Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Thiết kế cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 174 trang )

MUC LUC
PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG................................................................................................4
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG.........................................................................................................................4
1.1 MỞ ĐẦU......................................................................................................................4
1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ............................................................................................................5
1.3 KHÍ HẬU.....................................................................................................................6
1.4 ĐỊA HÌNH....................................................................................................................6
1.5 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN ...................6
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ..................................7
2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT..................................................................................7
2.2 HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG.......................................................................................8
2.3 HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................8
2.4 HIỆN TRẠNG DÂN SỐ............................................................................................12
2.5 HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP................................................................................12
2.6 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ DÂN SINH..................................12
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...................13
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ VÀ QUY MÔ DÂN SỐ. 13
3.2 HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.......................................................................16
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC CHO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ...............19
4.1 NGUỒN NƯỚC........................................................................................................20
4.2 CÁC CƠ SỞ THIẾT KẾ...........................................................................................22
4.3 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO TỪNG
GIAI ĐOẠN.....................................................................................................................23
4.4 PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC.......................................................................................27
CHƯƠNG 5: CHẾ ĐỘ TIÊU THỤ NƯỚC CỦA MẠNG LƯỚI DUNG TÍCH CỦA CÁC
BỂ CHỨA ...........................................................................................................................29
5.1 BẢNG TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG CẤP NƯỚC CHO THÀNH PHỐ....................29
5.2 NHU CẦU CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY CHO THÀNH PHỐ..................................30
5.3 CHẾ ĐỘ TIÊU THỤ NƯỚC CỦA MẠNG LƯỚI....................................................31
5.4 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC TRẠM BƠM........................................................32


5.5 DUNG TÍCH CỦA CÁC BỂ CHỨA........................................................................34
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .........................40
6.1 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC DÙNG NƯỚC...........................................................40
6.2 VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC.............................................................40
6.3 XÁC ĐỊNH CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN CẦN THIẾT CHO MẠNG LƯỚI
CẤP NƯỚC......................................................................................................................41
6.4 XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI TÍNH TOÁN. LƯU LƯỢNG DỌC ĐƯỜNG CỦA CÁC
ĐOẠN ỐNG.....................................................................................................................41
6.5 LẬP SƠ ĐỒ VÀ TÍNH TOÁN THUỶ LỰC MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ CHO CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN...............................................50
6.6 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC.......................................................................51
6.7 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN TỪ TRẠM BƠM CẤP II NHÀ MÁY
NƯƠC CẨM THƯỢNG ĐẾN MẠNG LƯỚI. ...............................................................67
6.8 VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC.............................................................69
6.9 CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN..........................................................................69
6.10 XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI TÍNH TOÁN, LƯU LƯỢNG DỌC ĐƯỜNG CỦA CÁC
ĐOẠN ỐNG.....................................................................................................................69


6.11 LẬP SƠ ĐỒ VÀ TÍNH TOÁN THUỶ LỰC MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN.........................................81
6.12 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC.....................................................................82
6.13 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN TỪ TRẠM BƠM CẤP II ĐẾN
MẠNG LƯỚI. ...............................................................................................................103
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ SƠ BỘ CÁC TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THIÊN NHIÊN
............................................................................................................................................105
7.1 NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU VÀ CHỌN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.. .105
7.2. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH TRONG DÂY TRUYỀN XỬ LÝ...113
7.3 TUẦN HOÀN NƯỚC RỬA LỌC VÀ XẢ BÙN CẶN RA SÂN PHƠI BÙN.......132
7.4 TÍNH TOÁN CAO TRÌNH CÔNG NGHỆ.............................................................138

CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ SƠ BỘ CÔNG TRÌNH THU VÀ TRẠM BƠM CÁC NHÀ
MÁY NƯỚC
............................................................................................................138
8.1 CÔNG TRÌNH THU NƯỚC MẶT.........................................................................139
8.2 TRẠM BƠM CẤP 1...............................................................................................147
8.3 TRẠM BƠM CẤP 2................................................................................................149
8.4 CÔNG TRÌNH THU NƯỚC MẶT..........................................................................152
8.5 TRẠM BƠM CẤP 1...............................................................................................152
8.6 TRẠM BƠM CẤP 2................................................................................................153
CHƯƠNG 9: TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
............................................................................................................................................154
9.1 GIAI ĐOẠN I (2012-2020)......................................................................................154
9.2 GIAI ĐOẠN II (2020-2030)....................................................................................162
CHƯƠNG 13: TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH RỬA LỌC BỂ AQUAZUR................167
13.1. khái niệm tự động hóa...........................................................................................167
13.2. tự động hóa quá trình rửa lọc...............................................................................169

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Khoa kü thuËt m«i trêng
Bé m«n cÊp tho¸t níc
---------***---------

§å ¸n tèt nghiÖp


Đề tài:
thiết kế cải tạo - mở rộng hệ thống cấp n ớc thành phố Hải dơng - Tỉnh Hải dơng
Giai đoạn 2012-2020 và 2020-2030

Chuyờn ngnh

Ch nhim b mụn
Ging viờn hng dn
Sinh viờn thc hin
Mó s sinh viờn
Lp

: CP THOT NC
: PGS.TS. TRN C H
: TS. PHM TUN HNG
: TRN T THNH
: 5335-53
: 53MN2

H Ni : 01/2013
LI NểI U
Nc sch v v sinh mụi trng ang l vn cp bỏch ca th gii núi
chung v ca nc ta núi riờng.Khi xó hi cng pht trin nhu cu dung nc cng
tng cao, vỡ vy h thng cp nc sinh hot ngy cng phi m rng v cht lng v
s lng.
tng kt kt qu hc tp sau 5 nm ca sinh viờn nghnh Cp thoỏt nc K thut mụi trng, ngy
ti:

/10/2012 em chớnh thc c nhn ỏn tt nghip vi


“Thiết kế cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố Hải Dương
Tỉnh Hải Dương”
Trong suốt quá trình học tập và đến đồ án tốt nghiệp của mình , em đã được sự
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Cấp thoát nước, đặc biệt là của
ThÇy gi¸o Ts. Ph¹m TuÊn Hïng - người trực tiếp hướng dẫn và đã đưa ra nhiều ý kiến

chính xác và bổ ích cho quá trình thực hiện đồ án của em.
Đồ án tôt nghiệp được hoàn thành, và mặc dù em đã thực sự cố gắng thiết kế
một cách tốt nhất sao cho đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của
thành phố Hải Dương. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết, khả năng bao quát vấn đề,
kinh nghiệm còn hạn chế. Thế nên đồ án không thể không có thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để có thêm những kiến thức,
kinh nghiệm giúp em trong quá trình công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Cấp thoát nước, đặc
biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts. Ph¹m TuÊn Hïng, người đã tận tình chỉ
bảo và góp ý giúp đỡ em trong quá trình tính toán và hoàn thành đồ án .
Sinh viên
Trần Tư Thạnh

PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG

1.1 MỞ ĐẦU.
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng kinh tế tăng trưởng của Bắc Bộ, vùng trọng điểm
đồng bằng sông Hồng, xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh. Mặt khác thành phố Hải
Dương, bên cạnh có các tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 18, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng,


tuyến đường thủy sông Thái Bình. Thành phố đang được ảnh hưởng lớn từ việc đầu tư hệ
thống hạ tầng, các tuyến quốc lộ, quốc gia đối với các vùng kinh tế phát triển đang được hình
thành và đầu tư.
Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí tâm điểm khu vực kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải
Phòng -Quảng Ninh, đang được ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển kinh tế. Trong mấy năm
qua thành phố Hải Dương đã có sự tăng trưởng kinh tế cao. Các công trình kỹ thuật hạ tầng
được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng như Giao thông, Điện và Cấp nước. Hệ thống cấp nước

được phát triển kịp thời phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn thành phố Hải
Dương.
Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian thành phố Hải Dương đến năm 2030,
quy mô địa giới hành chính thành phố được mở rộng. Một số xã được nhập vào thành nội thị
như: xã Tứ Minh, xã Việt Hòa, các xã nhập vào thành các xã ngoại thị: xã Nam Đồng, Ái
Quốc, An Châu, Thượng Đạt, Thạch Khôi, Tân Hưng, Ngọc Sơn. Theo quy hoạch thành phố
sẽ hình hành, phát triển theo 2 khu vực: khu vực phía Bắc sông Thái Bình (KVI) và khu vực
phía Nam sông Thái Bình (KVII), các công trình kỹ thuật hạ tầng được hình thành và phát
triển theo.
Hệ thống cấp nước hiện có, sau khi đã cải tạo theo dự án đã phê duyệt, tổng công suất
nước đạt 40.000 m3/ngđ, nguồn nước cung cấp gồm XN cấp nước Cẩm Thượng công suất
26.000 m3/ngđ và XN cấp nước Việt Hòa 14.000 m 3/ngđ, chỉ đủ cung cấp nước cho thành
phố với tiêu chuẩn 100 l/ng-ngđ, cho khu vực phía nam sông Thái Bình. Dự báo nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, các khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, vui
chơi giải trí của thành phố Hải Dương và khu vực lân cận đến năm 2020 cần là 90.000
m3/ngđ và đến năm 2030 cần là 140.000 m3/ngđ.
Để chủ động cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, các dịch vụ khác theo tốc độ đô thị
hóa thành phố Hải Dương và khu vực lân cận. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước
thành phố Hải Dương giai đoạn I đến 2020 và giai đoạn II đến 2030 là cần thiết và cấp bách,
đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước cho các đối tượng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, cải thiện đời sống của nhân dân thành phố. Tỉnh Hải Dương cần có định hướng đầu tư
nhiều cho phát triển các ngành cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại và tương lai.
1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thành phố Hải Dương nằm trên trục đường quốc lộ 5A cách Hà Nội 59km về phía Tây,
cách Hải Phòng 47km về phá đông, là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng bằng sông
Hồng:


- Phía Bắc giáp huyện Nam Sách.
- Phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ.

- Phía Đông giáp huyện Thanh Hà.
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng.
1.3 KHÍ HẬU
Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, thành phố Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa. Khí hậu phân chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 độ ẩm cao, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm 24,1°C.
Nhiệt độ trung bình tháng max 29,2°C.
Nhiệt độ cao trung bình tháng max 32,4°C.
Nhiệt độ thấp trung bình tháng min 13,6°C.
- Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình năm 84%.
Độ ẩm trung bình tháng max 89% (tháng 4).
Độ ẩm trung bình tháng min 80%.
- Mưa:
Theo thống kê trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Hải Dương, lượng mưa dao đông từ
1246,8 mm đến 1924,1 mm năm.
1.4 ĐỊA HÌNH
Thành phố Hải Dương có địa hình bằng phẳng và thấp trũng, hướng thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Phần phía bắc sông Thái Bình có cao độ dao động từ 5,0÷6,0m. Phần phía
nam sông Thái Bình gồm phần thị xã Hải Dương cũ, các khu công nghiệp và khu ngoại thị có
cao độ từ 2,5÷5m. Phân bổ theo hướng dốc về phía sông Thái Bình và sông Sặt. Địa hình chia
cắt bởi nhiều ao hồ kênh rạch tự nhiên và nhân tạo nối với nhau tạo thành hệ thống liên hoàn
nối với các sông. Đây là vấn đề khó khăn phức tạp và tốn kém trong việc phát triển nền địa
hình đô thị.
1.5 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
- Địa chất công trình:
Thành phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên đất thuộc loại phù sa của sông
Hồng và sông Thái Bình. Cấu tạo địa tầng tại khu vực dự án gồm 6 lớp đất:



Lớp 1: Đất kết cấu không chặt chẽ, kém ổn định: h = 0,9 ÷ 1,6 (m).
Lớp 2: Sét pha dẻo mềm: h = 0,9 ÷ 2,1 (m).
Lớp 3: Bùn sét pha: h = 23 ÷ 24 (m), là lớp đất yếu và sẽ gây độ lún lớn khi chịu tải.
Lớp 4: Sét pha dẻo mềm, dẻo cứng: h = 2,2 ÷ 3,2 (m).
Lớp 5: Cát hạt bụi chặt vừa: h =1,9 ÷ 3,6 (m).
Lớp 6: Cát hạt trung chặt vừa.
Các công trình xây dựng có tải trọng lớn, nhỏ đều phải có biện pháp xử lý nền móng.
- Đặc điểm thủy văn:
Thành phố Hải Dương chịu trực tiếp ảnh hưởng ảnh hưởng chế độ thủy văn của các sông
bao bọc như: sông Thái Bình và sông Sặt. Sông Thái Bình là sông lớn ở Việt nam. Nó được
hợp bởi các con sông như: sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương, sông Đuống và chịu ảnh
hưởng nhật triều biển Đông. Vì vậy chế độ thủy văn của sông Thái Bình rất phức tạp. Mực
nước mùa lũ của sông Thái Bình, cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ 6-10m,
đều cao hơn nền thành phố và vùng xung quanh. Vì vậy thành phố phải sử dụng hệ thống
trạm bơm tiêu nước ra sông theo từng khu vực nhỏ, tình trạng này tồn tại và ảnh hưởng trong
suốt quá trình phát triển xây dựng đô thị.
Thành phố Hải Dương nằm ở vùng trũng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 0,8-1m
về mùa mưa và 1-1,2m về mùa khô. Nước ngầm tại khu vực thành phố không có, nếu khai
thác trong tầng cuội sỏi Phixtoxen, sẽ bị nhiễm mặn.

CHƯƠNG 2:

HIỆN TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Bảng 2-1. Hiện trạng sử dụng đất
Stt
1


Nội Dung
Tổng diện tích xây dựng toànThành Phố

Đơn vị

Hiện trạng
4.199


Trong đó: - Đất dân dụng
- Đất ngoài dân dụng
Đất xây dựng phân theo các khu vực

ha

3.494
705

- Khu đô nội thị (bao gồm khu vực thị xã Hải Dương
2

cũ và 2 khu đô thị mới phía đông và phía tây).

3251

- Khu ngoại thị (bao gồm các xã Ngọc Sơn, Thạch ha
Khôi, Tân Hưng).

