Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học việt nam giai đoạn 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.25 KB, 40 trang )

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1945-1975

Cách mạng Tháng Tám thành công là "cuộc tái sinh mầu nhiệm" đã mở ra bước ngoặt lớn
cho quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đồng thời nó cũng là động
lực để tạo nên một cuộc cách mạng trong văn học. Đó là sự thay đổi của một cách
nhìn,một cách cảm,một quan niệm sống trong sáng tạo nghệ thuật.Từ năm 1945 trở đi
những người cầm bút đã ý thức sâu sắc được trách nhiệm trong các sáng tác của mình là
phải phụng sự cho đất nước,các tác phẩm cần tập trung đề cập đến các vấn đề thời sự,liên
quan đến vận mệnh dân tộc,tạo dựng và ca ngợi những con người của thời đại đã sống và
phục vụ cho tổ quốc.Chính vì vậy mà văn học giai đoạn 1945-1975 mang đậm khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Trước hết cần giải thích được về khái niệm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Khuynh hướng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào , ngợi ca của tác giả
về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng. Đây là cảm hứng chi
phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các thi nhân trong thời kỳ kháng chiến , đặc biệt là
cuộc kháng chiến chống Mỹ.Tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm đề cập
đến những đề tài có ý nghĩa lịch sử và mang tính dân tộc.Nhân vật chính là những người
tiêu biểu cho lí tưởng và phẩm chất cộng đồng,và chiến đấu vì cộng đồng.Sử thi thì mang
ý nghĩa lịch sử còn cảm hứng lãng mạn lại mang nội dung trữ tình sôi nổi, dạt dào và
hướng về lý tưởng, hướng về tương lai.Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ
mà cả trong văn xuôi.Từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến bút kí,tuỳ bút và cả kịch bản sân
khấu đều rất giàu chất thơ.Hướng vận động của cốt truyện, số phận nhân vật, dòng cảm
nghĩ của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện
tại đến tương lai đầy hứa hẹn.Cảm hứng lãng mạn đó là cách nhìn thế giới mang đậm dấu
ấn chủ quan, đầy mơ ước.Có khi đó là sự mơ ước bay bổng hướng tới cái chưa có trong
thực tế bằng niềm tin,sự lạc quan.Có khi đó là những rung động về lí tưởng cao đẹp,khát
vọng lớn lao của những con người có chí hướng,hoài bão cao cả…Văn học 1945-1975 đã
thể hiện những cảm xúc lãng mạn tích cực đó.Hiện thực chiến tranh khốc liệt, phải đương
đầu với hai kẻ thù hùng mạnh,một nửa đất nước tiến lên con đường Chủ nghĩa xã hội từ
đôi tay trắng, phải "Dọn tí phân rơi nhặt từng mẩu lá" để "dựng cơ đồ"(Tố Hữu).Con


người muốn đứng vững,vượt qua hiện thực ấy cần phải có niềm tin và tâm hồn lãng mạn.
OA_show(331);


Nền văn học 1945-1975 phát triển, vận động theo chặng đường lịch sử của dân tộc. Chính
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn xuôi tự sự gần với thơ ca và
thơ ca giàu yếu tố tự sự. Vì vậy văn học bám sát vào cuộc sống hiện thực hơn.Khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được biểu hiện ở các phương diện sau:
Thứ nhất, Cảm hứng sử thi trong việc lựa chọn Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tác
phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước.
Ví như cuộc đối đầu quyết liệt của đồng bào Tây Nguyên với Đế quốc và tay sai trong
truyện ngắn Rừng xà nu. Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng
vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Thứ hai: trong việc xây dựng hình tượng.
Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cả hứng sử thi, dù là những con người
bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc... đều mang trong mình những
phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí chung của cả cộng
đồng. Đó là những Tnú, cụ Mết và dân làng Xô man, là hình ảnh đoàn quân hừng hực khí
thế trong Việt Bắc: "Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên".
Cảm hứng chủ đạo khi xây dựng những hình tượng, nhân vật này là cảm hứng khẳng
định, ngợi ca, tự hào... thường kết hợp với thủ pháp cường điệu hóa.Các nhân vật thường
được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn, kì vĩ để tôn nổi tấm vóc của nhân vật...
Thứ ba: Ngôn ngữ tác phẩm
Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu
giá trị gợi cảm. Giọng điệu tác phẩm thường mang âm hưởng hùng tráng, lay động và
khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc...
Thứ tư: Một số thủ pháp nghệ thuật.
Các thủ pháp nghệ thuật thường được tác giả sử dụng là thủ pháp cường điệu, so sánh
nhằm khắc họa nổi bật hình ảnh những nhân vật tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp và ý
chí, khát vọng của cả cộng đồng. Trong truyện Rừng xà nu, cách tổ chức kết cấu kiểu

truyện trong truyện, đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) cũng góp phần chuyển tải tư
tưởng và cảm hứng sử thi của tác phẩm
Từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ chống Pháp của đất nước. Văn học gắn liền với
khuynh hướng sử thi, tập trung phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng khi đất nước giành


độc lập và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó với cuộc sống kháng
chiến. Cho nên mới có những lời mừng vui:
"Mẹ ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng đầy như củi"
( Dọn về làng_Nông Quốc Chấn)
Đó là thắng lợi của chiến dịch Biên Giới, là niềm vui của nhân dân Cao - Bắc - Lạng.
Văn học cũng tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân.
Cảm hứng chủ đạo của giai đoạn này là cảm hứng lãng mạn. Các nhà văn, nhà thơ luôn
hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường
cách mạng. Dù gian khổ,dù khó khăn nhưng trong trái tim các chiến sĩ luôn là niềm tự
hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng : "Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo"
Hơn nửa văn học còn ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu
xây dựng Xã hội chủ nghĩa với cảm hứng lãng mạn. Đó là sự đổi đời của con người, miêu
tả sự biến đổi số phận và tính cách nhân vật trong môi trường xã hội mới qua bài thơ "Đất
nước":
"Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát


Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
(Đất nước_Nguyễn Đình Thi)
Rồi một ngòi bút như Nguyễn Khải và sự cảm thông với số phận thiệt thòi, với khao khát
của những người phụ nữ như Đào trong "Mùa lạc". Qua đó khẳng định hạnh phúc hiện
hình từ những hi sinh gian khổ của ngày hôm qua và hôm nay, từ bàn tay lao động trong
cuộc sống xây dựng mới. Đồng thời mỗi người cần có đủ sức mạnh, dũng khí để vượt
qua những trở ngại, ranh giới đó cũng như Đào cuối cùng cũng đã xây đắp cuộc sống mới
với ông Dịu.
Văn học giai đoạn 1945-1975 đề cao tinh thần yêu nước và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, tập trung phản ánh cuộc sống lao động, khắc họa thành công hình ảnh con
người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất. Tác phẩm"Những đứa con trong gia
đình" kể chuyện chiến trường mà giống như tái hiện chuyện trong gia đình. Đó là chiến sĩ
trẻ Việt với ý chí chiến đấu mạnh mẽ và tình yêu thương hồn nhiên, trong sáng. Đó là chị
Chiến biết bao lo toan, nhường nhịn và khôn ngoan. Chị từng khẳng định với Việt:"nếu
giặc còn thì tao mất". Và "Quán rượu người câm" của Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa
cuộc chiến đấu khóc liệt trong trận Đồng Khởi. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí
tưởng chung của dân tộc, gắn bó sản phẩm mình với sản phẩm đất nước, kết tinh những
phẩm chất cao đẹp của cộng đồng. Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp
một cách tráng lệ.Cái đẹp của cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
Khuynh hướng sử thi giai đoạn này là khuynh hướng vươn tới những cái lớn lao, phi
thường qua những hình ảnh tráng lệ. Ở Tố Hữu, cái tôi trữ tình ban đầu là cái tôi chiến sĩ,
về sau là cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân dân Đảng và đất nước. Tuy đứng giữa thực
tại đầy đau khổ, mất mát, đau thương nhưng tâm hồn họ luôn hướng về tương lai, về lí
tưởng.
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

(Tố Hữu_theo chân Bác)
Trong việc biểu hiện tâm hồn thơ, Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung:
Hồn thơ Tố Hữu luôn hường đến cái ta chung, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của dân tộc và
của Cách mạng. Cái tôi nếu có là cái tôi của người chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng và


dân tộc. Vì thế có ý nghĩa khái quát, rộng lớn. Cảm hứng thơ Tố Hữu thường bắt đầu từ
cảm hứng chính trị, từ những tình cảm lớn cao cả, tiêu biểu: tình yêu lý tưởng, lãnh tụ,
đồng bào đồng chí,....
Trong việc miêu tả đời sống, thơ ông luôn mang đậm chất sử thi:
Đối tượng thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn của dân tộc, những
vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tình chất toàn dân, những biến cố quan trọng tác động đến
vận mệnh dân tộc cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh
của cộng đồng. Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc: anh
vệ quốc quân, anh giải phóng quân, người mẹ Việt Nam anh hùng....
Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi"
trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng
xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Tính sử thi của Rừng xà nu được biểu lộ trước hết ở những sự kiện
có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô Man hoàn toàn
không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả
nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ.
Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công
hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại
diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà
nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính từ cụ Mết, Tnú, Mai, Dít đến bé Heng. Mỗi
gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời
chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một
lòng một dạ đi theo cách mạng. Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà
nu là nó đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng,

khâm phục.
Tính sử thi của Rừng xà nu còn thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã
sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc
miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc
một cảm giác say sưa.
Sống giữa chiến tranh khốc liệt,luôn phải đối mặt với hy sinh mất mát song những người
chiến sĩ vẫn ngời sáng phẩm chất anh hùng cách mạng,họ tuyệt đối tin tưởng vào thắng
lợi của cách mạng và tìm thấy niềm vui,sự lạc quan từ chính thực tại cuộc sống như nhà


văn Anh Đức đã nói:"nơi dòng đời chảy xiết, nơi máu đổ, nơi tình huống khó khăn gian
khổ nhưng lại là nơi có thể viết nên những trang đẹp nhất".
Cảm hứng lãng mạn đã khẳng định cái tôi đầy cảm xúc và hướng tới lí tưởng, ca ngợi con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của
dân tộc.
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm
nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống
trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng. Suốt ba mươi năm văn
học luôn là tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân góp phần làm nên chiến
thắng vẻ vang của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
cứu nước.

* Cảm hứng: Là những cảm xúc chủ đạo, chi phối sự tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả.
Lãng mạn: có các cách hiểu sau:
1. Có khuynh hướng nghệ thuật theo chủ nghĩa lãng mạn:
Chủ nghĩa lãng mạn: Trào lưu và tư tưởng nghệ thuật thịnh hành vào hồi thế kỷ XIX ở Pháp và một số
nước châu Âu, đối lại với chủ nghĩa cổ điển, chủ trương vượt lên trên thực tế và dựa vào ý muốn chủ quan
mà sáng tác.
Lãng mạn cách mạng: Khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ tin tưởng vào cuộc sống tương lai tươi đẹp.
2. Lãng mạn còn để chỉ tính cách hay mơ mộng, xa rời thực tế, giàu cảm xúc, tưởng tượng, hoặc yếu đuối,

ủy mị...
Cảm hứng lãng mạn:
* Trong văn học 1930 - 1945: Cảm hứng lãng mạn là vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt
đối cái Tôi (thơ Mới), là niềm tin vào một xã hội lí tưởng (truyện lãng mạn) - có tính chất tiêu cực.
* Trong văn học 1945 - 1975: Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc
và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá - có tính chất tích cực. Cụ thể là:
+ Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.


Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của
chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm
hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể hiện trong nhiều thể loại văn học (thơ, truyện,...)



Vô cảm

Hướng dẫn:
Đây là dạng đề nghị luận xã hội kết hợp với nghị luận văn học. bài viết sẽ có 2 phần: phần 1 nêu
cảm nhận về vẻ đẹp của Từ Hải, phần 2 là những suy ngẫm, bài học rút ra từ phẩm chất của Từ
hải.
Dàn ý :
Mở bài:
-Giới thiệu đoạn trích ” chí khí anh hùng”
-Giới thiệu vấn đề nghị luận : vẻ đẹp nhân vật Từ Hải
Thân bài:
1.Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) để làm nổi bật hình ảnh Từ
hải:

+Một người có chí khí, có khát vọng, có hoài bão lớn lao
+ Có tầm vóc phi thường, có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, sóng gió để thực
hiện hoài bão, ước mơ của mình
+Dám nghĩ dám làm, quyết tâm ra đi vì sự nghiệp lớn
Bài viết tham khảo:
Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là
phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc
hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã
lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở
Trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng
tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao
đất rộng như đâ trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.


Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức
một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu
chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ
Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định
nhanh chóng, dứt khoát cùa chàng. Bôn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải
“không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn
phương”. (Hoài Thanh).
Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp.
Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối
hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài
Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che
đầy cả trời đất”
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng. Khi nói lời
chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi
mục đích cao cả. Nếu thực sự quyếu luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.
Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình

thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay
mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương
lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy
Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng
cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn
lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin
vào thắng lợi… tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh
bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.
Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh
hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách
đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách
của người anh hùng Từ Hải – nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều
của đại thi hào Nguyễn Du.
2. Em học tập được gì từ phẩm chất của người anh hùng Từ Hải?
+Đánh giá về nhân vật
+Bài học rút ra:


Học sinh có thể tự do trình bày cảm nhận cá nhân nhưng phải bám sát chân dung nhân vật Từ
Hải. Sau đây là 1 số gợi ý:
-Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
-Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
-Dám nghĩ dám làm
– Phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực…của một bộ phận người trong xã
hội ngày nay
Kết bài: khẳng định phẩm chất nhân vật Từ Hải, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân…

Đề 2: Viết một bài nghị luận với tiêu đề: “Đồng cảm và sẻ chia”.
=> Gợi ý: Theo admin Học văn lớp 9.


I. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
Đồng cảm và chia sẻ là một nếp sống tốt đẹp trong xã hội.
2. Giải thích:
- “Đồng cảm”: có chung một mối cảm xúc, suy nghĩ, có thể cảm nhận và chia sẻ được
những cảm xúc, suy nghĩ với một ai đó.
- “Chia sẻ”: cùng hưởng hoặc cùng chịu, san sẻ cho người khác những gì mình có ( vật
chất hoặc tinh thần) mà không hề toan tính thiệt hơn, hoàn toàn là tự nguyện.
=> Đồng cảm và chia sẻ đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.
3. Biểu hiện:
- Đồng cảm: hiểu và cảm thông chân thành với hoàn cảnh khó khăn hoặc bất hạnh của
người khác; đồng cảm có thể biểu hiện qua hành động, cử chỉ, hoặc có thể chỉ là ánh mắt
cảm thông...
- Chia sẻ: biểu hiện qua những hành động giúp đỡ, chia sẻ về vật chất và tinh thần. - Một
người biết đồng cảm, sẻ chia phải là người có sự cảm thông, thương xót, quan tâm giúp
đỡ người khác mà không nhằm mục đích cá nhân, vụ lợi. Đó chính là lòng nhân ái, tình
yêu thương ở trong mỗi con người.
- Đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý giá, một tấm lòng thương yêu cao đẹp:
+ Tình cảm ấy đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
“Thương người như thế thương thân”, “Lá lành đùm lá rách – Lá rách ít đùm lá rách
nhiều”.
+ Tình cảm ấy đã đi nhiều vào văn học dân gian, trong các sáng tác văn học nổi tiếng:
“Truyện Kiều” ( dùng cách nói văn chương hơn là những câu Kiều trong lời ru của mẹ,
của thầy…),ca dao, dân ca,…
+ Trong xã hội chúng ta hiện nay, tình yêu thương vẫn được mọi người kế thừa và tiếp


nối: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, phong trào Kế

hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, phong trào ủng hộ sách vở cũ, quần áo cho đồng bào lũ lụt,
tấm lòng hảo tâm của các nhà doanh nghiệp, các công ti, các cơ quan…
4. Bàn luận:
a. Tại sao cần cảm thông và chia sẻ?
- Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai
cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và...không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc.
- Mọi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai: trẻ
mồ côi không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến
tranh ( thương tật hoặc nhiễm chất độc màu da cam…), khuyết tật, nạn nhân của thiên tai,
của bệnh tật quái ác, của cảnh ngộ éo le khác… Họ cần sự giúp đỡ, đồng cảm, sẻ chia của
người khác và của cộng động.
b. Ý nghĩa:
- Sự đồng cảm và sẻ chia giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm
sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc
sống.
- Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thân nhân cách con người, xây dựng một xã hội
văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp
hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn…
c. Phản đề:
- Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay. . ( chi ra tác
hại xấu đến cá nhân, cộng đồng và sự phát triển của xã hội…) -> Học sinh lấy một vài
dẫn chứng tiêu biểu.
5. Ý kiến đánh giá:
- Nhà văn Nam Cao đã từng viết: “ Không có tình thương, con người chỉ là một thứ quái
vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”.
- Hiểu được điều đó, chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đồng cảm và sẻ
chia trong cuộc sống.
- Cần tích cực rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách, có những hành động cụ thể biểu
hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình với mọi người.
III. Kết bài:

- Đồng cảm và chia sẻ đã và đang là một nếp sống tốt đẹp rất cần được gìn giữ.
- Nếp sống tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho
chính mình, mở ra một hi vọng cho tương lai tươi sáng cho quê hương, đất nước


ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Tìm hiểu về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Năm 1958, trong không khí phấn khởi thi đua của toàn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nhà thơ Huy Cậc trong 1 dẹp đi thực tế ở Hòn Gai đã sáng tác bài thơ
"Đoàn thuyền đánh cá". Với âm hưởng vừa khỏe khoắn, vừa sôi nổi lại vừa phơi phới bay
bổng, bài thơ đã ca ngợi sự giàu đẹp cuả vùng biển quê hương và tinh thần lao động hăng
say, phấn khởi của người lao động đc giải phóng hăng hài làm việc cho đất nước.
Với đôi mắt quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và nghệ thuật
điêu luyện, nhà thơ đã vẽ ra 1 khung cảnh lao động tuyệt đẹp. Mở đầu bài thơ, tác giả
giới thiệu không gian và thời gian đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
"Mặt trời xuống biển...
....sập cửa"
Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cái thoáng rộng của ko gian và thời gian của 1 ngày
đang khép lại. Trong cái mênh mông ấy nổi bật lên hình ảnh mặt trời đc ví như "hòn lửa"
đỏ rực gợi tả màu sắc sinh động của buổi hoàng hôn trên biển đang chuyển về đêm. Bầu
trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc đã phủ bóng tối mịt mùng,
còn những con sóng như chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Biện pháp nhân hóa
"sóng đã cài then, đêm sập cửa" khiến thiên nhiên như những con người bit hoạt động, bit
nghỉ ngơi. Cảm hứng vũ trụ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã tạo nên những vần
thơ đẹp cho người đọc nhiều ấn tượng.
Khi vũ trụ đi vào trang thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu hoạt động :
"Đoàn thuyền đánh cá ...
....gió khơi"
Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ mà là cả 1 đoàn thyền, một sức mạnh mói của cuộc
đời đổi thay đang bắt đầu căng buồm. Từ "lại" trong cụm từ "lại ra khơi" là sự khẳng định

nhịp điệuu lao động của người dan chài đã ổn định, đã đi vào nề nếp. Đoàn thuyền ra
khơi với khí thế căng trào. Cảnh tượng ấy thể hiện wa nghệ thuật tương phản: giữa cảnh
ngày tàn với đêm mở ra, giữa cái tĩnh (vũ trụ) và cái động (con người).Nhạc điệu cũng có
sự đối lập: tả vũ trụ với những vần trắc liên tiếp (lửa-cửa) như khép lại, và những vần
bằng (khơi-khơi) như mở ra, ngân nga kéo dài . Sự đối lập ấy giúp người đọc cảm nhận
đc nỗi vất vả của việc đánh cá về đêm. Công việc đánh cá ban đêmtrên bểin là công việc
nặng nhọc, đầy bất trắc nhưng đoàn quân xông trân vẫn cất cao tiếng hát. Tiếng hát vút
lên cùng với những cánh buồm lộng gió.


"Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Một chi tiết lãng mạn đầy sáng tạo đc xây dựng bằng trí tưởng tượng, liên tưởng, khiến ta
tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng cánh cánh buồm đẩy thuyền rẽ sóng ra
khơi. Cánh buồm no gió, no tiếng hát biểu hiện niềm lạc quan, phấn khởi, nhiệt tình lao
động của đoàn thuyền.
Vẫn nhịp thơ sôi nổi, hào hứng, khổ thơ tiếp theo là nội dung lời hát thể hiện tâm tư
người lao động:"Hát rằng cá bạc biển Đông lặng". Đó chính là ước mơ của bất kỳ người
dân biển nào, ước mơ trời yên bể lặng, mong mỏi đánh bắt đc nhiều cá và là niềm say mê
sự giàu đẹp của quê hương.Niềm ước mong ấy phản ánh tấm lòng đôn hậu của những
ngư dân từng trải wa nhiều nắng gió, bão tố trên biển. Lời thơ là một trường liên tưởng
nối tiếp với những hình ảnh so sánh, nhân hóa sinh động:
"Cá thu...muôn luồng sáng"
Từng đàn cá thu lao trên mặt biển như "đoàn thoi" trong máy dệt. Con thoi mang sợi tơ
dệt vải thì cá thu mang ánh sáng phản chiếu lấp lánh dệt nên muôn luồng sáng lung linh,
kỳ ảo trên thảm biển. Và tử đó, tác giả liên tưởng yiếp: "Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!".
Thật là 1 sự tưởng tượng độc đáo. Từ hình ảnh đoàn cá "dệt biển" mà kêu gọi "đến dệt
lưới ta" đã nói lên ước vọng đánh bắt đc nhiều cá. Quả thật, sự say mê vẻ đẹp của biển đã
làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn, vất vả, đem lại niềm vui và sức mạnh cho con người
chinh phục thiên nhiên. Những từ ngữ trong khổ thơ:"cá bạc", "cá thu","đoàn cá", "dệt
biển", "dệt lưới" khiến câu hát như 1 điệp khúc nhấn mạnh sự giàu đẹp của biển cả quê

