Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.58 MB, 60 trang )

TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH DÂN TỘC

1


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

MỤC LỤC .............................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
I. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC HỖ TRỢ HỌC SINH DÂN TỘC TĂNG CƯỜNG
KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT ................................................................................4
1. Tích hợp dạy tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục khác...................4
2. Phát triển vốn từ tiếng Việt theo chủ đề của môn học..............................................7
3. Sử dụng nhiều giác quan để tăng cường vốn từ ........................................................8
4. Thường xuyên thực hành kĩ năng nghe, nói tiếng Việt. .........................................10
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẰM TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG
GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC ..............................................12
1. Tiếp cận tiếng Việt tự nhiên......................................................................................12
2. Trực quan hành động ................................................................................................14
3. Tạo và sử dụng cuốn sách khổ lớn ...........................................................................16
4. Luyện tập phát âm theo mẫu ....................................................................................19
5. Kể lại ...........................................................................................................................21
6. Điền từ........................................................................................................................24
7. Sử dụng bài hát, bài thơ, câu văn có vần điệu.........................................................27
8. Tổ chức trò chơi .........................................................................................................30
III. MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỖ TRỢ HỌC SINH DÂN TỘC TĂNG CƯỜNG KĨ


NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT ....................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC....................................................56

2


LỜI MỞ ĐẦU
Học sinh dân tộc Kinh khi đến trường đã có vốn từ tiếng Việt đủ để tiếp
thu các bài học và tham gia các hoạt động ở trường học. Khác với học sinh
dân tộc Kinh, học sinh dân tộc thiểu số khi vào lớp 1 biết rất ít hoặc không
biết Tiếng Việt nên rất khó khăn trong việc tiếp thu bài học và tham gia các
hoạt động giáo dục khác ở trường tiểu học. Đây chính là nguyên nhân khiến
học sinh dân tộc thiểu số khi mới vào lớp 1 thường rơi vào tâm trạng ngơ
ngác, rụt rè, e ngại trong giao tiếp ở trường học. Do vậy, việc tăng cường kĩ
năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết.
Để góp phần giúp giáo viên tiểu học có thêm các biện pháp tăng cường
kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, Chương trình Đảm
bảo chất lượng giáo dục trường học tổ chức biên soạn cuốn tài liệu Tăng
cường kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Tài liệu này không đề cập đến tất cả các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt mà
chủ yếu giới hạn trong các biện pháp tăng cường kĩ năng nghe, nói cho học
sinh dân tộc thiểu số lớp 1, lớp 2, lớp 3.
Nội dung tài liệu gồm ba phần:
I. Các nguyên tắc dạy học hỗ trợ tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng
Việt cho học sinh dân tộc .
II. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhằm tăng cường kĩ năng giao tiếp
tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
III. Một số trò chơi hỗ trợ học sinh tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng
Việt.
Tài liệu đã được Vụ Giáo dục Tiểu học thẩm định để dùng làm tài

liệu tham khảo cho giáo viên các trường tiểu học thực hiện Dự án SEQAP.
Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học rất mong
nhận được ý kiến góp ý để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.
Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học

3


I. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC HỖ TRỢ HỌC SINH DÂN TỘC
TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
1. Tích hợp dạy tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục
khác
Các môn học trong trường tiểu học đều sử dụng tiếng Việt là phương
tiện chuyển tải kiến thức tới học sinh. Việc tiếp nhận kiến thức các môn học
phụ thuộc vào trình độ tiếng Việt của học sinh. Nếu học sinh sử dụng tiếng
Việt kém thì chắc chắn kết quả học tập các môn học khác cũng không tốt.
Thật sai lầm khi nghĩ rằng chỉ dạy tiếng Việt ở môn Tiếng Việt. Tiếng
Việt rất cần được dạy tích hợp trong các môn học, các hoạt động giáo dục
khác ở trường tiểu học. Bài học của các môn học khác có ngữ liệu thích hợp
với việc dạy tiếng Việt là những tình huống để rèn luyện kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt thích hợp. Thông qua nội dung các bài học của môn học khác, học
sinh được tăng thêm vốn từ, học được cách diễn đạt bằng tiếng Việt và các
quy tắc sử dụng tiếng Việt theo các phong cách chức năng, ngữ cảnh khác
nhau.
Dạy tiếng Việt tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục khác
như thế nào?
Trong quá trình dạy học các môn học khác, giáo viên cần:
- Chú ý kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy kiến thức của các môn học.
- Sử dụng ngữ liệu tiếng Việt trong các môn học làm tình huống để học
sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt.

- Sử dụng tranh ảnh, hiện vật, mô hình…để giảng giải các khái niệm,
thuật ngữ đặc trưng của môn học, đồng thời hướng dẫn, giảng giải chậm, rõ
ràng những từ ngữ khó.
- Cung cấp các mẫu câu đặc trưng của môn học và cho học sinh luyện
tập theo mẫu.
4


