Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 58 trang )

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Cho vay ngắn hạn là hoạt động kinh doanh quan trọng trong hoạt động tín dụng
của mọi Ngân hang Thương mại. Hiện nay, với sự phát triển lớn về số lượng các DN,
nhu cầu tiêu dung, mua sắm hang hóa dịch vụ của các tổ chức cá nhân trên địa bàn Hà
Nội luôn ở mức cao, do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn là rất lớn. Rất nhiều các Ngân
hang đang cố gắng cung cấp những dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu này của Xã
hội.
Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội là chi nhánh mới được thành
lập trong một vài năm trở lại đây. Cũng như nhiều chi nhánh Ngân hang khác, hoạt
động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh trong những năm trở lại đây. Tuy đã đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng
bên cạnh đó Chi nhánh vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc triển khai các dịch vụ tín
dụng ngắn hạn của mình. Do vậy, việc nghiên cứu từ đó đưa ra những phân tích đánh
giá về thực trạng và đề ra những ý kiến giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng ngắn hạn của Chi nhánh là điều cần thiết hiện nay.
1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài.
Đề có cái nhìn tổng quát về toàn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những
năm qua, từ đó đề ra những giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội trong những năm tới, em
quyết định lựa chọn đề tài: “Cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT quận
Ba Đình – Hà Nội.”
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của mình, chuyên đề tập trung nghiên cứu nhằm đạt được các
mục tiêu sau:
- Đánh giá khách quan tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh
NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội và các nhân tố có ảnh hưởng.
- Tìm ra hạn chế hiện tại của chi nhánh và những nguyên nhân gây ra những hạn
chế đó.
- Đưa ra những giải pháp và ý kiến đề xuất lên Chi nhánh. Ngân Hàng trung
ương và Nhà nước nhắm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn.




1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh NHNo &
PTNT quận Ba Đình – Hà Nội
Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến nay.
1.5 Một số khái niệm và lý thuyết về NHTM và hoạt động cho vay ngắn hạn của
NHTM.
1.5.1 Ngân hang thương mại trong nền kinh tế thị trường.
1.5.1.1

Khái niệm NHTM.

Ngân hang là loại hình tổ chức tài chính cun cấp danh mục các dịch vụ tài chính
đa dạng nhất, đặc biệt là dịch vụ tín dụng, thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nảo trong nền kinh tế.
Ở VN, theo điều 21 luật các tổ chức tín dụng, NHTM được định nghĩa như sau:
“NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động
ngân hang và các hoạt động khác có lien quan”
Luật Ngân hang nhà nước đưa ra đinh nghĩa: “hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hang với nội dung thướng xuyên là nhận tiền
gửi và sử dụng sô tiền này để cấp tín dụng và thực hiện việc cung ứng các dịch vụ
thanh toán”
1.5.1.2

Vai trò của NHTM trong nền kinh tế.

Thứ nhất, NHTM là trung gian tài chính, thực hiện vai trò điều chuyển các
khoản tiền nhàn rỗi chủ yếu từ hộ gia đình và các tổ chức thành vốn tín dụng cho các
tổ chức kinh doanh và các thành phần kinh tế khác để đầu tư vào nhà cửa thiết bị và

các tài sản khác. Các khoản tín dụng này là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế quốc
gia phát triển. Đây là vai trò truyền thống và quan trọng nhất của các NHTM.
Thứ hai, NHTM giữ vai trò là trung gian thanh toán, thay mặt khách hang thực
hiện các hoạt động thanh toán các giao dịch mua bán hang hóa và dịch vụ của họ. Khi
làm trung gian thanh toán, NHTM tạo ra các cung cụ lưu thong và quản lý các công cụ
đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán…) để tiết kiệm cho XH những chi phí về
lưu thong, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thong hang hóa.


Thứ ba, NHTM giữ vai trò là người bảo lãnh, cam kết trả nợ cho khách hang
khi khách hang mất khả năng hay không đủ khả năng thanh toán.
Thứ tư, NHTM giữ vai trò đại lý, thay mặt khách hang quản lý và bảo vệ tài sản
của họ, phát hành hay chuộc lạị chứng khoán.
Thứ năm, NHTM là người thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ, góp
ph điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu XH. NHTM là chủ thể
chịu tác động trực tiếp của các công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị
trường mở của NHTW. Đồng thời các Ngân hang là cầu nối trong việc chuyển tiếp các
tác động của các chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
Thứ sáu, NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc
gia thong qua các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, lưu chuyển dòng
đầu tư giữa các quốc gia…
1.5.1.3

Hệ thống tổ chức của một NHTM:

Tùy theo quy mô hoạt đong, hình thức sở hữu và chiến lược hoạt động, mỗi
ngân hang có một mô hình tổ chức riêng. Các ngân hang lớn thường có nhiều chi
nhanh, sở hữu nhiều công ty con, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, các
Ngân hang nhỏ thường có ít, thậm chí không có chi nhánh, hoạt động trong phạm vi
địa phương, nghiệp vụ kinh doanh kém đa dạng.

Hệ thống tổ chức của một Ngân Hàng lớn như sau:

Chi nhánh phụ thuộc

Chi nhánh cấp 2

quỹ tiết kiệm

Phòng giao dịch

Công ty trực thuộc

Đơn vị xí nghiệp

Văn phòng đại diện

Chi nhánh cấp 1

Sở giao dịch

1.5.1.4 Tài sản của một ngân hang.


Tài sản có của một ngân hang gồm:
 tiền mặt và số dư có tại ngân hang trung ương
tiền mặt gồm lượng giấy bạc ngân hang, tiền kim loại được giữ tại hội sở và các
chi nhánh để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hang. Lượng tiền mặt này được dự
trữ trheo một tỷ lệ bắt buộc của NHTW để duy trì khả năng thanh khoản cho ngân
hang và cũng là một trong những công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
 Séc đang nhờ thu.

Là những tờ séc được trả vào một ngân hang để rút tiền tại ngân hang hay chi
nhánh ngân hang khác đựoc thanh toán bù trừ trong một khoảng thời gian nhất định.
Các từo séc được thanh toán bù trừ và tài sản có trong bảng tổng kế tài sản của ngân
hang được thể hiện là trái quyền của Ngân hang đó đối với các Ngân hang khác về
các khoản đang trong quá trình nhờ thu.
 Cho vay không kỳ hạn và rất ngắn hạn
Tài sản này bảo gồm chủ yếu là vốn cho các nhà chiết khấu vay, nó được bảo đảm
bằng tín phiếu kho bạc, những hối phiếu thương mại hay các chứng khoán chưa đến
hạn. Chúng có thể được cho vay dưới dạng không kỳ hạ, tức là có thể rút tiền ngay lập
tứcbất kỳ lúc nào hay có thời gian tối thiều dưới 15 ngày. Lãi suất thu được từ các
khoản cho vay này thường thay đổi tuỳ thuộc vào thời hạn món vay và mức độ sãn có
của nguồn vốn trên thị trường. Sau tiền mặt, đây là tài sản khả dụng nhất của Ngân
hang, nó sẽ được rút về khi ngân hang thiếu vốn.
 Tín phiếu kho bạc
đầu tư vào tín phiếu kho bạc là cách đầu tư ngắn hạn an toàn cho bộ phận tài sản
của ngân hang và cung thu được lãi suất hợp lý. Tín phiếu kho bạc cho phép quay
vòng vốn nhanh và có thể mua bán bất cứ lúc nào trên thị trường chiết khẩu.
 Các loại phiếu khác.
Đó là các hối phiếu ngân hang, hối phiếu thương mại hay các tín phiếu chính
quyền địa phương mà ngân hang chiết khẩu cho khách hang hoặc mua trên thị trường
để giữ tài sản có cho tới khi đáo hạn. Trong đó, hối phiếu ngân hang là hối phiếu được
chấp nhận bới một ngân hang tuỳ thuộc vào chất lượng của ngân hang chấp nhận. Hối
phiếu thương mại là loại được một doanh nghiệp chấp nhận. Tín phiếu chính quyền
địa phương được phát hanhf bời chính quyền địa phương để trang trải chi tiêu trong
ngắn hạn.


