M U
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta
hiện nay, chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa duy ý chí trong chính sách là những vấn đề nóng hổi
,luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tợng tầng lớp nhân dân.
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái
kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phơng pháp biện chứng...
luôn là cơ sở, là phơng hớng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội.
Nếu xuất phát từ một lập trờng triết học đúng đắn, con ngời có thể có đợc những cách giải quyết
phù hợp với các vấn dề do cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trờng
triết học nào đó sẽ không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý
giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phơng pháp luận nhất định chỉ đạo
cho hoạt động.
Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lênin
đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác. Cho đến
nay, chỉ có triết học Mác là mang tính u việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin,
Đảng và Nhà nớc ta đã học tập và tiếp thu t tởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phơng hớng chỉ
đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nớc. Mặc dù
có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hớng trong cải tạo thực
tiễn, phát triển kinh tế, từng bớc đa đất nớc ta tiến kịp trình độ các nớc trong khu vực và thế giới
về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua mời năm đổi mới là
minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự
nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nớc ta là một vấn đề còn nhiều
xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới và thực nớc ta hiện nay
Vit Nam , trong khong 10 nm sau khi thng nht t nc, bờn cnh nhng thnh
tu ó t c, chỳng ta nụn núng, tỏch ri hin thc, vi phm nhiu qui lut khỏch quan nht l
qui lut v s phự hp ca quan h sn xut vi trỡnh phỏt trin ca lc lng sn xut, nờn ó
phm nhng sai lm trong vic xỏc nh mc tiờu, xỏc nh cỏc bc xõy dng c s vt cht- k
thut, ci to xó hi v qun lý kinh t. Vi nhng thnh tu to ln trong quỏ trỡnh phỏt trin nn
kinh t nhiu thnh phn, chỳng ta ó v ang tng bc khc phc mt cỏch cú hiu qu nhng
sai lm ca nhõn t ch quan nc ta trc õy: ú l bnh núng vi, ch quan duy ý chớ m
chỳng ta ó vp phi trc thi k i mi. Song, s phỏt trin nn kinh t hng hoỏ nhiu thnh
phn nc ta cng ó bc l nhng khuyt tt, cú nguy c chch hng xó hi ch ngha.
bo m nh hng xó hi ch ngha trong quỏ trỡnh phỏt trin kinh t nhng giai on tip
theo ũi hi phi cú s n lc, phỏt huy tớnh sỏng to ca nhõn t ch quan nc ta.
ỏp ng ũi hi ny, tụi ó chn ch Phộp bin chng ca nhõn t ch quan v
nhõn t khỏch quan: Nhng nguy c ca ch ngha ch quan, ch ngha duy ý chớ trong
Trang 1
chính sách và trong thực tiễn ở nước ta hiện nay" làm đề tài của tiểu luận. Vì đây vẫn còn là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn chính trị nóng bỏng.
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
Biện chứng khách quan hiểu cơ bản là khái niệm dùng để khái quát quá trình hình thành,
vận động phát triển, tồn tại của tự nhiện và xã hội. Trong biện chứng khách quan, nhân tố quan
trọng nhất là quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng sẽ như thế
nào, điều đó hoàn toàn do quy luật khách quan của chính sự vật, hiện tượng này quy định. Đương
nhiên, sự phát triển xã hội bao giờ cũng là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Song,
hoạt động chủ quan của con người chỉ góp phần thúc đẩy phát triển xã hội khi lấy biện chứng
khách quan, quy luật khách quan làm tiền đề. Sự thống nhất giữa chúng chính là bởi yếu tố khách
quan được quyết định bởi quy luật vận động.
Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới. Kết quả của quan hệ lý luận là tái
hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình lý luận của đối tượng. Còn kết quả của hoạt động thực
tiễn là sự cải tạo vật chất đối với đối tượng. Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt
động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên chực tế, chứ không phải là trong suy
nghĩ. Do vậy theo chúng tôi, hoạt động lý luận khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là
thực tiễn. Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong nhưng
đặc trưng, bản chất của nó. Vấn đề cũng không thay đổi cả khi khoa học trở thành lực lượng sản
xuất vật chất trực tiếp. Bởi khi đó, bản thân lực lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức
được đối tượng hoá của khoa học, còn khoa học vân tiếp tục là hình chức hoạt động tinh thần của
con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực.Vậy phải chăng thực tiễn chỉ đơn giản là sử dụng
đối tượng mà không có tính chủ quan, tính hướng đích? Theo chúng tôi, đây là vấn đề quan trọng
để phân biệt hoạt động lý luận với thực tiễn. Đúng là thực tiễn không thể thiếu ý thức. Song luận
điểm đó không chứng tỏ sự đồng nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và lý
luận.
Thứ nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các kết quả đã đạt được trong
quá trình nhận thức trước đó. Các kết quả đó đối với hoạt động lý luận có một giá trí độc lập, còn
đối với hoạt động thực tiễn thì chỉ là cơ sở lý luận, có giá trị như là một mô hình của tương lai. Ý
thức và sản phẩm của nó ( mục đích, mô hình, lý tưởng), trong trường hợp này, không có một giá
trị độc lập, nó không có nhiệm vụ cải biến đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội.
Trang 2
Thứ hai, đương nhiên là có một cơ chế (cho dù nó chưa được nghiên cứu đấy đủ) để đưa
các kết quả hoạt động lý luận vào thực tiễn. Chính cơ chế này đã chế định một khuynh hướng
nghiên cứu mới - nghiên cứu triển khai. Đây là một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải có
những nỗ lực to lớn. Song một điều hiển nhiên là thực tiễn cải tạo xã hội do quần chúng tiến hành
đòi hỏi phải hoạch định mục đích, chương trình, phải nhận thức các nhiệm vụ chiến lược và sách
lược.
Chính vì vậy mà nó không thể thiếu lý luận, lý luận được tiếp biến vào các mục đích và các
chương trình, phục tùng nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội. Như vậy, giữa lý luận và
thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm
lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai
lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt
động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực tiên. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm
hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức
lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ).Mối quan hệ giữa thực tiễn và
lý luận, theo chúng tôi, còn được làm sáng tỏ hơn và cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ
chủ thề - khách thể.
Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thề. Chủ thể ở đây không đơn
giản là con người có tư duy lý luận, con người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng
thể các đặc trưng xã hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động đến khách
thể. Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ thực tại khách quan, nhờ đó mà chủ thể tự đối tượng
hoá bản thân, các ý định và mục đích của mình trong khách thề, phát triển các năng lực của
mình.Như vậy, ngoài thực tiễn, chủ thể không có một phương thức nào để chuyển từ bức tranh lý
tưởng về thế giới sang việc thực hiện nó trong thế giới.Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực
tiễn là quá trình cải tạo vật chất hiện thực, thì thông qua quan hệ chủ thể - khách thể, thực tiễn thể
hiện là phương thức chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động cơ...) thành cái vật chất
(khách thể được cải tạo phù hợp với mục đích). Trọng tâm ở đây được đặt vào hai mặt của một
quá trình thống nhất: Từ cái ý niệm đến cái vật chất. Nếu chúng ta nhấn mạnh, tuyệt đối hoá sự
cải tạo vật chất, thì sự định hướng thực tiễn bởi ý thức sẽ bị biến mất, và do vậy, thực tiễn bị biến
thành một hành vi máy móc, vô thức. Còn nếu tuyệt đối hoá sự sự chuyển biến cái ý niệm thành
cái vật chất, thì chúng ta không thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách quan, và như vậy
sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Từ đó suy ra rằng thực tiễn và lý luận không thể là tuyệt đối đối lập
với nhau. Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi điều là: Quan hệ lý luận
của con người với thế giới không bao giờ có thề là quan hệ tuyệt đối biệt lập với thực tiễn. Hơn
Trang 3
nữa, quan hệ lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải tạo
thực tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực. Đến lượt mình
vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và ý chí, thực tiễn luôn bao hàm quan hệ lý luận của chủ
thể với khách thể với tư cách là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn. Song, sự đối lập
tuyệt đối đó không có nghĩa là không có sự đối lập tuyệt đối giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận do
thực tiên chế định và phục vụ thực tiễn, song chúng có tính độc lập tương đối, mang những đặc
trưng riêng của hoạt động. Cả khi tạo thành một thể thống nhất trong khuôn khổ của hoạt động xã
hội, chúng vẫn là những mặt khác nhau của hoạt động đó. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý
niệm, tư tưởng, lý luận mới có thể "cải tạo" thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh vực ý thức, chúng
không có khả năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý thức. Các tư tướng, tự chúng, không phải
là thực tiễn, mô hình lý tướng về xã hội tương lai thiếu sự cải tạo vật chất chỉ là mô. hình lý luận.
Theo chúng tôi, cần phái nhấn mạnh tính đặc thù, tính độc lập của lý luận để không rơi vào chủ
nghĩa thực dụng thiển cận, để phát hiện ra các quy luật phát triển của riêng lý luận, tính kế thừa
lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là:
Tính độc lập tương đối của lý luận là có tính chất tương đối. Thí dụ, lý luận cách mạng hoàn toàn
không phải là thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn xã
hội, lý luận cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội. Khi tiên
đoán tương lai, bản thân lý luận bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại. Lý luận hoàn thành
một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn khổ của thực tiễn, mà là ở bên
trong bản thân thực tiễn xã hội. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, theo chúng tôi cần đượcvạch rõ cả trên các bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận. Trước hết cần phải phân biệt tính
chất của mối liên hệ này với tính chất của mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Vật chất có thể tồn
tại thiếu ý thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu ý thức, đương nhiên là hình thức vả trình
độ của ý thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận). Nếu các đặc tính "thứ nhất" và "thứ
hai" áp dụng được vào quan hệ giữa vật chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào
quan hệ giữa thực tiễn và ý thức. Theo chúng tôi, ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ đạo
của một chủ thể thống nhất. Nói cách khác, xét về phương diện bản thể luận, lý luận và thực tiễn
tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp. Sự đối lập của chúng trong khuôn
khổ của sự thống nhất này là tương đối. Mặc dù vật chất và ý thức là các mặt đối lập tương đối về
mặt bản thể luận, song vật chất là tiên đề, là nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực
tiễn không thể thiếu ý thức.
Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối đối lập , thì thực tiễn
và lý luận lại không tuyệt đối đối lập nhau. Mọi ý kiến khác đều có nghĩa rằng thực tiễn, về
Trang 4
nguyên tắc, không thể là phương tiện đối chiếu tri thức về hiện thực và bản thân hiện thực. Trong
lý luận nhận thức, tri thức về đối tượng tuyệt đối độc lập với bản thân lý luận. Các nhà duy vật
trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy,
họ đã bất lực trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và bất khả lý luận. Nếu tuyệt đối đối lập thực
tiễn với lý luận, thì chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó. Vậy, đâu là bước chuyển từ lý luận đến
thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng được C.Mác thực hiện trong nhận thức luận chính là ở
chỗ: ông đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức ở lĩnh vực mà ý thức tuyệt đối đối lập với vật
chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung gian, bước chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái
vật chất đến cái ý niệm. Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận
thức chính là do nó không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý thức về mặt nhận thức
luận và do nó luôn là hệ thống những hoạt động nhằm đạt tới mục đích xác định.
Do vậy, không nên tuyệt đối hoá cả tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực tiễn.
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử - xã hội cụ thể. Quan hệ giữa
chúng là quan hệ biện chứng. Nắm bắt được tính chất biện chứng của quá trình đó, theo chúng
tôi, là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn sáng suốt,
tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý
luận suông.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CHỦ NGHĨA CHỦ QUAN, CHỦ NGHĨA
DUY Ý CHÍ TRONG CHÍNH SÁCH VÀ TRONG THỰC TIỄN NƯỚC TA
HIỆN NAY.
