Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

GIAI đoạn TIỀN hợp ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.83 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

_______________________

LÊ TRƢỜNG SƠN

GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số : 62.38.01.07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – 2015


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Văn Đại
Phản biện 1 : Tiến sĩ Phạm Kim Anh
Phản biện 2 : Tiến sĩ Lê Đình Nghị
Phản biện 3 : Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Phan Huy Hồng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh
Vào hồi 8 giờ ngày 10 tháng10 năm 2015
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thư viện
Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................. 1


2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án..................................................................................... 2
5. Tính mới của luận án ...................................................................................................................... 2
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................................. 3
3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................... 4
Chƣơng 1. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ....................................................... 4
1.1. Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng ...............................................................................4

1.1.1. Khái quát về hợp đồng ......................................................................................................... 4
1.1.2. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................................. 5
1.2. Khái niệm và nội dung các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng .......................................6

1.2.1. Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ............................................. 6
1.2.2. Nguyên tắc tự do hợp đồng .................................................................................................. 6
1.2.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực .......................................................................................... 7
Chƣơng 2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng...................... 9
2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................9

2.1.1. Sự cần thiết của việc cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng .............................. 9
2.1.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật ........................... 9
2.1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam .... 10
2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................11

2.2.1. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chuyên biệt .................................................... 11
2.2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chung ............................................................. 12

Chƣơng 3 . Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ........................................................ 13
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng .....................................................................................................................13

3.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng ................................................................................ 13
3.1.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................................. 16
3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ..................................................................................................21

3.2.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................... 21
3.2.2. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng............................................................ 23
Chƣơng 4. Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ............................. 25
4.1. Vô hiệu hợp đồng ...................................................................................................................................26

4.1.1. Kinh nghiệm nước ngoài .................................................................................................... 26
4.1.2. Theo pháp luật Việt Nam ................................................................................................... 27
4.2. Bồi thƣờng thiệt hại................................................................................................................................28

4.2.1. Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng ................................................... 28
4.2.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng .......................... 29
4.2.3. Thiệt hại được bồi thường .................................................................................................. 30
4.3. Chế tài khác ............................................................................................................................................32

KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 33


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí và, để tạo lập ra hợp đồng, các
chủ thể phải trải qua một quá trình bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc xác định
nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn
này được gọi là giai đoạn “tiền hợp đồng”1 (hay giai đoạn trước hợp đồng). Đây là giai đoạn bắt đầu từ

việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết.
Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn
xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, pháp luật cần phải điều
chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên. Ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật
tương đối hoàn thiện, ổn định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,… thì pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp
đồng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và
chưa được quan tâm nhiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp
luật Việt Nam kết hợp với tham khảo pháp luật nước ngoài để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc
điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đấy là lý do để tác giả
chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực ra, giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh trong một số quy định chuyên biệt như quy
định trong Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm… nhưng các quy định chuyên
biệt này có phạm vi hẹp (chỉ điều chỉnh một số hợp đồng) và chưa thể hiện bất cập liên quan đến giai
đoạn tiền hợp đồng.
Bộ luật dân sự có quy định về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng chưa đầy đủ, cần hoàn thiện. Văn
bản này có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thuộc phạm trù kinh
tế do điều đầu tiên của Bộ luật quy định “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý
cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân
và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động“.
Chính vì vậy, mục đích chính của luận án là nghiên cứu để đưa ra đề xuất định hướng và các
giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên quan đến giai
đoạn tiền hợp đồng.

1

Đào Duy Anh 1996), Hán – Việt từ điển, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.267 : “tiền” có nghĩa là trước, mặt trước.

1



3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn xảy ra trước khi hợp đồng
được giao kết (tồn tại), tức giai đoạn “tiền hợp đồng” và cũng chỉ giới hạn ở các nội dung sau : Các
nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng; Nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật
thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng; Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Hậu quả
pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận án sẽ là các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng
trong khoa học pháp lý của Việt Nam kết hợp tham khảo pháp luật của các nước trong hệ thống Civil
law, Common law (có chọn lọc các điển hình tiêu biểu trong mỗi hệ thống) và các văn bản quốc tế như
Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit),
Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(sau đây gọi tắt là Công ước Viên), Dự thảo khung tham chiếu chung châu Âu.
Luận án có nghiên cứu một số quy định chuyên biệt của chuyên ngành kinh tế như Luật thương
mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ nhưng nghiên cứu những nội dung
quy định của BLDS 2005 và các vấn đề thực tiễn phát sinh từ việc áp dụng Bộ luật này sẽ là nội dung
chủ yếu của luận án như đã nêu trong phần mục đích nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận, luận án góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về hợp
đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoàn thiện các quy
định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho việc
giải quyết các tranh chấp liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng.
Bên cạnh đó, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân và doanh
nghiệp Việt nam trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng.
5. Tính mới của luận án
Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
dưới góc độ lý luận và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng và pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp
đồng.

Thứ hai, dưới góc độ lý luận, luận án góp phần làm rõ vai trò quan trọng của giai đoạn tiền hợp
đồng, đồng thời luận án cũng đã làm rõ những nội dung quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng.

2


Thứ ba, luận án phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng kết hợp so sánh với kinh nghiệm pháp luật các nước từ đó chỉ
rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện.

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng đã
được công bố, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như : Cuốn sách Droit européen comparé des
contrats của tác giả Rémy Cabrillac Nxb. LGDJ 2012; Cuốn sách Principes européens du contrat của
tác giả Georges Rouhette, Nxb. Société de législation comparée 2003; Cuốn sách Projet de cadre
commun de référence-Principes contractuels communs do Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis
Mazeaud làm chủ biên, Nxb. Société de législation comparée 2008; Cuốn sách Formation du contrat
của các tác giả J. Ghestin, G. Loiseau và Y-M Seriet, Tome 1, Nxb. LGDJ 2013; Cuốn sách The law of
contract của tác giả Edwin Pell, Nxb. Sweet & Maxwell, 2011 (tập 1 và 2); Cuốn sách Contract law
của tác giả Roger Halson, Nxb. PEARSON, 2013; Cuốn sách Contract Law của tác giả Neil Andrews,
Nxb. Cambrige, 2011; Cuốn sách Precontractual Liability in European Private Law của John
Cartwright và Martijn W. Hesselink, Nxb. Cambrige 2011;…
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo nào nghiên cứu một cách
hệ thống, đầy đủ về giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Mặc dù vậy, các nghiên cứu
đơn lẻ về từng nội dung thuộc giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam cũng đã có. Dưới đây
là một số công trình điển hình : Cuốn sách Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam của tác
giả Nguyễn Ngọc Khánh do Nhà xuất bản (Viết tắt là Nxb) Tư pháp xuất bản năm 2007; Cuốn sách
“Luật hợp đồng Việt Nam –Bản án và bình luận bản án, tập 1” của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb. Chính trị

quốc gia – Sự thật năm 2013; Bài viết Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam của tác giả
Ngô Huy Cương đăng trong trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 2) năm 2010; Bài viết Nguyên tắc
thiện chí và vấn đề hoàn thiện Bộ luật dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Anh Thư đăng trên Tạp chí
Nhà nước và pháp luật số 10(318) năm 2014; …
3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng đã được công bố mặc dù không
đưa ra được khái niệm về tiền hợp đồng (bao gồm cả thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của giai
đoạn này) nhưng nhìn chung đều tương đối thống nhất trong việc xác định những vấn đề liên quan đến
3


giai đoạn tiền hợp đồng bao gồm: nguyên tắc tự do, thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng,
nghĩa vụ thông tin, đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và hậu quả pháp
lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng,…
Thứ hai, qua các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài được công bố, chúng ta thấy các
hệ thống pháp luật đang có xu hướng xích lại gần nhau với nội hàm là ghi nhận ngày càng lớn trách
nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng. Tuy nhiên, các công trình này không liên quan đến
pháp luật Việt Nam nên không trùng lặp với đề tài của luận án nhưng lại rất hữu ích cho luận án trong
việc khai thác kinh nghiệm nước ngoài để hoàn thiện lý luận cũng như pháp luật Việt Nam trong việc
điều chỉnh quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng.
Thứ ba, ở Việt Nam một số khía cạnh của quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng đã
được nghiên cứu và thậm chí có quy định điều chỉnh như các nguyên tắc trong việc xác lập hợp đồng,
đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu một
cách hệ thống về giai đoạn tiền hợp đồng. Một số vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng vẫn
còn khá mới mẻ và chưa được hoặc là ít được đề cập đến trong khoa học pháp lý Việt Nam. Luận án là
công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và chuyên sâu về giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp
luật Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

