Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính nguồn vốn chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.72 KB, 53 trang )

Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________________________________________________________________________

BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG HỌC

SỔ TAY HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
(SEQAP)

Hà Nội, tháng 01 năm 2010

1


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 2
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................. 4
Chương I : Chương trình Đảm bảo chất l ượng giáo dục trường học và cơ cấu tổ chức quản lý .. 4
. ................................ 4
Chương II : Lập kế hoạch, dự toán, phân bổ và giao dự toán
Chương III: Quản lý và sử dụng kinh phí ..................................................................................... 4
Chương IV: Kế toán và Quyết toán ............................................................................................ 4
Chương V : Kiểm toán, Giám sát và Đánh giá ............................................................................. 4
Chương VI: Chế đô báo cáo hoạt động của Ch ương trình........................................................... 4
Chương VII : Phần thực hiện theo hình thức dự án ...................................................................... 4


CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................................... 6
CHƯƠNG I................................................................................................................................... 7
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT L ƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC, QUẢN LÝ........................................................................................................................ 7
1. Chương trình Đảm bảo chất l ượng giáo dục trường học (SEQAP) ......................................... 7
2. Luồng vốn của SEQAP:............................................................................................................ 8
3. Cơ cấu tổ chức của Ch ương trình ............................................................................................. 9
3.1. Cấp Trung ương..................................................................................................................... 9
3.2. Cấp địa ph ương.................................................................................................................... 10
3.3 Mô hình phân cấp quản lý Ch ương trình .............................................................................. 13
CHƯƠNG II ............................................................................................................................... 14
LẬP KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN ........................................... 14
1. Giới thiệu: ............................................................................................................................... 14
3. Quy trình lập kế hoạch, dự toán và xây dựng phương án phân bổ ngân sách Chương trình 14
Lập dự toán ngân sách Chương trình cần đảm bảo các yêu cầu ................................................. 17
6. Thời gian biểu cho các bước xây dựng kế hoạch, lập, phân bổ và giao dự toán Ch ương trình18
1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản: ................................................................................................... 19
2. Chi mua sắm hàng hóa ............................................................................................................ 20
3. Chi đào tạo và hội thảo ........................................................................................................... 20
4. Chi Quỹ hỗ trợ nhà trường (do các trường tiểu học tham gia chương trình thực hiện) .......... 21
5. Chi Quỹ hỗ trợ phúc lợi học sinh (do trường tiểu học tham gia chương trình thực hiện) ...... 21
6. Chi lương tăng thêm cho giáo viên (Phòng GD&ĐT/tr ường tham gia chương trình thực hiện) 21
7. Chi xây dựng năng lực cho dạy - học cả ngày ........................................................................ 22
8. Kiểm soát chi: ......................................................................................................................... 22
9. Xử lý ngân sách cuối năm : .................................................................................................... 22
CHƯƠNG IV.............................................................................................................................. 23
KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN ....................................................................................................... 23
1. Kế toán .................................................................................................................................... 23
1.1. Sử dụng mã số của Chương trình mục tiêu trong kế toán.................................................. 23
1.2. Các nguyên tắc kế toán c ơ bản ............................................................................................ 23

1.3. Niên độ ngân sách và kỳ kế toán ........................................................................................ 24
1.4. Kế hoạch vốn và giải ngân................................................................................................... 24
3. Quy trình ghi sổ và hạch toán kế toán .................................................................................... 25
4. Chứng từ kế toán và cách lập chứng từ kế toán ..................................................................... 29
5. Khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán .............................................................................................. 33

2


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
CHƯƠNG V ............................................................................................................................... 36
KIỂM TOÁN, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CH ƯƠNG TRÌNH.................................................... 36
1. Kiểm toán................................................................................................................................ 36
1.1. Kiểm toán Nhà nước............................................................................................................ 36
2. Kiểm toán nội bộ (Kiểm soát nội bộ) ..................................................................................... 37
3. Giám sát và đánh giá............................................................................................................... 38
3.1. Khái niệm............................................................................................................................. 38
3.2. Các công cụ giám sát đánh giá Ch ương trình ...................................................................... 38
3.3. Sự phối hợp và trách nhiệm của các cấp quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia giám
sát, đánh giá Chương trình .......................................................................................................... 38
CHƯƠNG VI.............................................................................................................................. 39
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA SEQAP ............................................................................................ 39
CHƯƠNG VII ............................................................................................................................ 40
PHẦN THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC DỰ ÁN .................................................................. 40
A. THÔNG TIN CHUNG........................................................................................................... 40
I. Vốn của Phần Dự án : .............................................................................................................. 40
3. Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách của Phần dự án ..................................................... 41
4. Quy trình và biểu mẫu kế hoạch dự án ................................................................................... 42
B. GIẢI NGÂN ...........................................................................................................................................43


1. Các phương pháp giải ngân ................................................................................................... 43
2. Rút vốn .................................................................................................................................... 44
6.2. Trách nhiệm của Ban Quản lý Chương trình...................................................................... 46
6.3. Kiểm tra giám sát thực tế so với kế hoạch ........................................................................... 46
6.4. Kiểm soát đối với tiền mặt và các tài khoản của dự án ...................................................... 46
6.5. Tài khoản tiền gửi ................................................................................................................ 47
6.6. Tài khoản chỉ định ............................................................................................................... 47
6.7. Tài khoản vốn đối ứng ......................................................................................................... 47
6.8. Các kiểm soát đối với đấu thầu mua sắm ............................................................................ 48
6.9. Chi phí và quản lý các tài sản của Ban Quản lý Ch ương trình (PMU)............................... 48
a) Chi phí của Ban Quản lý Chương trình............................................................................... 48
b) Quản lý tài sản cố định của dự án....................................................................................... 48

Phụ lục : Các biểu mẫu báo cáo

3


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP

LỜI NÓI ĐẦU

Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học là một Chương trình hỗ trợ
ngân sách có mục tiêu . (sau đây gọi tắt là “ Chương trình ”) nhằm mục đích cải thiện chất
lượng giáo dục tiểu học Việt Nam qua việc thực hiện mô hình dạy học cả ngày cho 36 tỉnh có
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, làm tiền đề triển khai trong toàn hệ thống giáo dục tiểu học
Việt Nam.
Chương trình sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (127 triệu USD) ,
nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các nhà tai trợ quốc tế như Bộ Phát triển Quốc tế Vươn g
quốc Anh (17 triệu bảng Anh), Chính phủ Vương quốc Bỉ (6 triệu USD) và khoảng 27 triệu

USD vốn đối ứng của Chính phủ và của các địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo được Thủ tướng Chính phủ giao làm cơ quan chủ quản Chương
trình, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Nhân
dân các địa phương thụ hưởng là các cơ quan phối hợp thực hiện Chương trình.
Chương trình được triển khai tại Bộ GD&ĐT và các cơ quan Trung ương, 36 tỉnh, 267. huyện
và 1730 trường tiểu học. Các cơ quan quản lý và tiếp nhận kinh phí của Chương trình có trách
nhiệm quản lý và sử dụng ngân sách Chương trình theo đúng Luật Ngân sách và quy định của
các nhà tài trợ nhằm đảm bảo việc thực hiện Chương trình đúng kế hoạch, hiệu quả và đạt được
các mục tiêu c ủa Chương trình.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH được biên soạn trên cơ sở chế độ quản lý tài
chính hiện hành và các thoả thuận giữa Việt Nam và WB nhằm cung cấp cho các cơ quan, đơn
vị, các cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý, chỉ đạo và thực hi ện Chương trình từ Trung
ương đến tỉnh, quận, huyện và các đơn vị thụ hưởng Chương trình các nguyên tắc quản lý và sử
dụng nguồn vốn của Chương trình trong quá trình thực hiện .

