Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố đà nẵng trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.03 KB, 121 trang )

1

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con ngời không thể tồn tại nếu tách khỏi môi trờng tự nhiên (MTTN),
cũng nh con ngời không thể thực sự trở thành Ngời nếu tách khỏi môi trờng
văn hóa (MTVH). Một MTVH trong sạch, lành mạnh, thích hợp và phong phú
chính là "cái nôi" nuôi dỡng, là nguồn năng lợng để hình thành bản lĩnh, năng
lực sáng tạo, đạo đức, tâm hồn, tình cảm và nhân cách con ngời. Không thể có
một tâm hồn lớn, một nhân cách trong sáng lại đợc sinh - trởng trong một
MTVH ô nhiễm, độc hại; và cũng không thể có sự phát triển bền vững của
một quốc gia, dân tộc một khi xem nhẹ việc bảo vệ, bồi đắp, xây dựng và phát
triển MTVH của mình.
Trong vài thập kỷ gần đây, MTVH đã trở thành tiêu chí, điều kiện cơ
bản để đánh giá sự phát triển tiến bộ, bền vững của mọi quốc gia, dân tộc trên
thế giới. Thất bại của không ít các quốc gia do tách rời văn hóa với phát triển
kinh tế, xem nhẹ vai trò của MTVH đã dẫn đến những bất ổn nghiêm trọng trong
đời sống chính trị - xã hội, dẫn đến sự khủng hoảng về kinh tế và sự tha hóa về
nhân cách của con ngời. Không phải ngẫu nhiên mà ông Federico Mayor
(Tổng giám đốc UNESCO) đã phải cảnh báo: "Hễ nớc nào tự đặt cho mình
mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi MTVH, thì nhất định sẽ xảy ra những
mất cân đối nghiêm trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của
nớc ấy sẽ bị suy giảm rất nhiều" [48, tr. 8]. Giá trị thời đại của vấn đề ngày
càng gia tăng cùng với tốc độ tăng trởng kinh tế, sự phát triển khoa học, công
nghệ, sự phát triển của tiến bộ xã hội... và thực sự trở thành vấn đề có tính
toàn cầu.
ở Việt Nam, xây dựng MTVH trở thành yêu cầu bức thiết, là điều
kiện cơ bản đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện đất
nớc. Sự lựa chọn con đờng đi lên CNXH của dân tộc càng khẳng định vai trò



2

to lớn của MTVH, với t cách không chỉ là động lực mà còn ở mục tiêu hớng
tới của nó: "Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [13,
tr. 163]. Xây dựng MTVH lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, xã hội đợc coi
là nhân tố cơ bản để giữ vững ổn định chính trị, tạo lập công bằng xã hội, xây
dựng nhân cách con ngời Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Đại hội
Đảng lần thứ IX đã khẳng định cần phải phát triển nhanh nhng bền vững, tăng
trởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trờng; mục tiêu chân - thiện - mỹ là đích vơn tới của văn hóa Việt Nam.
Cùng với những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã đạt đợc qua hơn
15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, cũng phải nghiêm túc
nhìn nhận hiện trạng MTVH nớc ta đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần đợc nhận thức đầy đủ, giải quyết thỏa đáng. Mặt trái của cơ chế thị trờng đã và
đang làm nảy sinh không ít những tệ nạn xã hội (TNXH), thói h, tật xấu..., sự
tấn công, phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch làm xói mòn đạo đức,
lối sống, phá vỡ thuần phong, mỹ tục, chao đảo kỷ cơng phép nớc. MTVH vẫn
đang trong thời đoạn chuyển đổi, cha định hình rõ nét.
Vì vậy, kịp thời ngăn chặn những tiêu cực, độc hại, bảo vệ và xây dựng
MTVH lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) vừa có những mặt phù hợp với xu thế tiến bộ chung của thế giới, vừa
thể hiện những bản chất u việt của nền văn hóa XHCN, phù hợp với tình hình
thực tiễn ở nớc ta nói chung và mỗi địa phơng nói riêng.
Mặc dầu vậy, đây lại là lĩnh vực khá mới mẻ, cha đợc quan tâm nhiều
trong hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng nh trong hoạt động thực tiễn xây
dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) ở các địa phơng. Rất nhiều vấn đề cơ bản về
MTVH cần đợc nhận thức và giải quyết thấu đáo. Khái niệm, bản chất, cấu
trúc... của MTVH là gì? Thực trạng MTVH ở nớc ta hiện nay ra sao? Các quan
điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lợng, hiệu quả của
MTVH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thế nào v,v... đang là vấn đề khó



3

khăn, phức tạp, đòi hỏi phải giải đáp đầy đủ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đặc
biệt đối với Đà Nẵng một đơn vị mới đợc chia tách thành thành phố trực thuộc
Trung ơng (1-1-1997) càng là vấn đề mới mẻ đòi hỏi phải giải đáp. Xuất phát từ
tình hình đó, tôi đã chọn đề tài: " Xõy dng mụi trng vn húa thnh ph
Nng trong thi k y mnh cụng nghip húa, hin i húa hin nay "
làm đề tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học của mình. Mong muốn của bản thân
không chỉ góp phần bổ sung về mặt lý luận, mà còn trực tiếp hơn hình thành
những luận cứ khoa học để tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn xây
dựng MTVH ở nớc ta nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng trong tình
hình mới.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay ở nớc ta đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu, một số
bài viết của các tác giả có đề cập ít nhiều đến vấn đề MTVH và xây dựng
MTVH, nh: Đỗ Huy, Cần xây dựng MTVH pháp luật ở nớc ta hiện nay, Ngời đại
biểu nhân dân, 9-10/1993; GS.PTS Trần Văn Bính (chủ biên), Văn hóa dân tộc
trong thời kỳ mở của hiện nay, Nxb CTQG, H. 1996; Nguyễn Hồng Sơn, Môi trờng văn hóa với sự hình thành nhân cách, Tạp chí T tởng văn hóa, 1/1997;
GS.TS Huỳnh Khái Vinh, Lối sống với môi trờng sinh thái và môi trờng văn hóa,
Thông tin lý luận, 4/1998; GS.PTS Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
xây dựng văn hóa ở nớc ta, Viện Văn hóa, Nxb VHTT, 1999; PGS. Trờng Lu,
Văn hóa một số vấn đề lý luận, Nxb CTQG, 1999; GS. Lê Thi, Khái niệm môi
trờng nhân văn và vấn đề giáo dục môi trờng nhân văn ở nớc ta hiện nay, Tạp
chí Triết học, 6/1999; Trần Lê Bảo, Môi trờng tự nhiên nhân văn, Văn hóa nghệ
thuật, 11/1999; Phạm Vũ Dũng, Nhận diện mấy vấn đề văn hóa, Viện Văn hóa
và Nxb Văn hóa - thông tin, 1999; Đỗ Huy, Xây dựng môi trờng văn hóa ở nớc ta từ góc nhìn giá trị học, Văn hóa nghệ thuật, 4/2001...
Tuy nhiên, vấn đề "xây dựng môi trờng văn hóa ở thành phố Đà Nẵng
hiện nay" còn cha có công trình nào đề cập đến.