1.1. Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng
1.1.1. Khái quát về hợp đồng
Theo Điều 388 BLDS 2005, “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Ở đây, khái niệm “dân sự” được quy định tại Điều 1
BLDS 2005 với nội hàm rất rộng bao gồm lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động. Với ý
nghĩa đó, quy định về hợp đồng trong BLDS 2005 là áp dụng chung cho các loại hợp đồng, không
phân biệt hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại, lao động.
Nhìn một cách tổng thể, có thể nói định nghĩa về hợp đồng tại Điều 388 BLDS 2005 tuy ngắn
gọn nhưng đã phản ánh đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của hợp đồng, thể hiện đúng bản chất của
hợp đồng, đó là : sự thỏa thuận của các bên và mục đích của thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ở đây, nếu thiếu một trong hai dấu hiệu đặc trưng này thì không thể có
hợp đồng.
1.1.2. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng
1.1.2.1. Khái niệm giai đoạn tiền hợp đồng
4


Giai đoạn tiền hợp đồng bắt đầu từ khi một bên thể hiện ý định muốn xác lập một hợp đồng
đến khi hợp đồng được giao kết. Giai đoạn này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, phụ
thuộc vào việc các bên có dành nhiều thời gian vào việc thương lượng hay không.
1.1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng bằng pháp luật
Liên quan đến mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng hiện có hai
quan điểm khá trái chiều nhau2 : Quan điểm thứ nhất cho rằng, mối quan hệ pháp lý chỉ phát sinh khi
hợp đồng được giao kết. Giai đoạn tiền hợp đồng chỉ mang tính chuẩn bị, tham gia vào đàm phán
nghĩa là các bên phải chịu chi phí và các rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, giai đoạn này không mang ý
nghĩa pháp lý gì. Quan điểm thứ hai cho rằng, kể từ khi bắt đầu bước vào đàm phán, giữa các bên đã
hình thành một mối quan hệ pháp lý đặc biệt được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Thực ra, “giai đoạn
tiền hợp đồng là một giai đoạn rất dễ có sự gian lận và lạm dụng ở mọi góc độ”.3 Do đó, pháp luật cần
phải điều chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên.
Theo tác giả luận án, chủ thể tham gia vào việc xác lập hợp đồng không thể thụ động với đối

tác của mình mà cần có những hành động nhất định. Vì vậy, quan điểm thứ hai về mối quan hệ pháp lý
giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng hợp lý hơn, giúp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của
các bên tham gia.
1.1.3. Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng
Thứ nhất, ở giai đoạn này hợp đồng chưa hình thành nên các quy định áp dụng cho hợp đồng
như thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng không được áp dụng.4
Thứ hai, ở giai đoạn này các bên được hưởng tự do hợp đồng, một nguyên tắc nền tảng của xã
hội hiện đại. Ở đây, nguyên tắc tự do hợp đồng được áp dụng và, do đó, các bên tự do trong ứng xử
của mình và có thể quyết định xác lập hay không xác lập hợp đồng.
Thứ ba, nếu ở giai đoạn tiền hợp đồng các bên có tự do trong việc xác lập hay không xác lập
hợp đồng thì phải thừa nhận rằng quan hệ giữa các bên không thể nằm ngoài pháp luật. Giai đoạn này
không được điều chỉnh bởi các quy định về thực hiện hợp đồng và tự do hợp đồng được áp dụng
nhưng điều đó không có nghĩa là các bên hoàn toàn tự do và hoàn toàn tùy tiện trong ứng xử của mình.
Thứ tư, về mối quan hệ giữa giai đoạn tiền hợp đồng và các giai đoạn khác liên quan đến hợp
đồng thì về cơ bản là khá độc lập với nhau. Tuy nhiên, sự độc lập này cũng chỉ mang tính tương đối vì

2

John Cartwright & Martijin Hesselink (2011), Precontractual liability in private European private law, Cambridge, tr.60-63.
Spéner Yawaga (1997), Les obligations précontractuelles de l'assureur, Revue générale du droit des assurances, (n° 1/1997).
4
Bertrand De Coninck (2002), Le droit commun de la rupture des négociations précontractuelles, in Le processus de formation du
contrat, Nxb. Bruylant và LGDJ, tr.17.
3

5


một số ứng xử ở giai đoạn tiền hợp đồng có thể kéo theo những hệ quả liên quan đến giai đoạn tiếp
theo của hợp đồng.

1.2. Khái niệm và nội dung các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng
1.2.1. Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng
Theo BLDS 2005, các nguyên tắc riêng của chế định hợp đồng được chia ra theo các giai đoạn
hợp đồng. Bao gồm những nguyên tắc trong giai đoạn giao kết hợp đồng và những nguyên tắc trong
giai đoạn thực hiện hợp đồng. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu những
nguyên tắc trong giai đoạn giao kết hợp đồng (giai đoạn tiền hợp đồng). Đây là những quan điểm, tư
tưởng chỉ đạo được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật, buộc các bên tham gia giao kết hợp đồng
phải tuân thủ, nếu không sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Nhìn chung, các nguyên tắc thường được pháp luật của các nước áp dụng điều chỉnh quan hệ
tiền hợp đồng là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, trung thực. Đó sẽ là hai
nguyên tắc mà chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá trong khuôn khổ đề tài về giai đoạn tiền hợp đồng.
1.2.2. Nguyên tắc tự do hợp đồng
1.2.2.1. Ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng
Nguyên tắc tự do hợp đồng có nguồn gốc từ thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng.5 Đây
“chắc chắn là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng”6 và đã được ghi nhận trong các văn bản
pháp lý quốc tế. Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, tự do hợp đồng cũng chính là một trong
những nguyên tắc quan trọng. Nhiều hệ thống đã luật hóa nguyên tắc tự do hợp đồng này7.
Ở Việt Nam, trong Bộ luật dân sự 2005, tự do hợp đồng vừa được quy định tại Điều 4 như là
một nguyên tắc cơ bản áp dụng chung trong các quan hệ dân sự, đồng thời cũng được ghi nhận tại
khoản 1 Điều 389 như là một nguyên tắc riêng áp dụng cho giai đoạn tiền hợp đồng của quan hệ hợp
đồng. Dự thảo sửa đổi BLDS vào tháng 5 năm 2015 vẫn duy trì quy định vừa nêu tại khoản 2 Điều 3
với nội dung “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận”. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận
nguyên tắc tự do hợp đồng. Điều này là hợp lý và phù hợp với xu hướng chung của pháp luật thế giới.
1.2.2.2. Nội hàm của nguyên tắc tự do hợp đồng
Từ nguyên tắc tự do hợp đồng, chúng ta thấy có những hệ quả quan trọng cho giai đoạn tiền
hợp đồng.
5

Lucienne Topor (1994), Les contrats, Litec, tr.8.

Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis Mazeaud (Chủ biên, 2008), Projet de cadre commun de référence-Principes contractuels
communs, Nxb. Société de législation comparée 2008, tr.25.
7
Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis Mazeaud (Chủ biên, 2008), sđd, tr.28.
6

6


Cụ thể, các chủ thể liên quan được tự do thương lượng trong giai đoạn tiền hợp đồng; tự do ấn
định nội dung hợp đồng; tự do chấm dứt thương lượng và tự lựa chọn đối tác. Tuy nhiên, tự do hợp
đồng chỉ là một trong những nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng. Ở giai đoạn này, chúng ta
còn có nguyên tắc khác đáng quan tâm như nguyên tắc thiện chí, trung thực.
1.2.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực
1.2.3.1. Ghi nhận nguyên tắc thiện chí, trung thực
Trong các hệ thống pháp luật, việc ghi nhận nguyên tắc thiện chí, trung thực cũng chưa có sự
thống nhất trong giai đoạn tiền hợp đồng. Trong hệ thống Common law, các đối tác đang thương
lượng hưởng một tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi thương lượng, không có bất kỳ nghĩa vụ thiện chí
nào tồn tại đối với những người thương lượng. Ngược lại, ở các nước thuộc hệ thống Civil law, chịu
ảnh hưởng to lớn của luật La Mã, luật hợp đồng (bao gồm các nước châu Âu như Pháp, Đức, Italia,…)
thừa nhận nguyên tắc thiện chí, trung thực. Nhìn chung, nghĩa vụ thiện chí, trung thực không chỉ đặt ra
trong quá trình thực hiện hợp đồng mà ngay cả trong giai đoạn tiền hợp đồng8.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực cũng được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế, như Bộ
nguyên tắc Unidroit (Điều 1.7), Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu (Điều 2:301), Dự thảo khung
tham chiếu chung châu Âu (khoản 2 Điều 3:301),…
Ở Việt Nam, nguyên tắc thiện chí, trung thực được ghi nhận tại Điều 6 BLDS 2005: “trong
quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự, không bên nào được lừa dối bên nào”. Theo đó, nguyên tắc này không chỉ áp dụng trong việc
“thực hiện” mà còn cả trong việc “xác lập” quyền, nghĩa vụ dân sự.
Chúng ta đang tiến hành sửa đổi BLDS. Dự thảo sửa đổi BLDS tháng 5/2015 vẫn duy trì quy

định tại khoản 3 Điều 3 theo đó “Khi tham gia quan hệ dân sự, cá nhân, pháp nhân phải thực hiện
quyền, nghĩa vụ của mình một cách thiện chí, trung thực”. Tuy vậy, Dự thảo sửa đổi BLDS này lại
theo hướng bỏ việc vận dụng nguyên tắc này cho giai đoạn xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Thiết
nghĩ, thiện chí (bao gồm cả trung thực) được ghi nhận rộng rãi trên thế giới và đang có xu hướng luật
hóa nguyên tắc này đối với giai đoạn tiền hợp đồng. Theo tác giả luận án, nội dung Điều 6 của BLDS
năm 2005 nên được giữ lại: “trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với việc khôi phục này, nguyên tắc thiện chí, trung thực sẽ
tiếp tục điều chỉnh cả giai đoạn tiền hợp đồng.
1.2.3.2. Nội hàm của nguyên tắc thiện chí, trung thực

8

Rodrigo Novoa (2005), sđd, tr.593-595.

7


Trên thực tế rất khó để đưa ra được một định nghĩa về thiện chí, trung thực chung cho các hệ
thống pháp luật. Chính vì vậy, thiện chí và trung thực được biết đến như là một quy phạm mở, một
quy phạm mà nội dung được xác định một cách rất trừu tượng, nhưng ngược lại nó phụ thuộc vào
những tình huống đặc biệt và phải được xác định bằng cách cụ thể hóa9.
* Nội hàm của thiện chí
Theo tiếng Việt thông dụng, thiện chí là ý định tốt, mong muốn đi đến một kết quả tốt. Trước
đây, BLDS 1995 còn cho rằng thiện chí là “không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp
của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích lợi ích hợp pháp của người khác” (Điều 9). Với
vai trò là một nguyên tắc cơ bản, thiện chí còn có thể được vận dụng cho cả những trường hợp chưa
được văn bản quy định cụ thể. Ở đây, yêu cầu của thiện chí buộc một bên phải quan tâm tới lợi ích của
đối tác và nếu chỉ quan tâm tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích của đối tác là không sử xự phù hợp
với yêu cầu của thiện chí.
* Nội hàm của trung thực

Theo tiếng Việt thông dụng, trung thực là ngay thẳng, thật thà, đúng sự thật, không làm cho sự
việc sai lạc đi. Trong thực tế, đôi khi một tình huống có thể thuộc phạm trù của thiện chí và đồng thời
cũng thuộc phạm trù của trung thực như việc một bên cung cấp thông tin có thật có lợi cho đối tác vừa
là vấn đề của thiện chí vừa là vấn đề của trung thực. Tuy nhiên, có những thứ thuộc phạm trù của thiện
chí lại không thuộc phạm trù của trung thực như việc quan tâm tới lợi ích của đối tác. Khi bàn về thiện
chí theo nghĩa bao hàm cả trung thực, các nhà bình luận Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu có nêu
“bên tiến hành thương lượng nhưng biết rằng sẽ không bao giờ xác lập hợp đồng có thể bị tuyên chịu
trách nhiệm nếu việc thương lượng đã làm cho bên kia chịu một chi phí đáng kể.
Kiến nghị : Thiện chí, trung thực đã được ghi nhận rộng rãi trên thế giới và Việt Nam đã theo
hướng này từ khi có BLDS năm 1995. Tuy nhiên, Dự thảo sửa đổi BLDS 2005 lại không giữ nguyên
tắc này ở giai đoạn “xác lập” quyền và nghĩa vụ, tức nguyên tắc này không còn được giữ lại cho giai
đoạn tiền hợp đồng. Việc loại bỏ này trong Dự thảo là đáng tiếc và theo tác giả luận án, cần giữ quy
định về nguyên tắc thiện chí, trung thực như quy định tại Điều 6 BLDS 2005, với phạm vi áp dụng cho
cả giai đoạn xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.

9

M.W.Hesselink (2004), “The concept of good faith”, Towards a European Civil Code, Third fully Revised and Expanded Edition,
Kluwer Law International, tr.474.

8


Chƣơng 2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
2.1.1. Sự cần thiết của việc cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
Thông tin là cơ sở để đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng. Trước khi
giao kết hợp đồng, các bên phải có đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến hợp đồng và do đó việc
bên có thông tin cung cấp thông tin này cho bên kia là rất cần thiết, giúp các bên có những quyết định
chính xác khi tiến hành giao dịch.