- Hướng dẫn học sinh tích cực sử dụng tiếng Việt trả lời câu hỏi của
thầy, cô giáo, tham gia thảo luận cùng các bạn trong các giờ học. Giáo viên
luôn luôn chú ý giúp học sinh sử dụng tiếng Việt đã có để mở rộng và làm
giàu vốn từ cho mình.
Một số ví dụ tích hợp dạy tiếng Việt vào các môn học:
Tích hợp dạy tiếng Việt vào môn Âm nhạc: Là kết hợp dạy âm nhạc
với dạy những từ ngữ chuyên ngành : giai điệu, tiết tấu, lời ca, vỗ tay , gõ
đệm, vận động phụ họa, dân ca... cho học sinh.
Một trong những yêu cầu cần đạt khi dạy hát là học sinh biết hát theo
giai điệu và hát đúng lời ca. Muốn hát đúng lời ca, học sinh cần phải đọc đúng
lời bài hát rồi mới đọc được lời ca theo tiết tấu. Hoạt động đọc mẫu của giáo
viên và đọc lời ca của học sinh là hoạt động thích hợp để tích hợp rèn kĩ năng
nghe, nói, đọc tiếng Việt cho học sinh.
Khi dạy kể chuyện âm nhạc, để giúp học sinh biết nội dung câu chuyện,
giáo viên phải thực hiện quy trình sau:
- Giới thiệu khái quát về câu chuyện.
- Kể chuyện.
- Đặt câu hỏi giúp học sinh tiếp nhận nội dung câu chuyện.
- Học sinh tập kể chuyện.
Thực hiện quy trình này bằng ngôn ngữ tiếng Việt chính xác, chuẩn
mực là giáo viên đã dạy cho học sinh nghe, nói tiếng Việt. Đồng thời, ngữ
liệu của những câu chuyện âm nhạc là tình huống để học sinh rèn luyện các kĩ

năng giao tiếp tiếng Việt và tăng cường vốn từ về chủ đề âm nhạc.
Dạy vẽ tranh trong môn Mĩ thuật với đề tài Em đi học, giáo viên nêu
câu hỏi gợi ý để học sinh nhớ lại các hình ảnh, hoạt động khi đi học. Khi
hướng dẫn học sinh chọn đề tài, giáo viên gợi ý, miêu tả cảnh vật thân quen
với học sinh dân tộc như : màu sắc, nhà cửa, cây cối, nương rẫy hai bên
5


đường đi học… để học sinh lựa chọn. Những từ ngữ về chuyên ngành mĩ
thuật được hình thành trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật: màu sắc, bố cục,
mảng màu, họa tiết,…sẽ dần dần giúp vốn từ tiếng Việt của học sinh ngày
một giàu thêm.
Dạy chủ đề Cảm ơn và xin lỗi trong môn Đạo đức lớp 1, một trong các
yêu cầu cần đạt là học sinh biết được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi; biết
cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp. Đây là những tình
huống để giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng nghe, nói phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp.
Dạy tích hợp tiếng Việt trong môn Thủ công- Kĩ thuật là cung cấp
những từ ngữ tiếng Việt thể hiện các hoạt động mang tính thủ công, kĩ thuật :
xé, cắt, dán, khâu, đan, lắp ghép, chiết cành, bón lót, bón thúc, làm luống, cờ
lê, tua vít, quy trình kĩ thuật, răng cưa, bánh đai, băng chuyền,… và những
câu lệnh: gấp vào đường dấu giữa hình; miết kĩ mép tờ giấy; cắt lượn theo
đường cong; lắp các thanh thẳng vào tấm lớn; tháo rời các chi tiết của sản
phẩm;…
Dạy tiếng Việt tích hợp trong môn Toán là dạy học sinh những từ ngữ
trong bài toán có lời văn, những từ ngữ liên quan đến toán học : cộng, trừ,
nhân, chia, tính nhẩm, lời giải …; hệ thống câu với các mệnh đề như: a cộng
b; a trừ b; a lớn hơn b; …
Dạy tích hợp tiếng Việt trong môn Tự nhiên và Xã hội là dạy những từ
ngữ thể hiện nội dung các chủ đề: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.

Đó là các từ ngữ chỉ tên gọi, đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng;
các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các tình huống trong môn học
này là cơ hội thuận lợi để học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp tiếng Việt.
Rõ ràng, tích hợp dạy tiếng Việt trong dạy học các môn học khác là rất
cần thiết. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để hỗ trợ học sinh

6


dân tộc thiểu số rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc tiếng Việt nhằm tăng
cường kĩ năng giao tiếp.
2. Phát triển vốn từ tiếng Việt theo chủ đề của môn học
Mỗi môn học trong chương trình giáo dục tiểu học đều dạy học theo
các chủ đề. Việc phát triển vốn từ theo chủ đề của các môn học vừa giúp học
sinh tiếp thu tốt kiến thức môn học vừa phát triển vốn từ tiếng Việt một cách
hệ thống. Có vốn từ Tiếng Việt theo từng chủ đề sẽ giúp học sinh vận dụng
giao tiếp trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau tốt hơn.
Ví dụ:
Môn Đạo đức lớp 1 có thể phát triển vốn từ cho học sinh theo các chủ
đề: Gọn gàng sạch sẽ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập; lễ phép với anh
chị, nhường nhịn em nhỏ; lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo ; cám ơn và xin
lỗi ; chào hỏi và tạm biệt… Mỗi chủ đề có rất nhiều từ ngữ thể hiện các chuẩn
mực và hành vi đạo đức cần cung cấp và phát triển vốn từ cho học sinh.
Học về chủ đề Thời gian trong môn Toán lớp 2, các từ ngữ cần được
giáo viên hình thành, phát triển cho học sinh về chủ đề thời gian là : ngày,
giờ; buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, buổi đêm ; ngày thứ hai, ba, tư,
năm, sáu, bảy, chủ nhật…
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có chủ đề Gia Đình. Các hoạt động
trong thời gian này tập trung để cung cấp, mở rộng cho học sinh từ ngữ về
chủ đề gia đình như : ông, bà, cha, mẹ, con, anh, chị, em…


