Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học FDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
(SEQAP)

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC FDS

HÀ NỘI, 6-2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
(SEQAP)

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC FDS

Chịu trách nhiệm nội dung:
Phó Vụ trưởng, Giám đốc SEQAP
TS TRẦN ĐÌNH THUẬN

Biên soạn:
TS LƯU THU THỦY


MỤC LỤC
Trang


Các chữ viết tắt

3

Phần I- Một số vấn đề chung về tổ chức HĐGDNGLL ở
trường tiểu học FDS

4

I. Vai trò và đặc điểm của HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS

4

II. Sử dụng thời gian tăng thêm khi chuyển sang FDS cho
HĐGDNGLL

9

III. Mục tiêu HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS

12

IV. Nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS

13

V. Nội dung và hình thức HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS

15


VI. Quy trình tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS

18

Phần II- Hướng dẫn tổ chức một số mô hình HĐGDNGLL

22

I. Hoạt động thư viện

22

II. Hoạt động trò chơi

27

III. Hoạt động giao lưu

30

IV. Hoạt động tổ chức các ngày hội

32

V. Hoạt động nhân đạo

37

VI. Hoạt động tham quan du lịch


39

VII. Hoạt động văn nghệ

41

VIII. Hoạt động TDTT

44

Phụ lục

48


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD & ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
CBQL : Cán bộ quản lí
CSVC : Cơ sở vật chất
SEQAP : Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
Đoàn TNCS HCM: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
ĐDDH : Đồ dùng dạy học
Đội TNTP HCM : Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
FDS : Dạy học cả ngày
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
HĐ : Hoạt động
HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
KNS : Kĩ năng sống

PPDH : Phương pháp dạy học
PPGD : Phương pháp giáo dục
VH : Văn hóa
VN : Việt Nam
XH : Xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa


Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ
NGÀY

I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau:
Theo nghĩa hẹp, HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức
theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần . (Chương trình
giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT
ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan
niệm này thì HĐGDNGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt
toàn trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Sao Nhi
đồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.
Theo nghĩa rộng:
“Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng
lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí
lứa tuổi học sinh tiểu học.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy

học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông
cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động
bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.
(Điều 29, Điều lệ trường tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).


Theo quan niệm này thì ngoài hoạt động dạy học các môn học bắt buộc
và dạy học tự chọn trong chương trình giáo dục Tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD –
ĐT ban hành, tất cả các hoạt động giáo dục còn lại ở trường tiểu học, kể cả hoạt
động giáo dục tập thể đều là HĐGDNGLL (trừ sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh
và sinh hoạt Sao nhi đồng- theo chỉ đạo của Hội đồng Đội). Quan niệm này cũng
tương đồng với quan niệm về HĐGDNGLL trong các sách Hướng dẫn GV về
HĐGDNGLL ở THCS, THPT và theo chúng tôi quan niệm như vậy là hợp lí bởi
vì:
- HĐGDNGLL chủ yếu cũng là các hoạt động tập thể theo quy mô nhóm, lớp,
trường và một trong những mục tiêu của HĐGDNGLL cũng là nhằm giáo dục ý
thức tập thể cho HS.
- Mặt khác, nội dung, hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường dưới cờ trên
thực tế không chỉ là họp, kiểm điểm, phổ biến nhiệm vụ mà nội dung, hình thức
rất phong phú, đa dạng, gắn liền với các chủ đề và hình thức HĐGDNGLL.
Thuật ngữ HĐGDNGLL trong tài liệu này cũng được sử dụng theo nghĩa
rộng như trên.
2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà
trường. HĐGDNGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con đường
quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội.
HĐGDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm những điều đã học
vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những

kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.
- HĐGDNGLL có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách phát
triển toàn diện cho HS tiểu học.
Các nghiên cứu về tâm lý - giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách
cơ bản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường. Việc
tham gia vào nhiều HĐGDNGLL phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS
được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được
giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợi cho HS
được tham gia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng … Từ đó sẽ tác động
tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các em phát


triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm,
lòng nhân ái, khoan dung, sự cảm thông, tính kỷ luật, trung thực, mạnh dạn, tự
tin,…và giúp các em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể và KNS cơ bản
như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra
quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tư duy phê phán, tư
duy sáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng
hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng
quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, ... Xét ở phạm vi rộng hơn,
HĐGD NGLL còn tạo điều kiện để HS được tham gia, được hội nhập vào dòng
chảy các hoạt động chung của trẻ em ở địa phương, đất nước, khu vực và trên
thế giới. Điều này giúp phát triển năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt
động chính trị - xã hội, năng lực hòa nhập cộng đồng cho HS. Đó chính là
những phẩm chất và năng lực cơ bản, cần thiết của người công dân Việt Nam
để đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế
hiện nay.
Thông qua các hình thức hoạt động như: trò chơi, tham quan du lịch, cắm
trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật,..., HĐGDNGLL còn giáo dục HS tình
yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp các em phát triển thể chất và thẩm