2.1.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật
2.1.2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong hệ thống Civil law
- Nghĩa vụ cung cấp thông tin thông qua nguyên tắc thiện chí, trung thực
Dưới sự ảnh hưởng to lớn của luật La Mã, hầu hết pháp luật của các nước thuộc hệ thống Civil
law đều thừa nhận nguyên tắc thiện chí, trung thực không chỉ trong quá trình thực hiện hợp đồng mà
ngay cả trong giai đoạn đám phán.10 Thông qua nguyên tắc thiện chí, trung thực pháp luật của các
nước Civil law đặt ra nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với các bên trong quá trình đàm phán hợp đồng.
Nghĩa vụ cung cấp thông tin bao gồm: trả lời cho bên kia những câu hỏi liên quan đến hợp đồng;
khuyến cáo bên kia khi họ tin tưởng vào một thông tin sai lầm, trừ trường hợp bên kia lẽ ra phải nhận
ra được nếu cẩn trọng hơn.11
- Luật hóa nghĩa vụ cung cấp thông tin
Có vẻ như việc suy luận nghĩa vụ cung cấp thông tin từ nguyên tắc thiện chí chưa đủ mạnh nên
đã và đang hình thành trong hệ thống Civil law một xu hướng là luật hóa nghĩa vụ cung cấp thông tin
tiền hợp đồng. Đơn cử như nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng được ghi nhận
trên cơ sở quy định tại Điều 1337 và Điều 1338 BLDS Ý hoặc trong Đạo luật về nghĩa vụ của Estonia.
Pháp cũng đang tiến hành sửa đổi Bộ luật dân sự và trong Dự thảo sửa đổi BLDS của Pháp đã có quy
định riêng về nghĩa vụ cung cấp thong.12
2.1.2.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong hệ thống Common law
Khác với pháp luật của các quốc gia theo hệ thống Civil law, Common law không ghi nhận
nghĩa vụ thiện chí, trung thực trong đàm phán hợp đồng và do đó cũng không tồn tại nghĩa vụ thông
tin tiền hợp đồng trong hệ thống Common law.
2.1.2.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các văn bản quốc tế

10

Rodrigo Novoa (2005), sđd, tr.593-595.
Rodrigo Novoa (2005), bđd, tr.594.
12
Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG, Bản án số 33- 35.
11


9


Các văn bản quốc tế như Bộ nguyên tắc Unidroit, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, Công
ước Viên 1980 không quy định trực tiếp nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, tuy nhiên,
thông qua những quy định về thiện chí, trung thực thì các văn bản này đã gián tiếp áp đặc nghĩa vụ
cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng cho các bên.
Như vậy, nếu như trước đây pháp luật theo hướng không ai được lừa dối người khác thì ngày
nay tư duy pháp lý đã có sự thay đổi: vẫn theo hướng không ai được lừa dối người khác nhưng bổ
sung tư tưởng là phải giúp đỡ người khác và việc ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn
tiền hợp đồng thể hiện rõ tư tưởng mới này.
2.1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
2.1.3.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong các quy định chuyên biệt về hợp đồng
Trong một chừng mực nhất định, nghĩa cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng được
ghi nhận trong các quy định về các hợp đồng chuyên biệt như quy định chuyên biệt về hợp đồng bảo
hiểm, quy định chuyên biệt về nhượng quyền thương mại theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số
35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 Quy định chi tiết Luật thương mại về nhượng quyền thương mại.
2.1.3.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong các quy định chung về hợp đồng
Bộ luật dân sự hiện hành có phạm vi áp dụng rất rộng, cụ thể là cho “các quan hệ dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” (Điều 1) và trong Bộ luật dân sự có nhiều quy
định áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng dân sự theo nghĩa vừa nêu. Thực ra, chế định hợp đồng
trong BLDS hiện hành không có quy định riêng, cụ thể về nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền
hợp đồng nói chung. Nghĩa vụ này hiện nay chỉ được thể hiện gián tiếp trong các quy định chung về
hợp đồng.
Tóm lại, nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng là một vấn đề chưa được
khai thác nhiều trong khoa học pháp lý Việt Nam. Nghĩa vụ cung cấp thông tin chưa được quy định
một cách chính thức thành một nghĩa vụ chung của các bên tham gia đàm phán hợp đồng trong BLDS
2005. Chỉ trong một số ít các trường hợp thì BLDS 2005 mới quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin
của các bên tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng.

Kiến nghị : Bộ luật dân sự nên bổ sung thêm quy định ghi nhận cụ thể, rõ ràng nghĩa vụ cung
cấp thông tin của các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng thành một quy định riêng trong phần
chung về hợp đồng dân sự và áp dụng chung cho các loại hợp đồng. Theo đó, quy định này phải thể
hiện rõ nội dung “trong quá trình đàm phán (giao kết) hợp đồng, bên có thông tin liên quan đến hợp
đồng phải có nghĩa vụ cung cấp cho bên kia những thông tin này”. Chính vì vậy, tác giả luận án ủng
hộ Dự thảo sửa đổi BLDS được chỉnh lý vào tháng 5/2015 khi Dự thảo này quy định tại khoản 1 Điều
10


402 theo đó “trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì
phải thông báo cho bên kia biết”.
2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
Thực tế cho thấy, trước sự quan trọng của thông tin mà một bên cung cấp cho bên kia trong
quá trình thương lượng hợp đồng, không hiếm trường hợp các bên thỏa thuận nghĩa vụ bảo mật thông
tin. Việc điều chỉnh nghĩa vụ bảo mật theo thỏa thuận này sẽ tuân thủ các quy định chung về thực hiện
hợp đồng và bất kỳ một sự tiết lộ hoặc sử dụng với mục đích cá nhân những thông tin mang tính bí
mật sẽ được xem như là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trong khuôn khổ của luận án, chỉ nghiên cứu
nghĩa vụ bảo mật thông tin có được trong giai đoạn tiền hợp đồng thông qua các quy định của pháp
luật (tức khi các bên không có thỏa thuận về việc bảo mật này).
2.2.1. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chuyên biệt
2.2.1.1. Quy định về cạnh tranh
Với nền kinh tế thị trường, các nước đều ban hành các quy định về cạnh tranh để tạo ra cạnh
tranh lành mạnh. Trong các quy định này có quy định hướng tới bảo vệ thông tin bí mật, bên nhận
được thông tin của người khác có nghĩa vụ bảo mật, không được tiết lộ cho người thứ ba hay sử dụng
để đem lại lợi ích cho mình.
Ở Việt Nam, pháp luật về cạnh tranh cũng có quy định theo hướng áp đặt nghĩa vụ bảo mật đối
với thông tin mang tính bảo mật như hai nước nêu trên. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 41 Luật cạnh tranh,
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây: Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh
mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh”.
2.2.1.2. Quy định về sở hữu trí tuệ

Theo điểm c khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ, “quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật
kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc
bảo mật bí mật kinh doanh đó”. Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ quy định
“các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh: Bộc lộ, sử dụng thông tin
thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó”. Do quy định tại
điều luật trên không giới hạn phạm vi áp dụng nên cũng được áp dụng cho những thông tin có được
trong quá trình thương lượng hợp đồng.
Như vậy, ở Việt Nam, bí mật kinh doanh được bảo vệ thông qua các quy định về sở hữu trí tuệ
và về cạnh tranh. Các quy định trên áp đặt nghĩa vụ bảo mật (không tiết lộ, không sử dụng thông tin
mang tính bí mật kinh doanh của người khác). Tuy nhiên, các quy định này có phạm vi điều chỉnh rất
11


hẹp: Về chủ thể, chỉ áp dụng cho một số chủ thể hoạt động kinh doanh và, về nội dung, chỉ áp dụng
cho thông tin được coi là bí mật kinh doanh.
2.2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chung
2.2.2.1. Thông qua nguyên tắc thiện chí, trung thực
Xuất phát từ việc không thừa nhận nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giai đoạn tiền hợp
đồng cho nên cùng với việc không ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin, pháp luật của các nước
Common law cũng không mặc nhiên thừa nhận nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên trong giai đoạn
tiền hợp đồng. Ở các quốc gia theo hệ thống Common law, không tồn tại một nguyên tắc riêng biệt
nào trong các văn bản pháp luật về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ngoại trừ
khi có sự thỏa thuận của các bên về vấn đề này.13
Ngược lại, với việc thừa nhận nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giai đoạn tiền hợp đồng,
pháp luật của các nước theo hệ thống Civil law đã ghi nhận nhiều nghĩa vụ bổ sung cho nguyên tắc
này, trong đó ngoài nghĩa vụ cung cấp thông tin như đã tìm hiểu ở phần trước, thì bảo mật thông tin có
được trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng là một nghĩa vụ được đặt ra.14
BLDS 2005 cũng ghi nhận nguyên tắc thiện chí, trung thực tại Điều. Quy định này áp dụng
không chỉ cho giai đoạn thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự mà cả cho giai đoạn “xác lập” chúng nên
đương nhiên được áp dụng cho giai đoạn tiền hợp đồng. Giống như các nước Civil law nêu trên, thiết

