phát triển ổn
định; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được tăng cường; đời sống vật chất của
nhân dân ngày càng được nâng cao.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,2%/năm. Thu nhập bình quân
đầu người năm 2010 đạt trên 10 triệu đồng.
Bảng 02: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010
Tổng giá trị sản xuất

Đơn vị

tính
Tỷ đồng

Năm
2006
880,61

Năm
2007
1.043,70

Năm
2008
1.126,91

Năm
2009
1.301,24

Năm
2010
1.584,16

1.1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Tỷ đồng

400,21


433,20

463,15

501,58

534,16

1.2

Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

275,90

300,00

313,76

349,66

550,00

1.3

Thương mại - dịch vụ

Tỷ đồng


204,50

310,50

350,00

450,00

500,00

TT
1

Chỉ tiêu

2

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

%

13,9

13,8

13,5

11,6


13,2

3

Cơ cấu các ngành kinh tế

%

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

3.1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

%

45,45

41,51

41,10


38,55

33,72

3.2

Công nghiệp - xây dựng

%

31,33

28,74

27,84

26,87

34,72

3.3

Thương mại - dịch vụ

%
Triệu
đồng/năm
Hộ

23,22


29,75

31,06

34,58

31,56

6,5

6,9

7,3

8,5

10

7.211

5.637

5.166

4.517

3.445

4


Thu nhập bình quân

5

Số hộ nghèo

6

Tỷ lệ hộ nghèo

%

29,15

22,4

20,62

18,04

13,57

7

Tổng số hộ

Hộ

24.810


25.012

25.379

25.705

26.092

8

Tổng nhân khẩu

Người

93.150

95.100

96.367

93.653

92.723

9

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%


0,55

0,64

0,61

0,68

0,57

10

Bình quân lương thực

Kg/người

190,5

187,7

189,3

188,4

153,0

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân)
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều

hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Năm 2010, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 33,72% trong cơ
cấu kinh tế, giảm 11,73% so với năm 2006, tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 34,72%, tăng 3,39% so với năm 2006, tỷ trọng ngành thương
mại, dịch vụ là 31,56%, tăng 8,34% so với năm 2006.
Trong giai đoạn tới, với sự đầu tư của Nhà nước, của UBND tỉnh Hà
Tĩnh, cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
19


2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong 5 năm qua, sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện tiếp tục phát
triển ổn định. Huyện đã tổ chức thực hiện tích cực, đồng bộ các chủ trương,
Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ tăng trưởng
bình quân ngành nông nghiệp trong 5 năm qua đạt trên 5%/năm. Tổng giá trị sản
xuất của ngành năm 2010 đạt 534 tỷ đồng, bằng 33,72% tổng giá trị sản xuất của
toàn huyện. Bình quân lương thực đầu người đạt 153 kg/người/năm.
* Ngành trồng trọt: Ngành sản xuất nông nghiệp trong những năm qua
còn gặp nhiều khó khăn, vụ hè thu gặp nắng hạn đầu vụ, lũ lụt cuối vụ, vụ mùa
gặp bão, lũ lớn làm ngập úng và hư hỏng diện tích lúa, màu của huyện. Tuy
nhiên, với sự cố gắng của toàn huyện, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện
cũng đạt được những kết quả khá cao. Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt
là giống, mô hình, phương pháp sản xuất mới đã được áp dụng, góp phần tăng
năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Cùng với cây trồng
chính là lúa, lạc thì trên địa bàn huyện cũng có một số mô hình cây trồng cho giá
trị kinh tế như cây sắn, cây khoai lang, cây vừng, cây rau đậu các loại.