948


Tổng diện tích đất công trình công cộng đô thị hiện trạng năm 2012: 50 ha đạt 2,0
m2/người. Cơ sở hạ tầng các công trình công cộng còn lạc hậu, nghèo nàn. Thành phố sẽ đầu
tư xây mới và cải tạo các công trình công cộng và công viên giải trí để phục vụ tốt hơn nhu
cầu vui chơi giả trí của nhân dân.
Đất cho các khu công nghiệp là 480 ha. Dự kiến đến năm 2030 các khu công nghiệp đều
được lấp đầy chỗ trống
Các khu tiểu thủ công nghiệp có diện tích 50-100 (ha).
2.2 HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG
Các khu dân cư trong đô thị cũ có hạ tầng xây dựng kiên cố, tầng cao nhà dân từ 1 đến 5
tầng, với tầng cao trung bình là 2÷4 tầng.
Đối với khu đô thị mới phía tây và phía Đông chủ yếu là các khu biệt thự và nhà ở đang
được xây dựng.
Các xã ngoại thành chủ yếu là nhà 1÷3 tầng .
2.3 HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
2.3.1 Hiện trạng về giao thông
Đường sắt: có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Tuyến đường này do trung
ương quản lý, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao.
Đường bộ: Quốc lộ 5 đi qua thành phố có tính chất là đường đối ngoại đồng thời là đường
chính đô thị. Tuyến quốc lộ này đã được Bộ GTVT đầu tư cải tạo với tiêu chuẩn kỹ thuật cao,
mặt đường được thảm bê tông Atphal; hệ thống cầu cống xây dựng vĩnh cửu đáp ứng được tải
trọng lớn H30 - XB80. Thành phố còn có hai tỉnh lộ 191 và 39B chạy qua.
Đường thành phố Hải Dương: Thành phố cũng đã triển khai thực hiện 51 dự án về xây
dựng cơ sở hạ tầng và 124 dự án của các xã, phường với tổng mức đầu tư 271,7 tỷ đồng. Tập
trung mạnh vào việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường giao thông đô thị, đến
hết 2012, đường nhựa nội, ngoại thành ước đạt 140km các loại, bằng 90% tổng số km đường


của thành phố. Cùng với việc cải tạo, xây dựng hệ thống đường giao thông đô thị, đường giao
thông liên thôn, liên khu bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách thành phố (30%), ngân sách tỉnh

(20%) đã khuyến khích các phường, xã và nhân dân xây dựng, nâng cấp cải tạo được trên 98
km bằng, trải nhựa và bê tông, với tổng mức đầu tư trên 30,8 tỷ đồng (trong đó dân đã góp
được 12,9 tỷ đồng). Đặc biệt phong trào làm đường ngõ xóm và lát vỉa hè bằng gạch bê tông
tự chèn đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, đến hết năm 2012, toàn thành phố ước làm được
65.215 m2 với tổng mức đầu tư 6,52 tỷ đồng, trong đó dân góp được 4,1 tỷ đồng.
Đường thủy: Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Thái Bình và sông Sặt.
Đây cũng là hai tuyến đường thủy quan trọng của tỉnh. Đặc biệt tuyến đường thủy trên sông
Thái Bình có tầm quan trọng trong việc phục vụ vận chuyển hàng hoá của tỉnh và toàn quốc,
nhất là các tỉnh phía Bắc. Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng của khu vực đồng bằng Bắc
Bộ nói chung và của tỉnh nói riêng, đồng thời cũng là những tuyến đường thuỷ có nhiều tiềm
năng lớn trong chiến lược xây dựng và phát triển hiện đại hoá hệ thống giao thông, vận tải,
bến cảng...tạo điều kiện để Hải Dương hội nhập với nền kinh tế của cả nước và tiếp cận với
biển Thái Bình Dương bằng đường thuỷ.

2.3.2 Hiện trạng cấp điện
Nguồn điện cấp cho thành phố Hải Dương là lưới điện quốc gia 220KV và 110 KV .
Lưới điện 0,4 KV: Có cấu tạo hình tia ở khu trung tâm, các phụ tải điện quan trọng (hộ
loại 1) được cấp điện từ 1 trạm hạ áp bằng tuyến 0,4 KV mạch kép hoặc từ 2 trạm hạ áp khác
nhau. Khu vực trung tâm hiện đang được cải tạo chuyển sang dùng cáp ngầm, khu ngoài
trung tâm dùng dây nổi có bọc cách điện.
2.3.3 Hiện trạng cấp nước
2.3.3.1 Hiện trạng công suất nước dự kiến cấp cho thành phố đến 2012
Hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương hiện được chia làm 3 khu vực cấp nước: Khu
trung tâm thành phố Hải Dương, khu vực phía nam và khu vực phía tây thành phố.
Theo như dự án đã được phê duyệt giai đoạn 2003 - 2008; Xí nghiệp sản xuất nước Cẩm
Thượng hoàn thành cải tạo, mở rộng nâng công suất lên 26.000 m 3/ngđ. Xí nghiệp sản xuất
nước ngầm Việt Hòa khoan thêm giếng khai thác nước thô, sẽ nâng công suất lên 14.000
m3/ngđ. Như vậy tổng công suất nước cho thành phố Hải Dương sẽ đạt là 40.000 m3/ngđ.
2.3.3.2 Nguồn nước cấp cho thành phố:
Hệ thống cấp nước Hải Dương đang sử dụng khai thác 2 nguồn nước:



+ Nguồn nước mặt.
Nước sông Thái Bình có lưu vực lớn tới 1200km 2, lưu lượng rất lớn: Qmax = 3020m3/s, Qtb
= 574 m3/s, Qmin = 63 m3/s. Mực nước cao nhất +5,29m, mực nước thấp nhất +0,28m. Chất
lượng nước sông Thái Bình thay đổi theo mùa, hàm lượng cặn từ 30mg/l - 322mg/l, cá biệt có
những năm vào mùa lũ hàm lượng cặn tăng tới trên 1000mg/l.
+ Nguồn nước ngầm.
Hiện Hải Dương đang khai thác nước ngầm tại bãi giếng xã Ngọc Liên, xã Cẩm Hưng Cẩm Giàng. Theo quyết định số 79/QQĐ BNN-QLN, ngày 9/1/2001 đã đánh giá trữ lượng
cấp A = 16.000 m3/ngđ, cấp B = 4000 m3/ngđ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt. Khi xí nghiệp nước ngầm Việt Hòa mở rộng thêm giếng khoan khai thác nước
ngầm nâng công suất từ 10.000 m3/ngđ lên đến công suất 14.000 m3/ngđ, đảm bảo đủ lượng
nước ngầm để khai thác.
2.3.3.3Các công trình xử lý nước
Có hai công trình xử lý nước: Xí nghiệp sản xuất nước Cẩm Thượng và Xí nghiệp sản
xuất nước Việt Hòa.
Xí nghiệp sản xuất nước Cẩm Thượng có công suất 26.000 m3/ngđ sử dụng nguồn nước
thô là nước sông Thái Bình với dây chuyền công nghệ xử lý nước như sau:
Mương thu nước → Trạm bơm nước thô cấp 1 → Pha phèn, Bể trộn → Các bể lắng →
Các bể lọc → Bể chứa → Trạm bơm nước sạch cấp 2 →Mạng lưới đường ống dẫn, phân phối
nước.
Xí nghiệp sản xuất nước Việt Hòa có công suất 14.000 m3/ngđ sử dụng nguồn nước thô
là nước ngầm tại hai bãi giếng xã Ngọc Liên và xã Cẩm Hưng - Cẩm Giàng. với dây chuyền
công nghệ xử lý nước như sau:
Giàn mưa để khử sắt → Bể phản ứng và bể lắng đứng → Bể lọc nhanh → Trạm Clo →
Bể chứa nước sạch → Trạm bơm nước sạch cấp 2 →Mạng lưới đường ống và các công trình
xử lý bùn.
2.3.3.4 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước.
Mạng lưới đường ống cấp nước của thành phố Hải Dương bao gồm mạng lưới đường ống
lắp đặt cũ và mạng lưới đường ống lắp đặt theo trương trình ODA, có đường kính từ DN 100DN600mm, tổng chiều dài 69.135m đã được cải tạo, lắp đặt thay thế nhiều theo dự án đã

