Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Thuyết trình lập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 21 trang )

NGHỆ THUẬT LẬP THỂ
Giảng Viên: Ths.Hoàng Hồng Minh
Sinh Viên: Nguyễn Văn Vinh
Phan Văn Tuấn
Nguyễn Văn Thái
Đàm Mạnh Quân


I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sự hình thành
2. Quá trình phát triển
II. ĐẶC TRƯNG NGHÊ THUẬT
1. Chủ đề và hình ảnh
2. Màu sắc và ánh sáng
3. Các yếu tố hình họa
III. CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
1. Phong cách sáng tác
2. Các tác phẩm tiêu biểu


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Sự hình thành
Hoạ phái Lập thể là một phong trao nghệ thuật của
thế kỉ 20. Đi tiên phong là hoạ sĩ Pablo Picasso và
Georges Braque, thanh tích của họ là xây dựng nền
tảng đầu tiên, cả hai đã gây ảnh hưởng và tạo ra một
phong trao nghệ thuật rất quan trọng từ năm 1907 và
1911 tại Pháp.
Sự ra đời của nghệ thuật ngữ Lập thể: Nhà phê binh nghệ thuật
Pháp Louis Vauxcelles vào năm 1908 lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ
Lập thể, ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kì quặc, sau khi


nhìn thấy một bức tranh của Braque


Sự phát triển
Giai đoạn đầu tiên của lập thể, được gọi là
xu hướng lập thể Kỉ hà, giai đoạn này hội
họa của họ là nhiều bề mặt gần như đơn
sắc, xám, nâu, những đường thẳng không
hoàn thiện, những hình khối đan xen lẫn
nhau. Vật thể bị bẻ gãy làm nhiều mảnh, tập
trung vào hình thức hình học, sử dụng màu
sắc nhẹ nhàng. Lập thể phân tích cố gắng
kết hợp nhiều vật thể với nhau để tạo nên
các hình khối mới.
Người phụ nữ với Mandolin (1910)


Giai đoạn thứ hai là xu hướng lập thể tổng
hợp, đỉnh cao của giai đoạn này là 3 tác
phẩm: 3 nhạc công, đàn ghi-ta và violon,
Người đàn bà khóc.Giai đoạn này bắt đầu
vào năm 1912, phát triển bởi Picasso,
Braque , Juan Gris và một số người khác.
Sự chú ý của họa sĩ là bố cục. Bố cục của
bức tranh gồm các chi tiết chồng chất lên
nhau, những chi tiết này được tô sơn hoặc
được trát sơn lên nền vải, chúng có màu
sắc sặc sỡ tươi sáng hơn, sử dụng các
hình trang trí nhiều hơn hoặc cắt dán.
Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sỹ vào

thập niên 1910 và khơi dậy các trường
phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vị lai,
chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện.
Tuy chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian
ngắn từ năm 1906 đến năm 1914, nhưng
sức ảnh hưởng của trường phái Lập thể
vẫn kéo dài cho đến tận ngày nay, lan
rộng ra các trường phái nghệ thuật hiện


ĐẶC TRƯNG NGHÊ THUẬT
CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH ẢNH
Về chủ thể trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, thì chủ yếu là vẽ về con người hay tĩnh vật ( ví dụ :
người phụ nữ chơi đàn măng - đô - li , phụ nữ với quả cầu ..... ). Về hình ảnh thì được người họa
sỹ khắc họa một cách khá rõ nét và cụ thể
MÀU SẮC VÀ ÁNH SÁNG
Về màu sắc trong tác phẩm hội họa lập thể thì người học sỹ sử dụng ít màu sắc và khá tối giản về
màu sắc. Về ánh sáng thì các tác phẩm hội họa lập thể được người họa sĩ tô vẽ hơi tối ánh sáng
hơi mờ ảo và có phần mờ nhạt
CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌA
Khi trình bày một tác phẩm theo trường phái hội họa lập thể, người họa sỹ thường từ bỏ luật xa
gần, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người
họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều
mặt khác nhau, nhiều khía cạnh và tạo thành các mảng khác nhau khác nhau. Thông thường các
bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó
nhận ra chiều sâu của bức tranh.