* Chăn nuôi: Đây là nhóm ngành chiếm vị trí chính trong khu vực kinh tế
nông nghiệp cùng với nhóm ngành trồng trọt. Công tác phòng chống dịch bệnh
cho gia súc, gia cầm được chú trọng, nhất là dịch tai xanh ở lợn, lở mồm long
móng ở trâu, bò, cúm gia cầm.
Chăn nuôi phát triển với tổng đàn trâu bò đạt 18.499 con, đàn lợn là 16.014
con, đàn gia cầm cũng tăng đáng kể so với năm 2006. Một số mô hình chăn nuôi
tập trung có hiệu quả như: nuôi ngan an toàn sinh học ở Xuân Hải, nuôi lợn nái
ngoại ở Xuân Viên, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp CP với các hộ dân có quy
mô từ 500 đến 1000 con ở xã Xuân Mỹ, Xuân Liên, nuôi bò lai Zêbu ở thị trấn
Xuân An; tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò đạt kết quả khá.
* Lâm nghiệp: Với diện tích đất lâm nghiệp lớn với hơn 6.000 ha nhưng
trong đó rừng phòng hộ đã chiếm tới 75%, diện tích rừng sản xuất còn lại cho
giá trị sản xuất là 8 tỷ đồng vào năm 2010. Các dự án quy hoạch phát triển trang
trại, trồng rừng đều được thực hiện có hiệu quả. Đã đưa vào trồng một số loại
cây có giá trị cao. Có nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ kinh tế rừng.
* Thủy sản: Được đánh giá là có tiềm năng thế mạnh trong phát triển
ngành nông nghiệp của huyện với tổng diện tích nuôi thả cá đến nay đạt 551 ha.
20


Nhiều hộ nông dân đã tận dụng tốt số diện tích ao hồ, mặt nước để đưa vào nuôi
thả cá, đồng thời khai thác ngư trường trên biển cho giá trị kinh tế cao. Hiệu quả
của một số mô hình nuôi tôm he chân trắng thâm canh bằng phương pháp trải
bạt ở xã Xuân Đan, Xuân Phổ, Cương Gián bước đầu cho thu nhập khá.
Bảng 03: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm
TT

1

2


3

4

5

6

7

8

9

Cây
trồng,
vật nuôi
Lúa đông
xuân

Lúa hè thu

Cây ngô

Cây khoai
lang

Cây sắn


Cây lạc

Cây vừng

Cây rau
các loại

Cây đậu
các loại

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009


Năm
2010

Diện tích

Ha

3.210,00

3.235,00

3.251,00

3.121,00

3.161,00

3.069,00

Năng suất

Tạ/ha

40,53

44,50

40,06

43,02


45,86

45,50

Sản lượng

Tấn

13.010,13

14.395,75

13.023,51

13.426,54

14.496,35

13.963,95

Diện tích

Ha

347,20

378,00

381,00


550,00

495,00

450,00

Năng suất

Tạ/ha

25,00

31,51

34,25

35,39

31,12

32,50

Sản lượng

Tấn

868,00

1.191,08


1.304,93

1.946,45

1.540,44

1.462,50

Diện tích

Ha

170,60

157,90

154,50

108,60

74,70

79,00

Năng suất

Tạ/ha

25,41


21,12

24,32

22,09

27,74

25,30

Sản lượng

Tấn

433,49

333,48

375,74

239,90

207,22

199,87

Diện tích

Ha


2.269,00

2.173,00

2.138,00

1.897,00

1.754,00

1.742,00

Năng suất

Tạ/ha

65,65

65,89

75,07

59,68

67,55

65,50

Sản lượng


Tấn

14.895,99

14.317,90

16.049,97

11.321,30

11.848,27

11.410,10

Diện tích

Ha

350,00

370,00

328,00

328,00

302,00

300,00


Năng suất

Tạ/ha

94,59

100,00

116,70

100,00

110,00

112,20

Sản lượng

Tấn

3.310,65

3.700,00

3.827,76

3.280,00

3.322,00


3.366,00

Diện tích

Ha

2.167,50

2.188,90

2.227,00

2.153,50

2.133,10

2.112,50

Năng suất

Tạ/ha

16,01

17,04

16,97

22,34


21,60

22,40

Sản lượng

Tấn

3.470,17

3.729,89

3.779,22

4.810,92

4.607,50

4.732,00

Diện tích

Ha

231,50

217,00

223,00


200,50

172,20

180,30

Năng suất

Tạ/ha

1,00

1,00

1,49

1,60

2,69

2,41

Sản lượng

Tấn

23,15

21,70


33,23

32,08

46,32

43,45

Diện tích

Ha

573,70

610,70

736,20

645,90

634,10

630,20

Năng suất

Tạ/ha

77,18


77,87

67,97

69,32

79,64

78,60

Sản lượng

Tấn

4.427,82

4.755,52

5.003,95

4.477,38

5.049,97

4.953,37

Diện tích

Ha


155,70

179,70

162,50

150,60

140,50

140,10

Năng suất

Tạ/ha

0,88

1,08

3,25

3,94

5,04

4,85

Sản lượng


Tấn

13,70

19,41

52,81

59,34

70,81

67,95

10

Tổng đàn trâu

Con

4.180

4.158

3.947

3.572

3.585


3.570

11

Tổng đàn bò

Con

17.906

18.147

18.155

16.352

15.020

14.879

12

Tổng đàn lợn

Con

26.166

20.524


20.768

14.914

15.609

16.014

(Nguồn: Báo cáo phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Nghi Xuân)

