TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2009-2013
Đề tài:
QUYỀN MIỄN TRỪ
CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP
QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
Bộ môn Luật Tư Pháp
Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Thanh Thúy
MSSV: 5095379
Lớp: Luật Tư Pháp 2-K35
Cần Thơ, 11/2012
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................……1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5. Bố cục ..........................................................................................................................3
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN MIỄN TRỪ CỦA
QUỐC GIA .........................................................................................................................4
1.1. Quốc gia và quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế ......................4
1.1.1. Quốc gia và các yếu tố cấu thành quốc gia .......................................................5
1.1.2. Quyền miễn trừ của quốc gia .............................................................................7
1.2. Cơ sở xác định quyền miễn trừ của quốc gia ......................................................9
1.2.1. Xác định quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia dựa trên những nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế………………………………………………………………...............9
1.2.2. Xác định quyền miễn trừ của quốc gia dựa trên pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia………………………………………………….............................................................11
1.3. Vai trò và nội dung của quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế 13
1.3.1. Vai trò của quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế .....................13
1.3.2. Nội dung của quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế ................14
1.4. Một số học thuyết trên thế giới về phạm vi quyền miễn trừ của quốc gia
trong tƣ pháp quốc tế ..................................................................................................15
1.4.1. Học thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối ................................................................15
1.4.2. Học thuyết quyền miễn trừ tương đối .............................................................16
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CỦA QUYỀN MIỄN CỦA QUỐC GIA - THỰC TIỄN
VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................................................19
2.1. Nội dung của quyền miễn trừ tƣ pháp của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế ..19
2.1.1. Quyền miễn trừ xét xử .....................................................................................19
2.1.2. Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo sơ bộ đối với
đơn kiện ......................................................................................................................23
2.2.3. Quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế đảm bảo thi hành quyết định của
tòa án .........................................................................................................................25
2.2. Nội dung của quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia
........................................................................................................................................28
2.2.1. Những tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ trong quan hệ tư
pháp quốc tế ...............................................................................................................28
2.2.2. Quy chế pháp lý đối với các các tài sản của quốc gia trên lãnh thổ của chính
quốc gia và do chính các cơ quan của quốc gia trực tiếp quản lý ............................31
2.2.3. Quy chế pháp lý đối với các tài sản của quốc gia ở nước ngoài do các cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia ở nước ngoài trực tiếp quản
lý .................................................................................................................................33
2.2.4. Quy chế pháp lý đối với các tài sản mà quốc gia mới hình thành tiếp quản
của chính quyền cũ do kế thừa và các tài sản của của các tổ chức, cá nhân bị quốc
hữu hóa, nhưng tồn tại ở nước ngoài vào thời điểm quốc hữu hóa ..........................37
2.2.5. Quy chế pháp lý đối với các tài sản của quốc gia giao cho doanh nghiệp nhà
nước của mình quản lý, sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo
quy định của pháp luật ...............................................................................................42
2.3. Vấn đề từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia........................................................46
2.3.1. Những trường hợp quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ .........................................46
2.3.2. Những hình thức của việc từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia. ......................48
2.3.3. Hệ quả của viêc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ .............................................49
2.4. Những ảnh hƣởng của quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tƣ pháp
quốc tế ……………………………………………………………………………... 51
2.4.1. Những ảnh hưởng tích cực của quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tư
pháp quốc tế ...............................................................................................................51
2.4.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tư
pháp quốc tế. ..............................................................................................................53
2.5. Những khó khăn và giải pháp trong việc áp dụng các quy chế về quyền miễn
trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế. ....................................................................53
2.5.1. Những khó khăn trong việc áp dụng các quy chế về quyền miễn trừ của quốc
gia ..............................................................................................................................53
2.5.2. Những giải pháp trong việc áp dụng các quy định về quyền miễn trừ của quốc
gia ..............................................................................................................................55
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………… 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự năm 2005.
2. Công ước Viên về Quan hệ Lãnh sự năm 1963.
3. Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao năm 1961.
4. Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản
của quốc gia năm 2004.
5. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
6. Giáo trình Luật Quốc tế: Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
7. Giáo trình Tư pháp Quốc tế: Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân,
1998.
8. Th.S Diệp Ngọc Dũng, Th.S Cao Nhất Linh: Bài giảng Tư pháp Quốc tế, Đại
học Cần Thơ, 2002.
9. Th.S Kim Oanh Na: Bài giảng Luật Quốc tế, Đại học Cần Thơ, 2007.
9.
PTS. Đoàn Năng: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại Học Quốc gia Hà Nội,
Nxb. Thống kê Hà Nội, 1995.
10. TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB. Chính
trị Quốc gia Hà Nội, 2001.
11. TS. Đỗ Văn Đại, TS. Mai Hồng Quỳ: Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB. Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
12. TS. Hồ Phong Tư: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Pháp lý Hà
Nội, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1992.
12. Trang thông tin điện tử: [ngày truy cập 20-9-2012].
13. Trang web : />[ngày truy cập 22-9-2012].
14. Trang thông tin điện tử : 116
[truy cập ngày 30-9-2012].
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2009 – 2013
Đề tài:
QUYỀN MIỄN TRỪ CỦA QUỐC GIA TRONG TƢ PHÁP
QUỐC TẾ
Giảng viên hƣớng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ths. BÙI THỊ MỸ HƢƠNG
Phan Thị Thanh Thúy
Bộ môn: Luật Kinh Doanh – Thƣơng Mại
MSSV: 5095379
Lớp: Tƣ Pháp 2 – Khóa 35
Cần Thơ, 11/2012
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…….
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bên cạnh thể nhân và pháp nhân, quốc gia cũng là một chủ thể của luật tư pháp
quốc tế. Tuy nhiên, khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế thì quốc gia lại không
ngang hàng với thể nhân và pháp nhân về địa vị pháp lý, quốc gia luôn luôn có vị trí pháp
lý cao hơn thể nhân và pháp nhân. Quốc gia còn được xem là một chủ thể có vị trí pháp
lý đặc biệt được bảo vệ bằng những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Nguyên nhân tạo
nên sự khác biệt về vị trí pháp lý giữa quốc gia và thể nhân, pháp nhân là do yếu tố chủ
quyền của quốc gia. Chủ quyền của quốc gia được xem là sinh mệnh của một quốc gia vì
chủ quyền là yếu tố quyết định sự tồn tại hay diệt vong của một quốc gia. Có thể nói
rằng, không có chủ quyền thì không có một quốc gia độc lập. Bởi vì, chủ quyền của quốc
gia là thuộc tính chính trị, pháp lý không thể tách rời một quốc gia độc lập. Vì tính chất
quan trọng như trên nên chủ quyền của quốc gia là một đối tượng được chú ý bảo vệ
trong luật quốc tế. Trong lĩnh vực luật công, bảo vệ chủ quyền của quốc gia được ghi
nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong lĩnh vực luật tư, chủ
quyền của quốc gia được bảo vệ bằng chế định quyền miễn trừ khi quốc gia tham gia vào
các quan hệ tư pháp quốc tế.
Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, các quốc gia tham gia ngày càng
nhiều vào các quan hệ quốc tế nên việc phát sinh những tranh chấp từ những mối quan hệ
đó là điều khó tránh khỏi. Những tranh chấp này sẽ gây không ít ảnh hưởng đến uy tín,
cũng như sẽ mất rất nhiều thời gian cho quốc gia nếu như quốc gia theo đuổi những vụ
kiện phát sinh từ những tranh chấp trên. Từ thực tế trên, để có thể bảo vệ tốt chủ quyền
của quốc gia thì việc quy định chế độ pháp lý đặc biệt dành cho quốc gia là vô cùng cần
thiết. Mặc dù, khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế hay bất cứ quan hệ quốc tế
nào khác thì quốc gia cũng có một tư cách chủ thể như các chủ thể khác, nhưng quốc gia
luôn luôn là một chủ thể đặc biệt. Vì vậy, quyền miễn trừ của quốc gia sẽ giúp cho quốc
gia bảo vệ tuyệt đối chủ quyền của mình cũng như bảo vệ được những lợi ích hợp pháp
của mình khi tham gia vào các quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, quyền miễn trừ sẽ hạn chế
được tình trạng quốc gia này xâm phạm chủ quyền của quốc gia kia. Ngoài ra, quyền
miễn trừ của quốc gia còn đảm bảo sự công bằng giữa các quốc gia khi các quốc gia này
cùng tham gia vào các quan hệ quốc tế.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
1
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn chưa có nhiều những quy
phạm điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Riêng vấn đề về quyền miễn trừ của quốc
gia thì chưa được ghi nhận cụ thể tại một văn bản chính thức nào. Như vậy, sẽ tạo ra
nhiều bất lợi cho Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế. Trước tình
hình hiện nay, việc nghiên cứu về quyền miễn trừ của quốc gia và có những quy định cụ
thể về vấn đề này là điều cần thiết cho Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Vì những lý do trên, người viết đã chọn đề tài: “Quyền miễn trừ của quốc gia
trong Tư pháp quốc tế” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu
Quyền miễn trừ của quốc gia trong Luật quốc tế là một nội dung rất rộng. Xét về
mặt lý luận, quyền miễn trừ của quốc gia được đặt ra trong cả hai lĩnh vực công pháp và
tư pháp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, người viết chỉ đi sâu tìm hiểu về
quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tư pháp quốc tế cũng như thực tiễn áp dụng và
những vấn đề khó khăn gặp phải khi áp dụng quyền miễn trừ. Đề tài gồm có hai chương.
Ở chương một, người viết trình bày về những vấn đề lý luận có liên quan đến quyền miễn
trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế. Ở chương hai, người viết sẽ trình bày hai nội dung
chính: thứ nhất, nội dung của quyền miễn trừ của quốc gia, thứ hai, thực tiễn và những
giải pháp trong quá trình áp dụng quyền miễn trừ. Trong phần nội dung của quyền miễn
trừ, thì quyền miễn trừ được người viết đề cập đến hai góc độ là quyền miễn trừ trong Tư
pháp quốc tế và trong Tư pháp quốc tế Việt Nam. Nội dung của quyền miễn trừ của quốc
gia trong Tư pháp quốc tế bao gồm: quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài
sản của quốc gia. Trong quyền miễn trừ tư pháp có ba nội dung là: quyền miễn trừ xét
xử; quyền miễn trừ về đảm bảo sơ bộ cho vụ án; quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế
đảm bảo thi hành án.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích việc nghiên cứu đề tài này là:
Thứ nhất, nghiên cứu đề tài này để làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền miễn
trừ của quốc gia và vai trò của quyền miễn trừ của quốc gia trong gia đoạn hiện nay.
Thứ hai, phân tích đánh giá về những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền
miễn trừ của quốc gia và kiến nghị những phương hướng, giải pháp để hoàn thiện những
quy định về quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế Việt Nam.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
2
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
Thứ ba, là do hiện nay, vấn đề về quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tư pháp
quốc tế đã dược rất nhiều quốc gia quan tâm nhưng vấn đề này lại tồn tại nhiều quan
điểm, nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết
nhằm làm rõ hơn về quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế cũng như những
quy định của quốc gia tránh hiện tượng xung đột pháp luật giữa các quốc gia. Bên cạnh
đó, việc đi sâu tìm hiểu về đề tài này sẽ giúp cho những quy định về quyền miễn trừ ngày
càng hoàn thiện hơn bằng quan điểm cá nhân của người viết và những ý kiến của những
người quan tâm đến vấn đề này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài này là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các văn
kiện pháp lý quốc tế về quyền miễn trừ của quốc gia. Bên cạnh đó, người viết còn sử
dụng những đường lối, chính sách của quốc gia về vấn đề quyền miễn trừ của quốc gia
trong tư pháp quốc tế.
Luận văn được nghiên cứu bằng các phương pháp như: phương pháp phân tích luật
học; phương pháp phân tích - so sánh; phương pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích, so
sánh và tham khảo pháp luật nước ngoài); phương pháp trích dẫn v.v... Bên cạnh đó, để
hoàn thành đề tài này người viết đã dựa vào kiến thức có được trong quá trình học tập và
tìm hiểu.
5. Bố cục
Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ tư pháp
quốc tế.
Chương 2: Nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế - Thực
tiễn áp dụng.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức của người viết còn hạn hẹp nên luận
văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận
được sự nhận xét, góp ý từ quý thầy cô và các bạn để đề tài này càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
3
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN MIỄN TRỪ CỦA
QUỐC GIA
1.1 Quốc gia và quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
1.1.1. Quốc gia và các yếu tố cấu thành quốc gia
Cho đến nay, quốc gia là một bộ phận rất quan trọng tạo nên cộng đồng quốc tế và
là một chủ thể chủ yếu trong lĩnh vực công pháp quốc tế. Bên cạnh đó, quốc gia còn là
một chủ thể thường xuyên tham gia vào các quan hệ trong lĩnh vực tư pháp quốc tế. Thế
nhưng, hiện nay trong khoa học pháp lý quốc tế vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất
nào về quốc gia trên bình diện quốc tế. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quốc gia,
thế nhưng, những quan điểm này vẫn chưa tìm được điểm chung nào. Vì vậy, định nghĩa
về quốc gia vẫn còn là một vấn đề chưa có lời giải đáp chính thức. Theo một số tài liệu
thì quốc gia được hình thành khi có đủ những yếu tố như: dân cư, lãnh thổ, chính quyền
và chủ quyền1. Tuy nhiên, những yếu tố được nêu ở những tài liệu đó vẫn chỉ dừng lại ở
quan điểm và việc thừa nhận quan điểm này còn rất hạn chế, từ tình hình trên yêu cầu cần
phải có một văn kiện pháp lý quốc tế chính thức quy định về vấn đề này. Văn kiện pháp
lý đầu tiên quy định cụ thể về các yếu tố để một thực thể được xem là một quốc gia ra đời
năm 1933, đó chính là Công ước Montevideo do 19 nước Châu Mỹ kí kết ngày
26/12/1933 quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia.
Tại điều 1 của Công ước Motevideo đã nêu rằng: một thực thể được xem là một
quốc gia phải có đủ bốn yếu tố: thứ nhất, có lãnh thổ xác định; thứ hai, có dân số ổn định
và thường xuyên; thứ ba, phải có chính phủ và thứ tư, yếu tố cuối cùng là thực thể đó
phải có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế độc lập với các chủ thể khác 2, yếu tố
cuối cùng là yếu tố khác biệt giữa quy định pháp lý và những quan điểm đã tồn tại trước
đó. Có thể thấy được rằng yếu tố ”có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế” được
quy định tại Công ước Montevideo có nội hàm rộng và bao trùm cả yếu tố chủ quyền
theo như các quan điểm trước đó vì chỉ khi nào quốc gia có chủ quyền thì mới có thể tự
mình tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Yếu tố thứ nhất, phải có lãnh thổ xác định, đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành
quốc gia, vì không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia. Lãnh thổ của quốc gia được
Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn - Khoa luật , Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr85.