được phê duyệt giai đoạn 2003 - 2012. Đến nay mạng lưới đường ống cấp nước đã dần phân
rõ các tuyến ống dẫn nước (cấp I), mạng đường ống phân phối (cấp II), và mạng đấu nước
vào nhà (cấp III), tình trạng thất thoát nước từ mạng lưới cũng dần hạ thấp. Các thiết bị kỹ


thuẩt trên mạng như van xả, chặn, van xả khí, đồng hồ đo lưu lượng, trụ cứu hỏa đã lắp đặt,
áp lực nước nói chung còn đang vận hành ở chế độ thấp, đầu mạng áp lực tự do khoảng 25 30m, cuối mạng lưới: 3 - 5m.
Mạng lưới đường ống cũ chủ yếu dùng ống gang xám, ống thép đã lắp đặt nhiều năm
chưa được thay thế. Các đường ống lắp đặt mới theo dự án ODA là ống gang dẻo chất lượng
tốt, các loại ống nhỏ là ống PVC. Do đó khi vận hành áp lực chung của mạng đường ống
không được nâng cao, hiện tại mạng lưới ống mới đang làm việc tốt.
Tình hình tiêu thụ nước, hiện toàn thành phố có 35.345 hộ dùng nước máy, số hộ dùng
nước đồng hồ 33.000, chiếm 94%, số còn lại dùng nước theo hộ "liên gia", một phần nhỏ
dùng theo kiểu khoán. Từ năm 2000 Công ty cấp nước Hải Dương đã đầu tư cải tạo thay thế
nhiều tuyến ống. Nhất là năm 2004 - 2012 Công ty đã lắp đặt tuyến ống DN 300mm, L =
1750m cấp nước cho khu Đại An. Lắp đặt đường ống trục chính Nam Cường ( Phúc Duyên
đến Tam Giang ) DN 200,L = 700M. Lắp đặt mạng phân phối nước DN20 - 160mm, L =
47km cho khu đô thị phía Đông, lắp đặt các hộp đồng hồ cho các đầu máy đấu nước vào các
hộ dân. Đến nay tổng số dân được cấp nước chỉ đạt khoảng 85%, tiêu chuẩn cấp nước 80 110 l/ng-ngđ.
Thất thoát nước đến nay vẫn còn chiếm khoảng 35 - 40%, nguyên nhân chủ yếu là thất
thoát trên mạng lưới đường ống cũ, nhất là một số tuyến ống dẫn nước chính hiện nay chưa
được cải tạo, khi có nhu cầu tăng áp lực trên mạng lưới đường ống để cấp nước cho các đối
tượng thì một số tuyến ống không đảm bảo gây nứt, hở gây thất thoát nhiều.
2.3.4 Hiện trạng thoát nước
Nhìn chung nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất ở hầu hết trong thành phố
chưa được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Các nguồn nước thải này đều thải
trực tiếp ra kênh mương, sông Sặt, xung quanh khu vực gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
tới sức khỏe cộng đồng làm mất mỹ quan đô thị.
2.3.5 Hiện trạng xử lý chất thải rắn
Công tác xử lý chất thải rắn được thực hiện khác nhau ở mỗi nơi, có nơi tốt nhưng cũng

có nơi rất kém. Hệ thống nhà vệ sinh, công tác thu gom và xử lý rác thải ở một số khu vực
của thành phố cũng chưa được thường xuyên và toàn diện. Tình trạng rác thải bừa bãi trên
các tuyến phố vẫn còn. Mặc dù việc thu gom chất thải rắn ở Hải Dương tương đối hiệu quả
(khoảng 40 - 50% chất thải rắn nội thành được thu gom) song việc thu gom rác thải, tái chế
và xử lý cần phải được cải thiện nhiều hơn và phải có các dự án cụ thể. Công tác vệ sinh cần
được cải thiện để tạo môi trường sống tốt hơn.


2.4 HIỆN TRẠNG DÂN SỐ
Theo kết quả điều tra dân số toàn quốc thực hiện năm 2012, dân số của Thành phố Hải
Dương là 202000 người. Trong đó dân số nội thị là 182940 người, dân số ngoại thị là 18560
người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học nội thị hàng năm ước khoảng 3,1%/năm. Khu
ngoại thị có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 2,5%/năm, tỷ lệ tăng cơ học từ nay đến năm
2020 không đáng kể. Đến năm 2020 khi thành phố phát triển cơ sở hạ tầng khu ngoại thị thì
tỷ lệ tăng cơ học của khu vực này lại cao, ước khoảng 6%/năm
2.5 HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP
Tình hình 9 tháng đầu năm 2012 Sản xuất công nghiệp phát triển khá, tổng giá trị sản
xuất ước đạt 10.064,9 tỷ đồng, bằng 73,4% kế hoạch cả năm, tăng 18,2% so cùng kỳ năm
trước, trong đó: ngành công nghiệp khai thác tăng 21,8%; chế biến tăng 23%; điện nước tăng
5%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp có tỷ trọng giá trị lớn tăng cao so với cùng kỳ năm
trước như: xi măng tăng 43%, sản phẩm may mặc tăng 41%, giầy dép tăng 48,9%, thức ăn
chăn nuôi tăng 31,8%,… Tuy nhiên một số sản phẩm do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ
nên có mức sản xuất đạt thấp như: ô tô lắp ráp giảm 20,5%, máy bơm nước giảm 11,7%,…

2.6 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ DÂN SINH
Trên địa bàn thành phố Hải Dương có 2 bệnh viện lớn là bệnh viện đa khoa tỉnh và viện
quân y Bảy có số giường bệnh từ 300÷500 giường. Hiện nay 2 bệnh viện này đang được đầu
tư hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng số giường bệnh, nâng cao trình độ y, bác sĩ. Ngoài ra
thành phố còn có một số bệnh viện nhỏ của thành phố, phòng khám tư nhân điều trị ngoại trú
đảm bảo chăm sóc tốt sức khỏe của nhân dân.

