Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

quyền con người của người đồng tính trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.02 KB, 60 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOÁ 35 (2009 – 2013)
ĐỀ TÀI

QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. Thạch Huôn

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Huỳnh Như
MSSV: 5095354
Lớp: Tư pháp 2 Khoá 35

Cần Thơ, Tháng 11 năm 2012

GVHD: ThS. Thạch Huôn

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp


Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 1
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 1
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 2
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ NGƢỜI ĐỒNG
TÍNH .............................................................................................................................. 3
1.1 Quyền con ngƣời ................................................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm quyền con người ........................................................................... 3
1.1.2 Sự phát triển của chế định quyền con người .................................................. 6
1.1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................... 6
1.1.2.2 Ở Việt Nam........................................................................................... 10
1.1.2.3 Mối liên hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con
người ................................................................................................................. 12
1.2 Ngƣời đồng tính ................................................................................................ 13
1.2.1 Khái niệm giới tính ...................................................................................... 13
1.2.2 Khái niệm người đồng tính .......................................................................... 14
1.2.3 Quan niệm xã hội về người đồng tính ......................................................... 15
1.2.3.1 Trên Thế giới......................................................................................... 15
1.2.3.2 Việt Nam ............................................................................................... 17
Chƣơng 2 QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM ...................................................................................................... 20
2.1 Theo quy định của pháp luật ........................................................................... 20
2.1.1 Trong lĩnh vực dân sự .................................................................................. 20
2.1.2 Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ................................................................ 23
2.1.2.1 Góc nhìn về giới tính trong hôn nhân trước năm 1945 ........................ 23

2.1.2.2 Góc nhìn về giới tính trong hôn nhân từ năm 1945 đến trước luật Hôn
nhân gia đình 2000 có hiệu lực ........................................................................ 24
2.1.2.3 Góc nhìn về giới tính trong hôn nhân theo luật Hôn nhân gia đình 2000
.......................................................................................................................... 24
2.1.3 Trong lĩnh vực hình sự ................................................................................. 24
2.1.4 Trong lĩnh vực lao động.............................................................................. 25
2.2 Theo quyền con ngƣời ...................................................................................... 26
2.2.1 Quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ............................... 26
2.2.1.1 Ở Việt Nam............................................................................................ 26
2.2.1.2 Trên Thế Giới ........................................................................................ 28
2.2.2 Quyền con người trong những lĩnh vực khác của đời sống xã hội .............. 33
2.2.2.1 Chính trị ................................................................................................ 33
2.2.2.2 Giáo dục ................................................................................................ 35
2.2.2.3 Kinh tế ................................................................................................... 35
2.2.2.4 Văn học ................................................................................................. 36
2.2.2.5 Nghệ thuật ............................................................................................. 37
2.3 Sự nhìn nhận của xã hội về ngƣời đồng tính và suy ngẫm............................ 38
2.3.1 Sự nhìn nhận của xã hội ............................................................................... 38
2.3.2 Những suy ngẫm về người đồng tính........................................................... 41
2.4 Một số hạn chế và kiến nghị nhằm phát huy quyền con ngƣời của ngƣời
đồng tính .................................................................................................................. 42
2.4.1 Hạn chế ........................................................................................................ 42

GVHD: ThS. Thạch Huôn

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp


Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

2.4.2 Giải pháp ...................................................................................................... 43
2.4.2.1 Người đồng tính được chung sống với nhau theo quy định của pháp
luật .................................................................................................................... 43
2.4.2.2 Giáo dục, nâng cao nhận thức về đồng tính ......................................... 44
2.4.2.3 Có biện pháp xử lí đối với hành vi kì thị, phân biệt đối xử .................. 45
2.4.2.4 Giáo dục về tình dục đồng tính ............................................................. 45
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 47
Phụ lục 1 ...................................................................................................................... 49
Phụ lục 2 ...................................................................................................................... 51

GVHD: ThS. Thạch Huôn

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

LỜI CẢM ƠN
Thời gian trôi qua thật mau, cánh cửa đại học đang từ từ khép lại với biết
bao kỉ niệm. Hành trang của chúng em mang theo khi rời khỏi ghế giảng đường
không chỉ là tri thức thầy cô đã tận tụy truyền đạt, mà còn có cả tình thương và
sự bao dung của thầy cô dành cho chúng em.
Lời cảm ơn đầu tiên, em xin gởi đến cha mẹ, những người đã sinh ra em,
vất vả nuôi em khôn lớn bằng tất cả tình thương yêu và sự hy sinh, luôn luôn
ủng hộ và dìu dắt em trên mỗi nẽo đường, để em có được một tương lai tươi

sáng như ngày hôm nay.
Kế đến, em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Luật – Đại học Cần Thơ không
chỉ mang đến cho em những kiến thức quí báu mà còn những bài học cuộc sống
để em thêm vững bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến Thầy Thạch Huôn đã chấp nhận hướng dẫn luận văn cho em. Thời
gian qua thầy đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Và lời cảm ơn cuối cùng dành cho những người bạn đáng quý đã cùng
em vượt qua những khó khăn, luôn sẻ chia những kiến thức trong học tập,
những vui buồn trong cuộc sống.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi người!
Người Viết

Nguyễn Thị Huỳnh Như

GVHD: ThS. Thạch Huôn

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:
Mặc dù người đồng tính là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở
nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của tình trạng ngược đãi. Tại Việt
Nam, đồng tính là một chủ đề nhạy cảm, mới nổi lên và thu hút sự chú ý của dư
luận. Những gì mà xã hội biết về người đồng tính hầu như chỉ giới hạn trong
những phóng sự, bài viết đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Trong một

số trường hợp, mục đích của những sản phẩm này nhằm làm thoả mãn tính hiếu
kỳ của độc giả, hơn là hướng họ tới sự hiểu biết nghiêm túc và nhân văn về
người đồng tính. Ở Việt Nam thái độ xã hội đối với người đồng tính là khác
nhau tuỳ thuộc vào sự hiểu biết về người đồng tính, có thể là kì thị, phớt lờ,
không quan tâm, số ít có thái độ cởi mở.
Pháp luật Việt Nam không có quy định về việc phân biệt đối xử đối với
người đồng tính. Hiến pháp quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật”. Về cơ bản thì người đồng tính cũng được đảm bảo các quyền như tất cả
mọi người bình thường khác. Nhưng trong một số trường hợp nhất định quyền
của người đồng tính còn bị hạn chế.
Sự tồn tại của những người đồng tính trong xã hội là điều hiển nhiên và
không thể chối bỏ, tuy nhiên đa số họ không được sống đúng với giới tính của
mình mà luôn phải sống trong vỏ bọc để tránh sự kì thị, xa lánh của những
người xung quanh, họ là những người kém may mắn trong cuộc sống. Cảm
thông trước số phận của những người đồng tính, mong mọi người sẽ có nhìn
nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về người đồng tính. Và hơn thế nữa là mong
muốn góp phần nhỏ hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người,
mà cụ thể ở đây là quyền con người của người đồng tính. Đó là lí do người viết
chọn đề tài: “Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt
Nam” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Người viết nghiên cứu đề tài: “Quyền con người của người đồng tính
trong pháp luật Việt Nam” nhằm hiểu một cách đúng đắn và sâu sắc về quyền
con người của người đồng tính. Từ đó góp phần nhỏ vào công tác xây dựng hệ
thống pháp luật về quyền con người, để đảm bảo quyền con người của người
đồng tính. Mặc khác nhằm góp một phần nhỏ trong nỗ lực giảm thiểu sự kỳ thị
của cộng đồng đối với người đồng tính.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Do đề tài quyền con người là một đề tài rất rộng và mang tính lý luận
chính trị cao, đòi hỏi người viết phải có một lượng kiến thức khá lớn về lý luận

chính trị. Mặc khác quyền của người đồng tính cũng không được quy định riêng
lẻ trong các văn bản pháp luật nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những
quy định về quyền bình đẳng giữa các cá nhân trong các lĩnh vực của pháp luật,
đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