hương
Hai khổ thơ có giá trị tạo hình đặc sắc, vẽ lại bức tranh lao động hoành tráng, tràn ngập
ánh sáng và màu sắc, tràn đầy sức sống mãnh liệt. Trong đó con người đã hòa hợp với
thiên nhiên hùng vĩ, bao la và thậm chí, vượt wa cả thiên nhiên nữa.
Mở đầu khổ thứ ba là hình ảnh đoàn thuyền lướt đi giữa trờ cao biển rộng có cái lân lân,
sảng khoái lạ thường:
"Thuyền ta lái gió....
.....biển bằng"
Hai câu thơ đẹp như 1 bức tranh Iồng lộng trời mây, mênh mông biển cả. Hình ảnh đoàn
thuyền đc làm đẹp thêm bởi 1 sức tưởng tượng kỳ lạ, giàu chất lãng mạn: gió là người,
trăng là cánh buồm. Cách nói như vậy giúp ta cảm nhận đc thuyền và con người như hòa
nhập vào thiên nhiên bát ngát, lâng lâng trong cái thơ mộng của trời, biển, gió, trăng. Từ
"lướt" đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức
với con người trên cn đường lao động và khám phá. Tư thế ra khơi nhẹ nhàng, thoải mái,
đầy khí thế d0ó chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ, được làm chủ
sản xuất, làm chủ đất trời, sông biển của mình. Nhưng lao động ko fải là 1 cuộc du
ngoạn. Hai câu thơ tiếp khắc họa hình ảnh 1 trận đánh, 1 cuộc chiến đấu với thiên nhiên
bằng tất cả trí tuệ và năng lực nghề nghiệp. Nhịp thơ trồi nên hối hả, lôi cuốn:
"Ra đậu....
....vây giăng"


Bên cạnh cá ung dung, sảng khoái của người dân chài, ta vẫn cảm nhận được nỗi vất vả
của họ. Họ phải vượt bao dặm biển trong trời đêm, rồi phải "dò bụng biển", tìm ra bãi cá,
"dàn đan thế trận" để bủa lưới bắt cá. Lúc này, mỗi thủy thủ là 1 chiến sĩ, 1 chiến sĩ trên
biển và con thuyền, mái chèo, lưới, các ngư cụ khác chính là vũ khí của họ. Huy Cận phải
có sự am hiểu sâu sắc về nghề chài lưới này và lòng thông cảm vói người lao động mới
vẽ đc bức tranh vừa hiện thực, sinh động mà lãng mạn ấy.
Bức tranh lao động đc tô điẻm bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với
biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:

"Cá nhụ,...
...vàng choé"
Bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng của nhà thơ dẫn ta vào một cõi huyền ảo của biển
trời với bao nhiêu loài cá mang màu sắc lung linh kì ảo dưới ánh trăng. Nghệ thuật liệt kê
và điệp từ "cá" như khắc họa rõ từng đừong nét, góp phần làm biển trở nên thơ mộng vô
cùng. Cách diễn tả như vậy giúp ta cảm nhận đc cái giàu đẹp của biển, vì tất cả ánh sáng,
màu sắc đều là của cá và do cá tạo nên. Con cá song là 1 nét vẽ tài hoa. Vẩy đen, hồng,
lấp lánh trên biển như nước lân tinh chan hòa trong ánh trăng "vàng choé". Cái đuôi cá
quẫy đc so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối màu sắc tài tình làm cho vần
thơ đẹp như 1 bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội.....
cảnh đẹp ko chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh. Nhìn bầy cá bơi lượn, nhà thơ
lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"
Đêm như đc nhân hóa như một sinh vật của đại dương: nó "thở". Nhịp thjở của đêm là
tiếng sóng vỗ rì rào, cao thấp. Sao phản chiếu lấp lánh trên từng đợt sóng "lùa", mặt nước
càng làm tiếng thở có vẻ kỳ ảo. Nó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Lao
động trong 1 khung cảnh nên tho7 như vậy quả là thú vị
Cùng với chất lãng mạn, bay bổng, người dân chài cất lời hát tả lại công việc lao động
với niềm tự tin và yêu đời mãnh liệt:
"Ta hát bài ca...
....trăng cao"
Bài hát căng buồm đưa đoànm thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến
lao động cực nhọc thành niềm vui. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng
của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây ko fải là con người
mà áhn trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ vào mạn thuyền thành hình ảnh "nhịp
trăn" gõ thuyền. Hiện thực đc trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất
thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc wan, ông
như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.
Từ đó, cảm xúc dâng trào, ko thể ko cất lên têíng hát ca ngợi biển:
"Biển cho ta cá...

...thưở nào"