Thành phố có 2 trường cao đẳng lớn là cao đẳng sư phạm và cao đẳng y tế, một số trường
trung cấp, dạy nghề và hơn 40 trường phổ thông các cấp.
Ở trung tâm thành phố có 1 sân vận động đang được cải tạo và một nhà thi đấu thể thao
đa năng mới được xây dựng để phục vụ Seagame 23. Thành phố đang dự kiến xây dựng thêm
một sân vận động mới ở khu đô thị mới phía tây nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi giải
trí và rèn luyện sức khỏe của toàn dân.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ VÀ QUY MÔ DÂN SỐ
3.1.1 Phát triển không gian đô thị
3.1.1.1 Giai đoạn 2020
Khu vực nội thị được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện 2 khu đô thị mới ở phía
đông và phía tây thành phố. Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp dọc quốc lộ năm để
thu hút vốn đầu tư


Khu vực ngoại thị được đầu tư phát triển về mạng lưới giao thông đường bộ. Phát triển
kinh tế, nâng cao mức thu nhập bình quân.
3.1.1.2 Giai Đoạn 2030
Trong giai đoạn từ 2020 - 2030 hướng phát triển của thành phố Hải Dương chủ yếu về
phía Bắc sông Thái Bình. Các hướng phát triển như sau:
Khu nội thị phía nam sông Thái Bình đã phát triển cần hoàn chỉnh và mở rộng. Các khu
công nghiệp dọc quốc lộ 5 cần được lấp kín bằng các nhà máy xí nghiệp. Hoàn thiện các
công trình công cộng tạo ra hình ảnh một thành phố phát triển xanh, sạch, đẹp.
Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng khu ngoại thị (các xã Ngọc Sơn, Thạch Khôi, Tân Hưng)
để di chuyển một bộ phận dân số từ nội thị ra ngoại thị.
Xây dựng khu đô thị mới quy mô khoảng 50.000 người ở phía Bắc sông Thái bình (về
hướng Bắc Ninh).

3.1.2 Phân bố công nghiệp
Bảng 3-1 Tổng hợp khu công nghiệp của Thành Phố
Giai đoạn 1 (2020)

Khu CN

Việt Hòa
Cẩm Thượng
Đại An
Phú Tảo

Giai đoạn 2 (2030)
Số

Số

Diện tích

Số công nhân

ca

Diện tích

Số công nhân

ca

(ha)


(vạn người)

làm

(ha)

(vạn người)

làm

90
50
100
40

1,5
1,0
1,5
0,8

việc
2
2
3
3

150
70
170
60


việc
2
2
3
3

2,0
1,2
2,2
1,0

3.1.3 Phân bố dân cư và đất đai
3.1.3.1 Quy mô dân số
Dân cư của Thành phố đến 2030 phân bố ở 3 khu vực
Bảng tổng hợp hiện trạng dân số và ước tính tốc độ gia tăng được thể hiện trong bảng 3-2
sau.
Bảng 3-2 Tổng hợp hiện trạng dân số Thành Phố
Khu
vực
1

Các khu đô thị
Khu nội thị (gồm 11 phường và 2 xã Tứ
Minh, Việt Hòa)

Hiện

trạng


Tỷ lệ tăng dân số tự

(người)

nhiên và cơ học (%)
2020
2030

182940

3,1

3,1


Khu ngoại thị (các xã Ngọc Sơn, Thạch

2
3

Khôi, Tân Hưng)
Khu đô thị mới phía Bắc sông Thái

18560

2,5

8,5

50000

Bình (giai đoạn đến 2030)
Dân số tính toán và dự kiến tăng dân số được xác định theo công thức:
Nt = N0(1+δ)n
Trong đó:
Nt: Dân số tại thời điểm tính toán (người).
N0: Dân số tại thời điểm hiện tại (người).
δ: Tỷ lệ tăng dân số tính toán (%)
n: Thời điểm tính toán (năm)
Từ đó ta xác định được quy mô dân số cho các giai đoạn tính toán. Kết quả được thể hiện

trên bảng 3-3.
Bảng 3-3 Phân bố dân cư
Khu
vực
1
2
3

Khu vực thành phố Hải Dương

Đơn vị

Khu nội thị
Người
Khu Ngoại thị
Người
Khu đô thị mới phía Bắc sông Thái Bình Người

2020


2030

212100
21000

290000
46000
50000

3.1.3.2 Quy mô đất đai:
Bảng 3-4 Phân bố sử dụng đất
Stt

Nội Dung

Đơn
vị

Tổng diện tích xây dựng toànThành Phố
1

Trong đó: - Đất dân dụng
- Đất ngoài dân dụng

ha

Đợt

Dài


đầu

hạn

2020
4448

2030
5833

3648

4833

800

1000

3500

4000

948

948

Đất xây dựng phân theo các khu quy hoạch
2

- Khu đô thị trung tâm

- Khu ngoại thị
- Khu đô thị mới phía Bắc sông Thái Bình

ha

885


3.1.4 Bố trí các khu dân cư
Dự kiến thành phố Hải Dương sẽ hình thành 3 khu dân cư gồm: Khu nội thị, khu ngoại thị
phía Nam và khu đô thị mới ở phía bắc sông Thái Bình.
Khu nội thị: Là khu vực thị xã Hải Dương cũ và hai khu đô thị mới ở phía đông và phía
tây gồm 11 phường và 2 xã Tứ Minh, Việt Hòa. Dân số hiện có 182940 người (năm 2012),
diện tích đất xây dựng 3251 ha, bình quân 178m 2/người. Hướng phát triển chính của khu vực
này là cải tạo nâng cấp các khu vực đã xây dựng, từng bước cải tạo xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng theo quy hoạch. Có thể khai thác sử dụng bổ sung
quỹ đất chưa sử dụng hoặc đất sử dụng không đúng mục đích ở các phường Lê Thanh Nghị,
Hải Tân, Ngọc Châu, Nguyễn Trãi phục vụ cho xây dựng các công trình phúc lợi công cộng
và dân sinh. Dân số khu trung tâm dự kiến có thể phát triển tối đa lên 212100 dân vào năm
2020 và 290000 dân vào năm 2030. Quỹ đất xây dựng có thể khai thác lên 3500 ha vào năm
2020 và 4000 ha vào năm 2030, bình quân 138÷165m 2/người. Tầng cao xây dựng trung bình
3 tầng, mật độ xây dựng 30%.
Khu ngoại thị: Gồm các xã Ngọc Sơn, Thạch Khôi, Tân Hưng. Tổng diện tích tự nhiên có
948 ha. Đây là khu vực mới được sát nhập vào Thành phố, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và
chưa đồng bộ, đất đai xây dựng phong phú. Dân cư hiện có 18560 dân, dự kiến sẽ phát triển
lên 21000 dân vào năm 2020 và 46000 vào năm 2030. Đây sẽ xây dựng nhà vườn, trang trại
là chính. Tầng cao trung bình 2 tầng. Mật độ xây dựng từ 25 - 30%.
Khu đô thị mới phía Bắc sông Thái Bình: Sẽ là khu vực được xây dựng mới hoàn toàn dự
kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030 với dân số dự kiến là 50000. Diện tích đất xây dựng là 885
ha. Đây sẽ hình thành khu dân cư cao cấp. Tầng cao xây dựng trung bình 3÷4 tầng, mật độ

xây dựng từ 20 - 25%. Khu vực này cần lưu ý các công trình kỹ thuật hạ tầng xây dựng tại
đây với các giải pháp qui hoạch thiết kế kỹ thuật tiên tiến như hệ thống cấp và thoát nước
nằm trong hệ thống tuy nen cũng như việc cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc.v.v...
toàn bộ đi ngầm trong khu vực đô thị.