1

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài người viết đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở;
- Phương pháp phân tích luật viết;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp phỏng vấn và xử lý các ý kiến phỏng vấn;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu thực tế.
5. Kết cấu đề tài:
Luận văn kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền con người và người đồng tính
Chương 2: Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Viêt
Nam


GVHD: ThS. Thạch Huôn

2

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI
VÀ NGƢỜI ĐỒNG TÍNH
1.1 Quyền con ngƣời
1.1.1 Khái niệm quyền con người
Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều
định nghĩa khác nhau (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định
nghĩa về quyền con người đã được công bố)1. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ
một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định
nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người.
Trong tài liệu tiếng Việt, khái niệm nhân quyền và quyền con người được
sử dụng thay thế cho nhau và có cùng một nghĩa. Thế nhưng, nhân quyền là từ
Hán – Việt. Đối với người Trung Quốc nói thế là phù hợp. Bởi vì ngôn ngữ
tượng hình, nên từ “nhân” có sức gợi cảm mạnh mẽ với người Trung Quốc. Còn
đối với người Việt Nam, sức gợi cảm của ngôn ngữ không phải là hình tượng
mà là âm thanh, tượng thanh. Vì thế, đối với người Việt, quyền con người mới
có sức gợi cảm hơn, tạo cơ sở tư duy hơn (đặc biệt là tư duy biện chứng) là
nhân quyền, mặc dù về bản chất là như nhau, là đồng nhất2.
Vào thế kỉ XVII, XVIII, quyền con người được các nhà tư tưởng bàn đến

như một học thuyết, có hai quan điểm về quyền con người ở thời kì này.
Quan điểm thứ nhất: trường phái pháp luật tự nhiên với các nhà tư tưởng
bậc thầy như: Spinoda (1632 – 1677), Locke (1632 -1704), Kant (1724 -1804)
cho rằng quyền con người là đặc quyền tự nhiên. Đặc quyền tự nhiên do có
pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật thực định. Locke nêu ra và lập
luận các quyền cơ bản, tự nhiên của con người bao gồm quyền sống, quyền
được tự do và quyền có tài sản. Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời khi ở Châu Âu
phong kiến, người dân thời bấy giờ đã vào thế tận cùng của sự nô dịch bởi hai
thứ quyền lực là “vương quyền” và “thần quyền”. Ở thế kỉ XVII, XVIII, chế độ
quân chủ đạt đến tột đỉnh của nó về mặt thể chế và sự tha hoá, hầu hết các quốc
gia phong kiến Châu Âu đều thiết lập chế độ chuyên chế độc tài. Đó cũng là
thời kỳ Giáo hội thiên chúa giáo trượt ra khỏi lý tưởng ban đầu của nó. Các vua
chúa coi giáo hội là đồng minh để hợp pháp hoá quyền uy của họ. Chính sự liên
minh giữa vương quyền và thần quyền trở thành nguyên nhân vi phạm, chà đạp
các quyền con người. Vì vậy, trong ý nghĩa ban đầu, thuyết pháp luật tự nhiên
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người; khẳng định quyền con
người là tự nhiên, vốn có, nhằm đối lập, phủ nhận quan niệm về quyền con
người do vương quyền và thần quyền ban phát, tặng cho. Quyền tự nhiên, pháp
luật tự nhiên, một mặt nhằm đối lập quyền lực nhà nước, pháp luật thực định

1

United Nations: Human Rights: Question and Answers, Geneva, 1994.
Phạm Văn Tỉnh: Quyền con người – bản chất và cách tiếp cận khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, Số 12/2010
2

GVHD: ThS. Thạch Huôn

3


SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

(vương quyền); mặt khác nhằm đối lập, phủ nhận quyền lực, luật lệ của chúa
(thần quyền).
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 khẳng định một nguyên tắc bảo vệ
quyền con người. Đến năm 1789 Cách mạng Pháp và sau đó với tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền (được Nghị viện thông qua ngày 26 tháng 8 năm
1789) thì tư tưởng bảo vệ quyền con người đã đạt đến đỉnh cao. Đến đây, thuyết
pháp luật tự nhiên đã hoàn thành vai trò của nó, xác lập về mặt tư tưởng nguyên
tắc bảo vệ quyền con người trước quyền lực, thứ quyền lực hà khắc đã chà đạp
các quyền con người. Các giá trị nhân đạo về quyền con người mà thuyết pháp
luật tự nhiên đã nêu ra đã thấm nhuần trong tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
năm 1948 và các văn bản pháp lý quốc tế khác về quyền con người.
Quan niệm thứ hai: xem quyền con người cũng như quyền con người
trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội3. Quan niệm này cho rằng, nhân quyền là
một giá trị nhân loại, đồng thời là một khái niệm lịch sử hình thành trong các
cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung các nội dung mới qua các thời kì khác
nhau. Quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không là
quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên bẩm sinh, mà luôn gắn liền với
cuộc đấu tranh chống áp bức, bốc lột, chống bất công trong xã hội, chịu sự giới
hạn của chế độ kinh tế, đặc biệt là chế độ chính trị Nhà nước. Vì thế, không thể
nói đến quyền con người một cách trừu tượng, xem nó ra đời trước Nhà nước.
Quyền con người với tính chất là thuộc tính tự nhiên, bẩm sinh không được đặt
ra trong thị tộc khi chưa có sự vi phạm quyền con người. Chỉ khi xã hội có giai

cấp, Nhà nước có sự xâm phạm quyền con người thì vấn đề quyền con người
mới được đặt ra cho nhân loại. Ở đây chúng ta thấy có một nghịch lí, một mặt
Nhà nước là công cụ thống trị, áp bức của giai cấp này đối với giai cấp khác, do
đó luôn là lực lượng có khả năng vi phạm các quyền của con người cao nhất.
Mặt khác, với chức năng xã hội Nhà nước lại đóng vai trò là người đại diện của
xã hội để ghi nhận, xử lý và giải quyết những vi phạm về quyền con người
trong xã hội
Học thuyết Mác - Lênin là một chỉnh thể thống nhất thể hiện những tư
tưởng nhân văn chân chính nhất của loài người, là sự kế thừa một cách biện
chứng những giá trị tinh hoa của nhân loại về con người và quyền con người.
C.Mác đã cho rằng quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền
tự nhiên” (như một đặc quyền vốn có và chỉ con người mới có) và “quyền xã
hội”, sự chế định rằng các quy chế pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội. Như vậy, Mác đã xuất phát từ quan niệm đúng đắn về quyền con người.
Con người là “con người – xã hội” là sự “tổng hoà những quan hệ xã hội”4 do
đó quyền con người thể hiện sâu sắc các giá trị của các quan hệ xã hội và hiển
nhiên là mang bản chất đó.