Cha
Mẹ

Con
7


Để phát triển vốn từ cho học sinh theo chủ đề môn học, giáo viên cần :
- Tập hợp những từ ngữ theo chủ đề môn học, đặc biệt là những từ ngữ
gắn liền với cuộc sống của học sinh dân tộc để cung cấp, hướng dẫn học sinh
trong quá trình dạy học.
- Tạo tình huống theo từng chủ đề cuộc sống để học sinh thực hành
nghe, nói theo các chủ đề.
- Khuyến khích học sinh thường xuyên thu thập, tích lũy vốn từ theo
từng chủ đề.
- Hướng dẫn học sinh làm sổ tay từ ngữ để cập nhật những từ ngữ tiếng
Việt theo từng chủ đề. Đồng thời, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh
thực hành sử dụng những từ ngữ theo chủ đề.
3. Sử dụng nhiều giác quan để tăng cường vốn từ
Học sinh sử dụng các giác quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,
xúc giác để học tập sẽ đem lại hiệu quả cao.
Giáo sư - Tiến sĩ Robert C.Titzer, chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong
nghiên cứu về đề tài học đọc đa giác quan của trẻ đã nêu lên cơ sở khoa học
của việc giúp trẻ học bằng đa giác quan là nhờ sự hình thành các kênh thần
kinh giữa các vùng khác nhau của não. Chúng sẽ nhận được những tín hiệu
thông tin qua các giác quan của trẻ và kích thích khả năng lưu trữ, phân tích
thông tin. Ông còn khuyến cáo: khi trẻ tỏ ra hứng thú ở một chủ đề đặc biệt
nào đó, hãy giúp trẻ tiếp cận bằng nhiều giác quan. Nếu trẻ học về đề tài động
vật - hãy cho trẻ thăm vườn thú, chạm vào con vật (nếu có thể), lắng nghe và

bắt chước tiếng kêu của loài vật .
Việc sử dụng nhiều giác quan có những ưu điểm:

8


- Học sinh được phối hợp sử dụng nhiều giác quan để tri giác sự vật,
hiện tượng sẽ hình thành được các biểu tượng, khái niệm từ ngữ chính xác .
- Tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tập trung chú ý, óc tò mò
khám phá .
- Phát triển tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực của học sinh.
Ví dụ: Nếu học sinh nhìn thấy, chạm vào và nếm vị của quả cam, giáo
viên gợi ý bằng các câu hỏi để học sinh nói về :
- Hình dáng;
- Màu sắc ;
- Mùi vị của quả cam.
Từ đó, giáo viên giúp học sinh hình thành những từ ngữ đúng về hình
dáng, màu sắc, mùi vị của quả cam.
Giáo viên có thể phát triển một mạng lưới từ ngữ miêu tả về quả cam
như sau:
Ngửi: mùi thơm như
chanh hoặc bưởi

Nhìn: thấy giống quả
bóng, có màu vàng

Sờ: thấy mịn và trơn

Nếm: thấy vị ngọt và
chua


Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường cho học sinh hiểu được
nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan sinh động. Đây chính là cách
giáo viên giúp học sinh sử dụng một số giác quan trong học từ ngữ. Điều quan
trọng là cần cho học sinh thường xuyên sử dụng giác quan không chỉ để nghe,
nhìn mà còn sờ, ngửi, nếm để học tiếng Việt. Học sinh sẽ cảm thấy việc học
9


tiếng Việt như một trong những trò chơi hàng ngày với cảm giác vui vẻ
và hưng phấn để phát triển từ ngữ một cách tự nhiên.
4. Thường xuyên thực hành kĩ năng nghe, nói tiếng Việt.
Học sinh dân tộc bắt đầu học tiếng Việt là một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ
thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Cho nên, việc sử dụng đồng thời tiếng mẹ đẻ và tiếng
Việt để giúp học sinh hiểu, tiếp thu nội dung bài học là cần thiết nhưng chỉ
dùng tiếng mẹ đẻ ở trường học trong một số trường hợp như: cung cấp một số
câu lệnh nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập, giảng giải
nghĩa từ ngữ mang tính trừu tượng. Từng bước, giáo viên phải giúp học sinh
nắm vững và sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp.
Muốn nắm vững và sử dụng được tiếng Việt, học sinh phải được giáo
viên dạy nghe, dạy nói và thường xuyên thực hành kĩ năng nghe, nói tiếng
Việt.
Để giúp học sinh tích cực, chủ động thực hành kĩ năng nghe, nói tiếng
Việt, trong quá trình dạy học, giáo viên cần :
- Chú ý rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho học sinh trong quá trình giảng
dạy các phân môn của môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
- Có nhiều biện pháp và hình thức tổ chức linh hoạt để học sinh ham
muốn thực hành kĩ năng nghe, nói tiếng Việt.
- Sử dụng đồ dùng dạy học (tranh ảnh, vật thật…) để tạo cho học sinh
sự quan tâm, thích thú tới đề tài nghe và gợi ý học sinh nói.

- Tạo ra những tình huống giao tiếp cụ thể để học sinh vận dụng từ ngữ,
mẫu câu vào việc ứng xử bằng lời nói. Học sinh dân tộc thiểu số cần được
thực hành giao tiếp trong những tình huống có thực ở trường học, ở gia đình
phù hợp với sinh hoạt của lứa tuổi.