nghĩ nguyên tắc thiện chí, trung thực trên cũng áp đặt cho bên có được thông tin mang tính bảo mật
nghĩa vụ bảo mật những thông tin này.
2.2.2.2. Ghi nhận nghĩa vụ bảo mật nhƣ một quy định chung
Có vẻ như việc khai thác nguyên tắc thiện chí, trung thực theo hướng ngầm thừa nhận nghĩa vụ
bảo mật thông tin chưa đủ hiệu quả nên đang tồn tại xu hướng ghi nhận nghĩa vụ này một cách độc lập
bên cạnh quy định về thiện chí, trung thực. Ví dụ như nghĩa vụ bảo mật thông tin tiền hợp đồng được
ghi nhận tại Điều 2: 302 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, Điều 3:302 Dự thảo khung tham chiếu
chung châu Âu, Điều 2.1.16 Bộ nguyên tắc Unidroit,...
Thực trạng trên cho thấy nghĩa vụ bảo mật thông tin mà một bên có được trong giai đoạn tiền
hợp đồng là vấn đề chưa được pháp luật Việt Nam quan tâm nhiều. Trong một số ít trường hợp, nghĩa
vụ bảo mật thông tin cũng được đặt ra cho các bên nhưng chủ yếu vẫn là đối với thông tin có được
trong quá trình thực hiện hợp đồng và trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên, mà không phải là nghĩa vụ
mặc nhiên.
13

Nguyễn Ngọc Minh (2011), Một số vấn đề về nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin khách hàng và cuộc đấu tranh chống rửa tiền, Tạp
chí Ngân hàng số 10 (05/2010)
14
Nhà pháp luật Việt – Pháp (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, sđd, tr.347.

12


Kiến nghị: Trên cơ sở tham khảo quy định của các văn bản quốc tế, đề nghị bổ sung một điều
khoản về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong Bộ luật dân sự 2005 như sau : “do tính chất hoặc do hoàn
cảnh mà thông tin được thu thập, bên nhận thông tin biết hoặc phải biết đó là bí mật của bên kia thì có
nghĩa vụ không tiết lộ thông tin đó hoặc không sử dụng thông tin đó cho các mục đích riêng bất kể hợp
đồng sau đó có được ký kết hay không”. Chính vì vậy, tác giả ủng hộ Dự thảo sửa đổi BLDS khi trong
lần chỉnh lý vào tháng 5/2015 đã bổ sung khoản 2 Điều 402 quy định sau “Trường hợp một bên nhận
được thông tin bảo mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật

thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái
pháp luật khác”.
Chƣơng 3 . Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là ý chí của bên đề nghị. Bản thân lời đề nghị chưa thể tạo ra hợp
đồng và nó tồn tại ở giai đoạn trước khi hợp đồng được giao kết, tức ở giai đoạn tiền hợp đồng. Vì thế
đề nghị giao kết hợp đồng là một nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng. Chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng là ý chí của bên được đề nghị thể hiện mong muốn xác lập hợp đồng được đề nghị. Trước
khi lời chấp nhận đến bên đề nghị, hợp đồng chưa hình thành và do đó bản thân chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng thuộc giai đoạn tiền hợp đồng. Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng cũng là hai nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng nên cũng thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng
3.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng
3.1.1.1. Định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng
Dưới góc độ pháp lý, nhiều nước vẫn chưa có định nghĩa chính thức về đề nghị giao kết hợp
đồng. Ở Việt Nam, đề nghị giao kết hợp đồng đã có định nghĩa chính thức tại khoản 1 Điều 390 BLDS
2005 theo đó “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”.
Đề nghị giao kết hợp đồng cũng được định nghĩa trong văn bản pháp lý quốc tế. Tuy nhiên,
khác với định nghĩa tại khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 của Việt Nam, văn bản pháp lý quốc tế có sự
phân biệt giữa hai khái niệm: “Đề xuất” hay “đề nghị” (proposal) và “Đề nghị giao kết hợp đồng”
(offer) (Ví dụ, Điều 2.1.2 Bộ nguyên tắc Unidroit, Điều 2:201 (khoản 1)Bộ nguyên tắc luật hợp đồng
Châu Âu). Theo các văn bản này, “đề xuất” hay “đề nghị” (proposal) là khái niệm rộng hơn “đề nghị

13


giao kết hợp đồng” (offer). Một đề xuất chỉ trở thành đề nghị giao kết hợp đồng khi đáp ứng được các
điều kiện nhất định. Ở đây, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực pháp lý, còn đề xuất thì không15.
Như vậy, chúng ta thấy điểm chung của pháp luật Việt Nam và văn bản quốc tế nêu trên là các

nhà làm luật đều cố gắng đưa ra một định nghĩa chính thức trong văn bản về đề nghị giao kết hợp
đồng. Việc đưa ra định nghĩa chính thức như vậy là cần thiết để hạn chế những tranh luận không cần
thiết về đề nghị giao kết hợp đồng và đây là điểm tích cực của pháp luật Việt Nam so với một số hệ
thống pháp luật một số nước. Ưu điểm này cần được duy trì trong lần sửa đổi BLDS đang được tiến
hành. Tuy nhiên, nội hàm của các định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng vẫn không thực sự giống
nhau.
3.1.1.2. Các thành tố của đề nghị giao kết hợp đồng
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 390 BLDS 2005, đề nghị giao kết hợp đồng được phân biệt
với các hình thức trao đổi ý chí khác mà các bên có thể đưa ra trong giai đoạn tiền hợp đồng ở 3 điều
kiện phải có của một đề nghị giao kết hợp đồng: Thể hiện rõ ý định giao kết và chịu sự ràng buộc của
bên đề nghị; Có nội dung liên quan đến hợp đồng dự kiến được giao kết và tính xác định của bên được
đề nghị16.
(i) Yêu cầu về ý định của bên đề nghị giao kết hợp đồng
Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 390 BLDS năm 2005, để được coi là đề nghị giao kết hợp
đồng, bên đề nghị phải “thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị”. Chúng
ta thấy, có sự tương đồng giữa quy định trên của pháp luật Việt Nam với pháp luật của nhiều quốc gia
(như Pháp, Bỉ,...) và văn bản quốc tế (như Điều 14 của Công ước Viên, Điều 2.1.2 Bộ nguyên tắc
Unidroit, khoản 1 Điều 2:201 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu) liên quan đến ý chí của người đề
nghị giao kết hợp đồng. Trong các hệ thống này, chúng ta thấy ngôn từ sử dụng có thể khác nhau
nhưng ý tưởng là giống nhau: Để là lời đề nghị giao kết hợp đồng thì lời đề nghị phải thể hiện ý chí
của người đưa ra lời đề nghị là họ sẵn sàng chịu sự ràng buộc khi được đối tác chấp nhận. Về nội dung
này, pháp luật Việt Nam có thể được đánh giá là tương thích với pháp luật của các hệ thống trên thế
giới và không cần phải sửa đổi trong lần sửa đổi BLDS đang được bàn thảo.
(ii) Yêu cầu về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng
“Trong hệ thống Civil law cũng như trong hệ thống Common law, người ta đòi hỏi rằng đề
nghị giao kết hợp đồng phải đầy đủ, có nghĩa là nêu cụ thể những yếu tố chủ yếu của hợp đồng dự kiến

15

Ngô Huy Cương (2010),“Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 2).