mĩ; đồng thời giúp các em giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình
học tập cả ngày ở trường.
3. Các đặc điểm của HĐGDNGLL ở trường Tiểu học dạy học cả ngày
3.1 HĐGDNGLL phù h p v i đ c đi m l a tu i HS Ti u h c.
Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi rất hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi,
khám phá, thích gần gũi thiên nhiên, thích cùng sinh hoạt, vui chơi với bạn bè.
Các em rất hứng thú và nhiệt tình tham gia vào những hoạt động tập thể nhẹ
nhàng, sinh động, vui tươi, đa dạng ở nhà trường và cộng đồng. Do vậy,
HĐGDNGLL là rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em và có khả năng huy
động sự tham gia tích cực của HS.
3.2 HĐGDNGLL mang tính ch t linh ho t, m m d o, m

hơn ho t

đ ng d y h c.
Nếu như hiện nay, việc dạy học các môn văn hoá chịu sự chi phối khá
chặt chẽ về thời điểm, thời lượng, tài liệu học tập, về quy mô tổ chức dạy học,
về nội dung dạy học,… thì HĐGD NGLL lại mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo,


mở hơn hoạt động dạy học về tất cả các mặt: quy mô, địa điểm, hình thức hoạt
động, thời điểm, thời lượng, lực lượng tham gia tổ chức và điều khiển,… Cụ
thể là:
- HĐGDNGLL có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như: theo
nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức
HĐGDNGLL theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt
như: tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, HS tham gia được
nhiều hơn,... Những HĐGDNGLL tổ chức theo quy mô khối lớp, trường,…
thường tốn kém hơn, chuẩn bị mất nhiều thời gian, công sức hơn, HS được
tham gia nhiều hơn… Vì vậy, HĐGDNGLL nên tập trung nhiều cho các hoạt

động quy mô lớp, quy mô nhóm; những hoạt động theo quy mô trường chỉ nên
tổ chức 1- 2 lần/học kì.
- HĐGDNGLL có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc
ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống,
sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch
sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng hoặc ở các
địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Thời điểm tổ chức HĐGDNGLL cũng rất linh hoạt. Tùy theo quy mô và
tính chất, có thể tổ chức hoạt động vào giờ ra chơi; vào giờ nghỉ giữa các tiết
học; có thể vào giờ nghỉ trưa; có thể trong tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt
lớp; có thể vào một buổi trong tuần, cuối tuần hoặc vào ngày chủ nhật, ngày
lễ,…
Tuy nhiên, nếu tổ chức hoạt động vào giờ nghỉ trưa cho những HS
không có nhu cầu ngủ trưa thì cần lựa chọn hình thức hoạt động và địa điểm
phù hợp để tránh gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến giấc ngủ của các HS
khác.
Khi xếp thời khóa biểu, HĐGDNGLL nên xếp vào những ngày học cả
ngày (đối với phương án T30) và xếp xen kẽ với các tiết học văn hóa để giúp
HS thư giãn, thoải mái, giảm bớt áp lực học tập cho các em.
HĐGDNGLL cũng cần tổ chức xen kẽ giữa các lớp và khối lớp để tận
dụng tối đa phòng học đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường
và các địa điểm khác trong trường.


Việc lựa chọn địa điểm và thời điểm tổ chức HĐGDNGLL cũng cần phù
hợp với khí hậu từng mùa trong năm và thời tiết trong ngày. Ví dụ, ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, vào những ngày đông giá rét, không nên tổ chức cho các
em tham gia các HĐGDNGLL ở ngoài trời vào đầu giờ sáng hay chiều muộn.
Còn ở các tỉnh phía Nam, khí hậu nắng nóng, lại nên tổ chức cho các em tham
gia các HĐGDNGLL ở ngoài trời vào đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều,…

- Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng HĐGDNGLL có thể tổ
chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi HS và điều
kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương.Ví dụ:
+ Cũng là giáo dục an toàn giao thông nhưng có trường, có lớp tổ chức
diễn tiểu phẩm và thảo luận về tiểu phẩm, có trường, có lớp tổ chức cho HS
xem băng hình và thảo luận, hoặc tổ chức cho HS chơi các trò chơi hay xử lí
tình huống, đóng vai trong các tình huống có liên quan đến an toàn giao
thông,…
+ Hay cùng là tổ chức Hội vui học tập nhưng có nơi tổ chức theo hình
thức rung chuông vàng, có nơi tổ chức theo hình thức thi tiếp sức giữa các
nhóm, có nơi tổ chức theo hình thức hái hoa trả lời câu hỏi,…
- Lực lượng tham gia thiết kế, chuẩn bị, tiến hành và đánh giá
HĐGDNGLL rất đa dạng: có thể là HS, GV, tổng phụ trách Đội, cha mẹ HS…và
các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.
….
Sự mềm dẻo, mở, linh hoạt của HĐGDNGLL là một lợi thế lớn, giúp cho
việc tổ chức các HĐGDNGLL dễ thực hiện hơn, dễ đáp ứng được những nhu
cầu của các đối tượng HS khác nhau và dễ phù hợp hơn với các điều kiện của
các vùng miền khác nhau trong cả nước.