3
4

Trần Ngọc Đường: Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004
C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993

GVHD: ThS. Thạch Huôn

4

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như



Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Lênin khẳng định rằng, giai cấp vô sản không thể tự giải phóng bản thân
mình nếu không tiêu diệt tất cả những điều phi nhân của đời sống trong xã hội
hiện nay được gắn liền với tình cảm của bản thân mình.
Đề cập vấn đề này thì có nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người,
cũng như có những cách định nghĩa khác nhau. Tính phù hợp của các định
nghĩa hiện có về quyền con người phụ thuộc vào sự nhìn nhận chủ quan của
mỗi cá nhân, tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn phòng Cao uỷ
Liên hợp quốc về quyền con người thường trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu.
Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu
(universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống
lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental
freedoms) của con người5.
Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích
dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả
các thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc,
tôn giáo, địa vị xã hội…; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con
người. Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên
(natural rights)6.
Ở Việt Nam, định nghĩa về quyền con người của các chuyên gia cũng như
các cơ quan nguyên cứu cũng không giống nhau. Theo từ điển bách khoa Việt
Nam “Quyền con người (nhân quyền), tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản
để đánh giá về địa vị pháp lí của cá nhân. Các quyền Kinh tế - xã hội là cốt lõi
của quyền con người. Nguyên tắc tôn trọng quyền con người không mâu thuẫn
với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà kết hợp hài hoà với các nguyên

tắc đó. Cho nên không thể viện lí do bảo vệ quyền con người để vi phạm các
nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước, không dùng sức mạnh hoặc đe doạ dùng sức mạnh trong
các quan hệ quốc tế”7. Ts. Cao Đức Thái trong bài “Quyền con người trong
thời kì đổi mới – Mấy vấn đề nhận thức lý luận và thực tiễn”, cùng công bố
trong cuốn “Quyền con người – Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã
hội” đã định nghĩa “Quyền con người là nhân phẩm, các nhu cầu (về vật chất
và tinh thần), lợi ích cùng với nghĩa vụ của con người được thể chế hoá trong
các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia”.
Xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích
tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong
pháp luật quốc gia và thoả thuận pháp lý quốc tế.

5

United Nations,UNHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights – based Approach to
Development Cooperation, New York anh Geneva, 2006
6
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, 2009
7
Từ điển bách khoa Việt Nam tập 3, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, 2003

GVHD: ThS. Thạch Huôn

5

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp


Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Nhìn ở góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như những
chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những giá trị này
kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi
người. Nhờ những chuẩn mực này mà mọi người tồn tại trong xã hội đều được
bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá
nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận về quyền con người
có sự khác biệt nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, bất cứ quốc gia nào
thì quyền con người luôn là một giá trị cao cả và thiêng liêng cần được tôn
trọng.
1.1.2 Sự phát triển của chế định quyền con người
1.1.2.1 Trên thế giới
Dưới đây là một số sự kiện, văn kiện đánh dấu sự phát triển của tư tưởng
về quyền con người của nhân loại từ trước đến năm 20068.
Thời gian

Sự kiện, văn kiện

1789 TCN

Bộ luật Hammurabi

1200 TCN

Kinh Vệ đà

570 TCN


Luật của Cyrus Đại đế

586 - 456 TCN “Luận ngữ” của Khổng tử
7 - 1 TCN

Kinh Thánh

610 - 612

Kinh Kôran

1215

Đại hiến chương Magna Carta (Anh)

1689

Luật về Quyền (Anh); “Hai khảo luận về chính quyền” của
John Locke

1776

“Tuyên ngôn độc lập” (Mỹ)

1789

“Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân” (Pháp)
Bộ luật về các quyền (10 tu chính án đầu tiên hiến pháp) (Mỹ)

1791


“Các quyền của con người” của Thomas Pain

1859

“Bàn về tự do” của John Stuart Mill

1863 - 1864

8

Uỷ ban Chữ Thập đỏ quốc tế được thành lập, Công ước
Giơnevơ lần thứ I được thông qua, mở đầu cho ngành luật
nhân đạo quốc tế

1917

Cách mạng tháng mười Nga

1919

Hội quốc liên và Tổ chức Lao động thế giới (ILO) được thành
lập

1945

Liên hợp quốc ra đời, thông qua Hiến chương Liên hợp quốc

1948


Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia năm 2009

GVHD: ThS. Thạch Huôn

6

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

1966

Công ước quốc tế về các quyền chính trị dân sự và Công ước
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá

1968

Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ nhất tại Têhêran
(Iran)

1993

Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai tại Viên
(Áo), thông qua tuyên bố Viên và Chương trình hành động.


2002

Quy chế Rôma có hiệu lực, toà án hình sự quốc tế (thường
trực) được thành lập

2006

Cải tổ bộ máy quyền con người của Liên hợp quốc, thay thế
Uỷ ban quyền con người bằng Hội đồng quyền con người

°Quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776
Trong lịch sử phát triển quyền con người thì Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
năm 1776 có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong đời sống chính trị - tư
tưởng của nhân loại có một văn bản chính thức tuyên bố trước toàn thế giới
rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên ngôn đã nhấn mạnh
bốn quyền cơ bản trong hệ thống các quyền của con người là quyền sống,
quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Các quyền ấy của
con người trực tiếp liên quan tới sự tồn tại và phát triển của con người. Trong
tuyên ngôn, quyền con người về chính trị được nâng lên thành quyền của một
dân tộc được sống trong tự do, độc lập, được tự mình quyết định thể chế chính
trị phục vụ lợi ích cho mình.
Một điều quan trọng đáng chú ý là Tuyên ngôn yêu cầu phải xây dựng một
Chính quyền Nhà nước trong sạch và mạnh mẽ để bảo vệ quyền con người.
Chính quyền Nhà nước ấy phải bao gồm những con người xuất phát từ nhân
dân, phải tận tâm phục vụ nhân dân, nhận quyền lực của nhân dân, thực thi
quyền lực vì nhân dân và chính quyền ấy không bảo vệ quyền lực của nhân dân
thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc xoá bỏ hoặc thiết lập một chính quyền mới,
Tuyên ngôn nói rằng “để đảm bảo các quyền đó, các chính phủ phải được thành

lập gồm những người lấy nguồn gốc quyền lực chính đáng của mình từ sự nhất
trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào chính phủ trở thành nguyên nhân phá huỷ
mục đích đó thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc xoá bỏ và thiết lập một chính
phủ mới, đặt nền tảng trên những nguyên tắc và tổ chức quyền lực theo hình
thức mà nhân dân thấy là thích hợp nhất để đảm bảo an ninh và hạnh phúc cho
họ”.
Với tư cách là một văn kiện chính trị - pháp lí quan trọng, chính thức khai
sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, một nhà nước độc lập và có chủ quyền, tuyên
ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, là cơ sở để Nhà nước Hoa Kỳ ban hành Hiến
pháp ngày 17 tháng 9 năm 1787, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Hoa Kỳ.
Tuy nhiên Hiến pháp 1787 không quy định địa vị pháp lý của công dân nhưng

GVHD: ThS. Thạch Huôn

7

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

10 điều tu chính án đầu tiên được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1791 đã bổ
sung vào Hiến pháp này những quy định về các quyền cơ bản của công dân và
sau đó là các tu chính án khác.
°Quyền con người trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm
1789
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp nhắc lại và nhấn mạnh tư
tưởng trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ rằng con người sinh ra phải được tự do

và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền
lợi, không phân biệt đối xử9, kêu gọi các tổ chức chính trị có trách nhiệm giữ
gìn, bảo vệ các quyền tự nhiên, không thể bị tước bỏ của con người – đó là
quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được bảo đảm an ninh và quyền chống áp
bức10.
Trong tuyên ngôn xác định: “Nhân quyền không phải là một sản phẩm độc
quyền của riêng ai, mà là vấn đề muôn thuở của mọi thời đại. Cao hơn nó là
niềm khắc khoải, đau đớn đã từng day dứt bao thế hệ nhân sinh của cả loài
người”. Tuyên ngôn định nghĩa khái niệm “quyền tự do” và nêu rõ quyền tự do
luôn là quyền có giới hạn “Tự do bao gồm khả năng làm bất cứ điều gì mà
không gây hại cho người khác. Như thế, việc thực hiện các quyền tự nhiên của
mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được
hưởng những quyền tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất
bằng luật pháp”11.
Tuyên ngôn đưa ra hai nguyên tắc quan trọng trong mối quan hệ qua lại
giữa công dân với pháp luật – một là: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật, theo đó ai cũng có thể giữ được mọi chức vụ trong bộ máy Nhà nước,
không có sự phân biệt đối xử nào ngoài đạo đức và tài năng của mỗi người; hai
là: Pháp luật được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người khi nó bảo hộ hay
khi bị trừng phạt.
Về quyền chính trị của công dân thì công dân có quyền tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào việc xây dựng pháp luật; giữ các chức vụ, vị trí công tác
trong bộ máy Nhà nước tuỳ thuộc vào đạo đức và tài năng của mỗi người,
không có sự phân biệt đối xử nào12. Điều 14 quy định quyền của công dân trực
tiếp hoặc gián tiếp xem xét các chính sách về thuế. Điều 15 quy định công dân
có quyền bắt công chức phải báo cáo công việc của họ.
Trong lĩnh vực dân sự, Tuyên ngôn quy định quyền bất khả xâm phạm về
tính mạng, sức khoẻ, thân thể, danh dự13; quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo14;