Biển giàu, biển đẹp, biển đem hạnh phúc đến cho con người. Biển hào phóng cho con
người nhiều tôm cá, muối, hải sản... Biển như lòng mẹ đã nuôi sống dân ta từ bao đời
nay. Giọng thơ tự nhiên, tha thiết, chân thành có âm hưởng ca dao. Hình ảnh so sánh
"như lòng mẹ" quen thuộc, có sức truỳen cảm mãnh liệt, thể hiện tình yêu biển, yêu đời
cahn chứa của những con người gắn bó với biển từ bao đời, bao thế hệ.
bóng đêm đang dần tàn, một đêm trôi wa thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng,
hăng say. Trên bầu trời, sao đã thưa và mờ. Ngày đang đến, nhịp độ lao động ngày càng
khẩn trương, Cảnh kéo lưới đc miêu tả đầy ấn tượng.
"Sao mờ kéo lưới....
....chùm cá nặng"
Nhịp thơ 2-2-3 phù hợp với nhịp lao động khẩn trương. Hình ảnh "kéo xoăn tay" miêu tả
dáng nười dân chài choãi chân, nghiêng mình trụ vững, dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh
tay cuồn cuộn trông mới đẹp làm sao! Trong cái "chùm cá nặng" như có sức ẩn chứa bao
niềm vui tươi, sung sướng của người ngư dân trc thành wả mà họ đã tốn bao công sức
mới thu hoạch đc.
Lưới kéo lên, những tia nắng sớn chiếu trên khoang cá đầy làm lấp lánh màu sắc. Khoang
thuyền đầy ắp cá. Màu của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá 'lóe rạng đông". Nghệ thuật
dùng từ của tác giả tậht điêu luyện. Sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh bình minh
đều đc miêu tả tuyệt đẹp .
"Vẫy bạc đuôi vàng lóe rạng đông"
Câu thơ có màu sắc rực rỡ, nó mang lại thi vị, vẻ hấp dẫn riêng cho việc kéo lưới bình
thường.Câu thơ cưói nhịp thơ gọn, dứt khoát:
"Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"
Lời thơ giản dị biểu hiện niềm thư thái của con người: lưới xếp nghỉ, kéo buồm lên, trở
về trong buổi bình minh. "Nắng hồng" ko những khắc họa đc vẻ đẹp tươi sáng của bầu
trời mà còn thể hiện đc lòng êu đời, yêu thiên nhiên. Màu hồng của 1 gnày mới, một cuộc
đời mới đang chào đón mọi người.

"Câu hát căng buồm...
...muôn dặm phơi"
Bài thơ kết thúc bằng 1 hình ảnh đẹp của 1 ngày mới, khi đoàn thuyền trở về với cá đầy
ắp:mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi( cái này là sao thì em wên gòy) độ nhiệt tình, yêu
lao động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh "mặt trời xuốngà "mặt trời đôi biển" nhô lên giữa
những sóng nước mênh mông.Không khí lao động cực kỳ phấn khởi bởi niềm vui chiến
thắng, với thái độ nhiệt tình, yêu lao động khép lại bài thơ và tểh hiện một tương lai tươi
sáng hơn trong công cuôc xây dựng đất nước.
"ĐTĐC" là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bằng bút pháp lãng mạn, nhịp thơ
khỏe với trí tưởng tượng mới mẻ, độc đáo, HC đã ca ngợi sự giàu đẹp của biển quê
hương, và đặc biệt là hình ảnh người lao động đc miêu tả với nhiều vẻ đẹp: sự sảng khoái
của người làm chủ đất nước, nhiệt tình lao động với tất cả tình yêu biển, yêu nghề. Vì
vậy, đọc bài thơ ta càng thêm yêu đất nc và con người lao động VN:51:
Copyright 2008


Mở rộng: bài thơ lặp lại 4 lần chữ "hát" thực chất là 1 bài ca sảng khoái, 1 tráng khúc về
lao động và về thiên nhiên đất nc giàu đẹp. Khúc ca ấy vừa hào hứng, vừa phơi phới và
khỏe khoắn, mạnh mẽ, kết hợp với sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ. Chính
vì vậy, ĐTĐC đc xem như bước khởi đầu trong cảm hứng mới về thiên nhiên đất nước và
niềm tin ở cuộc sống mới đang sôi động. Niềm tin ấy đã giúp nhà thơ có tinh thành lạc
quan và yêu đời hơn.
Bài 2 : Giá trị tu từ

PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG
BÀI THƠ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng

tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ
lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn,
với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then
cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người
đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở
bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc
trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra
hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra
biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một
khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự
quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa
ngày và đêm.
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
- Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp
nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người
dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi
của đất trời và sự làm việc của con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật
và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng


buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã
làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của
người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh
buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể
hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của
người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm
thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh

phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
“Đêm thở sao lùa nước Hạ Long" là hình ảnh nhân hóa đẹp, tiếng thở
của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng.
Những đốm sao lung linh trên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách
hùng vĩ. Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho rằng :” Nhờ câu thơ này, toàn
bộ không khí biển khơi lung linh dào dạt sống động và kỳ ảo hẳn lên”
Tóm lại có các biện pháp sau: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Từ đó phân
tích giá trị của nó trong câu thơ.
Viết về đề tài lao động thì có lẽ bài " đoàn thuyền đánh cá " là
một trong những bài được yêu thích nhất , phản ánh không khí lao động
sôi nổi của miền Bắc trong xây dựng hòa bình. Cảm hứng trữ tình được
diễn tả theo mạch cảm xúc hoàng hôn - đêm trăng - bình minh như có ý
nghĩa một thời đại huy hoàng đang mở ra trước mắt, cuộc sống cần lao
của nhân dân ta đang có sự thay đổi, hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú và
trái tim nhạy cảm , nhà thơ đã vẽ nên khung cảnh lao động tuyệt vời
trên biển.
Và nghệ thuật tu từ ở đây được bộc lộ rõ qua các câu thơ:
"mặt trời xuống biển như hòn như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
- nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng
cái thoáng rộng của thời gian và không gian của một ngày đang khép
lại , vầng mặt trời đang từ từ lặn xuống ,những tia nắng nắng chói
chang dường như đang biến mất dần, đủ để cho ngôi nhà vũ trụ khi
màn đêm buông xuốngkhông còn lạnh lẽo và tối tăm, sự tuần hoàn đều