2.1 Quy luật khách quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động thực tiễn?
Vấn đề nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan từ lâu đã được Đảng ta
đặc biệt quan tâm. Bài học tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan được nêu ở Đai hội
VI của Đảng là một bằng chứng thể hiện sự quan tâm ấy. Nhưng để có thể tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước,
khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà
chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật",
lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là
bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Trong lịch sử triết học, sự kế thừa và phát triển những tư tưởng hợp lý của người đi trước là
xu hướng chung và tất yếu của mỗi trường phái triết học. Nhưng không phải ngay từ đầu, mà
Trang 5
phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử, xu hướng đó mới được nhận thức. G.V.Ph.Hêgen là
người đầu tiên chỉ ra xu hướng ấy khi trình bày quan niệm của mình về các vòng tròn của lịch sử
triết học. Ông cho rằng triết học hiện đại là kết quả của những nguyên lý có từ trước đó. Thành
thử, trong triết học không có một hệ thống nào bị lật đổ, không phải một nguyên lý triết học nào
đó bị lật đổ, mà chỉ có sự giả định rằng nguyên lý đó là định nghĩa tuyệt đối, cuối cùng bị lật đổ
mà thôi. Như vậy, lịch sử triết học không phải là bảng liệt kê các ý kiến đối lập với chân lý, mà là
sự phát triển cụ thể của triết học trên con đường nhận thức chân lý. Hêgen viết : "Các hệ thống
triết học cũng có sự khác nhau, nhưng sự khác nhau của chúng (hoàn toàn) không phải lớn như sự
khác nhau giữa trắng và ngọt, xanh và gồ ghề, chúng đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả chúng đều
là các học thuyết triết học, đó chính là cái mà mọi người bỏ qua khi coi chúng như là các học
thuyết triết học, là những quan điểm tách biệt". Phát triển quan điểm này, C.Mác cũng khẳng
định rằng: " Triết học của mỗi thời đại phải có một số vật tư tư tưởng nào đó do các triết học
trước đó truyền lại, làm xuất phát điểm.
Trên tinh thần của quan điểm và yêu cầu đó, chuyên khảo này tập trung tìm hiểu sự kế thừa
và phát triển những tư tưởng về quy luật trong lịch sử triết học phương Tây, kể từ thời Cổ đại cho
tới khi xuất hiện triết học Mác - Lênin. Xuất phát từ những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I. Lênin, tác giả cố gắng góp tiếng nói của mình vào việc làm sáng tỏ thêm một số vấn đề hiện
đang còn tranh luận xung quanh vấn đề quy luật, chằng hạn đó là những vấn đề về các đặc trưng
cơ bản nhất của quy luật xã hội, quy luật trình nhận thức quy luật xã hội, về con đường nhận thức
quy luật xã hội…
Để thực hiện sự nghiệp đổi mới, một nguyên tắc hết sức quan trọng - nguyên tắc nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật và rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích "xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan".
Trên nguyên tắc đó, Đại hội VI của Đảng đã phân tích, đánh giá những sai lầm, khuyết
điểm nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Những sai
lầm, khuyết điểm ấy bắt nguồn từ những sai lầm trong quan điểm và lý luận cơ bản về CNXH, về
thời kì quá độ của chúng ta. "Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là
những sai lầm về chính sách kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản
đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan".
Tại Đại hội VII và trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH",
Đảng ta đã chỉ rõ: "Trong cách mạng XHCN, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi,
xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng XHCN. Nhưng Đảng đã phạm sai
lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo XHCN, xóa bỏ
Trang 6
ngay nền kinh tế nhiều thành phần, có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng,
duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp…". Nhận định đó cho thấy
chủ nghĩa chủ quan và duy ý chí là một trong những yếu tố chủ yếu dẫn đến những sai lầm,
khuyết điểm trong việc hoạch định đường lối, chính sách, trong hoạt động thực tiễn của Đảng và
Nhà nước ta suốt một thời gian dài.
Cách đây hơn một thế kỷ, C. Mác đã khẳng định: “Trong tiến trình phát triển của mình, con
người trước hết cần phải tạo ra những điều kiện vật chất của một xã hội mới và không một nỗ
lực mạnh mẽ nào của tư tưởng hay ý chí lại có thể giải thoát họ khỏi số phận ấy". Trong quá
trình xây dựng một chế độ xã hội mới, việc hoạch định đường lối chiến lược lâu dài và định ra
đường lối sách lược, chính sách cụ thể cho từng giai đoạn là hết sức quan trọng. Song, như V.I.
Lê nin đã từng cảnh tỉnh chúng ta: "Đối với một chính Đảng vô sản, không có sai lầm nào nguy
hiểm hơn là định ra sách lược của mình theo ý muốn chủ quan... Định ra một sách lược vô sản
trên cơ sở đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại. Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng sự can
thiệp một cách duy ý chí vào các qúa trình kinh tế, văn hoá và khoa học – kỹ thuật, việc áp đặt ý
muốn chủ quan vào việc hoạch định đường lối, chính sách vào hoạt động thực tiễn đã dẫn đến
những biến dạng, "tha hóa" trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa đất nước lâm vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng kéo dài. Bởi vậy, việc khắc phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí trong
việc hoạch định đường lối, chính sách và trong hoạt động thực tiễn luôn là một vấn đề mang tính
thời sự cấp bách.
Lịch sử đã chứng minh rằng cơ sở khách quan cho việc hoạch định bất kỳ một đường lối,
chính sách nào bao giờ cũng là lợi ích của giai cấp thống trị và những quy luật khách quan của sự
phát triển xã hội. Chính lợi ích (đặc biệt là lợi ích kinh tế) của chủ thể chính trị là cái tạo ra
đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Và, chính lợi ích kinh tế ấy đã quy định tính đặc
thù của công cuộc cải tạo xã hội, quy định sự lựa chọn các biện pháp và phương tiện để đạt được
mục đích đã đề ra. Lênin đã nhấn mạnh: "Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng
như chính sách đối ngoại... đều do những lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của các giai cấp thống trị...
quyết định". Ông đã coi đó là cơ sở của toàn bộ thế giới quan mácxít và những người cộng sản
thường một giây phút nào được lãng quên" điều đó. Như vậy, theo Lênin, bất cứ đường lối, chính
sách nào cũng thể hiện lợi ích và ý chí của giai cấp thống trị, nó cho thấy rõ lực lượng nào, bằng
biện pháp phương tiện nào để thực hiện nó trong thực tiễn. Vấn đề quan trọng ở đây là:
- Thứ nhất, lợi ích của giai cấp thống trị có phù hợp với quy luật khách quan của sự phát
triển xã hội không?