Nội dung của cuốn Sổ tay này gồm 3 phần:
Chương I : Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học và cơ cấu tổ chức quản lý
Chương II : Lập kế hoạch, dự toán, phân bổ và giao dự toán

.

Chương III: Quản lý và sử dụng kinh phí
Chương IV: Kế toán và Quyết toán
Chương V : Kiểm toán, Giám sát và Đánh giá
Chương VI: Chế đô báo cáo hoạt động của Chương trình
Chương VII : Phần thực hiện theo hình thức dự án
Cuốn Sổ tay được phát hành dưới dạng bản in và đồng thời cũng được phát hành trực tuyến
trên trang web của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ www.moet.gov.vn.. Bản phát hành trực tuyến sẽ
được Bộ GD&ĐT cập nhật sau những khoảng thời gian nhất định.
Khi biên soạn Sổ tay này, Ban Quản lý Chương trình đã căn cứ vào Luật NSNN, , công

văn số 233/TTg -QHQT của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục Chương trình đảm
bảo chất lượng giáo dục trường học sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn viện trợ
không hoàn lại của Vương quốc Anh, Vương quốc Bỉ , các văn bản hướng dẫn về quản lý
NSNN, CTMTQG của các Bộ, ngành TW, các kinh nghiệm thực tế trong các năm qua về quản
lý, điều hành CTMTQG GD&ĐT.

4


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
Tuy nhiên, với những hạn chế nhất định của Nhóm, việc biên soạn không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các đơn vị, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện
Chương trình . Ý kiến đóng góp xin gửi về: Ban Quản lý Chương trình Đảm bảo chất lượng
giáo dục trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: Số 26, Lê Đại Hành , Phường Vân Hồ 2 , Quận Hai Bà Trưng TP Hà Nộ i
Telephon:(84 – 4) 38…….
Fax

:

Email:
BAN QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH DẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC

5


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
CÁC TỪ VIẾT TẮT


BCEP

Dự án tăng cường năng lực lập kế hoạch giáo dục trung hạn

BCQT

Báo cáo quyết toán

BCTC

Báo cáo tài chính

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ TC

Bộ tài chính

CNTT

Công nghệ th «ng tin

GS&ĐG


Giám sát và đánh giá.

HĐND

Hội đồng nhân dân

HDNV

Hướng dẫn nghiệp vụ

HTNSTMT

Hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu

KBNN

Kho bạc nhà nước

KH&ĐT

Kế hoạch & đầu tư

MCLTT

Mức chất lượng tối thiểu

NSĐP

Ngân sách địa phương


NSNN

Ngân sách nhà nước

Phòng GD&ĐT

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng KHTC

Phòng Kế hoạch và Ttài chính

Phòng TCKH

Phòng Tài chính Kế hoạch

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc

TTLT

Th«ng t­ liªn tÞch

UBND

Uỷ ban nhân dân

VNĐ


Ký hiệu quốc tế của Đơn vị tiền tệ “đồng Việt Nam” (ký hiệu quốc gia
là “đ”)
Xây dựng cơ bản

XDCB

6


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP

CHƯƠNG I
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
1. Chương trình Đảm bảo chất lượ ng giáo dục trường học (SEQAP)
1.1. Mục tiêu của Chương trình (SEQAP)
a) Cải thiện chất lượng GDTH qua việc xây dựng mô hình dạy học cả ngày, xây dựng
chính sách và các điều kiện bảo đảm chất lượng học cả ngày.
b) Góp phần nâng cao chât lương kết quả học tập của học sinh, tạo cơ hội học tập bình
đẳng trong các nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, giữa nông thôn,
thành thị và giữa các dân tộc.
1.2. Nhiệm vụ của Chương trình (SEQAP)
a) Xây dựng mô hình dạy học cả ngày, chính sách, các điều kiện bảo đả m chất lượng dạy
học cả ngày và tổ chức thực hiện thử nghiệm (có tính đến đặc điểm của từng vùng miền,
địa phương, dân tộc).
b) Tăng cường năng lực cho giáo viên, CBQL đáp ứng yêu cầu dạy học cả ngày.
c) Hỗ trợ củng cố và tăng cường CSVC (phòng học, phòng học đa năng, trang thiết bị hỗ
trợ dạy và học) cho các trường chưa đủ điều kiện học cả ngày trong một số tỉnh được
lựa chọn, ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người.

1.3. Tổng vốn của Chương trình SEQAP khoảng 186 triệu USD, trong đó:
a) Vốn vay của IDA (WB) là 127 triệu USD;
b) Vốn viện trợ không hoàn lại của DFID là 17 triệu bảng Anh tương đương 25 triệu USD;
c) Vốn viện trợ không hoàn lại của Bỉ là 6 triệu EUR (trong đó có 1 triệu EUR chi cho
chuyên gia tư vấn quốc tế do Bỉ trực tiếp quản lý);
d) Vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 27, 9 triệu USD bao gồm: :
- Vốn ngân sách trung ương: 12,1 triệu USD
- Vốn ngân sách của các tỉnh tham gia chương trình: 15,8 triệu USD
1.4.Vốn của Chương trình SEQAP được chia ra:
a)

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

51,4 triệu USD, trong đó:

- Hợp đồng xây dựng cơ bản:

46,9 triệu USD

- Dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng:
b)

Vốn hành chính sự nghiệp:

4,5 triệu USD
134,7 triệu USD

1.5. Mã số chương trình theo mục tiêu của SEQAP và các hạng mục chi đã được bổ sung
vào mục lục ngân sách:
7



Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
Theo Thông tư số 223/2009/TT -BTC ngày 25/11/2009 trong đó Mã số 0330 là của SEQAP
và mã nhỏ của các hạng mục chi được xác định như sau:
Số TT

Mã chi tiết

Hạng mục chi

1

0331

Cải thiện cơ sở hạ tâng (xây dựng cơ bản, tư vấn thiết kế
giám sát công trình)

2

0332

Mua sắm hàng hóa

3

0333

Đào tạo hội thảo


4

0334

Quỹ giáo dục nhà trường

5

0335

Quỹ phúc lợi cho học sinh

6

0336

Xây dựng năng lực cho dạy học cả ngày

7

0337

Chi lương tăng thêm cho giáo viên

2. Luồng vốn của SEQAP:
2.1. Phần vốn thực hiện theo Chương trình tại địa phương (khoảng 16 3 triệu USD) được thực
hiện như sau:
a) Vốn ODA của các nhà tài trợ quốc tế được chuyển vào tài khoản ngoại tệ của Bộ Tài
chính mở tại Hội sở giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .
b) Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi ngoại tệ ra tiền đồng Việt Nam và chuyển vào ngân

sách nhà nước. Quỹ ngân sách nhà nước chuyển về các địa phương (tỉnh, huyện, xã,
trường) tham gia Chương trình theo kế hoạch vốn hàn g năm được duyệt, đảm bảo
nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện chương trình.
c) Nguồn vốn này sẽ được quản lý và sử dụng theo Luật Ngân sách và các quy định liên
quan và chỉ được sử dụng cho các hoạt động thuộc khuôn khổ của Chương trình.
2.2. Phần vốn thực hiện theo hình thức Dự án truyền thống (khoảng 23 triệu USD ) được thưc
hiện như các dự án truyền thống, cụ thể:
a) Vốn ODA sẽ được chuyển vào Tài khoản chỉ định được mở tại một Ngân hàng
thương mại của Ban Quản lý Chương trình.
b) Ban Quản lý Chương trình sẽ làm thủ tục rút vốn theo quy định của các nhà tài trợ.
c) Nguồn vốn của Phần Dự án sẽ được quản lý theo quy định hiện hành về quản lý vốn
ODA của Chính phủ và các quy định của các nhà tài trợ.
d) Sau khi chi tiêu, định kỳ hạch toán vào ngân sách nhà nước (ghi thu, ghi chi).
2.3. Cấu trúc của SEQAP
a) Thành phần 1: Xây dựng chính sách phục vụ quá trình chuyển đổi sang học cả ngày.
- Tiểu thành phần 1.1: Xây dựng mô hình học cả ngày cho hệ thống giáo dục tiểu học
Việt Nam
- Tiểu-thành phần 1.2: Xây dựng môi trường chính sách thuận lợi và lộ trình thực hiện
chuyển đổi sang mô hình học cả ngày trên toàn quốc.