9


Điều 1, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
Điều 2, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
11
Điều 4, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
12
Điều 6, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
13
Điều 7, Điều 8, Điều 9, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
14
Điều 10, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
10

GVHD: ThS. Thạch Huôn

8

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

quyền tự do trao đổi tư tưởng, ý kiến, các quyền tự do ngôn luận, báo chí, xuất
bản15; quyền sở hữu16.
Cũng như Tuyên ngôn độc lập Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
Pháp yêu cầu phải xây dựng được một Nhà nước trong sạch, vững mạnh để bảo
đảm quyền con người, quyền công dân: “Đảm bảo các quyền con người và của
công dân đòi hỏi phải có một lực lượng công cộng, lực lượng này được lập ra vì

lợi ích của tất cả mọi người chứ không vì lợi ích riêng của những người được
giao sử dụng nó”17. Để duy trì lực lượng công cộng này tuyên ngôn còn xem
việc đóng thuế là nghĩa vụ bình đẳng của mọi công dân.
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 là tiền đề quan
trọng để Nhà nước quân chủ lập hiến của Pháp ban hành Hiến pháp ngày 3
tháng 9 năm 1791, Hiến pháp đầu tiên của nước Pháp, trong đó chính thức xác
nhận về mặt pháp lý các quyền của con người và nâng chúng lên thành các
quyền công dân, đồng thời quy định những bảo đảm pháp lý cho các quyền
công dân. Các Hiến pháp sau này của Nhà nước Pháp (được ban hành vào các
năm 1793, 1795, 1848, 1852, 1870, 1946, 1958) cũng đều ghi nhận và phát
triển những quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 và
Hiến pháp 1791.
°Quyền con người trong một số văn bản mang tính chất tuyên ngôn của Liên
Hiệp Quốc
Hiến chương của Liên hiệp quốc ngày 26 tháng 6 năm 1945 (có hiệu lực
ngày 24 tháng 10 năm 1945). Trong lời nói đầu hiến chương tuyên bố: Một lần
nữa thật sự tin tưởng vào những nhân phẩm và giá trị con người, ở quyền bình
đẳng giữa nam và nữ, khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện
sống trong một xã hội tự do rộng rãi hơn. Hiến chương long trọng tuyên bố
“Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh
tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo; khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền
con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt
chủng tộc, nam – nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”18. Hiến chương khẳng định Liên
hiệp quốc sẽ khuyến khích các nước thành viên “nâng cao mức sống, bảo đảm
công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện tiến bộ và phát triển trong
lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội”19,…. Những quy định trong Hiến chương đã
trở thành cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của Liên hiệp quốc và các nước
thành viên của Liên hiệp quốc trong việc bảo đảm quyền con người.
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (được đại hội đồng Liên hiệp quốc
thông qua theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10 tháng 12 năm 1948). Tuyên

ngôn gồm lời nói đầu và 30 điều, lần đầu tiên trong lịch sử chính trị thế giới có
một văn bản chính thức của một tổ chức lớn nhất hành tinh về nhân quyền, tạo
15

Điều 11, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
Điều 17, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
17
Điều 12, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
18
Điều 1, Hiến chương của Liên hiệp quốc 1945
19
Điều 55, Hiến chương của Liên hiệp quốc 1945
16

GVHD: ThS. Thạch Huôn

9

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

cơ sở chính trị - tư tưởng để Liên hiệp quốc cụ thể hoá thành những công ước
mang tính chất pháp lý bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các quốc
gia là thành viên của công ước đó trong việc đảm bảo quyền con người - một
là: mọi người sinh ra điều tự do và bình đẳng về mặt phẩm giá và các quyền 20;
hai là: mọi người sinh ra đều được hưởng các quyền và tự do được nêu trong

tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, giới tính, ngôn ngữ, tín
ngưỡng tôn giáo, chính kiến, tài sản, thành phần xã hội21; ba là: không phân biệt
đối xử với con người căn cứ vào địa vị chính trị - pháp lý hoặc địa vị quốc tế
của quốc gia hay vùng lãnh thổ mà người đó đang lệ thuộc, dù đó là vùng lãnh
thổ độc lập, quản thác, không có chủ quyền hoặc bị hạn chế chủ quyền22; bốn
là: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và đều được pháp luật bảo vệ như
nhau23.
Ngoài ra, Tuyên ngôn còn nêu ra các quyền con người về dân sự, chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, lao động, giáo dục…, cuối cùng để đảm bảo cho các
quyền đã nên ở trên, tuyên ngôn yêu cầu “có một trật tự xã hội và quốc tế, trong
đó các quyền tự do cơ bản nêu trong bản tuyên ngôn này có thể được thực hiện
một cách đầy đủ”24.
1.1.2.2 Ở Việt Nam
°Quyền con người trong Hiến pháp 1946
Hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946 là Hiến pháp của cuộc cách mạng
dân chủ nhân dân Việt Nam, Hiến pháp dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông
Nam Á. Lần đâu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người Việt Nam được
Hiến pháp xác định có tư cách công dân của một Nhà nước độc lập, có chủ
quyền và các quyền con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và đảm bảo thực
hiện trở thành các quyền cơ bản của công dân.
Hiến pháp 1946 tuyên bố hai quyền cơ bản mang tính nguyên tắc của
người dân Việt Nam trong một nước tự do độc lập: “Tất cả công dân Việt Nam
đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá” 25; “Tất cả
công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật…”26. Trong 16 điều cơ bản
của công dân mà Hiến pháp 1946 quy định thì các quyền dân sự chiếm đa số
(12 quyền). Điều này nói lên rằng Nhà nước rất quan tâm đến đời sống dân sự
và quan hệ dân sự của nhân dân, vì đó là điều kiện quan trọng để công dân được
sống an toàn, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển tự do cá nhân.
°Quyền con người trong Hiến pháp 1959


20

Điều 1, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948
Điều 2, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948
22
Điều 2, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948
23
Điều 7, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948
24
Điều 28, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948
25
Điều 6, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946
26
Điều 7, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946
21