1
2
ThS. Kim Oanh Na, Bài giảng Luật quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, 2007, Tr17.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
4
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
xác định là một phần của trái đất và được coi là cơ sở vật chất đầu tiên cho sự tồn tại và
phát triển của quốc gia. Ngoài ra, lãnh thổ của quốc gia còn là ranh giới được dùng để
xác định chủ quyền quốc gia. Vấn đề kích thước lãnh thổ lớn hay nhỏ, địa hình thuận lợi
hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa một
quốc gia. Có ý kiến cho rằng “ lãnh thổ của quốc gia là một phần của trái đất và khoảng
không gian bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời phía trên và vùng đất phía dưới
thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia” 3. Như vậy, theo quan điểm
trên thì lãnh thổ quốc gia là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của một
quốc gia, gắn liền với lợi ích kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia và
là yếu tố vật chất quan trọng để thực hiện những mối quan hệ của quốc gia đối với những
chủ thể khác. Ngoài ra, lãnh thổ quốc gia còn bao gồm cả những lãnh thổ đối ngoại, các
tàu thuyền và các phương tiện bay mang cờ hoặc mang những dấu hiệu đặc biệt của quốc
gia... Các bộ phận này còn được gọi là lãnh thổ đối ngoại, lãnh thổ bay hoặc là lãnh thổ di
động tùy theo tính chất. Các bộ phận này cũng được xem là một phần lãnh thổ của quốc
gia và cũng được hưởng những quy chế pháp lý dành cho quốc gia.
Yếu tố thứ hai, để một thực thể được xem là quốc gia thì bên cạnh việc phải có
lãnh thổ xác định, thực thể đó còn phải có cộng đồng dân cư riêng và ổn định. Theo nghĩa
rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ của một quốc
gia và tuân theo pháp luật của quốc gia đó4. Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả
những người có quốc tịch của quốc gia đó và quốc tịch cũng chính là mối quan hệ pháp
lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của một quốc gia. Nếu như xét yếu tố
dân cư theo nghĩa rộng thì ngoài những người mang quốc tịch của quốc gia đó thì dân cư
của một quốc gia có thể bao gồm người nước ngoài và người không quốc tịch. Như vậy,
thì lại không hợp lý, bởi lẽ, đã gọi đó là dân cư của một quốc gia này lại mang quốc tịch
của một quốc gia khác. Vì vậy, dân cư được hiểu theo nghĩa hẹp sẽ hợp lý hơn và dân cư
của một quốc gia là những người mang quốc tịch của quốc gia đó. Ngoài ra, thì dân cư
quốc gia đó phải sinh sống ổn định và thường xuyên. Có nghĩa là số lượng dân cư này
phải sinh sống hoặc đinh cư một cách liên tục và ổn định trên lãnh thổ quốc gia đó.
Không có bất cứ một quy định nào quy định số dân tối thiểu cần phải có của một quốc
gia, số dân cư có thể ít hay nhiều khác nhau nhưng phải đủ đảm bảo để duy trì cho sự tồn
Yếu tố thứ ba, để cấu thành nên một quốc gia là phải có chính phủ, chính phủ với
tư cách là người đại diện cho quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Trên thực tế, quốc gia
3
Ths. Cao Nhất Linh: Bài giảng Luật công pháp quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, 2007, Tr.41.
Xem thông tin tại website: [ngày
truy cập 20-9-2012].
4
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
5
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
bao gồm nhiều cá nhân và từng cá nhân không thể tham gia vào quan hệ quốc tế với tư
cách của một quốc gia nên cần có một chủ thể đứng ra đại diện. Chính phủ này phải là
chính phủ thực sự và thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước trên phần lớn
hoặc toàn bộ lãnh thổ của quốc gia một cách độc lập và không bị chi phối, khống chế bởi
bất cứ một quyền lực hay một quốc gia nào khác. Hay nói cách khác, đó chính là một
phương diện khác của chủ quyền, chính phủ phải có quyền quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự tác động nào từ bên ngoài.
Yếu tố thứ tư, điều kiện cuối cùng để một thực thể thực sự trở thành quốc gia đó
chính là khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Hay nói cách khác, đây
chính là khả năng thực hiện các quyền và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế
khi quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế. Suy cho cùng, thì khả năng này của quốc
gia xuất phát thuộc tính chủ quyền của quốc gia. Khi xét đến khả năng tham gia vào các
quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia thì lại có một vấn đề phát sinh. Đó chính là, yếu
tố này lại tương đồng với một điều kiện để trở thành pháp nhân của một tổ chức, đó chính
là khả năng tự chịu trách nhiệm của pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Nếu như xét ở một góc độ hẹp hơn và bỏ qua tất cả các yếu tố khác thì quốc gia lại có
điểm tương đồng với pháp nhân ở khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự
chịu trách nhiệm. Nhưng đó chỉ là một điểm tương đồng rất nhỏ vì giữa quốc gia và pháp
nhân vẫn có những sự khác biệt rất cơ bản. Sự khác biệt cơ bản đó chính là thuộc tính chủ
quyền của quốc gia mà không có một pháp nhân nào có được. Khả năng tham gia vào các
quan hệ quốc tế của quốc gia, sẽ giúp cho quốc gia không bị lệ thuộc vào bất cứ quốc gia
nào và tạo một vị thế vững chắc cho quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế, đảm bảo
tuyệt đối được thuộc tính chủ quyền của quốc gia.
Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra một kết luận chung nhất là một thực thể
để được xem là một quốc gia thì phải hội đủ bốn yếu tố: có lãnh thổ xác định; có dân số
ổn định và thường xuyên; có chính phủ và có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ đó chính là quốc gia nhỏ nhất thế giới – Vatican, hay còn
được gọi là “quốc gia trong quốc gia” hay “thành phố quốc gia”. Sở dĩ, Vatican được gọi
như vậy là do Vatican nằm gọn trong lãnh thổ của Italia và có diện tích rất nhỏ khoảng
0,4km2. Tuy với diện tích nhỏ nhưng Vatican có bộ máy điều hành, sở cứu hỏa, sở cảnh
sát, nhà máy điện, bưu điện ngân hàng, nhà ga xe lửa... Và hiện nay, Vatican được xem là
một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Tuy nhiên, nếu phân tích kĩ thì Vatican vẫn chưa
hội đủ các yếu tố để trở hành quốc gia vì Viatican không có hệ thống tiền tệ riêng mà
vẫndùng chung đồng tiền cuả Italia. Bên cạnh đó, Vatican cũng không có quân đội riêng
nên mọi vấn đề về an ninh đều do lực lượng quân sự của Italia đảm trách. Một ví dụ diển
hình là mỗi khi Đức giáo hoàng ra khỏi Vatican là cảnh sát Italia có nhiệm vụ hộ tống và
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
6
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
bảo vệ5. Tuy nhiên, Vatican vẫn được xem là quốc gia đúng nghĩa, đây là một trường hợp
ngoại lệ về một thực thể tuy chưa hội đủ điều kiện cấu thành quốc gia nhưng vẫn được
thế giới thừa nhận là một quốc gia. Vatican cũng là trường hợp ngoại lệ duy nhất về vấn
đề này. Cho đến nay, nếu như một thực thể chưa hội đủ bốn yếu tố được quy định tại
Điều 1 của Công ước Motevideo năm 1933 thì sẽ không được xem là một quốc gia hoàn
chỉnh và sẽ không được tham gia vào các quan hệ quốc tế với tư cách là chủ thể của Luật
quốc tế.
Dựa vào những phân tích trên, ta có thể rút ra một khái niệm cơ bản nhất về quốc
gia như sau: “Quốc gia là một khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ có chủ quyền, có
chính quyền và những con người sinh sống trên lãnh thổ đó, họ gắn bó với nhau bằng
luật pháp, quyền lợi, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc
và tất cả những người sống trên lãnh thổ đó cùng chịu sự chi phối của một bộ máy chính
quyền chung và họ cùng nhau chia sẻ quá khứ hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương
lai trên vùng lãnh thổ chủ quyền đó”. Đây là một khái niệm nhận được nhiều sự ủng hộ
nhất, vì quốc gia vốn là một khái niệm chính trị trừu tượng nên rất khó có thể định nghĩa
thật cụ thể hay thật chính xác về nó mà chỉ có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về
quốc gia.