8


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
b) Thành phần 2: Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi sang mô hình
học cả ngày
- Tiểu thành phần 2.1: Bồi dưỡng chuyên môn và đào tạo đội ngũ nhân lực của giáo dục
tiểu học
- Tiểu thành phần 2.2: Tổ chức đào tạo giáo viên dạy các môn chuyên biệt và các
chuyên gia giáo dục

c) Thành phần 3: Xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ chi phí thường xuyên cho các hoạt
động diễn ra trong chương trình
- Tiểu thành phần 3.1: Tỉnh và huyện hỗ trợ trường thực hiện học cả ngày.
- Tiểu thành phần 3.2: Xây dựng phòng học, phòng học đa năng, nhà vệ sinh, Quỹ hỗ trợ
trường học và Quỹ phúc lợi cho học sinh ở cấp trường.
d) Thành phần 4: Quản lý thực hiện và điều phối chương t rình (được quản lý và thực
hiện tại Trung ương)
2.4. Phạm vi của SEQAP
a) SEQAP (Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học ) được thực hiện tại
36 tỉnh trong thời gian 6 năm, từ 2009 đến 2015. Tiêu chí lựa chọn các địa phương là
các tỉnh thuộc vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người.
b) Việc lựa chọn căn cứ vào bộ số liệu DFA - 2007 của Dự án Giáo dục Tiều học cho
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC).
c) Do mục tiêu cơ bản của chương trình là nghiên cứu thử nghiệm chính sách và mô
hình học cả ngày khả thi , bảo đảm chất lượng giáo dục trường học nên số tỉnh được
lựa chọn có tính đại diện cho 8 vùng miền trong phạm vi toàn quốc;
d) Sẽ có khoảng 267 huyện và 1.700 trường tiểu học tham gia chương trình.
3. Cơ cấu tổ chức của Chương trình
3.1. Cấp Trung ương
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số12/QĐ- BGDĐT-KH-TC và Liên bộ Bộ
Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư số: ...../2010/TTLT- TC - GDĐT về quản lý
và sử dụng nguồn kinh phí của Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, tham
gia quản lý và thực hiện Chương trình bao gồm Bộ GD&ĐT, Bộ T C, Bộ KH&ĐT và KBNN .
Theo đó:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo: (cơ quan chủ quản Chương trình)
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành,
hướng dẫn thực hiện Chương trình, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo
chức năng, quyền hạn được giao.
- Hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách và triển
khai thực hiện .

- Tổng hợp kế hoạch vốn hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài ch ính để dự toán
ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách.
- Tổ chức định kỳ kiểm tra, giám sát và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương
trình.

9


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ và các nhà tài trợ tình hình thực hiện
Chương trình, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
- Ký văn bản Ghi nhớ cam kết thực hiện Chương trình với UBND các tỉnh thụ hưởng
Chương trình..
- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc thực hiện Chương trình.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan điều phối ODA và quản lý vốn đầu tư phát triển)
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và hướng dẫn thực hiện
Chương trình phù hợp với các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạ o xây dựng cơ chế giám sát,
đánh giá việc thực hiện Chương trình.
- Phân bổ nguồn vốn đầu tư của Chương trình (vốn xây dựng cơ bản) cho các địa phương
theo kế hoạch của chương trình.
- Tổng hợp báo cáo đánh giá theo quy định.
c) Bộ Tài chính (Cơ quan quản lý ngâ n sách nhà nước và các nguồn vốn ODA)
- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng dự toán ngân sách cho Chương
trình.
- Tổng hợp nhu cầu vốn của Chương trình vào dự toán ngân sách chung của ngành giáo
dục và đào tạo để trình Chính phủ và Quốc hội phê d uyệt.
- Hướng dẫn thực hiện Chương trình phù hợp với Luật Ngân sách và các quy định hiện
hành về quản lý tài chính.
- Tham gia, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát, đánh giá việc thực hiện

Chương trình.
- Phân bổ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình c ho các địa phương theo kế hoạch.
- Tổng hợp báo cáo tài chính theo quy định và thỏa thuận với các nhà tài trợ.
d) Kho bạc nhà nước: (Cơ quan kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách NN)
- Thực hiện chức năng kiểm soát chi, hướng dẫn thủ tục thanh toán vốn của Chương trình
cho các Kho bạc Nhà nước địa phương.
- Định kỳ t hực hiện việc đối chiếu kết quả giải ngân với các đơn vị sử dụng kinh phí của
Chương trình.
- Tổng hợp tình hình giải ngân vốn Chương trình của các tỉnh thụ hưởng gửi về Bộ Tài
chính và Ban Quản lý Chương trình theo định kỳ 6 tháng.
3.2. Cấp địa phương
a) Uỷ ban Nhân dân tỉnh
- Ký văn bản Ghi nhớ Thỏa thuận cam kết thực hiện Chương trình với Bộ GD&ĐT.
- Chỉ đạo việc thực hiện Chương trình tại địa phương, giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm
cơ quan đầu mối thực hiện Chương trình và giao cho UBND các huyện tham gia
Chương trình thành lập Ban quản lý Chương trình ở cấp huyện.
- Chỉ đạo các Sở ban ngành và huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Chương
trình tại địa phương.

10


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
- Chỉ đạo đảm bảo nguồn vố n của ngân sách địa phương cho Chương trình, sử dụng vốn
của Chương trình đúng mục tiêu và có hiệu quả.
- Chỉ đạo các sở ban ngành và huyện và tuân thủ các nguyên tắc giám sát, đánh giá quy
định trong Chương trình.
- Chỉ đạo các sở ban ngành và huyện định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định..
b) Sở Giáo dục và Đào tạo:

-

Là đầu mối, giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo việc thực hiện Chương trình. Sở Giáo
dục và Đào tạo chỉ định 02 cán bộ kiêm nhiệm mà không lập tổ chức mới để theo dõi,
tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình.

-

Tổng hợp và xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Chương trình của tỉnh.

-

Phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động của các huyện thụ hưởng Chương trình.
Đề xuất với UNBD tỉnh về việc tổ chức thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các mục tiêu và
nhiệm vụ của Chương trình.

-

Tập hợp số liệu, tổng hợp báo cáo từ các huyện và báo cáo định kỳ 6 tháng về tình hình
thực hiện Chương trình cho UBND tỉnh và Ban Quản lý Chương trình .

-

Chỉ đạo các sở ban ngành và huyện đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc giám sát, đánh
giá quy định trong Chương trình.

c) Uỷ ban Nhân dân Huyện :
-


Chỉ đạo việc thực hiện Chương trình tại địa phương (Huyện) thông qua Phòng Giáo dục
và Đào tạo,
Thành lập Ban quản lý Chương trình ở cấp huyện để giúp Ủy ban Nhân dân Huyện
(UBND) chỉ đạo, giao Phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị thường trực thực hiện..