4

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Từ góc độ lý luận về MTVH và xuất phát từ thực tiễn xây dựng MTVH
ở nớc ta hiện nay (nói chung) và thành phố Đà Nẵng (nói riêng), luận văn có
mục đích nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ bản chất, cấu trúc, đặc điểm, vai trò, chức năng...
của MTVH.
- Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng MTVH ở thành phố, luận văn đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lợng, hiệu quả xây dựng
MTVH ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
3.2. Nhiệm vụ
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về MTVH.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng MTVH, đề ra
những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lợng, hiệu quả xây dựng MTVH ở
địa phơng.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng
Đối tợng khảo sát, nghiên cứu của luận văn này là vấn đề xây dựng
MTVH ở nớc ta (nói chung) và ở thành phố Đà Nẵng (nói riêng) qua khảo sát,
đánh giá chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng MTVH ở
khu vực đô thị thành phố Đà Nẵng, để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp sát
thực, đúng đắn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận về MTVH và
xây dựng MTVH ở nớc ta hiện nay.



5

- Phân tích, đánh giá để đi đến nhận thức đúng về thực trạng MTVH ở
khu vực đô thị thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần cùng địa phơng
nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng MTVH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nớc.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và vận
dụng vào thực tiễn xây dựng MTVH ở thành phố Đà Nẵng; làm tài liệu tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Lý luận văn hóa trong hệ
thống các trờng Đảng địa phơng.
6. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng; chú ý kết hợp các phơng pháp phân tích và tổng
hợp, lôgíc và lịch sử; đồng thời tiếp thu và sử dụng linh hoạt các phơng pháp
so sánh, thống kê, điều tra xã hội học; tiếp cận và xử lý vấn đề chủ yếu từ góc
độ lý thuyết hoạt động.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chơng, 6 tiết.


6

Chơng 1
Một số vấn đề lý luận về môi trờng văn hóa

1.1. Quan niệm về môi trờng văn hóa


Xuyên suốt tiến trình lịch sử, thành quả lao động sáng tạo bằng tri
thức, trí tuệ, tâm hồn và tình cảm của con ngời đã sản sinh ra một "hệ sinh thái
đặc biệt" riêng có ở con ngời - đó là hệ sinh thái văn hóa. Cùng với hệ sinh
thái tự nhiên, hệ sinh thái văn hóa thờng xuyên tác động tới con ngời, bồi dỡng tâm hồn, đạo lý, rèn luyện ý chí và tôi luyện nhân cách con ngời. "Nếu
đại tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con ngời, thì văn hóa là cái nôi thứ
hai, ở đó toàn bộ đời sống tinh thần của con ngời đợc hình thành, đợc nuôi dỡng
và phát triển. Con ngời không thể tồn tại nếu tách rời đại tự nhiên, cũng nh con
ngời không thể thực sự là con ngời nếu tách rời môi trờng văn hóa" [9, tr. 65].
Điều đó khẳng định văn hóa thực sự có ý nghĩa bởi nó chứa đựng toàn bộ những
sản phẩm, hành động, phơng thức ứng xử, kiểu mẫu hoạt động... hàm chứa hệ
thống giá trị nhân văn, vốn tri thức và kinh nghiệm xã hội đã đợc đúc kết trong
thực tiễn lịch sử, tạo thành MTVH lành mạnh nuôi dỡng con ngời, phát triển
con ngời ngày càng hoàn thiện về mọi mặt. Đây chính là cơ sở lý luận quan
trọng để tiếp cận, nghiên cứu về MTVH.
1.1.1. Khái niệm môi trờng văn hóa
Trong vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề môi trờng và bảo vệ môi trờng
sống của con ngời đã trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với mọi quốc gia
trên toàn cầu. Nó không còn là vấn đề của khoa học tự nhiên (KHTN) hay
kinh tế thuần túy, mà trớc hết là vấn đề văn hóa, xã hội hết sức bức thiết đặt ra
buộc loài ngời phải giải quyết trong những chặng đờng phát triển tiếp theo.
Bên cạnh những thuật ngữ đã đợc sử dụng khá phổ biến trớc đây nh "môi trờng sinh thái (tự nhiên)", "môi trờng sống", "môi trờng xã hội"... một thuật


7

ngữ mới đợc đa vào sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu
khoa học, trong các nghị quyết của Đảng cũng nh trên các phơng tiện thông tin
đại chúng ở nớc ta - đó chính là "môi trờng văn hóa". Tuy nhiên, MTVH là gì?
cho đến nay vẫn cha có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu để đa

ra những luận giải khoa học theo những tiêu chí đặc trng của khái niệm để đi
đến một quan niệm thống nhất về thuật ngữ. Do đó, để nhận thức đúng MTVH
cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa "môi trờng" và "văn hóa", xem xét
nội hàm và ngoại diên của khái niệm MTVH; mà thực chất của vấn đề là tìm
hiểu mối quan hệ giữa con ngời và thế giới bao quanh con ngời để giải quyết
các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa dới góc độ môi trờng.
Khái niệm môi trờng rất rộng, phức tạp và đa nghĩa, nên có nhiều cách
quan niệm (theo nghĩa rộng, hẹp) khác nhau:
* Quan niệm theo nghĩa hẹp: coi môi trờng chỉ bao gồm những gì
thuộc về tự nhiên, hay thế giới vật chất bao quanh con ngời. Đây là cách tiếp
cận khái niệm từ góc độ KHTN thuần túy ở các nớc phơng Tây và đợc sử dụng
khá phổ biến vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
ở nớc ta, đến những năm 90 của thế kỷ XX quan niệm này vẫn còn
tồn tại khá phổ biến. Trong mục tìm hiểu khái niệm "Môi trờng và bảo vệ môi
trờng" tạp chí Cộng sản (số 19/1996) [41, tr. 58] và tạp chí Công tác khoa giáo
(số 1/1997) [42, tr. 32] cũng chỉ nhấn mạnh đến các yếu tố tự nhiên, sinh thái,
các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con ngời có ảnh hởng tới sự tồn tại và
phát triển của con ngời mà không hề đề cập đến các yếu tố t tởng, tinh thần,
các yếu tố xã hội, văn hóa - với t cách là một bộ phận quan trọng cấu thành
môi trờng sống của con ngời.
Cũng vì lẽ đó, cho đến nay mặc dù cụm từ "môi trờng" đã không còn
xa lạ với mọi ngời dân Việt Nam, tuy vậy dờng nh khi đề cập tới nó vẫn còn
không ít ngời chỉ đơn thuần quan niệm đó là các hợp phần của tự nhiên bao
quanh nh không khí, đất, nớc, sinh vật... Sự nhầm tởng, hay nói đúng hơn là


8

quan niệm một cách phiến diện này vô hình chung đã làm mất đi "một nửa
quan trọng khác" nếu không nói là có ý nghĩa quyết định trong môi trờng sống

của con ngời - đó là môi trờng xã hội (MTXH) - nhân văn. Hệ quả của nó là
trong nhận thức, cũng nh trong hoạt động thực tiễn đã xem nhẹ vai trò của
MTXH, MTVH, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
* Quan niệm theo nghĩa rộng: là những quan niệm coi "môi trờng" bao
gồm những gì không chỉ thuộc về tự nhiên nh đôi khi ngời ta lầm tởng, nói
đến môi trờng là nói đến "mọi thứ quanh ta", "có liên quan mật thiết với ta",
bất kể nó thuộc về tự nhiên, xã hội hay văn hóa.
Michel Batisse (nhà nghiên cứu ngời Pháp) tác giả của những công
trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới về môi trờng đã xác định: "Môi trờng
không chỉ bó hẹp ở những không gian đợc gọi là tự nhiên và đã bị biến đổi ít
nhiều qua các thời kỳ mà còn bao gồm cả những không gian nhân tạo làm
khung cảnh cho cuộc sống của hầu hết mọi ngời" [2, tr. 47-48].
Theo định nghĩa của UNEP (chơng trình môi trờng của Liên hiệp
quốc) thì: "Môi trờng là thế giới mà chúng ta đang sống trong đó". Còn theo
các nhà nghiên cứu của Cộng đồng châu Âu: "Môi trờng là sự liên hợp của các
yếu tố mà những mối tơng tác phức tạp của chúng đã tạo nên hoàn cảnh, điều
kiện chung quanh và điều kiện sống của cá nhân và của xã hội khi họ sống
trong đó hay khi họ cảm thấy" [21, tr. 25].
ở nớc ta, Từ điển tiếng Việt (xuất bản năm 1997), môi trờng đợc định
nghĩa là: "Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con
ngời hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con ngời, với sinh
vật đó" [46, tr. 618].
Tóm lợc nội dung một số quan niệm cơ bản nêu trên cho thấy: môi trờng là một "khái niệm mở", nó không chỉ hàm chứa những cái có sẵn trong tự
nhiên mà còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo bao quanh con ngời, ảnh hởng đến sự tồn tại và phát triển của con ngời và xã hội. Với cách hiểu theo