3.2 HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
3.2.1 Các cơ quan, trường đào tạo ĐH-THCN và dạy nghề
Các cơ quan ban ngành của tỉnh, Trung ương được giữ nguyên vị trí trong khu đô thị cũ
có cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phục vụ.
Các cơ quan văn phòng đại diện thương mại, du lịch khách sạn được quy hoạch trên trục
trung tâm Nguyễn Lương Bằng (theo quy hoạch được duyệt).


Trong Thành Phố có trường Cao đẳng Sư Phạm Hải Dương và Cao đẳng Y tế là có số
lượng sinh viên đông tuy nhiên sinh viên chủ yếu ở ngoại trú. Số sinh viên nội trú chỉ chiếm
khoảng 10%. Do gần hai trung tâm giáo dục lớn là Hà Nội và Hải Phòng nên tỉnh chưa có
chủ trương xây dựng các trường Đại học lớn.
Các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề giữ nguyên ở các khu vực hiện có và
phát triển mở rộng thêm các ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ
từ các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

3.2.2 Các khu kho tàng
Hệ thống kho tàng có diện tích dự kiến khoảng 100 ha và bố trí gắn liền với các khu công
nghiệp, nhà ga, bến cảng, đầu mối giao thông chính. Dự kiến phân bổ như sau:
Tại khu ga Hải Dương
Tại khu công nghiệp Đại An
Tại khu cảng Cống Câu.
Tại khu cảng Tiên Kiều
3.2.3 Y tế cộng đồng
Trong toàn Thành Phố có 2 bệnh viện đa khoa lớn đều ở khu vực 1 (nội thị) của Thành

Phố. Quy mô và tiêu chuẩn cấp nước cho từng giai đoạn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3-5 Phân bố bệnh viện trong thành phố

BV Đa khoa tỉnh
1
Viện quân y 7

2020
2030
2020
2030

500
700
500
500

300
300
300
300

3.2.4 Giao thông
Mở rộng và khai thác tối đa các tuyến xe bus Hải Dương – Hà Nội; Hải Dương - Hưng
Yên.


Năm 2020 cải tạo, mở rộng điện khí hóa đường sắt tuyến Hà Nội – Hải Dương – Hải
Phòng. Xây thêm 2 cây cầu Bình Hàn và Tân Kiều mở thêm đường nối giữa quốc lộ 5 và

quốc lộ 18. Cải tạo hệ thống giao thông nội thị.
Đường Thuỷ: Nâng công suất cảng Cống Câu, xây dựng cảng Tân Kiều

3.2.5 Định hướng cấp nước
Nước sinh hoạt (Qsh).
Khu vực 1 (khu nội thị):
Giai đoạn 1: 120 l/ng.nđ (95% dân số được cấp nước).
Giai đoạn 2: 150 l/ng.nđ (100% dân số được cấp nước).
Khu vực 2 (khu ngoại thị):
Giai đoạn 1: 80 l/ng.nđ (80% dân số được cấp nước).
Giai đoạn 2: 100 l/ng.nđ (100% dân số được cấp nước).
Khu vực 3 (khu đô thị mới phía Bắc sông Thái Bình):
Giai đoạn 1: chưa xây dựng hệ thống cấp nước tập trung.
Giai đoạn 2: 150 l/ng.nđ (100% dân số được cấp nước).
Nước cho khu công nghiệp tập trung:
Giai đoạn 1: 30 m3/ha.ng.đ
Giai đoạn 2: 40 m3/ha.ng.đ
Nước cho bệnh viện:
Tiêu chuẩn: 300 l/giường.ngđ
Nước tưới cây rửa đường :
Lấy bằng 8(%) nước cấp cho sinh hoạt.
Nước tưới cây lấy bằng 40 (%) tổng nước tưới cây và rửa đường.
Nước tưới cây lấy bằng 60 (%) tổng nước tưới cây và rửa đường.

3.2.6 Định hướng cấp điện
Chỉ tiêu điện sinh hoạt: Chỉ tiêu điện áp dụng theo quy chuẩn xây dựng 682 của Bộ Xây
dựng ngày 14/12/1996 đối với thành phố cấp II như sau:
Bảng 3-6: Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt giai đoạn 2020-2030
Khu vực


Đến năm 2020
Công suất
Điện năng

Đến năm 2030
Công suất

Điện năng

(W/người)

(W/người)

(kwh/ng, năm)

(kwh/ng, năm)


Nội thị
280
700
500
1500
Ngoại thị
170
350
330
1000
Chỉ tiêu điện công nghiệp: Từ 100 ÷ 450kw/ha. Trung bình lấy 250kw/ha.


3.2.7 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
3.2.7.1 Chỉ tiêu thiết kế
Nước thải công nghiệp tính bằng 90 % chỉ tiêu cấp nước và = 36m3/ng/ha đất nhà máy.
Chất thải rắn sinh hoạt: Thu gom đạt 90% của 1 -1,2 kg/người.ngày.
Chất thải rắn công nghiệp dự kiến: 0,5 tấn/ngày-ha đất nhà máy.
Đất nghĩa địa: 0,06 ha/100 dân.
3.2.7.2 Quy hoạch
Giải pháp nước thải:
Nước thải sinh hoạt: Khu vực nội thị dùng cống nước thải nửa chung với nước mưa, có
cống bao thu nước thải vào các trạm bơm và bơm đến 2 trạm làm sạch nước thải (TLSNT) dự
kiến sẽ được xây dựng ở xã Tứ Minh và phường Ngọc Châu. Khu đô thị mới ở phía bắc sông
Thái Bình sẽ xây dựng cống nước thải riêng, có các trạm bơm và trạm xử lý nước thải (dự
kiến sẽ được xây dựng ở xã An Châu).
Nước thải bệnh viện: Mỗi bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải riêng. Đạt yêu cầu về vệ
sinh.
Nước thải công nghiệp: Mỗi khu công nghiệp có một TLSNT riêng.
Chất thải rắn (CTR):
Xây dựng 2 khu liên hợp xử lý CTR với công nghệ hiện đại của thế giới, sản xuất phân
hữu cho nông nghiệp, (thay phân hoá học). Địa điểm số 1: Khu vực xã Ngọc Sơn. Địa điểm
số 2: ở khu vực xã Thạch Khôi (Dự kiến mới).
Nghĩa địa, lò hoả táng: Quy hoạch 2 khu đất nghĩa địa cho hai khu vực thành phố: Địa
điểm số 1: ở phường Ngọc Châu nghĩa địa hiện có sẽ mở rộng, tương lai xây lò hoả táng, để
giảm ô nhiễm môi trường và giảm cho nghĩa địa. Địa điểm số 2: ở xã Tân Hưng.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC CHO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG


4.1 NGUỒN NƯỚC
4.1.1 Tiềm năng nguồn nước ngầm
Theo các báo cáo về địa chất công trỡnh và địa chất thủy văn thỡ trong địa bàn thành phố
Hải Dương không có nước ngầm, nếu khai thác trong tầng cuội sỏi Phixtoxen sẽ bị nhiễm

mặn.
Năm 2001, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có điều chỉnh chuyển bói giếng khai
thỏc của dự ỏn ODA về khu vực xó Ngọc Liờn - Cẩm Hưng - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải
Dương. Liên đoàn Địa chất công trỡnh miền Bắc đó khoan thăm dũ tỉ mỉ nước dưới đất khu
vực Cẩm Hưng, được hội đồng trữ lượng xét, đánh giá và thẩm định ngày 9/1/2001 theo
quyết định số 79/QD BNN - QLN, trữ lượng cấp A = 16.000m 3/ngđ, cấp B = 4000m3/ngđ. Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt cho dự án xây dựng hệ thống cấp nước thành
phố Hải Dương được khai thác nước ngầm gồm 6 giếng khoan, nằm trên đất xó Ngọc Liờn,
xó Cẩm Hưng công suất mỗi giếng khai thác 2200m 3/ngđ. Tổng công suất nhà máy nước Việt
Hũa là 10.200m3/ngđ và như đánh giá có khả năng khai thác thêm nguồn nước tại khu vực
này để nâng công suất nhà máy lên 14.000m 3/ngđ. Năm 2012 Xí nghiệp nước Việt Hũa đó
mở rộng, khoan thờm 3 giếng, mỗi giếng cụng suất khai thỏc 2200m 3/ngđ, nâng cụng suất Xớ
nghiệp lờn 14.000m3/ngđ. Như vậy nguồn nước ngầm khu vực Ngọc Liên - Cẩm Giàng chỉ
đủ cung cấp cho Xí nghiệp nước Việt Hũa.
Như vậy trong dự án cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương giai đoạn
đến năm 2030 nguồn nước ngầm sẽ không được tính đến nữa.

4.1.2 Tiềm năng nguồn nước mặt
Hiện có hai con sông có thể cung cấp nước cho hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương
đó là sông Sặt và sông Thái Bỡnh.
* Sụng Sặt:
Sông Sặt được nối với sông Cẩm Giàng, đoạn cuối chảy qua thành phố Hải Dương, là con
sông nội đồng có lưu vực nhỏ, nước thải của thành phố được xả ra sông này và chủ yếu phục
vụ cho tưới tiêu cho đồng ruộng, thuộc hệ thống tưới tiêu Bắc Hưng Hải, nên trực tiếp nhận
các chất thải từ đồng ruộng như phân bón, thuốc trừ sâu. Sông Sặt bị nhiễm bẩn không làm
nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt được.
* Sụng Thỏi Bỡnh:


Sụng Thỏi Bỡnh chảy qua thành phố Hải Dương ở phía Bắc và phía Đông, hỡnh thành

bởi 3 con sụng: sụng Đuống, sông Lục Nam và sông Thương. Sông có lưu vực lớn tới
1200km3. Sụng Thỏi Bỡnh cú lưu lượng rất lớn.:
Qmax = 3020 m3/s
Qtb = 574 m3/s
Qmin = 63 m3/s
Mực nước cao nhất + 5,29m, mực nước thấp nhất theo tháng 4/2012 là + 0,28m. Chất
lượng nước sông Thái Bỡnh thay đổi theo mùa, hàm lượng cặn từ 30mg/l - 322mg/l, cá biệt
có những năm vào mùa lũ hàm lượng cặn tăng tới trên 1000mg/l và nước có độ màu cao.
Ngoài 2 nguồn nước mặt nêu trên, cũn cú nước sông Cẩm Giàng được nối với kênh Tràng
Kỹ, là kênh nước chính thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, chủ yếu phục vụ cho tưới
tiêu và nhu cầu nước dân sinh khu vực. Đây cũng là nguồn đang cấp nước thô cho xí nghiệp
cấp nước Cẩm Giàng, công suất khai thác từ 2000 - 2500m 3/ngđ.Sông Cẩm Giàng thuộc
huyện Cẩm Giàng, xa thành phố Hải Dương, nguồn nước hạn chế không đủ trữ lượng cung
cấp cho hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương giai đoạn đến 2020.
Như vậy tổng kết lại ta thấy:
- Nguồn nước ngầm sẽ không đủ để cung cấp cho dự án
- Nguồn nước sông Sặt, nước sông Cẩm Giàng không đủ lưu lượng và chất lượng để cấp
cho dự án
- Nguồn nước sông Thỏi Bỡnh là nguồn nước chính, để cung cấp nước thô cho dự án đầu
tư xây dựng công trỡnh hệ thống cấp nước cho thành phố Hải Dương giai đoạn đến 2030.
Nước sông Thái Bỡnh: về trữ lượng dồi dào đủ đảm bảo mọi nhu cầu khai thác nước để
cung cấp cho thành phố. Theo số liệu chất lượng nước sông Thái Bỡnh của nhiều năm, gần
nhất là các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước sông Thái Bỡnh cỏc năm 2004 - 2012 - 2012 cho thấy,
chất lượng nước có hàm lượng cặn cao, đôi khi có màu, khi được xử lý đảm bảo đủ tiêu
chuẩn cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, các dịch vụ khác của thành phố Hải
Dương hiện tại và tương lai.

Bảng 4-1: Chất lượng nước sông Thái Bỡnh
Stt


Cỏc chỉ tiờu

Đơn vị

Kờt quả phõn

Tiờu chuẩn


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23

pH
Nhiệt độ
Độ dẫn điện
Độ màu
Hàm lượng
Cmax
Ctb
Cặn lơ lửng
Cmin
Độ Oxy hoá KMnO4
Độ đục
Độ cứng tổng cộng
Độ kiềm toàn phần
Ca2+
Mg2+
Na+
Fe2+
Mn2+
NH4+
SiO32HCO3ClSO42NO2NO3PO43Tổng số coliform

o

C
µS
MgPt/Co
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l - O2
NTU
mgđl/l
mgđl/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

tớch
7,4
24,1
206
3
322
113
30
3

34
3,67
2,43
60,12
8,19
46
0,22
0
1,5
0,7
148
71
75
1,2
1
0,3
10

6,5 ÷ 8,5
23
< 10
≤3
0,5 ÷ 2,0
<4,285
75÷100
0,2
≤ 0,3
0,1
0


0
<6
1,2÷2,5
0

4.2 CÁC CƠ SỞ THIẾT KẾ
4.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư
Thành phố Hải Dương tâm điểm của khu vực tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải
Phũng - Quảng Ninh đang được ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển kinh tế. Thành phố Hải
Dương đó cú sự tăng trưởng kinh tế cao. Các công trỡnh kỹ thuật hạ tầng như hệ thống cấp
nước được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, phát triển kịp thời phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt,
sản xuất trên địa bàn thành phố Hải Dương.
Theo định hướng quy hoạch cấp nước Thành phố Hải Dương đến năm 2030 sẽ có 100%
dân số được cấp nước với tiêu chuẩn dùng nước là 150 (l/người-ngđ). Qua khảo sát hiện trạng
sử dụng nước đến 2012, tỷ lệ dân số nội thị được cấp nước mới đạt 85%, với tiêu chuẩn 100 110l/ng-ngđ. Dân ngoại thị được cấp nước 40%, tiêu chuẩn 60 - 80l/ng-ngđ. Lượng nước thất
thoát cũn chiếm 30%. Như vậy là chưa đáp ứng đủ yêu cầu dùng nước. Cho nên cần thiết
phải cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước hiện tại của Thành phố để hệ thống có thể cấp nước


đầy đủ và an toàn đáp ứng được nhu cầu dùng nước của nhân dân, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xó hội của Thành phố.