Trang 7
- Thứ hai đường lối, chính sách có phản ánh một cách đúng đắn và kịp thời quy luật khách
quan và lợi ích của đông đảo quản chúng lao động không?
- Thứ ba, các biện pháp và phương tiện thực hiện đường lối, chính sách đó trong thực tiễn
có đem lại hiệu quả không?
Rõ ràng là, trong bất cứ đường lối, chính sách nào ngoài cơ sở khách quan còn có mặt chủ
quan. Mặt khách quan của đường lối, chính sách là hoàn cảnh kinh tế, chính trị - xã hội, mối quan
hệ giữa các giai cấp và lợi ích của chủ thể đường lối, chính sách. Mặt chủ quan của đường lối,
chính sách thể hiện trong ý chí, nguyện vọng của chủ thể, trong việc lựa chọn các biện pháp,
phương tiện thực hiện nó trong thực tiễn. Bởi vậy, ngay trong những điều kiện hết sức thuận lợi
(lợi ích và ý muốn của chủ thể phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội) thì trong
bất cứ đường lối, chính sách nào và việc thực hiện nó trong thực tiễn vẫn cứ tồn tại nguy cơ của
chủ nghĩa chủ quan, của ý chí luận. Nguy cơ đó là ở chỗ coi thường quy luật khách quan và lợi
ích của quần chúng lao động, xuyên tạc tư tưởng và mục đích của công cuộc cải tạo xã hội, xem
nhẹ kinh nghiệm lịch sử. Nó biểu hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, vi phạm nguyên tắc phân tích và đánh giá một cách khách quan khoa học các
hiện tượng xã hội, hiểu không đúng mối liên hệ giữa quy luật phát triển của xã hội và lợi ích, nhu
cầu của quần chúng.
Thứ hai, áp dụng biện pháp hành chính mệnh lệnh (thậm chí cả biện pháp bạo lực) trong
quản lý kinh tế và quản lý xã hội, bất chấp quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.
Thứ ba, từ bỏ nguyên tắc dân chủ, say mê quyền lực, sùng bái cá nhân và coi thường quần
chúng lao động.
2.2 Chủ nghĩa chủ quan và duy ý chí thường gắn liền với "lý luận bạo lực".
Cơ sở của lý luận này là tuyệt đối hóa "phương pháp chiến tranh", sùng bái bạo lực và vai
trò của cá nhân trong lịch sử. C. Mác và F. Engen đã chứng minh tính vô căn cứ của lý luận này
và khẳng định sự phá sản tất yếu của nó.
Khi vạch ra phép biện chứng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, khắc phục chủ
nghĩa ... trong lịch sử, các ông đã đưa ra luận cứ về khả năng và giới hạn của bạo lực trong đời
sống xã hội. Và, khi phê phán quan niệm duy ý chí về những tiền đề của cách mạng xã hội, các
ông đã chỉ rõ bạo lực không thể tạo ra một chế độ xã hội mới, sức mạnh và vai trò của nó thể hiện
ở chỗ, "bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới". Bạo lực là "bà đỡ” chứ không
phải là "người mẹ", là "điều kiện" chứ không phải là "nguyên nhân" sinh ra "đứa trẻ” - xã hội
mới. Bởi vậy, việc sử dụng bạo lực đòi hỏi phải có điều kiện nhất định, phải có nghệ thuật để
không làm chết "đứa trẻ” mới sinh ra, để xã hội mới ra đời một cách khỏe mạnh và phát triển một
Trang 8
cách bình thường. Khi vận dụng và phát triển lý luận bạo lực XHCN, Lênin cũng đã chỉ rõ bạo
lực cần để đập tan Nhà nước tư sản và trấn áp bọn phản động, ăn bám, bóc lột, nhưng "thật là ngu
xuẩn nếu tưởng tượng rằng chỉ dùng bạo lực cũng có thể giải quyết được vấn đề tổ chức khoa học
và kỹ thuật mới trong công cuộc xây dựng xã hội cộng sản".
Trong cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại mưu toan "chỉ huy" nền kinh tế bằng mệnh lệnh,
"kìm kẹp" đời sống chính trị - xã hội, sử dụng biện pháp quân sự trong quản lý tác động đến quần
chúng bằng phương tiện cưỡng bức, Lênin đã vạch rõ sự phát triển của lực lượng sản xuất - đó là
một quá trình mang tính khách quan. Bởi vậy, theo ông, trong lĩnh vực kinh tế chúng ta "không
thể đi bằng những cơn lốc và bằng những bước nhảy vọt". Đường lối kinh tế không thể xây dựng
trên sự coi thường quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, không thể tách ra khỏi thực trạng
của nền kinh tế. Một đường lối như vậy chỉ có thể dẫn đến một kết quả duy nhất - sự phá sản
hoàn toàn công cuộc xây dựng kinh tế. Thực tiễn của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta thời
gian qua cũng đã khẳng định điều đó.
Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đã phạm phải sai lầm giáo điều, cứng nhắc và
chủ quan duy ý chí khi áp đặt một mô hình CNXH được thiết kế không xuất phát từ thực tiễn
nước ta. Đó là mô hình CNXH thuần khiết với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chỉ hai hình
thức sở hữu toàn dân và tập thể được phép tồn tại với sự thống nhất tuyệt đối về chính trị và tinh
thần. Do nhận thức mang tính chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn, không tôn trọng quy luật
khách quan nên đường lối, chính sách nhằm xây dựng mô hình đó và các biện pháp, phương tiện
để thực hiện đường lối, chính sách này không có tác dụng cài tạo thực tiễn, làm cho thực tiễn
kinh tế - xã hội của nước ta phát triển theo chiều hướng tiến lên mà ngược lại còn kìm hãm sự
phát triển đó.
Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí đã đưa chúng ta tới ảo tưởng có thể đưa ngay nền kinh tế còn
phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH. Do muốn "tiến thẳng", muốn quá độ trực tiếp lên
CNXH, chúng ta đã bỏ qua chỉ dẫn của Lênin về hình thức quá độ gián tiếp để một nước mà nền
kinh tế còn là sản xuất nhỏ đi lên CNXH. Chúng ta đã quên rằng chính Lênin đã khẳng định:
"Nếu phân tích tình hình chính trị hiện nay, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang ở vào một
thời kỳ quá độ trong thời kỳ quá độ. Toàn bộ nền chuyên chính vô sản là một thời kỳ quá độ,
nhưng hiện nay có thể nói rằng chúng ta có cả một loạt thời kỳ quá độ mới". Do chủ quan duy ý
chí, do áo tưởng, chúng ta đã không nhận thức đúng vị trí và vai trò của các bước quá độ gián tiếp
và do đó chúng ta đã bỏ qua các hình thức kinh tế trung gian quá độ của một nước nông nghiệp
lạc hậu đi lên CNXH. Biểu hiện rõ nét nhất của sai lầm đó là đường lối xây dựng CNXH với bốn
mục tiêu chủ yếu mà Đại hội IV đã đề ra, là kế hoạch hoàn thành thời kỳ quá độ trong vòng 20
Trang 9
năm, là mong muốn giải quyết mọi vấn đề kinh tế - xã hội cả bề rộng lẫn chiều sâu trong một
khoảng thời gian ngắn, là sự phủ nhận nền sản xuất hàng hóa và thành kiến với quy luật giá trị,
với mối quan hệ hàng - tiền, với cạnh tranh… "Chúng ta đã có những thành kiến không đúng,
trên thực tế, chưa thực sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách
quan, do đó không chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương, chính sách kinh tế.
Một biểu hiện nữa của sai lầm do mắc bệnh chủ quan duy ý chí là đường lối tiến hành công
nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp. Từ chỗ không đánh giá đầy đủ những đặc thù của một
nước nghèo nàn và kém phát triển, nền kinh tế vẫn ở tình trạng nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ
thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, chúng ta đã vội vàng tiến hành công nghiệp hóa
XHCN, hơn nữa lại tập trung ngay vào công nghiệp nặng với vốn đầu tư lớn song hiệu quả chẳng
thu được là bao. Đặc biệt, khi tiến hành tập thể hóa nông nghiệp chúng ta đã cứng nhắc, rập
khuôn theo nước ngoài, không tính đến một cách đầy đủ sự lạc hậu, nặng tính tự cấp, tự túc và
phân tán của nền nông nghiệp nước ta. Khi đó chúng ta đã quên rằng chính F. Engen đã chỉ rõ:
"Bất cứ ở đâu, bản thân những biện pháp quá độ cũng sẽ phải thích ứng với những điều kiện sẽ
có trong thời gian đó, những biện pháp quá độ đó, trong các nước có chế độ chiếm hữu ít ruộng
đất, sẽ căn bản khác với những biện pháp quá độ trong các nước có chế độ chiếm hữu nhiều
ruộng đất". Sai lầm đó đã được lặp lại sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khi
đó, với khí thế của một dân tộc vừa chiến thắng lại cộng thêm nhiệt tình mang nặng tính tiểu tư
sản, chúng ta chỉ thấy một mầu hồng mà không lường hết khó khăn trong quá trình công nghiệp
hóa và tập thể hóa nông nghiệp.
2.3 Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí đã dẫn chúng ta đến chỗ tạo ra chế độ hành chính
mệnh lệnh, tạo ra cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Đến lượt mình, chế độ hành chính mệnh lệnh, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp lại trở
thành "mảnh đất mầu mỡ" để chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí phát triển. Bởi lẽ, ở chúng luôn có
cội nguồn kinh tế - xã hội, tâm lý và tư tưởng, có những tiền đề triết học và cơ sở phương pháp
luận làm nảy sinh và nuôi dưỡng chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Chế độ hành chính mệnh lệnh, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thể hiện dưới những hình
thức hết sức đa dạng, bắt đầu từ thói độc đoán, gia trưởng đến bệnh hình thức, tệ quan liêu giấy
tờ. Nguy cơ của căn bệnh trầm trọng này trong việc hoạch định đường lối, chính sách, trong hoạt
động thực tiễn là ở chỗ:
Thứ nhất, nó dẫn đến chỗ tách đường lối, chính sách ra khỏi đời sống kinh tế - xã hội. Nó
làm cho đường lối, chính sách không phản ánh đúng lợi ích sống còn và ý chí của quần chúng lao
động mà thể hiện lợi ích, ý chí, ý muốn chủ quan của một nhóm người. Bởi vậy, nguy cơ mà nó
Trang 10
dẫn đến không chỉ đơn giản là việc quản lý thiếu hiệu quả, tệ quan liêu giấy tờ, bệnh hình thức,
sự thờ ơ... mà đó còn là nguy cơ của việc quan liêu hóa đời sống xã hội, là hiểm họa của việc tách
các cơ quan nhà nước ở mọi góc độ ra khỏi lực lượng sáng tạo chân chính - quần chúng lao động.
Thứ hai, nó dẫn đến chỗ tuyệt đối hóa biện pháp hành chính, cưỡng bức trong việc giải
quyết các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa - xã hội, bất chấp những quy luật khách quan của đời sống
kinh tế - xã hội.
Thứ ba, nó tạo ra thái độ bàng quan, thờ ơ, lãnh đạm ở những người lãnh đạo trước yêu cầu,
nguyện vọng của quần chúng. Nó dẫn đến hiện tượng lạm dụng chức quyền để mưu đồ lợi ích cá
nhân. Nó khiến cho phê bình và tự phê bình trở thành khẩu hiệu suông.