 Các khoản cho vay trên thị trường.;
Bên cạnh việc cho vay chủ yếu trên thị trường chiết khẩu, Ngân hang thực hiện cho
vạy các khoản khác trên thị trường tiền tệ thứ cấp như thị trường lien ngân hang, thị

trường chính quyền địa phương và thị trường lien công ty. Các khảon vay nầy hầu hết
đều có thời hạn ngắn hoặc trung hạn (< 5 năm).
 chứng chỉ tiền gửi
các Ngân hang cũng giữ chứng chỉ tiền gửi như một khách hang tại một ngân hang
khác như một khoản đầu tư và nó được xếp vào tài sản có của bảng tổng kết tài sản
của Ngân hang. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi thay đổi tuỳ theo thời gian còn lại đến
ngày đáo hạn. ĐỐi với loại gần đến hạn thanh toán thì lãi suất gần với lãi suất cơ bản,
đối với loại có thời hạn dài hơn thì lãi suất cao hơn.
 Tiền gửi đặc biệt.
Là tiền mà các ngân hang được yêu cầu giữ taij NHTW. Lãi suất được trả cho
lkhoản tiền gửi này được tính theo lãi suất tín phiếu kho bạc.
 Các khoản đầu tư (trừ đầu tư thương mại)
Phần chính của các khoản đầu tư là chứng khoán (doanh nghiệp hay chính phủ)và
các loại giấy tờ có giá khác theo danh mục đầu tư nhằm thu lại các khoản thu nhập và
hạn chế các rủi ro. Lãi suất thường cao hơn lãi suất cơ bản đặc biệt là các loại chứng
khoán có độ rủi ro cao, hay thời gian đáo hạn trung bình. Hầu hết các chứng khoán
đầu tư để có thể mua bán trong sở giao dịch.
 Cho vay khách hang.
Đây là phần tài sản lớn nhất trong bảng kết cấu tài sản Ngân hang. Nó bao gồm tất
cả các khoản mà ngân hang cho khách hang vay theo dạng có thế chấp hoặc tín chấp.
Đây là tài sản biểu hiện chức năng cơ bản của ngân hang ; à cho vay lượng vốn dư
thừa từ các khoản tiền gửi tại Ngân hang. Các khoản vay được xếp vào mục tài sản lưu
động trong bảng tổng kết tài sản của ngân hang. Tuy nhiên, chúng lại là những tài sản
cps tính khả dụng kém nhất. Lãi suất trên các khoản vay biểu hiện cho sự kém khả
dụng và mức độ rủi ro của chúng. Các tỷ lệ lãi duất (trừ những khoản cho các công ty
lớn vay gắn với lãi suất trên thị truờng tiền tệ) thường dựa trên lãi suất cơ bản của
Ngân hang. Các công ty lớn thường được vay với lãi suất nhỏ hơn so với các DN nhở
và vừa hay vay khách hang cá nhân, tuỳ thuôc vào mức độ rủi ro hay mức độ ưu tiên.
(tuy nhiên điều này có thể khác dưới sự tác động của các chính sách chính phủ). Hầu
hếy lãi suất cho vay được tính trên số dư hang ngày của các tài khoản đặc biệt là tài



khoản cho vay cá nhân. Lãi được tính trên khoản vay gốc và thời gian vay. Các khoản
vay được trả dần theo định kỳ làm giảm số vốn gốc.
 đầu tư vào các công ty con và các công ty lien kết.
Đó là các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty lien kết và đầu tư thương mại
mà Ngân hang thực hiện nhằm đa dạng hoá hoạt động của mình. Các công ty con là
các công ty bị kiểm soát boỉư ngân hang mẹ như các công ty tài chính, ngân hang đầu
tư, công ty chứng khoán… Các công ty lien kết là các công ty mà Ngân hang không
kiểm soát mà nắm giữ dài hạn khoảng 20% vốn cổ phần trở lên và có tham gia quản
lý.b Đầu tư thương mại là các khoản đầu tư vào các công ty với mức dưới 20% vốn
cổ phần.
Tài sản nợ của Ngân hang.
 vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của NHTM, bao gồm vốn ban đầu và số vốn gia tăng
cùng với sự phát triển của NHTM. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong Ngân
hang (5 – 10%) nhưng có tính ổn định cao và luôn được bổ sung. Đây là nhân tố quan
trọng quyết định đến quy mô hoạt động của Ngân hang và xác định tỷ lệ an toàn trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hang. Cấu thành vốn chủ sở hữu gồm có:
- Vốn cổ phần đã phát hành.
Đây là vốn cổ phần của Ngân hang, phần lớn là do các cổ đông của ngân hang nắm
giữ gồm các cá nhân, các nhà đầu tư và các công ty khác nắm giữ (phụ thuộc vào việc
quy định vốn điều lệ tối thiểu của chính phủ). Hầu hết các cổ phiếu mà cổ đông nắm
giữ là cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và các cổ phiếu chuyển dổi. Vốn cổ phần này
bao gồm vốn ban đầu và vốn bổ sung do phát hành them cổ phiếu trong quá trình hoạt
động của Ngân hang.
- Dự trữ:
Hai loại dự trữ là dự trữ vốn và dự trữ thu nhập.dự trữ vốn: Giá phát hành cổ phiếu
ra thị trường cao hơn so với giá trị thưc của cổ phiếu đó, lương thặng dư này được đưa
vào khoản tăng lên của giá cổ phần.dự trữ thu nhập: là các khoản lợi nhuận thu được

qua các năm mà không chi trả cho cổ đông (thu nhập giữ lại) để dành nhằm đáp ứng
nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô hay công nghệ cung cấp dịch vụ.
 Vốn phi tiền gửi


Vốn phi tiền gửi của Ngân hang gồm có:
- Vốn vay Ngân hang nhà nước: hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hang nhà
nước là tái chiết khẩu và tái cấp vốn. NHTM cung cấp dịch vụ tái chiết khẩu giấy tờ
có giá. Sauk hi chiết khẩu hoặc tái chiết khẩu, giấy tờ có giá trở thành tài sản của
NHTM và khi có nhu cầu vốn, NHTM có thể sử dụng giấy tờ có giá này đem tái chiết
khấu tại NHTW. Ngoài ra, NHTM có thể cầm cố hoặc tái cầm cố thương phiếu tại
NHTW. NHTW cũng có những hình thứu cho vay thanh toán đối với NHTM. Khi các
Ngân hang tham gia hệ thong thanh toán bù trừ, nếu Ngân hang nào thiếu vốn trong
thanh toán thì sẽ được NHNN cho vay để đảm bảo phiên giao dịch thanh toán bù trừ
được hoàn tất.. Hai phương thức mà NHTW áp dụng là cho vay qua đêm
(Overnight)và cho vay thấu chi (overdraft).
- Vay các tổ chức tín dụng khác: Việc vay này được ngân hang lien hệ trức tiếp
với các tôr chức tín dụng. Hai hình thức cho vay chủ yếu là vay có tài sản đảm bảo và
vay không có tài sản đảm bảo.
- Vay trên thị trường tài chính: Thứ nhất, để vay vốn ngắn hạn, các NHTM có thể
phát hành giấy tờ có giá với thời hạn ngắn dưới 12 tháng như : kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Thứ hai, để vay vốn
trung và dài hạn, NHTM có thể tiến hành phát hành trái phiếu.
- Các vốn phi tiền gửi khác: tiền trong thanh toán, các khoản treo chờ xử lý và
tiền uỷ thác.
 Vốn tiền gửi:
Vốn tiền gửi là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà Ngân hang đang
tạm thời quản lý sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Đầy là khoản mục lớn nhất của tài
sản nợ trên bảng tổng kết tài sản của Ngân hang. Do nguồn vốn này chiêm tỷ trọng lớn
lên toàn bộ hoạt động của Ngân hang đều dựa trên nguồn vốn này. Tuy nhiên đây