-

Chỉ đạo các ban ngành liên quan của huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện
Chương trình tại địa phương.

-

Chỉ đạo các đơn vị thụ hưởng Chương trình và Ban Quản lý Chương trình huyện định
kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa b àn
theo quy định.

-

Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổng hợp và xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động, dự
toán ngân sách của Chương trình để tổng hợp chung vào kế hoạch hoạt động, dự toán
ngân sách của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của huyện.
Phối hợp, hướng dẫn , theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động
ở Phòng Giáo dục và Đào tạo, các xã và các trường tiểu học thụ hưởng Chương trình ;

-

d) Ban Quản lý Chương trình cấp Huyện
-

Do Ủy ban Nhân dân huyện ra quyết định thành lập. Thành phần Ban Quản lý Chương

trình cấp huyện gồm Trưởng Ban là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện, Phó trưởng Ban
là trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo và các thành viên là cán bộ của Phòng Giáo dục
và Đào tạo, Phòng Tài chính Kế hoạch .

11


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
-

Tổng hợp và xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động, dự toán ngân sách của Chương
trình để tổng hợp chung vào kế hoạch hoạt động, dự toán ngân sách của Phòng Giáo dục
và Đào tạo,

-

Tổ chức thực hiện chương trình tại địa phương. Phòng Giáo dục và Đào tạo được giao
trách nhiệm giúp việc cho (UBND) Ba n Quản lý Chương trình cấp huyện trong quá
trình triển khai thực hiện Chương trình.

-

Phối hợp, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động
ở Phòng Giáo dục và Đào tạo, các xã và các trường tiểu học thụ hưởng Chương trình ;

-

Đề xuất với UNBD huyện về việc tổ chức thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các mục tiêu
và nhiệm vụ của Chương trình.


-

Phòng Giáo dục Ban Quản lý Chương trình cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo
từ các xã, các trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, bá o cáo định kỳ 6 tháng về
tình hình thực hiện Chương trình và báo cáo kết thúc Chương trình cho Ủy ban Nhân
dân huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.

e) Đơn vụ thụ hưởng trực tiếp
-

Các trường tiểu học tham gia chương trình

-

Các xã có trường tiểu học tham gia chương trình

-

Các trường tiểu học trong huyện tham gia chương trình

f) Người thụ hưởng cuối cùng
-

Học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số của các trường tiểu học tham gia chương
trình.

-

Học sinh tiểu học của các trường tham gia chương trình


-

Giáo viên tiểu học của các huyện tham gia chương trình

-

Cán bộ quản lý các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện tham gia chương
trình.

12


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
3.3 Mô hình phân cấp quản lý Chương trình
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CỦA SEQAP

5

BỘ KH&ĐT

BỘ TÀI C HÍNH

UBND Tỉnh

BỘ GIÁO DỤC &
ĐÀO TẠO
Ban Quản lý
Chương trình

5


3
4
SỞ KH&ĐT

SỞ TÀI CHÍNH

UBND Huyện

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ
HOẠCH

Ban chỉ đạo
SEQAP Huyện

1

UBND Xã

Dự toán ngân sách

Nhóm cán bộ
chuyên trách
CÁNBCT

Phòng GD&ĐT 2

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Sở GD&ĐT


1

Trường Tiểu học

Hội phụ hunh học
sinh

Giaodự toán NS
Giải ngân &
Kiểm soát chi

13


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
CHƯƠNG II
LẬP KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN

1. Giới thiệu:
1.1. Do nguồn vốn của Chương trình phần lớn được chuyển vào ngân sách nhà nước, quản lý
theo Luật Ngân sách Nhà nước và được thực hiện tại địa phương, do đó hoạt động lập kế hoạch
và dự toán ngân sách của Chương trình là rất quan trọng và phải phù hợp với quy trình lập Kế
hoạch và dự toán ngân sách theo quy định hiện hành (về phương pháp, thời gian và trình tự).
1.2. Lập kế hoạch, dự toán và phân bổ ngân sách Chương trình là 3 qui trình khác nhau,nhưng
có liên hệ mật thiết với nhau:
2. Lập kế hoạch của Chương trình
2.1. Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các đơn vị thụ hưởng có trách niệm xây
dựng kế hoạch của Chương trình , bao gồm lập kế hoạch trung hạn cũng như kế hoạch chi tiết
cho từng năm trong quá trình triển khai thực hiện;

2.2. Xác định các mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động, nguồ n vốn để thực hiện các
hoạt động đó, và các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
2.3. Quy trình và thời gian xây dựng kế hoạch của Chương trình phải phù hợp với các quy định
và thời gian xây dựng kế hoạch chung của ngành và địa phương.

Để xây dựng Kế hoạch của Chương trình, đề nghị tham khảo thêm các nói dung:
Hướng dẫn lập kế hoạch trung hạn Chương trình được đề cập chi tiết trong Sổ tay lập kế
hoạch trung hạn GD&ĐT. Kế hoạc h trung hạn có chất lượng tốt sẽ giúp đơn vị thực hiện
được các mục tiêu của Chương trình và hướng dẫn lựa chọn các hoạt động thực hiện trong
các kế hoạch và ngân sách thường niên.

3. Quy trình lập kế hoạch , dự toán và xây dựng phương án phân bổ ngân sách Chương trình
Thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
3.1. Bước 1: Phân tích thực trạng
a) Việc phân tích thực trạng, tình hình thực hiện kế hoach của năm trước và đánh giá năm hiện
hành được thực hiện ở tất cả các đơn vị thực hiện và các cơ quan tham gia quản lý chương
trình từ Bộ đến các tỉnh, huyện, các trường tham gia .
b) Tìm ra các nguyên nhân có thể hoàn thành hay không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu và
nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra .
c) Rút ra bài học kinh nghiệm và chỉ ra những thách thức cần thực hiện tiếp trong các năm tiếp
theo.
d) Việc thu thập số liệu phải được tiến hành cẩn thận, khẩn trương.
3.2 . Bước 2: Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động cụ thể thự c hiện Chương trình năm
kế hoạch
a) Mục tiêu nhằm định hướng việc quản lý và phát triển .

14


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP

b) Chỉ tiêu là công cụ để đo được mức độ đạt được của mục tiêu. Chỉ tiêu phải định hướng
hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính. Khi xác định các
mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ cần chú ý:
-

Tiến độ thực hiện các mục tiêu so với yêu cầu của chương trình.
Khả năng thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra.

-

Những giải pháp cụ thể để thực hiện các hoạt động của năm kế hoạch.

3.3. Bước 3: Đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đề ra
Tính khả thi của chỉ tiêu là kết quả của việc xem xét các vấn đề sau:
a) Các mục tiêu, chỉ tiêu nêu ra có phù hợp với các mục tiêu Chương trình SEQAP
không? Có sự nhất trí giữa các bên liên quan về các chỉ tiêu đặt ra không?
b) Có khả năng đạt được các chỉ tiêu này không? cụ thể:
c) Có thể thực hiện một tập hợp các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu
này không?
d) Có thể huy động được các nguồn tài chính cần thiết để chi trả cho tất cả các hoạt độ ng
trên không?
e) Có đủ người có năng lực để thực hiện các hoạt động cần thiết không?
f) Có khả năng đạt được mục tiêu và chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch không?
g) Có thể đo lường các mục tiêu và chỉ tiêu không?
3.4. Bước 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động
a) Kế hoạch hoạt độn g là một tập hợp các hoạt động cần hoàn thành để đạt được các
mục tiêu và chỉ tiêu của Chương trình đã đặt ra cho năm kế hoạch.
b) Kế hoạch hoạt động cần nêu rõ đơn vị và tên người chịu trách nhiệm thực hiện, thẩm
quyền của người thực hiện, nguồn tài chính, chỉ số theo dõi và đánh giá, thời hạn hoàn
thành và chế độ báo cáo/giải trình.