9

nghĩa rộng, môi trờng sống của con ngời nh một chỉnh thể bao quát toàn bộ các
yếu tố MTTN, MTXH và MTVH... Chúng đan xen, thâm nhập vào nhau, tác

động ảnh hởng lẫn nhau và cùng tác động đến việc hình thành nhân cách con ngời, tạo ra điều kiện sống, điều kiện phát triển của cá nhân và của xã hội. Cũng vì
lẽ đó, PGS. Trờng Lu rất có lý khi cho rằng: "Về một định nghĩa chung thì
môi trờng là những gì gắn chặt và bao quanh con ngời; từ đó ngời ta vận dụng
vào các dạng môi trờng khác nhau" [20, tr. 241].
Xét theo ý nghĩa đó, MTVH vừa là một bộ phận của môi trờng sống
nói chung, vừa là sự "đan bện" rất phức tạp và đa dạng giữa các hệ môi tr ờng
với nhau, đồng thời tích hợp những tố chất của các hệ môi trờng khác, hình
thành một môi trờng đặc biệt - môi trờng nhân văn (MTNV) gắn với sự sống
của con ngời.
Khái niệm MTVH lần đầu tiên đợc giáo s nhân chủng học ngời Pháp
Georges Olivier đề cập đến trong tác phẩm "Sinh thái nhân văn" (năm 1975).
Theo ông MTVH hay MTNV đợc tạo nên bởi sự "tác động của con ngời tới
con ngời" và "tổ chức xã hội của chúng ta, còn sự tác động của con ngời với tự
nhiên cũng nh sản phẩm từ nền công nghiệp đơng nhiên đã có và phải có..."
[23, tr. 10].
MTVH cũng đợc nhiều nhà khoa học xã hội Xô viết trớc đây quan tâm
nghiên cứu. Trong cuốn giáo trình "Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin" do
GS.TS triết học A.I. Ac-nôn-đốp chủ biên đã đa ra quan niệm về MTVH nh
sau: "Môi trờng văn hóa là một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân
cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hởng tới hoạt động khai
thác và sáng tạo giá trị văn hóa, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hớng
giá trị của họ. Môi trờng văn hóa không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hóa
vật thể, mà còn có những con ngời hiện diện văn hóa" [1, tr. 75].
Trong những năm gần đây, MTVH ở Việt Nam đã trở thành một vấn
đề bức xúc, vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, đòi hỏi phải giải đáp cả


10

về mặt lý luận và trong thực tiễn đời sống xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề

cập và tiếp cận MTVH từ nhiều góc độ và cấp độ khác nhau, xuất phát từ
những mục đích nghiên cứu khác nhau.
Trong cuốn sách "Quản lý hoạt động văn hóa" xuất bản năm 1998, từ
góc độ lãnh đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tập thể tác giả nhận định: "Môi
trờng văn hóa là một tổng thể các sản phẩm văn hóa, chơng trình văn hóa,
hành vi văn hóa, thiết chế, phơng tiện và cảnh quan văn hóa... mà cá nhân tiếp
xúc trong suốt đời mình và có ảnh hởng qua lại với mình" [25, tr. 77].
Công trình nghiên cứu khoa học của Bộ quốc phòng "Nuôi dỡng giá trị
văn hóa trong nhân cách ngời chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam" khi đề
cập đến vấn đề MTVH, các tác giả cũng quan niệm: "Môi trờng văn hóa là
tổng hòa những thành tố vật chất và tinh thần tơng đối ổn định trong một thời
gian và không gian cụ thể, ở đó các cá nhân tác động đến nhau, con ngời là
yếu tố quan trọng nhất của môi trờng văn hóa" [43, tr, 32]. MTVH luôn gắn
với một phạm vi không gian và thời gian tác động xung quanh con ngời, tức là
phải gắn với MTXH trong đó có nền văn hóa hiện tồn.
Theo GS. Phạm Minh Hạc: "Môi trờng văn hóa chính là môi trờng xã
hội và tự nhiên, bao gồm các quan hệ ngời, nhóm, gia đình, tổ tiên, cộng đồng
dân tộc, xã hội". Nh vậy, MTVH là sự vận động của các mối quan hệ giao
tiếp, thể hiện trong ứng xử của từng ngời và gia phong, lối sống, nếp sống và
trật tự kỷ cơng của xã hội [15, tr. 8].
Từ góc nhìn giá trị học, GS. TS Đỗ Huy cho rằng: "Môi trờng văn hóa
gắn với toàn bộ hoạt động ngời. Các lớp và không gian của môi trờng gắn liền
với sự đối tợng hóa các năng lực bản chất của con ngời...","môi trờng văn hóa
chính là sự vận động của các quan hệ của con ngời trong các quá trình sáng tạo,
tái tạo, đánh giá, lu giữ và hởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình"
[17, tr. 24; 35-36]. MTVH đợc nhìn nhận nh một hệ thống các giá trị nhân văn
có mối quan hệ mật thiết đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách
con ngời, phát triển xã hội.



11

MTVH còn đợc quan niệm đồng nghĩa với khái niệm MTNV: "Là
những điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội xung quanh con ngời có tác động
trực tiếp tới sự hình thành phát triển nhân cách của cá thể, lối sống của các
nhóm xã hội cũng nh của toàn thể xã hội..." [26, tr. 3]. Đây là những quan
niệm thể hiện sự đồng thuận về MTVH.
Bên cạnh đó vẫn có một số quan niệm "không đồng chiều" nh: coi
MTVH là một khái niệm không có nội hàm và ngoại diên, chỉ là một cách nói
văn hoa, là sự "phiên ngang" thuần túy từ MTTN sang lĩnh vực văn hóa xã hội;
hoặc bó hẹp MTVH trong một phạm vi không gian cố định và nhỏ hẹp, coi
MTVH chỉ là một khái niệm ngang hàng với khái niệm "làng văn hóa", "gia
đình văn hóa", hay đồng nhất MTVH với MTXH... Tuy nhiên, đây không phải
là những quan niệm chính thống và phổ biến trong giới nghiên cứu khoa học
cũng nh trong đời sống xã hội.
MTVH do vậy, đợc thừa nhận là một khái niệm "mở", vừa mang tính
thống nhất, lại vừa rất đa dạng. Nhìn chung quan niệm về MTVH của các tác
giả không có sự đối lập, đều thừa nhận MTVH là một bộ phận quan trọng
không thể thiếu đợc trong môi trờng sống của con ngời. MTVH là toàn bộ yếu
tố tự nhiên nhân văn và tổng hợp những yếu tố văn hóa - xã hội và nhân cách
văn hóa bao bọc xung quanh con ngời. Nó tác động biện chứng tới con ngời
thông qua hệ thống các giá trị, các truyền thống... đợc kết tinh lại trong các
phong tục, tập quán, khuôn mẫu ứng xử của cộng đồng nhằm phối hợp điều
hòa, kiểm soát cuộc sống, thế ứng xử của các thành viên trong gia đình, gia
tộc và của cả cộng đồng.
Để nhận thức đầy đủ về bản chất MTVH cần thiết phải xác định cho đợc nội hàm của nó, để từ đó có những hớng đi đúng đắn trong việc nghiên cứu
và thực thi nhiệm vụ xây dựng MTVH.
Thứ nhất, cần phân biệt rõ khái niệm "văn hóa" và "MTVH".
Đây là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết, thẩm thấu lẫn nhau,
bởi giữa chúng có nhiều nét tơng đồng. Văn hóa hình thành và phát triển trớc hết