không phải là nguồn vốn ổn định, khách hang có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà chỉ với
rang buộn là lãi trả cho khách hang sẽ thấp hơn so với lãi đã cam kết trước đó.
Các hình thức huy động vốn tiền gửi có:
- tiền gửi thanh toán: Đây là những khảon tiền gửi thường có lãi suất thấp hoặc
bằng không. Tuy nhiên khách hang có thể sử dụng một sô dịch vụ kèm theo như:
thánh toán séc tiền mặt, séc bào chi, cho vay thấu chi… với mức phí thấp và nhiều giá
trị gia tăng. Tuy nhiên số dư của loại tiền gửi này thường không ổn định.


- tiền gửi có kỳ hạn cuả các tổ chức, cá nhân:
- tiền gửi tiết kiệm.
- Tiền gửi của các ngân hang khác.
1.5.2 Một số vấn đề về lãi suất và lãi suất Ngân Hàng.
1.5.2.1

Ý nghĩa và vai trò của lãi suất

Lãi suất là biểu hiện về giá cả của khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi tạm
thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho người khác. Theo đó, người đi vay
coi lãi suất như khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời khoản tiền của
người khác. Vì vậy như giá cả của các loại hang hoá khác, lãi suất được xác định chủ
yếu theo cung cầu. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến lãi suất cho vay của Ngân
hang, bời nó biểu hiện cho một khoản chi phí trong nguồn vốn sử dụng của họ.
 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được công bố đối với một khoản vay hoặc một
khoản đầu tư. Lãi suất thực tế (lãi suất hiệu quả ) là lãi suất mà khách hàng thực sự thu
được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tinh đến tác động
của lãi suất ghép. Lãi suất danh nghãi gắn liền với phương pháp tính lãi đơn giản, còn
lãi suất danh nghĩa được tính theo phương pháp tính lãi ghép.
 Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.

Đa số lãi suât mà ngân hang trả cho người gửi tiền và tính cho người đi vay là lãi
suất thả nổi. ĐÓ là mức lãi suâtc so thể thay đổi lên xuống theo thời gian mà không
báo trước.
Lãi suất cố định thường được áp dụng cho các khoản tiền gửi dài hạn và các khoản
vay cá nhân. Lãi suất cố định có ưu điểm là người gửi tiền và người đi vay biết trước
số tiền lãi được trả hoặc phải trả. Tuy nhiên nhược điểm là nó khiến cho khách hang
và ngân hang bị trói chặt trong một mức lãi suất. Do đó, người guỉư tiền vào ngân
hang theo mức lái suất cố định khi mức lãi suất chung thấp thì chịu thiệy thòi khi mức
lãi suất chung tăng còn điều ngược lại lại xảy ra với người đi vay.
1.5.2.2
Lãi suất Ngân hang
 Lãi suất cơ bản.
Đây là lãi suất quan trọng đối với đa số khách hang đi vay vốn. Đa số các trường
hợp vay thấu chi đề phải gắn với lãi suất này. Lãi suất cơ bản là lãi suất mà ngân hang


phải tính cho người đi vay trong khi vẫn đảm bảo thu hút nguồn tiền gửi có hiệu quả.
Lãi suất cơ bản thường dễ thay đổi do theo sát với lãi suất trên thị trường tìên tệ. Nếu
lãi suất ngân hang thấp hơn lãi suất trên thị trường tiền tệ thì khách hang sẽ vay vốn
của Ngân hàn và sau đó đem số vốn này cho vay trên thị trường tiền tệ để kiếm chênh
lệch.
Đa số khách hang phải vay vốn với mức lãi suất cao hơn lãi suất cơ bản. Chênh
lệnh này đựoc coi như một khoản phí. Mức phí này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ
rủi ro theo quan điểm của Ngân hang, bên cạnh đó là số tiền và thời hạn vốn vay cùng
với sự đảm bảo cho khoản vay. Lãi đựoc tính theo khối lượng vốn vay trên cơ sở hang
ngày và thường trả lãi theo quý, đôi khi là nửa năm.
 Lãi suất tiền gửi.
Là lãi suất hiện tại tính trên tài khoản tiền gửi được niêm yết tại tất cả các chi
nhánh của Ngân hang. Lãi suất này không trực tiếp gắn với lãi suất cơ bản, nhưng nó
thay đổi theo chiều hiường của lãi suất cơ bản. Lãi suất tiền gửi thường thấp hơn lãi

suất cơ bản tìư 2 – 5%. Do đó, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay là
phần lãi mà Ngân hang được hưởng..
 Lãi suất cho vay cá nhân.
Lãi suất cho vay cá nhân tình trên các khoản vay cá nhân thường cố định trong thời
gian vay. Lãi suất phần trăm một năm tính cho các khoản vay cá nhân, tại mọi thời
điểm, thường cao hơn một cách đáng kể so với các khoản vay thấu chi và đạt tới bằng
lãi suất của các công ty mua trả góp.
 Lãi suất cho vay mua nhà.
Là lãi suất ngân hang tính cho các khoản vay mua nhà, và là lãi suất có thể điều
chỉnh theo mức lãi suât chung. Tuy nhiên, ngân hang luôn cố gắng sao cho lãi suất này
tránh bị thay đổi thường xuyên như đa số các mức lãi suất khác. Lãi suất này được
tính sát so với lãi suất do các hội tiết kiệm nhà ở lập ra do các hội tiết kiệm nhà ở là
những người cạnh tranh chủ yếu với Ngân hang trên thị truờng này.
 Lãi suất cho vay lien Ngân hang.
Là lãi suất mà các ngân hang áp dụng cho nhau vay. Các khoàn tiền vay thường
lớn nên có thể coi như “bán buôn” do đó, lãi suất trên các khoản tiền vay này thường
thấp hơn so với các khoản vay cho các tổ chức, cá nhân. Lãi suất trên thị trường lien
ngân hang được xác định bằng sự cân bằng giữa cung và cầu vốn.


1.5.2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất.

