Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới sự tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành thành phố hồ chí minh (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.64 KB, 23 trang )

1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Đối với tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, vui chơi giải trí là
hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tinh thần và thể chất. Các
em tích lũy tri thức, kỹ năng sống, hình thành nhân cách và giải trí thông qua
hoạt động vui chơi. Sự nhận thức không đầy đủ về vấn đề này là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến quá tải trong hoạt động học tập của học sinh. Các em thiếu thời
gian, điều kiện để vui chơi giải trí.
Mặt khác, hoạt động giải trí dưới hình thức vận động còn rất hạn chế.
Học sinh tốn nhiều thời gian vào trò chơi điện tử, giải trí trên mạng internet,
xem truyền hình, phim ảnh…Nếu không bị lạm dụng thì những hoạt động giải
trí này cũng có tác dụng tích cực nhất định.
Hiểu được nhu cầu của các em, đánh giá đúng vai trò, tác động của hoạt
động vận động giải trí để có những định hướng đúng đắn và hơn thế nữa, hướng
dẫn tạo điều kiện để các em tham gia nhiều hơn các hoạt động giải trí dưới hình
thức vận động góp phần vào việc phát triển lành mạnh về thể chất của các em là
niềm trăn trở của chúng tôi. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn tên đề tài
luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới
tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí
Minh”. Hoạt động vận động giải trí ở đây được hiểu là một trong những loại
hình của “hoạt động vận động ngoài trời”
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu và thực trạng các
hoạt động vui chơi giải trí nói chung, vận động giải trí nói riêng, đánh giá đúng
tác động của vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất của học sinh tiểu
học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh làm cơ sở cho những kiến nghị đề
xuất trong việc định hướng và phát triển hoạt động vận động giải trí góp phần
phát triển thể chất, nâng cao tầm vóc thể trạng của các em.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án đã thực hiện 03 mục tiêu


nghiên cứu sau đây:
1. Nhu cầu và thực trạng hoạt động vận động giải trí của học sinh tiểu
học tại các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau:


2

Nhu cầu vui chơi vận động của học sinh tiểu học tại các quận nội thành
Tp. Hồ Chí Minh.
- Thời lượng vui chơi vận động hàng ngày của học sinh tiểu học tại các
quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
- Giờ học thêm hàng ngày của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp.
Hồ Chí Minh.
- Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vận động giải trí (sân bãi, trang
thiết bị, chi phí...).
2. Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh
và giải pháp tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học
nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau:
- Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
- Các giải pháp tăng cường hoạt động giải trí vận động cho học sinh tiểu
học nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
3. Đánh giá tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát
triển thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí
Minh.
Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau:
- Thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh
trước thực nghiệm.

- Tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất
của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
2. Những đóng góp mới của luận án.
Hầu hết học sinh tiểu học nội thành TP.HCM đều có nhu cầu vui chơi giải
trí. Tuy nhiên, nhu cầu này của học sinh tiểu học TP.HCM chưa được đáp ứng
đầy đủ, có đến 44.68 % số học sinh tiểu học hoàn toàn không có thời gian giải trí
trong ngày và chỉ có 20,62% số học sinh có thời lượng giải trí từ 02 giờ/ ngày trở
lên, bỡi vì có đến 100% học sinh đều phải học thêm mỗi ngày từ 1 giờ trở lên,
trong đó có đến 56.20% học sinh phải học thêm 2 giờ/ ngày. Có đến 82,11% học
sinh tiểu học nội thành TP.HCM thường chọn hình thức giải trí không vận động,
trong đó có đến 66,48% tiếp cận với các hình thức giải trí bằng công nghệ điện
tử, chỉ có 17,89% chọn các hình thức vui chơi giải trí bằng vận động, như đá cầu,
-


3

cầu lông, đá bóng, đạp xe, trượt ván, patin… điều này rất đáng báo động! Vấn đề
đặt ra là cần có những giải pháp để thỏa mãn nhu cầu giải trí của trẻ đồng thời lôi
cuốn, hấp dẫn các em ham thích các hình thức vận động giải trí.
Thể hình của học sinh tiểu học Tp.Hồ Chí Minh vượt trội; chức năng
(công năng tim) của học sinh tiểu học Tp.Hồ Chí Minh kém hơn (HW: 11 15); thể lực học sinh tiểu học Tp.Hồ Chí Minh vượt trội ở những chỉ tiêu dẻo
gập thân, lực bóp tay, kém hơn ở các chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút, so với trẻ em
Việt Nam cùng tuổi. Trên cơ sở đó luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp với 22
giải pháp nhỏ để tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học
nội thành Tp.Hồ Chí Minh như đã trình bày ở phần 3.2.1.3 (trang 102)
Sau thời gian thực nghiệm, học sinh tiểu học nhóm thực nghiệm vui chơi
vận động giải trí thường xuyên 2 lần trong tuần, mỗi lần 90 phút, trong một
năm học thì có từ 6/10 đến 10/10 chỉ tiêu thể chất đạt sự tăng trưởng cao hơn
một cách rõ rệt, đặc biệt chức năng và thể lực của học sinh thực nghiệm ở tất

cả các cấp lớp tăng cao hơn rõ rệt so với học sinh nhóm đối chứng. Cụ thể :
- Ở học sinh nữ: số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng
cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05: lớp
một là 10/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10;
- Ở học sinh nam: số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng
cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05, đối
với lớp một là 8/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10.
Điều này chứng tỏ tác dụng của hoạt động vui chơi vận động giải trí có
tác dụng tích cực, góp phần làm tăng trưởng thể chất cho học sinh tiểu học nội
thành thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 126 trang giấy khổ A4, bao gồm: Đặt vấn
đề: 4 trang; Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: 36 trang; Chương 2:
Đối tượng, phương pháp, tổ chức nghiên cứu: 16 trang; Chương 3: Kết quả
nghiên cứu và bàn luận: 68 trang; Phần kết luận và kiến nghị: 02 trang. Luận
án có 33 bảng và 23 biểu đồ 06 hình vẽ; 01 sơ đồ. Luận án sử dụng 79 tài liệu
tham khảo, trong đó có 67 tài liệu tiếng Việt, 13 tài liệu tiếng nước ngoài
(Tiếng Anh) và phần phụ lục.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và các ngành chức
năng về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ.
Chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi đã là trách nhiệm quan trọng hàng đầu của
toàn xã hội. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng
bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh, trong đó có pháp

luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời từng bước làm hài hoà
với pháp luật quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đó là
cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo cơ
hội cho thiếu nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, tinh thần, xứng
đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban
hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định, đặc biệt là chương trình hành động
quốc gia vì trẻ em, Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho thiếu nhi
và việc triển khai thực hiện Nghị định Số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 08
năm 2011 của Chính phủ đã tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức và
hành động của các cấp chính quyền đoàn thể đối với hoạt động vui chơi giải trí
của trẻ em.
Nhằm bảo vệ và chăm sóc thế hệ trẻ, từ năm 2010, Chính phủ đã có
Quyết định số 37 quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Theo đó,
để đạt chuẩn, mỗi xã, phường phải đạt 25 tiêu chí, trong đó có tiêu chí xây
dựng sân chơi cho trẻ em. Còn theo chương trình hành động quốc gia vì thiếu
nhi giai đoạn 2011-2020 thì mục tiêu đã được đặt ra: Đến năm 2020, có 45%
xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em; 40% huyện và 100% tỉnh có nhà
văn hóa thiếu nhi; quy hoạch mạng lưới các trung tâm vui chơi, giải trí, các nhà
thiếu nhi cấp tỉnh và cấp huyện, điểm vui chơi giải trí cấp xã hoặc liên xã dành
cho trẻ em…
Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, sự phối hợp đồng bộ,
hiệu quả của các Sở ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban Nhân dân quận - huyện,
phường - xã, thị trấn, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi của thành
phố đã đạt được những kết quả tích cực.


5

Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành

phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho đất nước, mà bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục đại học..., trong đó giáo dục phổ thông có vai trò đặc
biệt quan trọng. Hệ thống chỉ thị, nghị quyết, quyết định và các văn bản pháp
quy của Đảng và Nhà nước, từ Trung ương đến Cơ sở về cơ bản đã hoàn chỉnh
và cho phép chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý triển khai trong thực tiễn. Tuy
nhiên, đây lại là khâu yếu nhất trong cả quy trình đưa Nghị quyết của Đảng vào
cuộc sống. Đây là vấn đề đề tài luận án sẽ góp phần giải quyết một phần nhỏ
trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường tiểu học tại
TP.HCM hiện nay.
1.2. Các khái niệm, quan điểm và học thuyết liên quan đến vấn đề giải
trí vận động.
Giải trí là làm cho trí óc thảnh thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt
động gây được hứng thú”. [54]. Theo Đoàn Văn Chúc: “giải trí là hoạt động
của con người tạo hứng thú, giúp con người sảng khoái, lấy lại tinh thần, bù
đắp sự mệt mỏi và căng thẳng của trí não. Đồng thời giải trí là nguồn động lực
thúc đẩy tái tạo sức lao động, để con người phát triển toàn diện về lực-trí-mỹ”.
Thể chất: là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng
của cơ thể, được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và ảnh hưởng,
tác động của điều kiện sống bao gồm cả giáo dục, rèn luyện cùng tự giữ gìn,
tập luyện của từng người.
Giáo dục thể chất: một bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện nhằm tác
động có hệ thống phát triển những năng lực thể chất toàn diện của con người.
GDTC thực chất là dạy cho con người cách điều khiển vận động hợp lý, hình
thành kỹ năng, kỹ xảo vận động. Mặt khác GDTC trực tiếp phát triển thể lực
chung (nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo) và thể lực chuyên môn có ý nghĩa thực
dụng đối với hoạt động TDTT và chữa bệnh.
1.3. Đặc điểm phát triển thể chất lứa tuổi học sinh tiểu học là cơ sở
khoa học hết sức quan trọng trong việc xây dựng chương trình giáo dục thể
chất, lựa chọn các nội dung, hình thức, phương tiện tập luyện, vui chơi, giải trí

vừa đảm bảo quan điểm giáo dục phát triển thể chất ở lứa tuổi này, vừa nâng
cao tính giải trí, tự nguyện, có hứng thú cao trong việc nâng cao hiệu quả
GDTC trong trường tiểu học.


6

1.4. Tổ chức hoạt động vận động giải trí và các công trình đã nghiên cứu
có liên quan.
Vấn đề vận động giải trí, hoạt động vui chơi giải trí đã trở thành một phần
không thể thiếu của hoạt động thể lực nói riêng và giáo dục thể chất nói chung.
Tổ chức hoạt động vận động giải trí được nhiều nước trên thế giới cũng như ở
Việt Nam rất quan tâm. Như vậy, có thể nói việc tổ chức hoạt động vui chơi,
giáo dục và phát triển thể chất cho học sinh tiểu học đã trở nên phổ biến ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Một nền giáo dục toàn diện nhất thiết phải hài hòa
giữa giáo dục trí lực và phát triển thể chất. Trên thế giới và ở nước ta đã có một
số công trình khoa học nghiên cứu về công tác giáo dục thể chất, trò chơi vận
động, trò chơi dân gian... ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, song chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu về tác động và hiệu quả của các hoạt động vận động
giải trí ngoài trời đến sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài sử
dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm
tra y học, phương pháp nhân trắc học, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương
pháp phân tích SWOT, phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp
toán thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tác động của hoạt động vận
động giải trí đến sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học các quận nội thành
thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu: khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Khách thể phỏng vấn là 1945 học sinh, 968 phụ huynh học sinh, 74 lượt
Thầy Cô giáo thể dục và Thầy Cô quản lý thuộc các trường tiểu học Đinh Tiên
Hoàng (Quận 1), Nguyễn Thái Sơn (Quận 3), Võ Trường Toản (Quận 10),
Hùng Vương (Quận 5), Võ Văn Tần (Quận 6).