3.3 N i dung HĐGDNGLL mang tính tích h p, t ng h p ki n th c
c a nhi u môn h c, nhi u lĩnh v c h c t p và giáo d c.
Khác với các môn học, nội dung HĐGD NGLL rất đa dạng và mang tính
tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học
tập và giáo dục như : giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống,


giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao
thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng
chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, …. Điều đó giúp cho các nội dung giáo dục

thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ
dàng, thuận lợi hơn.

3.4. Các hình th c đa d ng c a HĐGD NGLL giúp cho vi c chuy n
t i các n i dung giáo d c t i h c sinh m t cách nh nhàng, h p d n
Mỗi một hình thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả năng
giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức đa dạng như diễn đàn trẻ em, giao lưu,
tham quan du lịch, hoạt động nhân đạo, trò chơi dân gian, văn nghệ, thể dục
thể thao, tổ chức các Ngày hội, hoạt động thư viện, hoạt động cộng đồng, hoạt
động câu lạc bộ,..., việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh
động, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như
nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá
các HĐGDNGLL, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội để thể hiện sự sáng
tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các
hình thức hoạt động.
3.5. HĐGDNGLL có kh năng ph i h p, liên k t nhi u l c lư ng giáo
d c trong và ngoài nhà trư ng
Theo Khoản 2, Điều 22, Điều lệ trường Tiểu học, Tổng phụ trách Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lí
các HĐGDNGLL ở trường tiểu học. Tuy nhiên, HĐGDNGLL còn có khả năng
phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
như: GV chủ nhiệm, GV dạy các môn chuyên biệt, Ban giám hiệu, cha mẹ HS,
chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS, các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những
nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương,… Vì thế, đã tạo điều
kiện cho HS lĩnh hội các nội dung giáo dục bằng nhiều kênh khác nhau, với
nhiều cách tiếp cận khác nhau; điều đó làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng của
hoạt động giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục.



II. SỬ DỤNG THỜI GIAN TĂNG THÊM KHI CHUYỂN SANG DẠY HỌC CẢ
NGÀY CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
Mục tiêu của trường tiểu học FDS là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
trường học. Do vậy, trong các trường tiểu học FDS, việc tổ chức các
HĐGDNGLL cho HS được quan tâm đặc biệt và được dành nhiều thời lượng.
Ngoài thời lượng 4 tiết/tháng và thêm 2 tiết/tuần dành cho hoạt động giáo
dục tập thể như đối với các trường dạy học 1 buổi/ngày, các trường tiểu học
FDS còn có thể sử dụng thời gian tăng thêm cho việc tổ chức các HĐGDNGLL
và các HĐGD khác như sau:
1. Đối với các trường thực hiện phương án T30
Phương án T30 sẽ bổ sung thêm 8 tiết cho lớp 1, 7 tiết cho lớp 2, 3 và 5 tiết cho
lớp 4, 5. Thời gian tăng thêm chủ yếu dùng để củng cố Tiếng Việt, Toán và/hoặc
Tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Tuy nhiên, việc
củng cố Tiếng Việt, Toán và/Tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho HS dân
tộc được thực hiện không chỉ qua các tiết tăng cường Toán, Tiếng Việt và Tăng
cường kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho HS dân tộc mà còn qua các HĐGDNGLL,
đặc biệt là thông qua các hình thức như: giao lưu tiếng Việt, giao lưu hát dân ca,
kể chuyện/diễn tiểu phẩm bằng tiếng Việt/tiếng dân tộc, diễn đàn trẻ em,... Vì
vậy theo phương án T30, các trường có thể sử dụng thêm 1-2 tiết/tuần cho các
HĐGDNGLL và các hoạt động giáo dục khác như: hướng dẫn HS tự học, bồi
dưỡng HS năng khiếu, dạy học các môn tự chọn. (xem bảng 1).
Các trường theo mô hình T 30 sẽ thực hiện FDS vào 2 ngày trong tuần và tiếp
tục thực hiện mô hình nửa ngày như thường lệ vào 3 ngày còn lại trong tuần.
Mỗi trường tự sắp xếp thời khóa biểu chương trình học và lựa chọn 2 ngày học
cả ngày cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình. Tuy nhiên, các ngày
học cả ngày nên bố trí xen kẽ với những ngày học nửa ngày để không gây áp
lực cho HS.
Bảng 1 . Đối với phương án T30
Số tiết

học hiện

Số tiết
tăng

Học sinh thành thạo tiếng
Việt.