10


- Kiên trì hướng dẫn học sinh nghe và tập nói. Mỗi ngày, giáo viên cần
tạo điều kiện để mỗi học sinh thực hành nghe, nói tiếng Việt nhiều lần trong
giờ học, trong vui chơi.
Học sinh dân tộc chưa làm chủ được tiếng Việt, chưa có thói quen nói
tiếng Việt nên thường ngại nói. Khi có cơ hội, học sinh thường quay về với
tiếng mẹ đẻ quen thuộc của mình, kể cả trong lớp học. Do vậy, giáo viên cần
động viên, khuyến khích học sinh mạnh dạn sử dụng những từ ngữ đã biết để
trả lời câu hỏi, trao đổi với thầy giáo, cô giáo và các bạn.
- Có thể tổ chức cho học sinh thường xuyên nghe chương trình phát
thanh bằng tiếng Việt ở trường. Những học sinh đọc tốt, giáo viên có thể cho
các em thay nhau làm phát thanh viên một số chuyên mục.
- Tổ chức chuyên đề phù hợp để phát triển kĩ năng nghe, nói cho học
sinh như : nghe - hiểu; đọc -hiểu ; phát âm đúng ; kể chuyện hay... theo nhu
cầu cụ thể của từng lớp.
- Tạo môi trường tiếng Việt phong phú, đa dạng ở trong và ngoài lớp
học để kích thích học sinh giao tiếp tiếng Việt.
Ví dụ: Trong lớp học, ngoài sân trường, giáo viên có thể treo (dán)
những chữ cái, từ, câu ứng dụng của một bài Học Vần Tiếng Việt lớp 1;
những thuật ngữ dùng trong các môn học khác… và thay thế các nội dung này
theo thời gian của bài học ở trường tiểu học.
Điều quan trọng đối với giáo viên dạy học sinh tiểu học người dân tộc
thiểu số là biết tổ chức các hoạt động, tạo nhiều cơ hội, khuyến khích học sinh

thực hành sử dụng tiếng Việt bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho học
sinh say mê, hứng thú với việc nghe, nói tiếng Việt.

11


II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẰM TĂNG CƯỜNG
KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC
1. Tiếp cận tiếng Việt tự nhiên
Tiếp cận tiếng Việt tự nhiên là cho học sinh nghe, nói, học tiếng Việt
gắn với cuộc sống sinh hoạt, học tập hằng ngày của các em.
Một đứa trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên qua quá trình "thấm dần".
Quá trình "thấm dần" bằng cách bao quanh đứa trẻ ngôn ngữ nó cần học,
hứng thú và luôn muốn tiếp thu để đáp ứng nhu cầu hòa nhập vào cuộc sống
xã hội của trẻ.
Học sinh dân tộc thiểu số không có điều kiện tiếp cận tiếng Việt một
cách tự nhiên như tiếp cận tiếng mẹ đẻ. Các em chỉ được tiếp cận tiếng Việt
khi đến trường học. Nếu ở trường học, cũng có một môi trường học tập, giao
tiếp tiếng Việt tự nhiên thì tiếng Việt sẽ “thấm dần” vào học sinh. Theo thời
gian, học sinh sẽ được “thấm đẫm” tiếng Việt. Vì vậy, trong quá trình dạy
học, giáo viên cần tạo môi trường cho học sinh tiếp cận tiếng Việt tự nhiên
bằng cách dạy tiếng Việt gắn với cuộc sống thực hằng ngày của học sinh và
cộng đồng dân tộc của các em.
Để học sinh tiếp cận tiếng Việt tự nhiên, giáo viên cần:
- Sử dụng nhiều đồ dùng dạy học (tranh ảnh, vật thật…) gắn với cuộc
sống thường ngày của học sinh và cộng đồng dân tộc của các em.
- Động viên, khuyến khích học sinh tích cực thường xuyên sử dụng
tiếng Việt giao tiếp ở trường và cả ở nhà.
- Sử dụng các tình huống từ thực tế học tập ở lớp, sinh hoạt thường
ngày ở nhà của học sinh để học sinh rèn kuyện kĩ năng giao tiếp.

Ví dụ về một cách giáo viên giúp học sinh làm một bảng thời tiết trong
ngày của lớp:
12


Vật liệu bao gồm: Thẻ từ, thẻ hình ảnh mô tả thời tiết; một bảng thời
tiết có những ô trống để học sinh chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp gắn vào (như
hình bên dưới).
Hướng dẫn học sinh thực hiện: Mỗi ngày, học sinh quan sát thời tiết,
chọn thẻ hình ảnh, thẻ từ phù hợp gắn vào ô trống trong bảng thời tiết .
Có thể phân công cho mỗi nhóm thực hiện một ngày, một tuần hoặc
cho học sinh tự do thực hiện khi học sinh muốn.

Một ví dụ khác, khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội về các loại cây,
giáo viên yêu cầu học sinh mang theo các loại cây ở địa phương đến lớp và
cho học sinh khám phá các bộ phận, ích lợi của từng loại cây quen thuộc. Với
cách làm này, học sinh không những tiếp thu được kiến thức của bài học mà
còn học được một cách tự nhiên những từ ngữ thể hiện tên gọi, lợi ích, bộ
phận của các loại cây.
Được tiếp cận tiếng Việt tự nhiên, học sinh sẽ cảm thấy được bao
quanh bởi ngôn ngữ các em cần học, cần biết để sử dụng trong cuộc sống và
hòa nhập vào cuộc sống ở trường để rồi các em ham muốn sử dụng tiếng Việt.
Quá trình phát triển ngôn ngữ của học sinh lúc này ở giai đoạn nghe - hiểu sẽ
chuyển rất tự nhiên sang giai đoạn nói. Có thể ở giai đoạn nghe – hiểu, học
sinh thể hiện sự hiểu biết bằng hành động.
Ví dụ:
13