7

- Khách thể khảo sát: gồm 846 học sinh, trong đó có 415 nữ từ lớp 1 đến
lớp 4 thuộc 05 trường tiểu học tại nội thành Tp. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
Lớp
Học sinh nam
Học sinh nữ
1
112
101
2
100
102
3
106
108
4
113
104

Cộng
431
415
Tổng số
846
Những học sinh được nghiên cứu có sức khỏe và phát triển bình thường
không bị khuyết tật và không bị bệnh tật, thường xuyên tham gia học tập văn
hóa cũng như những giờ học nội khóa thể dục ở trường theo chương trình của
Bộ giáo dục và Đào tạo qui định.
2.2.3. Kế hoạch nghiên nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2015, gồm 3 giai
đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2012 đến 12/2013.
Giai đoạn 2: Từ 01/2014 đến 12/2014
Giai đoạn 3: Từ 01/2015 đến 12/2015
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu
 Trường Đại học thể dục thể thao Tp. Hồ Chí Minh.
 05 Trường Tiểu học:
- Trường Tiểu học Hùng Vương (166 Hồng Bàng, Phường 15, Quận 5);
- Trường Tiểu học Võ Văn Tần (97 Phạm Đình Hổ, Phường 6, Quận 6);
- Trường Tiểu học Võ Trường Toản (354/74 Lý Thường Kiệt, phường 14,
Quận 10);
- Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (67 Đinh Tiên Hoàng, Phường
ĐaKao, Quận 1);
- Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (18 Trần Quốc Toản, Phường
8, Quận 3).


8


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nhu cầu và thực trạng hoạt động vận động giải trí của học sinh tiểu
học tại các quận nội thành thành phố HCM.
Nhu cầu vui chơi vận động của học sinh tiểu học nội thành thành phố
Hồ Chí Minh.
Để tìm hiểu nhu cầu vui chơi vận động của học sinh tiểu học, luận án đã
khảo sát thông qua phiếu điều tra 1945 học sinh học các trường tiểu học nội
thành Tp. Hồ Chí Minh, như: Đinh Tiên Hoàng (Quận 1); Võ Trường Toản
(Quận 10); Nguyễn Thái Sơn (Quận 3) và Hùng Vương (Quận 5). Kết quả tổng
hợp theo bảng 3.1, như sau:
Bảng 3.1. Nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh tiểu học nội thành
Tp. Hồ Chí Minh
SỐ NGƯỜI
STT
HÌNH THỨC
TỶ LỆ (%)
CHỌN
Vui chơi không vận động: Xem
tivi, Chơi máy tính bảng, Đọc
1
1957
82.11
truyện, Chơi games, Vào mạng xã
hội, Nghe nhạc …
Vui chơi vận động: Đá cầu, Đánh
cầu lông, Đạp xe, Đá bóng , Trượt
2
348
17.89

ván, trượt patin , Các trò chơi vận
động khác


9

Biểu đồ 3.1: Nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh tiểu học nội thành
Tp. Hồ Chí Minh
Theo bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, ta thấy rằng 100% học sinh đều có nhu cầu
vui chơi giải trí. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phát hiện ra một hiện tượng rất
đáng chú ý và đáng quan ngại, đó là có 82,11% các em chọn hình thức vui chơi
không vận động. Chỉ có 17,89% chọn hình thức giải trí bằng vận động!
3.1.2. Thời lượng vui chơi vận động hàng ngày của học sinh tiểu học
các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Để tiếp tục tìm hiểu lý do tại sao học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí
Minh phần lớn không có nhu cầu vui chơi vận động, luận án đã tìm hiểu về
thời lượng dành cho vui chơi giải trí mỗi ngày và hoạt động học tập mỗi ngày
của học sinh. Kết quả được tổng hợp theo bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Giờ giải trí mỗi ngày của học sinh tiểu học nội thành Tp. HCM
Không có
thời gian giải 1 giờ 2 giờ
3 giờ
>3 giờ
trí
Số người
869
675
194
91
116

chọn
Tỷ lệ (%)
44.68
34.70 9.97
4.68
5.96
Bảng 3.2 cho ta thấy rằng: có đến 44.68 % số học sinh tiểu học hoàn toàn
không có thời gian giải trí trong ngày và chỉ có 20,62% số học sinh có thời
lượng giải trí từ 02 giờ/ ngày trở lên.
3.1.3. Giờ học thêm hàng ngày của học sinh tiểu học các quận nội
thành thành phố Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát bằng phiếu từ 968 phụ huynh học sinh tiểu học nội thành
Tp. Hồ Chí Minh về thời lượng các cháu phải học thêm ngoài giờ học ở
trường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3, như sau:
Bảng 3.3. Giờ học thêm của học sinh tiểu học nội thành Tp. HCM
TT Thời
Số người
Tỷ lệ (%)
lượng
chọn
1
1 giờ
2
2 giờ
544
56.20
3
3 giờ
365
37.71



10

4
5

4 giờ
5 giờ

43
16
968

4.44
1.65
100

Từ bảng 3.3, ta thấy rõ rằng: một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trẻ không có thời gian giải trí vì phải dành quá nhiều thời gian cho việc học
thêm. Khái niệm “học thêm” được hiểu là học ở những lớp học ngoài giờ nội
khoá và tự học của học sinh. Có đến 100% học sinh đều phải học thêm mỗi ngày
từ 1 giờ trở lên, trong đó có đến 56.20% học sinh phải học thêm 2 giờ/ ngày.
3.1.4. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh
3.1.4.1. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh ở
một số quốc gia.
Bảng 3.4. Hình thức, nội dung vận động giải trí của học sinh ở các nước
Úc Trung Nga Nhật Thái
STT
HÌNH THỨC