1.1.2 Quyền miễn trừ của quốc gia
Khi tham gia vào các quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ tư pháp nói riêng, thì
các chủ thể đều có những quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định trong luật quốc tế.
Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế hay nói cách khác là những quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, thì các chủ thể cũng có những quyền và nghĩa vụ
pháp lý nhất định. Cũng là một chủ thể như cá nhân và pháp nhân nên quốc gia cũng có
những quyền và nghĩa vụ tương tự như cá nhân và pháp nhân. Tuy nhiên, với tính chất
đặc thù của mình nên bên cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản như các chủ thể khác thì
quốc gia còn được hưởng quyền miễn trừ khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế.
Vậy miễn trừ là gì? Và quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì miễn trừ được dùng với ý nghĩa là miễn cho khỏi làm
một việc gì đó mà lẽ ra một chủ thể nào đó phải làm như là một nghĩa vụ, ví dụ như là
miễn trừ trách nhiệm hình sự, miễn trừ ngoại giao hay miễn hình phạt… Trong Tư pháp
quốc tế, quyền miễn trừ cũng dùng để loại trừ trách nhiệm của một chủ thể nào đó khi
tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế. Khi nhắc đến quyền miễn trừ của quốc gia,
người ta thường nghĩ đến quyền miễn trừ tư pháp. Vậy quyền miễn trừ tư pháp là gì?
Quyền miễn trừ tư pháp là một bộ phận của quyền miễn trừ của quốc gia. Quyền miễn trừ
Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Đăng Dung, Lê Mai Thanh, Nguyễn Hoàng Vân: Tìm hiểu Luật quốc tế,
Trường Đại học Luật quốc gia Hà Nội, Nxb. Đồng Nai, 1997, Tr.63.
5
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
7
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
tư pháp của quốc gia được hiểu như sau: ”Một quốc gia không phải chịu sự tài phán của
quốc gia khác. Quốc gia không thể bị gọi ra trước Tòa án của một quốc gia khác với tư
cách là bị đơn nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó”6.
Hay nói cách khác, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia được thể hiện ở chỗ một
quốc gia không thể là bị đơn trước Tòa của một quốc gia khác, tài sản của quốc gia đó
không thể là đối tượng để đảm bảo vụ kiện. Về nội dung, quyền miễn trừ của quốc gia
bao gồm: quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với các tài sản thuộc quyền sở
hữu của quốc gia. Trong quyền miễn trừ tư pháp còn có ba nội dung là: miễn trừ xét xử
bởi bất cứ Tòa án; miễn trừ đảm bảo sơ bộ cho vụ án và miễn trừ khỏi việc cưỡng chế thi
hành các bản án của Tòa án nước ngoài và các quyết định của trọng tài nước ngoài.
Quyền miễn trừ tư pháp không chỉ được dành riêng cho quốc gia mà còn được áp dụng
đối với những người có chức phận ngoại giao. Tuy nhiên, theo Công ước Viên năm 1961
về Quan hệ ngoại giao thì những người có chức phận ngoại giao sẽ không được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp trong các trường hợp như: các vụ kiện về tài sản, liên quan tới bất
động sản của cá nhân nằm trên lãnh thổ của nước sở tại, nếu viên chức ngoại giao sở hữu
bất động sản đó không nhân danh nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện; một
vụ kiện liên quan đến việc thừa kế trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực
hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ
không phải nhân danh nước cử đi; một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề
nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở nước tiếp nhận ngoài
phạm vi những chức năng chính thức của họ. Suy cho cùng, quyền miễn trừ tư pháp đối
với những người có chức phận ngoại giao cũng là dựa trên quyền miễn trừ tư pháp của
quốc gia mà ra vì những người có thân phận ngoại giao làm việc không vì lợi ích cá nhân
của họ mà làm việc cho lợi ích chung của quốc gia và họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ
tư pháp trong một giới hạn nhất định. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Công ước
Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao từ năm 1980 và đã kí kết nhiều hiệp định lãnh sự
với các nước hữu quan, trong đó có nhiều quy phạm đề cập đến vấn đề miễn trừ tư pháp.
Có một vấn đề cần quan tâm về thuật ngữ miễn trừ là hiện nay vẫn có một số ý
kiến đồng nhất hai thuật ngữ miễn trừ và ưu đãi. Hai thuật ngữ này có thật sự đồng nhất
với nhau về nghĩa hay không? Nếu như không xem xét kĩ thì sẽ nhầm lẫn về nghĩa của
hai thuật ngữ này, khi xem xét theo ngữ nghĩa của hai thuật ngữ này đều chỉ đến việc một
chủ thể nào đó được hưởng những đặc quyền mà những chủ thể khác không được hưởng.
Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ hơn thì sẽ nhận ra rằng hai thuật này vẫn có những nét
khác biệt rất cơ bản. Nếu như quyền miễn trừ là việc miễn cho không phải làm một việc
6
Xem thông tin tại website: [ truy
cập ngày 22-9-2012].
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
8
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
gì đó mà lẽ ra chủ thể đó có nghĩa vụ phải làm thì ưu đãi lại là việc dành cho một vài chủ
thể nào đó những đặc quyền đặc biệt mà những chủ thể khác không có được. Có thể thấy
rằng, sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ trên đó chính là những đặc quyền họ nhận có
xuất phát từ nghĩa vụ của họ hay không. Nếu như đó là nghĩa vụ mà đáng lẽ ra họ phải
làm thì đó là quyền miễn trừ, nếu đặc quyền mà họ nhận không xuất phát từ nghĩa vụ mà
họ phải làm thì đó là ưu đãi. Nếu xét về mức độ ưu tiên thì miễn trừ có mức độ ưu tiên
cao hơn ưu đãi. Sự khác biệt của miễn trừ và ưu đãi còn được thể hiện ở mục đích của
các chủ thể khi họ áp dụng những quyền này đối với những chủ thể nhất định nào đó. Khi
tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế thì quốc gia được hưởng quyền miễn trừ không
phân biệt chế độ xã hội, không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo, phát triển hay đang
phát triển mà các quốc gia đều có quyền được hưởng vì quyền miễn trừ là quyền của
quốc gia được ghi nhận trong luật quốc tế và việc thực hiện quyền miễn trừ đối với các
quốc gia khác là nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ quốc tế.
Thế nhưng, không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể hưởng quyền ưu đãi từ các quốc
gia vì như đã phân tích ở trên thì ưu đãi chỉ dành cho một số chủ thể và ưu đãi là nhằm
một số mục đích như: khuyến khích đầu tư, hay là một mục đích ngoại giao nào đó của
quốc gia mà thôi.
1.2 Cơ sở xác định quyền miễn trừ của quốc gia
1.2.1 Xác định quyền miễn trừ của quốc gia dựa trên những nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế
Hiện nay, quốc gia tham vào các quan hệ tư pháp quốc tế càng nhiều. Khi quốc
gia tham gia vào các mối quan hệ xã hội đó quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc
biệt - không những không ngang hàng với cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng
quyền miễn trừ. Lý do luật quốc tế dành sự ưu đãi đặc biệt cho quốc gia là vì quốc gia là
một chủ thể đặc biệt trong quan hệ quốc tế. Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
luôn hướng đến việc bảo vệ một cách tuyệt đối thuộc tính chủ quyền của quốc gia.
Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý quốc tế đặc biệt của quốc gia trước hết
là dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong đó, hai nguyên tắc đóng vai trò
quan trọng trong quá trình xác định quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế là
nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia
trong sinh hoạt quốc tế. Theo như nội dung của hai nguyên tắc này thì các quốc gia có
nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền, nền độc lập chính trị của nhau và tất cả các quốc gia có địa
vị pháp lý ngang bằng nhau, được đối xử công bằng như nhau.