3.5. Bước 5: Lập dự toán ngân sách/xác định nguồn tài chính
a) Căn cứ vào các hoạt động đề ra để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của năm kế hoạch;
căn cứ vào định mức, chế độ tiê u chuẩn được quy định, các đơn vị lập dự toán nguồn
kinh phí để thực hiện các hoạt động đã đề ra.
b) Trong dự toán ngân sách cần nêu rõ nguồn, loại vốn của Chương trình (vốn ngân sách
trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn ngân sách của tỉnh, vốn đầu tư, vốn s ự nghiệp).
3.6. Bước 6: Xác định các chỉ số theo dõi và đánh giá
Sau khi xây dựng xong hệ thống các hoạt động cho năm kế hoạch, cần thiết lập một tập hợp các
câu hỏi và các chỉ số thực hiện làm công cụ giám sát đánh giá để đảm bảo kế hoạch hoạt động
được thực hiện theo đúng tiến độ và hiệu quả.
4. Lập dự toán, phân bổ ngân sách Chương trình
Trách nhiệm của các đơn vị tham gia quản lý, thực hiện Chương trình trong lập dự toán ngân
sách của Chương trình theo 7 hạng mục chi tiêu của chương trình tùy theo nhiệ m vụ được giao.
4.1. Các trường tiểu học tham gia Chương trình:
a) Hàng năm các trường tham gia Chương trình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ngân
sách (dự toán) trên cơ sở nhu cầu thực tế về kinh phí Quỹ hỗ trợ nhà trường (Mã chi
tiết 0334) , Quỹ phúc lợi cho học sinh (Mã chi tiết 0335) theo mẫu của Sổ tay này.

15


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
b) Gửi kế hoạch ngân sách cho Ban Quản lý Chương trình huyện trước ngày 15 tháng 6
để tổng hợp chung.
4.2. Ban Quản lý Chương trình Huyện:
a) Lập dự toán ngân sách thực hiện Chương trình tại Huyện: Bao g ồm lương tăng thêm
cho giáo viên ( dạy thêm giờ, lương chi cho giáo viên tuyển thêm), kinh phí đào tạo
bồi dưỡng, kinh phí mua sắm trang thiết bị và tài liệu học tập theo các Mã chi tiết của
các hạng mục chi tiêu trong khuôn khổ chương trình được thực hiện tại địa phương
b) Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để tổng hợp dự toán ngân sách của

các đơn vị thụ hưởng chương trình ở Huyện, bao gồm: Kế hoạch ngân sách của các
trường tiểu học, kế hoạch ngân sách cho xây dựng cơ bản và thiết kế giám sát công
trình của các chủ đầu tư với dự toán ngân sách của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện
thành dự toán chung của Huyện.
c) Gửi dự toán ngân sách cho Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 để tổng hợp
chung thành dự toán của ngành và đưa vào ngân sách của Tỉnh.
4.3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Lập dự toán kinh phí của các hoạt động đào tạo, đánh giá và giám sát của cấp Sở
trong khuôn khổ chương trình.
b) Tổng hợp dự toán từ các Huyện và dự toán ngân sách của Sở GD&ĐT thành dự toán
Chương trình của Tỉnh theo nguồn ngân sách (trung ương, địa phương, chia ra: đầu
tư và sự nghiệp).
c) Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch, dự toán và
phương án phân bổ ngân sách thực hiện Chương trình của tỉnh theo từng nguồn vốn,
hạng mục chi để trình Ủy ban Nhân dân Tỉnh phê duyệt, gửi Ban Quản lý Chương
trình tổng hợp trước ngày 15 tháng 7.
4.4. Sở Tài chính :
a) Tổng hợp dự toán ngân sách của Chương trình vào d ự toán ngân sách chung của Tỉnh.
b) Trình Ủy ban Nhân dân để xin ý kiến Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh (dự toán
và phương án phân bổ) trước khi gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng
hợp chung.
4.5. Ban Quản lý Chương trình
a) Hàng năm, Ban Quản lý Chương trình có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh tham gia
chương trình xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách cho chương trình.
b) Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách cho Phần Dự án.
c) Tổng hợp kế hoạch, dự toán ngân sách của Phần thực hiện theo hình thức chương
trình và Phần thực hiện theo hình thức dự án trình Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp
chung vào dự toán ngân sách của ngành.
4.6. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Tổng hợp dự toán ngân sách của các tỉnh tham gia SEQAP, dự toán ngân sách của

Ban Quản lý Chương trình thành dự toán ngân sách của SEQAP và đưa vào dự toán
ngân sách chung của ngành.
b) Căn cứ vào đề nghị của các tỉnh tham gia Chương trình SEQAP và số kiểm tra về
tổng mức kinh phí của Chương trình SEQAP được cơ quan có thẩm quyền thông báo,
Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng dự toán và phương án phân bổ kinh phí của Chương

16


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
trình SEQAP đối với từng hạng mục c hi cho các tỉnh tham gia Chương trình SEQAP
để thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c) Gửi dự toán trước ngày 31 tháng 7 và phương án phân bổ ngân sách chi tiết của
Chương trình tới Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.
4.7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Tổng hợp dự toán vốn đầu tư của các địa phương, thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về
tổng mức và phương án phân bổ gửi Bộ Tài chính tổng hợp và trình Chính phủ - Quốc hội phê
duyệt theo Luật Ngân sách
4.8. Bộ Tài chính:
Tổng hợp nhu cầu kinh phí của các tỉnh tham gia Chương trình SEQAP thống nhất với Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng mức kinh phí của Chương trình
trong năm tài khóa, phương án phân bổ ngân sách cho các tỉnh tham gia chương trình và
cho Ban Quản lý Chương trình – Phần thực hiện theo hình thức Dự án. Tổng hợp dự toán
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tỉnh tham gia Chương trình trình Chính phủ và Quốc hội
phê duyệt theo Luật Ngân sách.

Lập dự toán ngân sách Chương trình cần đảm bảo các yêu cầu
Lập đầy đủ các nhu cầu chi ở đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ
tiêu, hành động của kế hoạch.
Phải theo đúng các chính sách, chế độ, định mức tiêu chuẩn chi tiêu theo quy định

Phải kịp thời, phù hợp với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước nói chung,
5. Giao dự toán:
5.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo giao dự toán Phần thực hiện theo hình thức Dự án cho Ban
Quản lý Chương trình.
5.2. Bộ Tài chính:
a) Giao dự toán ngân sách cho các tỉnh tham gia SEQAP có ghi rõ Mã chi tiết của các
hạng mục chi thuộc Chương trình trong đó ghi rõ vốn từ ngân sách trung ương hỗ
trợ có mục tiêu và nguồn vốn từ ngân sách địa phương và chia ra vốn đầu tư, vốn sự
nghiệp.
b) Giao dự toán ngân sách cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phần kinh phí thực hiện Dự án
trong đó ghi rõ vốn ODA và vốn đối ứng.
5.3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Giao dự toán vốn đầu tư cho các tỉnh tham gia SEQAP có ghi rõ vốn từ ngân sách
trung ương hỗ trợ có mục tiêu và nguồn vốn từ ngân sách địa phương.
5.4. Đối với các tỉnh tham gia Chương trình SEQAP:
Trên cơ sở dự toán của chương trình được giao, Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng
Nhân dân để giao cho các sở, ngành và ngân sách cấp dưới thực hiện. Ủy ban Nhân
dân cấp huyện trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp để giao dự toán cho Ban Quản lý