Về việc phân tích các thành tố này, xem thêm Lê Thị Diễm Phương (2013), “Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”, Tạp
chí Khoa học pháp lý- Đặc san, (số 02/2013).
16

14


được giao kết”17. Văn bản quốc tế về hợp đồng cũng đòi hỏi lời đề nghị hàm chứa những nội dung chủ
yếu của hợp đồng mà bên đề nghị dự tính giao kết. Cụ thể là tại Điều 14 của Công ước Viên, Điều
2.1.2 Bộ nguyên tắc Unidroit,...)
Ở Việt Nam, trước đây theo Điều 396 và khoản 1 Điều 401 BLDS năm 1995 thì đề nghị giao
kết hợp đồng phải thể hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Khác với BLDS 1995, khoản 1
Điều 390 BLDS 2005 chỉ quy định “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng” mà không nói rõ lời đề nghị có cần nêu những nội dung chủ yếu của hợp đồng hay không. Theo
chúng tôi, sẽ là thuyết phục khi chúng ta theo xu hướng này và nên kế thừa BLDS năm 1995 khi sửa
đổi BLDS năm 2005. Cụ thể, chúng ta nên bổ sung quy định đòi hỏi đề nghị giao kết hợp đồng phải
nêu cụ thể những nội dung chủ yếu của hợp đồng.
(iii) Yêu cầu về bên đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng
Thông thường, lời đề nghị được gửi tới chủ thể được xác định. BLDS của chúng ta cũng theo
hướng này khi quy định tại khoản 1 Điều 390 rằng đề nghị được gửi đến “bên đã được xác định cụ
thể”. Ở đây, chúng tôi chỉ bàn về khả năng có một lời đề nghị giao kết hợp đồng hay không khi lời đề
nghị được gửi tới công chúng, tức lời đề nghị giao kết không gửi đến một chủ thể xác định mà hướng
tới rộng rãi công chúng – tập hợp người không xác định.
Qua nghiên cứu so sánh, chúng tôi thấy chưa có sự thống nhất về vấn đề này trong các hệ
thống pháp luật cũng như các văn bản quốc tế. Một số hệ thống pháp luật theo hướng không chấp nhận
đề nghị công cộng và chỉ coi đây là một lời mời tiến tới một đề nghị giao kết hợp đồng (ví dụ như
pháp luật Đức, pháp luật Áo). Tuy nhiên, một số hệ thống pháp luật lại mạnh dạn theo hướng coi đây
là một lời đề nghị giao kết hợp đồng (ví dụ ở Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ,...).
Ở Việt Nam, mặc dù BLDS 2005 không chính thức ghi nhận lời đề nghị công cộng như một
lời đề nghị giao kết hợp đồng nhưng bóng dáng của dạng đề nghị giao kết hợp đồng công cộng cũng

đã có trong các trường hợp quy định tại Điều 590, Điều 593 BLDS 2005 và trong Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về “thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên
nhận cụ thể”. Dự thảo BLDS sửa đổi sau khi được chỉnh lý vào tháng 5/2015 đã theo hướng ghi nhận
đề nghị cộng tại khoản 1 Điều 401 theo đó “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao
kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể
hoặc tới công chúng”. Hướng của Dự thảo như vừa nêu rõ ràng là một sự đột phá nhưng e rằng chưa
thực sự phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. Thiết nghĩ, chúng ta nên thận trọng bằng cách ghi
nhận dần dần đề nghị công cộng. Chính vì lẽ đó mà chúng ta chỉ chấp nhận đề nghị công cộng trong
17

Catherine Delforge (2002), bđd, tr.271.

15


trường hợp đó là lời đề nghị của nhà cung cấp chuyên nghiệp và chỉ chấp nhận khi đề nghị nêu trong
quảng cáo, catolog và triển lãm.
Kiến nghị :
Thứ nhất, làm rõ yêu cầu về “thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng” tại khoản 1 Điều 390
BLDS năm 2005 bằng cách bổ sung thêm quy định đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu cụ thể những
nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Thứ hai, bổ sung thêm vào Điều 390 BLDS năm 2005 quy định ghi nhận về đề nghị giao kết
hợp đồng công cộng của các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, thông tin trong quảng cáo, catalog,
triển lãm của nhà cung cấp chuyên nghiệp hàng hóa, dịch vụ cũng là đề nghị giao kết hợp đồng cho
đến khi hết hàng hóa hay không còn khả năng cung cấp dịch vụ nếu thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng và chịu sự ràng buộc của nhà cung cấp.
3.1.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
3.1.2.1. Ghi nhận hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng xuất phát từ ý chí của một chủ thể và câu hỏi đặt ra là nó có hiệu
lực ràng buộc người đưa ra đề nghị hay không. Đây là câu hỏi không dễ có câu trả lời vì bản chất pháp

lý của đề nghị giao kết hợp đồng nhìn chung chưa được ghi nhận một cách minh thị trong văn bản quy
phạm pháp luật.
Pháp luật của chúng ta chưa khẳng định rõ rằng đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý
đơn phương nhưng ghi nhận hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng. Cụ thể, Điều 391 BLDS năm
2005 dành cả nội dung về “Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực” nên đã ngầm thừa nhận
hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng phần nào cũng được
khẳng định tại khoản 2 Điều 390.
Như vậy, có thể nói pháp luật Việt Nam ghi nhận hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao kết hợp
đồng: Người đưa ra lời đề nghị bị ràng buộc bởi đề nghị mà mình đưa ra. Hướng ghi nhận như vậy là
thuyết phục để trách nhiệm hóa người đưa ra lời đề nghị và rất gần gũi với pháp luật của nhiều nước
(như Bỉ và Đức).
3.1.2.2. Thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Theo khoản 1 Điều 391BLDS 2005, thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực của đề nghị giao kết
hợp đồng, trước tiên do bên đề nghị ấn định. Còn “nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết
hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó”. Như vậy, thời điểm có hiệu
16


lực của đề nghị giao kết hợp đồng được BLDS 2005 quy định trên cơ sở tiếp thu học thuyết tiếp nhận
(đề nghị có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được đề nghị)
Với hướng trên, pháp luật của chúng ta gần gũi với pháp luật của đa số các nước theo hệ thống
Civil law và các văn bản quốc tế (Bộ nguyên tắc Unidroit, Công ước Viên) và cần được duy trì.
- Thời điểm chấm dứt hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Có nhiều nguyên nhân làm cho đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt (tức hết hiệu lực) và chúng
ta có thể chia thành các nhóm khác nhau.
Nhóm thứ nhất liên quan đến thời gian. Hiện nay BLDS của chúng ta mới chỉ có quy định về
trường hợp thời hạn trả lời mà bên đề nghị đưa vào đề nghị (khoản 2 Điều 390) và chưa đề cập tới
trường hợp người đề nghị không đưa ra thời hạn trả lời cho lời đề nghị của mình. Về chủ đề này, ở
châu Âu, sau khi nghiên cứu so sánh một số hệ thống pháp luật, một nhóm tác giả đã đề xuất bổ sung

vào Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu một quy định với nội dung “đề nghị chấm dứt khi hết thời
hạn mà người đề nghị đưa ra hay nếu không có thời hạn này khi hết một thời hạn hợp lý”18. Chúng ta
cũng nên kế thừa kinh nghiệm này bằng cách bổ sung thời hạn hợp lý nếu bên đề nghị không đưa ra
một thời hạn nhất định.
Nhóm thứ hai liên quan đến người được đề nghị. Ở đây, đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt
xuất phát từ ý chí đơn phương của người được đề nghị hay với sự đồng thuận của người được đề nghị.
Đây là trường hợp được nêu tại khoản 1 và 5 Điều 394 BLDS năm 2005: “Bên nhận được đề nghị trả
lời không chấp nhận” và “theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn
chờ bên được đề nghị trả lời”. Ngoài ra, chúng ta còn có căn cứ xuất phát từ ý chí đơn phương của
người đề nghị. Đó là trường hợp nêu tại khoản 3 và khoản 4 về thay đổi, rút hay hủy bỏ đề nghị từ
phía người đề nghị.
- Trƣờng hợp ngƣời đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự
Sau khi đưa ra lời đề nghị, có thể xảy ra trường hợp người đề nghị chết hay không còn khả
năng nhận thức và bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Sự kiện này có ảnh hưởng tới sự tồn tại, hiệu
lực của lời đề nghị giao kết hợp đồng không?
* Duy trì đề nghị giao kết hợp đồng
BLDS năm 2005 của chúng ta cũng có quy định liên quan đến trường hợp người đề nghị chết
hay mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết
hợp đồng tại Điều 398 với theo hướng vẫn duy trì hiệu lực của lời đề nghị. Với quy định trên, vấn đề
vẫn còn bỏ ngỏ đối với trường hợp người này chết hay mất năng lực hành vi dân sự sau khi đề nghị có
18

Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis Mazeaud (2008), sđd, tr. 245.