Một học sinh muốn nói cho giáo viên biết rằng hôm nay là một ngày

trời nắng, em chỉ mặt trời bên ngoài lớp hay chỉ bức tranh mặt trời trên bảng
hoặc chỉ nói ngắn gọn từ "mặt trời". Điều này chứng tỏ học sinh đang cố
gắng diễn đạt cho giáo viên biết em đã hiểu rõ câu hỏi và có câu trả lời nhưng
chưa biết dùng từ để diễn đạt. Do vậy, khi giảng dạy tiếng Việt cho học sinh,
giáo viên cần chấp nhận sự gần đúng và các lỗi trong lời nói của học sinh;
không nên đòi hỏi học sinh quá sức dễ gây tâm lí sợ sệt, dẫn đến làm mất
hứng thú nói tiếng Việt của các em. Giáo viên cần coi điều này là sự tự nhiên
ở giai đoạn bắt đầu của việc học một ngôn ngữ mới.
2. Trực quan hành động
Trực quan hành động là một phương pháp dạy học thông qua hành
động để học sinh rèn luyện kĩ năng nghe, nói một cách tự nhiên, kích thích
quá trình học tập tích cực, không gây căng thẳng cho học sinh.
Có 4 loại cơ bản về trực quan hành động:
- Trực quan hành động với cơ thể: hoạt động với các vận động cơ bản
của cơ thể.
- Trực quan hành động với đồ vật: hoạt động với đồ vật.
- Trực quan hành động với hình ảnh: hoạt động với hình ảnh.
- Trực quan hành động với ngôn ngữ: hoạt động với ngôn ngữ.
Với 4 loại trực quan hành động nêu trên, giáo viên có thể lựa chọn loại
trực quan hành động phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện của trường, lớp.
Với học sinh dân tộc thiểu số, việc sử dụng trực quan bằng hành động
với cơ thể đơn giản, dễ áp dụng và hiệu quả trong quá trình dạy học tiếng
Việt.
Quá trình thực hiện phương pháp trực quan hành động với cơ thể bao
gồm 3 yếu tố cơ bản : lắng nghe - quan sát - thực hiện.
14


Quy trình thực hiện như sau:
- Giáo viên giới thiệu câu lệnh : từ ngữ, câu làm tên gọi của hành động.

- Giáo viên làm mẫu: Nêu câu lệnh và thực hiện hành động kèm theo để
học sinh nghe và quan sát.
- Học sinh và giáo viên cùng thực hiện mẫu (2 hoặc 3 học sinh cùng
làm mẫu với giáo viên).
- Học sinh thực hiện: Giáo viên đưa ra câu lệnh, yêu cầu học sinh lắng
nghe và thực hiện hành động. Có thể giáo viên thực hiện hành động, học sinh
nêu tên của hành động.
Để thực hiện phương pháp trực quan hành động, giáo viên cần:
- Lựa chọn những câu lệnh phù hợp. Những câu lệnh được thực hiện từ
đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa. Mới đầu thực hiện là những câu lệnh
ngắn gọn, dễ thực hiện, gắn với một hoạt động, sau đó là những câu lệnh khó,
gắn với nhiều hoạt động.
- Không nên đặt nhiều hơn 5 lệnh mới trong cùng một thời điểm.
- Có thể dạy các từ ngữ thông qua các câu lệnh và hành động nhiều lần
trong một tuần cho đến khi học sinh học được tất cả các từ ngữ đã được giáo
viên đặt ra.
Đây là phương pháp nên sử dụng trong giai đoạn đầu của việc học tiếng
Việt, khi học sinh có thể hiểu từ nhưng chưa tự tin trong việc sử dụng từ ngữ
để diễn đạt.
Trò chơi dưới đây là một ví dụ sử dụng phương pháp trực quan hành
động:
Làm theo Lan nói
Có 5 câu lệnh :
1. Lan nói: "Hãy sờ vào đầu của mình"
2. Lan nói: "Hãy sờ vào mũi của mình".
15


3. Lan nói: "Hãy sờ vào tai của mình."
4. Lan nói: "Hãy sờ vào cằm của mình."

5. Hãy sờ vào chân của mình.
Cách chơi:
Nghe câu lệnh và làm theo Lan nói. Nếu câu lệnh không có từ "Lan
nói", người thực hiện hành động sẽ phạm luật.
Hằng ngày, giáo viên nên dành thời gian để tổ chức các hoạt động trực
quan hành động khoảng 5-6 phút vào đầu buổi học. Thực hiện các hoạt động
trực quan hành động vào đầu mỗi buổi học còn tạo được bầu không khí thân
thiện của lớp học.Trước khi nghỉ trưa và sau khi ăn trưa cũng là thời điểm
thuận lợi để tổ chức một hoạt động trực quan hành động nhẹ nhàng.
Với môn Tiếng Việt, các hoạt động trực quan hành động nên tổ chức
vào đầu hoặc giữa giờ học cho những nội dung bài học phù hợp giúp học sinh
thư giãn, vui chơi với ngôn ngữ.
3. Tạo và sử dụng cuốn sách khổ lớn
Sách khổ lớn là loại sách có kích cỡ lớn hơn bình thường do giáo viên
tự làm hoặc do học sinh sáng tạo. Tạo và sử dụng cuốn sách khổ lớn là hoạt
động được học sinh rất thích thú .
Sách khổ lớn do học sinh tự làm về một chủ đề nào đó có thể gồm
những hình vẽ hoặc lời văn đơn giản trong mỗi trang hay có cả hình vẽ và lời
văn. Cuốn sách có thể được dán, ghép bởi các hình ảnh cho sẵn và học sinh
viết thêm lời văn phù hợp với hình ảnh.
Có thể tạo cuốn sách khổ lớn về nội dung của các môn học: Tiếng Việt,
Mĩ thuật,Thủ công, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Đạo đức…
- Hướng dẫn tạo cuốn sách :