12

trong mối quan hệ giữa con ngời với MTTN và MTXH. Một khi đã hình thành,
văn hóa lại tạo ra môi trờng sống, MTVH của con ngời, góp phần quan trọng
trong việc hình thành con ngời nh một thực thể văn hóa. "Ngời không đẻ ra ngời,
đứa trẻ chỉ trở nên ngời trong quá trình giáo dục" [51, tr. 129]. Một MTVH
lành mạnh cũng đợc hiểu nh một không gian văn hóa đợc tạo dựng, bồi đắp
bởi những giá trị chân-thiện-mỹ. Khi nói văn hóa là "thiên nhiên thứ hai" của
con ngời chính là muốn nhấn mạnh đến sự tơng đồng đó giữa "văn hóa" và
"MTVH". Hơn nữa xét về bản chất, văn hóa chính là: "Sự phát huy các năng
lực bản chất của con ngời, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất ngời, nên văn hóa
trở thành năng lực tinh thần đặc biệt, giúp cho con ngời hoàn thiện nhân cách,
tâm hồn, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của con ngời" [9, tr. 65]. Đây
cũng có thể đợc quan niệm là tác động cơ bản, cốt lõi của MTVH...
Tuy nhiên, không thể đồng nhất "văn hóa" với "MTVH". Giữa chúng
vẫn có ranh giới và hàm chứa sự khác biệt (tơng đối). MTVH chính là bộ phận
của môi trờng sống đã đợc "nhân hóa", "văn hóa hóa", "thẩm mỹ hóa", đồng
thời là sự biểu hiện văn hóa của con ngời ra bên ngoài. Trong quan hệ với con
ngời, MTVH với t cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội - trở thành khách
thể, là cái "bao quanh" con ngời, tác động trở lại con ngời một cách khách
quan (khách quan ở đây chỉ mang tính tơng đối khi đặt trong mối tơng quan
đối sánh với văn hóa mà thôi). Văn hóa lại hàm chứa một ý nghĩa bao quát,
rộng lớn hơn nhiều. Văn hóa có thể đợc nhìn nhận là trình độ, năng lực bản
chất ngời, là hoạt động sáng tạo và sản phẩm (giá trị) sáng tạo, văn hóa vừa đợc tích lũy trong con ngời (năng lực sáng tạo, tri thức, t duy, khả năng khái
quát hóa, trừu tợng hóa...) vừa đợc thể hiện ra thế giới xung quanh con ngời
(hoàn cảnh, MTVH) kết tinh thành hệ giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử...
quy định mọi lĩnh vực hoạt động, ứng xử, phơng thức hoạt động của con ngời.
"Không thể có môi trờng văn hóa nếu không có hoạt động thực tiễn của chủ

thể văn hóa" [17, tr. 41]. Trong mối quan hệ đó văn hóa là một trong những
yếu tố quan trọng định hớng, chi phối bản chất, trình độ phát triển của


13

MTVH. Bởi lẽ "văn hóa không dừng lại ở các hoạt động. Các hoạt động sẽ tạo
ra các giá trị. Giá trị là hạt nhân tạo nên văn hóa, là hòn đá thử vàng để phân
biệt các hoạt động văn hóa với các hoạt động phản văn hóa. Các giá trị này,
đến lợt nó, lại hình thành nên khái niệm mà ta gọi là môi trờng văn hóa" [9, tr.
67]. Giá trị là hạt nhân tạo nên văn hóa và MTVH. Nhng MTVH không trực
tiếp sáng tạo ra các giá trị mà nó chỉ tạo ra các điều kiện, tiền đề cần thiết và
thuận lợi để các giá trị luôn đợc sản sinh ra trong đời sống xã hội, thúc đẩy
văn hóa phát triển. Thông qua sự vận động và phát triển của nền văn hóa hiện
tồn, MTVH luôn đợc bồi đắp các giá trị mới, các giá trị nhân văn, nhân bản
hiện đại, đảm bảo sự phát triển tiếp nối các giá trị truyền thống, tạo ra tính đa
dạng, linh hoạt và rộng mở của MTVH.
Là sản phẩm của hoạt động tinh thần của xã hội, MTVH không thể
không phản ánh và chịu sự quy định của phơng thức sản xuất vật chất. Điều
kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp khác nhau sẽ làm nảy sinh những t tởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, những phơng thức sống, cung cách làm ăn
không giống nhau. Trong tiến trình lịch sử nhân loại, mỗi hình thái kinh tế - xã
hội khác nhau có mỗi kiểu MTVH tơng ứng với nó. Mỗi kiểu MTVH nhất
định lại hình thành một kiểu mẫu nhân cách phù hợp. Khi xã hội phân chia
thành giai cấp, kiểu mẫu nhân cách đó bao giờ cũng đợc xây dựng theo hình
ảnh của giai cấp thống trị, phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội
đó. Hệ t tởng, ý thức hệ luôn là hạt nhân cốt lõi của văn hóa và MTVH; là cái
cốt lõi để các giai cấp phát triển văn hóa, tạo lập MTVH theo lợi ích và lý tởng
của mình. Tuy nhiên, yếu tố chi phối của giai cấp thống trị không phải là yếu
tố quyết định tất cả đến MTVH. Trong không ít trờng hợp một số yếu tố khác
nổi lên hàng đầu lại là yếu tố dân tộc, tôn giáo, nhân dân lao động... Chính

bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống văn hóa dân tộc làm cho MTVH có
sức sống lâu bền và có vai trò to lớn trong việc xây dựng con ngời, ổn định xã
hội, tạo động lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong mọi thời
đại. Thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh định hớng chính trị cho MTVH