21


2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong những năm gần đây khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng của huyện có những bước tiến mới. Tổng giá trị sản xuất của
ngành này năm 2010 đạt 550 tỷ đồng, chiếm 34,72% tổng giá trị sản xuất của
toàn huyện.
Huyện Nghi Xuân rất chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đã có những cơ chế chính sách thông thoáng
trong thu hút, kêu gọi đầu tư. Phối hợp với Ban quản lý Vũng Áng thu hút vào
khu Công nghiệp Xuân An. Các Doanh nghiệp và dự án quy mô khá lớn tập
trung đầu tư và đi vào hoạt động có hiệu quả như: Nhà máy bao bì xuất khẩu;
Nhà máy gạch Tuynel Nghi Xuân tại xã Cổ Đạm đi vào hoạt động cho sản phẩm
tốt trên thị trường; Nhà máy Gỗ băm dăm xuất khẩu. Nhiều dự án đã hoàn thành
hoặc đang thực hiện các thủ tục đầu tư vào Khu Công nghiệp Gia Lách như: Dự
án sản xuất bao bì xi măng, dự án chiết nạp ga, Xí nghiệp Sữa chữa cơ khí của
DNTN Tú Hà, Xí nghiệp sản xuất mộc dân dụng và thiết bị trường học. Ngành
sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, cát sỏi, đất, đá ...có sản lượng khá.

Bên cạnh đó các ngành truyền thống như: mộc, nề, đan lát, chế biến nông,
lâm sản...cũng vẫn được duy trì và phát triển. Các hộ tham gia sản xuất các
ngành nghề truyền thống bước đầu có thu nhập, cuộc sống được cải thiện.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động dịch vụ - thương mại, du lịch của huyện có bước phát triển
mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10%, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, các mặt hàng chính được cung
ứng kịp thời, đầy đủ.
Một số ngành dịch vụ chủ lực của huyện là thương mại, dịch vụ, khách
sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính và ngân hàng. Đây là
những ngành dịch vụ đem lại cho huyện doanh thu cao, đặc biệt trong những
năm gần đây. Các dịch vụ phát triển rộng khắp, tốc độ nhanh, thu hút hàng ngàn
lao động, tạo thu nhập khá, góp phần xoá đói giảm nghèo tại các địa phương.
Doanh thu xuất khẩu đạt 4,7 triệu USD. Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm
đầu tư, các loại hàng hoá, nhu yếu phẩm được phục vụ tương đối đầy đủ, đảm
bảo kịp thời cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn; hoạt động vận tải đáp
ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và giao lưu, đi lại cho nhân dân; Công tác
22


kiểm tra giá cả thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại được chú trọng;
việc chấp hành quy định pháp luật tại các cơ sở kinh doanh đã có nhiều chuyển
biến. Tuy vậy, tình hình giá cả thị trường tăng nhanh đã làm ảnh hưởng đến đời
sống và sản xuất.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch được tăng cường; chủ động
thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và cung cấp các dịch vụ, đảm bảo
phục vụ tốt cho du khách; tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính
sách của Đảng, nhà nước về quản lý, kinh doanh du lịch; tổ chức lễ hội Khai
trương mùa du lịch biển Xuân Thành; phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch thẩm định xếp hạng các cơ sở lưu trú; tổng số 105 nhà hàng, khách sạn đủ

điều kiện phục vụ khách du lịch trên địa bàn; Các loại hình dịch vụ được nhân
rộng đã giải quyết nhiều lao động trên các lĩnh vực.
Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 500 tỷ
đồng, tăng 295,50 tỷ đồng so với năm 2006, chiếm 31,56% tổng giá trị sản xuất
toàn huyện.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
Qua tổng hợp biến động dân số của huyện từ năm 2006 đến nay ta thấy tỷ
lệ phát triển dân số tự nhiên của huyện ổn định, trung bình là 0,61%. Dân số
tăng từ 93.150 người năm 2006 lên 96.902 người vào năm 2010. Trong giai
đoạn tới cần có những chính sách hợp lý để ổn định tỷ lệ phát triển dân số, quản
lý tốt vấn đề phát triển dân số cơ học để đảm bảo cơ cấu dân số, lao động, việc
làm và ổn định cuộc sống nhân dân.
Dân số của huyện phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn, mật độ dân số trung
bình toàn huyện là 440 người/km2. Trong đó, mật độ dân số cao tập trung ở Thị
trấn Nghi Xuân, thị trấn Xuân An, xã Xuân Yên và mật độ thấp trên địa bàn xã
Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh.