17


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
chương trình cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị tham gia chương
trình.
a) Sau khi việc giao dự toán hoàn tất, UBND tỉnh có trách nhiệm gửi kết quả giao dự
toán kinh phí của chương trình (chi tiết từng hạng mục chi) về Bộ GD&ĐT để tổn g
hợp theo qui định.
b) Quyết định giao dự toán của UBND các tỉnh tham gia chương trình cho các đơn vị

triển khai thực hiện phải chi tiết theo loại chi sự nghiệp, chi đầu tư theo đúng mục lục
và mã chi tiết ngân sách của từng hạng mục chi thuộc Chương trình SEQAP.
c) Các đơn vị được giao dự toán kinh phí của chương trình khi phân bổ, giao dự toán
cho các đơn vị trực thuộc phải đảm bảo đúng tổng mức, cơ cấu kinh phí đối với các
hạng mục chi do cấp trên giao và theo đúng mục lục và mã số ngân sách của từng
hạng m ục chi của Cương trình SEQAP.
Phân bổ dự toán cần


Thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách và văn bản hướng dẫn Luật,
chi tiết theo chi đầu tư, chi sự nghiệp và theo mã số của Chương trình.



Các tỉnh tham gia chương trình khi phân bổ dự toán cho các đơn vị tham gia chương
trình phải đảm bảo nguyên tắc tổng dự toán phân bổ không thấp hơn số dự toán tỉnh
đã được giao.



Không sử dụng nguồn vốn sự nghiệp chi cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

6. Thời gian biểu cho các bước xây dựng kế hoạch, lập, phân bổ và giao dự toán Chương trình
Bảng tổng hợp thời gian biểu cho các bước xây dựng kế hoạch, lập và phân bổ dự toán
NS Chương trình năm kế hoạch:
Thời gian

Lập kế hoạch và dự toán – phân bộ, giao dự toán

Tháng 5 (Quý II)


Bộ GD&ĐT hướng d ẫn các tỉnh lập kế hoạch và dự toán NS,
trong đó có kế hoạch Chương trình cho năm tiếp theo.

Tháng 5-6 (Quí II)

Ban Quản lý chương trình huyện tổng hợp kế hoạch của các đơn
vị, trường học .

Tháng 6 (Quý II)

Ban Quản lý chương trình huyện báo cáo Sở GD& ĐT kế hoạch,
dự toán của năm kế hoạch tiếp theo. Sở GD&ĐT tổng hợp kế
hoạch và dự toán của các huyện thành kế hoạch, dự toán của tỉnh.
Gửi Sở Tài chính, Sở KH&ĐT tổng hợp trình UBND tỉnh. Gửi
Ban Quản lý Chương trình để tổng hợp chung vào kế hoạch, dự
toán của Chương trình SEQAP.

Đến 15 tháng 7

Là thời hạn cuối để các tỉnh tham gia chương trình nộp kế hoạch
và dự toán Chương trình cho Bộ GD&ĐT.

Từ 20/7 đến 10/8 (Quý
III)

Bộ GD&ĐT tổ chức duyệt KH và DTNS Chương trình với các
Tỉnh, TP trực thuộc TW.

Tháng 8 (Quý III)


Trên cơ sở đã thống nhất kế hoạch, dự toán của các tỉnh, Bộ
GD&ĐT xem xét, tổng hợp KH, DT ngân sách của Chương trình
gửi Bộ TC và Bộ KH&ĐT .
18


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
Tháng 9 - 10 (Quý Trên cơ sở số kiểm tra, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ KH&ĐT và
III/IV)
Bộ TC lập phân bổ kinh phí Chương trình của năm kế hoạch cho

Đến 15 tháng 11

các tỉnh tham gia Chương trình (phần chương trình) , trình Chính
phủ, Quốc hội phê duyệt theo quy định hiện hành.
Thời hạn QH thông qua NSNN cho năm tiếp theo, trong đó có
kinh phí Chương trình.

Đến15 tháng 12 (năm
báo cáo)

Bộ Tài chính, Bộ KH&Đt giao dự toán cho các địa phương (trong
đó có dự toán của Chương trình).

Đến 31/12

UBND tỉnh hoàn thành giao dự toán ngân sách Chương trình cho
các Sở, các huyện .


Đến 31/1 năm kế hoạch
tiếp theo

Các tình có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

CHƯƠNG III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ
1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản:
1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được sử dụng chi cho các mục chi:
a) Chi xây dựng thêm trường học, phòng học đa năng, nhà vệ sinh
b) Chi tư vấn thiết kế, giám sát công trình.
1.2. Việc quản lý sử dụng kinh phí nâng cáp cơ sở hạ tầng trường học thực hiện theo các
quy định hiện hành về quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và theo cấc quy định tại
Thông tư này.
1.3. Phương thức đấu thầu của các gói thầu xây dựng được thực hiện theo quy định của
Ngân hàng Thế giới:
a) Đối với gói thầu có giá trị tương đương dưới mức 100.000 USD tại thời điểm đấu thầu
thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
xây dựng công trình và Hợp đồng thầu phải được thực hiện trong thời gian 12 tháng.
b) Đối với gói thầu có giá trị trên hoặc bằng mức 100.000 USD sử dụng hình thức đấu thầu
rộng rãi trong nước. Chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư, thông báo mời thầu phải được
quảng cáo trong ít nhất một tờ báo lưu hành rộng rãi trong nước.
c) Đối với gói thầu có giá trị quy đổi từ tiền đồng Việt Nam có giá trị gói thầu trên
3.000.000 USD phải sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế.
d) Các gói thầu xây dựng không được sử dụng hình thức chỉ định thầu. Hình thức chỉ định
thầu chỉ được phép áp dụng trong trường hợp cấp bách để khắc phục hậu quả thiên tai,
bão lũ tại địa phương với sự chấp thuận của Ngân hàng Thế giới.
1.4. Phương thức đấu thầu của các gói thầu tư vấn thiết kế giám sát xây dựng được thực
hiện theo pháp luật của Việt Nam về đầu tư xây dựng và đấu thầu.
1.5. Ủy ban Nhân dân Huyện là cơ quan quyết định đầu tư theo thẩm quyền phân cấp hiện

hành (Luật Xây dựng, Luật số 38/2009/QH12, Nghị định 52 …….).