14

không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở đảm bảo hệ t tởng, lợi ích của giai cấp
thống trị mà còn phải dựa vào bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa dân tộc
mới có thể đợc phát huy vững chắc. Do đó, xây dựng MTVH ở nớc ta hiện nay
phải gắn liền với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh làm nó trở thành hạt nhân cốt lõi trong đời sống
chính trị xã hội, đồng thời phải hết sức chú trọng xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
MTVH là một bộ phận quan trọng, một phơng diện cốt lõi của văn hóa,
phản ánh chân xác bản chất, trình độ phát triển của nền văn hóa trong xã hội
đó, "MTVH là thành quả kết tinh văn hóa của một thời đại cụ thể" [17, tr. 67].
Tuy nhiên, nó không đơn thuần chỉ là sản phẩm của nền văn hóa trong xã hội
hiện tồn mà thể hiện sự phát triển tiếp nối của truyền thống dân tộc, của hệ
thống các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, pháp quyền, các phơng thức hoạt
động, khuôn mẫu ứng xử... đã đợc các thế hệ liên tục tạo dựng nên, đợc định
hình tơng đối ổn định trong suốt tiến trình vận động phát triển của nền văn
hóa dân tộc. Sự thâm nhập của hệ thống các giá trị, các chuẩn mực đó vào các
thiết chế gia đình, nhà trờng, xã hội; vào các lĩnh vực trọng yếu của đời sống
xã hội nh: khoa học, giáo dục - đào tạo, đạo đức, thẩm mỹ... sẽ tạo ra một
MTNV tơng ứng, góp phần nuôi dỡng, hình thành một kiểu mẫu nhân cách
sáng tạo đáp ứng yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội. MTVH đợc hình thành
ổn định sẽ bảo lu và thúc đẩy điều kiện sống có văn hóa của con ngời, góp
phần hình thành thế ứng xử, những giá trị, biểu tợng văn hóa tơng đối ổn định,
tạo điểm tựa cho sự phát triển của các thực thể văn hóa và văn hóa nói chung. Có

thể quan niệm MTVH dới góc độ giá trị học là một tổng thể các giá trị tinh thần
"bao quanh" con ngời, khơi dậy năng lực sáng tạo và khát vọng hớng tới cái
chân, cái thiện, cái mỹ của con ngời trong cuộc sống. MTVH luôn hàm chứa
trong mình tính sáng tạo và bản chất nhân văn, nhân ái, nghĩa hiệp trong mọi
hoạt động, hành vi ứng xử của con ngời. MTVH là một trong những chỉ số nhân
bản đánh giá sự phát triển ngời, phát triển xã hội trong từng giai đoạn lịch sử


15

nhất định. Xây dựng MTVH thực chất chính là "nhân văn hóa" các mối quan hệ
giữa con ngời với con ngời, con ngời với tự nhiên và con ngời với xã hội; tạo lập
một môi trờng sống lành mạnh, thuận lợi nhằm phát triển toàn diện con ngời, qua
đó tác động tới sự phát triển của xã hội, sự phát triển của nền văn hóa.
Thứ hai, MTVH là một bộ phận quan trọng chứ không phải là toàn bộ
môi trờng sống của con ngời. Con ngời không chỉ sống trong MTVH mà còn
sống trong MTTN và MTXH. Môi trờng sống của con ngời là tổng hòa 3 môi
trờng cơ bản: MTTN, TMXH và MTVH. Trong đó: "Nếu môi trờng xã hội
hình thành theo dòng lịch sử và những biến đổi của thời cuộc; môi trờng tự
nhiên hình thành từ một không gian địa lý ảnh hởng đến phơng thức sản xuất,
tâm lý và tập tục một cộng đồng dân c; thì môi trờng văn hóa hình thành theo
bản chất một chế độ chính trị và định hớng của một nền văn hóa, từ đó tạo
thành mối quan hệ giữa các hình thức môi trờng" [20, tr. 241]. Do đó, không
thể quan niệm MTVH nằm ngoài tự nhiên, cũng nh không thể tách rời MTVH
với MTXH. MTTN và MTXH chính là điều kiện cho sự hình thành và phát
triển của MTVH quy định đặc trng, tính chất của MTVH cụ thể. Một MTTN
đợc chăm sóc, bảo vệ tốt thật sự trong sạch, lành mạnh đảm bảo cho cuộc
sống lâu dài của con ngời; một MTXH thực sự lành mạnh, dân chủ, tiến bộ,
văn minh, không có sự tồn tại phổ biến của các TNXH, trong đó sự phát triển
tự do của mỗi ngời là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ngời đều

đợc coi là những thành tố cơ bản, cốt lõi cấu thành MTVH. Sự khu biệt giữa
MTVH với môi trờng sống tự nhiên cũng nh MTXH đợc thể hiện tập trung ở
sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội, tạo ra những nhân tố chủ quan, khách
quan có ảnh hởng và tác động đến sự phát triển những năng lực bản chất của
con ngời. Sự ô nhiễm MTTN cũng nh MTXH xét cho cùng đều xuất phát từ
những cách hành xử thiếu văn hóa, vị kỷ của con ngời trong các mối quan hệ
xã hội. Sự suy đồi về đạo đức, nhân cách, lối sống, nòi giống của con ngời đều
có căn nguyên sâu xa từ sự xuống cấp và suy thoái của MTVH. Một hành vi
xâm hại hay phóng uế nơi các di tích lịch sử, tợng đài, danh lam thắng cảnh,


16

các tệ nạn xã hội, sự suy đồi về lối sống... không chỉ làm ô nhiễm, hủy hoại
đơn thuần về mặt tự nhiên, sinh học, mà còn biểu hiện sự vô minh, tha hóa,
băng hoại về mặt tâm hồn. Tiêu chí đánh giá MTVH không chỉ dừng ở các
quá trình lý hóa, các biện pháp quan trắc đo đếm, kiểm định bằng số lợng, mà
nó phải là các chỉ số nhân văn, trình độ phát triển ngời, chất lợng các mối
quan hệ xã hội, chất lợng cuộc sống của con ngời... Đến lợt mình, các chỉ số
nhân bản này lại là tiêu chí cơ bản để đánh giá trình độ phát triển của xã hội.
Điều đó cho thấy không phải bất cứ giá trị vật chất, tinh thần nào cũng tham
gia vào MTVH. Chúng chỉ thực sự thuộc về MTVH khi nằm trong mối quan
hệ tơng tác với con ngời và cộng đồng ngời nhằm phát triển toàn diện con ngời, tạo động lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế, xã hội. MTVH ở đây đợc
biểu hiện nh một sự đan xen phức hợp giữa MTTN và MTXH, chứ không đơn
thuần là bộ phận của MTXH. MTVH hàm chứa một bộ phận MTTN đã đợc
"ngời hóa", đợc "nhân văn hóa" tạo thành một "sinh thái nhân văn", một "cảnh
quan văn hóa" có tác động duy trì và phát triển bền vững cuộc sống con ngời.
Tơng tự trong thực tế không thể đồng nhất hay lẫn lộn MTVH với MTXH mặc
dù chúng gắn bó khắn khít với nhau, tác động mạnh mẽ lẫn nhau và có phần
nào đó hòa tan vào nhau. "Môi trờng xã hội nói chung, trong đó bao gồm

nhiều yếu tố văn hóa, hay môi trờng văn hóa cũng đồng thời là môi trờng xã
hội nếu hiểu văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội. Với cách hiểu chung
hiện nay thì xây dựng môi trờng văn hóa là để tác động đến đời sống xã hội,
trong đó có ý thức bảo vệ môi trờng sinh thái vì lợi ích con ngời... Nghĩa là
môi trờng xã hội và môi trờng văn hóa vừa thống nhất hữu cơ, vừa khu biệt
theo cơ chế tổ chức, chứ không phải môi trờng văn hóa là bộ phận của môi trờng xã hội" [20, tr. 241-242]. MTVH định hớng cho quá trình vận động và
phát triển của MTXH theo những giá trị, chuẩn mực của đời sống hiện đại phù
hợp với bản chất của nền văn hóa và định hớng chính trị của giai cấp cầm
quyền. Một nền văn hóa tiến bộ, đợc định hớng bằng một hệ t tởng tiên tiến sẽ
tạo ra sự phát triển đồng thuận giữa các hình thái môi trờng. Sự khoan hòa