16


+ Mục đích: Giúp học sinh thực hành tiếng Việt qua việc tạo cuốn
sách một cách thích thú.
Tùy vào điều kiện và năng lực tiếng Việt của học sinh, giáo viên có thể

hướng dẫn cho cả lớp cùng làm chung một cuốn sách hoặc mỗi học sinh làm
một trang sách và tập hợp thành cuốn sách của mỗi nhóm hoặc của lớp. Cuôn
sách cần đạt yêu cầu tối thiểu sau:
Sách có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn khổ giấy A4. Chữ viết, tranh vẽ
to, rõ ràng, phù hợp với học sinh.
Mỗi cuốn sách gồm một số trang. Mỗi trang trình bày một vài câu
hoặc một số từ ngữ kèm theo hình ảnh đơn giản.
Nội dung cuốn sách đơn giản, dễ nhớ, gần gũi, quen thuộc với học
sinh dân tộc thiểu số về các chủ đề : gia đình, bạn bè, trường học, con
vật…dựa trên bối cảnh văn hóa, xã hội của địa phương hoặc chủ đề của các
môn học hay bất cứ nội dung nào các em yêu thích.
Để giúp học sinh tạo cuốn sách, giáo viên cần:
- Hướng dẫn học sinh thảo luận chọn đề tài, chọn tên của cuốn sách.
- Giới thiệu mẫu một cuốn sách. Có thể là cuốn sách của các anh chị
lớp trước để lại.
- Làm mẫu. Có thể viết, vẽ một trang của cuốn sách.
- Hướng dẫn, gợi ý học sinh tạo từng trang sách và vẽ hình minh họa
đơn giản.
- Sau khi các trang của cuốn sách đã hoàn thành, hướng dẫn học sinh
viết tên và đóng cuốn sách. Giáo viên có thể giúp các em đóng, vẽ, viết tên
cuốn sách nếu học sinh chưa làm được.
Có nhiều cách hướng dẫn học sinh tạo cuốn sách. Sau đây là ví dụ :
+ Chuẩn bị một số tờ giấy có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn tờ giấy A4,
hai tờ bìa để làm bìa của cuốn sách, một cái bút nét lớn.
17


+ Dán các tờ giấy đã chuẩn bị lên bảng (hai tờ bìa được dán ở đầu và
cuối).
+ Nói với học sinh: Hôm nay, cô hướng dẫn các em tạo một cuốn

sách. Cuốn sách có tên Các con vật ở quê em. Các em hãy nói cho cô biết ở
quê mình có các con vật gì nào? (vịt, gà, chó, mèo, trâu, bò…).
+ Tạo mẫu trang đầu tiên của cuốn sách: Vẽ hình con vịt đang bơi dưới
nước lên một trang giấy và hỏi học sinh :
Cô vẽ con gì đây? ( con vịt)
Con vịt đang làm gì ? (đang bơi dưới nước)
+ Nói với học sinh: “Đúng rồi, đây là con vịt đang bơi dưới nước”.
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận để viết lời văn bên dưới hình vẽ: Con
vịt đang bơi dưới nước .
+ Hướng dẫn, gợi ý học sinh thảo luận để tạo các trang tiếp theo của
cuốn sách: con trâu đang gặm cỏ; con gà đang kiếm ăn; con mèo đang nằm
ngủ ; con chó đang sủa;...
+ Sau khi các trang của cuốn sách đã được hoàn thành, giáo viên giúp
học sinh đóng bìa, viết tên cuốn sách.

Các con v t

quê em
Con vịt đang bơi dưới nước.

Khi học sinh đã thành thạo trong việc tạo cuốn sách, giáo viên không
phải làm mẫu, không viết, vẽ giúp học sinh nữa mà hướng dẫn học sinh thảo
luận để chọn đề tài, chọn nội dung, chọn hình vẽ cho cuốn sách. Sau đó, học
sinh sẽ tự hoàn thành cuốn sách của lớp, nhóm hoặc cá nhân.
18


- Sử dụng cuốn sách:
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi về nội dung cuốn sách (có
thể trao đổi vào giờ học Tiếng Việt sau) nhằm rèn kĩ năng nghe, nói tiếng Việt

cho học sinh và củng cố kiến thức của bài học.
Cuốn sách được để tại góc thư viện của lớp cho học sinh đọc ngoài giờ
học.
4. Luyện tập phát âm theo mẫu
Luyện tập phát âm theo mẫu là phương pháp chủ đạo trong việc dạy
phát âm cho học sinh dân tộc. Mẫu có thể là băng hình, băng tiếng hoặc giọng
phát âm mẫu của giáo viên.
Trong phần này chúng tôi giới hạn vấn đề trong phạm vi luyện tập theo
mẫu phát âm của giáo viên.
Học sinh dân tộc thường phát âm lệch chuẩn do ảnh hưởng của tiếng
mẹ đẻ hoặc cách phát âm địa phương. Những lỗi phát âm của học sinh dân tộc
thường là :
- Phát âm sai phụ âm đầu: Học sinh dân tộc bị lẫn khi phát âm những
âm ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ, chẳng hạn : âm v-b ( dân tộc H. Mông), r -l (dân
tộc Tày)…
- Phát âm sai về vần: Một số học sinh dân tộc thường biến nguyên âm
đôi uô thành u hoặc ô; ươ thành ư hoặc ơ; iê thành i hoặc ê.
- Phát âm sai về thanh điệu: Phát âm không đúng thanh tiếng Việt là lỗi
khá phổ biến của học sinh dân tộc. Học sinh khu vực Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên thường phát âm không có thanh. Học sinh dân tộc Thái, Tày, Nùng
thường phát âm thanh ngã thành thanh sắc hoặc nặng.
Luyện tập phát âm theo quy trình sau:
19


- Giới thiệu âm, vần, tiếng cần luyện tập.
- Phát âm mẫu (có thể 2-3 lần) để học sinh kết hợp nghe và quan sát
khuôn miệng cũng như cách cử động của môi, lưỡi, hàm của giáo viên.
Để học sinh nhận biết chính xác các âm thanh ngôn ngữ đòi hỏi việc
phát âm mẫu của giáo viên phải chậm, rõ, chuẩn xác, tròn vành rõ tiếng.