19


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
2. Chi mua sắm hàng hóa
2.1. Mua sắm hàng hóa bao gồm: Máy tính và trang thiết bị chuyên dụng cho Trung tâm
nguồn thông tin của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; đồ đạc, thiết bị bổ sung cho các
công trình mới xây dựng, bổ sung sách giáo khoa và tài liệu học tập cho học sinh nghèo, bổ
sung tài liệu giảng dạy cho giáo viên.
2.2. Ban Quản lý chương trình huyện thực hiện việc mua sắm theo quy định về mua sắm,
đấu thầu hiện hành của Việt Nam.
3. Chi đào tạo và hội thảo
3.1. Đào tạo và hội thảo trong nước bao gồm:
a) Chi biên soạn các môdul tập h uấn, bồi dưỡng, văn hóa địa phương
b) Chi đào tạo giáo viên dạy các môn chuyên biệt, tiếng dân tộc
c) Chi tổ chức các hội ghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng
d) Chi tổ chức các khóa học ngắn ngày
3.2. Chi điều tra, khảo sát, kiểm tra và giám sát trong khuôn khổ chương trình
3.3. Chi đào tạo và bồi dưỡng ngoài nước ngoài nước
3.4. Đối tượng được đào tạo, tập huấn là toàn bộ giáo viên tiểu học, hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng các trường tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục các cấp của các huyện có trường tiểu
học có trường tham gia chương trình.
3.5. Định mức chi tiêu đối với các nội dung chi nêu trên áp dụng mức chi theo các quy định
hiện hành:
e) Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên giảng viên và cán
bộ quản lý giáo dục thuộc chương trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số
51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước.

f) Hội nghị, hội thảo tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác phí đối với các đợt kiểm
tra, giám sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT -BTC ngày
21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị
đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT BTC ngày 31/10/2007 sửa đổi b ổ sung Thông tư số 23/2007/TT -BTC và Thông tư số
57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.
g) Các cuộc điều tra khảo sát của chương trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số
120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách
nhà nước.
h) Chi xây dựng chương trình, biên soạn sách bài tập, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn
nghiệp vụ cho bậc học tiểu học, giáo dục dân tộc (sách dạy tiếng Việt v à tiếng dân tộc
cho học sinh dân tộc thiểu số), xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình đào tạo
giáo viên dỵ tiếng dân tộc thiểu số, mức chi thực hiện theo Thông tư số
125/2008/TTLT – BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 liên bộ Tài chính- Giáo dục và
20


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
Đào tạo v ề Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giáo dục đào tạo đến năm 2010.
4. Chi Quỹ hỗ trợ nhà trường (do các trường tiểu học tham gia chương trình thực hiện)
4.1. Các mục chi Quỹ hỗ trợ nhà trường:
a) Chi duy tu cải tạo và sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất
b) Chi mua bổ sung đồ dùng học tập phục vụ dạy học cả ngày
c) Chi mua bổ sung sách giáo khoa và các loại tài liệu học tập để cải thiện điều kiện dạy
học cả ngày, mức chi áp dụng theo Thông tư số 125/2008/TTLT – BTC-BGDĐT
ngày 22/12/2008 liên bộ Tài chính- Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm
2010.
d) Chi hỗ trợ phí điện thoại, điện thắp sáng, nước uốn cho học sinh.

e) Chi thuê người nấu ăn và quản lý học sinh buổi trưa ở những nơi tổ chức ăn trưa tập
trung.
f) Chi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ cho học sinh.
g) Chi các hoạt động truyền thông tới cộng đồng về dạy – học cả ngày
4.2. Ngoài các mục chi trên, các khoản chi khác từ nguồn kinh phí của Quỹ là không hợp lệ.
Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý và chi tiêu Quỹ.
5. Chi Quỹ hỗ trợ phúc lợi học sinh (do trường tiểu học tham gia chương trình thực hiện)
5.1. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý và chi tiêu từ Quỹ với sự t ham gia
giám sát của đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường theo các mục chi như sau :
a) Chi cung cấp bữa ăn trưa cho khoảng 40% học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh
nghèo và học sinh dân tộc thiếu số khi trường tổ chức dạy học cả ngày.
b) Chi thuê người trợ giảng tiếng dân tộc thiểu số hoặc có kết quả học tập tốt.
c) Chi mua/cung cấp thức ăn và/hoặc qu ần áo cho học sinh nghèo trong trường hợp thiên
tai, bão lũ hoặc khó khăn đột xuất đặc biệt.
5.2. Ngoài các mục chi nêu trên, các khoản chi khác từ nguồn quỹ này đều coi là không hợp
lệ.
6. Chi lương tăng thêm cho giáo viên (Phòng GD&ĐT/trường tham gia chương trình thực
hiện)
6.1. Nguồn kinh phí chi lương tăng thêm cho giáo viên do thực hiện mô hình dạy học cả
ngày được bố trí từ ngân sách địa phương.
6.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện có trách nhiệm hướng dẫn các trường thụ hưởng xây
dựng kế hoạch và nhu cầu kinh phí để tổng hơp, lập dự toán chung cho cả huyện. Trong đó
phân ra:
a) Lương cho giáo viên tuyển thêm.
21


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
b) Lương cho giáo viên dạy tăng giờ do dạy học cả ngày
7. Chi xây dựng năng lực cho dạy - học cả ngày

7.1. Chi tăng cường năng lực quản lý cho 02 cán bộ của Sở GD&ĐT từ hạng mục chi đã
được xác định tại Thông tư liên tịch ……..
7.2. Các tỉnh tham gia chương trình có trách nhiệm bố trí kinh phí lương kiêm nhiệm cho
các cán bộ tham gia quản lý của các Ban Quản lý cấp huyện theo quy định hiện hành.
8. Kiểm soát chi:
8.1. Các đơn vị chi tiêu của Chương trình SEQAP thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà
nước các cấp để triển khai các hoạt động. được cấp tư ngân sách nhà nước.
8.2. Kho bạc Nhà nước các cấp là cơ quan kiểm soát chi đối với các khoản chi tiêu cho các
hoạt động của Chương trình.
8.3. Việc kiểm soát chi đảm bảo chi tiêu của Chương trình phù hợp với Hiệp định/Văn kiện
có liên quan và phù hợp với các quy định trong nước hiện hành.
8.4. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với các khoản chi xây dựng cơ bản: thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 27/2007/TT -BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc
nguồn vốn NSNN, Thông tư số 130/2007/TT -BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi, bổ sung một
số điểm của Thông tư số 27/2007/TT -BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước, Thông tư số 88/2009/TT -BTC ngày 29/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm
của Thông tư số 27/2007/TT -BTC ngày 03/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT -BTC ngày
02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 209/2009/TT -BTC
ngày 05/11/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định tại Thông tư liên tịch này.
8.5. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với các khoản chi sự nghiệp: thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 79/2003/TT -BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc nhà nước và các quy định tại
Thông tư liên tịch này.
8.6. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với các khoản chi thuộc phần kinh phí thực hiện theo
hình thức dự án: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/2007/TT -BTC ngày 09/7/2007

của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA).
9. Xử lý ngân sách cuối năm :
a) Cuối năm ngân sách, trong trường hợ p còn dư dự toán, dư tạm ứng do chưa kịp sử dụng
kinh phí đã được phân bổ trong năm tài khóa thì được chuyển sang năm tài khóa tiếp
theo, không sử dụng nguồn kinh phí này cho các mục tiêu khác.
b) Nếu còn dư dự toán vào năm cuối cùng của chương trình, tỉnh t ham gia chương trình
cần báo cáo Bộ Tài chính để xử lý.
c) Xử lý ngân sách cuối năm được thực hiện theo hướng dẫn Thông tư số 108/2008/TT BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập
22


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước h àng năm và những quy định cụ thể tại Thông
tư liên tịch số …../2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày ….tháng 1 năm 2010 của liên bộ Bộ
Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực
hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trườn g học giai đoạn 2010-2015

CHƯƠNG IV
KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN
Chương IV đề cập đến các vấn đề kế toán, báo cáo tài chính nói chung và những yêu
cầu cụ thể về kế toán, báo cáo tài chính liên quan đến Chương trình. Cả hai hoạt động nói trên
đều quan trọng, nếu thực hiện theo đúng quy định sẽ góp phần làm tốt công tác kế toán và có
được các báo cáo chính xác cho Chương trình.
Ngân sách Chương trình là ngân sách hỗ trợ theo mục tiêu (HTTMT). Vì vậy, các yêu
cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc kế toán cũng tuân thủ theo đúng các yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên
tắc kế toán ngân sách nói chung. Tuy nhiên, do đặc thù của nguồn vốn Chương trình nên có
thêm một số điểm cần được lưu ý .
1. Kế toán
1.1. Sử dụng mã số của Chương trình mục tiêu trong kế toán

a) Trong nghiệp vụ kế toán cần sử dụng đúng các Mã số của Chương trình để đảm bảo
tình chính xác trong công tác hạch toán kế toán và đối chiếu với Kho bạc Nhà nước về
ngân sách Chương trình.
b) Trong mẫu chứng từ chi ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số
120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán
ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN đã thiết kế ô và chỗ để ghi chép
các mã số nêu trên phục vụ cho hạch toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước. Khi rút
dự toán hoặc cấp lệnh chi tiền phải ghi đúng và đầy đủ mã số tương ứng vào chứng
từ, đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính, KBNN hạch toán theo đúng chế độ
quy định.
1.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
a) Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo
số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của
tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay
đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
b) Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng thống
nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương
pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong
phần thuyết minh báo cáo tài chính.
c) Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc cẩn thận và có phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.