17

giữa ba hình thái môi trờng này tạo ra một trạng thái lý tởng cho sự phát triển
của con ngời nh một tổng hòa các quan hệ xã hội. Sự phân định này rất có ý
nghĩa không chỉ trong phơng diện lý luận mà nó còn góp phần quan trọng chỉ
đạo hoạt động thực tiễn xây dựng MTVH ở nớc ta trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,
hài hòa và đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng MTTN và MTXH thực sự trong
sạch, lành mạnh, giải quyết một cách thỏa đáng mối quan hệ giữa con ngời xã hội và tự nhiên. "Môi trờng văn hóa của chúng ta là môi trờng mà ở đó con
ngời giao tiếp với tự nhiên, phát triển hài hòa với tự nhiên. Môi trờng văn hóa
của chúng ta là môi trờng mà ở đó con ngời với con ngời đợc sống bình đẳng
trong tự do và hạnh phúc và bộ giá trị chân - thiện - mỹ là hớng vận động cơ
bản" [17, tr. 25]. Đồng thời nó cũng chỉ rõ MTVH là một khái niệm có tính
độc lập tơng đối, có quy luật vận động và phát triển của riêng mình, nó không
phải chỉ là một "từ ghép", một phép cộng đơn thuần và giản đơn giữa "môi trờng" và "văn hóa".
Thứ ba, cần làm rõ mối quan hệ giữa "MTVH" và "Đời sống văn hóa"
(ĐSVH). Đây là hai khái niệm cơ bản có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, trong
thực tiễn cuộc sống nhiều khi ngời ta thờng đồng nhất chúng với nhau. Tuy
vậy trong nghiên cứu, ngời ta cũng thấy chúng có sự khác biệt tơng đối.

Khi nói tới ĐSVH ngời ta thờng nhấn mạnh đến một lĩnh vực đặc thù
của đời sống xã hội và quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các giá trị văn hóa,
cũng nh sự tổng hòa các hoạt động tinh thần của xã hội, nh hoạt động t tởng,
khoa học, giáo dục, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngỡng... Nh vậy, ĐSVH không
chỉ bó hẹp trong những hoạt động thờng nhật mang tính chủ quan của con ngời mà bao trùm toàn bộ phơng thức sinh hoạt văn hóa của đời sống tinh thần
xã hội. ĐSVH chỉ đợc thể hiện bằng sự hoạt động có định hớng của con ngời
gắn với một không gian và thời gian cụ thể. Vì vậy ĐSVH đợc coi là sự phô
diễn bộ mặt hoạt động của MTVH...


18

Còn khi đề cập đến MTVH, ngời ta lại thờng nhấn mạnh đến yếu tố
tổng hòa các điều kiện vật chất, tinh thần, hoàn cảnh; tổng hòa các mối quan
hệ xã hội có ảnh hởng và tác động đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách,
năng lực sáng tạo của con ngời. Trong quan hệ với ĐSVH, MTVH nh một "lát
cắt ngang" biểu thị chất lợng của ĐSVH. Nói đến MTVH là nói đến những
mối quan hệ tốt đẹp làm nên văn hóa trong những không gian văn hóa nhất
định. Thực chất của nhiệm vụ xây dựng ĐSVH ở cơ sở chính là phải: "Xây
dựng lên đợc một môi trờng văn hóa phong phú, sôi nổi, văn minh, đầy tính
nhân văn và thẩm mỹ, vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, trên mỗi cộng
đồng cơ sở hay khu dân c cố định lâu dài, ở nông thôn cũng nh thành thị, ở
khu vực công nghiệp cũng nh trong các lực lợng vũ trang, quân đội" [25, tr.
100]. Xây dựng ĐSVH cho một cộng đồng nào đó chính là xây dựng một
MTVH để nó tác động, phát huy ảnh hởng tới đời sống con ngời và xã hội.
Đến lợt mình, MTVH lại xác lập cho con ngời và cộng đồng những biểu trng
giá trị, xác định nội dung t tởng, điều chỉnh những nhu cầu và nguyện vọng,
định hớng cho mọi hoạt động sáng tạo trong xã hội đó, thúc đẩy ĐSVH phát
triển.
Nghị quyết Trung ơng 5 khóa VIII khi đề ra nhiệm vụ xây dựng

MTVH đã chỉ rõ: phải "tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phờng, khu tập thể...), các cùng dân c (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống
văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng
tăng lên của các tầng lớp nhân dân" [3, tr. 447].
Qua một số luận giải ở trên, ta có thể quan niệm: "Môi trờng văn hóa
không chỉ là tổng hòa các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể bao quanh con
ngời, có quan hệ tơng tác với con ngời, môi trờng văn hóa còn là khái niệm
chỉ sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong hoàn cảnh xã hội nhất định tạo
ra một môi trờng sống lành mạnh có ảnh hởng và tác động đến sự phát triển
những năng lực bản chất của con ngời để hình thành nhân cách theo lý tởng xã
hội tiên tiến phù hợp với sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, tạo


19

động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa". Con ngời luôn đóng vai
trò chủ thể trong suốt quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của MTVH,
vừa là yếu tố quan trọng, vừa là sản phẩm chủ yếu nhất của MTVH. Do vậy,
để tạo ra sự phát triển chân chính và đúng nghĩa của con ngời luôn cần phải
xây dựng và bảo vệ tốt MTVH.
1.1.2. Cấu trúc của môi trờng văn hóa
MTVH có cấu trúc hết sức phức tạp, có thể tiếp cận ở nhiều góc độ,
nhiều phơng diện khác nhau nh: Phân chia thành những yếu tố vật thể và phi
vật thể; phân chia thành những yếu tố tự nhiên và những yếu tố xã hội; phân
chia thành những yếu tố đã có, đã hoàn thiện, đợc kế thừa, chọn lọc mang tính
bền vững và những yếu tố đang ở dạng tiềm năng, đang trong quá trình phát
sinh, hình thành, phát triển. Từ góc độ giá trị học MTVH đợc quan niệm nh
một hệ thống giá trị, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực đạo đức, pháp lý, phong
tục, tập quán... Từ phơng diện quản lý, MTVH bao gồm tổng thể các sản
phẩm văn hóa, chơng trình văn hóa, hành vi văn hóa, thiết chế, phơng tiện và
cảnh quan văn hóa... Để phù hợp với định hớng nghiên cứu của đề tài, cấu trúc

của MTVH đợc xem xét từ hai khía cạnh chính: Phạm vi không gian và các
thành tố cơ bản cấu thành.
* Theo phạm vi không gian MTVH đợc phân chia thành các cấp độ sau:
- Cấp độ vi mô (cơ sở): bao gồm MTVH gia đình, dòng tộc, nhóm xã
hội. Đây là môi trờng mà ở đó diễn ra quá trình nhập thân văn hóa đầu tiên
của con ngời, nơi diễn ra sự chuyển tiếp quan trọng biến con ngời từ một sinh
vật trở thành một con ngời xã hội, một thực thể văn hóa. Con ngời khi sinh ra
nếu bị tách khỏi môi trờng cơ bản này sẽ không bao giờ có thể trở thành ngời,
hoặc phát triển phiến diện, què quặt về mặt nhân cách và không thể trở thành
một nhân cách văn hóa. MTVH gia đình, dòng tộc không chỉ đảm nhiệm chức
năng duy trì nòi giống, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các công dân tơng lai,
chức năng kinh tế mà còn là môi trờng cơ bản của xã hội đảm nhận chức năng