Học sinh gặp khó khăn về tiếng
Việt.


tại

cường

Tiếng

Toán

Việt
TV1

HĐGDNGLL

Tiếng Việt

và HĐGD
khác


TV1

TV2

Toán

HĐGDNGLL
và HĐGD
khác

Lớp 1
(22)

8

3

3

2

2

1-2

2-3

2

Lớp 2


7

2-3

2-3

2

2

1

2

2

Lớp 3
(23)

7

2-3

2-3

2

2


1

2

2

Lớp 4
(25)

5

2

2

1

2

2

1

Lớp 5

5

2

2


1

2

2

1

(23)

(25)

2. Đối với các trường thực hiện phương án T35
Phương án T35 sẽ bổ sung thêm 13 tiết cho lớp 1, 12 tiết cho lớp 2, 3 và
10 tiết cho lớp 4, 5. Mục tiêu của T35 là tăng cường giáo dục toàn diện HS. Do
vậy, thời gian tăng thêm trong T35 sẽ được bổ sung cho các môn Toán, Tiếng
Việt, cho việc dạy học các môn tự chọn, cho HĐGDNGLL và các hoạt động giáo
dục khác, tùy theo điều kiện cụ thể về HS, về đội ngũ GV, về CSVC, trang thiết
bị,.... của nhà trường (xem bảng 2).
Theo phương án T35, nhà trường sẽ thực hiện FDS ít nhất 4 ngày trong
tuần và buổi chiều còn lại dành cho sinh hoạt tổ chuyên môn.
Bảng 2. Đối với phương án T35
Số tiết học
hiện tại

Số tiết
tăng
cường


Học sinh thành thạo tiếng Việt.
Tiếng
Việt
TV1

Toán

Ngoại
ngữ

Tin
học

HĐGD
NGLL

HĐGD
khác

Học sinh gặp khó khăn về tiếng Việt.
Tiếng Việt
TV1

TV2

Toán

Ngoại Tin học
ngữ


HĐGD
NGLL

HĐGD
khác


Lớp 1 (22)

13

4

3-4

0

0-4

1-6

3

1-2

3-4

0

0-4


1-6

Lớp 2 (23)

12

3-4

2-3

0

0-4

1-6

2-3

1

2-3

0

0-4

1-6

Lớp 3 (23)


12

3

2

0-4

0-4

2-4

3

1

2

0-4

0-4

2-4

Lớp 4 (25)

10

2


2

0-4

0-4

1-4

2

2

0-4

0-4

1-4

Lớp 5 (25)

10

2

2

0-4

0-4


1

2

2

0-4

0-4

1

III. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. Mục tiêu chung
HĐGDNGLL ở trường Tiểu học FDS nhằm góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục tiểu học, góp phần hình thành những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho
sự phát triển toàn diện, hài hòa của HS.
2. Mục tiêu cụ thể
HĐGDNGLL ở trường Tiểu học FDS nhằm:
- Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển ở HS Tiểu học những kiến thức
về tự nhiên, xã hội và con người phù hợp với lứa tuổi các em.
- Tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của
cuộc sống, bước đầu hình thành cho HS các phẩm chất quan trọng như: tinh
thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng, tính tự lập, tinh thần trách
nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, trung thực, kỉ luật, yêu
lao động … và phát triển ở HS các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi
như: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí

thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết


định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng
hợp tác, ….
- Giáo dục ý thức tập thể và phát triển các kĩ năng hoạt động tập thể cho HS
(kĩ năng thiết kế, lập kế hoạch hoạt động, kĩ năng chuẩn bị hoạt động, kĩ năng tổ
chức, điều khiển hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động).
- Tạo cơ hội cho HS tiểu học bước đầu được tham gia vào đời sống cộng
đồng. Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt động thực
tiễn, năng lực hoạt động chính trị- xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa
nhập, …
- Giáo dục lòng yêu nghệ thuật; phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh
thần phong phú, lạc quan cho HS;
- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho HS.

IV. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC
CẢ NGÀY
Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc tổ chức HĐGDNGLL ở trường
tiểu học FDS phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
1. HĐGDNGLL phải tạo cơ hội cho HS được phát triển tối đa tiềm năng
của bản thân; tạo cơ hội để các em được rèn luyện, phát triển toàn diện về các
mặt: đạo đức, KNS, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, lao động, …
2. Nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải phong phú, đa dạng, tươi vui,
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của
HS, hấp dẫn thu hút HS, không mang tính chất áp đặt, nặng nề, khô cứng, gây
nhàm chán cho các em.
3. HĐGDNGLL phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh
thực tế của nhà trường ( thời lượng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội
ngũ GV, công nhân viên nhà trường, khả năng tài chính, khả năng đóng góp của

phụ huynh,...); phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS; phải phù hợp với
đặc điểm văn hóa địa phương và yêu cầu giáo dục của từng vùng, miền, địa
phương.


