Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Cơ sở hạ tầng du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 29 trang )


GIAO THÔNG VẬN TẢI


1. Đường thủy
• Mật độ các tuyến đường thủy là 0, 68km/km2, cao hơn đáng
kể so với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
• Hệ thống kênh rạch ở đây chằng chịt, với tổng chiều dài
4952 km, bao gồm 197 con sông và kênh, rạch, được phân ra
37 con sông (chiều dài 1706km, chiếm 36% tổng chiều
dài đường thủy của vùng)
137 kênh (chiều dài 2780 km, chiếm 55%)
33 con rạch (chiều dài 466, chiếm 9%).


Hệ thống sông – kênh – rạch tạo thành mạng lưới liên kết
các tỉnh với nhau. Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới
các tỉnh trong vùng bằng các tuyến
Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ
Thành phố Hồ Chí Minh – Long Xuyên
Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Hóa (Long An)
 Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau
Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương (tỉnh Kiên
Giang).


• Trong vùng có hệ thống cảng nội địa trải khắp mạng lưới
các tuyến đường thủy. Các cảng chính gồm có Mỹ Tho (Tiền
Giang), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trà Nóc (Cần thơ), Long
Xuyên (An Giang), Kiên Lương (Kiên Giang)…
• Ngoài ra còn có một số bến mới hình thành trong những


năm gần đây. Đó là
- Xẻo Rô (trên sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang),
- Vị Thanh (trên sông Xà No, Cần Thơ),
- Thới Bình (trên sông Chẹm)
- Các bến của nhà máy xi măng Tân Hiệp,
- Bến tổng kho xăng dầu, bến tổng kho vật tư nông nghiệp
(kênh Rạch Sỏi),
- Bến tập kết đá xây dựng (trên kênh Rạch Giá, Kiên Lương)





Mở đường ra biển cho ĐBSCL
Cuối năm 2009, Cục Hàng hải Việt Nam đã khởi công dự án luồng
tàu biển mới qua kênh Quan Chánh Bố để tàu có tải trọng tới
20.000 tấn có thể ra vào Sông Hậu.
Theo Cảng vụ TP. Cần Thơ, hiện luồng tàu biển cửa Định An (dài
30km) trên sông Hậu đã bị bồi lắng nghiêm trọng. Độ sâu tại đây
chỉ còn 1,9 m làm cho tàu có tải trọng từ 3.000 tấn trở lên phải đến
các cảng tại TP.HCM để bốc dỡ hàng do không lưu thông được.
Nhằm khắc phục tình trạng này, Cần Thơ đang triển khai dự án
đầu tư 311 tỷ đồng nạo vét 5,7 triệu m3 cát sa bồi tại luồng Định An
nhằm khôi phục độ sâu luồng đạt 3m để tàu 10.000 tấn có thể lưu
thông.
Tuy nhiên, về lâu dài, luồng tàu nói trên vẫn không thể đáp ứng
nhu cầu vận chuyển đường biển của vùng ĐBSCL đang tăng mạnh
với các loại tàu có tải trọng trên 10.000 tấn.




2. Đường bộ
• Trong đó có 9 quốc lộ chạy qua với chiều dài 850 km. QL
1A, Tuyến N1, Tuyến Đường N2, QL30, QL 50, QL 53, QL
54, QL 60, QL 62, QL 80, QL 91
• Mạng lưới giao thông đường bộ khu vực ĐBSCL có
47.202,74 km đường bộ trong đó: quốc lộ: 1.960,23 km, tỉnh
lộ: 3.720,57km, đường huyện: 8.402,45 km, đường xã:
33.119,49 km,




Quốc lộ 1A đi qua vùng này phải vượt qua hai con sông lớn
là sông Tiền tại Mỹ Thuận và sông Hậu tại Cần Thơ. Số
lượng cầu là 64 chiếc với tổng chiều dài 3641 m (chưa kể
cầu Mỹ Thuận). Những cầu chính gồm có Bến Lức, Tân An,
An Hữu, Cái Răng, Mỹ Thuận và phà Cần Thơ (nay có cầu
Cần Thơ).