GVHD: ThS. Thạch Huôn

10

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Kế thừa và phát huy những quy định của Hiến pháp 1946 về các quyền cơ
bản của công dân và những đảm bảo của Nhà nước cho các quyền đó, Hiến
pháp 1959 đã có bước tiến mới trong việc ghi nhận quyền con người và xác lập

các quyền cơ bản của công dân và những bảo đảm pháp lý cho chúng. Nếu Hiến
pháp 1946 chỉ quy định các quyền cơ bản của công dân trong bốn lĩnh vực
chính trị, dân sự, văn hoá xã hội thì Hiến pháp năm 1959 quy định 7 quyền mới
của công dân về kinh tế.
Trong lĩnh vực chính trị, Hiến pháp 1959 quy định 5 quyền cơ bản của
công dân tại các Điều 5, Điều 23, Điều 29 (trong đó có hai quyền mới là quyền
khiếu nại và tố cáo). Đó là: quyền bầu cử, và ứng cử27, quyền của cử tri bãi
miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi họ không còn được
tín nhiệm với nhân dân nữa28, quyền khiếu nại và tố cáo đối với bất kỳ cơ quan
Nhà nước nào về những hành vi vi phạm phát luật của nhân viên Nhà nước29.
Với những quy định tiến bộ về quyền cơ bản của công dân thì Hiến pháp năm
1959 đã một lần nữa khẳng định tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta
là luôn đặt vấn đề bảo vệ các quyền con người lên hàng đầu, là một mục tiêu
quan trọng trong suốt quá trình lập hiến của mình, đặc biệt là quyền khiếu nại
và tố cáo của nhân dân.
°Quyền con người trong Hiến pháp 1980
Với sự ra đời của Hiến pháp này 18 tháng 12 năm 1980 (gồm lời nói đầu,
12 chương, 147 điều), những quy định về các quyền cơ bản của công dân và
bảo đảm pháp lý để thực hiện chúng đã có bước phát triển mới. Các quyền cơ
bản của Nhà nước cho các quyền ấy được xác lập và thực hiện trên cơ sở tư
tưởng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động: “Quyền và nghĩa vụ của
công dân thể hiện chế độ làm chủ của nhân dân lao động, kết hợp hài hoà những
lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi
người, mọi người vì mỗi người”30. Thấm nhuần tư tưởng đó, Hiến pháp 1980
lần đầu tiên ghi nhận một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xác lập và
đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của công dân ở nước ta là “Quyền của
công dân không tách rời nghĩa vụ của của công dân. Nhà nước đảm bảo các
quyền cơ bản của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với
Nhà nước và xã hội”.
Hiến pháp 1980 dành 22 Điều luật quy định 57 quyền công dân, trong đó

có 4 điều quy định 6 quyền về chính trị (Điều 7, Điều 56, Điều 57, Điều 73) đó
là quyền tham gia quản lí công việc của Nhà nước và của xã hội, quyền bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền khiếu nại tố cáo với
bất cứ cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ
cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.
27

Điều 23, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoàn năm 1959
Điều 5, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoàn năm 1959
29
Điều 29, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoàn năm 1959
30
Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980
28

GVHD: ThS. Thạch Huôn

11

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

°Quyền con người trong Hiến pháp 1992
Hiến pháp ngày 15 tháng 4 năm 1992 (gồm lời nói đầu, 12 chương, 147
điều). Xét về nội dung cũng như hình thức thể hiện các quyền con người, có thể
nói rằng, quyền công dân trong Hiến pháp 1992 đã có một bước phát triển về

quan niệm và nhận thức lý luận, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam,
Hiến pháp 1992 đã dành một điều để nói về quyền con người. Đó là Điều 50
với nội dung khẳng định: “Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng,
thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.
Hiến pháp 1992 dành 25 điều luật (23 điều của chương V, Điều 7 ở
chương I, Điều 28 ở chương II), quy định 76 quyền công dân, trong đó có 26
quyền mới so với Hiến pháp 1980.
°Quyền con người trong Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X, các đại biểu Quốc hội, những người
đại biểu có ý chí và nguyện vọng của nhân dân, với ý thức trách nhiệm cao đã
thảo luận dân chủ, cân nhắc kĩ lưỡng và đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992, đó là sự tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền con
người, quyền công dân của Hiến pháp 1992 bằng việc tiếp tục cải cách tổ chức
và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đặt trọng tâm vào tổ chức bộ máy
nhà nước, góp phần tháo gỡ những vướng mắc để tiếp tục được đổi mới và kiện
toàn tổ chức bộ máy Nhà nước. Bên cạnh đó nó cũng tạo lập cơ chế hữu hiệu
hơn trong việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân.
Có thể thấy tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử lập hiến Việt Nam thông
qua bốn bản Hiến pháp là tôn trọng việc chăm sóc và bảo vệ quyền con người,
coi đó là động lực cách mạng, các Hiến pháp nước ta đều khẳng định bản chất
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhà nước bảo đảm và không
ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành
động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, thông qua đó kế thừa có chọn
lọc và phát triển những giá trị tinh hoa của nhân loại, xem nhân quyền là sản
phẩm chung của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai.
1.1.2.3 Mối liên hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về
quyền con người

Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (pháp luật Việt Nam nói riêng và
pháp luật quốc gia nói chung) là hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng không
đối lập mà có mối liên hệ, tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Pháp luật quốc tế có thể tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật
quốc gia, trong khi pháp luật quốc gia đóng vai trò là thông tin truyền tải và
cũng là điều kiện đảm bảo cho pháp luật quốc tế được thực hiện trên thực tế.
Trong thế kỷ XVIII, pháp luật quốc gia là nền tảng thúc đẩy quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con người. Thực tế cho thấy,

GVHD: ThS. Thạch Huôn

12

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

các văn kiện quốc tế cũng như pháp luật quốc tế cơ bản về quyền con người đã
chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những văn kiện quốc gia nổi tiếng thế giới như:
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
Pháp 1789… mà trong đó chứa đựng những quy phạm rất tiến bộ, được cộng
đồng quốc tế thừa nhận như là những giá trị phổ biến chung cho toàn nhân loại,
vượt ra khỏi phạm vi mọi biên giới quốc gia. Có thể nói, Tuyên ngôn thế giới
về nhân quyền là kết quả, là thành tựu mà pháp luật quốc gia đã cố công gầy
dựng nên.
Pháp luật quốc tế về quyền con người, tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến
bộ của pháp luật quốc gia về quyền con người. Sự hình thành và phát triển của

hệ thống văn kiện pháp luật quốc tế về quyền con người kể từ khi Liên hợp
quốc được thành lập đã đồng thời thúc đẩy quá trình pháp điển hoá các quyền
con người vào hệ thống pháp luật quốc gia. Trong hơn nửa thế kỉ qua, hệ thống
pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã được sửa đổi, bổ sung
một cách đáng kể theo hướng làm đồng bộ các chuẩn mực quốc tế về quyền con
người. Từ Hiến pháp 1946 đến nay đã qua nhiều lần thay đổi, các văn bản luật
và dưới luật cũng được sửa đổi cho phù hợp tình hình kinh tế xã hội hiện nay,
các quyền cũng được nâng cao.
Pháp luật quốc gia là thông tin truyền tải pháp luật quốc tế về quyền con
người, là điều kiện đảm bảo cho pháp luật quốc tế về quyền con người được
thực hiện. Thông thường pháp luật quốc tế không được áp dụng trực tiếp bởi toà
án của các quốc gia. Bởi vì, một công dân của một quốc gia nào đó vi phạm một
điều luật quốc tế thì hầu như không do pháp luật quốc tế chế tài mà thay vào đó
pháp luật quốc gia xử lý. Trong trường hợp pháp luật quốc gia chưa hài hoà với
một điều ước quốc tế về quyền con người mà quốc gia đó là thành viên thì hầu
hết các quốc gia đặt sự ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế. “Trong trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó”. Nhìn chung pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối liên hệ rất chặt
chẽ, tác động qua lại, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
1.2 Ngƣời đồng tính
1.2.1 Khái niệm giới tính
Có nhiều khái niệm khác nhau về giới. Giới tính là một khái niệm sinh vật
học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu
liên quan đến quá trình tái sản xuất con người và duy trì nòi giống.
Những đặc trưng cở bản của giới tính: giới mang đặc trưng sinh học, quy
định bởi nhiễm sắc thể. Biểu hiện là những khác biệt giữa đàn ông và đàn bà về
bộ phận sinh dục được hình thành ngay khi còn trong bào thai. Mọi đàn ông
cũng như mọi đàn bà trên thế giới đều có cấu tạo về mặt sinh học giống nhau.
Vì đàn ông và đàn bà mang những chức năng bẩm sinh nên không thể thay đổi

cho nhau những chức năng đó được.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