PABLO PICASSO
Thời kỳ đầu sáng tác của Picasso là Thời kỳ màu Xanh (1901–

1904), Thời kỳ màu Hồng (1904–1906), Thời kỳ Ảnh hưởng Phi
châu - điêu khắc (1908–1909), Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–
1912) và Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912–1919)
Thời kỳ Xanh (1901–1904)
Bắt đầu khi họa sĩ sống tại Madrid từ tháng 2 tới tháng 4 năm
1901, khi mà Picasso khởi đầu bằng màu lạnh, đặc biệt với các sắc
lục và sắc xanh.
Thời kỳ Hồng (1904–1906)
Vào khoảng cuối năm 1904, các sắc độ Xanh trong tác phẩm của
Picasso lại được thay thế bằng các ánh vẻ hồng, nâu và nâu đất Đây là sản phẩm của thời gian ông có mối quan hệ mặn nồng với
Fernande Olivier, một người mẫu cho các họa sĩ và nhà điêu khắc.
Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu - điêu khắc (1908–1909)
Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu bắt đầu với tác phẩm nổi tiếng Những
cô nàng ở Avignon (Les Demoiselles d'Avignon) lấy cảm hứng từ
những đồ tạo tác Phi châu. Ông cho rằng mọi loại nghệ thuật phải Pablo Picasso (1881 – 1973)
tự học được cái hay của nhau. Ông chọn châu Phi làm cản hứng
của mình bởi tính Lập thể rõ ràng của nó


Người chơi ghi-ta mù

Những cô gái ở Avignon

Cô gái trên quả cầu


Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–1912)
Chủ nghĩa Lập thể phân tích là phong cách vẽ mà Picasso đã phát triển
cùng Georges Braque theo đó sử dụng những màu đơn sắc ngả nâu cho
các tác phẩm. Các vật thể sẽ được hai họa sĩ tách thành những bộ phận

riêng biệt và "phân tích" chúng theo hình dạng bộ phận này. Tới khoảng
cuối năm 1906, một loại bố cục mới được Picasso bắt đầu
Trong các năm từ 1909 tới 1912, Picasso đã cùng với Georges Braque
khai triển một trường phái hội họa mới, được gọi tên là “Lập Thể Phân
Tích“ (Analytical Cubism). Những họa sĩ lập thể ban đầu đã bị chỉ trích về
thứ nghệ thuật hình học của họ nhưng thực ra, những người theo đường
lối hội họa mới này đã trình bày một loại thực tế mới, khác hẳn với truyền
thống cũ của thời Phục Hưng, đặc biệt nhất là về hai phạm vi phối cảnh
và ảo ảnh (illusion), chẳng hạn như họ đã vẽ ra nhiều diện của một đề tài
trên cùng một khung vải để diễn tả nhiều ý tưởng hơn là chỉ dùng một
diện đơn thuần, bị giới hạn


Bức tranh được vẽ năm 1909, khi Picasso đưa
Fernande Olivier tới Horta de Ebro vào kì nghỉ
hè. Ông biết khá rõ ngôi làng miền núi này, vì
ông đã ở đó 10 năm trước với gia đình của
người bạn tốt của ông Manuel Pallares; đó là
trải nghiệm đầu tiên của Picasso ở vùng nông
thôn. Lần thứ hai tới đây ít vui vẻ hơn khi gia
đình Pallares và người dân làng không thực sự
chào đón vì Picasso và Fernande không kết
hôn, và Fernande bị bệnh khá lâu tại đó.
Tuy nhiên phong cảnh ảm đạm và những ngôi
nhà bằng còn trần trụi lớp vữa đã tạo cảm
hứng cho Picasso để đẩy thử nghiệm của ông
một giai đoạn xa hơn, việc xây dựng một
phong cách mới, trong đó hình ảnh thực tế đã
giảm đến chỉ còn các yếu tố hình học.


Nhà máy (Factory at Horta de Elbro)


Bức tranh được vẽ năm 1910,
thuộc thời kì Lập thể phân tích,
là một bức tranh dùng dầu trên
chất liệu vải. Bức tranh vẽ lại một
người hay buôn tranh của ông.