17


hiệu lực và trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận và chưa quan tâm đến loại đề nghị giao kết
hợp đồng gắn với nhân thân của người đề nghị.
Trên cơ sở kinh nghiệm của Pháp, Thụy Sỹ và Đức, chúng ta nên theo hướng đề nghị giao kết

hợp đồng vẫn được duy trì khi người đề nghị chết kể từ khi đề nghị có hiệu lực, đồng thời bổ sung một
ngoại lệ cho việc duy trì đề nghị nêu tại Điều 398 về trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng gắn với
nhân thân người đề nghị. Dự thảo sửa đổi BLDS được chỉnh lý vào tháng 5/2015 đã theo hướng vừa
nêu tại Điều 410 theo đó “Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi
dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị
giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị
giao kết hợp đồng”. Chúng tôi ủng hộ hướng sửa đổi này.
* Xác định người duy trì đề nghị giao kết hợp đồng
Khi lời đề nghị giao kết hợp đồng không chấm dứt đối với trường hợp người đề nghị chết, câu
hỏi đặt ra là ai sẽ chịu sự ràng buộc của lời đề nghị? BLDS 2005 theo hướng vẫn duy trì lời đề nghị
nhưng không cho biết ai sẽ tiếp tục lời đề nghị. Thực tế, chúng ta có quy định về người kế thừa nghĩa
vụ tài sản của người đã chết tại khoản 1 Điều 637 BLDS theo đó “những người hưởng thừa kế có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có
thoả thuận khác”. Tuy nhiên, quy định này chỉ đề cập tới người kế thừa đối với “nghĩa vụ tài sản” của
người chết (tức có phạm vi áp dụng đối với nghĩa vụ tài sản của người đã chết) trong khi đó chúng ta
vẫn chưa rõ đề nghị giao kết hợp đồng có là một nghĩa vụ tài sản của người đã chết hay không.
Trong pháp luật Thụy Sỹ, “việc người đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự dẫn tới vô
hiệu hóa lời đề nghị khi lời đề nghị chưa được gửi đi. Trong trường hợp ngược lại, đề nghị được giữ
và những người thừa kế kế thừa lời đề nghị trên cơ sở nguyên tắc thừa kế toàn bộ được quy định tại
Điều 560 BLDS"19.
BLDS 2005 theo hướng vẫn duy trì lời đề nghị nhưng không cho biết ai sẽ tiếp tục lời đề nghị.
Thực tế, chúng ta có quy định về người kế thừa nghĩa vụ tài sản của người đã chết tại khoản 1 Điều
637 BLDS theo đó “những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm
vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Tuy nhiên, quy định này chỉ đề cập
tới người kế thừa đối với “nghĩa vụ tài sản” của người chết (tức có phạm vi áp dụng đối với nghĩa vụ
tài sản của người đã chết) trong khi đó chúng ta vẫn chưa rõ đề nghị giao kết hợp đồng có là một nghĩa
vụ tài sản của người đã chết hay không. Đối với trường hợp người đề nghị chết, chúng ta nên theo

19


Catherine Delforge (2002), bđd, tr.240.

18


hướng của pháp luật Thụy Sỹ nêu trên, tức người thừa kế của người đề nghị kế thừa vị trí của người đề
nghị đã chết.
Còn đối với trường hợp người đề nghị giao kết mất năng lực hành vi dân sự sau khi đưa ra lời
đề nghị, chúng ta vận dụng các quy định về giám hộ (Điều 67 BLDS năm 2005) (vì đây là trường hợp
phải giám hộ và phải có người giám hộ20) mà không cần bổ sung quy định về chủ đề này. Trên cơ sở
quy định vừa nêu, người giám hộ đại diện người đề nghị mất năng lực hành vi dân sự trong việc thực
hiện đề nghị giao kết hợp đồng.
3.1.2.3. Hệ quả từ việc ghi nhận hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Liên quan đến hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, chúng ta thường gặp các thuật ngữ khác
nhau sau: thay đổi, rút đề nghị và hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Câu hỏi đặt ra là người đề nghị có
còn được tự do đối với lời đề nghị của mình hay không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào việc chúng ta ở
giai đoạn nào của quá trình giao kết hợp đồng. Thực tế, người đề nghị được thay đổi hay rút đề nghị
trước khi đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực nhưng khả năng hủy bỏ đề nghị bị hạn chế một khi đề
nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực.
- Trƣớc hay ở thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 392 BLDS 2005, nếu không có quy định khác từ phía
người đề nghị, trước thời điểm người được đề nghị nhận được lời đề nghị và thậm chí ở thời điểm
người này nhận được lời đề nghị, người đề nghị được tự do thay đổi hay rút lời đề nghị mà không phải
chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Thực ra, việc rút hay thay đổi lời đề nghị được chấp
nhận ở đây là vì người được đề nghị chưa biết nội dung lời đề nghị nên không có bất kỳ thiệt hại gì từ
việc thay đổi hay rút lời đề nghị.
Theo quy định của pháp luật Bỉ, “rút đề nghị hướng tới giải phóng người đề nghị trước khi đề
nghị có hiệu lực không gây ra bất kỳ khó khăn nào”21. Tương tự, theo khoản 1 Điều 130 BLDS Đức,
“tuyên bố ý chí không có hiệu lực nếu trước hay cùng thời điểm việc rút lại tuyên bố đến bên kia”. Bộ
nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu không có quy định minh thị về khả năng thay đổi, rút đề nghị trước

khi đề nghị có hiệu lực nhưng các nhà bình luận cũng theo hướng của các nước vừa nêu.
Quy định tại Điều 392 BLDS 2005 cho thấy pháp luật của chúng ta rất gần gũi với các nước
theo hệ thống Civil law về khả năng được thay đổi, rút lại lời đề nghị trước hay ở cùng thời điểm
người được đề nghị nhận được lời đề nghị. Điểm khác biệt giữa pháp luật của chúng ta và pháp luật Bỉ
20

Theo khoản 3 Điều 58 BLDS năm 2005, “người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy
định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ” trong khi đó người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 là “Người mất
năng lực hành vi dân sự”.
21
Catherine Delforge (2002), bđd, tr.163.