Và, thứ tư, nó dẫn đến chỗ coi thường ý kiến và khả năng sáng tạo của quần chúng lao
động. Nó hạn chế tính công khai, dân chủ, hạn chế quyền tự do và các quyền công dân khác của
quần chúng lao động.
Khi thực tiễn đã thay đổi, chế độ hành chính mệnh lệnh, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
trở thành cung cách, phương pháp hoàn toàn xa lạ với bản chất đích thực của CNXH, của công
cuộc đổi mới đất nước, của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu theo
định hướng XHCN. Bởi lẽ, như Lênin đã khẳng định: Tính sáng tạo sinh động của quần chúng,
đó là nhân tố cơ bản của xã hội mới... CNXH không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên
ban xuống. Tính chất máy móc hành chính và quan liêu không dung hợp được với tinh thần của
CNXH, CNXH sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân.
Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí còn dẫn đến chỗ cường điệu hóa vai trò của nhân tố chủ
quan, của yếu tố chính trị trong việc hoạch định đường lối, chính sách và trong hoạt động thực
tiễn. Biểu hiện cụ thể của nó là ở chỗ chúng ta đã quá đề cao nhiệt tình của quần chúng. Chúng ta
đã ảo tưởng khi cho rằng dựa vào nhiệt tình của quần chúng, vào ý chí và nguyện vọng chủ quan.
Chúng ta sẽ đạt được tất cả những gì mong muốn, vượt lên trên cả những đòi hỏi của thực tiên,
của những quy luật khách quan đang tác động trong đời sống kinh tế - xã hội. Đó là thứ ảo tưởng
mà V.I. Lênin đã từng phê phán khi ông chỉ ra rằng nhiệt tình cách mạng chỉ là một trong những
yếu tố chứ không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự ra đời một chế độ xã hội mới, nó chỉ có
thể phá vỡ được cái cũ chứ không thể xây dựng cái mới. Còn khi xem xét mối quan hệ giữa yếu
tố chính trị và yếu tố kinh tế, chúng ta thường dành quyền ưu tiên cho yếu tố chính trị. Chính việc
vi phạm mối quan hệ này, việc tuyệt đối hóa yếu tố chính trị đã dẫn chúng ta đến chỗ tuyệt đối
hóa chuyên chính vô sản, coi nó là tất cả, có nó sẽ có tất cả và không thấy ràng nó chỉ là công cụ,
là phương tiện cho sự ra đời một chế độ xã hội mới.
Trang 11
Có thể khẳng định rằng công cuộc đổi mới mà chúng ta đang tiến hành sẽ không thể thành
công nếu chúng ta không kiên quyết khắc phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí. Chúng ta phải làm
cho nó không còn là một căn bệnh trầm trọng như nó đã từng là như vậy. Nhưng khi khắc phục
nó, xóa bỏ nó chúng ta phải đề phòng chủ nghĩa chủ quan mới, duy ý chí mới - sự bảo thủ, trì trệ,
đổi mới nửa vời.
Đáng tiếc là việc khắc phục để đi đến chỗ xóa bỏ chủ nghĩa chủ quan duy ý chí trong việc
hoạch định đường lối, chính sách, trong hoạt động thực tiễn luôn vấp phải những khó khăn, trở
ngại khách quan của quá trình nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của sự phát triển
kinh tế - xã hội. Khó khán là ở chỗ, một mặt, trong hiện thực lịch sử luôn "ẩn dấu” những mầm
mống, khả năng, khuynh hướng khác nhau, mặt khác, lịch sử lại được thực hiện thông qua hoạt
động của con người, mà hoạt động này lại có giới hạn nhất định và do đó con người không thể
hiểu thấu và bao quát được tất cả các khả năng, khuynh hướng của quá trình phát triển. Bởi vậy
việc lựa chọn khả năng khuynh hướng của sự phát triển, lựa chọn phương án cải tạo xã hội, hoạch
định đường lối, chính sách cho phương án cải tạo đó và đưa nó vào thực tiễn là một công việc hết
sức phức tạp, một quá trình lâu dài với sự tham gia của đông đảo quần chúng, nhân dân lao động.
Công việc này không những đòi hỏi "học cách đánh giá khoa học" các sự kiện của đời sống xã
hội, như Lênin đã khẳng định, mà còn phải biết khảo sát, những lợi ích của con người, nhóm
người, tập đoàn người, giai cấp trong xã hội. Bởi lợi ích luôn chi phối, điều chỉnh và thúc đẩy
hoạt động của con người. Vì thế mọi đường lối, chính sách được đưa ra phải phản ánh được quy
luật khách quan và lợi ích của quần chúng, phải đúc kết được kinh nghiệm thực tiễn và có khả
năng thực thi trong thực tiễn.
2.4 Những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và việc
vận dụng nó vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Hiện nay thực trạng trình độ sản xuất nước ta còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội chưa đầy đủ , chưa vững chắc, đời sống của nhân dân chưa cao, tuy nhiên chúng ta
có cả một tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, con người cũng như các quan hệ trong và ngoài
nước mà chúng ta chưa khai thác một cách tốt nhất thì việc Đảng và Nhà nước chủ trương thực
hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, chủ trương thực hiện nhất quán xã hội chủ nghĩa là nhằm phát
huy tối ưu tài lực, trí tuệ, nhân lực còn tiềm tàng ấy, nhằm tạo ra sự chuyển hóa về chất trong
toàn bộ đời sống xã hội để đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà cách mạng Việt Nam đang đặt ra.
Mục đích , đường lối chủ trương thuộc lĩnh , vực tư tưởng. Tự bản thân tư tưởng không
thể trở thành hiện thực mà phải thông quan hoạt động của con người . Mặt khác khi lịch sử đặt ra
cho con người những nhiệm vụ phải giải quyết thì nó cũng nảy sinh ra những điều kiện vật chất
Trang 12
để giải quyết nhiệm vụ đó nên vấn đề trọng yếu trước tiên, quyết định con người thành công hay
thất bại là con người có tìm ra , có huy động được, có tổ chức được những yếu tố vật chất thành
lực lượng vật chất để thực hiện mục đích, đường lối chủ trương của mình hay không.
Trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta đã rất thành công trong việc huy động, tổ chức sức
mạnh của mỗi người mỗi vùng và sức mạnh của cả nước , sức mạnh trong và ngoài nước, sức
mạnh của quá khứ hiện tại ,tương lai tạo nên một lực lượng vật chất khổng lồ của chiến tranh
nhân dân, đánh bại những thế lực hơn chúng ta nhiều lần về tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự
để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
Ngày nay với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chúng ta đã xác định “
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công
nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã
hội , phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội”
cũng chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Phải tôn tri thức khoa học: Tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới , được khái
quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Tri thức khoa học giữ vị trí đặc biệt quan trọng
trong đời sống con người vì nó là một trong những động lực phát triển của xã hội.
Phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để trở thành
tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động. Từ tôn trọng tri thức khoa học đến làm
chủ được tri thức khoa học là một quá trình . Việc vươn lên làm chủ tri thức khoa học không chỉ
liên quan đến quan niệm của con người về khoa học mà còn liên quan đến năng lực , nghị lực
quyết tâm của con người vào những điều kiện vật chất để thực hiện nó. Vươn lên làm chủ tri thức
khoa học, truyền bá tri thức khoa học là hoạt động vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội
và liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Ở nước ta hiện nay việc khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy
tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu, việc đầu tư có
trọng điểm trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học, việc chủ trương xã hội hóa giáo dục
để cả nước trở thành một xã hội học tập, chủ trương sử dụng tối ưu hóa những phương tiện thông
tin đại chúng cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, việc động viên các nhà khoa học
bám sát cơ sở sản xuất, hướng dẫn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri thức mới về khoa học
và công nghệ…..mà Đảng và nhà nước và toàn dân đang tiến hành là những hoạt động sống động
về việc phát huy tính năng động chủ quan phù hợp với yêu cầu và điều kiện của xã hội hiện tại
Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương
pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn. Những yêu
Trang 13
cầu này khác nhau nhưng thống nhất và quan hệ hữu cơ với nhau nên hoạt động của con người
chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện chúng đồng bộ và chống lại những quan điểm, những biểu
hiện đối lập với nhau.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP
Những khuynh hướng sai lầm này biểu hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động thực tiễn của
con người và làm cản trở, thậm chí triệt tiêu sự phát triển, do đó, chúng được coi là những căn
bệnh. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy của phép biện chứng duy vật, việc đề cao vai trò của nó đối
với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy càng trở nên có ý nghĩa hết sức to lớn.
Dưới đây chúng tôi trình bày một số sai lầm tiêu biểu trong tư duy và trong nhận thức cần
được khắc phục và con đường khắc phục chúng.
Về bệnh chủ quan duy ý chí : “Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm kép, trong đó chủ
thể tư duy vừa mắc phải chủ nghĩa chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Chủ nghĩa chủ
quan chỉ thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể trong quan niệm và hành động,
phủ nhận hoàn toàn hay phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới vật chất, của hiện thực
khách quan". Thực chất của căn bệnh này là, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn,
người ta tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường các quy luật
khách quan của sự vận động và phát triển.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ quan duy ý chí. Nếu vận dụng nguyên lý về mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để xem xét thì rõ ràng, bệnh chủ quan duy
ý chí là kết quả nếu không nói là tất cả của những điều kiện sinh hoạt vật chất - xã hội, cụ thể là
của trình độ phát triển thấp kém về kinh tế. Đó chính là nguyên nhân của những nguyên nhân sau
đây:
Bệnh chủ quan duy ý chí là sự thể hiện về trình độ văn hoá, khoa học của chủ thể nhận thức
có thể khẳng định rằng, ở một mức độ nào đó, người ta không thể có được tư duy biện chứng
khoa học khi trình độ văn hoá, khoa học chưa đạt đến một chuẩn mực cần có. Vì vậy, sự yếu kém
về trình độ văn hoá, khoa học sẽ tất yếu dẫn đến tư duy kinh nghiệm và phạm phải sai lầm chủ
quan duy ý chí.
Do ý thức sai lầm về vai trò của lý luận mà dẫn đến lãng quên việc thường xuyên chủ động
nâng cạo năng lực tư duy lý luận (trong đó bao gồm cả quá trình học tập lý luận và kiểm nghiệm
thực tiễn). Về điểm này, Engen đã từng khẳng định: "Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh
dưới dạng năng lực của người ta. Năng lực ấy cần phái được phát triển hoàn thiện... Vì vậy, để
Trang 14
khắc phục tình trạng yếu kém đó, cách trước tiên và chủ yếu là phải học tập, rèn luyện lý luận.
của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Tựu trung, bệnh chủ quan duy ý chí là do sự yếu kém về trình độ nhận thức nói chung và sự
hạn chế trong quá trình áp dụng lý luận vào thực tiễn nói riêng. Do đó, Lênin đã gọi căn bệnh này
"là sự mù quáng chủ quan", là sai lầm tự phát dẫn đến rơi vào chủ nghĩa duy tâm một cách không
tự giác. Về lý luận, bệnh chủ quan duy ý chí có nhiều biến thể phức tạp và trở thành mầm mống
cho nhiều căn bệnh mới trong nhận thức. Song là một loại bệnh "ấu trĩ tả khuynh" nên nó vẫn có
khả năng được ngăn ngừa và loại bỏ.
Thực tiễn cho thấy, quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách mạng và sự
cụ thể hoá đường lối đó bằng các chủ trương, chính sách và pháp luật, nếu bị sự can thiệp, áp đặt
của ý muốn chủ quan tự phát sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước mà
trước mắt cũng như lâu dài, hậu quả của nó khó có thể lường trước được. Về vấn đề này,
V.I.Lênin đã cảnh báo: "Đối với một chính Đảng vô sản, không sai lầm nào nguy là nguy hiểm
hơn là định ra sách lược của mình theo ý muốn chủ quan. Định ra một sách lược vô sản nói trên
cơ sở đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại".