Quốc
Bản
Lan
1 Bóng đá
x
x
x
x
2 Bóng rổ
x
x
x
x
3 Thể dục nhịp điệu
x
x
x
x
4 Điền kinh
x
x
x
x
5 Bơi lội
x
x
x
x
x
6 Cầu lông

x
x
x
x
7 Bóng ném
x
x
x
8 Tổ hợp vận động đa
x
x
x
x
x
năng
9 Thang thể dục
x
x
x
x
x
10 Cầu trượt
x
x
x
x
x
11 Chui ống
x
x

x
x
x
12 Xích đu
x
x
x
x
x
13 Bập bênh
x
x
x
x
x
14 Vòng xoay
x
x
x
x
x
15 Đu quay
x
x
x
x
x
Căn cứ vào bảng 3.4 ta thấy hình thức và nội dung hoạt động vận động
giải trí cho học sinh tiểu học ở một số nước tập trung chủ yếu vào các hoạt
động mang tính vận động vui chơi, đơn giản không gò bó bởi những quy định



11

hoặc luật lệ mang tính cá nhân như các tổ hợp vận động đa năng, thang thể dục,
cầu trượt, chui ống, xích đu, bập bênh, vòng xoay, đu quay... ngoài ra còn có
các hoạt động vui chơi của các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, cầu lông,
bóng ném, bơi lội...
3.1.4.2. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh ở
thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3.5. Hình thức, nội dung vui chơi giải trí của học sinh tiểu học
nội thành Tp. HCM
SỐ NGƯỜI
STT
HÌNH THỨC
TỶ LỆ (%)
CHỌN
1 Xem tivi
478
24.58
2 Chơi máy tính bảng
456
23.44
3 Đọc truyện
201
10.33
4 Chơi games
199
10.23
5 Vào mạng xã hội

160
8.23
6 Nghe nhạc
103
5.30
1597
82.11
7 Đá cầu
97
4.99
8 Đánh cầu lông
84
4.32
9 Đạp xe
61
3.14
10 Các trò chơi khác
30
1.54
11 Đá bóng
27
1.39
12 Trượt ván, trượt patin
21
1.08
Chơi tự do cùng nhóm bạn (trốn
13
28
1.44
tìm….)

348
17.89
Theo bảng 3.5, kết quả nghiên cứu về các hình thức giải trí ưa thích, có
đến 82,11% học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh thường chọn hình
thức giải trí không vận động, trong đó có đến 66,48% tiếp cận với các hình
thức giải trí bằng công nghệ điện tử, như tivi, máy tính… chỉ có 17,89% chọn
các hình thực vui chơi giải trí bằng vận động, như đá cầu, cầu lông. đá bóng,
đạp xe, trượt ván, patin…
Hiện tượng trẻ không chọn các hoạt động vận động làm các hoạt động ưa
thích, có vẻ trái với quy luật vì theo lý thuyết, một trong những đặc điểm tâm


12

sinh lý của trẻ tuổi tiểu học là hiếu động, ưa thích vận động. Nếu ưa thích vận
động tại sao trẻ không chọn giải trí dưới hình thức vận động. Điều này có thể
giải thích bằng một quy luật tâm lý: Nhu cầu hình thành và phát triển nếu được
đáp ứng và trải nghiệm. Nếu không được trải nghiệm hoặc đáp ứng nhu cầu sẽ
tự suy yếu và biến mất. Ban đầu, theo quy luật tự nhiên, nhu cầu vận động của
trẻ xuất hiện nhưng do không được đáp ứng vì nhiều lý do, trong đó có lý do
không có điều kiện cho trẻ vận động, thay vào đó là các hình thức giải trí phi
vận động. Lâu ngày nhu cầu giải trí vận động bị đẩy lùi và giải trí phi vận động
chiếm ưu thế. Trẻ đã quên mất nhu cầu giải trí bằng vận động. Hiện tượng này
sẽ được khắc phục nếu trẻ được tiếp xúc với các hình thức giải trí vận động.
3.1.5. Các cơ sở phục vụ cho hoạt động vận động giải trí tại nội thành
thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu về hệ thống các cơ sở đáp ứng nhu cầu vận động giải trí của lứa
tuổi tiểu học Tp. Hồ Chí Minh sẽ cho ta cái nhìn sâu hơn về hoạt động vận
động giải trí của trẻ lứa tuổi tiểu học tại Tp. Hồ Chí Minh.
Hệ thống các cơ sở phục vụ cho hoạt động vận động giải trí tại nội thành

Tp. Hồ Chí Minh có thể khái quát theo sơ đồ 3.1 và bảng 3.6
Bảng 3.6: Các cơ sở phục vụ cho hoạt động vận động giải trí tại nội thành
Thành phố Hồ Chí Minh
Tên cơ sở
Số
Tỷ lệ
lượng
Sân chơi trường học
431
63.48
Cơ sở
Nhà văn hóa TT, Trung tâm TDTT,
26
vật chất
Nhà TN
3.83
có tổ
Điểm vui chơi miễn phí tại các công
17
chức
viên công cộng, phường, khu dân cư
2.50
quản lý
Các khu vui chơi miễn phí từ tài trợ
30
của một số doanh nghiệp, nhãn hàng
4.42
Các trung tâm vui chơi giải trí chuyên
10
Lợi nghiệp, tập trung của các nhà đầu tư

1.47
nhuận Các điểm vui chơi thu phí tại các
10
công viên, khu dân cư
1.47
Các hoạt động thu phí tại các cơ sở
30
TDTT Quận, Thành phố
4.42


13

Cơ sở tự Không Lòng lề, đường, khu đất trống tại các
phát
thu khu dân cư
phí
Cộng