20

bảo tồn và trao truyền các giá trị văn hóa, là nơi hình thành các giá trị nhân
văn của xã hội, lu truyền và phát triển các giá trị nhân bản của con ngời. Cơng
lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã xác định: "gia đình
là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dỡng cả đời ngời, là môi trờng
quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của
Nhà nớc phải chú ý tới xây dựng cho gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ" [12,
tr. 15]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: "Nêu cao trách nhiệm của
gia đình trong việc xây dựng và bồi dỡng các thành viên của mình có lối sống
văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi ngời và là tế bào lành
mạnh của xã hội" [13, tr. 116].
- Cấp độ trung mô: bao gồm MTVH làng xã, khối phố, trờng học;
MTVH công sở, cơ quan, đơn vị công tác, sản xuất... Đây là môi trờng hết sức
gần gũi, gắn bó với quá trình sinh hoạt, học tập, công tác, phấn đấu trởng
thành của mỗi cá nhân và cộng đồng, để tiếp tục phát triển, hoàn thiện những

năng lực sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng cống hiến, tính tích cực
chính trị của mỗi công dân, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát
triển xã hội. Cơng lĩnh xây dựng đất nớc thời kỳ quá độ đã xác định: "Đơn vị
sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trờng xây dựng phong cách
lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, nơi thể hiện
tình đồng chí, tình đồng đội, hình thành nhân cách con ngời mới và nền văn
hóa mới" [12, tr. 19]. Đây đợc coi là khâu trung gian giữa MTVH gia đình và
MTVH của toàn xã hội.
- Cấp độ vĩ mô: bao gồm MTVH vùng miền, MTVH quốc gia, MTVH
nhân loại - nơi những giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa và giao tiếp văn hóa
của mỗi cá nhân và cộng đồng đợc mở rộng với những mối quan hệ rộng lớn hơn.
MTVH vĩ mô thể hiện sự thống nhất trong đa dạng các cấp độ MTVH khác.
* Theo các thành tố cấu thành: văn hóa xét theo nội dung bao gồm các
nhân tố cơ bản cấu thành nh khoa học, giáo dục- đào tạo, đạo đức, thẩm mỹ;


21

còn xét ở góc độ di tồn văn hóa - xã hội cái cốt lõi của nó là truyền thống. Do
đó xét từ các thành tố cấu thành, cấu trúc của MTVH bao gồm: Môi trờng
khoa học; môi trờng giáo dục - đào tạo; môi trờng đạo đức; môi trờng thẩm
mỹ; môi trờng truyền thống (lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngỡng, các sinh
hoạt văn hóa khác).
- Môi trờng khoa học; môi trờng giáo dục - đào tạo: là tổng hòa các
mối quan hệ, các điều kiện dạy - học, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ... góp phần nâng cao trình độ học vấn, sự hiểu biết, khám
phá và sáng tạo của con ngời trong thực tiễn đời sống, nâng cao trình độ làm
chủ của con ngời đối với tự nhiên, xã hội và bản thân. Trình độ phát triển của
mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, nhân loại bao giờ cũng phụ thuộc
rất lớn vào MTVH đặc thù này. Tiếp tục tinh thần Nghị quyết Trung ơng 2

(khóa VII), Đại hội IX của Đảng khẳng định: "Phát triển khoa học và công
nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng
và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc" [13, tr. 112].
- Môi trờng đạo đức: là sự tổng hòa các mối quan hệ nhân tính, nhân
văn, các chuẩn mực xã hội... có chức năng điều chỉnh mọi hành vi hoạt động,
ứng xử, quan hệ lợi ích của con ngời theo chuẩn mực của cái thiện, tạo lập các
mối quan hệ xã hội ngày càng nhân văn, tạo ra một đời sống tinh thần mang
nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Môi trờng đạo đức có ảnh hởng, tác động
đến sự hình thành phẩm hạnh, lơng tâm, tính thiện của con ngời. Nền tảng
nhân cách, phẩm hạnh của con ngời, cũng nh nền tảng tinh thần của xã hội có
phát triển lành mạnh, ổn định vững chắc hay không phụ thuộc rất lớn vào hình
thái môi trờng này.
- Môi trờng truyền thống: là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội cổ
truyền trong xã hội đơng thời, tạo thành những điều kiện khách quan và chủ
quan cho sự phát triển của hiện tại và tơng lai. Đây là môi trờng bảo lu và
truyền thụ các giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc đến mọi thành viên trong


22

xã hội, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chống mọi hiện tợng sùng ngoại, lai căng mất gốc, đảm bảo sự phát triển tiếp nối giữa quá khứ,
hiện tại và tơng lai.
- Môi trờng thẩm mỹ: là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, các hoạt
động sáng tạo văn học nghệ thuật, các hình thức truyền thụ văn hóa nhằm phát
triển những năng lực thẩm mỹ (thụ cảm cái đẹp, nhận thức, khám phá và sáng
tạo theo quy luật của cái đẹp...). Môi trờng thẩm mỹ có vai trò quan trọng
trong việc giáo dục hình thành nhân cách theo định hớng giá trị xã hội thông
qua các hình tợng nghệ thuật, các thủ pháp nghệ thuật, các hình thức nêu gơng; bồi dỡng, đào luyện các tài năng sáng tạo nghệ thuật nâng cao vị thế nền
văn hóa dân tộc.
Các thành tố cấu thành MTVH có mối quan hệ biện chứng, thống nhất

với nhau, rất khó tách bạch, tuy nhiên trong tính tơng đối của nó từng yếu tố
vẫn có những chức năng riêng. Việc tiếp cận cấu trúc MTVH nêu trên giúp
chúng ta nhận thức đầy đủ tính đa dạng mà thống nhất của MTVH. Đồng thời
có thể xác lập đợc những chủ trơng, đờng lối, chơng trình hoạt động xây dựng
MTVH sát thực với từng cấp độ môi trờng, gắn với địa bàn sống, sinh hoạt,
sản xuất và công tác của mọi cá nhân; có thể phát huy đồng bộ các giải pháp
để xây dựng một tổng thể MTVH lành mạnh, tiến bộ, hiện đại và văn minh
đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.
1.1.3. Đặc điểm của môi trờng văn hóa
Trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, MTVH luôn chịu sự chi phối bởi
hệ t tởng của giai cấp thống trị và định hớng của nền một nền văn hóa tơng
ứng. Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng miền, đơn vị cơ sở... phù hợp
với những đặc thù của mình (về điều kiện tự nhiên, phơng thức sống, điều kiện
văn hóa, xã hội..), MTVH của nó đều mang những sắc thái riêng biệt. Tuy
nhiên sự khác biệt này chỉ là tơng đối, MTVH dù ở thời đại nào, ở cấp độ nào
cũng mang những đặc điểm chung cơ bản nh sau:


23

- Xu hớng phát triển chung của MTVH phản ánh mối quan hệ tiếp nối
biện chứng giữa truyền thống và hiện đại. MTVH luôn gắn bó với một cộng
đồng, một dân tộc nhất định, cộng đồng dân tộc trở thành bền vững khi đã tạo
dựng đợc một bề dày truyền thống trong lịch sử. Truyền thống đó là các giá trị
tinh hoa do lịch sử để lại, đã đợc chắt lọc qua thử thách của thời gian, đợc kết
tinh trong các phong tục, tập quán, lễ thức tốt đẹp của cộng đồng. Nhng
truyền thống không phải là "nhất thành bất biến", nó không ngừng vận động
và đợc nâng cao theo yêu cầu phát triển của xã hội, đợc bổ sung thêm những
nhân tố mới trong quá trình giao lu văn hóa để phù hợp với sự phát triển của
thời đại. Theo đó, MTVH không ngừng đợc bồi đắp các giá trị, chuẩn mực

mới nhân bản hiện đại nảy sinh cùng với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội mới, đồng thời bảo lu các giá trị cốt lõi và chuyển đổi các giá trị truyền
thống không còn phù hợp. Đổi mới và chuyển đổi giá trị là một yêu cầu tất
yếu đối với sự phát triển của MTVH. Song, dù chuyển đổi giá trị đến đâu
những giá trị văn hóa truyền thống vẫn có sức sống lâu bền với thời gian, là
nhân tố cốt lõi đảm bảo các giá trị, chuẩn mực mới đợc hình thành mà vẫn
không xa rời cội nguồn đã sản sinh ra truyền thống đó; đồng thời nó cũng vợt
qua khuôn khổ dân tộc, cộng đồng để trở thành khuynh hớng chung, phổ biến
của nhân loại. Với ý nghĩa đó, định hớng MTVH ở nớc ta hiện nay nhất thiết
phải là sự kế thừa và phát triển tiếp nối những giá trị tinh hoa truyền thống
(truyền thống yêu nớc, tinh thần đoàn kết cộng đồng, lòng tự hào dân tộc...)
với những giá trị nhân bản hiện đại, tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển
đất nớc. Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, do tạo lập đợc MTVH trong đó các
giá trị truyền thống chẳng những không mâu thuẫn với nhịp điệu của đời sống
công nghiệp mà còn tạo nên sự hài hòa của một xã hội văn minh; lấy tinh thần
nhân bản để nuôi dỡng ý thức tự hào dân tộc và ý chí vơn lên, lấy sự tiến bộ
của khoa học, công nghệ trong thời đại mới để củng cố truyền thống dân tộc
mà đã tạo ra một sự phát triển thần kỳ.


24

Nh vậy, MTVH muốn phát triển bền vững phải tạo ra sự gắn bó chặt chẽ
giữa truyền thống với những cái mới nảy sinh trong hiện thực cuộc sống và hiện
đại hóa truyền thống. Tức là phải đảm bảo tính kế thừa trong sự vận động và phát
triển của MTVH. Đúng nh đồng chí Đỗ Mời (nguyên Tổng bí th Đảng Cộng sản
Việt Nam) đã nhấn mạnh: "Việc tạo ra môi trờng văn hóa của chủ nghĩa xã hội,
trong đó là sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn là trách nhiệm to lớn của toàn Đảng và
toàn dân ta..." [22, tr. 21].

- MTVH luôn có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái bảo thủ, lạc
hậu và cái tiên tiến, văn minh, giữa giá trị và phản giá trị. MTVH là kết tinh
thành quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, đợc phát triển tiếp nối qua nhiều
thời đại. Do đó, có những giá trị, chuẩn mực ngày hôm qua là tiến bộ, là phù
hợp, là văn minh thì đến ngày hôm nay trong những điều kiện mới nó không
còn phù hợp, trở thành lỗi thời, lạc hậu, thậm chí thành lực cản đối với sự phát
triển xã hội. Tuy là những phản giá trị nhng do đã ăn sâu vào phong tục, tập
quán, hành vi lối sống, tâm lý con ngời nên nó vẫn có một sức sống dai dẳng
ngay trong lòng MTVH của thời đại mới. Không phải chốc lát mà một thế hệ
có thể thoát khỏi nó, có thể chối bỏ và tiêu diệt đợc cái mà vốn dĩ đã trở thành
máu thịt của mình. Hơn nữa, trong quá trình phát triển do thói tham lam, ích
kỷ, nhu cầu không lành mạnh, sự ngu tối và những hành động lệch chuẩn... con
ngời lại tạo ra không ít những phản giá trị mới. Hệ quả của quá trình giao lu
văn hóa rộng mở là bên cạnh rất nhiều cái đợc, MTVH lại tiêm nhiễm không
ít những giá trị ngoại lai, độc hại xa rời với truyền thống, đạo lý dân tộc từ
ngoài tràn vào... MTVH mà chúng ta đã dày công xây dựng trong suốt thời
gian qua bên cạnh những giá trị tinh hoa truyền thống, những giá trị nhân bản
hiện đại, cũng còn tồn tại không ít tàn d của quá khứ (thói gia trởng, cục bộ
địa phơng, coi thờng phụ nữ, sống thu mình, ngại sáng tạo...) và không ít phản
giá trị sản phẩm của cuộc sống hiện đại (thói sùng ngoại, lai căng, mất gốc,
sống bất chấp luân thờng, đạo lý, kỷ cơng phép nớc...) cần phải xóa bỏ. Đây là


25

đặc điểm chung của mọi nền văn hóa. Bởi lẽ trên thực tế không hề có một nền
văn hóa nào là tuyệt đối hoàn hảo, là thợng đẳng đứng cao hơn hoặc thống trị
các nền văn hóa khác. Do đó, trong bất kỳ MTVH của dân tộc nào bên cạnh
những đặc điểm, những giá trị độc đáo đóng góp cho nền văn hóa chung của
nhân loại cũng hàm chứa không ít những mặt trái của nó.

- MTVH đợc tạo nên bởi sự kết hợp hai yếu tố: bên trong (nội sinh) và
bên ngoài (ngoại sinh). GS. Vũ Khiêu cho rằng: "Chỉ dựa vào nhân tố nội sinh
và đóng cửa không tiếp nhận gì từ bên ngoài, thì một con ngời dù lành mạnh,
một dân tộc dù có truyền thống lâu đời cũng sẽ dần dần suy yếu đi và không
còn sinh khí nữa. Ngợc lại chỉ chú ý đến nhân tố ngoại sinh, không chuẩn bị
đầy đủ những điều kiện nội sinh thì nhân tố ngoại sinh dù hay đến đâu cũng sẽ
bị bật ra ngoài. Đó là điểm rất quan trọng trong quan hệ bên trong và bên
ngoài" [19, tr. 175-176]. Quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại
sinh trong phát triển là quy luật vận động của mọi nền văn hóa. Từ xa đến nay
cha hề tồn tại một nền văn hóa tuyệt đối cổ xa và thuần khiết, không có sự
giao lu với các nền văn hóa khác. Giao lu văn hóa là sự tác động lẫn nhau giữa
cái nội sinh và cái ngoại sinh. Sự hình thành và phát triển của MTVH cũng
không nằm ngoài nguyên tắc này. Một MTVH trong sạch, lành mạnh là kết
quả của sự hội tụ các giá trị tinh hoa đã tạo thành bản lĩnh, bản sắc, đặc tính,
cốt cách dân tộc, với những giá trị tinh hoa của nhân loại đã tiếp thụ đợc trong
quá trình giao lu văn hóa rộng mở. Một MTVH mà thiếu vắng các giá trị nền
tảng nội sinh sẽ phát triển mất định hớng, xô bồ, lai căng khó tránh khỏi nguy
cơ bị "đồng hóa", bị "nô dịch" từ bên ngoài. Cũng nh một MTVH biệt lập,
khép kín hoặc mở cửa đón nhận các giá trị từ bên ngoài không cân nhắc, thiếu
chọn lọc khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu, thoái hóa, thậm chí vong bản, tàn lụi.
Trong mối quan hệ đó cái nội sinh phải chủ động tiếp nhận cái ngoại sinh từ
ngoài vào và chuyển hóa nó trên cơ sở của chính mình. Có nh vậy MTVH mới
đợc bảo vệ và phát triển vững chắc. Còn nếu sự đổi mới chủ yếu dựa vào cái
ngoại sinh sẽ tạo nên sự đứt gãy truyền thống, sẽ tạo thành "cái bóng mờ" của


×