19


hay Pháp là chúng ta cũng như Đức đã luật hóa nội dung này trong văn bản quy phạm pháp luật là
BLDS. Hướng luật hóa vấn đề thay đổi, rút đề nghị như vậy là thuyết phục và cần được duy trì (không
cần sửa đổi BLDS về nội dung đang được nghiên cứu).
- Sau thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
Qua nghiên cứu cho thấy, các hệ thống pháp luật đều có quy định theo hướng người đề nghị
không được hủy đề nghị một khi đề nghị có hiệu lực. Tuy nhiên, cách thức quy định về việc không
được hủy đề nghị giao kết hợp đồng là khác nhau giữa các hệ thống: Có hệ thống ghi nhận đây là
nguyên tắc nhưng có hệ thống lại ghi nhận khả năng hủy bỏ như là trường hợp ngoại lệ. Thực tế, ranh
giới giữa những trường hợp này rất khó phân định.
Ở Việt Nam, BLDS 2005 dành hẳn Điều 393 để quy định về hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.
Nội dung của điều luật cho thấy BLDS 2005 không ủng hộ việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Ở
đây, hủy bỏ đề nghị chỉ có giá trị khi đáp ứng những điều kiện cụ thể và ngoài trường hợp này, chúng
ta hiểu rằng người đề nghị không được hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng mà mình đã đưa ra.
Mặt khác, với tính chất là một quy định về trường hợp hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng,
khoản 2 Điều 390 BLDS cần phải được tách ra và trở thành một mục nhỏ trong Điều 393 nói về hủy

bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, quy định về ngoại lệ đối với đề nghị giao kết hợp đồng có xác định thời
hạn trả lời thì sẽ hợp lý hơn.
Kiến nghị :
Trên cơ sở các nghiên cứu nêu trên, liên quan đến hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng,
chúng ta nên có sự điều chỉnh một số quy định trong BLDS.
Thứ nhất, bổ sung vào khoản 1 Điều 392 BLDS năm 2005 trường hợp bên đề nghị giao kết
hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên được đề nghị nhận được thông báo
về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị sau khi nhận được được lời đề nghị nhưng được thông báo cho
người được đề nghị trước khi người này biết về lời đề nghị.
Thứ hai, bổ sung quy định tại Điều 394 BLDS năm 2005 về trường hợp đề nghị giao kết hợp
đồng sẽ chấm dứt khi hết một thời hạn hợp lý nếu bên đề nghị không đưa một thời hạn nhất định.
Thứ ba, sửa đổi quy định tại Điều 398 BLDS năm 2005 theo hướng mở rộng phạm vi duy trì
đề nghị giao kết hợp đồng khi người đề nghị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự kể từ khi đề nghị
có hiệu lực. Bên cạnh đó, bổ sung thêm quy định về trường hợp người đề nghị giao kết hợp đồng chết
thì người thừa kế của người đề nghị sẽ kế thừa vị trí của người đề nghị đã chết.

20


Thứ tư, để đảm bảo sự hợp lý giữa tên gọi và nội dung quy định tại Điều 390 BLDS năm 2005,
đề nghị tách khoản 2 ra khỏi Điều 390 và đưa vào thành một mục nhỏ trong Điều 393 như là một
ngoại lệ của quyền hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.
3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
3.2.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
3.2.1.1. Ý chí của bên đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định tại Điều 396 BLDS 2005, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý
chí của bên được đề nghị, theo đó bên nhận đề nghị đồng ý với tất cả điều kiện được nêu trong đề
nghị. Khái niệm về chấp nhận đề nghị giao kết quy định trong BLDS 2005 cũng giống với khái niệm
về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được quy định trong pháp luật của các nước và trong các văn
bản quốc tế.

Như vậy, ở mức độ khái quát chung, chấp nhận giao kết hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý
chí của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy
nhiên, không phải một sự trả lời chấp nhận nào cũng đều được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng và
có giá trị pháp lý. Pháp luật của các nước đều đặt ra những điều kiện nhất định mà nếu đáp ứng được
những điều kiện đó thì chấp nhận mới được xem là hợp lệ, có hiệu lực ràng buộc bên được đề nghị và
hợp đồng được giao kết.
3.2.1.2. Yêu cầu đối với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
BLDS 2005 không có quy định cụ thể về các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy
nhiên, các quy định tại Điều 396 BLDS 2005 cho thấy chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi
thõa mãn các điều kiện: (i) Chấp nhận phải thể hiện sự đồng ý toàn bộ nội dung của đề nghị, (ii) được
thể hiện dưới một hình thức xác định và (iii) trong một thời hạn nhất định.
(i) Nội dung của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định tại Điều 396 BLDS 2005, chấp nhận phải là hình ảnh phản chiếu của đề nghị
giao kết hợp đồng vì phải “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng”. Tức là bên
được đề nghị phải chấp nhận toàn bộ, tuyệt đối và vô điều kiện đối với những nội dung của đề nghị
giao kết hợp đồng.
Về điều kiện này, chúng ta thấy có sự tương đồng giữa BLDS 2005 với pháp luật của các nước
và các văn bản pháp lý quốc tế (Công ước Viên, Bộ nguyên tắc Unidroit). Tuy nhiên, có lẽ do tính chất
mềm dẻo, linh hoạt của các hoạt động thương mại nên Công ước Viên và Bộ nguyên tắc Unidroit đã
có những quy định linh hoạt hơn BLDS 2005 về điều kiện sự phù hợp giữa chấp nhận đề nghị với đề
nghị. Theo quy định của Công ước Viên và Bộ nguyên tắc Unidroit, chấp nhận đề nghị giao kết hợp
21


đồng là sự chấp nhận toàn bộ các nội dung của đề nghị, tuy vậy có thể đưa ra những sửa đổi, bổ sung
nhưng không làm ảnh hưởng đến những nội dung cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng và không bị
bên đưa ra đề nghị phản đối ngay lập tức.
(ii) Cách thức thể hiện chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thông qua hành động
Căn cứ vào cách thức thể hiện ý chí của bên chấp nhận đề nghị, theo khoản 1 Điều 401 BLDS

2005 thì sự chấp nhận được thể hiện thông qua hình thức bằng lời nói hoặc văn bản và thông qua hành
vi cụ thể của bên nhận được đề nghị, trong đó hàm ý thể hiện sự đồng ý với các nội dung của đề nghị.
Nhìn chung, đây là hai hình thức chấp nhận giao kết hợp đồng thể hiện rõ ràng ý chí của bên trả lời,
qua đó giúp bên đề nghị có thể nhận thức được nội dung hồi đáp của sự trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng. Ở đây, có sự tương đồng giữa BLDS 2005 và pháp luật của các nước và các văn bản quốc tế liên
quan đến hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thông qua sự im lặng
Nhìn một cách tổng thể có một sự khá thống nhất giữa các hệ thống pháp luật đối với sự “im
lặng” trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng vẫn có một số khác biệt đáng lưu ý sau:
+ Thứ nhất, tất cả đều ghi nhận một nguyên tắc chung đó là sự thỏa thuận của các bên phải
được thể hiện ra bên ngoài, sự “im lặng” không được được mặc nhiên suy diễn là chấp nhận giao kết
hợp đồng. Tuy nhiên, cách thức thể hiện nguyên tắc trên là khác nhau.
+ Thứ hai, tất cả các hệ thống đều đưa ra ngoại lệ cho nguyên tắc trên và đều thống nhất về
một ngoại lệ là theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cho thấy còn tồn tại ngoại lệ
nữa là theo tập quán hoặc theo quy định của luật. Hai ngoại lệ vừa nêu chưa được thể hiện rõ trong
BLDS năm 2005. Do đó, chúng tôi đề xuất bổ sung quy định trong phần chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng thể hiện rõ hai ngoại lệ này.
+ Thứ ba, BLDS năm 2005 đề cập tới vấn đề “im lặng” tại Điều 404 về Thời điểm giao kết hợp
đồng dân sự là không thích ứng, nội dung khoản 2 Điều 404 nêu trên không thực sự liên quan đến
Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự mà chỉ thể hiện im lặng là chấp nhận nếu có thỏa thuận. Sẽ thuyết
phục hơn khi chúng ta để nội dung này trong phần liên quan đến Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng. Dự thảo sửa đổi BLDS được chỉnh lý vào tháng 5/2015 có quy định về chủ đề này như sau tại
khoản 2 Điều 408 theo đó “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các
bên”. Ở đây, Dự thảo đã mở rộng thêm trường hợp chấp nhận im lặng nhưng vẫn chưa nhấn mạnh bản
22


×