125

679

18.41
100

Kết luận mục tiêu 1:
- Hầu hết học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh đều có nhu cầu vui
chơi giải trí. Tuy nhiên, nhu cầu này của học sinh tiểu học Tp. Hồ Chí
Minh chưa được đáp ứng đầy đủ, có đến 44.68 % số học sinh tiểu học

hoàn toàn không có thời gian giải trí trong ngày và chỉ có 20,62% số học
sinh có thời lượng giải trí từ 02 giờ/ ngày trở lên, bỡi vì Có đến 100% học
sinh đều phải học thêm mỗi ngày từ 1 giờ trở lên, trong đó có đến 56.20%
học sinh phải học thêm 2 giờ/ ngày.
- Có 679 cơ sở vật chất phục vụ cho vận động giải trí tại nội thành Tp. Hồ
Chí Minh, bao gồm 554 cơ sở (81,59%) được tổ chức quản lý, trong đó
có 504 cơ sở phi lợi nhuận (90,97%), 50 cơ sở có lợi nhuận (9,03%) và
125 cơ sở tự phát. Mặc dù số cơ sở phi lợi nhuận chiếm tỷ lệ rất cao, tuy
nhiên ít được đầu tư, cơ sở nghèo nàn, loại hình hoạt động không đa dạng
nên không thu hút nhiều học sinh đến tham gia vui chơi giải trí.
- Học sinh tiểu học ở một số nước tập trung chủ yếu vào các hoạt động
mang tính vận động giải trí đơn giản, không gò bó bởi những quy định
hoặc luật lệ mang tính cá nhân như các tổ hợp vận động đa năng, thang
thể dục, cầu trượt, chui ống, xích đu, bập bênh, vòng xoay, đu quay, các
môn thể thao... Trong khi đó, có đến 82,11% học sinh tiểu học nội thành
Tp. Hồ Chí Minh thường chọn hình thức giải trí không vận động, trong
đó có đến 66,48% tiếp cận với các hình thức giải trí bằng công nghệ điện
tử, chỉ có 17,89% chọn các hình thức vui chơi giải trí bằng vận động, như
đá cầu, cầu lông. đá bóng, đạp xe, trượt ván, patin… điều này rất đáng
báo động! Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp để thỏa mãn nhu cầu
giải trí của trẻ đồng thời lôi cuốn, hấp dẫn các em ham thích các hình
thức vận động giải trí.


14

3.2. Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh
và giải pháp tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu
học nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
3.2.1. Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành

Tp. Hồ Chí Minh.
Luận án đã tiến hành khảo sát 846 học sinh, trong đó 415 học sinh nữ tại
5 trường ở các quận nội thành thành phố HCM, như quận 1, quận 3, quận 5,
quận 11. Kết quả được xử lý và thống kê theo bảng 3.8 đến 3.15 cùng với các
biểu đồ đại diện 3.2, 3.3, luận án nhận định như sau:.
- Quá trình phát triển thể chất của học sinh tiểu học về cơ bản hợp với
quy luật chung (theo tuổi, giới tính và thế tục);
- Với thể hình, quá trình giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học cần chú
ý thúc đẩy sự phát triển theo cả 3 chiều trong không gian, sửa chữa các tư thế
sai lệch của cơ thể.
- Thể hình của học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh vượt trội so với
trẻ em Việt Nam cùng tuổi.
- Chức năng thông qua chỉ tiêu công năng tim của học sinh tiểu học
thành phố Hồ Chí Minh kém hơn (HW: 11 - 15).
- Với các tố chất thể lực cũng phải có sự phát triển toàn diện: Phát triển
sức nhanh có thể ngay từ lứa tuổi học sinh tiểu học cũng như với sức bền. Phát
triển sức mạnh từ cuối tuổi học sinh tiểu học. Khéo léo và mềm dẻo cũng cần
được tập luyện sớm và duy trì trong suốt quá trình học tập.
- Thể lực học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh vượt trội so với trẻ
em Việt Nam cùng tuổi những chỉ tiêu dẻo gập thân, lực bóp tay. Kém hơn ở
các chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút.
- Do những đặc điểm giới tính, sự suy giảm, ngừng phát triển thể chất ở
nữ xảy ra sớm, cần chú ý phát triển, duy trì tính tích cực vận động đồng thời là
phát triển các tố chất vận động, hạn chế phát triển tổ chức mỡ nhằm tạo cho
các em tập luyện dễ dàng;
3.2.2. Các giải pháp tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh
tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
Luận án nghiên cứu để đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động vận
động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh, bằng quy trình
sau đây:



15

- Phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn nhóm yếu tố mạnh; nhóm yếu tố yếu;
nhóm yếu tố cơ hội và nhóm yếu tố thách thức;
- Vận dụng phương pháp phân tích SWOT để đề xuất các giải pháp tăng cường
hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
- Phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn các giải pháp tăng cường hoạt động
vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
3.2.2.1. Phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn nhóm yếu tố mạnh; nhóm yếu
tố yếu; nhóm yếu tố cơ hội và nhóm yếu tố thách thức.
Như đã trình bày ở trên, luận án đã dùng phương pháp phỏng vấn bằng
phiếu 35 Thầy Cô giáo thể dục và Thầy Cô quản lý của các trường tiểu học tại
Tp. Hồ Chí Minh, để lấy ý kiến về lựa chọn nhóm yếu tố mạnh; nhóm yếu tố
yếu; nhóm yếu tố cơ hội và nhóm yếu tố thách thức, liên quan đến việc tăng
cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí
Minh.
Căn cứ kết quả phỏng vấn ở bảng 3.16, luận án chọn các nhóm yếu tố đạt
tỷ lệ điểm quy đổi từ 70% trở lên, để làm cơ sở phân tích, lựa chọn các giải
pháp tăng cường hoạt động giải trí vận động cho học sinh tiểu học nội thành
Tp. Hồ Chí Minh
3.2.1.2. Vận dụng phương pháp phân tích SWOT để đề xuất các giải
pháp tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành
Tp. Hồ Chí Minh.
Quá trình vận dụng phương pháp phân tích SWOT để đề xuất các giải
pháp tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành
Tp. Hồ Chí Minh, luận án dựa vào nguyên tắc cơ bản để đề xuất các giải pháp,
đó là:
- Phát huy điểm mạnh;