Chân dung Ambroise Vollard


Chủ đề của bức chân dung này là DanielHenry Kahnweiler (1884-1979), một
người buôn tranh sinh ra ở Đức, nhà văn,
và nhà xuất bản. Kahnweiler mở một
phòng trưng bày nghệ thuật ở Paris vào
năm 1907 và năm 1908 bắt đầu đại diện
cho Pablo Picasso, người mà ông giới
thiệu với Georges Braque. Kahnweiler là
một nhà vô địch vĩ đại của cách mạng thử
nghiệm của các nghệ sĩ với trường phái
lập thể và mua phần lớn các bức tranh
của họ giữa năm 1908 và năm 1915. Ông
cũng đã viết một cuốn sách quan trọng,
Sự nổi lên của Lập thể, vào năm 1920,
trong đó cung cấp một khuôn khổ lý
thuyết cho phong trào này.


Người nghệ sĩ phong cầm


“Người nghệ sĩ phong cầm” là một
bức tranh được vẽ năm 1911 của
Pablo Picasso. Bức tranh có để
miêu tả một người đàn ông chơi
phong cầm. Việc phân chia các
khối ba chiều vào một mặt phẳng
hai chiều cho thấy bức tranh là
theo phong cách lập thể phân tích,
được phát triển bởi Picasso và
Georges Braque từ năm 1907 đến
năm 1914. Sự khởi đầu của xu
hướng lập thể có thể được coi là
do Picasso và Braque nổi loạn so
với thế kỷ của nghệ thuật truyền
thống, thực tế mà bắt chước thế
giới tự nhiên.


Tĩnh vật với chiếc ghế mây

"Tĩnh vật với chiếc ghế mây" là một
trong những tác phẩm đầu tiên của
nghệ thuật “cắt dán” (lần đầu tiên được
phát triển bởi Braque năm 1912) hoặc
"lập thể tổng hợp" bởi vì nó kết hợp
các vật liệu khác hơn so với sơn như
vải, dây thừng, v.v.. để miêu tả ý tưởng
của bức tranh. Các hình bầu dục, hình
vẽ mô tả một loạt các đối tượng: chiếc

hồ, một con dao đang cắt một trái
chanh, một chiếc khăn ăn, một ly rượu
vang, từ "Jou" có nghĩa là "chơi" hay
"hàng ngày" (như trong báo) trong
tiếng Pháp, một đường ống, đóng hộp
một chiếc ghế, một cái bàn, và toàn bộ
khung cảnh được bao bọc bởi một sợi
dây thừng. Mặc dù nó trông giống như
một thành phần của vật liệu không liên
quan, bức tranh được cho là mô tả của
một bữa sáng kiểu Pháp. Từ "Jou" là
đề cập đến các báo hàng ngày và từ
"chơi" ám chỉ tới sự vui vẻ của bức


Bức tranh “Người sinh viên với vây sáo” (1913)
Sinh viên với cây sáo là một sự pha trộn hấp dẫn của hội họa,
vẽ và cắt dán, cũng như một ví dụ tốt về thử nghiệm của
Picasso với pha trộn các hạt vật chất vào sơn; cái gọi là "quy
trình bột", ông đã vay mượn từ bạn bè của mình, các nghệ sĩ
Georges Braque.
Giấy Bảo Quản, Scott Gerson: Nó gần như giống như vẽ
graffiti theo một cách nó giống như vẽ trên một bức tường, và
đó là một phần vì các kết cấu.
Mặt bằng là một lớp đá thạch cao đã được áp dụng cho gần
bề mặt của vải. Picasso thêm một loại vật liệu gai góc. Ông đã
vẽ bằng than củi. Và sau đó, có sơn màu xám, trong đó có một
bề mặt rất sáng bóng và do đó, nó tạo ra tính hai mặt giữa mờ
và bóng. Và những sự bổ sung cuối cùng là những yếu tố ảnh
ghép, và bao gồm mũ, được làm từ một loại giấy công nghiệp

rất nặng, có thể là một cái gì đó mà ông nhận thấy đã được
loại bỏ, đã được nhuộm màu, nhàu nát.
Người sinh viên với vây sáo