Chủ quyền của một quốc gia được xem là sinh mệnh, là tấm lá chắn bảo vệ quốc
gia khỏi những sự xâm phạm từ bên ngoài. Chủ quyền là một thuộc tính chính trị pháp lý
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
9
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
gắn liền với một quốc gia độc lập và được xem là bất khả xâm phạm trong mọi trường
hợp7. Vì tính chất quan trọng của chủ quyền nên pháp luật quốc tế đã quy định việc tôn
trọng chủ quyền và sự bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là một trong những
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, thì chủ quyền của
một quốc gia được bảo vệ bởi quyền miễn trừ dành cho quốc gia. Từ xa xưa, các nhà lý
luận pháp lý đã thừa nhận một cách rộng rãi luận điểm có tính nguyên tắc là “kẻ ngang
quyền này không có quyền lực gì với kẻ ngang quyền kia” (Par in parem non habet
imperium)8. Theo như luận điểm này, thì không có một nhà nước hoặc bất kỳ một cơ
quan nhà nước nào có quyền xét xử một quốc gia hay một cơ quan đại diện của quốc gia
khác. Hay nói một cách khác, không có bất kì một cơ quan tài phán nào có quyền xét xử
một quốc gia khi chưa có sự đồng ý của quốc gia đó. Điều này thể hiện chủ quyền của
quốc gia trong việc tự quyết định những vấn đề có liên quan đến quốc gia của mình.
Ngay trong thực tiễn cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta cũng đã bắt gặp nguyên tắc
này trong mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và giữa những công chức nhà nước ở
các quốc gia. Hay phổ biến và dễ thấy nhất là trong cuộc sống của các tầng lớp dân cư, về
mặt lý luận cũng như trên thực tế thì những người cùng cấp và ngang quyền với nhau thì
không bao giờ có quyền lực gì với nhau, chỉ có cấp trên mới có quyền lực với cấp dưới
mà thôi. Theo lý luận, thì trong quan hệ quốc tế cũng vậy, tất cả các quốc gia đều có vị trí
pháp lý ngang hàng với nhau nên không có bất cứ một quốc gia nào có quyền lực với một
quốc gia khác. Quyền miễn trừ của quốc gia là một quy định thể hiện rất rõ về sự bình
đẳng giữa các quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, không có quốc gia nào đứng trên hay là
cấp trên của một quốc gia khác. Mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giày hay nghèo, phát
triển hay đang phát triển và dù theo bất kì hệ thống kinh tế xã hội nào thì đều là những
thực thể độc lập có chủ quyền nên phải bình đẳng với nhau về mọi mặt. Nếu đặt một giả
thuyết rằng nguyên tắc này bị bỏ qua. Tức là, cho phép cơ quan tài phán của một quốc gia
được quyền tiến hành xét xử một quốc gia hay đại diện của một quốc gia khác mà không
được sự đồng ý của quốc gia đó. Một hậu quả tất yếu là sẽ dẫn đến tình trạng các quốc
gia chà đạp chủ quyền của nhau, xúc phạm đến danh dự và phẩm giá của quốc gia khác.
Đồng thời, khi xóa bỏ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng chủ quyền của quốc
gia, các quốc gia sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ những vụ kiện phát sinh từ các quan hệ mà
quốc gia tham gia. Lúc này, các quốc gia luôn luôn trong tình trạng có thể bị một chủ thể
bất kì khởi kiện tại một cơ quan tài phán nào đó và quốc gia không có cách nào để từ bỏ
vụ kiện đó mà phải tham gia vụ kiện đó dù quốc gia đó có muốn hay không. Một vấn đề
7
Ths. Diệp Ngọc Dũng: Bài giảng Luật tư pháp quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, 2002, tr.
TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội,
2001, tr.180.
8
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
10
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
nữa phát sinh là khi bỏ đi nguyên tắc này thì bất kì chủ thể nào cũng có quyền khởi kiện
quốc gia. Tức là, cá nhân và pháp nhân đều có quyền khởi kiện quốc gia. Lúc này, quốc
gia và các chủ thể đó đã ngang hàng với nhau về vị trí pháp lý và điều này là không thể
chấp nhận được vì chỉ có quốc gia với nhau thì mới có địa vị pháp lý ngang hàng với
nhau. Quốc gia không bao giờ ngang hàng với cá nhân và pháp nhân về địa vị pháp lý.
Một hậu quả lớn hơn nữa là sẽ cản trở quá trình phát triển bình thường của các mối quan
hệ chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và văn hóa giữa các quốc gia và còn
ảnh hưởng đến cả các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Tuy rằng, quyền miễn trừ là quyền mà tất cả các quốc gia đều được hưởng, nhưng
bên cạnh việc thụ hưởng quyền miễn trừ mà các quốc gia khác đã dành cho quốc gia
mình thì các quốc gia cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền miễn trừ của quốc gia khác.
Khi quốc gia tôn trọng quyền miễn của các quốc gia khác cũng chính là đang tôn trọng
quyền miễn trừ của chính mình.
1.2.2 Xác định quyền miễn trừ của quốc gia dựa trên pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia
Bên cạnh việc đảm bảo thực hiện bằng những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế,
thì quyền miễn trừ của quốc gia còn được đảm bảo thực hiện bằng các cơ sở pháp lý quốc
tế cũng như cơ sở pháp lý của quốc gia. Xung quanh vấn đề về quyền miễn trừ của quốc
gia có rất nhiều quan điểm, học thuyết của các nhà nghiên cứu luật học trên thế giới. Thế
nhưng, tất cả những quan điểm, học thuyết này cũng chỉ dừng lại ở mức độ dành để
nghiên cứu và tất nhiên những học thuyết và quan điểm này không mang tính bắt buộc
thực hiện.
Trong lĩnh vực pháp lý quốc tế, quyền miễn trừ của quốc gia được ghi nhận đầu
tiên tại Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao. Theo thực tiễn quan hệ quốc tế
cho thấy rằng các quy định trong Công ước Viên Năm 1961 đều được các quốc gia chấp
hành nghiêm chỉnh. Tuy rằng, Công ước Viên năm 1961 là văn kiện pháp lý quy định về
quyền miễn trừ của quốc gia nhưng thực ra Công ước Viên năm 1961 không có quy định
cụ thể, rõ ràng về vấn đề này. Quyền miễn trừ của một quốc gia được xây dựng dựa trên
những quy định của Công ước này về miễn trừ tư pháp cho các viên chức ngoại giao.
Theo quy định tại điều 31 của Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1961 thì những
người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo quy định của Công ước thì
sẽ được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự, miễn trừ xét xử dân sự và quyền miễn trừ
xử phạt hành chính9. Theo logic của vấn đề, ta có thể suy đoán được rằng, những người
9
TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2001, tr.181.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
11
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
đại diện của quốc gia mà được hưởng quyền miễn trừ tư pháp thì đương nhiên bản thân
của quốc gia cũng phải là đối tượng được hưởng quyền miễn trừ. Nếu xét về mặt lý luận,
quyền miễn trừ tư pháp của những viên chức ngoại giao cũng xuất phát từ quyền miễn trừ
của quốc gia vì những viên chức ngoại giao này chỉ được hưởng quyền miễn trừ tương
đối. Không phải tất cả các trường hợp phát sinh các quan hệ pháp luật tại nước sở tại họ
đều được hưởng quyền miễn trừ mà quyền miễn trừ của họ chỉ được áp dụng khi họ đang
thi hành công vụ. Tức là, họ đang làm việc vì lợi ích của quốc gia. Sau đây là các trường
hợp mà viên chức ngoại giao không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp:
Trường hợp thứ nhất, khi họ tham gia các vụ kiện liên quan đến động sản tư nhân
trên lãnh thổ nước sở tại, nếu như viên chức ngoại giao thủ đắc bất động sản đó nhân
danh cá nhân của mình;
Trường hợp thứ hai, khi những viên chức ngoại giao này tham gia các vụ kiện về
thừa kế mà không nhân danh quốc gia cử đại diện;
Trường hợp thứ ba, khi họ tham gia các vụ kiện liên quan tới hoạt động nghề
nghiệp hoặc thương mại mà viên chức ngoại giao đó thực hiện tại nước sở tại nằm ngoài
phạm vi chức năng chính của mình10.