4. Tổ chức HĐGDNGLL phải đảm bảo huy động được sự tham gia tích
cực của HS vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động một cách phù hợp với
khả năng của các em: từ đề xuất ý tưởng hoạt động; thiết kế, lập kế hoạch hoạt
động; chuẩn bị nội dung, nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động; đến tiến
hành và đánh giá kết quả hoạt động.
Quyền được tham gia của trẻ em là một quyền cơ bản đã được ghi nhận
trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em Việt Nam. Theo đó, trẻ em có quyền được tham gia vào tất cả các hoạt
động có liên quan đến các em, bao gồm cả các hoạt động dạy học và hoạt động
giáo dục trong nhà trường, một cách phù hợp với lứa tuổi và độ trưởng thành
của các em. Mặt khác, sự tham gia tích cực của HS vào các hoạt động giáo dục
của nhà trường là phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp giáo dục ở
các nhà trường Việt Nam hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của
nhà trường.
Vì vậy, trong HĐGDNGLL, HS cần phải được tham gia tích cực vào mọi
khâu của quá trình hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân. Còn GV đóng
vai trò là người cố vấn, định hướng, giúp đỡ HS hoạt động đạt hiệu quả.
Tuy nhiên để HS có thể tham gia một cách tích cực và hiệu quả, các em
cần được tạo cơ hội tham gia, được tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, CSVC,
kinh phí, được động viên khích lệ và đặc biệt, được bồi dưỡng các kĩ năng cơ
bản như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động, KN đánh
giá hoạt động, kĩ năng trình bày trước tập thể, kĩ năng hợp tác nhóm,…

5. Các HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS cần phải được bố trí, sắp xếp
đan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác

của nhà trường một cách hợp lí nhằm phát huy được tính tích cực học tập, giáo
dục của HS, tránh gây áp lực nặng nề cho GV và HS.
6. HĐGDNGLL đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường như: tổng phụ trách Đội, lãnh đạo nhà
trường, GV dạy nhiều môn, GV dạy môn chuyên biệt, cha mẹ HS, Ban đại diện
cha mẹ HS, cán bộ các trung tâm văn hóa, các trung tâm thể dục thể thao ở địa
phương, các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng địa phương,…
Tuy nhiên, tổng phụ trách Đội phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức và quản
lí các HĐGDNGLL theo quy mô trường. Còn GVCN phải là người chịu trách


nhiệm chính trong việc tổ chức và quản lí các HĐGDNGLL theo quy mô
lớp/nhóm.
Huy động sự ủng hộ và tham gia của các lực lượng giáo dục vào quá
trình tổ chức HĐGDNGLL là một yêu cầu có tính nguyên tắc.
7. HĐGDNGLL ở tiểu học phải đảm bảo liên thông với HĐGDNGLL ở
THCS và THPT.
Giáo dục phổ thông Việt Nam bao gồm các cấp học: Tiểu học, THCS và
THPT. Trong chương trình giáo dục THCS và THPT hiện hành, HĐGDNGLL
cũng được quy định là hoạt động giáo dục bắt buộc. Vì vậy, HĐGDNGLL ở Tiểu
học cần đảm bảo liên thông với HĐGDNGLL ở THCS và THPT, tạo cơ sở để HS
có thể tham gia HĐGDNGLL ở các cấp học trên một cách thuận lợi, để đảm bảo
cho HS được giáo dục, được phát triển một cách liên tục và có hệ thống.

V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. Nội dung HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS
Như đã trình bày ở trên, HĐGDNGLL ở trường Tiểu học FDS là con đường
thuận lợi để giáo dục toàn diện cho HS. Vì vậy, nội dung giáo dục các
HĐGDNGLL ở trường Tiểu học FDS rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều mặt

giáo dục như: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục
thẩm mĩ, giáo dục lao động, giáo dục môi trường, giáo dục KNS, giáo dục truyền
thống,... được thể hiện thông qua các HĐGDNGLL cụ thể trong năm học.
Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ, các HĐGDNGLL ở trường tiểu học được cấu trúc
theo chủ đề từng tháng, gắn với những ngày lễ lớn trong năm và đặc điểm nhà
trường. Cụ thể là:
Tháng

Chủ đề

Nội dung giáo dục chủ yếu


9

Mái trư ng thân yêu c a - Giáo dục về truyền thống nhà trường,
em
về nội quy trường lớp,
- Giáo dục an toàn giao thông
- Vui Trung Thu

10

Vòng tay b n bè

- Giáo dục tình cảm bạn bè,
- Giáo dục nhân ái, nhân đạo

11


Bi t ơn thày cô giáo

- Giáo dục lòng kính trọng và biết ơn
thày cô giáo
- Giáo dục bảo vệ môi trường

12

U ng nư c nh ngu n

- Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối
với những người đã ngã xuống vì độc
lập tự do của Tổ quốc.
- Giáo dục sức khỏe

1

Ngày T t quê em

Giáo dục truyền thống dân tộc

2

Em yêu T qu c Vi t Nam

Giáo dục tình yêu đối với quê hương,
đất nước

3


Yêu quý m và cô giáo

Giáo dục tình cảm yêu quý đối với bà,
mẹ, cô giáo, chị em gái; tôn trọng, thân
thiện , đoàn kết với các bạn gái

4

Hòa bình và h u ngh

- Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị giữa
các dân tộc, các quốc gia trên thế giới
- Hiểu biết và tự hào về chiến thắng 30
-4- 1975.