13

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Giới tính: chỉ đặc điểm đực và cái
trong giới sinh vật. Ở người là toàn bộ những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự
khác nhau giữa nam và nữ. Giới tính của con người có nguồn gốc sinh học và
nguồn gốc xã hội. Những đặc điểm giải phẩu và sinh lí của cơ thể là tiền đề và
cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt của giới tính. Tình cảm và ý thức về giới chỉ
được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp với người khác, dưới ảnh
hưởng của Giáo dục và các điều kiện xã hội. Chính xã hội quy định và đánh giá
giới tính của con người về mặt xã hội, quy định sự phân công lao động giữa
nam và nữ, đòi hỏi ở mỗi giới tính phải có tiêu chuẩn đạo đức, cách cư xử, tác
phong, đặc điểm khác nhau”31.
Từ điển Việt Nam 2005 lại có khái niệm ngắn gọn và tổng quát: “Giới tính:
những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái”32.
1.2.2 Khái niệm người đồng tính
Thiên hướng tình dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình
dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai
một cách lâu dài.
Thiên hướng tình dục thường được phân loại dựa trên giới tính của những

người hấp dẫn mình do đó thường được nêu lên dưới dạng ba loại: dị tính luyến
ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái. Tuy nhiên một vài người có thể
thuộc một loại khác với ba loại trên hoặc không thuộc một loại nào cả. Những
dạng thiên hướng tình dục thông thường nhất nằm trên một thang đo từ hoàn
toàn dị tính luyến ái (chỉ bị hấp dẫn bởi người khác giới) cho đến hoàn toàn
đồng tính luyến ái (chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng giới) và bao gồm vài dạng
song tính luyến ái khác (bị hấp dẫn bởi cả hai giới)33.
Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện
tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những
người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.
Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thức của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó
và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này. Gay (từ tiếng Anh) chỉ
người đồng tính nam, lesbian hay đọc ngắn là les là chỉ người đồng tính nữ.
Đồng tính luyến ái rất thường gặp ở động vật cao cấp (chẳng hạn như khỉ),
thậm chí có khi chiếm đa số, nhưng ít khi đi đến tận cùng (xuất tinh, cực khoái)
như loài người. Ở loài người, chỉ có thể coi là đồng tính luyến ái khi có quan hệ
tình dục cụ thể bằng nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau…Ở châu Âu, tỷ lệ đồng
tính là khoảng 1-2% dân số. Tại các nước châu Á, tỷ lệ này có thể thấp hơn. Rất
khó ước lượng đúng vì ít ai chịu nhận là mình đồng tính.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “Đồng tính luyến ái, quan hệ luyến ái,
tình dục giữa những người cùng giới tính, đều có bộ phận sinh dục phát triển
31

Từ điển bách khoa Việt Nam tập 2, Nxb Từ điển bách khoa – Hà Nội 2002
Từ điển Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2005
33
/>%A5c
32

GVHD: ThS. Thạch Huôn


14

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

bình thường. Trên thực tế thường gặp đồng tính luyến ái giữa nam với nam, ít
gặp ở nữ hơn. Đồng tính luyến ái tồn tại từ lâu ở các nước phương Tây, có nơi
được chấp nhận như hợp pháp. Gần đây được dư luận xã hội chú ý vì là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây lan tràn AIDS (hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải)”34.
Đồng tính không phải là bệnh. Tất cả các tổ chức y tế trong đó có cả APA,
Hiệp hội tâm lý học nổi tiếng của Mỹ đều cho rằng đồng tính không phải là
bệnh.
Cần phân biệt người có xu hướng tình dục đồng giới bẩm sinh (đồng tính
thật sự) với:
- Trạng thái tự cho bản thân thuộc giới khác: người hoàn toàn bình thường
về giải phẫu và sinh học nhưng tự cho bản thân thuộc giới khác và tìm cách
thực hiện ý định chuyển giới bằng các phương pháp phẫu thuật và sinh hóa.
- Trạng thái tự cải trang quần áo để biểu lộ thành giới khác: là người chỉ
thích mặc quần áo khác giới để cảm thấy khác biệt với người khác. Những
trường hợp này còn gọi là Rối loạn định dạng giới (Gender identity disorder).
Rối loạn định dạng giới được phân loại như là một chứng rối loạn tâm thần
bởi Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan, biểu
hiện của nó là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình.
1.2.3 Quan niệm xã hội về người đồng tính

1.2.3.1 Trên Thế giới
Trong nhiều nền văn hoá, người ta thường có thành kiến và kì thị người
đồng tính. Trong lịch sử, đồng tính luyến ái, dưới góc độ cá nhân, từng được ca
tụng hoặc lên án vì mỗi xã hội có những chuẩn mực tình dục khác nhau. Ở
những nơi đồng tính được ủng hộ, những quan điểm đó được coi là một cách
làm cho xã hội tiến bộ. Ở những nơi đồng tính bị lên án, những hành vi cụ thể
bị coi là tội lỗi hoặc bệnh hoạn và một số hành vi đồng tính bị luật pháp trừng
trị. Từ giữa thế kỷ 20, đồng tính dần dần không còn bị xem là một căn bệnh và
phạm pháp ở hầu hết các nước phát triển. Tuy nhiên, luật pháp về quan hệ đồng
tính rất khác biệt ở các nước. Tính tới năm 2012, trong tổng số 207 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, có 11 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, 20
quốc gia khác chấp nhận đồng tính chung sống dưới hình thức kết hợp dân sự,
cùng với đó là một số tiểu bang ở Mỹ, Úc và Mexico35. Ngược lại, có trên 80
nước xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ (7 nước có hình phạt tử
hình dành cho tội này)36. Tại châu Á hiện chưa có quốc gia nào chấp nhận hôn
nhân hoặc kết hợp dân sự đồng tính.
Trong nhiều trường hợp người đồng tính bị kết tội là nguyên nhân của tệ
nạn xã hội. Trong thế kỷ XX, Đức quốc xã hành quyết những người đồng tính.
34

Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1 – Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam – Hà Nội 1995
35
/>36
/>
GVHD: ThS. Thạch Huôn

15

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như



Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Những năm 1950, hàng trăm người bị sa thải vì là đồng tính trong một
chiến dịch có tên là "Nỗi sợ hoa oải hương" của McCarthyism. Tuy nhiên,
nhiều nhà chính trị đã chỉ trích một cách mỉa mai ông vì có phụ tá là người
đồng tính, Roy Cohm.
Vào tháng 1 năm 2001, Bộ văn hóa Ai Cập cho đốt 6.000 quyển sách thơ
đồng tính thế kỷ thứ 8 của nhà thơ Ba Tư-Ả Rập Abu Nuwas để xoa dịu
người Hồi giáo.
Ở Mỹ, theo FBI 15.6% vụ tấn công do thù ghét được trình báo với cảnh
sát là do kì thị thiên hướng tình dục. Trong đó 61% vụ tấn công là nhằm vào
người đồng tính nam. Năm 1998 một sinh viên đồng tính, Mathew Shepard, bị
giết là một trong những vụ tai tiếng nhất ở Mỹ. Hiện nay đồng tính luyến ái bị
xử tội chết ở nước Iran, Mauritania, Nigeria, Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Các
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và Yemen.
Ở Đông Á, tình yêu đồng giới có trong những tài liệu lịch sử xa xưa nhất.
Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc, được biết đến như mối tình chia
đào, mối tình cắt tay áo hoặc phong tục phương Nam, được ghi nhận có từ
khoảng năm 600 TCN. Những từ nói trại này được dùng để miêu tả những hành
vi chứ không phải nhận thức. Các mối quan hệ thường giữa những người có
tuổi tác và địa vị xã hội khác biệt nhau.
Đồng tính luyến ái ở Nhật Bản, được biết đến dưới dạng chúng
đạo hay nam sắc, những từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Hoa, được ghi
nhận từ hơn một ngàn năm và từng là một phần trong đời sống Phật giáo và
truyền thống Samurai. Văn hóa tình yêu cùng giới làm truyền thống hội họa và
văn chương nhằm tôn vinh những mối quan hệ đó được nâng cao.
Kathoey hay "trai nữ" (cô chàng) là một phần trong xã hội Thái Lan trong