Ngoài ba trường hợp trên, các tranh chấp phát sinh liên quan đến những người
được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được giải quyết bằng con đường ngoại
giao. Trừ trường hợp, quốc gia cử viên chức ngoại giao đó hoặc bản thân viên chức đó
đồng ý tham gia tố tụng tại Tòa án, tức là đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện
kiện viên chức của mình và đồng thời quốc gia đó cũng đồng ý cho Tòa án thụ lý và giải
quyết đơn kiện mà viên chức ngoại giao của họ là bị đơn.
Theo thực tiễn pháp lý cho thấy, hầu hết các quốc gia đều tôn trọng và thực hiện
các quy định về vấn đề miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao được quy định trong
Công ước Viên năm 1961. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vi phạm quyền miễn trừ
tư pháp của nhà nước nước ngoài hoặc của các viên chức ngoại giao nước ngoài ở một số
Tòa án của các nước nhưng chủ yếu là ở các nước phương Tây với mục đích chính trị
hayđộng cơ phân biệt đối xử trong quan hệ quốc tế đối với những nước có chế độ chính
sách đối lập hoặc có những chính sách độc lập mà các nước phương Tây không mong
muốn.
Tuy rằng, khi các quốc gia vi phạm những quy định của các văn kiện pháp lý quốc
tế mà điển hình là Công ước Viên năm 1961 sẽ không bị bất cứ một chế tài nào nhưng
những chủ thể có các hành vi vi phạm sẽ bị lên án bởi dư luận tiến bộ của thế giới.
10
Khoản 1, Điều 31, Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1961.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
12
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
Ngoài những quy định của Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao hay
Công ước Viên 1963 về Quan hệ lãnh sự thì quyền miễn trừ của quốc gia cũng được ghi
nhận ở những văn kiện pháp lý quốc tế dưới dạng các điều ước quốc tế đa phương cũng
đã được xây dựng. Điển hình là quy định về quyền miễn trừ của quốc gia trong Công ước
Barel của Liên minh Châu Âu 1972 có hiệu lực từ 11/06/1967. Công ước Brussels về
thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926. Một văn bản
được xem là có hệ thống và đầy đủ nhất quy định về vấn đề này là Công ước về Quyền
miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản quốc gia của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày
02/12/2004.
Bên cạnh những văn kiện pháp lý quốc tế thì pháp luật của các quốc gia cũng
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các văn kiện pháp lý quốc tế để các
văn kiện mang tính quốc tế đó được thật sự được thực hiện theo đúng với tinh thần quốc
tế.
1.3 Vai trò và nội dung của quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
1.3.1 Vai trò của quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế
Luật pháp ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của nhà nước và vai trò quan trọng nhất
của luật pháp là bảo vệ nhà nước. Do sự khác biệt về tình hình kinh tế - xã hội cũng như
chế độ chính trị giữa quốc gia, nên luật pháp của các quốc gia cũng khác nhau. Các quốc
gia tự xây dựng hệ thống pháp luật dựa trên thực tiễn của mỗi nước. Tuy nhiên, trên thế
giới lại có rất nhiều quốc gia và các quốc gia này không thể tồn tại một cách riêng lẽ mà
phải có những sự giao lưu về mọi mặt. Vấn đề phát sinh khi có nhiều hệ thống pháp luật
cùng tham gia vào một mối quan hệ quốc tế. Nếu có những vấn đề phát sinh trong quá
trình các quốc gia giao lưu với nhau thì hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp
dụng để giải quyết. Những vấn đề đó đòi hỏi cần phải có những quy tắc chung để có thể
giải quyết những vấn đề phát sinh và tạo một môi trường ổn định cho những mối quan hệ
quốc tế giữa các quốc gia và đó là những nguyên nhân để luật quốc tế ra đời. Luật quốc tế
là những quy tắc xử sự chung cho các quốc gia khi tham gia vào các quan hệ quốc tế
trong tất cả các lĩnh vực. Quyền miễn trừ của của quốc gia cũng là một vấn đề được điều
chỉnh bởi Luật quốc tế và được nhiều nước quan tâm vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến lợi
ích của mỗi quốc gia. Quyền miễn trừ của quốc gia đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong Tư pháp quốc tế vì quyền miễn trừ của quốc gia là một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ
chủ quyền của quốc gia. Mục đích của những quy định về quyền miễn trừ của quốc gia
chính là bảo vệ chủ quyền của các quốc gia, tránh tình trạng quốc gia này chà đạp, xúc
phạm chủ quyền của quốc gia kia. Bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia thì
quyền miễn trừ của quốc gia tạo nên một sự bình đẳng giữa các quốc gia với nhau khi các
quốc gia này cùng tham gia vào các quan hệ quốc tế. Quyền miễn trừ được áp dụng cho
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
13
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
tất cả các quốc gia không phân biệt bất cứ quốc gia nào dù quốc gia đó lớn hay nhỏ, giàu
hay nghèo. Quyền miễn trừ giúp các quốc gia tự bảo vệ chủ quyền của mình khi tham gia
vào các quan hệ quốc tế. Ngoài ra, quyền miễn trừ còn giúp các quốc gia thể hiện sự tôn
trọng chủ quyền của các quốc gia khác khi các quốc gia cùng tham gia vào các quan hệ
quốc tế. Tạo ra một môi trường bình đẳng, hòa bình và thiện chí giữa các quốc gia với
nhau.
1.3.2 Nội dung của quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế
Quyền miễn trừ dành cho quốc gia là một khái niệm có phạm trù rất rộng. Vì vậy,
cho đến nay nội dung của quyền miễn trừ vẫn là một vấn đề chưa rõ ràng và có nhiều ý
kiến trái chiều. Vì vậy, cần làm rõ nội dung của quyền miễn trừ của quốc gia cả trong lý
luận lẫn quy định trong thực tiễn Tư pháp quốc tế. Đây là điều cần thiết bởi vì cả về mặt
lý luận lẫn pháp luật thực định, cho đến hiện nay, nội dung quyền miễn trừ của quốc gia
vẫn chưa được thống nhất đã gây rất nhiều khó khăn khi áp dụng quyền miễn trừ trên
thực tế. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai quan điểm về nội dung của quyền miễn trừ của
quốc gia.
Quan điểm thứ nhất, xác định quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm quyền miễn
trừ xét xử, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện,
quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án
nước ngoài. Như vậy, quyền miễn trừ đối với tài sản quốc gia ở nước ngoài không được
đưa vào xem xét trong nội dung quyền miễn trừ của quốc gia. Theo người viết, quan
điểm này khó chấp nhận được. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi quốc gia tham gia
ngày càng nhiều vào các mối quan hệ dân sự, kinh tế quốc tế. Trong những trường hợp
nhất định, lợi ích hợp pháp liên quan đến tài sản của quốc gia ở nước ngoài sẽ không
được bảo vệ hữu hiệu.
Quan điểm thứ hai, khẳng định quyền miễn trừ tài sản thuộc sở hữu quốc gia là
một trong những nội dung cơ bản của quyền miễn trừ quốc gia. Quan điểm này được
nhiều người tán đồng. Theo người viết, không thể tách rời quyền miễn trừ về tài sản ra
khỏi quyền miễn trừ của quốc gia bởi vì quốc gia tham gia vào đời sống dân sự quốc tế
chủ yếu là các quan hệ liên quan đến tài sản (ví dụ: các tài sản đầu tư ở nước ngoài, tài
khoản tại ngân hàng nước ngoài…). Những mối quan hệ quốc gia tham gia mà không liên
quan đến yếu tố tài sản chủ yếu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế công. Thực
tiễn cũng cho thấy, ngày nay, quốc gia đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động
kinh tế thương mại của quốc gia thông qua hàng loạt các hoạt động như xúc tiến thương
mại, đầu tư, làm trung gian cho các pháp nhân của các quốc gia ký kết hợp đồng, bảo
lãnh,… Tất cả những hoạt động này đều kéo theo các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản
của quốc gia ở nước ngoài, nên việc xác định rõ quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
14
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
gia ở nước ngoài cũng như mức độ thực hiện quyền này là hoàn toàn cần thiết để tránh
những tranh chấp có thể phát sinh.