đặn của thiên nhiên được miêu tả tài tình và rõ rệt bằng hai từ " xuống
biển', -> cảnh trở nên hùng vĩ, lộng lẫy
- còn màn đêm khi buông xuống như cánh cửa và những lượn sóng là

chiếc then cài. ==>hình ảnh nhân hóa, so sánh và liên tưởng
>>đưa hình ảnh thiên nhiên gần gũi với con người và thiên nhiên rộng
lớn cũng không còn đối lập, tất cả như mang lại một cái gì đó gần gũi ,
thân thiết, vũ trụ bao la là ngôi nhà lớn của con người
" đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
câu hát căng buồm với gió khơi'
- nghệ thuật dùng từ "lại"
biện pháp tu từ ẩn dụ " câu hát căng buồm"
+ ở đây có sự tương phản khi vũ trụ nghỉ ngơi thì cũng là lúc hoạt động
đánh bắt cá của người dân hoạt động, từ " lại "trong câu nhấn mạnh
đoàn thuyền đánh thức biển đêm, và đây không phải là lần đầu tiên mà
là những hoạt động thường xuyên của người đánh cá trên biển
+ "câu hát căng buồm": hình ảnh thơ mộng , khỏe khoắn và đầy lãng
mạng, câu hát hòa cùng tiếng gió thổi căng buồm, đó là tiếng hát của
người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển
cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản
- tiếng hát, gió khơi, buồm căng là 3 chi tiết nghệ thuật mang tính
tượng trưng cho một tinh thần phấn khởi, hăng say và một khí thế ra
khơi luôn tràn đầy.
- khổ thơ tiếp theo cũng có sử dụng nghệ thuật tu từ ẩn dụ
"hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đàn cá ơi"
+ chuyện làm ăn có nhiều may rủi, ra khơi đánh cá học mong muốn có
một chuyến ra khơi thắng lợi, biển lặng sóng êm và đánh bắt được
nhiều. Niềm mong ước ấy được phản ánh qua tấm lòng hồn hậu của
ngư dân trải qua nhiều nắng ,gió, bão tố trên biển Hình ảnh : "cá bạc"
đoàn thoi" dệt biển"," luồng sáng", "dệt lưới"... hình ảnh so sánh ẩn dụ, nhân hóa...



BẾP LỬA:

HÌNH ẢNH BẾP LỬA TRONG BÀI THƠ BẾP
LỬA
BẰNG VIỆT
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều
điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt,
kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa
nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thậtấy đc tác giảlàm sống dậy
trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh
sống và học tập xa đất nc.
Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với
những kỷ niệm trong wá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ
nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình
đối với người bà thân yêu.
Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngn6 từ bị cuốn theo
dòng hoài niệm. Một thờ wá khứ đc tái hiện lại trong tâm tưởng với
những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện
về. Theo diễn biến tâm tư của ngân vật người cháu, chúng ta cảm nhận
thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lủa trong bài thơ: lửa
của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành ; bếp lửa
của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.
Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh
lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bêp lửa gắn chặt
với hinh ảnh người bà, bếp lửa của 1 thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó
phai.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Chàu thương bà biết mấy nắng mưa"

Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu
cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn


lửa ko định hìnhm khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh
mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng
những z đã wa, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp
iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợil ên
cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa.
Điệp ngữ "một bếp lửa" đc lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng
nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành
hình tương xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê
hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu
thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là
chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh
lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" ko chỉ để nói đến
nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc
đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!
Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả
sống lại với những năm tháng ấu thơ.
"Lên 4 tuổi....
...còn cay !"
Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn
thừong sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn
của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe
khô rạc ngưạ gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong
sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất v gián tiếp tác giả bộc
lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại" khói hun nhèm", có thể nói
nhà thơ đã chọn đc mội chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực
cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng,

xót xa, thương mến. "Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta
nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ.
Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ
BV có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật.
giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên,
thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình
ảnh hiện thưc, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.


Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên
những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến
tranh.
"Tám năm ròng....
...trên những cánh đồng xa."
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong
1 câu chuệyn cỏ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân
vật cụ thể. Nếu tròng hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tươbg đậm nét
nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác
là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc
gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẽ
chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú,
một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, BV wả là có 1 tâm hồn gắn bó
sâu nặng với quê hương.
Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" đc lặp lại nhiều lần cùng
với cấu trúc "bà-cháu" són đôi gợi sắc đêịu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó,
ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc laòi chim tu hú vô tình
chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà ko đến san sẻ với bà. Cách nói này
đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu
hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nõi nhớ
của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau

những câu chữ ấy là tình cảm thưong yêu, xót xa của nhà thơ trc nỗi cô
đơn và sự vất vả của bà.
Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong
những năm kháng chiến.
"Năm giặc ...
.... bình yên!".
Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực
của bà vẫn bền cững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu, mênh mông. Lời
người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. "Bố ở
chiến khu bố còn việc bố - Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ ." Gian
khổ, thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa đc


yên lòng. Tấm lòng người bà thương con thương cháu ân cần, chu đáo
biết bao.
"Rồi sớm rồi chiều....
...dai dẳng."
Trong những câu của khổ thơ này, hình ảnh "bếp lửa" đã chuyển
thành "ngọn lửa" trong ý nghĩ tượng trưng, khái quát. "Bếp lửa" với
những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở
thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống mãnh liệt con
người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng,
bền bỉ tỏa sáng, trường tồn.
Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã
chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã
trường thành đối với người bà trong hiện tại.
"Lận đận ....
....bếp lửa!"
Chiến tranh đã đi wa, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã
đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen "thói quen dậy sớm", bếp lửa của