nhiều thế kỷ và quốc vương Thái Lan cũng có các "cung phi" là nam cũng như
nữ. Kathoey có thể nữ tính hoặc là biến trang (transvestism). Văn hóa Thái
thường coi họ là giới tính thứ ba. Họ thường được xã hội chấp nhận. Thái Lan
chưa từng có luật cấm đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính.
Ở Châu Âu những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ
thuật, văn học, và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy
Lạp thời thượng cổ, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được
thành lập qua thời gian từ thành phố này đến thành phố khác. Lệ này, một hệ
thống của những mối quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một thanh
niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế
mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự. Plato đã ca ngợi
những lợi ích của việc này trong các tác phẩm lúc đầu, nhưng trong các tác
phẩm sau này ông đã đề nghị ngăn cấm nó.
Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước Ý, đặc biệt
là Firenze và Venezia, rất nổi tiếng về việc ái tình đồng tính, được phần đông
dân số nam theo và được tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã (Ruggiero,

GVHD: ThS. Thạch Huôn

16

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong khi phần đông dân số người nam theo tục
lệ này, những nhà chức trách vẫn khởi tố, phạt và bắt bớ nhiều người.

Ở Châu Mỹ, trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái
phổ biến nhất là những người được xem là có hai linh hồn. Những người này
được hầu hết các bộ lạc công nhận và đặt tên cho vai trò này. Thường những
người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn
để theo con đường này. Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về các
nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những
người này thường làm thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn
các thầy pháp thường. Trong lĩnh vực tình dục, họ sẽ có quan hệ với những
người khác phái.
Chính nhạc disco có nguồn gốc từ sự liên kết ban đầu với lối sống của một
bộ phận giới đồng tính luyến ái nam ở Thành phố New York và sau đó được
phát triển trên nền tảng nhạc đại chúng da đen trong những năm của thập niên
1970.
Ở Trung Đông, nhiều nhà thơ Hồi giáo tại các nước Ả Rập và Ba Tư trong
thời trung cổ đã viết thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các
quán rượu và ngủ chung giường với họ. Trong một số nền văn hóa Hồi giáo tục
lệ đồng tính luyến ái rất phổ biến (xem Burton, Gide), và vẫn còn tồn tại đến
ngày nay.
Tại Trung Á, trên Đường tơ lụa, nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa Đông
- Tây, đã nảy ra một văn hóa đồng tính luyến ái. Trong đó có người bacchá,
thường là người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm, thanh niên nam ăn
mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bacchá hát và múa những bài hát
khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến
khi râu mọc.
1.2.3.2 Việt Nam
Ở Việt Nam thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ thị ở các mức
độ khác nhau hoặc có thể không có thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan
tâm. Một tỉ lệ rất nhỏ có thái độ cởi mở với người đồng tính.
Nhiều người cho rằng đồng tính luyến ái là do ảnh hưởng lối sống
của phương Tây, tuy nhiên theo điều này là không đúng. Ngoài ra, sự du nhập

của đạo Cơ đốc càng làm cho thành kiến đối với người đồng tính càng nặng nề
hơn. Hơn nữa, hầu như các nước Đông Nam Á đều có thành kiến nặng nề với
người đồng tính trừ Thái Lan, đất nước không bị đô hộ bởi phương Tây trong
quá khứ. Nhiều người coi đồng tính luyến ái là không bình thường thậm chí là
bệnh hoạn đặc biệt là ở nông thôn. Do đó hành vi âu yếm của hai người cùng
giới có thể làm cho nhiều người cảm thấy ghê tởm37. Nhiều bậc cha mẹ cảm
thấy bị tổn thương, kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ hoặc hoang mang khi biết con
mình đồng tính. Một số người tìm cách thay đổi con mình, trong khi một số
37

/>
GVHD: ThS. Thạch Huôn

17

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

người khác thì không quan tâm đến con nữa. Một số ít người bắt đầu nhìn nhận
người đồng tính cũng như khẳng định đồng tính luyến ái không phải là
bệnh. Thái độ đối với người đồng tính có xu hướng cởi mở hơn. Một số nhà tư
vấn tâm lý cũng khuyên mọi người nên có thái độ bình tĩnh, tìm cách thấu hiểu
và hỗ trợ khi biết người thân hoặc bạn bè là người đồng tính đặc biệt là cha mẹ
khi biết sự thật về con mình. Cha mẹ cũng cần thời gian để dần dần chấp nhận
việc này.
Phần lớn người dân chưa hiểu biết nhiều và đúng về đồng tính luyến ái.

Đa số cho rằng đàn ông nữ tính hoặc phụ nữ nam tính là người đồng tính. Bên
cạnh đó còn có quan niệm cho rằng ngày nay càng có nhiều người đồng tính là
do đua đòi bắt chước nhưng có thể đây không phải là nguyên nhân mà lí do để
số lượng người đồng tính ngày càng gia tăng là do cái nhìn của xã hội đã thông
thoáng hơn nên những người đồng tính mới dám công khai thừa nhận mình là
người đồng tính, bởi trên thực tế nếu họ cố tình che giấu thì cũng thật sự khó
khăn để biết được giới tính của họ.
Định kiến xã hội đối với người đồng tính ngày càng giảm, ngày càng có
nhiều bài báo bảo vệ quyền lợi của họ cũng như những diễn đàn những tổ chức
giành riêng cho người đồng tính, để bảo vệ quyền lợi của họ. Tuỳ theo mức độ
công khai cởi mở của mình mà người đồng tính có cách sống khác nhau. Có
những cặp đồng tính đã tổ chức đám cưới với nhau song song với sự phản đối
thì họ cũng được rất nhiều người ủng hộ.
Việc kì thị của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của những người
đồng tính làm cho cuộc sống của họ vấp phải những chướng ngại, hoang mang,
có thể vì thế mà họ sống khép kín, cô độc, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển
tâm lí của họ, họ không thể phát huy hết tài năng của mình để cống hiến cho xã
hội và đôi khi họ còn làm những chuyện gây hại đến trật tự xã hội. Sợ sự kỳ thị
của xã hội nhiều người đồng tính lập gia đình như mọi người bình thường
nhưng cuộc sống hôn nhân của họ lại không được hạnh phúc, không chỉ họ
không hạnh phúc mà cả người vợ, người chồng của họ cũng đau khổ.
Các tổ chức và hoạt động dành cho người đồng tính ở Việt Nam là khá
hiếm và không đa dạng. Gần đây, một số câu lạc bộ dành cho người đồng
tính được thành lập như câu lạc bộ Hải Đăng ở Hà Nội, Ánh Sao Đêm ở Đà
Nẵng, Muôn Sắc Màu ở Khánh Hoà, Bầu Trời Xanh ở thành phố Hồ Chí Minh
và Đồng Xanh ở Cần Thơ. Các câu lạc bộ này cung cấp cho những người nam
có quan hệ tình dục với nam kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và tình dục an
toàn, cũng như giúp các thành viên có cơ hội chia sẻ khó khăn trở ngại để cùng
tìm cách giải quyết. Ngoài ra còn có biểu diễn văn nghệ, thời trang, hài kịch
lồng ghép với các chủ đề về HIV/AIDS hay đánh giá hành vi tình dục.