5

Bác H kính yêu

- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ,
- Giáo dục ý thức đội viên Đội TNTP
HCM


2. Hình thức HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS
Hình thức HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS rất phong phú, đa dạng. Dưới đây
là một số hình thức phổ biến:
-

Hoạt động thư viện


-

Trò chơi tập thể, trò chơi dân gian (bịt mắt bắt dê, kéo co, rồng rắn lên
mây, nhảy dây, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, chim bay cò bay, ném còn, …)

-

Hát các bài hát thiếu nhi, hát dân ca, múa tập thể, múa dân gian (múa
nón, múa quạt, nhảy sạp, xòe Thái,…), đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch

-

Vẽ tranh, triển lãm tranh
Làm báo tường

-

Thể dục thể thao (thể dục nhịp điệu, đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá,
khiêu vũ thể thao, nhảy Hip hop,..)

-

Tổ chức các ngày Hội (Ngày hội môi trường, Hội vui học tập, Hội hóa
trang, vui Trung Thu, Ngày hội của bà, của mẹ, Ngày Hội sức khỏe, Ngày
hội trao đổi đồ dùng, đồ chơi, sách truyện,…)

-

Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như:

+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
+ Ngày quốc phòng toàn dân 22/12
+ Ngày thành lập Đảng CSVN 3/2
+ Ngày phụ nữ quốc tế 8/3
+ Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3
+ Ngày thành lập Đội TNTP HCM 15/5
+ Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

-

Hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các danh

-

lam thắng cảnh.
Hoạt động nhân đạo (quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó
trong lớp, trong trường, ở địa phương; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam;
ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, bão lụt, người
khuyết tật,…).

-

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa (thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng,

-

các lão thành Cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương)
Hoạt động giao lưu ( giao lưu, kết nghĩa giữa HS các lớp, các trường, các
địa phương và HS quốc tế; giao lưu giữa HS với các chuyên gia, các nhà



hoạt động xã hội, các cựu chiến binh, những người lao động giỏi ở địa
phương, ….)
-

Hoạt động môi trường ( tổng vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ phố;
trồng cây, trồng hoa ở sân trường, vườn trường, đường làng, ngõ xóm;
dọn rác ở bãi biển; tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường và các hoạt
động bảo vệ môi trường ở địa phương;…)

-

-

Hoạt động khéo tay hay làm (Làm búp bê, làm con rối, làm hoa giấy, làm
đèn ông sao, đèn xếp, may quần áo cho búp bê, cắm hoa, bày cỗ Trung
Thu, làm đồ chơi từ vỏ hộp, vỏ lon bia;…)
Hoạt động câu lạc bộ:
+ Câu lạc bộ bóng đá, bóng bàn, võ thuật,...
+ Câu lạc bộ những người thích khám phá
+ Câu lạc bộ các nhà môi trường trẻ
+ Câu lạc bộ các nhà thiết kế thời trang trẻ
+ Câu lạc bộ khéo tay, hay làm
+ Câu lạc bộ những tuyên truyền viên trẻ tuổi
+ Câu lạc bộ Tiếng Anh/ Tiếng Nga/ TiếngPháp/Tiếng Trung…
+ Câu lạc bộ những người yêu động vật
+ Câu lạc bộ những người làm vườn trẻ
+ Câu lạc bộ ca hát
+ Câu lạc bộ hát dân ca
+ Câu lạc bộ kịch nói, kịch câm