bà vẫn "ấp iu nồng đượm" nhuw ngày nào. Điệp từ nhóm đc nhắn lại 4
lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và
nhất là tình nghĩa của bà. Nếu trc đây, đó là ngọn lửa nồng đươm nhóm
niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì
bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác
nữa. "Nhóm mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê
hương. Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi
đắp cho đứa cháu về tâm hồn bếp lửa ấp iu nồng đượm" ấy là bếp lửa
có thật, có ánh sáng và hơi ấm. "Nhóm niềm yêu thương" có nghĩa là
bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. "Nhóm nồi xôi
gạo mới sẻ chung vui" hay cũng chính là bà và cách sống. Âm đệiu
trong đạon thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây
chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ?
Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cam nhớ thương
nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và
cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn BV. Câu thơ chỉ có 8 chữ
mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp
lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy


nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng
ngôn từ.
Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn
nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với
người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình.
"Giờ cháu đã ....
....bếp lửa lên chưa?..."
Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng
tay ngừoi bà. Đaứ cháu ấy đã đc mở rộng tầm mắt để nhìn thấy "khói
trăm tàu" , "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả". Cuộc sống đầy đủ vật

chất hơn, nhưng vẫn ko nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm
ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép
lại bài thơ thật khéo, tậht hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc
(tui chưa bị ám:33 . Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình
phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành
chỗ dựa tinh thân của đứa cháu ở phưong xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da
diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh
rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc.
"Bếp lủa ấp iu nồng đượm" đã trở thành biểu tượng của tấm lòng
người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa
bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến
như vậy. Người bà trong "Bếp lửa" đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói
khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước,
đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và
hy vọng... Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của
con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm
mãi.
Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày
tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã
có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông
đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm
tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm.
Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác
phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia


đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn
lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của
một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều

thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con
người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có
riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng
bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong
tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng
ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
Bài 2:

PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG BẾP LỬA
TRONG BÀI THƠ BẾP LỬA
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những
kỉ niệm và ước mơ của tuổi thơ. Chính vì thế, thơ ông luôn gần gũi với
bạn đọc trẻ, nhất là học sinh sinh viên. “Bếp lửa” sáng tác năm 1963,
khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với
thơ. Thành công của bài thơ là sáng tạo ra hình ảnh bếp lửa vừa tả thực,
vừa mang ý nghĩa biểu tượng
Hình tượng bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ, giúp ông
sáng tác ra tác phẩm đầu tay của mình. Bài thơ trước hết là 1 dòng kí
ức đẹp của Bằng Việt về tuổi thơ một đi không trở lại. Hồi ước đó ở
sâu trong tiềm thức của nhà thơ. Ở nơi xa, nhớ về quê hương, hình ảnh
bếp lửa và người bà hiển hiện tỏa sáng kì lạ trở thành một điểm đi về
trong nỗi nhớ của nhà thơ. Bếp lửa chính là cội nguồn cảm xúc của nhà
thơ.
Nghĩa tả thực được thể hiện rõ nét trong bài thơ. Trước hết, hình
ảnh bếp lửa củi rơm được tác giả miêu tả rất chân thực như vốn có
ngoài đời trong cuộc sống ở nông thôn Việt Nam nhiều năm về trước:


“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm …”
“…….. khói hun nhèm mắt cháu”
Tác giả đã hướng mọi giác quan để quay về sống lại kỉ niệm.
Trong hình ảnh “bếp lửa” luôn gắn với hình ảnh người bà. Trong bài có
tới 10 lần tác giả nói về bếp lửa. Hiển hiện cùng với bếp lửa là hình ảnh
người bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thủa tần tảo, nhẫn nại và đầy
yêu thương, giàu đức hi sinh. Vì thế, ngoài nghĩa tả thực, bếp lửa còn là
hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa tượng trưng
Ý nghĩa tượng trưng của bài thơ được thể hiện rất rõ là tình bà ấm
nóng và hình ảnh quê hương đất nước. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa
cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương dành cho con
cháu và mọi người. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là
người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ
nối tiếp. Bếp lửa là biểu tượng của tình yêu thương, sức sống và niềm
tin. Nó có sức tỏa sáng mãnh liệt để nâng bước ta trên con đường đi tới
tương lai. Ngoài ra, ý nghĩa tượng trưng của bài thơ còn là hình ảnh quê
hương đất nước trong lòng người đi xa, hướng con người ta trở về với
côi nguồn. Đó là 1 đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam mà chính nhà
thơ đã được bà nuôi dưỡng từ thủa ấu thơ.
Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày
tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. Bằng
Việt đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính
trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng
điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm và giàu sức liên tưởng,
suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà Bằng Việt gửi đến cho
người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy
chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi
dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một
thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều

thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con
người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có
riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng
bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong


tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà thực như vốn
có ngoài đời trong cuộc sống ở nông thôn Việt Nam nhiều năm về
trước:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm …”
“…….. khói hun nhèm mắt cháu”
Tác giả đã hướng mọi giác quan để quay về sống lại kỉ niệm.
Trong hình ảnh “bếp lửa” luôn gắn với hình ảnh người bà. Trong bài có
tới 10 lần tác giả nói về bếp lửa. Hiển hiện cùng với bếp lửa là hình ảnh
người bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thủa tần tảo, nhẫn nại và đầy
yêu thương, giàu đức hi sinh. Vì thế, ngoài nghĩa tả thực, bếp lửa còn là
hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa tượng trưng
Ý nghĩa tượng trưng của bài thơ được thể hiện rất rõ là tình bà ấm nóng
và hình ảnh quê hương đất nước. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng
là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương dành cho con cháu và
mọi người. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người
truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Bếp lửa là biểu tượng của tình yêu thương, sức sống và niềm tin. Nó có
sức tỏa sáng mãnh liệt để nâng bước ta trên con đường đi tới tương lai.
Ngoài ra, ý nghĩa tượng trưng của bài thơ còn là hình ảnh quê hương
đất nước trong lòng người đi



×