- Hướng dẫn học sinh cách phát âm, vị trí các bộ phận của cơ quan phát
âm như vị trí đặt lưỡi, độ mở của miệng lúc bắt đầu và kết thúc. Với các âm,
tiếng khó phát âm, giáo viên có thể mô tả bằng cách nêu rõ cách đặt lưỡi, vị
trí của lưỡi với răng, độ mở của môi.
- Học sinh thực hành phát âm nhiều lần theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
Để giúp học sinh luyện tập theo mẫu có hiệu quả, giáo viên cần:
- Có kế hoạch cụ thể để luyện phát âm cho học sinh. Trước hết, giáo
viên cần thống kê những lỗi phát âm học sinh thường mắc để có kế hoạch
luyện tập.
- Sau khi nắm được lỗi phát âm của từng học sinh, cần có biện pháp
giúp học sinh luyện tập, sửa lỗi phù hợp. Cách tốt nhất là sửa lỗi cho từng học
sinh.
- Chú ý luyện giọng phát âm của học sinh vừa phải bằng chính giọng
thật của các em, không lí nhí trong cổ họng, không the thé, không hét to.
- Tạo ra môi trường để học sinh giao tiếp. Qua giao tiếp, trình độ phát
âm của học sinh được nâng cao. Trong giao tiếp với học sinh, lời nói của giáo
viên phải chậm, rõ ràng, dễ hiểu; nên sử dụng những câu đơn giản để học sinh
dễ nghe, dễ làm theo.
- Học sinh cần được thường xuyên nghe âm thanh chuẩn xác và thực
hành luyện phát âm thường xuyên, không những trong giờ học Tiếng Việt mà
còn trong giờ học các môn học và hoạt động giáo dục khác.
20


Đồng thời, giáo viên khuyến khích học sinh sửa lỗi cho nhau. Tuy
nhiên, trong giai đoạn đầu học tiếng Việt, học sinh đang có những nỗ lực để
sử dụng tiếng Việt, nếu giáo viên chú ý quá nhiều vào lỗi sẽ khiến học sinh e
sợ, không tự tin sử dụng tiếng Việt. Do vậy, giáo viên cần sửa lỗi nhẹ nhàng,
làm mẫu chính xác để cho học sinh điều chỉnh phát âm đúng theo mẫu.

5. Kể lại

Kể lại là một nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi học sinh tiểu học. Các em
rất thích nghe kể chuyện và kể lại cho người khác nghe.
Kể lại một câu chuyện là hoạt động chỉ thực hiện khi học sinh đã quen
thuộc với câu chuyện.
Kể lại có tác dụng:
- Phát triển kĩ năng nghe, nói cho học sinh.
- Củng cố, mở rộng vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy
lô gíc, nâng cao sự hiểu biết cho học sinh.
- Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện.
Để hỗ trợ học sinh dân tộc kể lại câu chuyện, giáo viên cần:
- Sử dụng đồ dùng trực quan: Có nhiều loại đồ dùng trực quan giúp học
sinh kể chuyện, giáo viên có thể chọn những đồ dùng phù hợp với học sinh và
điều kiện của trường, lớp. Ví dụ:
+ Sử dụng tranh ảnh minh họa để hỗ trợ trí nhớ, trí tưởng tượng và tạo
sự hứng thú cho học sinh khi kể lại câu chuyện.
+ Sử dụng con rối bằng ngón tay để học sinh luyện nói với nhau trong
một môi trường thân thiện. Học sinh có thể thay phiên nhau đóng vai các
nhân vật trong câu chuyện.

21


Trong chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, lớp 2 có một số câu
chuyện ít nhân vật, học sinh có thể dễ dàng kể lại bằng cách sử dụng con rối
ngón tay như bài Quả tim khỉ, Quạ và công…

Đối với những câu chuyện có số lượng lớn các nhân vật, chẳng hạn như
bài Cóc Kiện Trời trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 có thể được kể lại

câu chuyện theo nhiều nhóm, một nhóm có nhiều thành viên và học sinh có
thể đóng cả vai người dẫn chuyện.
+ Sử dụng các thẻ hình ảnh của các nhân vật trong câu chuyện:

Học sinh có thể sử dụng một bộ thẻ hình ảnh, mỗi thẻ tương ứng với
một thời điểm trong câu chuyện. Các thẻ hình ảnh minh họa rõ ràng, đơn giản
giúp học sinh theo dõi các nhân vật và sự kiện.