 Các nút giao thông lớn:




Vĩnh long : QL 53,QL 54, QL60, QL 91, QL 1A.
Long An : QL 1A, QL 62; đường cao tốc N1,N2.
Trà Vinh : QL 53, QL 54.



• Giai đoạn 2001 - 2010: hoàn thiện hệ thống mạng lưới
đường bộ, xây dựng mới các tuyến đường cao tốc
• Giai đoạn 2010 - 2020: Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống cơ
sở hạ tầng đường bộ, xây dựng mới các tuyến đường cao
tốc.


Hầu hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ hiện nay đã được
nâng cấp, mở rộng đảm bảo cho lưu thông thông suốt từ
TP HCM đến các tỉnh trong vùng.


• Giai đoạn sau 2015 sẽ bắt đầu khởi động nhiều dự án mang
tầm cỡ quốc gia như dự án tuyến đường sắt TP.HCM - Cần
Thơ (đã xong giai đoạn khảo sát và hiện đang trong giai
đoạn nghiên cứu tiền khả thi), hoàn thành tuyến đường bộ
cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, tuyến đường Hồ Chí Minh nối
dài đến Đất Mũi, đưa vào hoạt động sân bay quốc tế Phú
Quốc... Mục tiêu đến năm 2020, vùng ĐBSCL sẽ có được hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, liên hoàn
và tương đối hoàn chỉnh
• Tuyến đường huyết mạch của vùng ĐBSCL là quốc lộ 1A đã
cơ bản hoàn thành việc nâng cấp.
• Dự kiến trong năm 2010, cầu Gành Hào 2 (đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng cuối tháng 9 năm 2010), sáu cầu trên đoạn
Đầm Cùng - Năm Căn (Cà Mau), cũng sẽ được thông xe


Các công trình giao thông có quy mô lớn



3. ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

a. Sân bay Trà Nóc(Cần Thơ)
Sân bay Cần Thơ, còn có tên là Sân bay Trà Nóc, là
một sân bay nằm tại quận Bình Thủy - Thành phố Cần Thơ
Đường bay- điểm đến:
* Nội điạ
 Cần Thơ - Đà Nẵng
 Cần Thơ - Huế
 Cần Thơ - Nha Trang
 Cần Thơ - Cát Bi - Hải Phòng
 Cần Thơ - Vinh…
* Quốc tế
 Các đường bay trong tương lai:
 Cần Thơ - Singapore
 Cần Thơ - Malaysia
 Cần Thơ - Thái Lan
 Cần Thơ - Campuchia


Sân bay Trà Nóc: phục vụ thành phố Cần Thơ và
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước Việt Nam
Nhà ga hành khách có diện tích sàn 20.600 mét vuông,
đến năm 2015 đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay B777,
B747- 400 (hạn chế tải trọng) có thể đón trên 2.000.000
khách cùng lượng hàng hóa khoảng 5.000 tấn/năm.
Năm 2009, sân bay vận chuyển 150.000 lượt hành
khách, gần 2.000 tấn hàng hóa.




b.
Giá:
b.Sân
Sânbay
bayRạch
Rạch
Giá:
Nằm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang, cực tây
Nằm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh lỵ của tỉnh Kiên
nam Việt Nam.
Giang, cực tây nam Việt Nam.
Sân bay nhỏ này thuộc sự quản lý của Cụm cảng Hàng không
nhỏmột
nàycơthuộc
sự Cục
quảnHàng
lý của
Cụm
miền Sân
Nam bay
(SAA),
quan của
không
Dâncảng
dụng Việt
Nam. Hàng không miền Nam (SAA), một cơ quan
của
Cục

Hàng
không
Dân
dụng
Việt
Nam.
Tuyến bay : Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.

Tuyến bay : Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.