Đầu tiên tác phẩm của ông mang phong cách ấn tượng , nhưng
sau khi nhìn thấy triển lãm của nhóm nghệ thuật được gọi là
"Fauves "(Beasts) (nhóm Dã thú) trong năm 1905, Thông qua
phong cách Dã thú - Nhóm Dã thú trong đó có Henri Matisse và
André Derain và một số những người khác - Braque sử dụng
màu sắc rực rỡ để đại diện cho phản ứng cảm xúc. Braque làm
việc gần gũi nhất với các nghệ sĩ Raoul Dufy và Othon Friesz ,
chia sẻ với những người ở Le Havre, cùng quê hương của
Braque, để phát triển một phong cách nhẹ nhàng hơn phái Dã thú
phần nào.
Ông mô tả: "các đối tượng tan vỡ thành nhiều mảnh ... là một
cách gần nhất để nhận được các đối tượng ... Phân mảnh giúp
tôi thiết lập không gian và chuyển động trong không gian". Ông
truyền đạt một cảm giác là có thể di chuyển trong bức tranh. Ông
thông qua một bảng màu trung tính, đơn sắc và tin rằng đó là một
bảng màu sẽ nhấn mạnh chủ đề vấn đề. Trong thời gian giữa các
cuộc chiến tranh, Braque thể hiện một phong cách tự do của xu
hướng lập thể, tăng cường sử dụng màu sắc và các đối tượng
riêng rẽ. Tuy nhiên, ông vẫn giữ phương pháp của lập thể là quan
điểm đồng thời và phân mảnh. Trái với Picasso, người đã liên tục
tái phát minh phong cách của ông về hội họa, hình ảnh biểu hiện
lập thể kết hợp siêu thực.

Georges Braque
(1882 - 1963)



Từ 1908-1913 Braque đã bắt
đầu quan tâm đến tính đồng thời
và phân mảnh. Ông tiến hành
một nghiên cứu các hiệu ứng
ánh sáng, góc nhìn và các
phương tiện kỹ thuật mà họa sĩ
sử dụng để đại diện cho những
hiệu ứng này. Trong những cảnh
làng của mình, Braque thường
xuyên giảm bớt kết cấu, một
hình thức hình học dạng khối lập
phương, và thể hiện ba chiều
bằng cách phân mảnh các hình
ảnh. Ông đã cho thấy điều này
trong bức tranh “houses-atl'estaque”.


Lấy cảm hứng từ bức tranh Tĩnh vật và
chiếc ghế mây của Picasso, Braque đã tạo
ra tác phẩm Fruitdish and Glass. Tranh dán
giấy cũng bao gồm các vật liệu dùng để dán
nhưng khác ở chỗ, các mẫu giấy dán chính
là các vật thể. Ví dụ, cốc thủy tinh trong bức
tranh này chính là một mẩu giấy báo được
cắt thành hình chiếc cốc.
Dù trước đó Braque đã sử dụng các chữ cái
trong tranh của ông, nhưng chính các tác
phẩm của thời kì lập thể tổng hợp đã đưa ý

tưởng này lên đến một tầm cao mới. Các
chữ cái trước đây dùng để gợi ý cho chủ đề,
thì nay chúng chính là chủ đề. Ngoài các
mẩu giấy báo là vật dụng được các họa sĩ
dùng nhiều nhất, còn có giấy và hình khắc
gỗ. Về sau, học òn đưa thêm các mẫu
quảng cáo trên báo vào tác phẩm. Sự sáng
tạo này đã tăng thêm sắc màu cho các tác
phẩm nghệ thuật của những họa sĩ theo

Fruitdish and Glass


Lúc đầu ông vẽ tranh theo lối lập thể phân
tích, tác phẩm của ông đưa ra nhiều điểm tụ
trên phối cảnh để thể hiện mọi góc cạnh của
vật thể. Năm 1915, Juan Gris chuyển sang
lối vẽ lập thể tổng hợp. Đề tài tranh của ông
thường là những cây đàn, hộp mứt, trái cây,
nổi khối như phù điêu. Ở tranh của ông,
người ta thấy rõ sự chọn lọc chất liệu, có
hiệu quả vè màu sắc và ánh sáng tinh
tường. Về sau, màu sắc trong tranh ông trở
nên hiền dịu, các nhân vật là những mảnh
hình học thuần khiết.

Juan Gris




Cảm ơn cô giáo và các bạn đã theo dõi…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×