23


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
1.3. Niên độ ngân sách và kỳ kế toán
a) Niên độ ngân sách : Niên độ của năm tài chính được bắt đầu tính từ ngày 01 /01 và kết
thúc vào ngày 31/12 cùng năm.Chứng từ thanh toán các nghiệp vụ phát sinh hoặc hoàn
thành trong năm tài chính từ ngày 01 tháng 01 đến kết thúc ngày 31 tháng 12 của năm

được thanh toán và quyết toán vào năm tài chính. Riêng đối với thanh toán phần mua
sắm thiết bị và xây lắp và một số nhiệm vụ khác, do đặc thù của quá trình hoàn thiện hồ
sơ thanh toán đòi hỏi phải có thời gian, trong khi theo quy định hiện hành các khối
lượng hoàn thành trước khi kết thúc ngày 31 /12 của năm đều được thanh toán, quyết
toán vào năm tài chính, do vậy việc kiểm soát chi và thanh toán cho các khối lượng
công việc hoàn thành trước khi kết thúc ngày 31 /12 sẽ được thực hiện cho tới hết ngày
31/1 năm sau liền kề (thời gian chỉnh lý quyết toán năm tài chính.)
b) Kỳ kế toán : Là Quý (3 tháng) và năm (12 tháng, chia ra 4 quý). Chi tiết tham khảo
Luật Kế toán và Thông tư số 108/2 008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.
1.4. Kế hoạch vốn và giải ngân
a) Về kế hoạch nguồn vốn:
- Số dư dự toán NS Chương trình năm trước chuyển sang (theo quy định);
- Số dư tiền gửi của đơn vị từ năm trước chuyển sang (nếu được phép mở tài
khoản tiền gửi).
- Dự toán ngân sách Chương trình được giao năm kế hoạch;
- Dự toán NS bổ sung để thực hiện Chương trình.
- Các khoản điều chỉnh Dự toán ngân sách Chương trình trong năm.
- Số dư dự toán NS Chương trình chưa kịp sử dụng của năm trước được chuyển
sang năm sau.
b) Về giải ngân: Chi phí được ghi nhận trên cơ sở thực chi, bao gồm:
- Tạm ứng theo điều khoản của hợp đồng
- Thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Thanh toán và thanh toán tạm ứng chi thường xuyên cho cán bộ, nhân viên.
1.5. Đối chiếu với Kho bạc Nhà nước, báo cáo t ình hình giải ngân kinh phí Chương trình
a) Các đơn vị có sử dụng ngân sách của Chương trình, phải thực hiện việc đối chiếu với
Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các
văn bản hướng dẫn liên quan nhằm đảm bảo độ chính x ác của Báo cáo tài chính trên
cơ sở khớp các số liệu tài chính của Kho bạc Nhà nước với với các số liệu của các
đơn vị thực hiện Chương trình về nguồn kinh phí .
b) Cuối quý, năm các đơn vị sử dụng ngân sách của chương trình tiến hành đối chiếu với

Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch về việc sử dụng vốn của chương trình đảm bảo khớp
đúng cả về tổng số và chi tiết theo mã số phục vụ cho báo cáo tài chính và báo cáo
quyết toán (Theo Biểu mẫu số 01 đính kèm Sổ tay này).
c) Số liệu của Bản đối chiếu là cơ sở để Kho bạc Nhà nước cấp dưới tổng hợp báo cáo
Kho bạc Nhà nước . Bản đối chiếu phải phản ánh đầy đủ các thông số sau:
- Tổng kinh phí được sử dụng trong kỳ hoặc năm: Bao gồm số dư đầu kỳ (hoặc số
dư dự toán năm trước được chuyển sang và kinh phí được phân bổ trong kỳ
(hoặc dự toán kinh phí được giao trong năm).
- Số giải ngân trong kỳ: Số tạm ứng, thanh toán tạm ứng, thanh toán trực tiếp.
24


Sổ tay Hướng dẫn Quản lý tài chính nguồn vốn của Chương trình SEQAP
- Số dư đề nghị chuyển kỳ sau hoặc năm sau.(thủ tục đề nghị chuyển vốn sang
năm sau được nêu ở phần sau).
- Các biểu đối chiếu được sử dụng the o quy định của Bộ Tài chính. Hiện tại, theo
mẫu biểu tại QĐ số 19/2006/QĐ -BTC ngày 30-3-2006 của Bộ Tài chính. Cụ
thể:
F02-2H

Báo cáo chi tiết kinh phí Chương trình

F02-3aH

Bảng đối chiếu dự toán kinh phí Chương trình tại Kho bạc Nhà nước

F02-3bH

Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí
Chương trình tại KBNN


Ghi chú: Hiện nay các đơn vị cũng có th ể sử dụng mẫu biểu theo TABMIS.

2. Hạch toán, quyết toán kinh phí của Chương trình
2.1. Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Chương t rình phải thực hiện chế độ kế toán, hạch
toán và quyết toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành tại
Quyết định số 19/2006/QĐ -BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hạch toán theo
chương, loại, khoản và mã số tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước ban hành tại Quyết
định số 223/2009/TT -BTC ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số
108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007.
2.2. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí trực tiếp chi tiêu phầ n thực
hiện theo hình thức dự án nguồn vốn ODA.
3. Quy trình ghi sổ và hạch toán kế toán
3.1. Các bước tập hợp chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a) Tất cả các hoạt động và nghiệp vụ kinh tế phát sinh của dự án phải có đầy đủ các
chứng từ gốc phục vụ cho việc hạch toán, ghi sổ kế toán.
b) Dựa vào các chứng từ gốc, kế toán kiểm tra, soát xét các chứng từ kế toán và hạch
toán vào sổ kế toán theo đúng trình tự quy định.
c) Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán vào đúng tài khoản của hệ
thống sổ kế toán , định kỳ tổng hợp lập các Báo cáo quản lý tài chính theo quy định.
3.2. Tổng hợp các bút toán kế toán và trình tự ghi sổ kế toán
a) Kế toán các đơn vị thực hiện chương trình cần quản lý tốt việc ghi chép kế toán. Cần
phân loại các loại nghiệp vụ để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán.
b) Tùy thuộc và yêu cầu quản lý, số lượng nghiệp vụ phát sinh, các đơn vị thực hiện
chương trình nên lựa chọn sử dụng hình thức kế toán cho phù hợp với đơn vị mình.
c) Có thể sử dụng các hình thức ghi sổ kế toán sau:
-

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung .


-

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký -sổ cái.

-

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

-

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính .

25


×