22


Khi có sự trợ giúp tốt để trực quan, học sinh sẽ ghi nhớ các sự kiện
quan trọng và các nhân vật trong câu chuyện một cách dễ dàng hơn, giúp học
sinh chủ động kể lại câu chuyện bằng chính từ ngữ của các em.
- Gợi ý, hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện:
Giáo viên có thể dùng các câu hỏi và gợi ý một số từ ngữ để học sinh
kể lại từng đoạn câu chuyện.
Ví dụ sau đây cho thấy cách giáo viên giúp học sinh phát triển kĩ năng
nghe, nói khi kể lại câu chuyện về thăm bà ngoại:
Một học sinh lớp 1 tên Thịnh, kể cho cô giáo và các bạn nghe câu
chuyện như sau:
Thịnh ( Học sinh) : Em mới được về thăm nhà bà ngoại.
Giáo viên: Em về thăm bà ngoại vào khi nào ?
Học sinh: Chủ nhật vừa qua .
Giáo viên: Nhà bà ngoại của em ở đâu ?
Học sinh: Nhà bà ngoại của em ở Lào Cai ạ.
Giáo viên: Em đi về bà ngoại cùng với ai?
Học sinh: Em đi cùng với mẹ.
Giáo viên: Mẹ đưa em đi bằng phương tiện gì ?
Học sinh: Mẹ và em đi tàu hỏa.

Giáo viên: Em có nhìn qua cửa sổ toa tàu không?
Học sinh: Có ạ.
Giáo viên: Em nhìn thấy những gì?
Học sinh: Em thấy nhiều cảnh đẹp.
Bằng những câu gợi ý hoặc dàn ý, giáo viên giúp học sinh có điểm tựa
để kể lại câu chuyện dễ dàng. Khi học sinh mới bắt đầu kể chuyện, giáo viên
23


nên cùng tham gia kể chuyện với học sinh, có thể kể chuyện tiếp sức khi học
sinh quên hoặc lúng túng và giảm dần mức độ cùng tham gia của giáo viên
khi học sinh đã chủ động kể lại được.
- Gợi ý , hướng dẫn học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của
chính các em:
Cũng ví dụ nêu trên, giáo viên tiếp tục giúp Thịnh kể lại toàn bộ câu
chuyện một cách hoàn chỉnh :
Chủ nhật vừa qua, Thịnh được mẹ cho đi tàu hỏa về thăm bà ngoại ở
Lào Cai. Nhìn qua của sổ toa tàu, Thịnh thấy rất nhiều cảnh đẹp.
Ngoài các câu chuyện trong môn Tiếng Việt, giáo viên cần khuyến
khích học sinh thực hành kể những câu chuyện trong sinh hoạt hằng ngày của
các em với thầy, cô giáo và các bạn. Điều này sẽ giúp học sinh có cơ hội rèn
luyện kĩ năng giao tiếp bằng lời nói, tạo cho các em tự tin, mạnh dạn.
Nếu kể lại câu chuyện đã học, giáo viên sử dụng các câu hỏi gợi mở,
hướng dẫn học sinh kể tự nhiên bằng giọng điệu, cảm xúc của chính mình,
giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ của các em để kể lại mà không bắt buộc học
sinh sử dụng ngôn ngữ như trong văn bản. Điều quan trọng là học sinh thể
hiện được chính xác trình tự của chuỗi các sự kiện và có thể đưa ra cách hiểu
của các em về câu chuyện hợp lí.
6. Điền từ
Điền từ là phương pháp “lấp” từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống trong một

câu, một đoạn hoặc một văn bản. Đôi khi, chỗ trống được thay thế bằng hình
ảnh, học sinh nhìn hình ảnh đoán từ ngữ còn thiếu để điền từ thay hình ảnh.
Để hiểu văn bản phải bắt đầu từ việc hiểu từ ngữ. Không hiểu từ ngữ
thì không hiểu văn bản. Từ ngữ trong một văn bản là từ ngữ trong một văn
cảnh cụ thể, có một nét nghĩa cụ thể, học sinh có thể dựa vào những từ ngữ đã
24


biết để tìm ra từ ngữ chưa biết. Điền từ là một cách giúp học sinh tìm từ ngữ
chưa biết trong một câu, một đoạn hoặc một văn bản.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp điền từ theo nhiều cách khác
nhau. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, điền từ thích hợp nhất là cách giáo
viên xóa đi một số từ ngữ tạo thành những ô trống để học sinh tìm từ thích
hợp điền vào ô trống. Cũng có thể, giáo viên dùng hình ảnh tương ứng che
những từ còn thiếu để học sinh nhìn hình ảnh đoán và điền từ thay cho hình
ảnh.
Với học sinh dân tộc thiểu số, có 2 cách điền từ thích hợp như sau:
- Điền từ ngữ đã bị xóa:
Giáo viên xóa hoặc che đi một số từ ngữ trong một câu, một đoạn hoặc
một văn bản trình bày trên bảng của lớp hoặc trong phiếu học tập của học
sinh. Giáo viên không xóa quá nhiều từ trong cùng một câu vì học sinh cần
một số lượng từ nhất định trước và sau từ bị xóa để làm căn cứ đoán từ ngữ
còn thiếu. Những từ làm căn cứ để đoán phải là những từ học sinh đã biết.
Ví dụ sau là hai câu trong bài "Quả tim khỉ". Từ được bỏ trống là tên
của một nhân vật trong câu chuyện (từ Cá Sấu được xóa đi), học sinh dễ dàng
đoán được từ còn thiếu.
Bạn là ai và tại sao bạn lại khóc?
Tôi là

Cá Sấu


và tôi khóc vì không ai chơi với tôi.

Nếu sử dụng một cuốn sách khổ lớn hoặc bài văn phóng to treo trên
bảng để hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên có thể che khuất một số từ trong
văn bản. Khi đọc đến từ bị che khuất, giáo viên yêu cầu học sinh đoán từ. Sau
đó, giáo viên bỏ phần che khuất để học sinh kiểm tra dự đoán của mình.
- Điền từ thay thế hình ảnh :

25


×