Có thể sau khi chủ trương, đường lối bị thất bại do bệnh chủ quan gây nên, những người
hoạch định chúng sớm nhận ra sai lầm, do đó chúng có thể được khắc phục, sửa chữa cho phù
hợp với quy luật khách quan và yêu cầu của thực tiễn. Nhưng cũng có thể xảy ra các tình trạng
sau đây:
- Không nhận thức được nguồn gốc sai lầm về mặt tư duy, nhận thức
- Nhận thức được nguồn gốc sai lầm đó nhưng chậm được sửa chữa, khắc phục.
Trong trường hợp thứ hai, ngoài nguyên nhân hạn chế về trình độ nhận thức, trình độ lý
luận dẫn đến lúng túng về biện pháp khắc phục, sửa chữa, sai lầm, theo chúng tôi, còn có nguyên
nhân chủ quan khác. Đó là, do tính bảo thủ hoặc vì lợi ích cá nhân nên chủ thể tìm cách che giấu
khuyết điểm, sai lầm chủ quan, tìm cách thuyết minh cho "sự sáng tạo hợp quy luật" hoặc tìm
cách đổ lỗi cho người khác, hoặc cho nguyên nhân khách quan... Trong tình hình đó, thay cho
việc tìm cách khắc phục sai lầm thì có thể là thái độ thời ơ, chờ đợi sự may rủi... và do đó, sai lầm
càng trở nên nghiêm trọng. Như vậy, nguyên nhân lẫn trong hậu quả. Bệnh chủ quan duy ý chí
còn dẫn đến tệ mệnh lệnh hành chính, hình thức chủ nghĩa, bệnh gia trưởng độc đoán chuyên
quyền, ban phát đặc ân, tệ sùng bái cá nhân, tham ô, lãng phí, coi thường người lao động...
Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây, chúng ta cũng đã mắc phải căn bệnh
này. Căn bệnh đó biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã chủ quan trong việc đánh giá những khả năng hiện
có, vì thế mà sinh ra những ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển kinh tế, và do đó, dẫn đến việc
Trang 15
ra nhng ch tiờu quỏ cao trong xõy dng c bn v phỏt trin sn xut. Trong ci to v xõy
dng ch ngha xó hi trc i mi, chỳng ta ó khụng cú c mt ng li, chớnh sỏch phỏt
trin kinh t thn trng v khoa hc dn ng. Sai lm ch quan duy ý chớ ú l s vi phm
nguyờn tc khỏch quan ca s xem xột, trỏi vi tinh thn ca phộp bin chng duy vt.
L cn bnh khụng ch do yu kộm v trỡnh nhn thc, trỡnh lý lun m cũn l sn
phm ca mt nn sn xut nh lc hu kộo di, n lt nú, bnh ch quan duy ý chớ tr thnh
mt trong nhng nguyờn nhõn lm cho nn kinh t b ỡnh n, sa sỳt. Do vy, quỏ trỡnh khc
phc bnh ch quan duy ý chớ phi l s kt hp gia vic nõng cao trỡnh nhn thc, trỡnh
lý lun, trong ú bao hm c vic nm vng phộp bin chng duy vt vi vic y mnh i mi
v phỏt trin kinh t.
Chng no cn bnh ny cha c khc phc trit thỡ nú s cũn gn kt cht ch vi
bnh kinh nghim v bnh giỏo iu lm cn tr s phỏt trin t nc.
LờI KếT
Trong bt c ng li, chớnh sỏch no ngoi c s khỏch quan cũn cú mt ch quan. Mt
khỏch quan ca ng li, chớnh sỏch l hon cnh kinh t, chớnh tr - xó hi, mi quan h gia
cỏc giai cp v li ớch ca ch th ng li, chớnh sỏch. Mt ch quan ca ng li, chớnh sỏch
th hin trong ý chớ, nguyn vng ca ch th, trong vic la chn cỏc bin phỏp, phng tin
thc hin nú trong thc tin. Bi vy, ngay trong nhng iu kin ht sc thun li (li ớch v ý
mun ca ch th phự hp vi quy lut khỏch quan ca s phỏt trin xó hi) thỡ trong bt c
ng li, chớnh sỏch no v vic thc hin nú trong thc tin vn c tn ti nguy c ca ch
ngha ch quan, ch ngha duy ý chớ. Nguy c ú l ch coi thng quy lut khỏch quan v li
ớch ca qun chỳng lao ng, xuyờn tc t tng v mc ớch ca cụng cuc ci to xó hi, xem
nh kinh nghim lch s, phõn tớch v ỏnh giỏ mt cỏch khỏch quan khoa hc cỏc hin tng xó
hi, hiu khụng ỳng mi liờn h gia quy lut phỏt trin ca xó hi v li ớch, nhu cu ca qun
chỳng, ỏp dng bin phỏp hnh chớnh mnh lnh (thm chớ c bin phỏp bo lc) trong qun lý
kinh t v qun lý xó hi, bt chp quy lut khỏch quan ca s phỏt trin xó hi, t b nguyờn tc
dõn ch, say mờ quyn lc, sựng bỏi cỏ nhõn v coi thng qun chỳng lao ng.
Do còn hạn chế về trình độ, trong quá trình nghiên cứu hẳn không tránh khỏi thiếu sót.
Em mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô để công trình nghiên cứu của em hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!
Trang 16
Danh mục tài liệu tham khảo
--------------
1. Giáo trình triết học Mác Lênin (Dùng cho các trờng đại học, cao đẳng)- ( Nhà
xuất bản chính trị quốc gia).
2. Giáo trình triết học Mác Lênin tập 2 - ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia).
3. Giỏo trỡnh Mụn Trit hc dnh cho hc viờn Cao hc- (Nhà xuất bản chính trị hành chính).
Trang 17