+ Câu lạc bộ múa ba lê, múa dân tộc
+ Câu lạc bộ múa rối
+…

VI. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY


Tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học FDS bao gồm các khâu cơ bản
sau: thiết kế, chuẩn bị, thực hiện/tiến hành và đánh giá.
1. Thiết kế hoạt động
Một kế hoạch HĐGDNGLL thường được thiết kế bao gồm các mục sau:
Tên ho t đ ng: ……
(Thời lượng dự kiến để thực hiện hoạt động:......)
1) M c tiêu ho t đ ng (Cần xác định rõ HS cần đạt được gì sau hoạt
động: về kiến thức, kĩ năng, thái độ)
2) Quy mô, th i đi m, đ a đi m t ch c ho t đ ng(Xác định rõ hoạt
động được tổ chức theo nhóm, theo tổ, theo lớp, khối lớp hay theo trường, cụm
trường? Hoạt động được tổ chức khi nào? Ở đâu?).
3) N i dung và hình th c ho t đ ng (Xác định rõ hoạt động bao gồm
những nội dung gì? Hình thức hoạt động là thế nào? Tuy nhiên, với nhiều trường
hợp thì hình thức hoạt động đã được thể hiện ngay trong tên hoạt động)
4) Tài li u và phương ti n (Xác định rõ những tài liệu, phương tiện cần
thiết để thực hiện hoạt động và người chịu trách nhiệm chuẩn bị)
5) Các bư c ti n hành (Xác định rõ các bước tiến hành hoạt động và các
công việc, các thao tác thực hiện trong mỗi bước)
6)Tư li u (Tùy nội dung từng hoạt động, tư liệu có thể bao gồm các bài
hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu đố, trò chơi, tranh, ảnh, tình huống,
kịch bản tiểu phẩm/băng hình, truyện, thông tin, sự kiện thực tế; trường hợp điển
hình,…).

Việc thiết kế HĐGDNGLL có thể do GV thiết kế, trên cơ sở đánh giá nhu
cầu, mong muốn của HS; có thể do HS thiết kế với sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ
của GV và các lực lượng giáo dục khác. Tuy nhiên, để HS có thể tham gia thiết
kế được HĐGDNGLL, các em cần được bồi dưỡng về kĩ năng lập kế hoạch, kĩ
năng tư duy sáng tạo, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng,...
2. Chuẩn bị hoạt động


Ở khâu này, HS cần được phổ biến để nắm được mục đích, nội dung, yêu
cầu của hoạt động và được hướng dẫn, hỗ trợ để các em chuẩn bị các tư liệu,
phương tiện, sức khỏe, thời gian và kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện
hoạt động (Ví dụ như: chuẩn bị tập các tiết mục để tham gia liên hoan văn nghệ,
chuẩn bị ôn kiến thức để tham gia Hội vui học tập, chuẩn bị đồ dùng để chơi trò
chơi dân gian, chuẩn bị trang phục hóa trang để tham gia Ngày Hội hóa
trang,...). Tuy nhiên, tùy theo nội dung, tính chất hoạt động, thời gian dành cho
HS chuẩn bị có thể dài (một vài tuần) hay ngắn (một vài ngày). Thậm chí có
những hoạt động đơn giản, quen thuộc đối với HS thì có thể không cần phải
chuẩn bị trước. Quá trình chuẩn bị hoạt động của HS có thể thực hiện ở lớp, ở
trường hoặc thực hiện ở nhà; có thể chuẩn bị cá nhân, theo nhóm hoặc theo
lớp,...
3. Thực hiện/Tiến hành hoạt động
Tùy quy mô, tính chất hoạt động và điều kiện cụ thể của lớp, của trường,
cách thức tiến hành hoạt động có thể rất đa dạng, linh hoạt. Tuy nhiên, nhìn
chung có thể tiến hành hoạt động theo quy trình sau:
1) Giới thiệu mục đích/ ý nghĩa của hoạt động
2) Phổ biến nội dung, cách thức, yêu cầu hoạt động.
3) Tổ chức hoạt động thử, nếu cần thiết
4) HS thực hiện hoạt động (theo cá nhân, theo nhóm, theo tổ,...).
Trong quá trình hoạt động, đặc biệt là những hoạt động theo quy mô
nhóm/lớp và những hoạt động phổ biến, quen thuộc đối với HS, nên tạo cơ hội

khuyến khích HS luân phiên nhau điều khiển hoạt động nhằm phát triển nhiều
phẩm chất và năng lực cần thiết cho các em . Tuy nhiên, để HS có thể điều
khiển được hoạt động, các em cần phải được bồi dưỡng các KN cần thiết (như:
kĩ năng tự tin, kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng dẫn chương trình, kĩ
năng lắng nghe và phản hồi tích cực, ...); cần được giao nhiệm vụ điều khiển các
hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó và nhận được hỗ trợ, động
viên, khích lệ thường xuyên, kịp thời từ GV, cha mẹ và bạn bè.
4. Đánh giá hoạt động


Đây là khâu cuối cùng song rất quan trọng của quy trình tổ chức
HĐGDNGLL và HS cần phải được tham gia vào quá trình tổng kết, đánh giá hoạt
động ở mức độ phù hợp với lứa tuổi và tính chất của hoạt động.
4.1.M c đích đánh giá
Việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS phải nhằm các mục đích:
-

Ghi nhận sự tiến bộ, phát triển của HS trong quá trình tham gia các

-

HĐGDNGLL
Phát hiện năng khiếu, sở trường và xu hướng phát triển của HS trong giai