- Cung và cầu vốn vay: sự tăng và cung, trong khi cầu không có nhiều sự thay
đổi sẽ khiến cho lãi suất giảm và ngược lại.
- Mức độ rủi ro: Có hai nhân tố cấu thành trong bất kỳ mức lãi suất nào. Thứ nhất
, đó là phần tiền trả cho người cho vay khi anh ta trao lại quyền sử dụng khoản vốn
của mình cho người khác. Thứ hai là phần tiền trang trải yếu tố rủi ro trong trường
hợp vốn không được hoàn trả. Khi cho vay, nếu không có rủi ro nào phải lo lắng thì lãi

suất trong trường hợp này là lãi suất ròng (lãi suất đối với các chứng khoán chính
phủ). Mức độ rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao.
- Số lượng và thời hạn vốn vay: Số luợng và thời hạn vốn vay cũng được phản
ánh trong lãi suất. DO đó, Ngân hang có thể tính cho người đi vay một mức lãi suất
cao hơn cho lượng vốn vay vượt quá một mức nhất định. Hay một người gửi tiền có
thể nhận được một mức lãi suất hấp dẫn với số vốn lớn và thời hạn guỉư dài.
- Yếu tố lạm phát: Trong thời gia mà tỷ lệ lạm phát cao thì người cho vay thường
muốn một mứuc lãi suất cap để bù đắp cho sự mất đi một phần giá trị cỷa số vốn gốc
của họ. Do đo, khi lạm phát ở mức cao thì lãu suất chắc chắn sẽ cao tương ứng.
1.5.3 Hoạt động cho vay của Ngân Hàng thương mại.
1.5.3.1 Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay của Ngân Hàng.
Hoạt động cho vay của NHTM là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín
dụng giao cho khách hang một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định và một
thời gian nhất đinh theo thoả thuận giữa hai bên với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Hoạt động cho vay của NHTM được phân loại như sau:
 Dựa vào thời hạn cho vay.
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng. Mục đích của loại cho
vay này là nhằm tài trọư chp việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn của DN hoặc đáp ứng
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung hạn là những loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của
loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, nhằm mục đích tài trợ việc
đầu tư vào các dự án dài hạn.
 Dựa vào tính chất đảm bảo tiền vay.


Cho vay có đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bào cho khoản vay như
nhà xưởng, đất đai, máy móc, thiết bị, hang hoá…
Cho vay không có đảm bảo là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản than khách
hang để quyết định cho vay.

 Dựa vào mục đích của tín dụng.
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, mục đích của hai loại cho vay này là tài trợ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Cho vay têu dung cá nhân là loại cho vay nhằm mục đích giúp người tiêu dung có
nguồn tài chính để trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dung gia đình và phương tiện đi lại.
 Dựa vào xuất xứ tín dụng.
cho vay trực tiếp: Ngân hang cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời
người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho Ngân hang.
Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thựuc hiện thong qua việc mua lại các
khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và vẫn còn thời hạn thanh toán. Các
NHTM cho vay gián tiếp theo các loại sau: chiết khấu chứng từ, cho vay trả góp hay
mua các khoản nợ doanh nghiệp (factoring).
1.5.3.2. Các nguyên tắc và điều kiện cho vay.
 Các nguyên tắc cho vay.
- Một là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hai là phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Ba là cho vay dựa trên phương án/dự án có hiệu quả.
 Các điều kiện cho vay.
- chủ thể đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- có đủ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn đã cam kết.
- có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, hoặc có phương án trả nợ khả thi.
- thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định
Việc đảm bảo tiền vay có thể được thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
thứ nhất; đảm bảo bằng tài sản thế chấp.


thứ hai; là đảm bảo bằng tài sản cầm cố

Một số điều kiện về tài sản thế chấp, cầm cố như sau:
(1) người vay phải có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản thế chấp và cầm cố
theo luật định.
(2) Tài sản thế chấp có thể chuyển nhượng, khi càn có thể phát mại dễ dàng, đàm
bảo thu hồi vốn vay được thực hiện.
(3) Giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm vay vốn (theo giá thị trường) nhất định
phải hơn số tiền xin vay.
(4) Tài sản thế chấp phải đang trong thời gian không có tranh chấp và chưa đựoc
thế chấp tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
Thứ ba; đảm bảo bằng hình thức bảo lãnh từ người thứ ba
Thứ tư, đảm bảo bằng tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay. Hình thức đảm
bảo này thường được sử dụng trong các trường hợp như:
(1) khoản vay do chính phủ chỉ định cho các ngân hàng.
(2) Các khảon vay trung và dại hạn cho dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh. Trong đó tài sản hình thành tù vốn vay phải đảm bảo các điều kiện như: quy
mô vốn vay nhỏ, tỷ lệ tham gia của tổ chức tín dụng trên tổng tài sản không lớn,
phương án đầu tư mang tính khả thi cao, có khả năng thu hồi vốn để trả nợ cho Ngân
hang đúng kỳ hạn.
1.5.3.3 đối tuợng, thời hạn và mức cho vay.
 Đối tượng cho vay.
đối tượng cho vay là các doanh nghiệp cần bổ sung vốn lưu động trong quá trình
sản xuất kinh doing, cung cấp dịch vụ, vay vốn để thanh toán các khoản chi phí thực
hiện các dự án đầu tư, … các khách hang cá nhân có nhu cầu về tài chính để phục vụ
cho việc tiêu dung, đầu tư…
Các nhu cầu vay vốn được coi là không hợp pháp và bi từ chối cho vay bao gồm:
vay vốn để mua sắm các tài sản thanh toán các chi phí và thực hiện các giao dịch và
tài sản pháp luật cấm giao dịch mua bán và chuyển nhượng.
 Thời hạn cho vay.



Tuỳ theo phương thức cho vay cụ thể, thời hạn cho vay được xác định như sau:
Thứ nhất, đối với các khoản vay ngắn hạn, thời hạn cho vay tối đa không quá 12
tháng. Cơ sở xác định thời hạn cho vay là đặc điểm chu kỳ kinh doanh, kế hoạch sử
dụng vốn, khả năng trả nợ của người vay.
Thứ hai, đối với các khản vay trung và dài hạn, thời hạn cho vay là từ trên 12
tháng. Thời hạn cho vay được xác định trên căn cứ vào thời gian cần thiết để thu hồi
vốn đầu tư, khả năng trả nợ của người vay, tính chất nguồn vốn cho vay của Ngân
hang và thời gian hoạt động còn lại của pháp nhân.
Cấu thành thời hạn cho vay bao gồm:
Thời hạn giải ngân: khoảng thời gian được tính từ lúc Ngân hang bắt đầu cấp tiền
vay đến khi cấp xong khoản tiền vay đó.
Thời gian ân hạn: là khoảng thời gian tính từ khi ngân hang cấp xong toàn bộ
khoản tiền vay cho đến khi khách hang bắt đầu hoàn trả tiền vay.
Thời gian trả nợ: là khoảng thời gian được tính từ khi khách hang bắt đầu trả nợ
cho đến khi trả hết nợ (gốc và lãi) cho Ngân hang. Cấu thành trong thời gian trả nợ là
các kỳ hạn trả nợ. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời hian trong thưòi hạn cho vay được
thoả thuận giữa Ngân hang và người vay, cuối mỗi khoảng thời gian đó, người vay
phải có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền vay cho ngân hang.
 Mức cho vay.
Mức cho vay là số tiền cho vay tối đa tại một thời điểm (đối với phương thức cho
vay theo từng món) hoặc trong một thời kỳ nhất dịnh (đối với phương thức cho vay
theo dự án đầu tư).
Hạn mức cho vay là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một lhoảng thời hạn
nhất định mà Ngân hang và khách hang thoả thuận trong hợp đồng tín dung (đối với
phương thức cho vay theo hạn mức).
Mức và hạn mức cho vay được xác định căn cứ theo:
- Nhu cầu vay vốn của người vay.
Nhu cầu
vốn vay


=

Tổng nhu cầu
vốn kinh doanh

-

nguồn vốn chủ
sở hữu

-

Các nguồn vốn
huy động khác


- khả năng nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng.
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Giới hạn cho vay tối đa theo từng phuơng án,
dự án là giá trị tài sản thế chấp cầm cố cho khoản tín dụng đó.
1.5.3.4

Phương pháp xác định lãi suất cho vay

Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay gồn chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu, chi
phí huy động vốn, chi phí hoạt động của ngân hang và chi phí rủi ro tín dụng.
Các phương pháp xác định lãi suất mà Ngân hang thường sử dụng đó là:
Phương pháp cạnh tranh theo lãi suất thị trường. Với phương pháp này, Ngân hang
sẽ dựa vào lãi suất cho vay của các nhóm tổ chức tín dụng trên thị trường để tính lãi
suất trung bình của thị trường cho từng kỳ hạn, trên cơ sở đó quyết định mức lãi suất
làm cơ sở cho mức lãi suất cho vay.

Phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn - mô hình RAROC
Mô hình RAROC được sủ dụng để đo lường rủi ro của danh mục đầu tư tín dụng
của Ngân hang, cũng như rủi ro lãi suất khi huy động vốn. Các Ngân hang đã phát
triển phương pháp này với mục đích định lượng số vồn huy động cần thiết để hỗ trợ
cho hoạt động kinh doanh - dựa trên chi phí các hoạt động kinh doanh, chi phí khi huy
động vốn.
Dựa vào phương pháp này, các Ngân hang sẽ tùy theo mức độ rủi ro của từng
khoản tín dụng để điều chỉnh lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay được tính toán theo
công thức :
Lãi suất cho vay = chi phí vốn cho vay + mức lợi nhuận kỳ vọng.
Cấu thành chi phí vốn cho vay bao gồm:
(1) Chi phí vốn chủ sở hữu
(2) Chi phí huy động vốn
(3) Chi phí huy động của Ngân hang
(4) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
(5) Chi phí thanh khoản


Sau khi tính được lãi suất cho vay, tùy theo mức độ rủi ro của khoản vay và cạnh
tranh trên thị trường mà ngân hang sẽ quyết định mức lãi suất cho vay với khách hang.
Tùy theo tình hình thực tế, mức lãi suất có thể được điều chỉnh trong giới hạn cho
phép.
1.5.3.5

Các phương thức cho vay ngắn hạn.

 Cho vay từng lần
Phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, người
vay và ngân hang đều phải làm những thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Từng khoản vay là từng hợp đồng tín dụng gắn với một phương án sử dụng vốn cụ

thể. Căn cứ vào hồ sơ xin vay, Ngân hang sẽ tiến hành thẩm định, phân tích khách
hang và ký hợp đồng cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu
bảo đảm tiền vay.
Cách thức giải ngân: Việc giải ngân dựa vào hợp đồng tín dụng, có thể được thực
hiện một hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế. Tiền vay
có thể chuyển thằng cho người thụ hưởng hoặc chuyển về tài khoản tiền gửi của người
vay hoặc cho người vay nhận tiền mặt trực tiếp. Mỗi lần nhận tiền vay, người vay pải
lập “giấy nhận nợ”. Trong đó phải có thời hạn vay cụ thể không vượt quá thời hạn
trong hợp đồng, số tiền cho vay không được vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng.
Về cách thức thu nợ: theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hang sẽ thu nợ gốc
và lãi. Người vay phải chủ động trả tiền cho Ngân hang. Nếu người vay không chủ
động trả, hoặc số tiền trả không đủ theo quy định, thời hạn nợ không được chấp nhận
điều chỉnh , thì số tiền nợ phải trả còn lại chưa trả sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.
Đưa ra mức lãi suất cao hơn là một trong những biện pháp sử phạt của Ngân hang.
Nếu quá thời gian cho phép mà người vay vẫn không có khả năng thanh toán thực sự
thì Ngân hang được quyền phát mại tài sản thế chấp của người vay đê thu hồi tiền nợ
Việc cho vay từng lần có ưu điểm là tương đối đơn giản và ngân hang có thể kiểm
soát từng khoản vay tách biệt. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi thủ tục cho mỗi lần
vay khiến cho khách hang khó chủ động trong huy động nguồn vốn vay. Phương thức
này thích hợp với những doanh nghiệp mà hoạt động sản xuất thường không theo định
kỳ, ít cần lượng vốn đầu tư lưu động thường xuyên.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Đây là phương thức cho vay mà Ngân hang và khách hang xác định và thỏa thuận
một hạn mức tín dụng trong vòng một khoảng thời gian nhất định, thong thường là


không quá 12 tháng. Phương thức này khong xác định kỳ hạn nợ cho từng khoản vay
mà chỉ không chế theo hạn mức tín dụng nghĩa là vào một thời điểm nào đó, nếu dư
nợ của khách hang lên tới mức tối đa cho phép thì khi đó ngân hang sẽ không tiếp tục
phát tiền vay cho khách hang.

Mục đích đi vay theo phương thức này là để bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản
lưu động. Bởi vậy, để xác định chính sách lượng vốn vay, người vay phải dựa vào nhu
cầu vốn lưu động của mình trong kỳ kế hoạch. Với phương thức này, khi có nhu cầu
vay vốn, ngân hang sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết. Đồng thời khi có doanh thu,
người vay phải nộp toàn bộ vào ngân hang để trả nợ đảm bảo mức dư nợ và doanh số
trả nợ đã cam kết.
Về thủ tục vay vốn, trước kỳ kế hoạch, người vau phải gửi tới Ngân hang hồ sơ
vay vốn. Căn cứ vào hồ sơ này, sau khi thẩm định, nếu chấp nhận cho vay, ngân hang
va khách hang sẽ tiến hành ký hợp đồng theo kỳ kế oạch với 3 nội dung cơ bản : mức
dư nợ tối đa, vòng quay vốn tín dụng và phương pháp trả nợ.
Khi sử dụng dịch vụ cho vay theo hạn mức của ngân hang, khi có nhu cầu sử dụng
vốn vay, người vay chỉ cần lập bẳng kê chứng từ xin vay nộp cho ngân hang. Sau khi
kiểm tra, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký, Ngân hang sẽ phát tiền vay cho khách
hang. Hợp đồng tìn dụng này sẽ được duy trì cho cả kỳ kế hoạch. Khi khoảng thời
gian này kết thúc thì hợp đồng sẽ được tiến hang thanh lý và sang kỳ kế hoạch sau,
khách hang muốn vay thì phải nộp bộ hồ sơ vay mới. Trong thời gian duy trì hạn mức
tín dụng, nếu khách hang có nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng thì phải có văn
bản đề nghị và phải được ngân hang chấp thuận.
Ưu điểm cơ bản của phương thức cho vay này là thủ tục cho vay đơn giản, khách
hang có thể chủ động được nguồn vốn vay. Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt
thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hang khó kiểm soát được hiệu quả sử dụng vốn
sau từng lần vay. Phương thức này thường được áp dụng đối với những khách hang
truyền thống, có uy tín đối với Ngân hang và có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
 Chiết khấu giấy tờ có giá.
Đây cũng được coi là phương thức cho vay ngắn hạn khi khách hang chuyển
nhượng quyền sở hữu các giấy tờ có giá chưa đến hạn cho ngân hang dể nhận một
khoản tiền bằng mức chiết khẩu của giấy tờ có giá trừ đi lãi chiết khẩu.
Các giấy tờ có giá có thể được ngân hang chấp nhận gồm:
- Các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành.



- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu do Ngân hang Nhà nước, các ngân hang thương
mại, các tổ chức tín dụng hay các DN lớn có uy tín phát hành
- Các loại sổ tiết kiệm có kỳ hạn, các chứng chỉ tiền gửi.
- Các bộ chứng từ thanh toán
- Thương phiếu
- …
Các giấy tờ có giá sẽ được tiến hành chiết khấu nếu thỏa mãn các điều kiện:
(1) được phát hành hợp pháp có xác nhận của người có thẩm quyền của đơn vị phát
hành.
(2) phải bảo toàn được mệnh giá và có khả năng chuyển nhượng
(3) Không bị tẩy xóa.
(4) giấy tờ còn trong hạn thanh toán
Thời hạn chiết khấu được thỏa thuận bởi Ngân hang và người sở hữu giấy tờ và
không được vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ đó. Giá chiết khẩu do
ngân hang và khách hang thỏa thuận căn cứ vào giá trị của bộ chứng từ khi đến hạn
thanh toán, lãi suất chiết khẩu, tái chiết khẩu và thời hạn còn lại của bộ chứng từ đó
Số tiền Ngân hang đưa lại cho khách hang được xác đinh như sau:
Số tiền chuyển
cho ngƣời xin
chiết khấu

Hoa hồng
phí

trị giá chiết
khẩu

=


=

-

Giá trị chứng
từ chiết khấu

Lãi chiết
khẩu

x

-

Hoa hồng
phí

tỷ lệ hoa hồng
(%)

Lãi suất chiết khẩu và tái chiết khẩu do Ngân hang và khách hàng thỏa thuận đmả
bảo nguyên tắc phải lớn hơn lãi suất huy động của Ngân hang chiết khẩu. Cách thức
thu lãi được thực hiện ngay khi chiết khẩu bằng cách khẩu trừ tiền lãi vào trị giá chiết
khẩu. Đến ngày hết hạn chiết khẩu, khách hang phải chủ động mang tiền đến Ngân
hàng để thanh toán và nhận lại bộ chứng từ đã chiết kẩu. Nếu khách hang không chủ


động trả hoặc không có khả năng thanh toán thì Ngân hang có quyền sở hữu bộ chứng
từ có giá và nhận tiền gốc và lãi của tổ chức phát hành.
Cho vay theo phương thưc chiết khẩu giấy tờ có giá có ưu điểm là cho vay nhanh

chóng, không cần đến thr tục rườm ra và các tài sản đảm bảo cho khoản vay. Rủi ro
xảy ra cho ngân hang khi trở thành chủ sở hữu của bộ chứng từ là tổ chức phát hành
không có khả năng thanh toán khi đến hạn, các giấy tờ bị giảm giá trên thị trường, hay
lãi suất cơ bản tăng…
 Cho vay theo hạn mức thấu chi.
Đây là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn trong đó ngân hang cho phép người vay được
chi vượt quá số tiền có trên số dư tài khoản thanh toán của mình đến một giới hạn nhất
định và trong khoang thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi.
Cho vay theo hạn mức thấu chi là một hình thức ứng trước đặc biệt, khác với hình
thức cho vay theo hạn mức tín dụng vì khoản tiền mà khách hang sử dụng trên tài
khoản có tính chất như khoản chi tiêu của khách hang, chỉ khí tài khoản đó xuất hiện
dư nợ, khoản tiền đó mới được coi là khoản vay.
Thủ tục: để được thấu chi, khách hang phải làm đơn xin hạn mức thấu chi và thời
hạn thấu chi. Trong quá trinh hoạt động, khách hang có thẻ ký sec, lập ủy nhiệm
chi…vượt quá số dư tài khoản thanh toán của mình song phải nằm trong hạn mức thấu
chi.
Khi khách hang có tiền nhập về tài khoản của mình, Ngân hang sẽ thu nợ gốc và
lãi:
tiền lãi
phải trả

=

số tiền
thấu chi

x

thời gian
thấu chi


x

Lãi suất
thấu chi

Cho vay thấu chi là hình thức tín dụng đơn giản, khách hang có thể chủ động số
tiền trong thanh toán ph vụ chi tiêu của mình. Tuy nhiên, đây là phương thức được
thực hiện trên cơ sở thu chi của khách hang thường là các khoản phát sinh, đặc biệt là
không có tài sản đảm bảo, phẩn lớn dựa trên uy tín khách hang là chính.
 Bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ
hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy
bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp
đồng.Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của


mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số
tiền trong giấy bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong
trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì
bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù. Những lợi ích mà
nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hang mang lại là giảm thiểu rủi roc ho bên thụ hưởng và
khách hang có cơ hội trì hoãn việc thanh toán và tăng tài sản hiện có của mình.
Những điều kiện đối với khách hang xin bảo lãnh gồm có:
(1) Có tư cách pháp nhân.
(2) Có văn bản thỏa thuận ban đầu hoặc hợp đồng lien quan đến việc bảo lãnh.
(3) Hoạt động kinh doanh có lãi
(4) Không có nợ quá hạn đối với Ngân hàng, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng
và thanh toán
(5) Có đủ tài sản đảm bảo hợp pháp cho bảo lãnh.

Khách hang phải nộp hồ sơ xin bảo lãnh cho Ngân hang gồm có đơn xin bảo lãnh
vay vốn, danh mục tài sản thế chấp, cầm cố, giấy phép xuất nhập khẩu. Ngân hang sẽ
tiến hành thẩm định hồ sơ và xác định hai chỉ tiêu chủ yếu là mức tiền bảo lãnh và thời
hạn bảo lãnh. Trong đó, mức tiền bảo lãnh phụ thuộc vào nhu cầu của khách hang, giá
trị tài sản thế chấp cầm cố, mức tiền bảo lãnh tối đa so với quỹ bảo lãnh (ở Việt Nam,
mức tiền bảo lãnh tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh). Thời hạn bảo
lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thưc hiện từng nghĩa vụ đã đươc các bên tham
gia thỏa thuận. Phí bảo lãnh được Ngân hang áp dụng theo quy chế hiện hành. Ở Việt
Nam, mức phí bảo lãnh là được quy định tối đa là 1%/năm tính trên số tiền đang còn
được bảo lãnh.
Việc bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh hay văn bản
chấp thuận bảo lãnh do bên bảo lãnh đưa ra để chuyển tới ngân hang cho vay. Sau khi
xem xét các điều kiện, Ngân hang cho vay sẽ xác đinh mức tiền cho vay và thời hạn
cho vay phù hợp với nội dung trong thư bảo lãnh. Sau đó, Ngân hang và khách hang đi
vay sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và làm các thủ tục cấp phát tiền vay.
Khách hang vay có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ việc trả nợ gồm gốc và lãi. Trong
trường hợp khách hang vay không trả được nợ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa
vụ trả nợ thay. Trong trường hợp này, khách hang được bảo lãnh phải chịu phạt với
mức lãi suất nợ quá hạn. Sau đó, bên bảo lãnh sẽ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để
thu hồi số tiền để trả thay.


Trong nhiều trường hợp ở những thương vụ lớn, khả năng rủi ro vượt quá khả năng
về vốn của một ngân hàng, mặt khác để phân tán rủi ro thì nhiều ngân hàng đứng ra
bảo lãnh. (đồng bảo lãnh).
1.5.3.6

Chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn.