1.4 Một số học thuyết trên thế giới về phạm vi quyền miễn trừ của quốc gia trong
tƣ pháp quốc tế
Hiện nay, vấn đề về quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được rất nhiều quốc gia quan tâm. Trong quá trình
các quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế thì vấn đề xảy ra tranh chấp là điều khó
tránh khỏi. Khi xảy ra tranh chấp, quyền miễn trừ của quốc gia sẽ được viện dẫn đề bảo
vệ quốc gia khỏi những vụ kiện tụng phát sinh từ những tranh chấp đó. Tuy nhiên, việc
viện dẫn quyền miễn trừ của quốc gia trong những trường hợp này cũng gặp những khó
khăn như quyền miễn trừ của quốc gia có tuyệt đối hay không? Hiện nay, trên thế giới
đang tồn tại song song hai học thuyết về phạm vi quyền miễn trừ là học thuyết miễn trừ
tuyệt đối và học thuyết quyền miễn trừ tương đối (hay còn gọi là học thuyết miễn trừ
chức năng). Các quốc gia tùy vào quan điểm của mình mà sẽ áp dụng học thuyết nào cho
phù hợp với tình hình của quốc gia mình. Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ một văn bản pháp
lý quốc tế nào quy định quyền miễn trừ của quốc gia là tuyệt đối hay chỉ mang tính tương
đối. Tuy nhiên, cả hai học thuyết đang tồn tại song song và mỗi học thuyết đều được xây
dựng dựa trên những lý luận riêng và có tính thuyết phục riêng của nó.
1.4.1 Học thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối
Học thuyết về quyền miễn trừ tuyệt đối (Doctrine of Absolute Immunity) của quốc
gia trong quan hệ quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi từ lâu đời và được xem như là một
tập quán quốc tế. Theo học thuyết này, thì quốc gia hay cơ quan đại diện của một quốc
gia sẽ được quyền miễn trừ khỏi việc bị xét xử bởi bất cứ cơ quan tài phán nào trong mọi
trường hợp. Hay nói cách khác, là quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào các quan
hệ tư pháp quốc tế là không giới hạn, không phân chia, không chuyển nhượng và bất khả
xâm phạm. Học thuyết này khá phổ biến ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Anh –
Mỹ từ đầu thế kỉ XX trở về trước. Quan điểm này lần đầu tiên được phát triển bởi nhà
khoa học chính trị, luật sư người pháp tên là Jean Bodin (1530 - 1596)11. Sau chiến tranh
thế giới lần thứ II, ở các nước xã hội chủ nghĩa học thuyết này được phát triển chủ yếu do
các luật gia tiến bộ xã hội chủ nghĩa đề xướng. Nội dung chủ yếu của học thuyết này là
thừa nhận việc quốc gia vẫn giữ chủ quyền của mình khi tham gia vào các mối quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Tức là, quốc gia không bị xếp vào địa vị
ngang hàng với cá nhân hoặc pháp nhân. Quốc gia được hưởng quyền bất khả xâm phạm
và tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia cũng được hưởng quyền này. Không có bất
11
Xem thông tin tại website: [truy cập
ngày 15-8-2012].
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
15
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
cứ một cá nhân hay pháp nhân nào được phép đệ đơn kiện một quốc gia ở bất kì cơ quan
xét xử nào, cũng như không có bất cứ cơ quan xét xử nào có quyền xét xử một quốc gia.
Trừ trường hợp, quốc gia đó đồng ý cho kiện và cho xét xử. Khi quốc gia đồng ý cho chủ
thể khác khởi kiện mình và cho phép cơ quan tài phán xét xử thì cơ quan xét xử cũng chỉ
được phép xét xử chứ không được thực hiện bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào nhằm
đảm bảo đơn kiện hoặc đảm bảo thi hành án. Trừ trường hợp, quốc gia đó cho phép. Việc
được hưởng quyền miễn trừ là quyền của các quốc gia nên các quốc gia có thể sử dụng
quyền này hay từ bỏ quyền được miễn trừ của mình. Khi từ bỏ quyền miễn trừ thì quốc
gia có quyền từ bỏ toàn bộ hay từng nội dung của quyền miễn trừ, và việc từ bỏ này phải
được thể hiện dưới những hình thức theo pháp luật của nhà nước đó quy định.
Các luật gia tiến bộ trên thế giới đều cho rằng, quyền miễn trừ của quốc gia trong
trong lĩnh vực tư pháp quốc tế là quyền miễn trừ tuyệt đối và theo các luật gia này thì
quốc gia luôn luôn được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối trong mọi trường hợp, mọi lúc
mọi nơi. Quyền miễn trừ tồn tại hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
quốc gia mà thôi. Không có bất cứ một chủ thể hay một thế lực nào từ bên ngoài có thể
tước bỏ quyền miễn trừ của quốc gia trong mọi trường hợp. Những người theo quan điểm
này dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là chủ quyền của quốc gia là tuyệt đối và
bất khả xâm phạm, bất kì chủ thể nào cũng không có quyền vượt lên trên quốc gia. Thậm
chí, theo học thuyết này quyền miễn trừ còn được mở rộng cho người đứng đầu của quốc
gia khi tham gia vào các mối quan hệ với tư cách là người đứng đầu quốc gia hay tư cách
cá nhân. Một vấn đề cần làm rõ ở đây là khi thừa nhận quyền miễn trừ của quốc gia khi
tham gia vào các quan hệ dân sự là tuyệt đối thì điều này có nghĩa là quốc gia sẽ được
hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự quốc tế và trong tất cả các
trường hợp mà quốc gia tham gia với tư cách là một bên chủ thể trong quan hệ dân sự
quốc tế. Tính tuyệt đối của quyền này thể hiện ở nội dung của nó và không có bất cứ một
trường hợp ngoại lệ nào. Quốc gia hưởng quyền này mọi lúc, mọi nơi, việc quốc gia
tuyên bố từ bỏ một nội dung hay toàn bộ nội dung của quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối
của mình trong những trường hợp cụ thể nào đó là quyền của bản thân quốc gia và việc từ
bỏ đó không được xem là một ngoại lệ của quyền miễn trừ tuyệt đối.
1.4.2 Học thuyết quyền miễn trừ tương đối
Đang song song tồn tại bên cạnh học thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối là học thuyết
quyền miễn trừ tương đối. Cho đến giữa thế kỷ XX, phần lớn các nước vẫn còn công
nhận quyền miễn trừ tuyệt đối dành cho quốc gia nước ngoài. Tuy nhiên, từ sau Cách
mạng tháng 10 Nga, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ II, với sự xuất hiện của
hàng loạt quốc gia theo chế độ chính trị xã hội. Một mô hình kinh tế mới ra đời mà ở đó,
Nhà nước trực tiếp tham gia vào các quan hệ kinh tế với tư cách là một chủ thể, các công
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
16
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
ty nhà nước nắm độc quyền kinh doanh trong nền kinh tế, thì lại xuất hiên một vấn đề là
liệu các công ty nhà nước này có được hưởng quyền miễn trừ của quốc gia sở hữu nó hay
không khi các công ty này tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế với các
chủ thể nước ngoài. Chính thực tiễn này đã dẫn đến sự xuất hiện của học thuyết quyền
miễn trừ tương đối hay còn gọi là “học thuyết quyền miễn trừ chức năng”.
