Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.2 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại
hoá thiên về xuất khẩu. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cùng với việc
đẩy mạnh tiến trình vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá và tự do hoá
thương mại. Chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, dần thay thế
nhập khẩu. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanh
mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp da, có khả năng
cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít vốn, thu hút
nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, trên cơ sở
phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút cấc nguồn lực bên ngoài, tích
cực chủ động, mở rộng thâm nhập vào thị trường quốc tế .
Ngành công nghiệp da giày của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển có
vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước, góp
phần tạo ra công ăn việc làm, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
thu nhập ngoại tệ qua đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với nước ta thì ngành công nghiệp da
giày cũng có tầm quan trọng đặc biệt.
Để được hiểu rõ hơn về quá trình tham gia xuất khẩu mà đặc biệt là xuất khẩu
da để làm da giày của Việt Nam nên em đã chọn để tài: “Những giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay.” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu
luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý và bổ sung
để bài viết của em được tốt hơn trong những lần sau.
1
Chương I: Khái niệm, vai trò và hiệu quả xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm xuất khẩu.
Xuất khẩu là việc bán hàng ra nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh
và đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn mua bán trong
nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn và
khó kiểm soát, mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại


tệ, hàng hoá phải chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau, phải tuân
theo các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như các địa phương.
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các
lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, từ các
chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc khổng lồ, không chỉ có hàng hoá hữu
hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
Như vậy, thông qua hoạt động xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ, cải thiện
cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ,
cải tiến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân.
Hình thức cơ bản của xuất khẩu hàng hoá chỉ là hình thức trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình
thức.
2. Vai trò xuất khẩu.
2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước. Nguồn gốc quan trọng nhất để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại
hoá là xuất khẩu. Nhờ hoạt động xuất khẩu có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn kỹ thuật
công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy hàng hoá trong nước phát triển,
2
giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập
với nền kinh tế thế giới.
Có xuất khẩu mới phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng nền sản
xuất xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống của nhân dân. Giữa sản xuất và xuất khẩu có
mối liên hệ chặt chẽ. Quy mô, tốc độ phát triển của xuất khẩu do trình độ phát triển
của sản xuất quy định. Việc xuất khẩu những sản phẩm do trong nước sản xuất ra có
ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân,
tăng thu nhập quốc dân.
Có đẩy mạnh mới tăng thu ngoại tệ và tích luỹ vốn. Công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đòi
hỏi phải có một số vốn lớn. Xuất khẩu đóng vai trò khuyến khích và mở rộng sản xuất

phát triển, do đó góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn phục vụ công nghiệp hoá.
Xuất khẩu góp phần phục vụ tốt đường lối mở rộng quan hệ kinh tế với nước
ngoài của Đảng và Nhà nước.
2.2. Đối với các doanh nghiệp.
Ngày nay, xuất khẩu là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các
doanh nghiệp, việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài đem lại cho doanh
nghiệp các lợi ích sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng
quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có
lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong
hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
cạnh tranh trên thị trường thế giới. Qua đó có điều kiện tiếp thu phát triển các kỹ-
nghệ tiên tiến.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu khẩu da giày Việt Nam
3
1. Tình hình xuất khẩu da giày trước kia và những năm gần đây.
Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ tiếp nhận sự chuyển dịch sản
xuất các sản phẩm da giày để xuất khẩu từ các nước NIC trong khu vực như: Đài
Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông nhằm khai thác các lợi thế mà Việt Nam có được trong
việc sản xuất và xuất khẩu giày dép. Đó là: Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào,
lành nghề, chăm chỉ, cần cù tiếp thu nhanh, tiền công lao động thấp. Việt Nam chưa bị
các nước nhập khẩu da giày khống chế bằng hạn ngạch và được hưởng chế độ ưu đãi
thuế quan (GSP) Nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ. Tận dụng lợi thế đó đồng thời
khai thác tiềm năng của ngành, chỉ trong khoảng thời gian từ 1993 đến nay: sản lượng
“Giày Da” Việt Nam đứng thứ 8 Thế Giới.
Cả nước có 234 doanh nghiệp sản xuất da giày các loại, trong đó có 77 doanh
nghiệp Nhà nước, 80 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 77 doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Tổng năng lực sản xuất da giày các loại hàng năm đạt khoảng 420 triệu
đôi trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47.5%, doanh

nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 27.5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
khoảng 25%. Sản lượng da giày các loại tăng nhanh qua các năm. Cùng với sự tăng
lên của sản lượng là sự gia tăng nhanh chóng mức tiêu thụ giày dép, trong đó xuất
khẩu tăng nhanh nhất. Nếu từ năm 1991 trở về trước hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa,
không có xuất khẩu thì đến năm 1992 đã xuất khẩu được 5triệu USD và đã tăng liên
tục với tốc độ cao. Trong những năm gần đây da giày Việt Nam đã có mặt trên 129
quốc gia. Năm 2001 so với năm 1992 – tức là sau 9 năm – kinh ngạch xuất khẩu da
giày đã gấp 312 lần, bình quân một năm tăng tới 89.3%. Đó là tỗc độ tăng rất cao –
cao nhất so với các mặt hàng chủ lực khác trong thời gian tương ứng. Tám tháng đầu
năm 2002 kim ngạch xuất khẩu da giày đã đạt 1256 triệu USD. Đứng thứ 3 sau mặt
hàng dầu thô (1940 Triệu USD), dệt may (1593 triệu USD) so với tám tháng đầu năm
2001, là mức tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Kim ngạch
4
xuất khẩu da giày Việt Nam từ chỗ không có gì sau 10 năm phát triển đã vượt lên
đứng thứ 4 Thế Giới sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italia.
Bộ công nghiệp cho biết, nhờ các doanh nghiệp chủ động xúc tiến thương mại,
chuyển đổi cơ cấu sản phẩm kim nghạch xuất khẩu da giày trong 3 tháng đầu năm
2006 vẫn đạt khoảng 816 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy da giày là một trong những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân về nhiều mặt, như giải quyết công ăn việc làm cho lao động xã hội, lợi thế
cạnh tranh trong xuất khẩu với kim ngạch khá cao và tăng liên tục.
2. Những khó khăn thách thức của da giày Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành da giày nước ta năm vừa qua có
biết bao khó khăn thử thách. Các doanh nghiệp da giày đứng trước yêu cầu đòi hỏi
của thị trường.
Thứ nhất: Khâu nguyên vật liệu để sản xuất, cả nước hiện chỉ có 2 nhà máy
thuộc da nhưng cũng không đủ da để chế biến, phải nhập da muối từ nước ngoài: phần
nguyên liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 20% nhu cầu sản xuất do hạn hán, lũ lụt
ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc…
Thứ 2: Phương thức hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất da giày xuất

khẩu là gia công, nên kim ngạch xuất khẩu thì lớn, nhưng kim ngạch thực thụ thì ít.
Thứ 3: Vẫn còn tồn tại 20% doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp
quy mô nhỏ, kỹ thuật sản xuất và công nghệ kém, năng suất lao động thấp, năng lực
cạnh tranh yếu. Trình độ cán bộ quản lý, trình độ tay nghề còn thấp, nhất là kỹ thuật
thiết kế mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ỡ từng thị trường còn yếu.
Mà ngày nay thị trường đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm như các tiêu chuẩn nhãn,
mác và sản phẩm không có chất độc hại…
Thứ 4: Khả năng tiếp thị và trình độ marketing của các doanh nghiệp trên thị
trường còn yếu. Cụ thể ở đây là khi thực hiện một dự án thì phía các doanh nghiệp
5

×