23


Bảng 04: Hiện trạng phân bố dân cư, lao động năm 2010
TT

Xã (thị trấn)

Tổng nhân
khẩu
(Người)


Mật độ dân
Tổng số hộ
số
(Hộ)
(Người/Km2)

Dân số trong
độ tuổi lao
động (Người)

1

Thị trấn Nghi Xuân

2.388

1.552

742

1.171

2

Thị trấn Xuân An

9.472

826


2.636

4.607

3

Xã Xuân Giang

5.325

471

1.545

2.284

4

Xã Tiên Điền

2.847

794

868

1.532

5


Xã Xuân Hải

4.400

792

1.164

1.993

6

Xã Xuân Phổ

4.699

797

1.134

1.560

7

Xã Xuân Đan

2.438

397


771

1.060

8

Xã Xuân Trường

4.406

631

1.380

2.020

9

Xã Xuân Hội

5.163

439

1.583

2.485

10


Xã Xuân Yên

4.769

870

1.314

2.217

11

Xã Xuân Thành

4.532

487

1.174

2.020

12

Xã Xuân Mỹ

3.488

304


1.024

1.520

13

Xã Xuân Liên

7.087

662

1.701

3.500

14

Xã Xuân Lam

2.532

191

677

1.266

15


Xã Xuân Hồng

5.883

323

1.542

2.249

16

Xã Xuân Lĩnh

2.656

171

712

1.224

17

Xã Cổ Đạm

7.259

256


2.067

2.900

18

Xã Cương Gián

13.520

604

2.953

7.500

19

Xã Xuân Viên

4.038

190

1.254

1.693

Tổng


96.902

440

26.241

44.801

(Nguồn: Tài liệu về dân số, nhà ở năm 2010)
2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2010 là 40.749 người,
chiếm 44% dân số. Lao động của huyện có trình độ lao động chưa cao. Với sự
phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ thì yêu cầu nguồn
nhân lực phải được đào tạo có chất lượng. Vì vậy, nguồn lao động của huyện
cần được quan tâm, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát
triển kinh tế, xã hội của huyện

24


Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, tỉnh và huyện đã thực hiện
chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án,
đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như
hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan
để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất
nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,15% năm 2006 xuống
13,57% vào năm 2010).
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm hành chính - chính trị, còn thị trấn Xuân
An là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Nghi Xuân. Tổng diện tích tự
nhiên theo số liệu kiểm kê năm 2010 của Thị trấn Nghi Xuân là 153,88 ha, của
Thị trấn Xuân An là 1.146,29 ha.
Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu thị trấn có
nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở làm việc của các cơ
quan, các công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nước mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thương
mại, du lịch, nhà ở…đang được cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày một
khang trang. Các khu vực phát triển kinh tế được quan tâm, hoàn thiện để thu
hút đầu tư vào huyện.
Ngoài ra, ở một số cụm trung tâm như: Xuân Thành, Xuân Giang, Xuân
Mỹ, Cổ Đạm, Xuân Phổ…., tuy không phải là trung tâm chính trị - văn hóa của
huyện nhưng lại đang có tốc độ phát triển nhanh về du lịch - dịch vụ, đang dần
hình thành khu công nghiệp đô thị và du lịch sinh thái kết hợp với khu nghỉ mát
ở Xuân Thành. Đồng thời có xu hướng phát triển thành trung tâm kinh tế du lịch
- dịch vụ. Hiện tại, huyện đang xây dựng phương án quy hoạch nơi đây thành đô
thị du lịch của huyện. Vì vậy, tình hình phát triển đô thị của huyện ngày càng
nhanh, đó là xu thế tất yếu của sự phát triển.
2.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư của huyện phân bố trên 19 đơn vị xã, thị trấn. Dân số tập
trung đông ở Thị trấn Xuân An, xã Cương Gián và mật độ dân số ít trên địa bàn
xã Tiên Điền, Xuân Lam, Xuân Lĩnh.
25


×