Sân bay Rạch Giá: Cảng hàng không Rạch Giá
hiện có một đường hạ cất cánh dài 1.500 mét, rộng 30
mét; Một đường lăn dài 85 mét, rộng 15 mét; Sân đậu máy
bay có diện tích 5.500m2 với 5 vị trí đậu cho máy bay; Sân
đậu ôtô có diện tích 2.356m2. Nhà ga hành khách có diện
tích 426m2. Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe Nạp
điện, tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương,
xe cứu hỏa.
Riêng cảng hàng không, Chính phủ và các bộ
ngành cũng đã thống nhất từ nay đến 2010 sẽ cải tạo,
nâng cấp các cảng hàng không theo hướng thương mại
hóa, khai thác thường xuyên


c. Sân bay Phú Quốc:
- Là một sân bay ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Tuyến bay Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Rạch Giá.

Sân bay phú quốc: Sân bay được xây dựng trên diện tích 800 ha,

tổng mức đầu tư 2000 tỷ đồng. Sân bay Phú Quốc là sân bay quốc
tế, có đường cất hạ cánh 3000m x 50 m, nhà ga công suất 2,5 triệu
hành khách/năm.
Trong bốn sân bay Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá và Phú Quốc thì
phải tập trung đầu tư, nghiên cứu, mở rộng theo hướng đưa hai sân
bay Cần Thơ và Phú Quốc là cảng hàng không quốc tế để có thể
đáp ứng nhu cầu vận chuyển 10 triệu lượt khách/năm. Đồng thời có
thể xem xét liên doanh với nước ngoài đầu tư hai sân bay này.



HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC
1. Hệ thống cung cấp nước
 Hiện trạng
Nước sạch và vệ sinh môi trường vẫn còn rất hạn
chế. Nguồn nước trên sông tiền và sông hậu, các
nhánh sông trên lưu vực, trên các cửa sông thông
ra biển…. Đã có dấu hiệu ô nhiễm với các chỉ tiêu:
phèn, sắt, BOD, COD, H2S,NH4…


Nguồn nước ngầm được khai thác và sử dụng cho đời
sống sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, canh tác nông - lâm
– ngư nghiệp… chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến sự
sụt giảm mực nước ngầm ở một số nơi, sự nhiễm bẩn tầng
nước ngầm.
Hiện nay ở ĐBSCL còn khoảng 20% - 30% số hộ gia
đình chưa có nước sạch để sử dụng trong đời sống và sinh
hoạt.



 Nguyên nhân
Do các nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, đô thị và
các khu dân cư, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông
nghiệp… chưa được xử lí triệt để vẫn tiếp tục thải vào hệ
thống sông rạch trong khu vực.


 Hậu quả
Ô nhễm nguồn nước đã gây ra những dịch bệnh đối với
người: phụ khoa, tiêu chảy, sốt rét,… bên cạnh còn gây ra
những tác hại đối với các ngành khác: tôm, cá nuôi chết
hàng loạt trong ngành thủy sản,…
 Định hướng
Theo đó, đến năm 2020, 100% dân cư đô thị và dân cư
nông thôn sống tập trung sẽ được cấp nước sạch với tiêu
chuẩn cấp nước từ 80-120 lít/người/ngày.


2. Hệ thống cung cấp điện
Những dự án và kế hoạch phát triển nguồn điện và
chuyển tải phân phối điện.
Cùng với nỗ lực cải tạo , nâng cấp kéo mới hệ thống các
lưới điện 2006 – 2010. Nhiều nhà máy điện bất đầu đưa
vào khai thác sử dụng và nhiều nhà máy điện chính thức
khởi công xây dựng ở ĐBSCL: dự án nhà máy điện Cà
Mau( Cà Mau1, Cà Mau2) sản lượng 7505 tỉ kwh. Ô Môn
Cần Thơ( Ô Môn 1, Ô Môn 2) công suất 2800 Mw.



Có nhiều dự án: Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương(Kiên
Giang) công suất 4400Mw, điện lực duyên hải (Trà Vinh),




Qua đó góp phần tác động chuyển dich cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của ĐBSCL.


×