4.2.2 Định hướng cấp nước của Chính Phủ
Để bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản của Quy hoạch hệ thống cấp nước
thành phố Hải Dương giai đoạn đến năm 2030, đũi hỏi phải cú cỏc nguồn đầu tư lớn về tài
chính. Tính khả thi của Quy hoạch hệ thống cấp nước phụ thuộc vào mức độ và phương thức
đảm bảo về nguồn tài chính. Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX của Đảng
về chuyển đổi cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước từ lĩnh vực công ích sang
doanh nghiệp nhà nước, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi và có tích luỹ để mở rộng sản
xuất, cơ chế tài chính để bảo đảm cho việc quản lý, vận hành, xây dựng hệ thống cấp nước

thành phố sẽ có những sự thay đổi trong tương lai.
Định hướng về nguồn vốn để thực hiện các nội dung của Quy hoạch cấp nước thành phố
Hải Dương đến năm 2030 như sau:
Vốn vay của các ngân hàng thương mại,
Vốn ODA của Hà Lan được chính phủ cho vay lại
Vốn của các nhà đầu tư tham gia hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực cấp thoát nước.
Vốn đóng góp của nhân dân.
Vốn tự có của đơn vị quản lý hệ thống cấp nước thành phố.
Vốn ngõn sỏch.
4.3 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO TỪNG GIAI
ĐOẠN
4.3.1 Nước dùng cho sinh hoạt.
Dựa theo quy hoạch phát triển của Thành phố trong các giai đoạn 2020 và 2030 và căn cứ
vào mật độ dân cư và số tầng nhà có thể chia Thành phố ra làm 3 khu vực cấp nước là :
Khu vực 1: Khu nội thị gồm 11 phường và hai xó Tứ Minh, Việt Hũa.
Khu vực 2: Khu ngoại thị ( phớa nam sụng Thỏi Bỡnh ) bao gồm cỏc xó Thạch Khụi, Tõn
Hưng, Ngọc Sơn.
Khu vực 3: Khu Đô thị mới dự kiến sẽ xây dựng ở phía bắc sông Thái Bỡnh trong giai
đoạn 2020 - 2030
Lưu lượng nước trong ngày dùng nước lớn nhất được xác định theo công thức:
max
QSH
= K ngmax

q.N
(m3/ngđ).
1000


Trong đó:

Qngmax : Lưu lượng nước trong ngày dùng nước lớn nhất (m3/ngđ).
K ngmax : Hệ số dùng nước không điều hoà lớn nhất ngày.
max
Theo TCVN 33-85 chọn K ng = 1,3.

q: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt (l/người.ngđ).
N: Số dõn tớnh toỏn.
Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng 4-2
Bảng 4-2: Lưu lượng nước trong ngày dùng nước lớn nhất
Khu

Giai

vực đoạn
1

2

Số dân

Số dân được

Tiêu chuẩn

cấp nước

dùng nước

nước (%)


(người)

(l/người.ngđ)

Số dân (người) được cấp

QmaxSH
(m3/ngđ)

2020

212100

95

201495

120

31433.22

2030
2020

290000
21000

100
80


290000
16800

150
80

56550.00
1747.20

2030

46000

3

2020
2030
2020
Tổng
2030

90
41400
100
Chưa xây dựng hệ thống cấp nước tập trung
50000
100
50000
150
233100

218295
386000
381400

5382.00
9750.00
33180.42
71682.00

Xác định chế độ dùng nước cho hai khu vực:
Chế độ dùng nước của hai khu vực thể hiên qua hệ số dùng nước không điều hoà giờ. Hệ
số dùng nước không điều hoà giờ xác định tuỳ thuộc vào quy mô thành phố, thành phố lớn có
hệ số Kh nhỏ (chế độ dùng nước tương đối điều hoà) và ngược lại. Hệ số K hmax cú thể tớnh
theo biểu thức:
Khmax = αmax . βmax
αmax: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trỡnh, điều kiện địa phương, lấy từ αmax =
1,4÷1,5.
βmax: Hệ số kể đến số dân trong thành phố (theo bảng 3-2. 20TCN 33-85)
Bảng 4-3: Bảng xác định hệ số Khmax

1

2020
2030

1.45
1.40

1.075
1.053


1.558
1.474

1.5
1.5


2

2020
2030
2020
2030

3

1.50
1.232
1.848
1.7
1.45
1.164
1.688
1.7
Chưa xây dựng hệ thống cấp nước tập trung
1.40
1.150
1.610
1.7


4.3.2 Nước dùng cho sản xuất công nghiệp.
Thành phố có 4 khu công nghiệp tập trung phân bố ở vị trí thuận lợi về đất xây dựng và
cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cả 4 khu công nghiệp đều dùng chung tiêu chuẩn dùng nước, trong đó
khu công nghiệp Đại An và khu công nghiệp Phú tảo có số nhà máy làm việc 3 ca, cũn lại
khu cụng nghiệp Việt Hũa và Cẩm Thượng làm việc 2 ca trong một ngày.
Trong khu vực trung tâm thành phố có một số nhà máy sản xuất như các nhà máy: Chế
tạo bơm, sứ dân dụng, đá mài…Nhưng theo quy hoạch phát triển thành phố Hải Dương, các
Xí nghiệp công nghiệp trong nội thị sẽ dần chuyển ra ngoại thị, đất cũ bố trí vườn hoa, cây
xanh. Trong quy hoạch bốn khu công nghiệp tập trung kể trên đó tớnh đến đất dành cho các
nhà máy này di dời đến. Như vậy ta không tính đến các nhà máy này trong việc tính nước
dựng cho sản xuất cụng nghiệp.
Nước cấp cho công nghiệp được tính theo công thức:
QCN = FCN . qCN (m3/ngđ).
Trong đó:
QCN: Lưu lượng nước cấp cho các khu công nghiệp (m3/ngđ).
FCN: Diện tớch cỏc khu cụng nghiệp (ha).
qCN: Tiêu chuẩn dùng nước của khu cụng nghiệp (m3/ha).
Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 4-4.
Bảng 4-4 : Lưu lượng cấp cho khu công nghiệp
Giai

q

Cỏc khu cụng nghiệp

3

đoạn (m /ha.ngđ)


Đại an

Phỳ tảo

Việt Hũa

Cẩm Thượng

2020

30

100

3000

40

1200

90

2700

50

1500

8400


2030

40

170

6800

60

2400

150

6000

70

2800

18000

4.3.3 Nước dùng cho công cộng.
4.3.3.1 Nước dùng cho bệnh viện.


×