Học thuyết quyền miễn trừ tương đối (Doctrine of Restrictive/ Relative/ Limited
Immunity) hay còn gọi là học thuyết miễn trừ chức năng ra đời đầu tiên là ở các nước
thuộc hệ thống Common Law (đặc biệt là Bỉ và Ý). Sau đó là Anh, Mỹ và các nước thuộc
hệ thống Civil Law khác12. Học thuyết này do các học giả của các nước theo chế độ chính
trị tư bản chủ nghĩa khởi xướng và xây dựng nhằm loại trừ khả năng hưởng quyền miễn
trừ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của các nước theo chế độ chính trị xã hội chủ
nghĩa khi tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Tuy mới xuất hiện,
nhưng học thuyết này nhanh chóng được các quốc gia khác ủng hộ và cụ thể hóa vào các
đạo luật quốc gia. Theo học thuyết này, quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự
quốc tế sẽ được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp và quyền miễn trừ về tài sản trong tất
cả các lĩnh vực quan hệ dân sự. Tuy nhiên, có những trường hợp quốc gia sẽ không được
hưởng quyền miễn trừ này mà phải tham gia với tư cách là một chủ thể dân sự thông
thường khác. Như vậy, theo học thuyết miễn trừ tương đối thì khi quốc gia tham gia các
quan hệ tư pháp quốc tế với tư cách là chủ thể quyền lực, chủ thể công thực hiện các
hành vi quyền lực liên quan đến các nhiệm vụ ngoại giao, lực lượng vũ trang, hoạt động
lập pháp hay là nợ quốc gia…thì sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, còn nếu như là
tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế với tư cách là chủ thể dân luật, không thực hiện các
hành vi quản lý nhà nước thì các quốc gia đó có tư cách pháp lý ngang bằng với mọi tổ
chức và cá nhân khác. Do vậy, quốc gia đó sẽ không được hưởng quyền miễn trừ.
Việc thừa nhận thuyết này đã được một số quốc gia luật hoá thành những đạo luật
quốc gia. Có thể kể đến một số nước tiêu biểu trên thế giới đã luật hóa học thuyết này
như tại Hoa Kỳ, từ năm 1952 đã bắt đầu thay đổi quan điểm quyền miễn trừ quốc gia từ
thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối sang thuyết quyền miễn trừ tương đối. Năm 1976, Quốc
hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật Miễn trừ nhà nước dành cho quốc gia nước ngoài13. Đạo
luật này chính là sự hiện thực hóa Thuyết quyền miễn trừ tương đối mà Hoa Kỳ đang
theo đuổi. Trong đạo luật đã có những quy định cụ thể về quyền miễn trừ của quốc gia
như: chủ thể được hưởng quyền miễn trừ, nội dung quyền miễn trừ, các trường hợp quốc
12
Xem thông tin tại website: [truy cập
ngày 15-8-2012].
13
PTS. Đoàn Năng: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Thống kê Hà
Nội, 1995, tr.117.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
17
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
gia nước ngoài không được hưởng quyền miễn trừ. Tại Anh, Luật về Quyền miễn trừ của
quốc gia năm 1978 cũng ghi nhận quan điểm này. Quan điểm này còn được ghi nhận
trong thực tiễn xét xử ở tòa án Áo, Pháp, Thụy Điển, Ý, Hy Lạp, Bỉ14. Như vậy, về cơ
bản, phần lớn các quốc gia đều thừa nhận quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào
các quan hệ dân sự quốc tế. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận phạm vi của quyền miễn trừ
của quốc gia ở các quốc gia là khác nhau. Thực tiễn trên cho thấy, Thuyết quyền miễn trừ
tương đối của quốc gia đang có phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng và ngày càng có
nhiều quốc gia chấp nhận. Đây cũng là một xu thế phát triển của Tư pháp quốc tế hiện
đại. Tuy rằng, học thuyết về quyền miễn trừ tương đối đã được chấp nhận rộng rãi nhưng
vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh việc chấp nhận học thuyết này. Một trong
số đó là không có căn cứ nào thực sự rõ ràng để phân biệt hành vi thuộc chủ quyền và
hành vi không thuộc chủ quyền mà điển hình là các “hoạt động kinh doanh” của quốc
gia. Mặt khác, học thuyết này đã đi ngược lại hoàn toàn với các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế, cụ thể là trái với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng chủ quyền
của các quốc gia. Học thuyết này được đưa ra không xuất phát từ thực tế khách quan mà
chủ yếu dựa vào quan điểm riêng của các quốc gia tư sản. Họ nhận thấy được việc áp
dụng quyền miễn trừ cho các quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa là một mối nguy
hiểm cho chế độ nên họ luôn luôn tìm cách loại bỏ học thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối
của quốc gia để bảo vệ chổ đứng cho những cá nhân, tổ chức và cho chính các nhà nước
tư sản.
14
Xem thông tin tại website: [truy cập
ngày 15-8-2012].
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
18
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy
Quyền miễn trừ của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG QUYỀN MIỄN CỦA QUỐC GIA TRONG TƢ PHÁP
QUỐC TẾ - THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Nội dung của quyền miễn trừ tƣ pháp của quốc gia trong tƣ pháp quốc tế
Nhìn chung, trong tư pháp quốc tế thì phần lớn các quốc gia đều thừa nhận tư
cách chủ thể đặc biệt của quốc gia khi tham gia vào mối quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng)
có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia vào quan hệ các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia
được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp. Khi
nói đến quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia, người ta thường nghĩ ngay đến quyền
miễn trừ tư pháp15. Hầu hết các quốc gia đều dành quyền miễn trừ tư pháp cho các quốc
gia khác. Tuy nhiên, quyền miễn trừ đó là tuyệt đối hay tương đối là tùy thuộc vào quan
điểm của từng quốc gia. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế bao
gồm ba nội dung: quyền miễn trừ xét xử tại bất kì Tòa án nào; quyền miễn trừ đối với các
biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo sơ bộ đối với đơn kiện; quyền miễn trừ đối với các
biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án.
2.1.1 Quyền miễn trừ xét xử
Khi quốc gia tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế với tư cách là một chủ thể
bình thường như cá nhân, pháp nhân và không mang quyền lực chính trị thì địa vị pháp lý
của quốc gia và các chủ thể đó cũng không bao giờ ngang bằng nhau, vì quốc gia luôn là
một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ quốc tế. Sự không ngang bằng về địa vị pháp lý
của quốc gia thể hiện rõ nét bằng quyền miễn trừ xét xử của quốc gia. Trong các mối
quan hệ xã hội nói chung và các mối quan hệ pháp luật nói riêng thì vấn đề phát sinh
những tranh chấp giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi. Trong mối quan hệ tư
pháp quốc tế, thì tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là một điều tất yếu. Lúc này, các
chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chính yếu tố nước ngoài
này là nguyên nhân của những tranh chấp bởi sự khác biệt cơ bản về pháp luật giữa các
quốc gia. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quốc gia cũng có
những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một chủ thể bình thường. Nhưng khi có những tranh
chấp phát sinh thì quốc gia lại có một đặc quyền đó là các chủ thể khác không được
quyền khởi kiện quốc gia tại bất kì Tòa án nào khi chưa được sự đồng ý của quốc gia đó.
Mặc dù, các chủ thể khác có những chứng cứ rõ ràng về sự vi phạm của quốc gia. Nếu
như có một chủ thể nào đó đệ đơn kiện một quốc gia đến bất kì một Tòa án nào, thì Tòa
án đó cũng không được quyền thụ lý đơn kiện và tiến hành bất cứ hành động nào để xét
15
Ths. Diệp Ngọc Dũng: Bài giảng Luật tư pháp quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ, 2002, tr.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương
19
SVTH: Phan Thị Thanh Thúy