Chất lượng các sản phẩm dịch vụ cho vay ngắn hạn được nhìn nhận từ hai phía

là khách hang và Ngân hang.
Đối với khách hang, một dịch vụ có chất lượng khi các khoản vay đáp ứng
được các nhu cầu của khách hang về lãi suất, lượng tiền cho vay, thời hạn vay và
những điều chỉnh hợp lý của Ngân hang đối với các khoản vay đó. Bên cạnh đó là
những thủ tục đơn giản, thuận tiện giúp khách hang có được nguồn vốn huy động
nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế. Các dịch vụ đi kèm như tư vấn, chắm sóc
khách hang… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các dịch vụ cho vay ngắn hạn.
Đối với Ngân hang, khoản cho vay ngắn hạn đạt chất lượng cao khi khoản vay
đó phù hợp với nội lực về tài chính, quản lý, chiến lược khách hang và các nguyên tắc
cho vay của khách hang. Cùng với đó, khách hang sử dụng tiền vay vào đúng mục
đích, đúng pháp luật, đúng với các quy chế của Ngân hang và đáp ứng đầy đủ các điều
kiện về tài sản thế chấp, về thong tin, độ hiệu quả của dự án và thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ về trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn.
Đối với sự phát triển kinh tế XH, các khoản cho vay ngắn hạn có chất lượng khi
đáp ứng được nhu cầu sản xuất và lưu thong hang hóa của các DN, đáp ứng nhu cầu
của XH, giải quyết công ăn việc làm, mang lại tính thanh khoản cho các công cụ thị
trường vốn, mang lại uy tín cao cho nền kinh tế trong hoạt động thương mại với nước
ngoài…
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM:
 Các chỉ tiêu định tính.
- sự đảm bảo các nguyên tắc cho vay.
- Đảm bảo đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế của Nhà
nước.
- Các thủ tục đầy đủ, thuận tiện nhanh chóng.
- Vốn được giải ngân nhanh, với lãi suất, kỳ hạn và phương thức đáp ứng tôt nhu
cầu phục vụ kinh doanh của khách hang.


- Củng cố tăng cường uy tín của Ngân hang đối với khách hang, thu hút nhiều
khách hang mới.

- Việc kết hợp với các tổ chức, cơ quan chức năng trong các công tác định giá tài
sản, giải quyết các vấn đề phát sinh linh hoạt có lợi cho cả Ngân hang và khách hang.
 Các chỉ tiêu định lượng.
- Các chỉ tiêu về tốc độ tăng doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ (hang kỳ, hang
năm…).
- Các chỉ tiêu về cơ cấu cho vay.
- Chỉ tiêu về doanh số cho vay có tài sản đảm bảo.
- Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
- Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng.
- Chỉ tiêu lợi nhuận của từng phương thức cho vay. (theo chính sách tín dụng của
Ngân hàng)
1.5.3.7

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hang.

 Các nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hang gồm
có: tình hình nền kinh tế, hệ thong pháp luật và các chinh sách kinh tế của nhà nước,
môi trường cạnh tranh, khách hang… Trong đó:
 Tình hình kinh tế.
Kinh tế quốc gia tăng trường nhanh, bền vững là điều kiện gia tăng các khoản vay
ngắn hạn của các NHTM của quốc gia đó. Các DN làm ăn có lãi, vòng quay vốn
nhanh, sự gia tăng về năng suất và sản lượng khiến cho nhu cầu vốn lưu động trong
kỳ sản xuất tăng lên. Các khoản vay đều được đảm bảo an toàn và phát huy hết tác
dụng của mình. Nhưng ngược lại nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng,
các DN làm ăn không tốt, sản xuất đình trệ, khả năng trả nợ kém… Các khoản vay
ngắn hạn ít, các NHTM phải đối mặt với các rủi ro tín dụng. Ngoài ra các yếu tố khác
thuộc nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến quy mô và
chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của các NHTM.
 Hệ thong pháp luật và các chính sách kinh tế của chính phủ.



Hệ thống pháp luật tạo nên môi trường hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân
hang nói chung và việc cho vay ngắn hạn của Ngân hang nói riêng. Sự đồng bộ và có
hiệu quả của hệ thong pháp luật tạo môi trường phát triển thuận lợi và công bằng cho
các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong hoạt động cho vay ngắn hạn, các văn bản pháp
luật đặc biệt là các luật về kinh tế, ngân hang đã tạo nên môi trường bình đẳng giữa
các Ngân hang, các DN, các cá nhân… đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và giảm thiểu
những rủi ro của các chủ thể trong nền kinh tế khi tham gia hoạt động tín dụng.
Ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động cho vay
ngắn hạn của Ngân hang được thực hiện thong qua các công cụ kinh tế như lãi suất, tỷ
giá, tỷ lệ dự trữ bắt buôc… Điều này được giải thích trong vai trò thực hiện các chính
sách điều tiết nền kinh tế và các mục tiêu Xã hội của nhà nước của các NHTM.
 Môi trường cạnh tranh.
Cũng như nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác, NHTM cũng có nhiều sức
ép cạnh tranh không chỉ với các Ngân hang trong và ngoài nước mà còn cả với những
tổ chức tín dụng khác. Hoạt động cho vay ngắn hạn cũng không nắm ngoài thực tế đó,
bên cạnh đó mỗi dịch vụ trong hoạt động này cũng phải cạnh tranh lẫn nhau như các
dịch vụ có khả năng thay thế nhau. Sự cạnh tranh đòi hỏi các Ngân hang phải lien tục
đầu tư cho hoạt động marketing, nhưng quan trọng hơn là phát triển sản phẩm đa dạng
về chủng loại và chất lượng dịch vụ để giữ vững và mở rộng được thị phần cho mình.
Đặc biệt với hoạt động cho vay ngắn hạn, sự cạnh tranh thường được thể hiện qua việc
giảm lãi suất, chăm sóc khách hang, tư vấn, hỗ trợ, công nghệ…
 Khách hang.
Khách hang chính là đối tác chính trong các hợp đồng tín dụng ngắn hạn với Ngân
hang. Mỗi khách hang lại có một mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro xảy ra khi khách
hang chậm trả nợ, trả không đủ và không có khả năng trả nợ do làm ăn thua lỗ hay thu
nhập không để thực hiện nghĩa vụ này. Theo đó, mức lãi suất, thời hạn vay, số lượng
cho vay ấn định cho mỗi khoản vay sẽ được tính toán và đưa ra tùy theo từng đối
tượng khách hang. Bên cạnh đó, chất lượng các khoản vay phụ thuộcrất nhiều vào đạo

đức khách hang. Rủi ro đạo đức xảy ra khi khách hang sử dụng khoản vay không đúng
mục đích, trốn nợ hay thong tin không chân thực… Những rủi ro này được các Ngân
hang chú ý đặc biệt đối với hoạt động cho vay ngắn hạn.
 Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong là những nhân tố trong nội tại của Ngân hang gồm có:
văn hóa, mục tiêu và chiến lược phát triển của Ngân hang, chính sách tín dụng, trình