-

đoạn tiếp theo
Khuyến khích, động viên HS tích cực hoạt động

-


Giúp nhà trường và GV phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong quá
trình tổ chức HĐGDNGLL để có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung phù
hợp và kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
4.2.N i dung đánh giá
Đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS cần phải toàn diện về các mặt: ý

thức, thái độ tham gia hoạt động và kết quả đạt được so với mục tiêu hoạt động
đặt ra.
Tuy nhiên, điều quan trọng trong đánh giá hoạt động là giúp HS tự nhìn nhận
xem mình đã thu hoạch được điều gì sau hoạt động; những điều các em hài
lòng, chưa hài lòng và muốn thay đổi về hoạt động; nhu cầu, mong muốn của
các em về hoạt động tiếp theo,...
4.3.Phương th c đánh giá:
Kết hợp giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, đánh giá của tập thể HS,
đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng. Trong đó, GV phải là người đánh giá
cuối cùng.
Hình thức đánh giá là nhận xét. Các nhận xét cần dựa trên các chứng cứ từ
việc:
-

Quan sát hoạt động của HS (trong cả quá trình từ thiết kế, chuẩn bị, thực
hiện và đánh giá hoạt động);

-

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS (bài trình bày miệng, giấy ghi kết
quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, tiểu phẩm đóng vai,…);



-

Phỏng vấn HS/nhóm HS và các đối tượng có liên quan.

Kết quả đánh giá HĐGDNGLL của HS cần được GV sử dụng làm một trong
những căn cứ để đánh giá, xếp loại chung HS sau mỗi học kì và năm học.

Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC
MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP


I. HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
1. Mục tiêu
Hoạt động thư viện nhằm:
- Rèn luyện cho HS thói quen đọc sách, kĩ năng tìm kiếm thông tin và xử lí thông
tin.
- Giáo dục HS ý thức ham học hỏi, khát khao hiểu biết, khám phá tri thức; biết
quý trọng, giữ gìn và bảo vệ sách.
- Tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ em phát triển các tiềm năng của mình một cách
toàn diện.
2. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng
- Quy mô: Có thể tổ chức theo lớp, theo nhóm, theo cá nhân
- Địa điểm: Có thể tổ chức tại thư viện đa chức năng của trường, thư viện lớp
học, thư viện lưu động, thư viện xanh ở ngoài sân trường, vườn trường.
- Thời điểm: có thể tổ chức vào giờ ra chơi, giờ nghỉ trưa (theo nhu cầu cá nhân
của HS), hoặc có thể tổ chức vào một tiết dành riêng cho việc đọc sách,..
- Thời lượng: Có thể từ 15 – 40 phút.
3. N i dung và hình th c ho t đ ng
Hoạt động thư viện rất đa dạng. Với thư viện đa chức năng, HS không chỉ đọc

sách mà còn có thể : nghe kể chuyện/kể chuyện, chia sẻ với nhau về nội dung
những cuốn sách đã được xem, được đọc; vẽ tranh theo tưởng tượng của các
em về nhân vật, về tình huống xảy ra trong truyện; diễn kịch, đóng vai theo nội
dung truyện; nặn/tô tượng mô phỏng các nhân vật trong truyện;…

4. Tài li u và phương ti n
- Thư viện trường học đa chức năng/ thư viện lớp học/ thư viện lưu động/thư
viện xanh


- Sách, truyện, giấy vẽ, bút màu, bút viết, tượng các nhân vật …
- Con rối và các đồ dùng để đóng vai, diễn tiểu phẩm, múa rối theo nội dung
truyện.
5. Các bư c ti n hành(đối với hoạt động diễn ra ở thư viện đa chức năng của
trường)
- Thống nhất với HS những yêu cầu, quy định chung trước khi đến thư viện.
- HS bày tỏ nhu cầu hoạt động của cá nhân ở thư viện.
- GV chia HS thành các nhóm theo nhu cầu, sở thích. Ví dụ: nhóm đọc sách,
nhóm nghe kể chuyện, nhóm vẽ tranh, nhóm nặn/tô tượng, nhóm diễn kịch,
nhóm chơi trò chơi,…
- Hướng dẫn HS đến thư viện và ngồi theo từng nhóm vào các góc khác nhau
của thư viện.
- HS thực hiện hoạt động theo từng nhóm cùng sở thích.
6. Đánh giá
- HS/các nhóm HS chia sẻ kết quả làm việc của cá nhân và nhóm. Ví dụ:
+ Nhóm đọc sách kể cho các bạn nghe về cuốn sách các em đã đọc.
+ Nhóm vẽ tranh giới thiệu với các bạn về bức tranh về các nhân vật hoặc
cảnh trong truyện mà mình đã/đang vẽ dở.
+ Nhóm nặn tượng/tô tượng khoe với các bạn bức tượng đã được các
em nặn/tô màu được.

+…
- HS nói về cảm xúc của các em qua hoạt động và bày tỏ mong muốn về hoạt
động tiếp theo.

7. Tư liệu (Nguồn: Từ trang Web của dự án Việt-Bỉ)


×