Chỉ một tỉ lệ nhỏ người đồng tính công khai thiên hướng tình dục của
mình, trong đó số người được công chúng biết đến công khai rất hiếm. Trong
cộng đồng người đồng tính Việt Nam, có nhóm người ủng hộ việc công khai
thiên hướng tình dục, có nhóm người phản đối. Nhóm ủng hộ cho rằng không gì

GVHD: ThS. Thạch Huôn

18

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

hạnh phúc hơn là sống với chính bản thân mình và việc giấu giếm chỉ khiến
thêm đau khổ, dằn vặt, lúc nào cũng cảm thấy lo sợ. Những người phản đối thì
cho rằng, người đồng tính không nên làm vậy bởi xã hội hiện nay vẫn còn nhiều
định kiến và nếu công khai sẽ khiến họ mất mát nhiều thứ, đồng thời khiến
người xung quanh cũng có cái nhìn khác về họ. Còn bản thân họ thì lại lo sợ sẽ
làm gia đình đau khổ và chính bản thân cũng chịu áp lực cao từ người thân. Đa
số trường hợp gia đình biết một người nữ là đồng tính là do bị “lộ chứ họ không
chủ động công khai.”
Người đồng tính có ở nhiều tầng lớp khác nhau, làm nhiều nghề khác
nhau và có nhiều lối sống khác nhau. Nhiều người đồng tính thành đạt trong
công việc. Nhiều bài báo cũng như nghiên cứu, thống kê tập trung vào những
người đồng tính có hoạt động tình dục rộng rãi hoặc những người dễ dàng bộc
lộ thiên hướng tình dục có thể làm nhiều người đánh giá sai hoặc có ác cảm với
người đồng tính nói chung. Việc công khai thiên hướng tình dục của nhiều

người là trí thức hoặc có địa vị trong xã hội hoặc ở nhiều tầng lớp, nghề nghiệp,
lối sống khác nhau có thể làm cho người ta giảm bớt thành kiến hoặc ít ra có cái
nhìn rộng rãi hơn về người đồng tính. Tuy nhiên, khi xã hội còn nhìn nhận đồng
tính còn khá khắt khe thì người đồng tính trí thức hoặc có địa vị lại có xu hướng
không công khai thiên hướng tình dục của mình. Người đồng tính trẻ ở Việt
Nam cũng như ở các nước châu Á rất mong muốn có được một môi trường thân
thiện đồng tính như một số nước ở phương Tây.

GVHD: ThS. Thạch Huôn

19

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Chƣơng 2
QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Theo quy định của pháp luật
2.1.1 Trong lĩnh vực dân sự
Bộ luật dân sự 2005 ra đời, luật pháp đã thừa nhận quyền cá nhân được
xác định lại giới tính của mình. Xuất phát từ việc nhìn nhận, con người cần
được pháp luật bảo vệ quyền tự do cá nhân, khi ở góc độ y học còn khá nhiều
trường hợp nam sinh ra nhưng lại có buồng trứng và ngược lại nữ nhưng lại có
tinh hoàn và dương vật (ẩn), chỉ nhìn bên ngoài không thể phát hiện nên thường
được các bác sĩ sản khoa cũng như cha mẹ xác định nhầm giới tính. Trường hợp

này được gọi là có những khuyết điểm bẩm sinh, chưa định hình chính xác giới
tính thì họ cần được phẫu thuật và luật cần phải cho phép họ xác định lại giới
tính. Việc xác định lại giới tính là một quyền nhân thân đặc biệt và thực tế cần
được bảo vệ, nhưng cần phải có một hệ thống, hành lang pháp lí rõ ràng cho
những người đang sống trong sự bất công của tạo hoá.
Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính
của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị
khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y
học nhằm xác định rõ về giới tính38. Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những
bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện
ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc
lưỡng giới thật. Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp
chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và
nhiễm sắc thể giới tính39.
Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 5 tháng 8 năm 2008 ra đời
đã cụ thể hoá những quy định của Bộ luật dân sự 2005 về việc xác định lại giới
tính. Quan điểm của Điều 36 Bộ luật dân sự 2005 cũng như Nghị định 88 không
chấp nhận một người bình thường chuyển đổi giới tính để thoả mãn ý thích bản
thân, điều này trái quy luật tạo hoá. Từ góc độ pháp lý, có thể thấy đây là một
quyền nhân thân có điều kiện. Thể hiện ở chỗ, một người chỉ được quyền yêu
cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính
hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Khi và chỉ khi đáp ứng được một
trong hai điều kiện trên họ mới có quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính
chính xác. Nhìn nhận theo góc độ quy định của luật, có thể thấy “chuyển đổi
giới tính” và “xác định lại giới tính” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bản
thân cụm từ “xác định lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người
bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác
đã nói lên rất rõ ràng và là yếu tố để phân biệt với khái niệm “chuyển đổi giới
tính”.
38

39

Điều 36, Bộ luật dân sự 2005
Điều 2, Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 5 tháng 8 năm 2008

GVHD: ThS. Thạch Huôn

20

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


Luận văn tốt nghiệp

Quyền con người của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của người viết, đối tượng điều chỉnh của Nghị
định này không phải là người đồng tính bởi “đồng tính luyến ái không phải là
bệnh, không chữa được và không cần phải chữa”40. Theo nghiên cứu của tiến sĩ
Afred Kinsey vào khoảng đầu thập niêm 1950 nghiên cứu này còn được gọi là
“thước đo Kinsey” (Kinsey ’s scale)41, trong đó chia ra bảy nấc thang từ 0 – 6,
mỗi điểm ứng với thiên hướng tình dục của con người (xem bảng).
Kinsey phát biểu rằng thế giới loài người không phải được chia ra thành
hai nhóm riêng rẽ, mà là một dạng thể biến thiên liên lục. Sự biến thiên trên
khuynh hướng tình dục tạo ra các khuynh hướng đồng tính, song tính hoặc dị
tính luyến ái, chứ con người không nhất thiết phải đi theo một thiên hướng tình
dục duy nhất. Nghiên cứu của Kinsey trên 10.000 người Mỹ đã phát hiện phần
lớn khuynh hướng tính dục của con người nằm ở giữa sáu nấc thang của thước
đo, tức là hầu hết chúng ta có khuynh hướng song luyến ái, chứ không phải dị
tính luyến ái như nhiều người vẫn tưởng. Trong thời đại mà tình dục đi đối với

các phạm trù đạo đức, phát hiện của Kinsey đã đạt ra một câu hỏi lớn: Liệu
khuynh hướng dị tính luyến ái mà chúng ta thấy ở phần lớn loài người có phải
là kết quả của quá trình đào tạo từ xã hội không. Có thể con người được sinh ra
với khuynh hướng yêu được người cùng giới lẫn khác giới nhưng sống trong xã
hội mà yêu người khác giới là một chuẩn mực đạo đức, còn yêu người cùng giới
là trái tự nhiên thì những ai nằm trong khoảng giữa của thước đo sẽ có khuynh
hướng nghiêng hẳn về dị tính luyến ái. Khi số lượng người dị tính luyến ái ngày
càng gia tăng và áp đảo thì người đồng tính luyến ái hiển nhiên trở thành một
nhóm thiểu số đi ngược với tiêu chí xã hội và bị kỳ thị.

40

Kết luận của Hội tâm học Mỹ năm 1973, Hội Tâm học Mỹ băm 1975 và của Tổ chức y tế Thế Giới
năm 1992
41
/>
GVHD: ThS. Thạch Huôn

21

SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Như


×