độ đọi ngũ cán bộ nhân viên, nguồn vốn huy động, các quỹ dự phòng rủi ro, khả năng
thanh toán, cơ sở vật chất… của Ngân hàng đó. Trong đó:
 Văn hóa Ngân hang.
Văn hóa Ngân hang là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá
trình tồn tại và phát triển của Ngân hang đó, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập
quán truyền thống ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của Ngân hang, chi phối đến suy
nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu.
Văn hóa Ngân hang trong đó, quan trọng nhất là việc các nhân viên có khả năng
làm việc theo nhóm ăn ý, chia sẻ các thong tin, kinh nghiệm, lắng nghe những ý kiến
phê bình và đóng góp ý tưởng cho cả Ngân hang. Trong hoạt động cho vay ngắn hạn,
nhờ có yếu tố này mà ngân hang có được sự an toàn trong việc quản lý, hạn chế rủi ro
các khoản vay cũng như phát triển các dịch vụ có chất lượng khi đội ngũ nhân viên có
ý thức trách nhiệm, có trình độ trong làm việc.
 Mục tiêu và chiến lược phát triển của Ngân hang.
Mọi hoạt động kinh doanh và quản lý của Ngân hang để hướng theo những sứ
mệnh, mục tiêu và chiến lược phát triển của Ngân hang đó. Theo đó các chính sách tín
dụng trong đó có các chính sách cho hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hang cũng
không nằm ngoài quỹ đạo đó. Mục tiêu đạt doanh số bao nhiêu trong kỳ kế hoạch,
chiếm lĩnh bao nhiêu phần trăm thị trường, … khiến cho các bộ phận tín dụng của
Ngân hang phải có những điều chỉnh về lãi suất, về số lượng các khoản vay, tìm kiềm
và chăm sóc khách hang…Những chiến lược thâm nhập thị trường mới, duy trì những
thị trường hiện có hay các chiến lược cạnh tranh đi đầu trên thị trường… những điều

này ảnh hưởng lớn đến việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch
vụ, cấu trúc lại các bộ phận chức năng, các quy trình tín dụng… theo đúng hướng mà
các nhà quản trị kỳ vọng.
 Chính sách tín dụng của Ngân hang.
Chính sách tín dụng mà Ngân hang đưa ra bao gồm các quy định, quy chế, các
biện pháp có tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hang. Các
chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như ưu tiên cho vay những khách hang nào,
lãi suất ưu đãi là bao nhiêu, hay hạn chế cho vay những khách hang nào, thời hạn các
khoản vay, mức phí, các phương thức cho vay, phát triển các dịch vụ, chú trọng công
tác nào, chăm sóc khách hang, các biện pháp giải quyết các vấn đề… Các chính sách
tín dụng hợp lý, linh hoạt, hấp dẫn nhiều khách hang sẽ tạo được sự thành công cho


Ngân hang trong việc mở rộng thị trường, giữ vững thị phần, nâng cao chất lượng hoạt
động kinh doanh của mình.
 Quy mô và cơ cấu theo kỳ hạn của nguồn vốn Ngân hang.
Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến lãi suất, quy mô và thời hạn của các khoản
vay ngắn hạn mà Ngân hang cung cấp cho khách hang. Khi NHTM gặp khó khăn
trong việc huy động vốn thì đồng nghĩa với đó là họ phải thu hẹp quy mô cung cấp các
sản phẩm tín dụng của mình. Ngoài ra, việc sử dụng vốn vào các hoạt động tín dụng
phải trên cơ sở tính toán cho khả năng thanh toán của Ngân hang khi khách hang có
nhu cầu rút vốn. Đa số nguồn vốn của Ngân hang là những khoản tiền gửi có thời hạn
và không ồn định do nhu cầu rút vốn là khó dự đoán. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay
luôn phải đảm bảo lớn hơn lãi suất huy động để đảm bảo việc kinh doanh có lợi
nhuận.
 Công tác thẩm định tín dụng.
Trong hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng, công tác thẩm định tín dụng: cụ
thể là thẩm định một hồ sơ vay vốn, một mục đích của khoản vay, các kế hoạch sử
dụng khoản vay đó của khách hang …là công việc bước đầu và quan trọng. Từ đó,
ngân hang có xác định được việc khách hàng có đủ điều kiện để cấp tiền vay cho hay

không, và có thể có những tư vấn cho khách hang về kế hoạch của mình. Công việc
này là cơ sở cho việc ra quyết định cho vay hay không của Ngân hang. Nếu chất lượng
thẩm định không cao, thì nguy cơ rủi ro, cũng như xác suất xảy ra các rắc rồi là rất
lớn. Do đó đây là công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn là những kỹ thuật tính toán
phức tạp.
 Công tác quản lý, giám sát và xử lý các tình huống tín dụng.
Khi một khoản vay được giải ngân, để biết được khoản vay đó được sử dụng
như thế nào, có đúng mục đích hay không, có đúng theo những kế hoạch “trơn tru” mà
khách hang đã vạch ra hay không, liệu khách hang có khả năng trả nợ hay duy trì dư
nợ đúng theo hợp đồng hay không… những vấn đề trên phụ thuộc lớn vào công tác
quản lý giám sát các khoản vay. Việc quản lý nơi lỏng, xác suất khách hang sử dụng
không đúng mục đích, không chấp hành các điều kiện trong hợp đồng… là rất lớn.
Việc sử dụng sai mục đích dẫn đến nguy cơ rủi ro của khoản vay là rất cao, đặc biệt là
rủi ro đạo đức. Thông qua đó, Ngân hang sẽ có những biện pháp kịp thời như ngừng
cấp phát tiền vay, thu hồi vốn… để hạn chế những rủi ro này.
Dù là những khách hang có uy tín đến đâu thì mọi tình huống không như ý
muốn đều có thể xảy ra. Việc linh động xử lý các tình huống sao cho giảm mức độ


thiệt hại đến mức thấp nhất của Ngân hang là một điều rất cần thiết, đặc biệt trong
hoạt động cho vay ngắn hạn với những hình thức vay đa dạng.
 Chất lượng đội ngũ nhân sự trong Ngân hang.
Chất lượng của đội ngũ nhân sự là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng của
hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng và chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân
hang nói chung. Đây là những người trực tiếp tham gia tiếp xúc với khách hang, thu
thập thong tin và quản lý các khoản vay. Vì vậy, ngân hang có đội ngũ nhân sự chất
lượng cao có kinh nghiệm, có đạo đức tốt thì Ngân hang đó sẽ ít phải lo lắng đến việc
xảy ra các rủi ro hay thua lỗ trong việc kinh doanh. Chất lượng đội ngũ nhân sự, trong
cho vay ngắn hạn, ảnh hưởng đến các hoạt động như: công tác thẩm định dự án, công
tác thu thập và xem xét thong tin, công các giám sát và xử lý các tình huống tín dụng

khác nhau.
 Hệ thống thong tin trong Ngân hang.
Thông tin luôn là một yếu tố đầu vào rất cấn thiết trong mọi hoạt động của
Ngân hang, đặc biệt là trong các hoạt động tín dụng. Các thong tin được đưa vào hệ
thông gồm có hồ sơ về khách hang, về tiến độ trả nợ, về biến động dư nợ cho phép,
các thong tin về tài khoản của khách hang…Tất cả đều được mã hóa và lưu trữ trong
một kho thong tin khổng lồ. Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại giúp cho việc thu thập,
phân tích thong tin trở nên dễ dang để phục vụ cho việc quản lý khách hang, ra câc
quyết định cho vay của nhà lãnh đạo… Thông tin chính xác, kịp thời cũng là yếu tố
quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hang.
1.6 Phân định nội dung về vấn đề nghiên cứu.
Chương 1: tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng hoạt động cho
vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình – Hà Nội
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo &
PTNT chi nhánh quận Ba Đình – Hà Nội.


×