- Hạn chế, khắc phục điểm yếu;
- Biến cơ hội thành điểm mạnh trong tương lai
- Tận dụng các thách thức có lợi, đồng thời hạn chế các thách thức không có
lợi.
Trên cơ sớ đó, luận án đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường hoạt động
vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh, bao gồm:
 Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách;
 Nhóm giải pháp tuyên truyền, vận động;


16

 Nhóm giải pháp tổ chức cán bộ, quản lý, quản trị trường tiểu học và khu vui
chơi;
 Nhóm giải pháp đầu tư cơ sở vật chất;
 Nhóm giải pháp khuyến mãi liên kết giữa trường với các khu vui chơi.
3.2.1.3. Lựa chọn các giải pháp tăng cường hoạt động vận động giải trí
cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
Nhằm nâng cao tính thuyết phục khi đề xuất các giải pháp, sau khi vận
dụng phương pháp phân tích SWOT đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt
động vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh, luận
án tiếp tục tổ chức phỏng vấn các giáo viên thể dục, các cán bộ quản lý và phụ
huynh học sinh về các giải pháp đã lựa chọn bằng phương pháp phân tích
SWOT.
Luận án đã gởi phiếu phỏng vấn cho 60 giáo viên thể dục, các cán bộ
quản lý và phụ huynh học sinh, thu về được 42 phiếu phỏng vấn, xử lý bằng
cách quy đổi theo điểm, như sau: “rất cần” tương đương 3 điểm; “cần” tương
đương 1 điểm và “không” tương đương 0 điểm. Sau đó tính tỷ lệ cho từng nội
dung bằng tỷ lệ giữa tổng điểm quy đổi với tổng điểm tuyệt đối là số phiếu thu
về nhân cho điểm cao nhất (điểm phương rất cần), như vậy tổng điểm tuyệt đối

là 42 x 3 = 126. Kết quả được trình bày theo bảng 3.17 sau đây:
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn ở bảng 3.17, luận án chọn các nhóm giải
pháp đạt tỷ lệ điểm quy đổi từ 70% trở lên, bao gồm 5 nhóm giải pháp với 22
trong tổng số 28 giải pháp nhỏ được lấy ý kiến, như sau:
 Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách
o Kiến nghị Hội đồng Nhân dân các cấp các giải pháp tăng cường vui chơi
vận động cho học sinh tiểu học.
o Kiến nghị ngành giáo dục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất vui chơi vận
động ở các trường tiểu học
o Kiến nghị về việc thực hiện nghiêm Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc giảm tải chương trình học tập văn hóa và dành thời gian cho
nhiều hoạt động khác trong nhà trường
o Đề xuất công điểm thưởng cho học sinh có hoạt động ngoại khóa
 Nhóm giải pháp tuyên truyền, vận động
o Tổ chức nói chuyện chuyên đề về tác dộng của vui chơi vận động đối với
sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học


17

o Treo pano, biểu ngữ tuyên truyền về vui chơi vận động
o Nói chuyện chuyên đề về thực trạng và giải pháp phòng tránh hiện tượng
“đói vận động”
 Nhóm giải pháp tổ chức cán bộ, quản lý, quản trị trường tiểu học và
khu vui chơi
o Vận động hội phụ huynh dành kinh phí cho hoạt động vui chơi vận động
cho học sinh
o Tổ chức hội thi trò chơi vận động 2 lần/học kỳ
o Tổ chức hội thi trò chơi dân gian 2 lần/học kỳ
o Khu vui chơi tổ chức hội thi trò chơi vận động và trò chơi dân gian cấp

quận 1 lần/năm
o Tăng cường nhiều loại trò chơi phong phú
 Nhóm giải pháp đầu tư cơ sở vật chất
o Thành phố, Quận dành tỷ lệ kinh phí để đầu tư khu vui chơi vận động cho
các trường tiểu học
o Vận động phụ huynh học sinh trang bị khu vui chơi vận động hỗn hợp tại
trường
o Miễn thuế 5 năm đầu cho các khu vui chơi tư nhân
o Ưu đãi giảm tiền thuê mặt bằng tại các công viên công cộng đối với việc
đầu tư khu vui chơi
o Giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất đồ chơi vận động cho trẻ em
 Nhóm giải pháp khuyến mãi, liên kết giữa trường với khu vui chơi
o Ký kết liên kết giữa trường với khu vui chơi
o Các khu vui chơi giảm giá vé cho học sinh
o Tặng vé vui chơi cho học sinh học tập tốt
o Tặng vé vui chơi cho học sinh nghèo
o Định kỳ tổ chức Hội thi trò chơi vận động cho học sinh tiểu học cấp
quận, thành phố
 Kêt luận mục tiêu 2:
- Quá trình phát triển thể chất của học sinh tiểu học về cơ bản hợp với
quy luật chung (theo tuổi, giới tính và thế tục). Thể hình của học sinh tiểu học
thành phố Hồ Chí Minh vượt trội; chức năng (công năng tim) của học sinh tiểu
học thành phố Hồ Chí Minh kém hơn (HW: 11 - 15); thể lực học sinh tiểu học


18

thành phố Hồ Chí Minh vượt trội ở những chỉ tiêu dẻo gập thân, lực bóp tay,
kém hơn ở các chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút, so với trẻ em Việt Nam cùng tuổi.
- Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp với 22 giải pháp nhỏ để tăng cường

hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh
như đã trình bày ở phần 3.2.1.3.
3.3. Tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất
của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh.
3.3.1. Thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ
Chí Minh trước thực nghiệm.
Trước khi thực nghiệm luận án đã tiến hành xác định tình trạng thể chất
của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh, theo các nhóm
thực nghiệm gồm 500 học sinh trong đó có 246 nữ và nhóm đối chứng gồm
346 học sinh và 169 nữ. Kết quả xử lý được trình bày từ bảng 3.18 đến 3.25,
đồng thời nhận định như sau:
Hầu hết các chỉ tiêu về thể chất của nam nữ học sinh tiểu học các quận
nội thành Tp. Hồ Chí Minh ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi
thực nghiệm là tương đương nhau ở ngưỡng xác suất 0.05, đảm bảo yêu cầu tổ
chức thực nghiệm.
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.3.2.1. Mục đích thực nghiệm:
Sau khi lựa chọn được các nhóm giải pháp tăng cường hoạt động vui chơi
vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh. Vì điều
kiện thực tế không cho phép triển khai thực nghiệm tất cả 22 giải pháp của 5
nhóm giải pháp đã lựa chọn. Hơn nữa, tất cả các giải pháp đều nhằm làm thế
nào để lôi cuốn các em tham gia các hoạt động vui chơi vận động giải trí được
nhiều nhất.
Cũng với mục đích thu hút các em học sinh đến với các loại hình trò chơi
vận động càng nhiều càng tốt, từ đó sẽ giúp cho luận án xác định được sự tác
động của hoạt động vận động giải trí đến sự phát triển thể chất, khi các em
được vui chơi vận động thường xuyên vào cuối tuần.
Chính vì thế, thay vì tổ chức thực nghiệm các giải pháp, chúng tôi đã liên
kết với các khu vui chơi giải trí có nhiều loại hình trò chơi vận động, để mua vé
tặng cho tất cả 500 học sinh, trong đó có 246 nữ học sinh trong nhóm thực

nghiệm.


19

Chúng tôi cũng được Ban Giám hiệu của các trường cho phép được tặng
vé vui chơi cho các em trong nhóm thực nghiệm và cử giáo viên của các lớp
thực nghiệm hướng dẫn cho học sinh đến vui chơi ở các khu vui chơi được đầu
tư tốt như:
- TINI WORLD Siêu thị Parkson sân bay
- TINI WORLD Co.opmart Lý Thường Kiệt
- NOOZONE Nguyễn Văn Cừ, Quận 1
Việc tổ chức cho các em nhóm thực nghiệm vui chơi vận động ở các
trung tâm khá tốt như trên, nhằm mục đích lội cuốn, duy trì sự tham gia thường
xuyên hàng tuần của các em đến với các trò chơi vận động, để từ đó tìm hiểu
sự tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất của
các em như thế nào. Chứ không nhằm mục đích xác định sự tác động về thể
chất khi các em được vui chơi ở những trung tâm cao cấp, tốn kém chi phí!
3.3.2.1. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm:
Luận án tổ chức thực nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm,
theo hình thức thực nghiệm so sánh song song trên hai nhóm:
- Nhóm thực nghiệm: gồm 500 học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí
Minh, các khối lớp 1, 2, 3 và 4, trong đó có 246 nữ học sinh và 254 nam học
sinh. Hàng tuần các em được đến một trong ba địa điểm kể trên để vui chơi vận
động, mỗi buổi các em được vui chơi trong vòng 90 phút.
- Nhóm đối chứng: gồm 346 học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí
Minh, các khối lớp 1, 2, 3 và 4, trong đó có 177 nam học sinh và 169 nữ học
sinh. Các em ở nhóm đối chứng, ngoài giờ học thể dục nội khóa và các hoạt
động vui chơi tại trường như các em ở nhóm thực nghiệm, thì các em không
được tổ chức vui chơi vận động vào cuối tuần như các em ở nhóm thực

nghiệm.
Kế hoạch thực nghiệm được triển khai kéo dài từ tháng 6/2014 đến đầu
tháng 5/2015, vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, trung bình các em sẽ vui chơi
vận động 40 tuần.
Vì mục đích phát huy hết đặc trưng hấp dẫn lôi cuốn của các trò chơi và sự
chủ động vui chơi của các em học sinh trong nhóm thực nghiệm, nên luận án
không quy định cứng nhắc nội dung vui chơi và lượng vận động chi tiết, mà chỉ
yêu cầu đơn giản đối với các em là cần tham gia vui chơi thường xuyên hàng
tuần, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi kéo dài 90 phút, có thể nghỉ nghơi giữa các trò


20

chơi, tùy vào sức khỏe của các em. Đồng thời khuyến khích các em nên chơi càng
nhiều trò chơi vận động càng tốt.
Có nhiều cách phân loại vận động ngoài trời, nếu căn cứ vào địa hình
hoạt hoạt động người ta phân vận động ngoài trời thành 5 loại: vận động trên
núi, vận động trên cao nguyên; vận động trên nước; vận động nhào lộn; vận
động do con người kiến tạo (mỗi loại gồm nhiều loại nhỏ). Trong luận án chỉ
giới hạn nghiên cứu ở loại vận động ngoài trời do con người kiến tạo với một
số hoạt động vận động và trò chơi như sau (phụ lục 4):
- Ném bóng vào rổ
- Đua xe tốc độ
- Bắn thú
- Lái các phương tiện giao
- Cầu thăng bằng nhựa
thông
- Lắp ráp mô hình
- Ngôi nhà trên cát
- Đua xe Hotwheel

- Câu cá
- Đồ chơi thông minh
- Phóng phi tiêu
- Hockey
- Đường đua Hotwheel
- Xúc cát
- Tô tượng
- Lắp ráp khối hình lớn
- Tập làm công chúa
- Xe điện đụng
- Đập cóc
- Vận động liên hoàn: gồm các nội dung: leo, trèo, tuột, nhún
thảm, trượt cầu tuột vào nhà banh, đi cầu khỉ, chui qua đường ống,
chạy vượt dốc và chướng ngại vật, bắn banh…
Do khách thể nghiên cứu quá đông và thời gian nghiên cứu hạn chế, nên
trong luận án chưa có điều kiện để nghiên cứu vận động ngoài trời của từng
học sinh ở 20 hoạt động và trò chơi trên.
3.3.3. Tác động của vui chơi vận động giải trí đối với sự phát triển thể
chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí
Minh.
Để xác định sự tác động của vui chơi vận động giải trí đối với sự phát
triển thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh,
sau khi tổ chức thực nghiệm, luận án đã kiểm tra thành tích thực hiện các chỉ
tiêu về thể chất của khách thể nghiên cứu ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng, từ đó tính sự tăng trưởng thành tích các chỉ tiêu đó so với trước khi thực
nghiệm. Kế quả được trình bày ở các mục 3.3.3.1 và 3.3.3.2, như sau:


21


3.3.3.1. Sự tăng trưởng thể chất của nam học sinh tiểu học sau thực
nghiệm
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được trình bày qua các bảng 3.26
đến 3.29 và các biểu đồ 3.4 đến 3.7 luận án nhận xét như sau:
- Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu đều tăng trưởng.
Trong đó, nhóm thực nghiệm có nhiều chỉ tiêu tăng cao rõ rệt hơn;
- Các chỉ tiêu tăng cao nhất (trên 20%) của hai nhóm đó là chỉ tiêu "nằm
ngửa gập bụng" và dẻo gập thân;
- Số lượng các chỉ tiêu thể chất tăng không khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm ở
ngưỡng xác suất P = 0.05, lần lượt là: lớp 1 và lớp 2 có 2/10; lớp 3 có
1/10 và lớp 4 có 3/10;
- Số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối
chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05, đối với lớp 1 là
8/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10.
3.3.3.2. Sự tăng trưởng thể chất của nữ học sinh tiểu học sau thực
nghiệm.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được trình bày qua các bảng 3.30
đến 3.33 và các biểu đồ 3.8 đến 3.11 luận án nhận xét như sau:
- Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu đều tăng trưởng.
Trong đó, nhóm thực nghiệm có nhiều chỉ tiêu tăng cao rõ rệt hơn.
- Các chỉ tiêu tăng cao nhất (trên 20%) của hai nhóm đó là chỉ tiêu "nằm
ngửa gập bụng" và dẻo gập thân;
- Số lượng các chỉ tiêu thể chất tăng không khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm ở
ngưỡng xác suất P = 0.05, lần lượt là: lớp 1 có 0/10; lớp hai có 1/10; lớp
3 có 3/10 và lớp 4 có 2/10;
- Số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối
chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05, đối với lớp 1 là
10/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10.



22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
1. Hầu hết học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh đều có nhu cầu vui
chơi giải trí. Tuy nhiên, nhu cầu này của học sinh tiểu học Tp. Hồ Chí Minh
chưa được đáp ứng đầy đủ, có đến 44.68 % số học sinh tiểu học hoàn toàn
không có thời gian giải trí trong ngày và chỉ có 20,62% số học sinh có thời
lượng giải trí từ 02 giờ/ ngày trở lên, bỡi vì Có đến 100% học sinh đều phải
học thêm mỗi ngày từ 1 giờ trở lên, trong đó có đến 56.20% học sinh phải
học thêm 2 giờ/ ngày. Có đến 82,11% học sinh tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí
Minh thường chọn hình thức giải trí không vận động, trong đó có đến
66,48% tiếp cận với các hình thức giải trí bằng công nghệ điện tử, chỉ có
17,89% chọn các hình thức vui chơi giải trí bằng vận động, như đá cầu, cầu
lông, đá bóng, đạp xe, trượt ván, patin… điều này rất đáng báo động! Vấn đề
đặt ra là cần có những giải pháp để thỏa mãn nhu cầu giải trí của trẻ đồng
thời lôi cuốn, hấp dẫn các em ham thích các hình thức vận động giải trí.
2. Quá trình phát triển thể chất của học sinh tiểu học về cơ bản hợp với quy
luật chung (theo tuổi, giới tính và thế tục). Thể hình của học sinh tiểu học
thành phố Hồ Chí Minh vượt trội; chức năng (công năng tim) của học sinh
tiểu học thành phố Hồ Chí Minh kém hơn (HW: 11 - 15); thể lực học sinh
tiểu học thành phố Hồ Chí Minh vượt trội ở những chỉ tiêu dẻo gập thân,
lực bóp tay, kém hơn ở các chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút, so với trẻ em Việt
Nam cùng tuổi. Trên cơ sở đó luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp với 22 giải
pháp nhỏ để tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học
nội thành Tp. Hồ Chí Minh như đã trình bày ở phần 3.2.1.3 (trang 102)
3. Sau thời gian thực nghiệm, học sinh tiểu học nhóm thực nghiệm vui chơi
vận động giải trí thường xuyên 2 lần trong tuần, mỗi lần 90 phút, trong một
năm học thì có từ 6/10 đến 10/10 chỉ tiêu thể chất đạt sự tăng trưởng cao
hơn một cách rõ rệt, đặc biệt chức năng và thể lực của học sinh thực nghiệm

ở tất cả các cấp lớp tăng cao hơn rõ rệt so với học sinh nhóm đối chứng. Cụ
thể :
- Ở học sinh nữ: số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng
cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05:
lớp một là 10/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10;


23

- Ở học sinh nam: số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng

cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05,
đối với lớp một là 8/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10.
Điều này chứng tỏ tác dụng của hoạt động vui chơi vận động giải trí có
tác dụng tích cực, góp phần làm tăng trưởng thể chất cho học sinh tiểu học nội
thành thành phố Hồ Chí Minh.
KIẾN NGHỊ:
1. Các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư hệ thống vui chơi vận động đa năng tại
các sân trường tiểu học nội thành Tp. Hồ Chí Minh;
2. Ban Giám hiệu phối hợp với Hội phụ huynh học sinh các trường tiểu học
nội thành Tp. Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức tuyên truyền ý nghĩa ,
tác dụng của hoạt động vui chơi vận động, cùng với những hệ lụy của
tình trạng “đói vận động” ở học sinh tiểu học;
3. Ban Giám hiệu phối hợp với Hội phụ huynh học sinh các trường tiểu học
nội thành Tp. Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức cho học sinh vui chơi
vận động trong và ngoài trường, đồng thời định kỳ tổ chức các hội thi trò
chơi vận động hoặc trò chơi dân gian vào mỗi học kỳ.




×